Montag, 21. Januar 2019

"Càng im lặng


 Kế thừa VNCH" là đúng để mà có chính danh đòi lại chủ quyền HS- TS do Thế giới công nhận là của Việt Nam chứ không phải của Trung Quốc. Mà muốn như vậy là phải từ bỏ độc tài đảng trị và đưa ra sự việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm HS 1974 và TS 1988 của Việt Nam ra trước tòa án Quốc tế, không biết nhà cầm quyền Việt Nam hiện giờ có dám khép lại quá khứ thù hận đã áp đặt lên con người dân Việt nam từ bấy lâu nay hay không.? Nếu dám là nước Việt Nam còn có những người chính trực dám từ bỏ quyền lực của mình để mà thay đổi cho một lá cờ mới thật sự "Tự do Dân chủ Đa nguyên xã hội trị". Chứ không phải là để tâng bốc một ông lãnh tụ Độc tài mới khác được. Một Kỷ nguyên mới là một Quốc gia Việt Nam mới với một ngọn cờ "Tự do Dân chủ Đa nguyên mới" để tránh sự xâu xé tranh giành thế lực trong thế giới của độc tài.
KN
Bây giờ, nước đến chân, qua các vụ chèn ép của Trung quốc, mọi người thấy đề nghị « kế thừa VNCH » là đúng.
Những nỗ lực vinh danh các chiến sĩ VNCH hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa nhằm tạo thế « kế thừa VNCH » đều đáng khen, nhưng chưa đủ. Bởi vì VN hôm nay còn phải đoạn tuyệt với di sản của VNDCCH. Việc này chỉ có thể thực hiện bằng cách thức « hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ ».
Từ lâu tôi cũng nói rằng việc tranh đấu khẳng định chủ quyền biển đảo cũng là tranh đấu dân chủ hóa chế độ. Tôi xem rằng những người ý thức được việc cần thiết « kế thừa VNCH » như những kẻ « tri âm ». Thật vui mừng biết bao nhiêu ! Tìm được một người hiểu được mình không dễ.
Hy vọng kỹ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa mọi người cùng suy nghĩ thêm. Công cuộc giữ nước, giữ vẹn toàn bờ cõi, biển đảo cũng là công cuộc tranh đấu dân chủ hóa chế độ.
Nhân 40 năm ngày Việt Nam mất Hoàng Sa : Thử xét ảnh hưởng việc mất Hoàng Sa trong vấn đề phân định hải phận ngoài cửa vịnh Bắc Việt.
Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa chỉ mới được nhà cầm quyền CSVN thực sự quan tâm khi hai bên Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu bước vào đàm phán để phân định biên giới biển khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Việt.
Ranh giới hai nước Việt-Trung trong vịnh Bắc Việt được phân định theo Hiệp ước ký kết ngày 30 tháng 12 năm 2000. Các thuơng thuyết để phân định vùng cửa vịnh có lẽ bắt đầu từ những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba. Yếu tố quan trọng nhất trong việc phân chia vùng cửa vịnh Bắc Việt, giữa bờ biển miền Trung Việt Nam và bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc, là hiệu lực các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Lập trường của TQ từ nhiều thập niên nay là không nhìn nhận hiện hữu một tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. TQ đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý từ ngày 17-1-1974.
Theo tinh thần Luật quốc tế về Biển hiện nay, nền tảng của việc phân định biển là sự công bằng. Theo các Công ước về Biển năm 1958, đường ranh giới trên biển là đường trung tuyến phân chia hai bờ của hai quốc gia đối diện. Sau này, các trường hợp do hình thái địa lý bờ biển lồi lõm, việc phân chia theo đường trung tuyến có thể đem lại bất lợi cho một bên. Do vậy qui ước về đường trung tuyến điều chỉnh được nhìn nhận, sao cho việc phân định có được hai vùng biển tương đồng diện tích.
Luật Biển Quốc tế 1982, điều 121, nhìn nhận hiệu lực của một đảo về lãnh hải (12 hải lý), hải phận kinh tế độc quyền (ZEE, 200 hải lý), tương tự như hiệu lực lãnh thổ trên lục địa, ngoại trừ các đảo đá không thể tạo điều kiện cho người sinh sống và không có nền kinh tế tự tại.
Một số các đảo thuộc HS và TS hội đủ kiều kiện « đảo » của Luật Quốc tế về Biển 1982.
Giá trị thật sự của các đảo Hoàng Sa (và Trường Sa) như thế không phải là lãnh thổ, mà là vùng biển kinh tế độc quyền và thềm lục địa (dĩ nhiên bao gồm tài nguyên trong cột nước như tôm cá, hải sản, và các mỏ dầu khí dưới thềm lục địa).
Như thế, tầm quan trọng của việc phân định vùng cửa vịnh Bắc Việt là hàng trăm ngàn cây số vuông biển và thềm lục địa do hiệu lực có thể có của các đảo Hoàng Sa (hàng triệu km² nếu tính hiệu lực cái gọi là quần đảo Trung Sa và đá Hoàng Nham theo yêu sách của Trung Quốc). Vùng thềm lục địa và biển khổng lồ này sẽ phải phân chia như thế nào ?
Gần 15 năm thuơng thuyết chưa thấy nhà nước VN công bố một chi tiết nào về tiến trình đàm phán. Nếu không lầm thì vấn đề « càng để lâu càng khó » (sic !) .
Trên thực tế những năm qua, ngư dân Việt Nam trong vùng biển này thường xuyên bị tàu hải giám TQ đuổi bắt, tịch thu tàu bè, phá hoại dụng cụ hành nghề, bắt đóng tiền phạt… Ngoài ra còn các động thái khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của phía TQ, như cho phép khai thác dầu khí, cho thuyền bè ngư dân đánh bắt, cho đấu thầu các lô khai thác dầu khí… tại các vùng biển và thềm lục địa mà phía VN cho là của mình, hay thuộc những vùng tranh chấp.
Phía Trung Quốc đơn phương vạch rõ đâu là giới hạn biển thuộc thẩm quyền của nước mình. Giới hạn này lần hồi hiện rõ nét : đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa với bờ biển của Việt Nam.
Điều cần nói thêm, phía Trung Quốc, ngoài chủ trương các đảo Hoàng Sa có đầy đủ hiệu lực « đảo » theo qui định điều 121 của Luật Biển 1982, còn có quan điểm về đường chữ U 9 đoạn. Ở khu vực cửa vịnh Bắc Việt, ranh giới của đường chữ U gần như trùng hợp với đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa (tính từ đảo Tri Tôn, đảo ở phía cực tây Hoàng Sa), với bờ biển Việt Nam.
Phía Việt Nam thì không nhất quán về quan điểm chủ quyền lãnh thổ cũng như hiệu lực biển của các vùng lãnh thổ trên biển. Theo thời gian, lập trường của Việt Nam thay đổi theo từng trường hợp.
Về chủ quyền, qua những tài liệu lịch sử và pháp lý của nhà nước tiền nhiệm VN Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Việt Nam đã (mặc nhiên) nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa liên tục trong hai thập niên, từ năm 1958 cho đến năm 1978. Chỉ đến năm 1979, bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam mới ra tuyên bố gồm 6 điểm nhằm giải thích lại các dữ kiện lịch sử và pháp lý này. Điểm 1 Tuyên bố khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm 2 phủ nhận nội dung Công hàm 1958 theo cách diễn giải của Trung Quốc. Tuyên bố cho rằng Việt Nam chỉ nhìn nhận hiệu lực 12 hải lý lãnh hải chứ không nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm 6 tố cáo TQ « chiếm Hoàng Sa bất hợp pháp bằng quân sự ».
Về hiệu lực các đảo, theo Tuyên bố của Việt Nam trong thập niên 80 thì các đảo của VN có hiệu lực như trên đất liền, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, lập trường này thay đổi, nếu xét đến trường hợp Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, các đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ có hiệu lực không đáng kể.
Việc thay đổi lập trường của Việt Nam, qua việc giảm thiểu tối đa hiệu lực các đảo, có mục đích (mặc định) nhằm hạn chế hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Việt Nam thu hẹp hiệu lực các đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ trong vịnh Bắc Việt với hy vọng được Trung Quốc đáp ứng lại, sẽ phân định vùng cửa vịnh Bắc Việt bằng đường trung tuyến ở giữa đảo Hải Nam và bờ biển của Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với nội dung công hàm 1958 công nhận lãnh hải 12 hải lý (ở các đảo Hoàng Sa). Lý do là Trung Quốc hiện kiểm soát Hoàng Sa và nước này có đầy đủ chứng cớ chứng minh các đảo này thuộc chủ quyền của họ.
Việc này không dễ dàng được sự đồng thuận của Trung Quốc.
Bởi vì Trung Quốc, một cường quốc đang lên, đang củng cố thế mạnh để mặc cả với Hoa Kỳ để phân chia các vùng ảnh hưởng ở Châu Á cũng như trên thế giới. Trung Quốc không gặp một trở ngại nào đáng kể khi tuyên bố vùng biển tại Hoàng Sa, từ Hoa Kỳ, Nhật, hoặc các nước ASEAN. Một bài nhận định mới đây của học giả Carlyle Thayer cho ta thấy thực tế này. Theo học giả, quyết định ban bố « luật quản lý biển » của Trung Quốc về hải phận tỉnh Hải Nam và các đảo Hoàng Sa là « hợp pháp ».
Tức là, ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng cửa vịnh Bắc Việt sẽ là đường trung tuyến giữa đảo Tri Tôn (thuộc hoàng Sa) và bờ biển Việt Nam. Điều này nếu xảy ra sẽ khiến cho VN thiệt hại vài trăm ngàn cây số vuông biển và thềm lục địa.
Đã từ rất lâu, hàng chục năm trước, người viết đã thấy việc này và báo động rằng trọng tâm việc phân định hải phận ở biển Đông là chủ quyền các đảo chứ không phải là hiệu lực các đảo.
Đến hôm nay mọi người phải nhìn nhận điều này đúng. Việt Nam không thể yêu cầu Trung Quốc giảm yêu sách về hiệu lực các đảo Hoàng Sa (như VN đã thể hiện tại các đảo Bạch Long Vĩ và cồn Cỏ) vì chính Việt Nam cũng đã từng chủ trương các đảo Hoàng Sa có hiệu lực như vậy. Anh không thể cấm người khác làm cái việc mà anh đang làm. Điều quan trọng khác, yêu sách này không trái với Luật Quốc tế về Biển 1982. Mặt khác, Trung Quốc còn có chủ trương đường chữ U 9 đoạn, là vùng « biển lịch sử ». Ý nghĩa biển lịch sử của Trung Quốc có nhiều người bàn đến. Muốn hóa giải hiệu lực của vùng « biển lịch sử » này, VN không cách nào hữu hiệu bằng việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển. Hiệu lực của các đảo sẽ hóa giải yêu sách của Trung Quốc qua bản đồ chữ U 9 đoạn.
Như thế, chìa khóa để hóa giải mọi yêu sách của Trung Quốc, VN phải khẳng định chủ quyền các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.
Phía Việt Nam tin tưởng vào các học giả của mình, lập luận rằng « người ta không thể cho cái mà người ta không có thẩm quyền » để phủ nhận hiệu lực công hàm 1958 nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Nhiều người cố gắng chứng minh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai « quốc gia ». Lại còn lên tiếng yêu cầu nhà nước VN hôm nay cần phải « nhìn nhận » Việt Nam Cộng Hòa « đã từng là một quốc gia ».
Mục đích của các « học giả » này là muốn hóa giải hiệu lực công hàm 1958. Hoàng Sa do quốc gia VNCH quản lý, thì tuyên bố của VNDCCH đâu có ăn nhập gì ?
Nhưng nếu xem VNCH và VNDCCH là hai « quốc gia » thì vấn đề tranh chấp Hoàng Sa xem như khóa sổ. Trên thực tế Trung Quốc chiếm HS từ tay « quốc gia » VNCH. Việc này được sự đồng thuận của quốc gia VNDCCH. Hai « quốc gia » VNCH và VNDCCH là hai « quốc gia » độc lập, có chủ quyền. Trung quốc chiếm Hoàng Sa là chiếm của « quốc gia » Việt Nam Cộng Hòa. « Quốc gia » Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là bên thứ ba, không có quan hệ gì đến « Hoàng Sa ».
Nhưng may mắn là trên thực tế và theo pháp lý, VNDCCH và VNCH là hai vùng lãnh thổ thuộc về một quốc gia duy nhất chứ không phải là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Các học giả khác cho rằng nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thụ đắc danh nghĩa chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là « kế thừa » Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Vấn đề là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã kế thừa Hoàng Sa và Trường Sa bằng thể thức nào ?
Mọi người quên mất một điều quan trọng là Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm từ tay VNCH năm 1974. Bỏ qua chuyện kế thừa Trường Sa qua một bên. CHMNVN kế thừa Hoàng Sa từ VNCH bằng cách nào ? Làm sao kế thừa một vật đã không còn nữa ?
Có học giả thì cho rằng tuyên bố của CPCMLT CHMNVN năm 1974 khi TQ xâm lăng Hoàng Sa là đủ lý lẽ để khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa. Nên biết là Tuyên bố này không hề nói đến chủ quyền của VN tại Hoàng Sa mà chỉ nói các tranh chấp lãnh thổ nên giải quyết bằng thương lượng hòa bình.
Một điều cũng rất quan trọng khác, các học giả VN thường quên, là nhà nước CHXHCNVN là nhà nước tiếp nối nhà nước VNDCCH đồng thời kế thừa CPCMLT CHMNVN. Mọi người đã nói (một cách không ổn) rằng VN kế thừa CHMNVN. Nhưng họ lại quên đi CHXHCNVN cũng kế thừa VNDCCH. Một nhà nước không thể cùng lúc kế thừa hai lập trường đối nghịch : Hoàng Sa thuộc Trung quốc (lập trường VNDCCH) và Hoàng Sa thuộc Việt Nam (lập trường VNCH).
Lý lẽ học giả Việt Nam chỉ nhằm che dấu một sự thật về tình trạng pháp lý và lịch sử, hy vọng làm « nhẹ tội » cho lãnh đạo CSVN qua công hàm 1958, hay những động thái nhìn nhận chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa trong quá khứ. Các sản phẩm nghiên cứu của họ phần lớn bóp méo lịch sử, diễn giải sai các dữ kiện pháp lý trong các văn bản quốc tế.
Như thế làm sao thuyết phục ?
Điều đến phải đến, phía Trung Quốc vừa có sức mạnh cứng quân sự, vừa có sức mạnh mềm kinh tế, lại được thế mạnh pháp lý, do đó ngày càng lấn tới.
Tuyên bố của họ về vùng biển Hoàng Sa, theo dư luận quốc tế, là « hợp pháp ».
Hôm nay mọi người đều thấy kế thừa Việt Nam Cộng Hòa là điều cần thiết, mặc dầu chỉ để có danh nghĩa lý thuyết « de jure » chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Chỉ có vậy mới có thể cứu vãn hàng trăm ngàn km² biển và thềm lục địa của việt Nam không bị mất cho Trung Quốc.
Sau cuộc chiến Hoàng Sa 40 năm, nhà cầm quyền CSVN mới bắt đầu cho phép một số báo chí tường thuật lại trận chiến giữ nước bi hùng của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa nhằm chống lại một kẻ thù xâm lăng có lực lượng mạnh hơn nhiều lần là Trung Cộng. Một vài nhân sĩ đáng kính tổ chức các buổi lễ tưởng niệm. Có người hô hào quyên góp để giúp đỡ các quả phụ của các chiến sĩ đã hy sinh. Tất cả các việc làm này đều đáng được trân trọng và hưởng ứng.
Một số người khác « viết thư gởi Liên Hiệp Quốc » mục đích yêu cầu Trung quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa án quốc tế. Tôi cho rằng đây là việc phiêu lưu. Trong tình trạng hiện nay, nếu vấn đề đưa ra tòa án quốc tế, VN không nhiều hy vọng thắng kiện. Mà thua kiện là không chỉ mất Hoàng Sa mà còn mất Trường Sa. Có nghĩa là hiến trọn biển Đông cho Trung Quốc. Điều may là lá thư này không có hy vọng đến LHQ và các định chế trực thuộc vì vấn đề thủ tục.
Tất cả các động thái này nhằm chứng minh việc kế thừa Hoàng Sa.
Đã trễ 40 năm nhưng không là quá trễ.
Cách đây khá lâu, khoảng 10 năm chi đó, người viết có đề nghị một phương pháp khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa bằng phương pháp kế thừa VNCH thông qua một bộ luật hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ.
Trong và ngoài nước, không một ai hưởng ứng.
Bây giờ, nước đến chân, qua các vụ chèn ép của Trung quốc, mọi người thấy đề nghị « kế thừa VNCH » là đúng.
Những nỗ lực vinh danh các chiến sĩ VNCH hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa nhằm tạo thế « kế thừa VNCH » đều đáng khen, nhưng chưa đủ. Bởi vì VN hôm nay còn phải đoạn tuyệt với di sản của VNDCCH. Việc này chỉ có thể thực hiện bằng cách thức « hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ ».
Từ lâu tôi cũng nói rằng việc tranh đấu khẳng định chủ quyền biển đảo cũng là tranh đấu dân chủ hóa chế độ. Tôi xem rằng những người ý thức được việc cần thiết « kế thừa VNCH » như những kẻ « tri âm ». Thật vui mừng biết bao nhiêu ! Tìm được một người hiểu được mình không dễ.
Hy vọng kỹ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa mọi người cùng suy nghĩ thêm. Công cuộc giữ nước, giữ vẹn toàn bờ cõi, biển đảo cũng là công cuộc tranh đấu dân chủ hóa chế độ.

Publié par Nhan Tuan Truong
Tôi cũng là một trong những người đấu tranh tiếng nói cho một Việt Nam có sự "Tự do, Dân chủ, đa đảng phái" cho một xã hội công bằng, của mọi sự bình quyền, của công dân được quyền tham gia trên tất cả mọi lãnh vực của Xã hội. Tôi cũng đã sống và trãi qua nhựng thời kỳ đen tối của sự độc tài trị miền Nam. Nhưng những người miền Nam, họ không có chấp nhận cúi đầu của sự độc tài trị; và sẵn sàng bảo vệ lãnh hãi của nước Việt nam không cho giặc Tàu xâm chiếm. Như thế hệ của độc tài trị cờ đỏ ngày nay, không cho người dân trong nước được quyền tiếng nói Tự do, Dân chủ công bằng xã hội chính kiến của mình. Cũng ngay như thế hệ cờ đỏ nước ngoài dám đi biểu tình chống giặc Tàu xâm chiếm biển đảo. Nhưng không dám biểu tình tiếng nói của mình ngay trước cổng tòa Đại sứ hay Lãnh sự quán VN tại nước ngoài. Vì sự độc tài trị của cờ đỏ mà chúng ta mất tất cả biển đảo, đất liền biên giới. Cũng như sự phá hoại tàn phá môi trường sinh sống của đất nước do giặc cờ đỏ rước vào.
KN

"Càng im lặng
Càng nghe rỏ"
Tiếng gió gọi...
Tiếng lá reo...
Tiếng nước chảy...
Trong huyết quản...
Tiếng nước ta...
Chung giòng máu...
Con nước Việt...
Đòi tự chủ...
Thoát độc tài...
Bán dân tộc...
Cho Bắc phương...
Mang bành trướng...
Xuống Việt Nam


KN

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen