Việt Nam
Bạn có bao giờ tự hỏi và suy nghĩ hai chữ, tại sao trong Chính quyền Độc tài luôn xữ dụng chữ mâp mờ... "Độc lập, Tự chủ" hay không?
Độc lập - Một quốc gia độc lập là một Quốc gia bình quyền dân chủ tự do đa đảng phái, chứ không thuộc một thể chế nào.
Tự chủ - Một Quốc gia tự chủ là quyền của mỗi công dân, được công nhận nói lên chính kiến của mình ."Tự do ngôn luận v.v..."
Độc lập Tự chủ...
Mồm luôn hô hào dân chủ
Tay giơ bóp cổ nhân quyền công dân
Chủ quyền đất nước không lo
Chỉ lo đàn áp công dân nước mình
Độc lập thể chế độc tài
lừa dân gian dối cho mình vinh hoa
Tham ô xách nhiễu đầy đường
Mua quan bám chức làm đường tiến thân
Tự chủ tiếng nói đảng ta
Độc quyền ăn nói cho vừa Bắc Kinh
Tự do ngôn luận bẻ cong
Độc quyền tự chủ đổ thừa nhân dân
Khác gì thùng rổng kếu to
Độc lập tự chủ cho người Trung Hoa
KN
Có một khoảng thời gian nào đó, nó sẽ cho bạn thức tỉnh,
Thời gian đó là ngay bây giờ
Mittwoch, 20. Juli 2016
Donnerstag, 14. Juli 2016
CÁI BẪY KHỔ ĐAU
CÁI BẪY KHỔ ĐAU
Cổ tích Việt Nam có kể về câu chuyện: Con lươn và con cá chép bị mắc bẫy. Chuyện kể rằng, lươn và cá chép tuy hai loài khác nhau, nhưng cùng chung sống hòa hợp, thân thiết và thương yêu nhau hết mình. Đôi bạn chân tình này đã cùng nhau chia ngọt xẻ bùi, sẵn sàng giúp nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
Một hôm, đang lúc đi tìm thức ăn, lươn phát hiện một cái rọ, bên trong có sẵn nhiều thức ăn lạ miệng, thơm ngon. Lươn bèn chui vào rọ ăn uống no say thỏa thích, lúc ấy lươn nghĩ đến bạn cá chép của mình không biết giờ này no đói thế nào, nên lươn liền về báo cho cá chép:
- Này bạn chép ơi, tôi phát hiện ra một nơi có nhiều thức ăn ngon, tôi muốn cùng chia sẻ với bạn.
Cá chép:
- Cảm ơn bạn, bây giờ tôi đã no rồi, tôi vừa mới dùng bữa xong, bạn đi một mình nhé! Cá chép từ chối.
Lươn:
- Tôi cũng đã no nê rồi, nhưng chúng mình cùng đến đó ăn thêm chút đỉnh cho vui, chứ tôi đi một mình chẳng có ý nghĩa gì. Lươn cố nài nỉ.
Do vì nể bạn, cá chép rảo bước theo lươn đến nơi cái rọ. Thì ra cái rọ ấy chính là một cái bẫy cá, chui vào thì dễ mà chui ra không được. Cá chép quan sát thấy nơi này có điều gì hơi lạ, trong lòng sinh nghi, không dám chui vào. Thấy bạn chép lưỡng lự, lươn chui vào rọ rồi bảo chép đừng sợ cứ an tâm theo tôi.
Được sự khích lệ của lươn, cá chép an tâm chui vào. Trong rọ, cả hai cùng vui vẻ rộn ràng bên những thức ăn thơm ngon, khoái khẩu trời cho.
Đến lúc ra về thì lươn nhờ thân thể nhỏ tròn, trơn trượt nên chui ra dễ dàng, còn cá chép thì hỡi ơi, không cách nào có thể thoát khỏi cái nơi oan nghiệt ấy. Cá chép hoảng loạn, vẫy vùng, than khóc, càng vẫy vùng cá chép càng bị những hom tre nhọn đâm vào thân thể, sứt vảy, trầy vây, đau đớn vô cùng. Bạn lươn bên ngoài nóng lòng chờ đợi, lên tiếng thúc giục cá chép nhanh chóng ra về.
- Tôi bị kẹt trong này rồi, không thể ra được, anh cứu tôi với… Cá chép la toáng lên.
Bên ngoài lươn cứ tưởng rằng cá chép vì gặp bữa ăn ngon nên sung sướng mà nhảy nhót đùa giỡn, trong lòng cảm thấy vui cho bạn mình mà cười mãi, cho đến nỗi hai mắt híp lại. Trong khi đó cá chép vẫy vùng than khóc đỏ ngầu cả mắt.
Câu chuyện cổ tích này, mới nghe qua ta thấy chỉ đơn thuần lý giải lý do đỏ mắt của cá chép và đôi mắt ti hí của lươn, nhưng ẩn sâu trong nội dung ấy gợi lên nhiều ý nghĩa về triết lý cuộc đời mà con người chúng ta cần phải suy tư.
Hai động cơ hoàn toàn khác nhau giữa lươn và cá chép, lươn do tốt bụng, muốn chia sẻ cái ngon, cái ngọt cho bạn mình, không ngờ tấm lòng thơm thảo đó đã đưa bạn mình vào bẫy, vĩnh viễn không có ngày ra, hoang phí cuộc đời. Cá chép thì đâu có thiếu đói gì, nhưng vì thấy bạn chân tình, nể nang, ham vui, dù bụng đã no, được sự khích lệ của bạn, từ chối không đành, nên ung dung chui vào cái bẫy.
Bất cứ cái bẫy kiểu nào, nó cũng đều có những cách thức của miếng mồi nhử. Miếng mồi thế gian, hiểu theo triết lý nhà Phật như là tài, sắc, danh, ăn uống và ngủ nghỉ hoặc là thế giới của sắc tướng… Nói chung, những quyến rũ trong cuộc đời gắn liền với chủ nghĩa tiêu thụ và thực dụng là những miếng mồi có sức hấp dẫn lôi cuốn con người.
Tuy phát xuất từ hai động cơ dẫn cá chép và lươn đến cùng một nơi, nhưng kết quả một bên vướng vào bẫy, một bên được thụ hưởng và trở về an toàn. Cá chép bị nạp mạng cho con người là nỗi khổ đau bản thân và cả họ nhà cá chép cùng phải chịu cái tai họa chung, đỏ ngầu đôi mắt. Đã vào bẫy rồi thì dù cho cá chép có khóc than vùng vẫy đến bao nhiêu cũng không thể nào trở về với đời sống thường nhật của mình.
Lúc đầu lươn tưởng cá chép vì sung sướng, hạnh phúc mà nô đùa, múa nhảy, nhưng khi nhận ra cá chép bị nạn, nỗi đau của lươn cũng bắt đầu xuất hiện, nỗi khổ niềm đau của lươn bên ngoài không khác gì cá chép trong rọ.
Trên cõi đời này cũng vậy, hoạn nạn có thể đến với ta lúc nào khó lường trước được, nỗi đau đến với mình bất cứ lúc nào, nếu tâm mình thiếu kiểm soát, dễ dãi chạy theo những cám dỗ bên ngoài. Sự khác nhau giữa người trí và người vô trí ở chỗ làm sao vượt qua dục vọng của mình.
Cạm bẫy thế gian bủa giăng khắp nơi, khắp chốn với nhiều hình thức khác nhau rất khó nhận ra, không khác gì những cái lờ bẫy cá, nó được ngụy trang, che đậy, lại có mồi nhử thơm ngon, hấp dẫn, đường vào thì dễ, mà lối ra thì lắm nỗi chông gai.
Cũng chỉ vì một thoáng ngọt bùi ngắn ngủi của thế gian mà không ít người phải chịu khổ đau dai dẳng tràn trề. Và khi đã vướng vào cạm bẫy cuộc đời thì tháo gỡ bằng cách nào? Đó là một câu hỏi hóc búa liên hệ đến nghệ thuật sống và cách thức gắn liền với những nỗ lực của nhận thức, cảm xúc, vừa thay đổi thói quen, vừa thay đổi cách sống và là mối tổng hòa của các nỗ lực khác.
“Quay đầu” là cách thức giải thoát khổ đau, tìm đến bến bờ an vui, hạnh phúc cuộc đời, là tiến trình của từ bi. Triết lý nhà Phật xác định rất rõ, khi chúng ta quay đầu thì bến bờ ở ngay trước mặt, nhưng khoảng cách từ nơi xuất phát quay đầu cho đến bến bờ an vui, hạnh phúc dài hay ngắn, mau hay chậm, thuận hay nghịch, nó lệ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của mỗi người.
Trên đời này, sự khát khao hạnh phúc, an vui của con người giống như cá chép trong lờ muốn trở về với cuộc sống bên ngoài mênh mông sóng nước. Sự quay đầu của người lầm lỡ là hướng về nơi mọi người có quyền được sống, được sinh hoạt, được đóng góp công sức cho thế giới sống của mình.
Trích cuốn QUAY ĐẦU LÀ BỜ của thầy Thích Nhật Từ (thuộc Phần 1: Quay đầu là bờ)
Giống như cái bẫy Trung Hoa và con cá Chép lượn lờ Việt Nam
Thông thường trong chế độ độc tài. Như độc tài đảng ta và đa số nhân dân ta về vấn đề Biển Đông hay Môi trường v.v...
Đã biết mà không nói là dại
Đã vậy còn không nói ra là ngu
Đúng không
Đã vậy còn không nói ra là ngu
Đúng không
Donnerstag, 7. Juli 2016
Bỏ xứ vì sao?
Bỏ xứ vì sao?
Từ ngày đất nước
Chung một màu cờ
Đem từ Phúc Kiến
Mang vào Việt Nam
Tượng trưng dân tộc
Máu đỏ da vàng
Của dân tộc Việt!
Hay của anh em?
Màu đỏ của máu
Sao vàng lệ rơi
Lệ thuộc xứ người
Tộc Việt lầm than
Những người bỏ nước
Thuyền nhân vượt biển
Đông Âu vượt tường
Tỵ nạn cộng sản
Hãy tự suy nghĩ
Vì sao ta đến
Đất nước tình người
Dân chủ đa nguyên
Có phải lá cờ
Màu đỏ sao vàng
Đưa dân tộc Việt
Bỏ xứ ra đi
Hãy nhìn cho kỹ
Bạo quyền đàn áp
Người dân trong nước
Phản đối ngoại xâm
Cướp đất của người
Kinh tế chuyễn nhượng...
Tham nhũng đầy đồng "như chuột"
Cho nước anh em
Những người hãi ngoại
Nên hỏi tại sao?
Máu người dân Việt
Tuôn tràn biển Đông
Phản đối cầm quyền
Đừng giương cờ máu
Tiếp sức hà hơi
Cho bầy Hán... tộc
KN
Bạn hãy thưởng thức đời sống của bạn chỉ có ngay bây giờ và hôm nay.
Ngày mai bạn không có thể lấy lại của ngày hôm qua vì đã trể và sự việc nó tới sớm hơn là bạn suy nghĩ.
Ngày mai bạn không có thể lấy lại của ngày hôm qua vì đã trể và sự việc nó tới sớm hơn là bạn suy nghĩ.
Mittwoch, 6. Juli 2016
Xã hội là đời sống
Xã hội là đời sống - Đời sống là đấu tranh - Đời sống của chính mình - Mình vì mọi người - Mọi người vì mình - Đó là xã hội là chính trị cuộc đời.
Xạ hội là đời sống...
Từ ngày anh "em" lấy xã hội " Cuộc sống" làm nhà
Nhà mình sao thấy quá tang thương
Cuộc đời hai đứa hai chốn hai nơi
Anh đang ở chốn bình yên...
Em đang ở chốn bội tình...
Đời mình chia cách do lời dối gian
Từ ngày anh "em" bước vào chốn bụi đời
rồi thì từ đó biết chốn ăn chơi
Phòng trà trai gái sòng... hút không mang
Không như tình phớt ngoài tai
Không như hèn nhát cuộc đời
Amh mang tình nghĩa vào đời
Anh xây cuộc sống bụi trần
Cuộc đời đẹp mãi với bao tình thương
Anh ra từ chốn bụi trần
Anh ra từ chốn tình người
Cuộc đời đẹp mãi bao la tình ta
Anh đi từng chổ đau thương...
Anh đi từng chổ bội tình...
Mang theo hơi ấm vào đời
Mang theo khao khát tình người,,,
Tự do cho đến mọi người
Tự do cho đến mọi nhà
Đời mình đẹp mãi giữa anh và em
Đời mình đẹp mãi tiếng nói từ tâm
KN
Ai đấu tranh "lên tiếng nói", có thể thua
Ai không Đấu tranh " Không lên tiếng nói" thì đã chấp nhận sự thua thiệt hèn nhát của mình.
Dienstag, 5. Juli 2016
TƯ TƯỞNG VÌ DÂN – TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
TƯ TƯỞNG VÌ DÂN – TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
Một tư tưởng hun đúc từ ngàn xưa
“Vì dân” là tư tưởng chính trị lâu đời và quý báu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, có cội nguồn sâu xa và vững chắc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Điều đó cho thấy tầm quan trọng cũng như tính tất yếu của một tư tưởng cũng như thái độ chính trị tốt đẹp cần phải có của những người gánh trên vai trọng trách quản lý đất nước và lãnh đạo nhân dân. Dân tộc Việt Nam có lịch sử 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước, đó là quá trình giải phóng đất nước và giải phóng nhân dân thoát khỏi ách thống trị và áp bức của ngoại bang. Khi đã có một nền độc lập tự cường thì tư tưởng “Vì dân” là một lý tưởng tốt đẹp cho những nhà cầm quyền. Trở thành “kế sâu rễ bền gốc” để phát triển đất nước Đại Việt cũng như chống lại mọi sự xâm lược của ngoại bang.
Trong bối cảnh chế độ nhà nước phong kiến
Nhân dân là mạch nguồn của văn hoá dân tộc, là nguồn lực mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng một đất nước hùng cường. Vì vậy, dù trong bối cảnh của chế độ phong kiến quân quyền thì vị vua sáng suốt nào cũng thấy được tầm quan trọng của sức mạnh nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Xã hội Phong kiến ở nước ta được đại diện bằng hệ tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử -- một học thuyết đề cao sự trung quân và có hệ thống lễ giáo chặt chẽ mang tính bảo thủ nhằm bảo vệ chế độ quân chủ. Nhà vua có vị trí tối cao và bất khả xâm phạm, được mệnh danh là thiên tử (con trời), thay trời cai trị nhân dân. Khi Thiên tử đi ra ngoài, thì không ai được phép nhìn mà phải cúi rập mình xuống đất, chờ cho đến khi nhà vua đã đi qua mới được nhìn lên.
Kế đến là tầng lớp Sĩ đại phu (những người chịu trách nhiệm về chính trị) có vị trí lớn lao trong hệ thống quyền lực của nhà nước phong kiến. Trong bối cảnh của một xã hội phong kiến đề cao sự phân biệt đẳng cấp và giai tầng như vậy thì việc có một tư tưởng trọng dân hay vì dân thật khó khăn và vấp phải nhiều trở lực từ phía tầng lớp cầm quyền. Nhưng lịch sử cũng đã chứng minh hùng hồn rằng những triều đại nào coi trọng người dân và vì dân thì thịnh trị, triều đại nào khinh rẻ và đàn áp nhân dân thì phải chuốc lấy bại vong.
Trong lịch sử phong kiến nước ta có nhiều tấm gương hiền thần, họ cống hiến hết tài năng và sức lực của mình cho đất nước và nhân dân. Họ sống và chiến đấu gần gũi với người dân, coi nhân dân là nền tảng sức mạnh của một vương triều. Đó là Tô Hiến Thành, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Họ là những anh linh Tuấn kiệt của dân tộc, hết thảy đều ví nhân dân như là nước mà chính quyền chỉ là con thuyền mong manh trên đó: “Đẩy thuyền cũng là nước, lật thuyền cũng là nước”.
Sách Lễ ký có ghi: “Dân lấy vua làm tâm, vua lấy dân làm thân thể; tâm trang chính thì thân thể thư thái, tâm nghiêm túc thì dung mạo cung kính. Tâm thích cái gì, thân thể ắt là yên vui cái ấy. Tâm nhờ thân thể mà toàn và cũng vì thân thể mà nguy. Vua nhờ dân mà còn cũng vì dân mà mất”. Như vậy hẳn ai cũng thấy rõ vai trò và sức mạnh, cũng như tầm quan trọng của nhân dân trong mọi chế độ xã hội. Nhân dân là tâm điểm của sự tồn tại và là đối tượng phục vụ của nhà nước.
Trong thời đại ngày nay
Tiếp nối mạch nguồn tư tưởng tốt đẹp đó chính là tư tưởng dân chủ trong xã hội hiện đại. Có thể nói tư tưởng vì dân và dân chủ là hai khái niệm có chung nguồn gốc và mục đích. Khi ta nói “Vì dân” là được nhìn nhận từ góc độ của một đảng phái hay chính quyền nhà nước trong thái độ phục vụ nhân dân bằng cách đề cao tư tưởng dân chủ. Đó cũng là điều được suy ra từ chính tư tưởng “Chủ quyền nhân dân” của các nhà triết học lỗi lạc thời kỳ cách mạng Dân chủ tư sản ở Tây Âu (John Locke, Giôn Linbecnơ, Rousseuou, Robespiere…) cũng như các nhà tư tưởng thời kỳ cách mạng dành độc lập ở Mỹ (T. Jefferson, Hamintơn, Pênơ…) đã hằng xây đắp.
Trong thời đại dân chủ với các khái niệm tự do, nhân quyền được thừa nhận và phổ biến rộng rãi thì sự tồn tại của một nhà nước là để đại diện cho nhân dân và vì dân. Chính quyền trong một xã hội dân chủ được người dân bầu nên một cách minh bạch, khách quan và đại diện cho ý nguyện người dân trong việc quản lý và phát triển đất nước. Vì thế nhà nước chỉ đại diện cho nhân dân và vì dân, không thể chỉ vì lợi ích của một nhóm lợi ích cầm quyền như trong một số quốc gia độc tài còn sót lại trên thế giới.
“Vì dân” cũng là lời hứa và sự khẳng định cho tôn chỉ hành động của một đảng phái hay chính quyền trong hoạt động quản lý đất nước. Điều đó khẳng định mục đích tốt đẹp của nhà nước trong việc thực thi các quyền dân chủ, đề cao vị trí người dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nếu như trong bối cảnh xã hội phong kiến tư tưởng vì dân là tiến bộ và mang nội dung nhân đạo sâu sắc thì trong thời đại ngày nay có sứ mệnh nâng lên một tầm cao mới tư tưởng dân chủ, nhằm ngày càng phát triển và hoàn thiện các giá trị dân chủ cao đẹp.
Để tư tưởng Vì Dân được phát huy
Chúng ta hiểu rằng tư tưởng vì dân trong xã hội phong kiến gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại, bởi tầng lớp cầm quyền muốn duy trì vị trí và lợi ích của họ. Chế độ quân chủ đề cao nhà vua và tầng lớp quan lại quý tộc, lập nên hàng rào đẳng cấp để phân biệt và hạ thấp vai trò người dân trong đời sống xã hội. Vì vậy khái niệm về sự làm chủ của nhân dân chưa được tồn tại.
Đạo Khổng chủ yếu quy định các “Nghĩa vụ” của tầng lớp thứ dân hơn là quy định các “Quyền” của họ. Vì vậy người dân chỉ có thể bắt gặp tư tưởng vì dân trong hiện thân của một vị vua sáng và biết yêu nước thương dân hay những quan lại hiền tài có tư tưởng trọng dân.
Đối với các chế độ độc tài chuyên chế thì khi họ nói vì dân thì đó chỉ là luận điệu lừa bịp, vì rằng bản thân chế độ đã đối lập với các khái niệm dân chủ và vì dân rồi. Nhà nước độc tài tồn tại dựa vào sức mạnh quyền lực, gạt bỏ vai trò của người dân trong đời sống chính trị - xã hội. Lợi ích mà họ hướng tới là của nhóm thiểu số cầm quyền và những thế lực phục vụ cho chế độ. Ngược lại với tư tưởng vì dân thì nhà nước độc tài chỉ vì chính họ mà chà đạp lên những lợi ích và nhân quyền của người dân.
Tư tưởng vì dân chỉ được tồn tại và phát huy hết giá trị cao đẹp của nó trong một xã hội tự do – dân chủ làm nền tảng. Ở đó người dân được giám sát, đánh giá các hoạt động của nhà nước, vì thế mà họ biết được rằng những hành động vì dân có được thực thi hay không. Sự tương tác giữa nhà nước và người dân trong xã hội dân chủ giúp cho tư tưởng vì dân được phát triển mạnh mẽ, và không ngừng nâng cao vai trò tiến bộ của nó trong hoạt động quản lý nhà nước của một chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Luôn là một tư tưởng nhân ái và cao đẹp
Tư tưởng vì dân của một chính quyền luôn đóng một vai trò tiến bộ trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước dân chủ và nâng cao vai trò trách nhiệm của những người cầm quyền quản lý đất nước. Điều đó cho thấy sự ý thức trách nhiệm của chính quyền đối với người dân – đối tượng phục vụ của một nhà nước dân chủ. Và vì thế mà vai trò và vị thế của người dân không ngừng được nâng cao bằng việc củng cố các quyền tự do, dân chủ của mình. Thái độ tốt đẹp đó luôn được người dân ủng hộ và đòi hỏi tính nhất quán trong đường lối quản lý của nhà nước.
Hành động vì dân trước hết là trách nhiệm và nghĩa vụ của một nhà nước dân chủ, cũng như của những người lãnh đạo có tâm đối với đất nước và nhân dân. Sự vững mạnh và phát triển của một đất nước có gì khác ngoài sự giàu mạnh và hạnh phúc của người dân? Cho nên chúng ta có thể nói rằng: Một khi chính quyền thực thi các quyền lực vì nhân dân thì cũng chính là vì đất nước. Tất cả các lợi ích vì đất nước trước hết phải vì nhân dân, trước khi chủ quyền đất nước được bảo toàn thì chủ quyền nhân dân và nhân quyền phải được tôn trọng và đảm bảo.
“Vì dân” luôn là một tư tưởng nhân ái và cao đẹp trong bất cứ thời đại nào, và càng trở nên ý nghĩa trong bối cảnh của thời đại tự do dân chủ ngày nay. Dòng tư tưởng yêu nước thương dân đó hoà cùng dòng chảy lịch sử và ngày nay nội dung chân thực đó được hiện hữu trong việc đảm bảo và thực thi chủ quyền nhân dân. Đó là một xã hội tốt đẹp mà nhân loại hằng hướng tới trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Một tư tưởng luôn được người dân hết lòng ủng hộ và bảo vệ bởi tính nhân ái và vì lợi ích của nhân dân. Tư tưởng vì dân luôn là sự lựa chọn của những người nắm giữ trọng trách quản lý đất nước với mục tiêu phục vụ nhân dân.
Ngày nay, ở nước Việt Nam ta chính trị thì độc tài, pháp luật bị buông lỏng, xã hội vì thế mà rối như canh hẹ. Dân chúng điêu đứng khổ sở vì sự đàn áp của nhà cầm quyền và nạn quan tham lại nhũng, bởi vậy mà họ mất lòng tin vào chính quyền. Trước tình hình nguy ngập đó nhà nước cũng muốn bắt chước các đời Đinh Lê Lý Trần để chỉnh đốn xã hội. Ngặt nổi nếu học theo người xưa mà đề cao pháp luật thì làm gì còn chỗ cho bọn quan lại sâu mọt, làm gì có cớ mà nhũng lạm nhân dân cho đầy túi tham? Đám quan lại tham nhũng này là thành phần trụ cột của chế độ, nếu pháp luật nghiêm trị chúng thì làm gì còn người để cai trị dân, vì thế mà chế độ sẽ sụp đổ. Điều cắc cớ là chỗ đó, khi tuyên bố xây dựng một nhà nước pháp quyền thì chính họ không tuân thủ pháp luật để giữ chữ tín với dân. Thế thì thử hỏi người dân làm sao có thể tin vào chính quyền, tin vào chế độ? Vì vậy, thời nay muốn có một chữ tín thật khó thay!
Nhưng rồi Quốc Hội cũng ban hành luật, đến khi có hiệu lực rồi mà vẫn không thi hành được. Phải mất cả nửa năm sau, chính quyền địa phương các cấp mới gửi công văn yêu cầu hướng dẫn và chờ đợi. Kế đó cấp trên trát xuống các văn bản hướng dẫn thi hành một cách lòng vòng và đầy mâu thuẫn chồng chéo, đến độ những người trong ngành Luật cũng không thể hiểu nổi. Kết quả là đám quan lại của chính quyền áp dụng luật một cách tùy tiện tùy vào nhu cầu hành hạ và áp chế người dân. Thử hỏi nhân dân làm sao mà chịu đựng được mãi kiểu pháp luật và bộ máy nhà nước quái dị này?
Giữa triều đại này cách nhau cả ngàn năm mà sự cách biệt thật rõ ràng. Mấy ngàn năm trước chính trị còn tốt đẹp hơn bây giờ, thật khó hiểu lắm lắm? Đau lòng thay cho người dân nước Việt, mãi đến bây giờ còn phải chịu đựng một thể chế chính trị lạc hậu và tàn tệ đến như vậy. Nhà nước vẫn nói một đường làm một nẻo, pháp luật mình làm ra mà không thực hiện. Quả là Pháp luật và chữ tín của nhà cầm quyền nước Việt thời nay không đáng một xu vậy. Thật là thẹn với người xưa lắm thay!
Đăng bởi Minh Văn
Với Thế kỹ 21 ngày nay, một tư tường vì dân trong một Chính quyền " Tự do, Dân chủ...". Là một Chính quyền do dân bầu ra với sự đóng góp của các tư tưởng người dân trái chiều "Đối lập, Đa đảng phái...". Là một trong những tiếng nói đóng góp cho sự thịnh hành của một Quốc gia. Chống lại sự bề thế của bè phái tham nhũng, độc tài quan liêu mua quan bán chức , Chạy quyền kế thừa theo kiểu cha truyền con nối v.v... Một tư tưởng vì dân là tất cả tiêng nói của công dân đóng góp trên mọi phương diện của lẽ phải, sự thật, chứ không phải riêng của một nhà Chính quyền Độc tài nào hết đòi lãnh đạo Quốc gia. Công dân đi bầu cử chọn lựa người đại diện cho mình của một Đảng phái nào của một trong số Đa Đảng phái nào mà công dân thấy có lợi cho Quốc gia có thời hạn là bao nhiêu năm. Như các Quốc gia Tự do Dân chủ Đa Đảng phái... Điển hình "Cộng Hòa Liên Bang Đức"
" Tư Tưởng Vì Dân Là Của Người Công Dân Trong Một Quốc Gia Được Quyền Tham Chính Tiếng Nói Chứ Không Phải Của Một Chính Quyền".
KN
KN
Montag, 4. Juli 2016
Vũng Áng tương lai...
Việt Nam là một nước đi sau trong việc phát triển kinh tế, dĩ nhiên đã đi sau thì phải chấp nhận những thiệt thòi vốn có. Nhưng đi sau cũng có những lợi thế nhất định, nhất là việc có điều kiện quan sát bước đi của những nước đi trước.
Việt Nam ở trong mối quan hệ khăng khít với người láng giềng 4-16 kể từ khi cả 2 cùng lựa chọn tiến theo con đường đi lên chủ nghĩa Cộng sản. Và TQ là một nước đi trước trong mô hình phát triển nền kinh tế tập trung cho công nghiệp. Họ đã gặp phải những sai lầm cơ bản, trong đó có 2 sai lầm đáng chú ý. Đầu tiên là việc hủy hoại môi trường tự nhiên vì tốc độ phát triển nhà máy và quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, thứ hai là họ quá tự tin về lực lượng lao động giá rẻ vốn đã giúp họ trở thành công xưởng lớn nhất của thế giới.
Sau giai đoạn phát triển hưng thịnh trong vài thập kỷ qua, TQ đã bắt đầu khựng lại và lộ ra nhiều dấu hiệu bất ổn. Đáng lẽ Việt Nam phải nhìn thấy những điều đó và tránh lặp lại sai lầm của người đồng chí núi liền núi - sông liền sông. Nhưng không, Việt Nam đã dẫm lên bước chân của họ, và sai lầm ấy đang phải trả giá rất nặng nề.
Sau khi nhận thấy chi phí sản xuất tăng cao, các công ty lớn đã di dời nhà máy của họ từ TQ sang các nước có chi phí nhân công rẻ hơn trong đó có Việt Nam. Và cũng giống như TQ, Việt Nam bắt đầu ảo tưởng về một giai đoạn phát triển rực rỡ trong khi phần lớn nhân công được tận dụng là vì giá rẻ chứ không phải vì tay nghề cao hay vì tri thức vượt trội gì so với lao động bên TQ.
Các công ty lớn bắt đầu mở nhà xưởng sản xuất ở Việt Nam, bên cạnh lợi thế nguồn lao động giá rẻ còn vì một lý do quan trọng khác đó là chi phí cho việc xử lý chất thải của nhà máy giảm đáng kể và giá thuê đất cực kỳ rẻ mạt. Những nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu có lịch sử phá hoại môi trường như Formosa đã tìm đến Việt Nam đầu tư sau khi bị các nước khác "đuổi đi". Và cũng chẳng cần mất nhiều thời gian, chỉ sau vài năm có mặt, Formosa đã giết chết cả một vùng biển rộng lớn trải dài qua 4 tỉnh thuộc bắc trung bộ.
Thay vì tập trung vào phát triển nền kinh tế tri thức để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, tự tạo ra công ăn việc làm cho người lao động thì Việt Nam lại lựa chọn con đường dễ hơn là đi làm thuê cho các công ty nước ngoài ngay trên lãnh thổ của chính mình. Và sẵn sàng chấp nhận môi trường tự nhiên bị tàn phá để đổi lấy các nhà máy như câu nói của Formosa, chọn tôm cá hay chọn nhà máy.
Đáng lẽ với những điều kiện thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam phải chú trọng vào phát triển kinh tế nông nghiệp và ngư nghiệp bền vững, những ngành kinh tế mà chúng ta có thế mạnh để phát triển và cạnh tranh lâu dài. Rồi mai mốt khi quá trình tự động hóa trong sản xuất phổ biến hơn, chí phí sản xuất tăng lên, các nhà máy sẽ cắt giảm nhân công hoặc di dời qua các khu vực khác như châu Phi, lúc đó nạn thất nghiệp sẽ tăng cao. Trong khi môi trường bị hủy hoại nặng nề, nông dân không còn đất để canh tác, ngư dân không còn cá để đánh bắt, nạn đói xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Cũng cần chú ý thêm một điều, không giống như các công ty khác, Formosa tuy mở nhà máy tại Việt Nam nhưng họ lại mang sang rất nhiều lao động đến từ Đại Lục, có nghĩa là họ không muốn tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương. Hơn nữa vị trí mà họ lựa chọn để xây dựng nhà máy và tạo thành 1 khu gần giống như khu tự trị lại nằm ngay tại Vũng Áng, có vị thế đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Nên không thể bỏ qua mối nghi ngờ về yếu tố chính trị đã được cân nhắc khi lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy.
Phần kết luận cho bài viết này xin được dành cho người đọc tự suy ngẫm...
Nguyễn Thùy Linh
Từ Vũng Áng Kéo một đường qua Đảo Hải Nam của Trung Quốc. Vịnh Bắc Bộ hoàn toàn thuộc Trung Quốc với tự trị 70 năm. Nếu kéo xuống tới cửa Việt Quảng Trị mà tương lai bọn Hán gian cho Trung Quốc đầu tư tiếp tục nữa, để kéo rộng tới Đà Nẳng, Huế mà sau 1975 Chính quyền cộng sản đã sáp nhập thuộc miền Bắc. Nay Lại lập thêm một tòa Tổng Lãnh Sự Trung quốc nằm tại Đà Nẳng thì Hoàng Sa nằm trong tầm Kiễm sóat hoàn toàn của Trung quốc nếu từ trên cao nhìn xuống thành trục tam giác cắt đôi Việt Nam. Số tiền đền bù của Formosa mà Chính quyền nói đó là tiền giúp cho Ngư dân chuyển nghề Ngư Trường qua nghề khác để sinh sống. Đó là số tiền bán khoán vùng biển của Ông Cha ta đã xây dựng hàng ngàn năm với giá 500 triệu Đô Mỹ. Toàn bộ khúc xương sống của Việt Nam bị Hán hóa theo chiều dài 70 năm. Nước Việt Nam có còn hay không? khi bị chia cắt đôi làm 2 miền riêng biệt, Một cú lừa của Chính quyền độc tài cho công dân Việt Nam thật ngoạn mục, do Chính quyền độc tài cộng sản do Bắc Kinh soạn sẵn cho độc tài Hán gian Việt Nam thi hành. Với lời kêu gọi của Chính quyền độc tài Việt Nam nói công dân Việt Nam tha tội cho Formosa. Là tha tội cho bọn cầm quyền đôc tài lường gạt công dân Việt Nam chúng ta
KN
Nước có từ đâu...
Nước có từ đâu...
Nước có từ lòng đất
Của mẹ hiền quê cha
Nước có từ núi cao
Do cha ông dựng nước
Nước có từ cội nguồn
Một dân tộc nước Nam
Từng bao lần chống Hán...
Giữ vững được cội nguồn
Đã bao triều bán nước
Hết Thực dân nay Tàu
Triền miên trong tăm tối
Giành nhau vì quyền lực
Mặc dân tình ta thán
Tranh nhau miếng đỉnh chung
Ôi thôi đất nước ta
Toàn gặp những kẻ hèn
Nuốt nhục cho bản thân
Độc tôn cùng độc đảng
Miệng ra rả nhân dân
Chống thế lực thù địch
Thù địch ở đâu ra
Nằm trong đảng độc tài
Độc quyền cùng đe dọa
Nhân dân bọn chúng mày
Đừng manh nha phản động
Đòi hỏi quyền tự do
Dân chủ hay nhân quyền
Do đảng tao ban phát
Như Le-nin đã nói
Muốn chủ nghĩa xã hội
Là phải dùng bạo lực
Để củng cố quyền hành
Cùng đại đồng chủ nghĩa
Với tư tưởng Mao- Hồ
Cội nguồn của nước ta
Không lẻ thuộc Hán tộc
Bốn ngàn năm văn hiến
Đất nước của tổ tiên
Bổng nhiên vào tay giặc
Do vong bản gây ra
Từ đời thuở xa xưa
Ta đã có chữ Nôm
Không phụ thuộc chữ Hán
Bảo vệ được nguồn cội
Ai là người nhớ cội
Nguồn có từ đâu ra
Từ thăm thẳm trong ta
Nước bắt đầu từ đó...
Nước có từ cội nguồn
Kiên cường và bất khuất
Không thể chịu cúi đầu
Trước độc tài hèn mọn
Cội nguồn là tiếng nói
Chung một giống dân ta
Không thể nào khoanh tay
Đứng nhìn bọn vô loại
Tàn phá đất nước ta
Bằng muộn ngàn thủ đoạn
Hầu giữ miếng đỉnh chung
Cho bá quyền phương Bắc
KN
Abonnieren
Posts (Atom)