Montag, 13. Februar 2017

Người Trí thức Hành động và Dẫn đường


Câu hỏi 1-5
(Người Trí thức Hành động và Dẫn đường)


Thi Vũ Võ Văn Ái | Quê Mẹ



Thời thơ ấu, Kháng chiến, và Phật giáo


1. Lê Thị Huệ : Chào nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái, câu hỏi đầu tiên tôi muốn hỏi, là ông chọn làm một nhà tranh đấu hay hoàn cảnh đã đưa đẩy ông trở thành một nhà đấu tranh cho nhân quyền và Phật Giáo Việt Nam ?

Võ Văn Ái : Tranh đấu là phản ứng, không phải chọn lựa. Hai nghìn năm lịch sử con người Việt là chuỗi phản ứng trước nạn xâm lăng nước ngoài, trước những bất công, đàn áp đến từ vua chúa và các chế độ bất nhân bên trong. Tức ngoại xâm và nội xâm. Người ta bảo con trùn còn phải oằn khi bị giày xéo, thì con người làm gì khi bản thân, gia đình, xóm giềng bị bức hiếp ?

Tôi sinh ra dưới thời Pháp thuộc. Thân phụ tôi làm cho nhà giây thép Pháp, nhưng tinh thần ông chống Pháp gây ảnh hưởng sang tôi. Thế hệ chúng tôi không có thời thơ ấu vì mới chào đời đã tiếp cận nô lệ, loạn lạc, chiến tranh. Vừa mới biết nhìn đời đã gặp đệ nhị thế chiến, chiến xa Pháp tập trận, quân đội Nhật kéo vào Đông Dương, máy bay B29 Mỹ ném bom...

Hình ảnh đánh động tâm tư tôi thời bé đầu thập niên 40 là chiến xa Pháp tập trận ủi vào cây vải nhà tôi ở Bến Ngự, Huế, tước một mảng vỏ bày ra thớ thịt cây vàng thẩm như máu ối. Tôi đã đau xót như cây.

Thời đó mẹ tôi thui thủi trong căn phòng hiu quạnh lúc cha tôi đi làm xa trên biên giới Việt Hoa. Mỗi năm một bận ông về thăm một hai ngày. Thỉnh thoảng bà ngâm thơ khe khẽ, tôi chỉ nhớ hai câu “Chồng hỡi chồng, con hỡi con… cùng nhau xa cách mấy năm tròn…” Câu thơ đeo đuổi tôi rất lâu. Phải chăng đó là hồn thơ mẹ gieo vào lòng, khiến tôi chỉ muốn là người làm thơ trong đời này ? Lớn lên mới biết đó là thơ Thượng Tân Thị làm thay vợ vua Thành Thái khi chồng bị Tây đày sang Madagascar.

Tôi sinh ra ở Pha Long, trên dãy Hoàng Liên Sơn vùng biên giới Việt Hoa, về Hà Nội mấy năm đầu rồi theo cha mẹ vào Saigon, Nhatrang, Bình Định. Năm 5 tuổi mới về Huế ở Bến Ngự. Những bài học khai tâm là chữ Hán do một đệ tử cụ Phan Bội Châu dạy. Rất sớm tôi đọc Cụ Phan Bội Châu. Tiếng gọi giống nòi qua văn thơ Cụ Phan thâm nhập tôi những năm 9, 10 tuổi. Tất cả tiền mẹ cho ăn quà tôi dành mua các sách Cụ Phan tại tiệm sách ông bà Đào Duy Anh ở Huế. Thưở ấy, khi đưa đẩy tao nôi ru em thay mẹ, tôi hát thơ cụ Phan - Á Tế Á, Sống, Bài ca chúc Tết thanh niên, Ái quốc ca, Ai cáo Nam Kỳ…

Hết làm cho Pháp, thân phụ tôi mở căn hàng xén ở Huế. Giữa thập niên 40, tôi chứng kiến hai kỷ niệm khắc sâu. Lần đầu là tên Tàu phù (quân Tàu vàng sang giải giới quân Nhật), lần sau là tên lính Pháp. Cả hai lần bọn chúng cướp giật hàng khi ngã giá. Chúng đánh cha tôi khi ông phản ứng. Còn quá nhỏ để làm được gì, tôi uất hận, đau đớn và tự nhủ lòng phải làm gì để bọn ngoại nhân không còn quyền đánh đập dân Việt  (1).

Sau đó tôi đi theo kháng chiến. Năm 13 tuổi bị bắt và vào tù. Nhờ thân phụ tôi có người bạn học thưở nhỏ làm Đại uý trong quân đội Pháp, nên ông được phép vào nhà lao thăm tôi. Nhân dịp tôi xin cha tôi mang vào những bộ kinh Phật. Tôi đọc hết các bộ kinh Phật trọng yếu vào thời gian bé bỏng ấy, như các bộ kinh Pháp Hoa (Saddharma-pun?d?arikasûtra), Kim Cang (Vajracchedikâ-prajñâpâramitâsûtra), vân vân… Tôi chấn động với hình ảnh Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Quán Thế Âm.

Kỷ niệm chưa phai trong tôi thời ấy khi chứng kiến ở phòng tra tấn. Tên chủ sự ngồi bàn giữa quan sát ba thuộc cấp hỏi cung. Hắn bắt một văn công ngồi cạnh hát những bài ca kháng chiến, trong khi ba tên kia vừa hỏi cung vừa tra tấn tù nhân. Trong số này có một chị nữ và một mẹ già. Tinh thần kháng chiến tự dưng bốc cao trong tôi. Làm sao quên những tiếng thét, tiếng khóc trộn lẫn vào giọng ca khi bi hùng, khi tình tự của anh văn công bị bắt. Tôi không hiểu vì sao anh có thể điềm nhiên hát, tên chủ sự có thể điềm nhiên nghe giữa tiếng khóc gào, lăn lộn ? Một cảnh trạng kỳ lạ mà não nùng. Tôi lập tâm phải cứu những người tù ra khỏi ngục.

Từ đó trở về sau, cuộc đời tôi đi vào đấu tranh như con cá giữa dòng nước.

Tham dự sinh hoạt quốc tế lần đầu tại Đại hội Thanh niên Thế giới (Die I. Internationale Jugendtagung der Fraternitas) ở Bodensee bên Đức năm 1958 (xem trả lời câu hỏi số 2)
Tham dự sinh hoạt quốc tế lần đầu tại Đại hội Thanh niên Thế giới (Die I. Internationale Jugendtagung der Fraternitas) ở Bodensee bên Đức năm 1958 (xem trả lời câu hỏi số 2)

Bồ tát là người giác ngộ, đạt quả vị Phật, nhưng tự ý cư trú cõi trần gian bi lụy, phát nguyện sống đạo giữa đời thường để cứu độ con người. Bồ tát Địa Tạng phát nguyện bao lâu còn một chúng sinh trong địa ngục, ngài thề chưa thành Phật. Địa ngục đâu phải ở cõi âm ? Những Gulag nơi hoang mạc Siberia, trại Lao cải ở Trung quốc, trại Cải tạo ở Việt Nam, trại Tập trung thời Đức quốc xã… không là địa ngục ư ? Chiến tranh không là địa ngục ư ?

Địa ngục tiếng Phạn là Nakura, có nghĩa là nơi chịu khổ, loài chịu khổ. Địa ngục Phật giáo khác địa ngục trần gian ở chỗ do thân thể nhỏ yếu, tinh thần lung lạc lúc phải chịu đựng quả báo do mình gây ra nhân ác mà khổ. Như ta bị cắt tay chảy máu mà đau. Thập điện Diêm phương ta thấy sau hậu liêu các chùa chỉ là lời cảnh báo những ai ngoan cố, gây nhân ác, làm hại người để họ biết sợ mà hối cải.

Trái lại, địa ngục trần gian có người cai quản - quản giáo, có người giam nhốt, có người hành phạt, có người tra tấn, giết chóc.

Bồ tát Quán Thế Âm là người lắng nghe tiếng khổ đau nơi thế gian và hiện tới cứu độ. Không trong hình thái thần linh, thiên thần đầy phép lạ và quyền uy, mà ngài hiện thân qua 30 hình thái tượng trưng các giới người trong xã hội để cứu cấp. Nếu người kêu cầu là một phụ nữ, ngài hiện thân ra phụ nữ đến cứu. Nếu người kêu cứu là một vị tướng, một người ngoại đạo, một trong các giai cấp xã hội, một trong các loài trong vũ trụ vô biên… thì ngài liền hóa thân thành thân phận kẻ bị khổ nhục, tội đồ, nạn nhân để cứu cấp. Là người đồng cảnh mới cứu độ kẻ đồng cảnh.

Phật tử là người mang hạnh nguyện quán thế âm- lắng nghe tiếng thế gian cầu cứu mà hiện đến giải vây, giải phóng con người.

Có lẽ những năm trẻ tuổi trong tù, tôi được khai thị về giáo lý Vô Ngã của đạo Phật dưới đáy sâu lòng mình vào lúc nào không hay, làm nên sợi chỉ đỏ của tâm hồn cho những cuộc dấn thân không ngừng nghỉ về sau. Cứ tự bảo hết kháng chiến, hết chiến tranh, hết cộng sản giày xéo dân lành… mình về lại cuộc đời làm thơ, viết văn, nghiên cứu. Nhưng có gì hết đâu như thân phận trần gian khổ lụy trên dải đất hình chữ S kéo dài từng nghìn năm.

Tác giả cuối thập niên 40 lúc ra khỏi nhà tù. (xem trả lời câu hỏi số 1)
Tác giả cuối thập niên 40 lúc ra khỏi nhà tù. (xem trả lời câu hỏi số 1)

Tác giả cuối thập niên 40 sang đầu thập niên 50 sinh hoạt trong tổ chức Gia Đình Phật hóa phổ sau này đổi tên là Gia Đình Phật tử
Tác giả cuối thập niên 40 sang đầu thập niên 50 sinh hoạt trong tổ chức Gia Đình Phật hóa phổ sau này đổi tên là Gia Đình Phật tử

Nghĩa đen vô ngã (anâtman) là không ta, không có cái ta. Nhưng nội hàm mang nghĩa kết dính, tương sinh tương duyên. Trong vũ trụ chẳng có chi tồn tại biệt lập và bất biến, mọi sự mọi vật đều do tổ hợp của nhiều yếu tố duyên ra. Cây lúa kia không thuần túy là một cây lúa biệt lập, tự tại, miên viễn. Cây lúa là một quá trình tương hợp của hạt giống là nhân, cộng với cái duyên của đất, nước, mặt trời, phân bón và sức nông dân lao động để thành quả lúa. Tất cả những yếu tố ấy duyên khởi ra cây lúa. Thiếu bất cứ yếu tố nào, lúa không thành lúa. Đây là hàm nghĩa của vô ngã. Phân tích về con người cũng vậy.

Vô ngã, là lý nhân duyên sinh trong không gian; và Vô thường (anitya) là lý nhân duyên sinh trong thời gian. Từ ý thức nhân duyên sinh, tôi không là cái ta biệt lập mà tương sinh tương dự với người khác. Cho nên sự khổ đau của người khác, người khác bị áp bức cũng là sự khổ đau, áp bức cho bản thân tôi. Tinh hoa của đạo Phật là ở lý duyên khởi hay duyên sinh này, làm cho đạo Phật khác với tất cả mọi hệ thống suy tưởng của các tôn giáo khác. Tự thân của sinh thức này là sự giải phóng và tự do tối hậu cho con người trần lụy và mọi loài trong tam thiên đại thiên thế giới (2) tức vũ trụ.

Một ngày nọ Bồ tát Văn Thù (Mañjurî) đến thăm bệnh Cư sĩ Duy Ma Cật (Vimalakîrti). Hỏi ông bệnh gì ? Cư sĩ Duy Ma Cật đáp : Chúng sinh bệnh nên tôi bệnh. Thuật ngữ Phật giáo của từ chúng sinh bao hàm tất cả các loài hữu tình, chứ không trỏ riêng loài người. Tất cả những chi kết hợp thành sự sống gọi là chúng sinh (chúng duyên nhi sinh). Bệnh của Bồ tát tương lân với bệnh chúng sinh. Nên Bồ tát ra công cứu độ chúng sinh.

Trong bản kinh Phật Việt Nam đầu tiên, Lục độ tập kinh, xuất hiện ở Giao châu vào thế kỷ thứ III Tây lịch, có một câu ứng cho câu hỏi của chị về tác phong Phật giáo : “Bồ tát thấy dân kêu ca liền gạt lệ xông vào nơi chính trường hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than”. Đạo Phật Việt Nam ở thế kỷ thứ III đã là như thế.

2. Lê Thị Huệ : Nếu nói thành tích của Võ Văn Ái là một trong vài nhà tranh đấu nhân quyền có tầm vóc quốc tế, giữ được ngọn lửa đấu tranh cho Việt Nam từ 1975 cho đến nay ? Ông nghĩ thế nào ?

Võ Văn Ái : Tôi bắt đầu sinh hoạt thế giới khi tham dự Đại hội Quốc tế Thanh niên năm 1958 ở Bodensee bên Đức (Die Erste Internationale Jugendtagung der Fraternitas – Für Eine Brüderliche Welt) bao gồm đại biểu các nước Á châu, Phi châu và Châu Âu. Sau này do tôi hoạt động sớm cho Việt Nam ở Tây phương từ năm 1963 với nhiều dự án có tính quốc tế, rồi có mặt trong tư thế phát biểu thường niên cho nhân quyền Việt Nam tại Ủy hội Nhân quyền LHQ từ năm 1985. Đặc biệt qua các cuộc vận động quốc tế, tôi có dịp tiếp cận giới nhà văn, học giả, nhân sĩ có danh trong thế giới, nên được truyền thông báo chí quốc tế nhắc nhở.

Bản đồ địa lý Trại Cải tạo trên toàn quốc Việt Nam (trên 150 trại) với số lượng 500.000 tù nhân chính trị, do Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam công bố tại cuộc họp báo “Bắc hoá chế độ tù ngục tại Miền Nam Việt Nam” (La Nordmalisation des Prisons au Sud Vietnam) tại Paris ngày 29.5.1978. Cuộc họp báo chính trị đầu tiên sau năm 1975 thu hút 60 ký giả truyền hình, truyền thanh và báo chí quốc tế. Kể từ ngày này, công luận thế giới bỏ rơi Cộng sản Hà Nội để ủng hộ cho người Việt dân tộc.
Bản đồ địa lý Trại Cải tạo trên toàn quốc Việt Nam (trên 150 trại) với số lượng 500.000 tù nhân chính trị, do Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam công bố tại cuộc họp báo “Bắc hoá chế độ tù ngục tại Miền Nam Việt Nam” (La Nordmalisation des Prisons au Sud Vietnam) tại Paris ngày 29.5.1978. Cuộc họp báo chính trị đầu tiên sau năm 1975 thu hút 60 ký giả truyền hình, truyền thanh và báo chí quốc tế. Kể từ ngày này, công luận thế giới bỏ rơi Cộng sản Hà Nội để ủng hộ cho người Việt dân tộc.

Kỳ thực có hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu người Việt giữ lửa đấu tranh cho Việt Nam suốt thế kỷ XX vừa qua. Nhưng ít được nhắc nên không ai biết. Tôi chỉ là một người Việt trong số trăm, nghìn, triệu người Việt vô danh khác đã đứng lên trong bóng tối chống thực dân, chống độc tài, và đòi hỏi Quyền làm Người Việt Nam.

3. Lê Thị Huệ : Là một phật tử trí thức tích cực dấn thân, theo ông đâu là ưu và khuyết điểm của Phật Giáo Việt Nam ?

Võ Văn Ái : Cái ưu của Phật giáo Việt Nam là con đường tu và hành theo Đại thừa giáo còn gọi Bắc tông (Mahâyâna) được phát triển rất đặc thù và có sáng tạo theo hướng dân tộc bản địa từ trung tâm Luy Lâu trước và sau các thế kỷ bản lề Tây lịch.

Tu thì thực hiện sự giác ngộ cho bản thân, đồng lúc cưu mang giác ngộ cho kẻ khác (tự giác nhi giác tha). Hành động thì không rời việc cứu khổ quần sinh trên mặt đất. Cần thâm nhập chữ khổ (duh??kha) theo giáo lý đạo Phật. Khổ đây không là cái khổ thể xác của con lừa suốt ngày đi quay vòng theo cối xay hay người thợ lao lực nơi công xưởng, mà là không biết đến hệ lụy của vòng tròn miên viễn cột dính mình vào thế phận trầm luân. Cái không biết ấy gọi là vô minh (avidyâ). Vô minh mới chính là mối khổ ách của nhân sinh. Quán sát nhân duyên con người khổ luỵ, đức Phật chỉ cho thấy 12 nhân duyên phát khởi ra luân hồi như một dây chuyền liên tục từ khâu này sang khâu khác (thập nhị nhân duyên : vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử) (3), thì vô minh (mê muội, không sáng suốt) là điểm khởi phát cho mọi trầm luân, hệ lụy.

Đối với ngoại cảnh, do vô minh nên không chân nhận được thực tướng vô ngã, vô thường của sự vật. Đối với nội tâm, vì vô minh nên quay cuồng theo sự phân biệt, vong thức. Giải quyết được vô minh là giải quyết tất cả.

Nói về vô minh của loài người hôm nay đây, vào năm 2009, thì phát kiến khoa học được bao trùm đến chân tơ kẽ tóc, nhưng đứng trước vũ trụ vô biên, khoa học vẫn còn ở vị thế vô minh. Chúng ta, tức khoa học, chỉ mới nắm vững trên phạm vi kiến thức 10% vật chất trong vũ trụ mà thôi. 90% cái gọi là “Vật Đen” (Dark matter / Matière noire) hùng cứ trong vũ trụ mà các nhà khoa học bắt đầu có khái niệm vào những năm 30 thế kỷ XX. Vật Đen vẫn còn là dấu hỏi lớn, vẫn còn trong dạng vô hình, chưa nắm bắt, hiểu biết. Vũ trụ còn che giấu 90% khối lượng nguyên tử của nó, nên chúng ta còn vô minh về 90% khối lượng (vật đen) hiện hữu. Kiến thức nhân loại về vũ trụ chỉ mới đạt ở mức độ 10% mà thôi. Dễ sợ cho những ai dương dương tự đắc về sự hiểu biết hay thông tuệ của mình.

Từ điểm ưu Phật giáo nói trên mà Việt Nam đào luyện ra những con người biết đối ứng với cuộc thế một cách sáng tạo và hùng tráng, như Sư bà Thiều Hoa (một bà Ni, tức nữ tu) năm 36 Tây lịch mộ 500 quân đến ứng chiến với Hai Bà Trưng, rồi tới những Phật tử tham gia 9 cuộc kháng chiến của Khu Liên, Chu Đạt, Lương Long, Khổng Chi và Trụ thiên tướng quân (thế kỷ II TL.) ; anh em bà Triệu Thị Trinh (năm 248 TL.) ; Phật tử Lý Nam Đế dựng lên nhà nước độc lập Vạn Xuân (năm 544 TL.), các đạo sư, thiền sư, cư sĩ Phật tử như Đinh Bộ Lĩnh, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, v.v… qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê trong việc dựng nước, giữ nước và cứu người.

Một ưu điểm hiếm thấy so với các quốc gia Phật giáo Á châu khác, là vai trò nổi bật của người Cư sĩ Phật giáo trên hai lĩnh vực đạo và đời. Cư sĩ là các nam, nữ Phật tử tu tại gia. Đức Phật Thích Ca xây dựng Cộng đoàn Phật giáo trên bốn tập thể (tứ chúng) : Tăng (nam tu sĩ), Ni (nữ tu sĩ), nam Cư sĩ tu tại gia và nữ Cư sĩ tu tại gia. Nhìn vào các phổ hệ thiền tại Việt Nam sẽ thấy điểm nổi bật ấy. Thường các phổ hệ thiền của các môn phái Phật giáo chỉ thấy tên tuổi đắc pháp của các bậc thiền sư, tức tăng sĩ (các vị xuất gia). Nhưng tại Việt Nam, xuất hiện nhiều Cư sĩ đắc pháp trong các phổ hệ thiền.

Vì pháp lý bình đẳng (chữ Phạn là sama) trong giới người theo đạo Phật bị sa sút, nên ngày nay mới có hiện tượng Tăng sĩ xem Cư sĩ như người sai vặt, kẻ thủ từ, người mang lại két tiền cho chùa. Chứ xưa kia, Cư sĩ không như thế. Vai trò Cư sĩ ở thời đại lập quốc Việt Nam vừa đảm nhiệm vai trò Hộ Pháp (bảo vệ giáo lý giác ngộ), còn hoàn tất cự phách việc Hộ Dân (cứu dân) và Hộ Quốc (bảo vệ nước). Cư sĩ xông vào thế sự - chứ không là thế tục - giải quyết việc thế giới. Chất thế lấn át chất tục trong con người Cư sĩ Phật giáo. Thế ở đây là sinh mệnh nhân loại trong thế giới, mà thế giới cần được hiểu trên hai phạm trù thời gian (thế) và không gian (giới).

Dòng thiền Pháp Vân của ngài Tì Ni Đa Lưu Chi kéo dài từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIII gồm toàn các tăng sĩ đắc pháp (kẻ nắm bắt chân lý giác ngộ của đạo Phật). Sang đến dòng thiền Kiến Sơ của ngài Vô Ngôn Thông, từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII, thì 13% thiền sư đắc pháp là Cư sĩ (người tu tại gia). Dòng thiền Thảo Đường từ thế kỷ XI đến một thế kỷ rưởi sau có 50% thiền sư đắc pháp là Cư sĩ. Sau đấy một dòng thiền đặc thù và tổng hợp của Phật giáo Việt Nam là dòng thiền Trúc Lâm Yên tử, đỉnh cao của giới Cư sĩ tham dự trong đời sống giác ngộ đạo cũng như hoàn mãn việc thế sự, được biết dưới chủ trương Cư trần lạc đạo- sống tại thế nhằm thể hiện đạo - đúng theo phong thái của Phật giáo đại thừa “Phật giáo không lìa thế gian để hoàn thành sự giác ngộ” (Phật giáo bất ly thế gian giác). Điều này có nghĩa là tất cả các pháp (sự lý trong đời) đều là Phật Pháp. Một đạo Phật như thế hẳn nhiên là sự chung dự thiết tha và thiết yếu với đời sống con người trên mặt đất. Tôi quan niệm và tin tưởng một đạo Phật như thế.

Vua Trần Nhân Tông hai lần cầm quân chống Nguyên Mông và đại thắng, là một Cư sĩ Phật giáo. Sau trở thành Thiền tổ của dòng Thiền Trúc Lâm. Trần Hưng Đạo là một cư sĩ, Tuệ Trung thượng sĩ là một thiền sư cư sĩ nhưng vẫn cầm quân giữ nước chống Nguyên Mông, xong việc nước mới trở về chùa viện. Sự tham dự của người Cư sĩ Phật giáo vào các lĩnh vực chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh bang tế thế rất phổ biến và đặc thù trong quá trình dựng nước, giữ nước, cứu người, từ cuộc kháng chiến vệ quốc của Hai Bà Trưng tiếp đến các triều đại lâu sau.

Điểm khuyết của Phật giáo Việt Nam ở thời hiện đại, là người học đạo thì nhiều, nhưng người chứng đạo không bao lăm. Người thuyết pháp nhiều, nhưng người thể hiện giáo lý đạo Phật vào cuộc đời hằng nhật quá hiếm hoi. Nói tóm, tu đạo thì có, hóa đạo còn sơ sài.

Đặc biệt là sự vắng bóng của giới Cư sĩ Phật giáo trên chính trường nước Việt. Một thiệt thòi cơ bản cho sự phát triển Việt Nam.

Đương nhiên giới Cư sĩ Phật giáo rất đông. Song họ chuyên tu đạo Phật hơn hành động Phật giáo tức thể hiện Phật trong đời. Đến khi hành động họ tham gia các phong trào phi Phật giáo hoặc phản Phật giáo, thay vì gia công hình thành con đường hành động mới, dựa trên lòng từ bi và trí tuệ. Năm 1963 cuộc tranh đấu cho tự do tín ngưỡng thành công, là cơ hội bằng vàng cho Phật giáo mang lại giải pháp mới để hình thành tự do, bình đẳng, công lý trước ý thức hệ thảm sát của Cộng sản. Nhưng giới lãnh đạo Phật giáo đã đánh mất cơ hội này. Từ năm 1966 trở đi cuộc phân hóa trong cộng đồng Phật giáo trở thành trầm trọng cho tới hôm nay, 2009. Khởi từ sự phân hóa trong giới Tăng lữ lãnh đạo nên mất trí tuệ điều hành cuộc chống trả các thế lực áp đảo bên ngoài nhằm mở ra viễn kiến dân tộc và nhân loại.

Do thiếu kiến thức về thế giới, mắc cạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nên một số lãnh đạo Phật giáo không có giải pháp thời thế, bị các thế lực đảng phái khuynh loát, là những nguyên nhân phân hóa giới lãnh đạo Phật giáo làm cho khối lượng quần chúng vạm vỡ Phật giáo không phát triển và tê liệt theo.

Tôi có cảm tưởng ngày nay đa số người tu đạo Phật phục vụ cái chết nhiều hơn sự sống. Tiêu đích họ nhắm là xin chiếu khán vào Niết Bàn, chứ không truyền thừa con đường cứu khổ - trừ diệt vô minh - của đạo Phật, đặc biệt là sinh thức “Cư trần lạc đạo” của nền Phật giáo dân tộc.

Mặt khác do quan điểm thời gian vô hạn, sống nhiều kiếp, nên quán tính lần lữa, trì hoãn, bó tay, không cho họ giải quyết việc đời : Kiếp này không thực hiện được thì chờ kiếp sau, kiếp này không lấy nhau được thì hẹn kiếp lai sinh… đại khái như thế. Trong khi người phương Tây chỉ có tối đa 100 năm để sống, nên họ thu xếp thực hiện mọi sự cho kỳ được nơi cõi trăm năm.

Do có thời gian mênh mông của nhiều kiếp nên trong giới Phật tử còn ít người chú tâm gầy dựng cảnh nhân gian tịnh độ trên trái đất và trước hiện tiền. Họ quên bẵng một cõi Nhân gian tịnh độ có thể thiết lập trên mặt đất. Họ khoán trắng cõi Tịnh độ cho đức Phật A Di Đà nơi cõi Tây phương Cực lạc. Khí thế Phật giáo Lý – Trần chỉ được nhắc nhở, đề cao nhằm thoa vuốt mối tự hào hão, nhưng không được hồi sinh, tái tạo trong Ý thức Dung hóa với xu thế toàn cầu và những tiến bộ ngất trời của nhân loại.

Trong phong trào Chấn hưng Phật giáo khởi từ những năm 20 thế kỷ trước, tôi chỉ thấy một Cư sĩ Phật giáo gương mẫu có ý thức và có hành động thiết lập cõi Nhân gian tịnh độ là Cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Văn Kha ở đất Thăng long. Nhưng ông đã bị Việt Minh bức tử trong phong trào Cải Cách Ruộng đất.

Nhân tổ chức phòng triển lãm tranh tại Paris năm 1967, Henry Miller từ Hoa Kỳ đến thăm tôi, mang một tấm tranh tặng cháu Ái Anh, cháu gái đầu lòng mới sinh. Anh là cha đỡ đầu của cháu. Henry Miller nói một câu làm tôi giật mình và suy gẫm nhiều năm sau : “Ba nghìn năm qua có ai thành Phật sau đức Thích Ca không ?”

4. Lê Thị Huệ: Ông có thể cho biết những đóng góp nổi bật nào của văn hoá Phật Giáo vào trong văn hóa Việt Nam từ trước đến nay ?

Võ Văn Ái : Trong nền văn hóa chủ lưu dân tộc, sắc thái văn hóa Phật giáo rất đậm nét. Nhìn vào kho tàng ca dao, tục ngữ, là mức suy tưởng bộc trực của quần chúng mà ta có thể gọi như nền triết lý đối ứng chưa hệ thống thành triết học, cho đến các tác phẩm bác học đủ minh chứng cho nhận định này. Tâm thức cũng như hành hoạt con người Việt gắn kết với định luật nhân quả (ác giả ác báo) và lòng thương người (lòng từ, thuật ngữ Phật giáo gọi lòng từ bi - kârun?a - mang nghĩa từ là cho vui, bi là cứu khổ). Hiển nhiên nước nào lại không công nhận hay đề cao lòng thương người, lòng bác ái, vậy Việt Nam có gì ngoại lệ ? Thế nhưng, thể hiện lòng thương theo ý thức nhị nguyên (dualism), hay lòng thương là vật tự thân của nguyên lý bất nhị (non-duality), khác nhau lắm trong tiến trình tư tưởng và hành động. Một bên có chủ đích, một bên bất vụ lợi. Câu nói bình dân “thương người như thể thương thân” đại biểu cho ý thức Phật giáo thấm vào lòng ý thức dân tộc. Qua câu này giáo lý Vô ngã, tức giáo lý duyên khởi, duyên sinh cơ bản của Phật giáo được thể hiện một cách tự nhiên và đầm ấm, chứ không là khẩu hiệu hô hoán hay động viên.

Ảnh hưởng cận đại thì căn bản là tâm tư người Phật tử Việt Nam biến thành thái độ chính trị để rộ nở ra văn học nghệ thuật. Đỉnh mốc của ảnh hưởng Phật giáo trong lòng dân tộc rõ nét nhất từ 1963 trở đi. Một sinh-thức-mới phi nhị tướng cũng gọi là bất nhị (non-duality) ra đời đối diện nhằm hóa giải tư tưởng khủng hoảng của Tây phương mà chiến tranh lạnh làm đầu mối cho sự sụp đổ toàn triệt của phương Tây mà chúng ta sẽ chứng kiến vào cuối thế kỷ XXI.

Tuy nhiên cần cảnh giác lý nhân quả để đừng biến nó thành chủ nghĩa định mệnh. Nhân nào quả ấy, ai gây nhân kẻ ấy gặt quả, là đúng. Nhưng hiện nay đa số Phật tử thụ động ngồi chờ sự “ác giả ác báo” ấy như một thứ Phán xét cuối cùng (Jugement dernier), nhưng chẳng ra tay ngăn cản các nhân ác hoành hành.

Trên kia tôi có nhắc biểu tượng cây lúa. Hạt lúa là nhân, cây lúa là quả. Nhưng để cho nhân hình thành ra quả cần có các duyên. Thiếu duyên không thành quả. Duyên đây là đất, nước, gió thuận, mưa hòa, phân bón và sức lao động người nông dân. Thiếu duyên cây lúa bất thành. Cũng thế, nhân tốt là tình yêu, nhưng không có duyên bảo vệ, chia sẻ thì quả hạnh phúc vợ chồng khó hiện hữu. Cho nên có nhân có quả còn phải có duyên lành, mà ta cần hiểu như NHÂN DUYÊN QUẢ để không rơi vào thái độ yếm thế biến NHÂN QUẢ thành chủ nghĩa định mệnh, chờ thời.

Nhân Cộng sản xấu ác đưa tới Quả địa ngục cho Việt Nam. Hẳn phải như thế, khi chưa có sự chung dự của những biệt nghiệp lành (karma individuel, nghiệp của từng cá nhân) của những cá thể nhằm chuyển hóa cộng nghiệp xấu ác (karma collectif, nghiệp của tập thể, cộng đồng).

Vì vậy, Quả tự do cho một nước Việt Nam vẫn có thể hiện thực nếu duyên dấn thân của Người Việt can dự để chuyển Nhân xấu ác Cộng sản thành Quả tự do, dân chủ cho đất nước. Luật Nhân quả cần một khoảng thời gian chuyển biến như một tiến trình. Tiến trình ấy ngắn hay dài tùy thuộc vào duyên can dự. Phật giáo còn quan niệm một Nhân-Quả-đồng-thời, đủ biết khả năng thiên hình vạn trạng mà ý chí con người có thể tham dự để biến khổ đau thành hạnh phúc, nô lệ thành tự do.

Văn hóa Phật giáo là Văn hóa Giác ngộ và Cứu khổ, tiền đề cho Ý thức Sáng tạo trong đời sống và Ý thức Cấp cứu khi nguy biến. Lịch sử dân tộc là một chuỗi dài tham dự cứu nguy của toàn thể quần chúng các giới nhờ thấm nhuần tư tưởng đạo Phật trên ba nguyên lý từ bi (kârun?a), trí tuệ (prajñâ), bình đẳng (sama).

Pháp bình đẳng rất chủ yếu trong đạo Phật. Từ nhận thức chúng sinh đều có tính Phật (Phật tính) nên mọi người đều đồng đẳng, không phân biệt cao thấp, oán thân, giai cấp. Do pháp bình đẳng, lúc sinh thời Đức Phật Thích Ca đã phủ nhận chế độ giai cấp (tứ tính bình đẳng) ở Ấn độ. Trong kinh sách Phật giáo còn phát triển pháp lý bình đẳng từ xã hội lên đến lĩnh vực tư tưởng và tâm linh, như Chân như bình đẳng, Trí bình đẳng, Bình đẳng pháp thân, Bình đẳng đại bi, Bình đẳng đại tuệ, v.v…

Kinh Hoa Nghiêm (Avatam?sakasûtra) nêu ra mười thứ bình đẳng : 1. Hết thảy chúng sinh bình đẳng ; 2. Hết thảy pháp bình đẳng ; 3. Hết thảy cõi nước bình đẳng ; 4. Hết thảy tâm sâu xa bình đẳng ; 5. Hết thảy thiện căn bình đẳng ; 6. Hết thảy Bồ tát bình đẳng ; 7. Hết thảy nguyện bình đẳng ; 8. Hết thảy Ba la mật bình đẳng ; 9. Hết thảy hạnh bình đẳng ; 10. Hết thảy Phật bình đẳng.

5. Lê Thị Huệ : Ông là người có các quan hệ về công việc với các nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam như thiền sư Nhất Hạnh, Hoà thượng Quảng Độ, ông có thể cho biết nhận định của ông về hai vị tu sĩ Phật Giáo này ?

Võ Văn Ái : Hai vị cùng xuất phát từ môi trường tu học Phật giáo. Nhưng động lực xã hội thì lại khác. Động lực của Sư Ông Nhất Hạnh có tính cách cá nhân, Phật pháp chỉ là phương tiện phục vụ danh và lợi cá nhân. Động lực của Hòa thượng Quảng Độ bao trùm tính dân tộc và tính nhân loại, Phật pháp là động cơ thăng hoa nhân sinh. Vô tình tên đạo của Hòa thượng lại thể hiện cuộc sống 80 năm qua của ngài như kinh viết : “Quảng độ chúng sinh mãn bồ đề nguyện”- Độ khắp tất cả chúng sinh để thành tựu viên mãn đại nguyện bồ đề (bồ đề là giác ngộ).




(1) Cuối năm 1945 tôi khởi sự hoạt động khi thành lập Đoàn Thiếu niên Sơn Ca tại trường tiểu học Paul Bert, tham gia Đoàn Tuyên truyền Xung phong, và các cuộc biểu tình thành phố. Muốn theo đoàn quân Nam tiến, nhưng nhỏ quá không ai chấp nhận. Tôi đi quyên góp tiền mua mấy chục ki lô khoai khô gửi lên tặng chiến sĩ ở mặt trận Lào, với bức thư động viên chiến sĩ đầu tiên viết trong đời. Chuyện này được đề cao tên báo Chiến sĩ của Giải Phóng Quân, Huế, do Thi sĩ Hữu Loan làm Tổng thư ký toà soạn. Vài tuần sau, một Trung uý từ Lào về Huế, đến trường xin ông Đốc học họp học sinh trước sân để nêu cao gương yêu nước của trò Ái. Vài ngày sau bỗng xuất hiện Đoàn Bạch Yến. Đoàn này chờ trước cổng trường khi tan học, đợi khi anh em chúng tôi trong Đoàn Sơn Ca ra là đánh túi bụi trong một tháng ròng. Chúng sử dụng bàn tay sắt (knuckle-duster/poing américain) và bỏ cát vào bóng điện như lựu đạn vất vào chúng tôi.

(2) Tam thiên đại thiên thế giới (chữ Phạn Tri-sâhasra-mahâ-sâhasra-loka-dhâtu) là ba nghìn thế giới đại thiên, vũ trụ quan của người Ấn Độ xưa. Lấy núi Tu Di làm trung tâm, bao quanh có 4 đại châu, 9 dãy núi và 8 lớp biển bao bọc gọi là một Tiểu thế giới. 1000 Tiểu thế giới hình thành một Tiểu thiên thế giới. 1000 Tiểu thiên thế giới thành một Trung thiên thế giới. 1000 Trung thiên thế giới họp thành một Đại thiên thế giới. Vậy Tam thiên đại thiên thế giới (Tiểu thiên thế giới + Trung thiên thế giới + Đại thiên thế giới) gồm nghìn trăm ức thế giới, chứ không phải nói chung chung là vô số vô biên thế giới. Theo kinh điển Phật giáo, Tam thiên thế giới là lĩnh vực hóa độ do một đức Phật giáo hóa.

(3) Đây là phép tu tập quán sát nhân duyên khiến con người phải mang lấy thân phận khổ luỵ, luân hồi, qua một chuỗi liên tục trong một đời hay nhiều đời. Quán sát để thấy mọi sự mọi vật đều giả tạo, vì mọi sự mọi vật do đối đãi, so sánh mà hình thành, chứ không có thật tính, không có tự tính. Tất cả do duyên mà phát hiện, thay đổi, chẳng có chi tồn tại vĩnh viễn. Nhân duyên hội đủ thì sinh, nhân duyên tan rã thì diệt. Nhưng thực tại vốn không có gì gọi là sinh hay gọi là diệt. Mười hai nhân duyên khởi từ vô minh duyên ra hành, hành duyên ra thức, thức duyên ra danh sắc, danh sắc duyên ra lục nhập, lục nhập duyên ra xúc, xúc duyên ra thọ, thọ duyên ra ái, ái duyên ra thủ, thủ duyên ra hữu, hữu duyên ra sinh, sinh duyên ra lão tửVô minh là không sáng suốt, mê muội. Hành là tâm niệm phân biệt cái riêng ta gây thành hành động xấu vì khởi phát từ vô minh. Thức là vọng thức phân biệt gây ra những hiểu biết sai lầm. Danh sắc do vọng thức theo nghiệp báo duyên ra danh sắc; danh gồm những cái không có hình tướng như cái biết; sắc gồm những hình tướng như thân và cảnh. Lục nhập do thân đối với cảnh sinh ra cái biết thông qua năm giác quan và ý thức : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gọi là 6 căn. Khi 6 căn đối diện với 6 cảnh (gọi là 6 trần) sinh ra 6 cái biết, tức sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi cảm mùi hương, lưỡi biết các chất vị, thân cảm sự sờ chạm, ý lĩnh nạp các sự lý (gọi là pháp). Xúc là sờ chạm đối đãi, quan hệ với trần (tức cảnh bên ngoài) ảnh hưởng đến cái biết. Thọ do những quan hệ tâm và cảnh sinh ra các thọ nhận về khổ, vui, buồn… Ái do sự thọ nhận ở trên mà sinh ra lòng ưa, ghét, buồn vui... Thủ là giành lấy cho mình. Hữu do ái và thủ gây nhân nên phải chịu quả tiếp nối. Sinh tức sinh mệnh của sự sống giả tạo do không hiểu rõ lý duyên khởi nên chấp trước mà tưởng có sinh sống. Lão tử là già và chết, sự suy tàn của sinh mệnh.

http://www.queme.net/vie/public_detail.php?numb=1380

Người Việt bị tước đoạt ý thức dân tộc

Sau hơn nửa thế kỷ bị đàn áp và chia rẽ, tuyệt đại đa số trong bộ phận có học nhất của người Việt đã bị thoái hoá về ý thức phản kháng, đã lựa chọn lối sống thích nghi với hệ thống chính trị, quy phục cường quyền. Hiện tại, đây là bộ phận kém đoàn kết và kém được tổ chức nhất trong quốc dân Việt: khi một cá nhân nào đó có vấn đề với chính quyền, dường như chỉ một mình anh/chị ta phải đương đầu với các hệ luỵ. Sự liên kết nội bộ và tinh thần phản kháng của giới trí thức Việt thực sự yếu ớt hơn nhiều so với các tầng lớp ít học và nghèo khổ hơn họ.
Ở trong nước, giới tinh hoa Việt đang hoặc nuốt nhục cầu vinh, hoặc đã hoàn toàn mất phương hướng trong khi chỉ sống và làm việc một cách đối phó trước những tình thế cụ thể.
La Thành
Người Việt bị tước đoạt ý thức dân tộc: Người Việt đã và đang hoặc tự giác, hoặc bị cưỡng bức từ bỏ ý thức dân tộc. Biểu hiện của điều này khá đa dạng trong sự nhất quán: từ chuyện nước ngoài được tự do tuyên truyền nguỵ-chủ-quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa trên một website tên miền nhà nước của Việt Nam cho đến chuyện phó thủ tướng Việt Nam dùng cả hai tay để bê một bàn tay của tổng lý quốc vụ viện Trung Quốc, từ chuyện các cuộc biểu tình hoà bình tự phát của công dân Việt chống chủ nghĩa ăn cướp đại Hán bị thẳng tay đàn áp cho đến chuyện mọi tài nguyên Việt – khoáng sản, cơ bắp, chất xám và cả các bộ gien quý (trong đó có các bộ gien mang tên Ngô Bảo Châu và Trần Thị Hương Giang) – đều bị xuất siêu ra nước ngoài, vân vân.
Trên thực tế, tuyệt đại đa số người Việt hầu như đã không còn ý thức dân tộc. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt hiện chỉ còn được lợi dụng để đắp điếm cho tính chính danh của nền chính trị đương cuộc.
Không gian sinh tồn và không gian văn hoá của người Việt bị nhiễm bẩn và/hoặc bị tàn phá một cách quy mô và vô cảm: Mặc cho những rêu rao của giới hoạch định chính sách về một nhận thức phát triển bền vững (‘sustainable development’), các thành tố cốt tử của không gian tồn tại sinh học của quốc dân Việt như rừng, nguồn nước, đất đai đang bị khai thác một cách vô tội vạ, bị cướp bóc một cách không thương tiếc cho những toan tính ngắn hạn, chủ yếu là toan tính chính trị và vụ lợi phe nhóm, theo phương châm bần-cố-nông “đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”, bất chấp nhu cầu của các thế hệ sau.
Về văn hoá, những thành tố văn hoá mang tính bản sắc ít ỏi được người Việt gây dựng và gìn giữ sau hai nghìn năm sử đang bị xoá sạch một cách man rợ. Trên thực tế, nước Việt đang là một thuộc địa văn hoá của Trung Quốc đương đại.
Sự mục nát của đạo đức xã hội, sự tụt cấp thê thảm của các giá trị: Lấy năm 1975 làm một cột mốc lịch sử, cho đến nay trọn một thế hệ người Việt đã được sinh ra và trưởng thành trong một xã hội có nền tảng đạo đức liên tục bị băng hoại. Có lẽ chưa bao giờ những tội ác vô luân như con giết cha, mẹ hại chết con, vợ chém chồng, chồng phân thây vợ, thầy đoạt tình trò, trò bạo hành thầy, bạn lừa bạn, người tình phản người tình lại diễn ra ‘đều như vắt chanh’ như bây giờ. Có lẽ chưa bao giờ những nghi thức đối nhân xử thế của người Việt lại móp méo và sặc mùi kim tiền như bây giờ. Cũng có lẽ chưa bao giờ các danh vọng từng được đánh giá cao như hàm cấp học thuật (giáo sư, tiến sỹ…), phẩm tước quan trường (đặc biệt là quân hàm cấp tướng trong quân đội và công an), sự tưởng thưởng và suy tôn công trạng (các loại huân chương, danh hiệu anh hùng và các danh hiệu vinh dự khác) lại bị làm giả, làm điêu và/hoặc được tặng trao một cách đại quy mô và rẻ rúng như bây giờ.
Một thế hệ tiếp theo đã được sinh thành và đang được dưỡng dục bởi thế hệ này.
Giới tinh hoa Việt hèn đớn và bất lực: Sau hơn nửa thế kỷ bị đàn áp và chia rẽ, tuyệt đại đa số trong bộ phận có học nhất của người Việt đã bị thoái hoá về ý thức phản kháng, đã lựa chọn lối sống thích nghi với hệ thống chính trị, quy phục cường quyền. Hiện tại, đây là bộ phận kém đoàn kết và kém được tổ chức nhất trong quốc dân Việt: khi một cá nhân nào đó có vấn đề với chính quyền, dường như chỉ một mình anh/chị ta phải đương đầu với các hệ luỵ. Sự liên kết nội bộ và tinh thần phản kháng của giới trí thức Việt thực sự yếu ớt hơn nhiều so với các tầng lớp ít học và nghèo khổ hơn họ.
Ở trong nước, giới tinh hoa Việt đang hoặc nuốt nhục cầu vinh, hoặc đã hoàn toàn mất phương hướng trong khi chỉ sống và làm việc một cách đối phó trước những tình thế cụ thể.
Sự khủng hoảng thiếu nhân lực chính trị và lực lượng chính trị thay thế: Đất nước đang thiếu vắng những nhân vật chính trị và lực lượng chính trị có tầm vóc. Đây là hậu quả của sáu thập kỷ dân tộc Việt sống trong đêm trường của chủ nghĩa toàn trị – độc tài ý thức hệ.

Donnerstag, 9. Februar 2017

Năm Đinh Dậu...


Lạm bàn về " Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm " không phải chỉ dành riêng cho quân đội hay nhà nước. Mà là quyền của tất cả mọi người công dân sống chung trong một Quốc gia.
- Tổ quốc = Là một quốc gia do tiền nhân xây dựng và để lại cho thế hệ công dân kế tiếp truyền thừa. Luôn luôn giữ ngọn lửa tự do của tiền nhân...
- Danh dự = Mỗi con người có một niềm tự hào là " Sống cho sạch rách cho thơm . Danh dự lại đi chung với Tổ quốc thì danh dự của mỗi người công dân là phải bồi đắp thêm tình tự do dân chủ của Tổ quốc mà mỗi người công dân được quyền hưởng...
_ Trách nhiệm = là phần quan trọng nhất của Tổ quốc và Danh dự, là bổn phận của mỗi người công dân có quyền phản ảnh của sự xấu xa của xã hội. Như phá hoại môi sinh môi trường sống của người công dân, Tổ quốc bị xâm chiếm mà nhà nước không lo để dân phản ảnh thì bị đàn áp, bắt bớ những tiếng nói chân thật của công dân. Tôn giáo thì bị cấm đoán nếu không theo tôn giáo trị "Quốc doanh" của nhà nước. v.v...

Tóm lại: Một Tố quốc có danh dự và trách nhiệm thì không thể độc tài đảng trị độc quyền được. Mà phải là Tự do dân chủ đa nguyên xã hội trị thì công dân mới có quyền của "Tổ quốc Danh dự Trách nhiệm" của mình được.


KN


Năm con khỉ
Năm nay là năm nhuận
Lại đúng con khỉ già
29 ngày tháng hai
4 năm có một lần
Cứ mỗi lần năm nhuận
lại có chuyện chẵng lành
Cho đất nước Việt Nam
74 mất Hoàng Sa
Miền Bắc không lên tiếng
78 trận Tây Nam
kéo dài tới 88
Trường Sa mất vài Đảo
90 hợp Thành Đô
2000 chia nhượng đất
Cứ mỗi lần năm chẵn
Độc tài nhường đất nước
Cho quân giặc Bắc phương
Chấp nhận làm nô lệ
Trên xương máu nhân dân
17 tháng hai tới
Cùng nhau lễ tưởng niệm
Những chiến sĩ trận vong
Giữ bờ cõi đất nước
Không phân chia Nam Bắc
Đều là những anh hùng
Thà chết cho quê hương
Chống xâm lược phương Bắc
Phá xích xiềng nô lệ
Của bầy đàn vong nô
Cố nắm trên quyền lực
Cho độc tài Bắc Kinh
KN
Năm Đinh Dậu...
Sang năm mới không quên 
Những năm chẵn chất chồng
Đất liền cùng biển đảo
Môi trường cùng môi sinh
Phá tan vùng biển Việt
Đầu năm năm Đinh Dậu
Mười lăm bản phụ thuộc
Cho chính quyền Bắc Kinh
Đảng trưởng hạ bút ký
Thái bình đâu không thấy
Chỉ thấy Thích Chân quang
Con cháu của nhà Hồ...
Phóng sinh bầy cá dữ
Thả xuống dòng sông Hồng
Môi sinh bị tàn phá
hãi sãn của người dân
Cùng nỗi lo sợ hãi
Không dám xuống dòng sông
Thái bình ta kiến tạo
Không phải của đảng quyền...
Là chính của người dân
Từ Nam ra chí Bắc
Cùng nối một vòng tay
Xây dựng lại cơ đồ...
Do tiền nhân để lại
Một Việt Nam bất diệt
Của Tự do Dân chủ
Là quyền sống mỗi người
Được công nhận thừa hưởng
Trong Thế giới Đa nguyên...
Thế kỹ hai mươi mốt...
Tổ quốc là của chung
Danh dự một con người
Trách nhiệm của bản thân
Chúng ta cùng gánh vác


KN
1 Mal geteilt

Montag, 6. Februar 2017

Tất cả những sự việc đều có căn nguyên "nguyên do", ai nhận ra được điều này, người đó nhìn thấy sự thật.


Tất cả những sự việc đều có căn nguyên "nguyên do", ai nhận ra được điều này, người đó nhìn thấy sự thật.
Buddha
Đức Phật là một Thái tử trong giòng dõi Vua chúa, do đó khi ngài đã quyết định đi tu tìm giác ngộ để khai sáng muôn loài. Thì không có thể nào Phật Giáo lại đi làm chính trị chẳng khác nào bảo vệ uy quyền cho Vua chúa như các tôn giáo khác để chém giết nhau. Ngay trong thời đạo Phật thịnh trị thời Lý Trần cũng chỉ có những vị Thiền sư ra mặt giúp đỡ Quốc gia trong việc chống sự xâm lăng của Bắc phương. Sau đó yên bình lại trở về Chùa tu tìm sự giãi thoát nội tâm. Đạo Phật không làm chính trị,nhưng Phật tử sẽ tham gia xã hội chính trị để hướng dẫn đời sống với tâm từ bi và trí tuệ với muôn loài. Đó là sự hình thành tự do và dân chủ cho tất cả. Đúng với tinh thần "Bi Trí Dũng" của nhà Phật.

Mai Đào...
Mai vàng ánh nắng trong ta
Chào Xuân rực rở điểm nụ cười tươi
Đào hồng khoe sắc kém ai
Đào Mai nở rộ trong ta với người
Mai vàng nắng ấm phương Nam
Tình người chân thật nói lên cõi lòng
Đào hồng giá rét tình nồng
Mai Đào chung lối giống nòi Việt Nam
Đứng lên nối chí anh hào
Tây sơn Nguyễn Huệ hai bà Mê Linh
Nhà Đinh nhà Lý nhà Trần...
Bao năm chống giữ dựng xây nước nhà
Dân ta khí phách can trường
Không lẻ ta đứng ta nhìn lặng câm
Độc tài đảng trị độc quyền
Đưa dân đưa nước vào vòng họa Trung...


KN


"Tất cả những sự việc đều có căn nguyên "nguyên do", ai nhận ra được điều này, người đó nhìn thấy sự thật."

Sonntag, 5. Februar 2017

Xuân này có gì lạ...


Bạn suy nghĩ những chuyện gì của ngày hôm nay, Nó sẽ tới cho ngày mai.
Buddha

Xuân này có gì lạ...


Xuân này có gì lạ không em "anh"!
Nhìn đảng mừng xuân khai đại hội
Tuổi già độc đoán vẫn chuyên quyền
Độc diễn độc hành điều đất nước
Biển đảo của ta vẫn xa vời
Thưa kiện quốc tế chỉ nói suông
Mối tình nồng thắm đời bất diệt
Bên đây biên giới cũng là nhà
Xuân này khác hẵn những xuân qua
Độc quyền thao túng công an trị
Trưng thu tài sản bất cứ gì
Cho dân kiệt quệ hết dám đòi...
Ngàn năm tăm tối vẫn u mê
Trăm năm đô hộ cũng phớt lờ
Hai mươi...nội chiến đẫm máu xương
Độc lập tự do đâu chẳng thấy!
Tưởng niệm anh hùng giữ bờ cõi
Cấm đoán đủ điều làm ô danh
Ai lên tiếng nói đều xữ phạt
Bạo quyền áp bức người vô tội
Mười bảy tháng hai lại sắp tới
Anh hùng giữ cõi chống Bắc phương
Sao ta im lặng lại hững hờ
Quên đi nguồn gốc giống nòi Việt
Không lẻ ta quên nguồn trí tuệ
Điều khiển tâm ta đứng làm người
Không như bọn người đầy gian trá
Quyết chí phục tùng cho Bắc Kinh
KN

Xuân đau thương


Xuân đau thương
Mùa Xuân lại đến rồi
Đã bao lần con hứa
Trở về thăm quê Mẹ
Là bấy lần thất hứa
Lại thêm một mùa Xuân
Quê Mẹ phủ đầy sương
trước bọn người hung bạo
Quyết đầy đọa dân con
Xuân này con không về
Kẻ bán nước cầu vinh
Khòm lưng người nước Lạ
Đã bịt miệng dân con
Dân con thật đói nghèo
Làm sao con có thể
Vì một chút vui chơi
Mà con đành yên lặng
Xuân này Xuân đau thương
Những người bạn không quen
Chỉ vì lòng yêu nước
Đòi biển Đảo ông cha
Đã đi chốn lao tù
Quê Mẹ đang nức nở
Luật rừng trên luật pháp
Công an biến côn đồ
Hành hạ người yêu nước
Những mảnh đời hiu quạnh
lây lất ở quê nhà
Gởi tặng người yêu nước
Lời chúc lành đầu năm
Xuân tới Xuân vui mừng
Trẻ em vang tiếng hát
Đất nước nở ngàn hoa
Người người đều hớn hở
Con mong một ngày đó
Con sẽ trở về thăm
Những người bạn chưa quen
Rộn rã tiếng vui cười
Đón mừng một ngày mới
Tự Do và Dân Chủ
Nhân Quyền cho mọi người
Trở về trên quê Mẹ

KN

"Nếu sư tự do và dân chủ cũng không có chữ nào khác hơn để tương đương, mà chổ nào nó cần để bổ túc thêm vào: Không có tự do thì nền dân chủ sẽ thành chế độ "chuyên chế = độc tài", Không có dân chủ thì đó là sự tự do của bầy dê."

Nghă là: Một nền chế độ có tự do dân chủ thật sự là lúc nào hai chữ cũng đi song hành.
Tự do... = Tự do ngôn luận và báo chí nói lên những sự thật cái xấu và cái tốt do chính mình nhận thấy. Chứ không có đi bênh vực cái xấu mà bỏ cái tốt đi được. Đó là quyền lợi của mình và mỗi người trên sự quan tâm đến vấn đề "Chính trị xã hội" của đất nước mà mình đang sống được hưởng v.v...
Dân chủ...= Là quyền được hưởng của mọi người công dân sống chung trong một đất nước. Được phát huy tinh thần dân chủ của mình và mỗi người đó là quyền sáng tạo "Đa nguyên trị". Như: Tự do tín ngưỡng, tự do xã hội hóa được thành lập do của một nhóm hay nhiều nhóm để thành lập "Đa đảng phái". Qua cuộc bầu cử của công dân do mình bầu chọn đảng phái nào làm việc tốt đẹp cho xã hội và đất nước có chủ quyền tự chủ của " Tự do Dân chủ " là do mình quyết định bầu chọn v.v...

