Montag, 13. Februar 2017

Người Việt bị tước đoạt ý thức dân tộc

Sau hơn nửa thế kỷ bị đàn áp và chia rẽ, tuyệt đại đa số trong bộ phận có học nhất của người Việt đã bị thoái hoá về ý thức phản kháng, đã lựa chọn lối sống thích nghi với hệ thống chính trị, quy phục cường quyền. Hiện tại, đây là bộ phận kém đoàn kết và kém được tổ chức nhất trong quốc dân Việt: khi một cá nhân nào đó có vấn đề với chính quyền, dường như chỉ một mình anh/chị ta phải đương đầu với các hệ luỵ. Sự liên kết nội bộ và tinh thần phản kháng của giới trí thức Việt thực sự yếu ớt hơn nhiều so với các tầng lớp ít học và nghèo khổ hơn họ.
Ở trong nước, giới tinh hoa Việt đang hoặc nuốt nhục cầu vinh, hoặc đã hoàn toàn mất phương hướng trong khi chỉ sống và làm việc một cách đối phó trước những tình thế cụ thể.
La Thành
Người Việt bị tước đoạt ý thức dân tộc: Người Việt đã và đang hoặc tự giác, hoặc bị cưỡng bức từ bỏ ý thức dân tộc. Biểu hiện của điều này khá đa dạng trong sự nhất quán: từ chuyện nước ngoài được tự do tuyên truyền nguỵ-chủ-quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa trên một website tên miền nhà nước của Việt Nam cho đến chuyện phó thủ tướng Việt Nam dùng cả hai tay để bê một bàn tay của tổng lý quốc vụ viện Trung Quốc, từ chuyện các cuộc biểu tình hoà bình tự phát của công dân Việt chống chủ nghĩa ăn cướp đại Hán bị thẳng tay đàn áp cho đến chuyện mọi tài nguyên Việt – khoáng sản, cơ bắp, chất xám và cả các bộ gien quý (trong đó có các bộ gien mang tên Ngô Bảo Châu và Trần Thị Hương Giang) – đều bị xuất siêu ra nước ngoài, vân vân.
Trên thực tế, tuyệt đại đa số người Việt hầu như đã không còn ý thức dân tộc. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt hiện chỉ còn được lợi dụng để đắp điếm cho tính chính danh của nền chính trị đương cuộc.
Không gian sinh tồn và không gian văn hoá của người Việt bị nhiễm bẩn và/hoặc bị tàn phá một cách quy mô và vô cảm: Mặc cho những rêu rao của giới hoạch định chính sách về một nhận thức phát triển bền vững (‘sustainable development’), các thành tố cốt tử của không gian tồn tại sinh học của quốc dân Việt như rừng, nguồn nước, đất đai đang bị khai thác một cách vô tội vạ, bị cướp bóc một cách không thương tiếc cho những toan tính ngắn hạn, chủ yếu là toan tính chính trị và vụ lợi phe nhóm, theo phương châm bần-cố-nông “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”, bất chấp nhu cầu của các thế hệ sau.
Về văn hoá, những thành tố văn hoá mang tính bản sắc ít ỏi được người Việt gây dựng và gìn giữ sau hai nghìn năm sử đang bị xoá sạch một cách man rợ. Trên thực tế, nước Việt đang là một thuộc địa văn hoá của Trung Quốc đương đại.
Sự mục nát của đạo đức xã hội, sự tụt cấp thê thảm của các giá trị: Lấy năm 1975 làm một cột mốc lịch sử, cho đến nay trọn một thế hệ người Việt đã được sinh ra và trưởng thành trong một xã hội có nền tảng đạo đức liên tục bị băng hoại. Có lẽ chưa bao giờ những tội ác vô luân như con giết cha, mẹ hại chết con, vợ chém chồng, chồng phân thây vợ, thầy đoạt tình trò, trò bạo hành thầy, bạn lừa bạn, người tình phản người tình lại diễn ra ‘đều như vắt chanh’ như bây giờ. Có lẽ chưa bao giờ những nghi thức đối nhân xử thế của người Việt lại móp méo và sặc mùi kim tiền như bây giờ. Cũng có lẽ chưa bao giờ các danh vọng từng được đánh giá cao như hàm cấp học thuật (giáo sư, tiến sỹ…), phẩm tước quan trường (đặc biệt là quân hàm cấp tướng trong quân đội và công an), sự tưởng thưởng và suy tôn công trạng (các loại huân chương, danh hiệu anh hùng và các danh hiệu vinh dự khác) lại bị làm giả, làm điêu và/hoặc được tặng trao một cách đại quy mô và rẻ rúng như bây giờ.
Một thế hệ tiếp theo đã được sinh thành và đang được dưỡng dục bởi thế hệ này.
Giới tinh hoa Việt hèn đớn và bất lực: Sau hơn nửa thế kỷ bị đàn áp và chia rẽ, tuyệt đại đa số trong bộ phận có học nhất của người Việt đã bị thoái hoá về ý thức phản kháng, đã lựa chọn lối sống thích nghi với hệ thống chính trị, quy phục cường quyền. Hiện tại, đây là bộ phận kém đoàn kết và kém được tổ chức nhất trong quốc dân Việt: khi một cá nhân nào đó có vấn đề với chính quyền, dường như chỉ một mình anh/chị ta phải đương đầu với các hệ luỵ. Sự liên kết nội bộ và tinh thần phản kháng của giới trí thức Việt thực sự yếu ớt hơn nhiều so với các tầng lớp ít học và nghèo khổ hơn họ.
Ở trong nước, giới tinh hoa Việt đang hoặc nuốt nhục cầu vinh, hoặc đã hoàn toàn mất phương hướng trong khi chỉ sống và làm việc một cách đối phó trước những tình thế cụ thể.
Sự khủng hoảng thiếu nhân lực chính trị và lực lượng chính trị thay thế: Đất nước đang thiếu vắng những nhân vật chính trị và lực lượng chính trị có tầm vóc. Đây là hậu quả của sáu thập kỷ dân tộc Việt sống trong đêm trường của chủ nghĩa toàn trị – độc tài ý thức hệ.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen