Một dân tộc chỉ có ngủ và trí ngủ:
"Tiêu đề mình sữa lại vài chữ và có nhiều câu sữa hoặc bỏ" :D
Câu hỏi đầu tiên lóe ngay lên trong đầu của Người Việt Nam hôm nay trước khi làm một điều gì không thuộc lãnh vực bản thân, như khi “giúp đỡ” ai khác, nhất là làm một việc có liên quan tí gia vị của xã hội, là: “Việc đó mang lại lợi lộc gì cho tôi; người này sau này có thể giúp lại gì cho tôi!?” Câu trả lời cho những câu hỏi như thế đã là thước đo, là nguyên lý nền tảng hành xử “xã hội” của người Việt Nam.
Người Việt Nam đã bị nhuần nhiễm những suy nghi khôn lỏi được ca ngợi là khôn ngoan bén nhậy này từ bao thế hệ nay, và nó còn lưu lại rõ ràng trong các câu nói cửa miệng hàng ngày của họ, để “giáo dục” cũng như khích lệ hoặc cảnh cáo lẫn nhau khi thấy ai đó, nhất là người trong gia đình làm một việc có liên quan đến công đồng như :
“ Ăn cơm nhà làm việc vác tù và hàng tổng”
“ Việc nhà thì nhát, viếc chú bác thì siêng”
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như một xã hội chỉ còn những người coi việc “Ai chết mặc ai - tiền thầy bỏ túi” là đúng? Thì thử hỏi xã hội đó sẽ đi về đâu?
Niềm tin mù quáng vào tôn giao:
Thế nhưng có bao nhiêu người tìm hiểu thật về “thượng đế” của mình hay họ chỉ theo tôn giáo một cách máy móc, phần đông là do cha mẹ họ là người đã thuộc về tôn giáo đó, vì đã có một lúc gặp khó khăn, bệnh hoạn.. họ tưởng rằng cùng đường bí lối và đã khấn nguyện “hối lộ” với 1 ông thần nào đó: “Nếu ngài giúp tôi qua cơn hoạn nạn này tôi sẽ là con chiên trung thành của ngài”, hoặc vì muốn lấy được người mình yêu thương nên bị ep vào tôn giao ( phần lớn chuyện này xẩy ra ở người công giáo)…. Cho dù với một lý do nào đi nữa thì đa số chúng ta tin một cách mù quáng không bao giờ giám chất vấn tôn giáo của mình.
Niềm tin tôn giáo biến con người thành những cỗ máy không còn tư duy chỉ còn biết “phúc cho kẻ không thây mà tin”, nếu chỉ để tin vào loài người được nặn từ cục đất xét mà ra thì tin người Việt Nam nở từ 100 quả trưng có căn cứ hơn.
Chính lúc con người đặt niềm tin hoàn toàn vào tôn giáo cũng là lúc họ đánh mất lương tâm của họ.
Làm sao có thể chấp nhận được khi một người công giáo, phật giáo hay bất kỳ một tôn giáo nào đó lại có thể cầm vũ khí giết hại đồng loại mình với bất kỳ một lý do nào, khi mà Thượng đế của họ kêu gọi yêu thương mọi người, kêu gọi từ bi hỉ xả, kêu gọi không sát sinh ngay cả những con thú… nhưng nhìn lại xã hội chúng ta thì sao? Cũng chính những người thuộc nằm lòng những bài kinh, những lời giảng dậy của thượng đế của họ lại hàng ngày nhẫn tâm nhìn đồng loại quằn quại trong đau khổ, họ không chỉ nhìn mà còn trực tiếp hành hạ đồng loại qua những việc làm hàng ngày của họ chỉ vì một chút tư lợi và họ có thể nhẫn tâm tàn sát ngay những người thân nhất của họ.
Sơ lược về lịch sử cận đại
Sự vô trách nhiêm với xã hội tồn tại được dĩ nhiên không chỉ nhờ vào những “triết lý sống” sai lầm được truyền miệng hết đời này qua đời kia, cũng không chỉ bởi sự ủy thác mọi việc vào một đấng tối cao mà di nhiên nó tồn tại được là do phần chính được bọn nhà nước củng cố và ngấm ngầm đẩy mạnh. Xét lịch sử cận đại chúng ta có được những bằng chứng rõ ràng về nhận định của tôi.
Trước đây dưới sự cầm quyền của “ VNCH” tại miền nam Việt Nam, chúng đã tìm mọi cách chia rẽ giữa tôn giáo, chúng đàn áp phật giáo và tạo mọi ưu đãi cho công giáo. Với luật 10/59 chúng chia rẽ người dân với người dân.
Ở ngoài BẮC dưới sự cai trị độc tài toàn trị, với cuộc cải cách ruộng đất đã làm cấu trúc gia đình bị phá vỡ khi con đấu tố cha - mẹ, vợ đấu tố chồng thì làm sao con người còn có thể tin tưởng vào nhau nữa? Rồi sau đó là chính sách “tam tam trị” từng người - từng gia định tự “rình rập” lẫn nhau vì vậy xã hội Việt Nam càng chia rẽ…
Nhìn lại lịch sử nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng, thì tất cả mọi cuộc chiến tranh đều do lòng tham của con người mà ra, và hầu hết đều do nhóm thiểu số cai trị dấy động. Nhưng tại sao người ta cho tới hôm nay không nhận ra được mọi cuộc chiến trong quá khư, hiện tại và trong tương lai đều chỉ phục vụ quyền lợi và quyền lực cho bọn cầm quyền – nhà nước và giới đại bản. Chỉ với những lời hứa hẹn, một ít bổng lộc nhưng những xác chết do chiến tranh gây ra là ai? Có bao nhiêu ông vua bỏ xác tại chiến trường, có bao nhiêu ông tổng thống bà thủ tướng chết trận? Câu trả lời sẽ là không mấy người - những ai tạo ra các cuộc chiến tranh? Chắc chắn không phải là người dân! Cũng chỉ vì lòng tham – tính ích kỷ của con người đã biến họ thành những cỗ máy giết hại đồng loại và song song đó giết hại chính con NGƯỜI trong họ.
Thiên Chương
Đứng dậy diệt "Tham Sân Si"
Khi con người hay Chính quyền , Tôn giáo v.v... trong lòng của họ bộc phát ra cái "Tam Độc" thì lòng Tham của họ đều muốn gom tất cả về cho họ. Ngay như cả trong cơn giận dám giết người "Sân" của họ nếu có người dám tố cáo họ làm sai hoặc đày ải bỏ tù. Và say mê "Si" quyền lực đến nổi họ có thể cướp đất của người dân, phá hoại tài nguyên, môi trường và sẵn sàng bán đất nước tổ tiên tiền nhân của họ. Miễn là làm sao có tiền tài và chức vị để giữ một Chính quyền Độc tài độc trị độc quyền cho bản thân họ.
KN
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen