Freitag, 21. September 2018

Cuộc đời...


Đó là sự nhận thức của Tự do dân chủ đa nguyên trong con người bạn.
Es ist die Wahrnehmung von Rede Freiheit, Demokratie und Pluralismus in dir.


"Bạn không cần một vị thầy, để cho bạn bị ảnh hưởng vào cuộc đời
Bạn cần một vị thầy để cho bạn học hỏi, và vị thầy đó không ảnh hưởng vào cuộc đời bạn."



Cuộc đời...

Cuộc đời đen tối thấy buồn thay
Xã hội đau thương mọi lắng sầu
Vẽ phấn tô son chốn quan trường
Chút hồng chuyên chính hiếp dân đen
Làm sao khuây khỏa mọi lắng sầu
Bên bàn tiệc rượu vẫn nhớ nhung
Nước ta mất đất cho giặc Tàu
Say tình say nước ta phải nói
Dân oan mất đất kêu thảm thiết
Bắt người giam giữ vì tự do...
Dân chủ con người ta không thấy
Không lẻ thờ ơ trái lương tâm
Tô điểm nắng vàng trời rực rở
Xóa đi màn đêm của tối tăm
Tự do dân chủ của dân mình
Chút say cuộc tình của đa nguyên

KN

Montag, 10. September 2018

Nhân quyền cho Việt Nam

Hãy thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta cho một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, đa nguyên đảng phái được phồn thịnh. Để chúng ta có thể ngẫng mặt làm người Việt Nam chân chính.

Độc tài toàn trị ...
Ai ơi nhớ lấy câu này
Cn lao mê hoặc thần quyền dạy dân
Nhân vị bản tính con người
Cớ sao đoạt vị độc quyền trị dân
Người ơi người có biết chăng
Cày sâu cuốc bẩm khn cùng người dân
Lao động chân lắm tay bùn
Cớ sao cướp đất giết người dân tôi
Nước tôi thật quả điêu tàn
Cần lao đoạt vị giáo quyn tranh công
Chia năm xẻ bảy tứ b
Lao động cải cách trăm ngàn chết oan
Ngày nay chủ nghĩa khốn cùng
Dạy dân mù chữ xứ người lập công
Độc quyền tôn giáo quốc doanh
Chủ trương phá hoại nước nhà Việt Nam
Hi ai hiểu chữ tự do
Tự do bản ngã đổi thay chính mình
Tự do hai chữ song toàn
Đấu tranh giai cấp bình quyền công dân

KN
PS: Cần lao và Lao động đều là công dân chân lắm tay bùn
Hãy thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta cho một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, đa nguyên đảng phái được phồn thịnh. Để chúng ta có thể ngẫng mặt làm người Việt Nam chân chính.
Nhân quyền cho Việt Nam
Đất nước Việt Nam của chúng ta ngày nay không phải là của ông Hồ... "Cha già dân tộc" giết ngay những người không cùng lý tưởng độc tài độc đảng trị vì tiếng nói làm người chân chính cho VN "Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm v.v...". Hay như của ông Ngô... "Anh hùng dân tộc" triệt tiêu hết những tiếng nói đối lập của con người đòi quyền bình đẳng tự do tôn giáo. Đây là những kinh nghiệm đau thương cho đất nước Việt Nam. mà chúng ta cần phải học hỏi để mà buông bỏ. Khi người Việt giết người Việt vì quyền lực riêng tư cho sự độc trị đảng quyền của mình. Một người Việt chân chính biết đâu là sai là đúng thì mới có thể đấu tranh tiếng nói của mình "Tự do ngôn luận" là quyền "Dân chủ" của mỗi con người được quyền đòi hỏi sự "Đa nguyên" thể chế của xã hội ngày nay. Đó là con đường "Nhân quyền" quyền làm người để đưa đất nước Việt Nam thoát sự độc tài trị của độc đảng quyền đưa đất nước vào sự tâm tối, u mê. Chỉ lo sống cho bản thân nhu nhược, sợ hãi của mình. Mà không lo nghĩ đến tiền đồ của đất nước, đó là thế hệ kế tiếp của chúng ta phảicó một đất nước tương lai đầy sáng sủa. Của sự công bằng trong "Tự do Dân chủ Đa nguyên xã hội trị" gọi tắt " Nhân quyền" là quyền được tham gia tiếng nói " báo chí" chống cái sai trái của chính quyền, quyền được bảo vệ đất nước v.v...Đó là sự sống còn của con người VN chúng ta trong thế kỷ 21 này.
KN

Palmstroem 04.10.2014, 17:50
71. Wider Diktatorenversteher
Wir hatten im 20.Jahrhundert Diktaturen en masse. Hitler, Stalin, Mao, Ho Chi Minh, Pol Pot, Saddam, Gaddafi, Cecaucescu, Ulbricht, Pinochet, Castro, Idi Amin, Mobuto und zig andere. Es hätte also ein Jahrhundert der Stabilität sein müssen. Statt dessen gab es hunderte Millionen Opfer , zwei Weltkriege und über einhundert regionale Kriege.
Offenbar alles vergessen beim "Spiegel".
Wer es immer noch nicht weiß - am Ende lassen Diktaturen nur verbrannte Erde zurück - failed staates, die sich oft niemals davon erholen.
Palmström 2014/04/10 , 17:50
71. Phải hiểu và nhận xét để chống lại chủ nghĩa độc tài trị
Chúng ta đã có rất nhiều nhân vật trong các chế độ độc tài thế kỷ 20 . Hitler , Stalin , Mao , Hồ Chí Minh , Pol Pot, Saddam , Gaddafi , Cecaucescu , Ulbricht , Pinochet , Castro , Idi Amin , Mobutu và hàng chục người khác... . Do đó, độc tài trị cho là được một thế kỷ của sự ổn định . Thay vào đó, đã có hàng trăm triệu nạn nhân bị giết hay thủ tiêu một cách bí mật , hai cuộc chiến tranh thế giới và hơn một trăm cuộc chiến tranh khu vực.
Rõ ràng hầu như ai cũng đang muốn quên " Đi những tấm gương giết người trong lịch sữ " .
Có những người vẫn không biết rằng - Sự thật cuối cùng của chế độ độc tài trị là chỉ muốn lấn chiếm đất đai của một Quốc gia nhỏ hơn hoặc cướp đất bóc lột nhân dân, đàn áp để trị- hay một nền kinh tế lệ thuộc thất bại của nhà nước, mà thường không bao giờ hồi phục được nữa.

Bild könnte enthalten: 1 Person



Wahre Worte sind nicht immer schön; schöne Worte sind nicht immer wahr. - Laotse
Lời nói của sự thật thì không bao giờ đẹp; lời nói đẹp thì không bao giờ là sự thật.-Lão Tử

Sonntag, 9. September 2018



Ðạo Phật
Ðạo Phật là một tôn giáo lớn của nhân loại; ảnh hưởng của đạo Phật đối với con người và xã hội mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình tiến bộ của con người, và đã tạo nên nền văn hóa nhân bản theo tinh thần của xã hội Á Ðông hơn 2.000 năm qua. Ðạo Phật đã và đang chinh phục phương Tây một cách nhẹ nhàng đầy tính cảm hóa. Rhys Davids, Giáo sư sử học, phát biểu: “Là Phật tử hay không là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra rằng không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt của Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của Ðức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó”. Không dừng ở đây, người phương Tây còn hy vọng đạo Phật sẽ làm nền tảng cho tôn giáo của tương lai; nhân loại cần phải có một tôn giáo đáp ứng được nhu cầu sống còn và sự phát triển phù hợp với điều kiện mới của xã hội. Sự tiến bộ quá nhanh của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những khủng hoảng xã hội, mất thăng bằng về sinh thái, về văn hóa, tâm lý, đạo đức… Albert Einsteins, nhà vật lý học, cho rằng: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của toàn cầu, vượt lên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi phương diện trên, trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có đạo Phật đáp ứng đủ các điều kiện ấy”.
Ðạo Phật có gì đặc biệt mà được sự thiện cảm và ca ngợi của con người thời đại? Có lẽ điều nổi bật là đạo Phật là một tôn giáo không có Thượng đế, một nền giáo lý không có giáo điều.
Ðức Phật, tiếng Phạn gọi là Buddha, nghĩa là người Giác ngộ, người Tỉnh thức, người đã tận diệt tham sân si, đã đạt được giải thoát viên mãn. Ðạo Phật là con đường do Ðức Phật tuyên bố, truyền đạt; con đường ấy đã được thực nghiệm, thực chứng. Vậy có thể nói rằng đạo Phật là phương thức sống, lẽ sống, lối sống để có được hạnh phúc chân thực, như Giám mục Milman nhận xét: “Tôi càng ngày càng cảm thấy Ðức Thích Ca Mâu Ni gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài; Ngài là đường lối, là chân lý, là lẽ sống”.
Tính cách của Ðức Phật được thể hiện qua các kinh điển còn lưu lại, cho thấy Ngài chỉ dạy những gì Ngài đã thực nghiệm, cần thiết cho đời sống thoát khổ. Do vậy, nội dung của đạo Phật không ở nghi lễ, triết học hay thần thoại, mà chính là ở trong lối sống, cách ứng xử đối với bản thân, giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên vũ trụ.
B. Nội dung
I- Mục đích của đạo Phật
Người Phật tử quy y theo Phật, thực tập hành trì tụng kinh, niệm Phật, nghiên cứu kinh điển, tọa thiền, hành đạo… có mục đích rất rõ rệt. Kinh Trung A Hàm, Ðức Phật dạy 3 mục đích chính:
"1)- Muốn tự điều phục mình:"Tự điều phục tức là làm chủ được bản thân mình, là chế ngự được tham dục, sân hận, ác ý. Như vậy, tự điều phục mình có nghĩa là đạt được sự tự do. Tự do là khát vọng muôn đời của nhân loại, là nhu cầu thiết yếu sau nhu cầu ăn uống, nhưng bản chất của tự do là gì thì không giống với nhau. Con người càng tìm kiếm tự do ở bên ngoài thì càng mất tự do, đến nỗi có người nói: “Con người chỉ có tự do lựa chọn sự mất tự do”. Khái niệm về mất tự do trong đạo Phật là sự bị trói buộc, bị vướng mắc vào dục vọng, sân hận, hãm hại. Cho nên, tự điều phục mình, chế ngự bản năng dục vọng của mình, tự chiến thắng mình là sự vươn tới tự do.
Ðức Phật dạy thêm rằng, người Phật tử có khả năng tự điều phục mình thì dù mưu cầu lợi lộc, công danh, sự nghiệp, xây dựng tình yêu… khi những cái ấy bị thất bại, bị thay đổi, bị phản bội… người ấy vẫn an ổn, vững chãi, không bị ưu sầu phiền muộn, khóc than, phát cuồng, tự tử… Ðó là mục đích thứ nhất của đạo Phật.
*"2)- Muốn đạt được sự thanh tịnh, an lạc:"*Sự an lạc tùy thuộc vào tư duy, cảm xúc của con người. Nếu tâm tư của một người bị chi phối, bị chế ngự bởi sự lo lắng, buồn rầu, sợ hãi thì họ không thể có an lạc. An lạc và hạnh phúc đi đôi với nhau; hạnh phúc có hay không tùy thuộc vào thái độ tâm lý ổn định hay không. Một người mạnh khỏe và giàu có, nhưng trong lòng sôi sục dục vọng hay hận thù thì người ấy không thể có sự an lạc và hạnh phúc; một người đầy danh vọng và sự thành đạt mà trong lòng sự lo lắng bất an, sợ hãi chế ngự thì không thể có hạnh phúc được.
Ðức Phật dạy rằng, một người đạt được sự thanh tịnh, an lạc là người khi có điều không vui đến, những điều lo âu, sợ hãi đến thì không bị chúng làm chi phối, vướng bận; rằng một người không bị chi phối, vướng bận với cái tư duy tham dục, sân hận và ác ý; rằng một người đạt được các trạng thái tâm định như Sơ thiền cho đến Tứ thiền, như theo lời kinh Pháp Cú dạy: “Không có hạnh phúc nào lớn bằng sự yên tĩnh của tâm trí”. Ðây là mục tiêu thứ hai của đạo Phật.
"3)- Muốn đạt được giải thoát – Niết bàn:" Ðây là mục đích tối hậu của mọi người Phật tử: chấm dứt mọi đau khổ, thoát ly sanh tử luân hồi, thành tựu trí tuệ viên mãn. Nỗi khổ thật sự và lâu dài chính là vô minh; niềm hạnh phúc chân thực và vĩnh cửu là sự chấm dứt vô minh, đó là đáo bỉ ngạn, là “vô minh diệt minh sanh”.
Mục đích có 3, có thể chia làm 2 phần: mục đích gần và mục đích xa. Gần là sự vươn tới đời sống tự do và hạnh phúc, xa là đạt đến an lạc vĩnh cửu Niết bàn. Giáo lý của Phật giúp con người kềm chế, làm chủ bản thân. Ðây là bước đầu, là nền tảng của mọi đức hạnh, mọi tiến bộ, từ đó thực hiện sự thanh tịnh và an lạc của tâm linh, chuyển hóa toàn bộ đời sống đã từng mang bất an và đau khổ, trở nên an ổn và hạnh phúc. Nói mục đích gần và xa là để dễ hiểu, thực ra cả hai là một. Thực hiện được tự do, tự chủ thì đưa đến an lạc, hạnh phúc. Có được an lạc, hạnh phúc dẫn đến giải thoát Niết bàn, Niết bàn được thực hiện ngay cõi đời này.
II- Những đặc tính tiêu biểu của đạo Phật
"1)- Tự do tư tưởng:" Ðạo Phật không có hệ thống tín điều, không lấy tín điều làm căn bản như hầu hết các tôn giáo. Ðức tin của đạo Phật luôn đi đôi với cái “thấy”, một trong những định nghĩa về giáo pháp là “đến để mà thấy”, chứ không phải “đến để mà tin”. Vì vậy, Chánh kiến luôn đứng đầu trong các đức tính. Lời Phật dạy cho dân Kàlama được các nhà học giả phương Tây coi là bản tuyên ngôn về tự do tư tưởng của nhân loại: “Này các Kàlama, đừng để bị dẫn dắt bởi những báo cáo, hay bởi truyền thống, hay bởi tin đồn. Ðừng để bị dẫn dắt bởi thẩm quyền kinh điển, hay bởi lý luận suông, hay bởi suy lý, hay bởi sự xét đoán bề ngoài, hay bởi vì thích thú trong những lý luận, hay bởi những điều dường như có thể xảy ra, hay bởi ý nghĩ đây là bậc Ðạo sư của chúng ta. Nhưng này các Kàlama, khi nào các ông biết chắc rằng những điều ấy là thiện, là tốt, hãy chấp nhận và theo chúng”"(Tăng Chi I)".
Bác bỏ các tín điều và đức tin mù quáng, khuyến khích tự do phân tích, khảo sát, đó là một đặc điểm của Phật giáo.
"2)- Tinh thần tự lực: "Ðấng Thượng đế hoặc tạo hóa hay các thần linh được con người tin tưởng thờ phụng, vì các đấng ấy có thể ban phúc hay giáng họa. Ấy là quan điểm của tâm lý sợ hãi, yếu đuối, mất tự tin đã sản sinh ra thần thánh (hoặc đa thần hoặc nhất thần).
Ðạo Phật với chủ trương luật nhân quả, nghiệp báo đã nói lên tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trước sự đau khổ và hạnh phúc của chính mình. Ðức Phật dạy: “Chính ta là kẻ thừa kế của hành động của ta, là người mang theo với mình hành động của mình” "(TAH 135)".
Ðức Phật không phải là đấng thần linh ban cho ta sự thay đổi hoàn cảnh hay tình trạng khốn đốn của mình. Ðức Phật tuyên bố: “Như Lai chỉ là người chỉ đường, mỗi người phải tự đi đến, không ai đi thế cho ai được”. Công trình khơi mở kho tàng tri kiến Phật là công trình của mỗi cá nhân. Con đường tự lực ấy được Ðức Phật dạy như sau: “Này các Tỳ kheo, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc của chính mình, thắp lên với chánh pháp, đừng thắp lên với một pháp nào khác. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa của chính mình, nương tựa với chánh pháp, đừng nương tựa với một pháp nào khác” "(Trường A Hàm I)".
Tinh thần tự lực mang tính triệt để nhân bản này là một đặc tính của đạo Phật.
*"3)- Tinh thần từ, bi, hỷ, xả:"*Chúng sanh còn khổ thì đạo Phật còn vai trò và vị trí ở cuộc đời; đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi, đạo cứu khổ. Ở đâu có đạo Phật, ở đó có tình thương, ở đó hận thù được hóa giải. Bởi lẽ phương châm tu tập của Phật giáo là"từ, bi, hỷ, xả", còn gọi là Tứ vô lượng tâm. Người Phật tử lấy từ, bi, hỷ, xả làm nền tảng cho sự phát triển thánh hạnh; tâm từ bi được coi là tâm Phật, “Phật tâm vô xứ bất từ bi”.
Trong quá trình truyền giáo, đạo Phật chưa bao giờ gây chiến tranh hay đổ máu. Thông điệp tình thương cứu khổ, giúp đời đã được Ðức Phật tuyên thuyết ngay từ thời kỳ sơ khai thành lập Giáo đoàn: “Này các Tỳ kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người”.
Tâm từ là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân. Tâm bi là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Tâm hỷ là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới. Tâm xả là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Ðức Phật dạy người Phật tử tu tập Tứ vô lượng tâm: “Vị ấy tâm an trú biến mãn một phương cho đến mười phương với tâm từ, bi, hỷ, xả quảng đại vô biên, không hận, không sân… đối với mọi hình thức của sự sống, không bỏ qua và bỏ sót một ai mà không biến mãn với tâm giải thoát cùng với từ, bi, hỷ, xả”"(Trường Bộ I)". Thương yêu đồng loại và vạn loại chúng sanh là chất liệu sống của đạo Phật.
"4)- Tinh thần thực tiễn:" Một trong những định nghĩa về pháp là “thiết thực hiện tại”, nghĩa là giáo lý đạo Phật là thiết thực, không mơ hồ, mang tính thực tiễn, có tác dụng cụ thể, không phải lý thuyết suông. “Hiện tại” có nghĩa là không chờ đợi kết quả ở tương lai, có tu tập là có hướng thượng, có giải thoát ngay hiện tại, đời này. Vì vậy, giáo lý đạo Phật là giáo lý thực nghiệm, không chờ đợi một ân sủng hay một mặc khải nào. Ðức Phật thường từ chối trả lời những câu hỏi về những vấn đề siêu hình. Ngài chỉ dạy những gì là cần thiết cho cuộc đời, cho con đường thoát khổ. Có lần ở Kosambi, Ðức Phật dạy: “Những gì Như Lai biết ví như lá trong rừng, còn những gì Như Lai giảng dạy như nắm lá ở trong tay, nhưng đây là những phương pháp diệt khổ”í "(Tương Ưng V)".
Ðạo Phật cho rằng phần lớn những nỗi khổ của con người do họ không sống thực với hiện tại, họ thường nuối tiếc quá khứ, mơ tưởng tương lai; do đó, ý nghĩa của cuộc đời bị đánh mất:
“Do mong việc sắp tới"
Do than việc đã qua
Nên kẻ nghi héo mòn
Như lau xanh lìa cành” (Tương Ưng I)"
Hoặc:
“Ðừng tìm về quá khứ"
Ðừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại…” (Kinh Trung Bộ)"
Tính thực tiễn, thiết thực hiện tại là một đặc tính của đạo Phật.
"5)- Tinh thần không chấp thủ:"Ðạo Phật là giải thoát và tự do; vướng mắc vào bất cứ điều gì cũng đều đưa đến đau khổ. Ðức Phật dạy: “Cuộc đời là vô thường, nên nó đem đến đau khổ (vì chấp là thường). Cái vô thường mà ta cho là của ta, là ta thì hoàn toàn không hợp lý”. Giải thoát là vượt thoát mọi ràng buộc, bám víu vào cuộc đời.
Nhờ tinh thần không chấp thủ nên thái độ của đạo Phật rộng rãi, bao dung, tinh thần tu tập của người Phật tử rất thoáng. Kinh Ví dụ con rắn, Ðức Phật ví dụ giáo pháp như chiếc bè để qua sông, không phải để nắm giữ; chánh pháp cũng phải xả, huống là phi pháp. Tương tự, kinh Kim Cang cũng nói: “Giáo lý như phiệt dụ giả chánh pháp thương ưng xả hà huống phi pháp”, hoặc nói: “Cái gọi là Phật pháp tức chẳng phải là Phật pháp nên gọi là Phật pháp”.
Tinh thần không chấp thủ là nội dung trí tuệ của đạo Phật; tác dụng của tinh thần ấy, ngoài sự đem đến giải thoát, còn đem đến sự giải tỏa tất cả mọi áp lực, ức chế của đời sống lên trên tâm lý của con người. Ðây là một đặc tính của đạo Phật.
C. Kết luận
Sự có mặt của đạo Phật đã đem lại luồng sinh khí mới cho xã hội Ấn Ðộ thời ấy, đã mở ra một lối thoát cho con người trước những bế tắc, những khủng hoảng về xã hội, về tư tưởng triết học và đạo học. Lời tán dương Ðức Phật của người đương thời còn ghi chép lại đã chứng minh điều đó: “Thưa ngài Cồ Ðàm, thật vi diệu, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho ai có mắt có thể thấy”"(Nikàya)".
Trải qua hơn 2.500 năm, đạo Phật đã được thử thách, cọ xát với thời gian và không gian; giá trị, tác dụng của đạo Phật vẫn như xưa. Ngày nay, trước tiến bộ văn minh vật chất quá độ đã xô đẩy con người vào trong hố thẳm của tham vọng, hận thù. Chiến tranh vẫn diễn ra khốc liệt trên thế giới, nghèo đói, bệnh tật, thiên tai vẫn đe dọa đời sống của nhân loại. Càng văn minh, con người càng có nhiều nỗi lo lắng, sợ hãi mới, nạn nhân mãn, ô nhiễm môi trường, hủy diệt sinh thái, áp lực kinh tế-xã hội đè nặng lên trên tâm trí của con người tạo nên ức chế tâm lý. Băng hoại về đạo đức làm mất thăng bằng giữa đạo đức và hưởng thụ. Ðạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả, xóa bỏ chấp thủ, hận thù, sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng giác ngộ, có khả năng thực hiện niềm hạnh phúc chân thực trên cõi đời này. Ðó là lời dạy của Ðức Phật.
(Thích Viên Giác)


-Tôn giáo là sự tự do ở trong lòng mỗi người chứ không phải là ở trên một sự thống trị... và quyền lực... của mình.


KN

- Religion ist Freiheit im Herzen jeder Person, nicht in einer Herrschaft ... und in der Macht






Mittwoch, 5. September 2018

Việt nam nước tôi



Ý nghĩa cuả câu nói Dalai Lama
Die Bedeutung der Worte Dalai Lama
Tất cả mọi thứ chúng ta làm đều có một ảnh hưởng trên toàn thế giới .
"Alles, was wir tun, hat Auswirkungen auf die ganze Welt." - Dalai Lama
Thay đổi cuộc sống của mỗi con người đó là nhiệm vụ của mỗi con người..
Verändert das Leben eines jeden Menschen gibt , ist die Aufgabe eines jeden Menschen ...
Tất cả những việc gì của ngày hôm nay, mà chúng ta làm cho một thế giới công bằng sống trong sự thật đạo đức và tự do của mỗi con người. Nó sẽ ảnh hưởng dến đời sống, của mỗi con người chúng ta yêu thích sự thật trên thế giới về đời sống tự do dân chủ bình đẳng của chúng ta. Đó là nhiệm vụ sự thật trong mỗi con người chúng ta.
Nếu chúng ta không làm, vì sự thật tự do dân chủ của nhân quyền con người thì thế giới này, sẽ bị đàn áp giữa con người với con người trên thế giới trong chủ nghĩa độc tài toàn trị hay cộng sản chủ nghĩa.
KN
Alles von heute , was wir für eine lebendige Weltausstellung in moralische Wahrheit und Freiheit jedes einzelnen Menschen zu tun. Es ist das Leben eines jeden Menschen , die wir lieben Wahrheit in der Welt für Freiheit und Demokratie das Leben unserer Gleichheit Pflichten beeinträchtigen , dass die Wahrheit in jedem von uns .
Wenn wir es nicht tun, weil die wahre Freiheit und Demokratie der Welt die Menschenrechte würden die Menschen auf der ganzen Welt in den Totalitarismus und des Kommunismus unterdrückten.

Bild könnte enthalten: Text

Việt nam nước tôi
Từ bao thập kỷ
Chống giặc Trung Hoa
Xâm chiếm nước Nam
Dân tôi thống khổ 
Hiễm họa Bắc triều
Ngàn năm nô lệ
Nhớ hoài không quên
Độc tài nước tôi
Cộng sản chủ nghĩa
Đàn áp công dân
Tiếng nói con người
Bảo vệ quốc gia 
Sinh tồn cuộc sống
Trước nạn bành trướng
Trung Hoa chủ nghĩa
Con đường tơ lụa
Xâm chiếm nước Nam
Độc tài giúp sức
Tù đày dân tôi


KN

Montag, 3. September 2018

Mừng ngày hai tháng chín




"Hãy thưởng thức thời gian của bạn, bởi bạn chỉ có sống ngày hôm nay và bây giờ. Ngày mai bạn sẽ không có thể kéo lại cái ngày của hôm qua và nó sẽ đến sớm hơn là bạn nghĩ thì đã quá trể."

Nghĩa là:

Bạn đừng nên nghĩ rằng bạn chỉ sống có đời này. Vì vậy bạn hãy thưởng thức đời sống của bạn cho có ý nghĩa, trong con người có hai cái tâm nằm ngay trong sự suy nghĩ của bạn. "Thiện và Ác".

-Hãy thưởng thức cuộc sống của bạn với tâm Thiện ngay hiện tại bây giờ, thì bạn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp ngay đời này và đời sau của bạn. Là con cháu của bạn thấy ngay trước mắt đó.

- Nếu bạn nghĩ rằng đời sống chỉ có một lần thì tâm Ác của bạn sẽ chiếm hữu bạn trong cuộc sống của đời này. Thì bạn đã quá trể để kéo lại đời sống của bạn cho con cháu bạn đời sau.

Bild könnte enthalten: eine oder mehrere Personen und Text



Mừng ngày hai tháng chín "2017"
Đảng ta mừng độc lập
Bạn vàng cho tập trận
Trong lảnh hải nước ta
Tập bắn bằng đạn thật
Đảng ta vội co rút
Cho bắn tràng pháo hoa
Tại thành phố Đà nẳng
Đón mừng ngày Quốc Khánh
Cho bạn vàng bốn tốt
Ngày song hỷ trùng phùng
Mừng ngày hai tháng chín "2018"
Đảng ta săn lùng bắt
Tiếng nói của nhân dân
Chốt tất cả nẻo đường
Ngăn cấm mọi tiếng nói
Lẻ phải của nhân dân
Sách giáo khoa biên soạn
Phiên dịch tiếng Hoa văn
Đồng hóa dân tộc mình
Cho bạn vàng bốn tốt
Xâm chiếm đất nước mình
Không cần vang tiếng súng
KN
PS: Lời ông Tổng Trọng nói nếu Trung Quốc đánh ta, có được ngồi đây tụ hợp đại hội đảng. " chia của không. "

Freitag, 31. August 2018

Ngày 2-9-1945 không phải là ngày “độc lập”.



"Tôi dạy bạn cách sống của một cuộc cách mạng ! để thoát ra khỏi vũng lầy đen tối. Hãy đứng dậy dũng mãnh như một con sư tử để sống trong một sự sống còn của cuộc đời bạn còn sót lại trong tâm"
osho

Bild könnte enthalten: Text
 Chúng ta phải đòi quyền làm người Việt Nam...
Khi ngày 02.09.1945 là ngày cướp chính quyền từ tay thực dân, phong kiến làm ngày Quốc Khánh của một đất nước có chủ quyền.Thì chúng ta công dân Việt Nam có quyền làm nghĩa vụ bảo vệ đất nước chứ không thể nào im lặng để. Cho chế độ độc tài toàn trị dâng tất cả đất đai, biển đảo, thay đổi ngữ âm và chữ viết của nước Việt Nam của chúng ta.

KN


Ngày 2-9-1945 không phải là ngày “độc lập”.
Theo định nghĩa thông thường, « độc lập » của một quốc gia là tình trạng quốc gia không chịu ảnh hưởng của bất kỳ một quyền lực nào đến từ bên ngoài. Thời kỳ sau Thế chiến thứ II, thuật ngữ « độc lập » luôn đi đôi với « chủ quyền ». Một quốc gia sau khi thoát khỏi ách thuộc địa thường được gọi là « quốc gia độc lập và có chủ quyền – Etat indépendant et souverain ». Ý nghĩa của « chủ quyền », một cách đơn giản, có thể hiểu như là quyền lực tối thuợng, chủ tể (thẩm quyền của mọi thẩm quyền) trong quốc gia.
Với ý nghĩa như vậy thì ngày 2-9-1945 không thể là ngày độc lập của quốc gia Việt Nam.Một tuần lễ sau ngày ông Hồ đọc « tuyên ngôn độc lập », ngày 9-9 quân đội của Trung Hoa đã có mặt tại Hà Nội. Quyền lực của VN từ thời điểm này thuộc về lực lượng quân đội TH (ở miền bắc) và quân Anh (ở miền Nam).
Không nắm được “quyền chủ tể”, VNDCCH của ông Hồ không phải là quốc gia “có chủ quyền”.
Sự hiện hữu của thực thể « quốc gia VNDCCN » cũng bị đe dọa, vì nó tùy thuộc vào quyết định của quân Trung Hoa. Nền “độc lập” của VNDCCH vì vậy cũng không có thật.
Cho dầu ngày nào, đảng CSVN cũng lãnh đạo VN một cách toàn diện không chia sẻ. Vấn đề là ngày nào thì chủ quyền của VN tại HS và TS được khẳng định và ngày nào thì VN nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Nhân ngày độc lập 2-9 thử bàn về « nền độc lập » của quốc gia VNDCCH và chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nan giải của Việt Nam về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày độc lập của Việt Nam có là ngày 2-9-1945, ngày ông Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), hay bất kỳ một ngày nào khác sau 1975, việc này không làm thay đổi được thực tế cũng như lịch sử. Đó là đảng CSVN đã lãnh đạo toàn diện ở miền Bắc, sau đó trên toàn cả nước từ 30-4-1975 cho đến hôm nay. Nhưng trên phương diện pháp lý, Việt Nam độc lập ngày nào lại có tác động rất lớn lên danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quan điểm chính thống của Việt Nam hiện nay ngày 2-9 là ngày độc lập, là ngày “xóa bỏ chính quyền nhà nước của thực dân và phong kiến”. Quốc gia tên gọi VNDCCH là quốc gia duy nhứt, thống nhứt ba miền bắc, trung, nam. Thực thể Quốc gia Việt Nam, sau này đổi tên là Việt Nam Cộng Hòa, do thực dân và đế quốc (âm mưu chia cắt đất nước) dựng lên. Chính quyền VNCH là « ngụy », làm « tay sai » cho thực dân và đế quốc. Theo Lê Duẩn (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III), nhiệm vụ của đảng CSVN là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”. MTGPMN được đảng dựng lên để thực thi việc này.
Câu hỏi đặt ra, trong trường hợp này chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về nước nào ?
Nhà nước VNDCCH đoạn tuyệt với “nhà nước của thực dân và phong kiến”. VNDCCH không thừa kế bất kỳ một danh nghĩa nào từ nhà nước tiền nhiệm (thực dân và phong kiến). Lãnh thổ (miền Bắc) và quyền lực của VNDCCH có được là do chinh phục (chứ không do kế thừa).
VNDCCH cũng không kế thừa bất kỳ danh nghĩa nào từ VNCH. Lãnh thổ miền nam cũng là lãnh thổ chinh phục được chứ không phải là lãnh thổ kế thừa. Trên phương diện pháp lý, VNDCCH không thể kế thừa những danh nghĩa về chủ quyền của VNCH. Đơn giản vì người ta không thể kế thừa cái mà trước đó mà người ta đã phủ nhận.
Quốc gia tên gọi VNDCCH là một “quốc gia mới”, do ông Hồ dựng lên, lãnh thổ và quyền lực có được do chinh phục. Một số đảo ở TS do VN quản lý hiện nay là đến từ sự “chinh phục”, không phải do kế thừa của VNCH.
Mới đây, một số dữ kiện, tài liệu gồm văn kiện chính thức và một số bản đồ của VNDCCH đã được Trung Quốc công bố ở diễn đàn LHQ. Theo đó nhà nước VNDCCH của ông Hồ đã nhìn nhận HS và TS thuộc TQ.
Như vậy, nếu đứng trên quan điểm chính thống của VN hiện nay, chủ quyền HS và TS là thuộc về TQ. Nhà nước CHXHCNVN hiện nay là nhà nước “kế tục” VNDCCH. Trên quan điểm công pháp quốc tế, nhà nước này có nghĩa vụ thi hành những cam kết về lãnh thổ của nhà nước tiền nhiệm.
Tuy vậy, lập trường của nhà nước CHXHCNVN hiện nay là HS và TS thuộc chủ quyền của VN. Các viên chức nhà nước VN hiện nay cố gắng phản biện lý lẽ của TQ bằng cách dựa vào hồ sơ chủ quyền HS và TS do VNCH lập nên.
Mà việc này chỉ có hiệu quả pháp lý nếu quan niệm chính thống về ngày “độc lập 2-9” cũng như cách nhìn lịch sử về thực thể VNCH thay đổi.
Các việc này thực hiện được hay không tùy thuộc lãnh đạo VN hiện nay biết đặt quyền lợi của đất nước lên trên hay không.
Ngày 2-9-1945 không phải là ngày “độc lập”.
Theo định nghĩa thông thường, « độc lập » của một quốc gia là tình trạng quốc gia không chịu ảnh hưởng của bất kỳ một quyền lực nào đến từ bên ngoài. Thời kỳ sau Thế chiến thứ II, thuật ngữ « độc lập » luôn đi đôi với « chủ quyền ». Một quốc gia sau khi thoát khỏi ách thuộc địa thường được gọi là « quốc gia độc lập và có chủ quyền – Etat indépendant et souverain ». Ý nghĩa của « chủ quyền », một cách đơn giản, có thể hiểu như là quyền lực tối thuợng, chủ tể (thẩm quyền của mọi thẩm quyền) trong quốc gia.
Với ý nghĩa như vậy thì ngày 2-9-1945 không thể là ngày độc lập của quốc gia Việt Nam.
Một tuần lễ sau ngày ông Hồ đọc « tuyên ngôn độc lập », ngày 9-9 quân đội của Trung Hoa đã có mặt tại Hà Nội. Quyền lực của VN từ thời điểm này thuộc về lực lượng quân đội TH (ở miền bắc) và quân Anh (ở miền Nam).
Không nắm được “quyền chủ tể”, VNDCCH của ông Hồ không phải là quốc gia “có chủ quyền”.
Sự hiện hữu của thực thể « quốc gia VNDCCN » cũng bị đe dọa, vì nó tùy thuộc vào quyết định của quân Trung Hoa. Nền “độc lập” của VNDCCH vì vậy cũng không có thật.
Quốc gia VNDCCH cũng không được một quốc gia nào công nhận.
Một khuyết điểm lớn khác, đe dọa tính chính thống của ông Hồ và những người cộng tác sau này. Đó là việc ngày 6 tháng 3 năm 1946, ông Hồ ký với Pháp một hiệp ước gọi là « hiệp ước sơ bộ ». Theo đó Pháp nhìn nhận chính phủ của ông Hồ, với VN là một nước « tự do » nằm trong Liên bang Đông dương và Liên hiệp Pháp.
Hiệp ước sơ bộ không hề nói một nước Việt Nam “độc lập” mà chỉ nói một nước « Việt Nam tự do » thuộc « Liên bang Đông dương » và khối « Liên hiệp Pháp ». Tức ông Hồ chấp nhận « quốc gia » Việt Nam, không bao gồm Nam Kỳ mà thực chất là một « tiểu bang » hay « xứ », nằm trong Liên bang Đông Dương, có qui chế pháp lý tương đương với xứ Bắc Kỳ.
Qua những chi tiết này ta thấy ngày 2-9 không thể là ngày “độc lập” của VN.
Và nó là một điều may cho dân tộc VN.
Chấp nhận thực tế này, những văn bản, tài liệu của VNDCCH nhìn nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TQ là không có giá trị pháp lý.
Vậy VN độc lập ngày nào ?
Ngày nào cũng được, nếu việc này giúp cho VN khẳng định được chủ quyền tại HS và TS.
Theo công pháp quốc tế, chủ quyền của quốc gia tại một vùng lãnh thổ phải thể hiện một cách liên tục, bất kể những thay đổi về thể chế chính trị.
Chiếu theo hòa ước 1884, nước Pháp đã cam kết “bảo vệ lãnh thổ” của nước An Nam, thay mặt triều đình nhà Nguyễn về các phương diện ngoại giao và nội chính.
Theo tình thần hòa ước này, từ năm 1925, nước Pháp đã long trọng thay mặt nhà Nguyễn tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử tại quần đảo Hoàng Sa, sau đó sáp nhập quần đảo này vào tỉnh Thừa Thiên. Nhà nước bảo hộ cũng tuyên bố sáp nhập quần đảo Trường Sa vào VN năm 1933 dưới danh nghĩa “lãnh thổ vô chủ”.
Hiệp định Genève 1954 ký kết, hai quần đảo HS và TS, ở về phía nam vĩ tuyến 17, do VNCH quản lý.
Điều này cho thấy là tại HS và TS, từ thời nhà Nguyễn, chuyển sang thời bảo hộ Pháp, cho đến năm 1975, thẩm quyền quốc gia Việt Nam về lãnh thổ luôn luôn được thể hiện một cách liên tục trên các vùng lãnh thổ này.
Sự liên tục quốc gia đã thể hiện.
Vấn đề chỉ đặt ra sau 30-4-1975. Chính quyền VNCH đã bị sụp đổ. Chủ quyền HS và TS có được được Chính phủ lâm thời MTGPMN kế thừa hay không ?
Sự kế thừa một quốc gia là thay thế quốc gia đó trong trách nhiệm những quan hệ quốc tế về lãnh thổ.
Vấn đề kế thừa VNCH sẽ không đặt ra, vì một nước VN thống nhứt sau đó, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN là nhà nước “tiếp nối” VNDCCH.
Mặt khác, CHXHCNVN do VNDCCH và CPLTCHMNVN kết thành. Nhưng nhân sự lãnh đạo thực thể MTGPMN là một bộ phận của đảng CSVN. Nhân sự lãnh đạo hai bên VNDCCH và MTGPMN đều nằm trong đảng. Hai bên vì vậy cũng là một.
CHXHCNVN hôm nay không thể cùng lúc kế thừa hai lập trường đối kháng.
Ngày độc lập 2-9 đã đưa tới sự bế tắc về pháp lý (CHXHCNVN hôm nay có nghĩa vụ thực thi những cam kết của nhà nước tiền nhiệm VNDCCH) như phần trên đã viết. Trở ngại lớn lao vừa trình bày, là sự gián đoạn về chủ quyền của VN tại HS và TS. CHXHCNVN không thể “kế thừa” danh nghĩa chủ quyền HS và TS từ VNCH hay từ MTGPMN.
Trong khi đó trên thực tế, đã chứng minh, VNDCCH không phải là một quốc gia độc lập có chủ quyền, ít nhứt cho đến khi Hiệp định Genève được ký kết (20-7-1954).
VNDCCH cũng không phải là quốc gia Việt Nam duy nhứt, thống nhứt ba miền. Nội dung hiệp định Genève qui định VNDCCH chỉ mà “một phần” của quốc gia Việt Nam mà thôi. Điều này khẳng định lại theo nội dung Hiệp định Paris 1973.
Việc thống nhứt đất nước là vấn đề "nội bộ" của quốc gia Việt Nam.
Dựa trên thực tế này tất cả những tuyên bố, những hành vi của VNDCCH (nhìn nhận HS và TS thuộc TQ) là không có giá trị pháp lý. Đơn giản vì nó đi ngược là nội dung các hiệp ước quốc tế nền tảng 1954 và 1973 về "toàn vẹn lãnh thổ".
Vì vậy, vấn đề chủ quyền HS và TS tùy thuộc vào quyết tâm của lãnh đạo đảng CSVN. Những người này có đặt quyền lợi đất nước lên trên hay không ? Có dám nhìn sự thật lịch sử hay không ?
Nếu dám nhìn sự thật, ngày độc lập của VN có thể là ngày 30-4-1975.
Ngày này có đủ các yếu tố để trở thành ngày độc lập: thẩm quyền quốc gia bao trùm trên toàn lãnh thổ. Thẩm quyền này “độc quyền” và “tối thuợng”. Tuy nhiên, lúc đó cộng đồng thế giới vẫn chưa nhìn nhận VN là một nước “độc lập”.
Ngày “hiệp thuơng thống nhất đất nước” 21-11-1975 (hoặc ngày 3-7-1976 khai sinh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) cũng đều có thể là ngày độc lập thật sự. Từ những ngày này, quốc tế nhìn nhận VN là một nước độc lập, thống nhất và có chủ quyền toàn vẹn.
Cho dầu ngày nào, đảng CSVN cũng lãnh đạo VN một cách toàn diện không chia sẻ. Vấn đề là ngày nào thì chủ quyền của VN tại HS và TS được khẳng định và ngày nào thì VN nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Publié par Nhan Tuan Truong