CÁI BẪY KHỔ ĐAU
Cổ tích Việt Nam có kể về câu chuyện: Con lươn và con cá chép bị mắc bẫy. Chuyện kể rằng, lươn và cá chép tuy hai loài khác nhau, nhưng cùng chung sống hòa hợp, thân thiết và thương yêu nhau hết mình. Đôi bạn chân tình này đã cùng nhau chia ngọt xẻ bùi, sẵn sàng giúp nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
Một hôm, đang lúc đi tìm thức ăn, lươn phát hiện một cái rọ, bên trong có sẵn nhiều thức ăn lạ miệng, thơm ngon. Lươn bèn chui vào rọ ăn uống no say thỏa thích, lúc ấy lươn nghĩ đến bạn cá chép của mình không biết giờ này no đói thế nào, nên lươn liền về báo cho cá chép:
- Này bạn chép ơi, tôi phát hiện ra một nơi có nhiều thức ăn ngon, tôi muốn cùng chia sẻ với bạn.
Cá chép:
- Cảm ơn bạn, bây giờ tôi đã no rồi, tôi vừa mới dùng bữa xong, bạn đi một mình nhé! Cá chép từ chối.
Lươn:
- Tôi cũng đã no nê rồi, nhưng chúng mình cùng đến đó ăn thêm chút đỉnh cho vui, chứ tôi đi một mình chẳng có ý nghĩa gì. Lươn cố nài nỉ.
Do vì nể bạn, cá chép rảo bước theo lươn đến nơi cái rọ. Thì ra cái rọ ấy chính là một cái bẫy cá, chui vào thì dễ mà chui ra không được. Cá chép quan sát thấy nơi này có điều gì hơi lạ, trong lòng sinh nghi, không dám chui vào. Thấy bạn chép lưỡng lự, lươn chui vào rọ rồi bảo chép đừng sợ cứ an tâm theo tôi.
Được sự khích lệ của lươn, cá chép an tâm chui vào. Trong rọ, cả hai cùng vui vẻ rộn ràng bên những thức ăn thơm ngon, khoái khẩu trời cho.
Đến lúc ra về thì lươn nhờ thân thể nhỏ tròn, trơn trượt nên chui ra dễ dàng, còn cá chép thì hỡi ơi, không cách nào có thể thoát khỏi cái nơi oan nghiệt ấy. Cá chép hoảng loạn, vẫy vùng, than khóc, càng vẫy vùng cá chép càng bị những hom tre nhọn đâm vào thân thể, sứt vảy, trầy vây, đau đớn vô cùng. Bạn lươn bên ngoài nóng lòng chờ đợi, lên tiếng thúc giục cá chép nhanh chóng ra về.
- Tôi bị kẹt trong này rồi, không thể ra được, anh cứu tôi với… Cá chép la toáng lên.
Bên ngoài lươn cứ tưởng rằng cá chép vì gặp bữa ăn ngon nên sung sướng mà nhảy nhót đùa giỡn, trong lòng cảm thấy vui cho bạn mình mà cười mãi, cho đến nỗi hai mắt híp lại. Trong khi đó cá chép vẫy vùng than khóc đỏ ngầu cả mắt.
Câu chuyện cổ tích này, mới nghe qua ta thấy chỉ đơn thuần lý giải lý do đỏ mắt của cá chép và đôi mắt ti hí của lươn, nhưng ẩn sâu trong nội dung ấy gợi lên nhiều ý nghĩa về triết lý cuộc đời mà con người chúng ta cần phải suy tư.
Hai động cơ hoàn toàn khác nhau giữa lươn và cá chép, lươn do tốt bụng, muốn chia sẻ cái ngon, cái ngọt cho bạn mình, không ngờ tấm lòng thơm thảo đó đã đưa bạn mình vào bẫy, vĩnh viễn không có ngày ra, hoang phí cuộc đời. Cá chép thì đâu có thiếu đói gì, nhưng vì thấy bạn chân tình, nể nang, ham vui, dù bụng đã no, được sự khích lệ của bạn, từ chối không đành, nên ung dung chui vào cái bẫy.
Bất cứ cái bẫy kiểu nào, nó cũng đều có những cách thức của miếng mồi nhử. Miếng mồi thế gian, hiểu theo triết lý nhà Phật như là tài, sắc, danh, ăn uống và ngủ nghỉ hoặc là thế giới của sắc tướng… Nói chung, những quyến rũ trong cuộc đời gắn liền với chủ nghĩa tiêu thụ và thực dụng là những miếng mồi có sức hấp dẫn lôi cuốn con người.
Tuy phát xuất từ hai động cơ dẫn cá chép và lươn đến cùng một nơi, nhưng kết quả một bên vướng vào bẫy, một bên được thụ hưởng và trở về an toàn. Cá chép bị nạp mạng cho con người là nỗi khổ đau bản thân và cả họ nhà cá chép cùng phải chịu cái tai họa chung, đỏ ngầu đôi mắt. Đã vào bẫy rồi thì dù cho cá chép có khóc than vùng vẫy đến bao nhiêu cũng không thể nào trở về với đời sống thường nhật của mình.
Lúc đầu lươn tưởng cá chép vì sung sướng, hạnh phúc mà nô đùa, múa nhảy, nhưng khi nhận ra cá chép bị nạn, nỗi đau của lươn cũng bắt đầu xuất hiện, nỗi khổ niềm đau của lươn bên ngoài không khác gì cá chép trong rọ.
Trên cõi đời này cũng vậy, hoạn nạn có thể đến với ta lúc nào khó lường trước được, nỗi đau đến với mình bất cứ lúc nào, nếu tâm mình thiếu kiểm soát, dễ dãi chạy theo những cám dỗ bên ngoài. Sự khác nhau giữa người trí và người vô trí ở chỗ làm sao vượt qua dục vọng của mình.
Cạm bẫy thế gian bủa giăng khắp nơi, khắp chốn với nhiều hình thức khác nhau rất khó nhận ra, không khác gì những cái lờ bẫy cá, nó được ngụy trang, che đậy, lại có mồi nhử thơm ngon, hấp dẫn, đường vào thì dễ, mà lối ra thì lắm nỗi chông gai.
Cũng chỉ vì một thoáng ngọt bùi ngắn ngủi của thế gian mà không ít người phải chịu khổ đau dai dẳng tràn trề. Và khi đã vướng vào cạm bẫy cuộc đời thì tháo gỡ bằng cách nào? Đó là một câu hỏi hóc búa liên hệ đến nghệ thuật sống và cách thức gắn liền với những nỗ lực của nhận thức, cảm xúc, vừa thay đổi thói quen, vừa thay đổi cách sống và là mối tổng hòa của các nỗ lực khác.
“Quay đầu” là cách thức giải thoát khổ đau, tìm đến bến bờ an vui, hạnh phúc cuộc đời, là tiến trình của từ bi. Triết lý nhà Phật xác định rất rõ, khi chúng ta quay đầu thì bến bờ ở ngay trước mặt, nhưng khoảng cách từ nơi xuất phát quay đầu cho đến bến bờ an vui, hạnh phúc dài hay ngắn, mau hay chậm, thuận hay nghịch, nó lệ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của mỗi người.
Trên đời này, sự khát khao hạnh phúc, an vui của con người giống như cá chép trong lờ muốn trở về với cuộc sống bên ngoài mênh mông sóng nước. Sự quay đầu của người lầm lỡ là hướng về nơi mọi người có quyền được sống, được sinh hoạt, được đóng góp công sức cho thế giới sống của mình.
Trích cuốn QUAY ĐẦU LÀ BỜ của thầy Thích Nhật Từ (thuộc Phần 1: Quay đầu là bờ)
Giống như cái bẫy Trung Hoa và con cá Chép lượn lờ Việt Nam
Thông thường trong chế độ độc tài. Như độc tài đảng ta và đa số nhân dân ta về vấn đề Biển Đông hay Môi trường v.v...
Đã biết mà không nói là dại
Đã vậy còn không nói ra là ngu
Đúng không
Đã vậy còn không nói ra là ngu
Đúng không
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen