Montag, 4. Juli 2016

Vũng Áng tương lai...


Việt Nam là một nước đi sau trong việc phát triển kinh tế, dĩ nhiên đã đi sau thì phải chấp nhận những thiệt thòi vốn có. Nhưng đi sau cũng có những lợi thế nhất định, nhất là việc có điều kiện quan sát bước đi của những nước đi trước.
Việt Nam ở trong mối quan hệ khăng khít với người láng giềng 4-16 kể từ khi cả 2 cùng lựa chọn tiến theo con đường đi lên chủ nghĩa Cộng sản. Và TQ là một nước đi trước trong mô hình phát triển nền kinh tế tập trung cho công nghiệp. Họ đã gặp phải những sai lầm cơ bản, trong đó có 2 sai lầm đáng chú ý. Đầu tiên là việc hủy hoại môi trường tự nhiên vì tốc độ phát triển nhà máy và quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, thứ hai là họ quá tự tin về lực lượng lao động giá rẻ vốn đã giúp họ trở thành công xưởng lớn nhất của thế giới.
Sau giai đoạn phát triển hưng thịnh trong vài thập kỷ qua, TQ đã bắt đầu khựng lại và lộ ra nhiều dấu hiệu bất ổn. Đáng lẽ Việt Nam phải nhìn thấy những điều đó và tránh lặp lại sai lầm của người đồng chí núi liền núi - sông liền sông. Nhưng không, Việt Nam đã dẫm lên bước chân của họ, và sai lầm ấy đang phải trả giá rất nặng nề.
Sau khi nhận thấy chi phí sản xuất tăng cao, các công ty lớn đã di dời nhà máy của họ từ TQ sang các nước có chi phí nhân công rẻ hơn trong đó có Việt Nam. Và cũng giống như TQ, Việt Nam bắt đầu ảo tưởng về một giai đoạn phát triển rực rỡ trong khi phần lớn nhân công được tận dụng là vì giá rẻ chứ không phải vì tay nghề cao hay vì tri thức vượt trội gì so với lao động bên TQ.
Các công ty lớn bắt đầu mở nhà xưởng sản xuất ở Việt Nam, bên cạnh lợi thế nguồn lao động giá rẻ còn vì một lý do quan trọng khác đó là chi phí cho việc xử lý chất thải của nhà máy giảm đáng kể và giá thuê đất cực kỳ rẻ mạt. Những nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu có lịch sử phá hoại môi trường như Formosa đã tìm đến Việt Nam đầu tư sau khi bị các nước khác "đuổi đi". Và cũng chẳng cần mất nhiều thời gian, chỉ sau vài năm có mặt, Formosa đã giết chết cả một vùng biển rộng lớn trải dài qua 4 tỉnh thuộc bắc trung bộ.
Thay vì tập trung vào phát triển nền kinh tế tri thức để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, tự tạo ra công ăn việc làm cho người lao động thì Việt Nam lại lựa chọn con đường dễ hơn là đi làm thuê cho các công ty nước ngoài ngay trên lãnh thổ của chính mình. Và sẵn sàng chấp nhận môi trường tự nhiên bị tàn phá để đổi lấy các nhà máy như câu nói của Formosa, chọn tôm cá hay chọn nhà máy.
Đáng lẽ với những điều kiện thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam phải chú trọng vào phát triển kinh tế nông nghiệp và ngư nghiệp bền vững, những ngành kinh tế mà chúng ta có thế mạnh để phát triển và cạnh tranh lâu dài. Rồi mai mốt khi quá trình tự động hóa trong sản xuất phổ biến hơn, chí phí sản xuất tăng lên, các nhà máy sẽ cắt giảm nhân công hoặc di dời qua các khu vực khác như châu Phi, lúc đó nạn thất nghiệp sẽ tăng cao. Trong khi môi trường bị hủy hoại nặng nề, nông dân không còn đất để canh tác, ngư dân không còn cá để đánh bắt, nạn đói xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Cũng cần chú ý thêm một điều, không giống như các công ty khác, Formosa tuy mở nhà máy tại Việt Nam nhưng họ lại mang sang rất nhiều lao động đến từ Đại Lục, có nghĩa là họ không muốn tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương. Hơn nữa vị trí mà họ lựa chọn để xây dựng nhà máy và tạo thành 1 khu gần giống như khu tự trị lại nằm ngay tại Vũng Áng, có vị thế đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Nên không thể bỏ qua mối nghi ngờ về yếu tố chính trị đã được cân nhắc khi lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy.
Phần kết luận cho bài viết này xin được dành cho người đọc tự suy ngẫm...


Nguyễn Thùy Linh






Từ Vũng Áng Kéo một đường qua Đảo Hải Nam của Trung Quốc. Vịnh Bắc Bộ hoàn toàn thuộc Trung Quốc với tự trị 70 năm. Nếu kéo xuống tới cửa Việt Quảng Trị mà tương lai bọn Hán gian cho Trung Quốc đầu tư tiếp tục nữa, để kéo rộng tới Đà Nẳng, Huế mà sau 1975 Chính quyền cộng sản đã sáp nhập thuộc miền Bắc. Nay Lại lập thêm một tòa Tổng Lãnh Sự Trung quốc nằm tại Đà Nẳng thì Hoàng Sa nằm trong tầm Kiễm sóat hoàn toàn của Trung quốc nếu từ trên cao nhìn xuống thành trục tam giác cắt đôi Việt Nam. Số tiền đền bù của Formosa mà Chính quyền nói đó là tiền giúp cho Ngư dân chuyển nghề Ngư Trường qua nghề khác để sinh sống. Đó là số tiền bán khoán vùng biển của Ông Cha ta đã xây dựng hàng ngàn năm với giá 500 triệu Đô Mỹ. Toàn bộ khúc xương sống của Việt Nam bị Hán hóa theo chiều dài 70 năm. Nước Việt Nam có còn hay không? khi bị chia cắt đôi làm 2 miền riêng biệt, Một cú lừa của Chính quyền độc tài cho công dân Việt Nam thật ngoạn mục, do Chính quyền độc tài cộng sản do Bắc Kinh soạn sẵn cho độc tài Hán gian Việt Nam thi hành. Với lời kêu gọi của Chính quyền độc tài Việt Nam nói công dân Việt Nam tha tội cho Formosa. Là tha tội cho bọn cầm quyền đôc tài lường gạt công dân Việt Nam chúng ta


KN

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen