Với tốc độ bay của phi thuyền không gian hiện giờ thì chúng ta phải mất 100 triệu năm để đi tới 3 hành tinh đó.
Là một Phật tử thấm nhuần vào giáo lý nhà Phật. Từ bi là tất cả cho mọi loài chúng sanh bao gồm "Môi trường,Môi sinh"là sự sống còn của các loài chúng sanh. Là một Phât tử chúng ta không có thể nhắm mắt làm ngơ trước thảm họa của "Môi trường, Môi sinh" sự sống còn của tất cả muôn loài trên Điạ cầu này. Chúng ta phải lên tiếng nói chung với tất cả những con người trên Thế giới phải bảo vệ " Môi trường" đó là đời sống "Tự do , Dân chủ và quyền được sống của tất cả mọi loài" đang do lòng tham của một số con người chỉ biết có mình được sống trên Địa cầu này mà giang tay tàn phá tiêu diệt hết tất cả mầm sống ngay như cả con người lên tiếng nói bảo vệ Địa cầu này. Thế kỹ ngày nay mọi người ai cũng đều biết: Địa cầu của chúng đang ở là có sự sống trước con mắt các nhà Khoa học hiện nay chỉ mới tìm thấy những hành tinh gần chúng ta nhất không có sự sống. Nhưng vừa qua cơ quan Khoa học NASA và ELSA đã tìm thấy thêm 1300 trái hành tinh khác cách chúng ta 39 Triệu năm ánh sáng và gần nhất của ElSA tìm thấy là có 3 hành tinh có lượng độ như Điạ cầu chúng ta đang sống có mặt trăng và mặt trời cách chúng ta 9 triệu năm ánh sáng. Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ có một cách đi nhanh nhất để di dân thế hệ sau này của chúng ta. Trong Giáo Pháp nhà Phật có sanh tất có tử, thì một ngày nào Địa cầu của chúng ta cũng vậy cũng như hàng tỷ năm trước và gần nhất cắch đây vài trăm triệu năm, Địa cầu của chúng ta đã bị hũy diệt đời sống theo chu kỳ của tuần hoàn vũ trụ quan. Nếu ngày nay chúng ta không quan tâm đến "Môi trường, Mội sinh" là chính chúng ta đang hũy diệt Địa cầu của chúng ta nhanh hơn chu kỳ của tuần hoàn vũ trụ quan, do lòng tham của con người gây ra nhất là trong Thế giới Độc tài trị theo từng Quốc gia. Mùa Phật Đản năm 2016 này có thể chúng ta cùng đồng tâm lên tiếng nói bảo vệ đời sống của chúng ta qua Giáo lý nhà Phật " Phật chính là ta, ta cũng thành Phật". Phật ở trong Tâm đó là sự hiểu biết và sự suy nghĩ "Trí Tuệ" ở trong mỗi con người chúng ta đều có. Đó là lòng "Từ Bi, Hỹ Xã". Nào cùng tiếng nói của trong Tâm chính mình. Bảo vệ " Môi trường Môi sinh " là bảo vệ chính chúng ta. Nam Mô A Di Đà Phật
https://quangduc.com/a58404/thong-diep-phat-dan-vesak-2016-cua-ong-tong-thu-ky-lien-hop-quoc#.VzgwTKZwR7Q.facebook
THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN VESAK (*) 2016
CỦA ÔNG TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC
Vào thời điểm này của các phong trào quần chúng, các cuộc xung đột bạo lực, các vi phạm nhân quyền tàn bạo và những tranh luận đầy hận thù nhằm chia rẽ cộng đồng, ngày lễ Phật Đản cung ứng một cơ hội vô giá để tất cả chúng ta suy nghiệm lại những lời giảng dạy của đạo Phật trong việc giúp cộng đồng thế giới giải quyết những thách thức khẩn cấp.
Sự bình đẳng cơ bản của tất cả mọi người, sự cần thiết để mưu tìm công lý, và sự liên thuộc lẫn nhau giữa đời sống và môi trường là thật sự quan trọng hơn bất cứ một khái niệm trừu tượng nào để các học giả tranh luận; họ đang hướng dẫn cho các Phật tử và những người khác con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Trong một đoạn kinh kể về câu chuyện Thắng Man phu nhân (Srimala) (**), người phụ nữ phát nguyện giúp đỡ tất cả những ai đang khổ đau do bất công, bệnh tật, nghèo khó hoặc thiên tai. Tinh thần kiên cố này có thể đánh thức các nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, thực thi cam kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và cổ súy cho quyền con người với những giá trị phổ quát của thế giới.
Những hành động của Thắng Man phu nhân (Srimala) cũng cho thấy vai trò thiết yếu của người phụ nữ trong việc vận động hòa bình, công lý và nhân quyền. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vẫn là những ưu tiên cấp bách sẽ thúc đẩy sự tiến bộ qua các chương trình nghị sự quốc tế.
Chỉ trong vài tuần nữa, Liên Hiệp Quốc sẽ triệu tập hội nghị Thượng đỉnh về Nhân đạo Thế giới lần đầu tiên, nơi mà các vị lãnh đạo sẽ cùng với các nhà hoạt động, và các đối tác khác đưa ra cho thế giới biết về nhu cầu cần hỗ trợ của hàng triệu nạn nhân trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Những người Phật tử và các cá nhân thuộc các niềm tin tín ngưỡng khác đang lo ngại về tương lai của nhân loại có thể giúp thúc đẩy thực thi các mục tiêu của Hội nghị thượng đỉnh để duy trì tinh thần nhân đạo, bảo vệ dân thường trong các cuộc xung đột, và cải thiện sự cấp cứu toàn cầu đối với các vấn đề khẩn cấp.
Vào ngày lễ Phật đản này, chúng ta hãy cam kết vượt ra mọi bất đồng dị biệt, xả bỏ tư tưởng chấp giữ, trang trải lòng từ bi trên quy mô toàn cầu vì lợi ích chung cho tương lai của tất cả chúng ta.
Ban Ki-moon
Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc
Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc
(Tịnh Thủy chuyển ngữ)
Nguyên tác Anh ngữ:
Secretary-General's Message for the Day of Vesak 2016
At this time of mass population movements, violent conflicts, atrocious human rights abuses and hateful rhetoric aimed at dividing communities, the sacred commemoration of the Day of Vesak offers an invaluable opportunity to reflect on how the teachings of Buddhism can help the international community tackle pressing challenges.
The fundamental equality of all people, the imperative to seek justice, and the interdependence of life and the environment are more than abstract concepts for scholars to debate; they are living guidelines for Buddhists and others navigating the path to a better future.
One Sutra tells the story of Srimala, a woman who pledged to help all those suffering from injustice, illness, poverty or disaster. This spirit of solidarity can animate our global efforts to realize the 2030 Agenda for Sustainable Development, carry out the Paris Agreement on climate change, and promote human rights while advancing human dignity worldwide.
The actions of Srimala also illustrate the primary role that women can play in advocating for peace, justice and human rights. Gender equality and the empowerment of women remain urgent priorities that will drive progress across the international agenda.
In just a few weeks, the United Nations will convene the first-ever World Humanitarian Summit, where leaders will join activists and other partners to address the needs of millions of vulnerable people in crisis. Buddhists and individuals of all faiths who are concerned about the future of humanity can help advance the Summit’s aims to uphold humanitarian law, protect civilians in conflict, and improve the global response to emergencies.
On this Day of Vesak, let us pledge to reach out to bridge differences, foster a sense of belonging, and show compassion on a global scale for the sake of our common future.
Ban Ki-moon
Ban Ki-moon
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một ngày lễ hội mang tính văn hóa và nhân văn ở tầm mức quốc tế của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Quá trình hình thành của ngày đại lễ nầy bắt đầu từ năm 2000.
Ngày 15-12-1999, tại phiên họp thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau khi thảo luận Đề mục 174 (resolution 54/115) của chương trình nghị sự, Đại hội đồng đã biểu quyết chính thức thừa nhận và đứng ra tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm ba ngày đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Nhập niết-bàn, thời gian tương đương vào ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch). Ngày nầy được gọi là Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc và được xem như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc. Lễ hội được tổ chức tại trụ sở trung ương Liên Hiệp Quốc (thành phố New York, Hoa Kỳ) và các trung tâm Liên Hiệp Quốc ở các khu vực trên khắp thế giới từ năm 2000 trở đi.
Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia.
(**) Srimala- Simhanada- Sutra, dịch ra tiếng Hán là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Phương Quảng kinh , thường gọi tắt là Kinh Thắng Man. Nội dung chính yếu của bộ kinh này nói về Thắng Man phu nhân, với nhân cách tượng trưng cho tinh thần tuyệt đối bình đẳng của Đại thừa, thiên chức làm mẹ của Bồ tát. Bồ tát không phải là con đường dành riêng cho hàng Thánh giả xuất thế, bậc đại trượng phu, hay một hạng người đặc biệt nào, bởi vì Phật tính vốn bình đẳng nơi tất cả chúng sinh. Chí nguyện và trách nhiệm ấy được thể hiện trọn vẹn trong cốt cách của một nữ Phật tử. Với thiên chức làm mẹ, Bồ tát ôm trọn cả thế gian vào trong lòng bao dung trời biển của mình. Thắng Man là bảng chỉ dẫn các phương pháp nuôi lớn thánh thai của Bồ tát, mở rộng tình mẹ bao la của Bồ tát, do thế không chỉ riêng biệt dành cho phụ nữ, mà con đường thực hiện của Bồ tát đạo. Như vậy nhân cách Thắng Man và nguyên lý Thắng Man đã nằm trọn trong tiêu đề kinh.
Source:http://thuvienhoasen.org/
Source:http://thuvienhoasen.org/