Đại hội XII, một thất bại chung của Việt Nam!

Đại hội XII, một thất bại chung của Việt Nam!
* NGUYỄN TRUNG
1.
Đấy là nhận xét của tôi, - đứng tại góc độ nhìn nhận một Việt Nam với Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thế giới hôm nay sẽ được gì, mất gì? Sẽ mạnh lên hay yếu đi?...
Đơn giản vì thế giới hôm nay nói chung, và nhất là (a) xu thế trên thế giới muốn có một Việt Nam mạnh đứng vững trên đôi chân của mình mà hòa bình và sự phát triển của thế giới hôm nay đang cần, hoặc là (b) xu thế muốn có một Việt Nam tiếp tục suy yếu để khai thác tốt hơn nữa sự lệ thuộc của nước này cho khát vọng giấc mộng Trung Hoa.., các xu thế khác (c) .., (d) .., (e) … vân vân.., tất cả những xu thế này trên thế giới không quan tâm đến mức mất ăn mất ngủ chuyện ai ở ai đi của Đại hội XII…
Các xu thế này trên thế giới quan tâm nhiều hơn đến chuyện ai ở ai đi đã được định hình tại Đại hội XII như vậy hứa hẹn sẽ dẫn tới một Việt Nam nào trong thế giới hôm nay và những năm tới? Sẽ có lợi hay bất lợi cho ai?.. Với một Việt Nam sau Đại hội XII như thế sẽ có những hệ quả gì trên bàn cờ khu vực, bàn cờ quốc tế?.. vân vân...
Nhận xét của tôi “Đại hội XII là một thất bại chung của Việt Nam” còn xuất phát từ góc nhìn Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử, được tạo thành bởi 2 yếu tố quyết định. Đó là : (a) thế giới đã sang trang, hiện nay đang đi vào một thời kỳ có nhiều vấn đề quyết liệt nhất kể từ chiến tranh lạnh I (xảy ra sau chiến tranh thế giới II; hiện nay là chiến tranh lạnh II); và (b) sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta cũng phải sang trang, bởi vì giai đoạn phát triển đầu tiên sau 40 năm độc lập thống nhất đã hoàn tất (thật ra giai đoạn này đã kết thúc cách đây khoảng 10 năm rồi), ngày nay nước ta bắt buộc phải tìm đường trở thành một nước phát triển.
Tại bước ngoặt này, thách thức đối với nước ta quyết liệt chưa từng có, nhất là (1) vấn đề phát triển tự thân của đất nước ta và (2) vấn đề Trung Quốc bành trướng. Song cơ hội lớn cũng chưa từng có: Ngoại trừ Trung Quốc, hầu như cả thế giới mong muốn và hậu thuẫn một Việt Nam trở thành nước phát triển!
Vì thế, phải đưa đất nước sang trang tại bước ngoặt lịch sử này là đòi hỏi chính trị có ý nghĩa sống còn đối với đất nước.
Song tại Đại hội XII – trong Báo cáo chính trị cũng như trong Nghị quyết của Đại hội đã được thông qua, trong bố trí đội ngũ lãnh đạo cho nhiệm kỳ khóa XII… đòi hỏi chính trị hàng đầu này coi như không tồn tại.
Giải quyết câu chuyện ai ở ai đi và phải duy trì bằng được nguyên trạng của chế độ chính trị hiện nay là công việc chủ yếu của Đại hội – từ khâu chuẩn bị đến tiến hành Đại hội.
Trong khi đó toàn bộ những thách thức hiểm nghèo đất nước đang phải đối mặt trên mọi phương diên đối nội cũng như đối ngoại, những vấn đề quốc kế dân sinh sống còn của thời kỳ sang trang… chỉ được Báo cáo Chính trị và Nghị quyết Đại hội XII đáp ứng bằng những quan điểm – thực ra chỉ là những khẩu hiệu, đã được nhắc đi nhắc lại mòn cả chữ trong các Đại hội kể từ Đại hội VII đến nay, với kết quả đạt được là thực trạng đất nước hôm nay.
Những quan điểm hay khẩu hiệu đó mấy chục năm qua đại thể là: kiên trì giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, kiên quyết chống 4 nguy cơ, quyết xây dựng đất nước giầu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh… Đại hội XII thay đổi một số ngôn từ, song cũng chỉ dừng lại như một khẩu hiệu, tuyệt nhiên không có lấy một quyết sách nào mới cho nhiệm vụ đưa đất nước bước sang một trang phát triển mới và thích nghi được bối cảnh quốc tế hôm nay.
Hãy thử đặt ra vài câu hỏi:
- Kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa từ 40 năm nay, đất nước ta hôm nay ra sao?
- Phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp hiện đại bằng cách nào? “Sớm” là bao giờ?, “cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại” nghĩa là gì?, 30 năm đổi mới vừa qua đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm được gì?, cái giá đã phải trả đến nay?...
- Rồi đây nước ta sẽ là nước công nghiệp gì? - nếu như 70 – 80% xuất khẩu hiện nay là nhờ vào FDI, với nền kinh tế hiện nay lắp ráp và gia công là chủ yếu, lao động cơ bắp và công nghệ thấp đang là các yếu tố sản xuất quyết định, sẽ còn phải tiếp tục dựa vào nhiều hơn nữa loại FDI đáng sợ này để có thêm công ăn việc làm, nhiều vùng chiến lược của đất nước ngày càng bị các yếu tố nước ngoài chi phối nghiêm trọng, nhiều đơn vị kinh tế quan trọng đã bị nước ngoài mua đứt hoặc chịu sự chi phối của vốn ngoại…
- Không thể nhắm mắt trước sự thật tổng quát: Về nhiều mặt, sau 30 năm công nghiệp hóa hiện đại hóa, hôm nay chúng ta đang là một nước đi làm thuê, đất nước ta đang là một đất nước cho thuê… Chưa nói tới sức ép của hàng loạt các vấn đề kinh tế vỹ mô khác đang vô cùng nóng bỏng – nổi lên là: những mối nguy hàng ngày trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, là câu hỏi vỡ đầu của doanh nghiệp mọi loại hình sở hữu: Làm thế nào có sản phẩm mới để có thể tồn tại trong cạnh tranh hôm nay?, là làm sao sớm tạo ra được một nền nông nghiệp mới phù hợp?...
- Sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như thế nào với thể chế chính trị toàn trị hiện có và sẽ còn được củng cố hơn nữa theo nghị quyết của Đại hội XII và đội ngũ lãnh đạo mới có quá đông thành viên từ công an và quân đội? …
- Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới, sự hội nhập hiện nay của Việt Nam vào kinh tế toàn cầu được tiến hành trong bối cảnh của trật tự thế giới thế kỷ 21: cạnh tranh và đấu tranh với nhau rất quyết liệt giữa các nền kinh tế và các thế lực; trong khi đó thế giới ngày càng nhiều vấn đề kinh tế, chính trị và quân sự rất nhạy cảm (ví dụ: chỉ riêng một vấn đề di tản từ Bắc Phi vào châu Âu đủ làm cho EU chao đảo, rạn nứt! Cứ cái đà như ba thập kỷ vừa qua, Trung Quốc bá chiếm Biển Đông hình như sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian? Vân vân…) . Thực tế khách quan này đặt ra đòi hỏi sống còn cho Việt Nam: phải sớm tạo ra cho mình một nền kinh tế dựa trên lao động ngày càng nhiều hàm lượng chất xám, phát huy tối đa tiềm năng con người, đất nước phải được vận hành bởi một thể chế chính trị kiến tạo ra được sự phát triển mới này, phải lựa chọn được một quốc sách đối ngoại phù hợp Đại hội XII đã ý thức được những đòi hỏi sống còn này? đã đề ra được những đối sách gì cho đất nước?...
- Nói rốt ráo, đất nước đã bỏ lỡ 40 năm rồi. Sự thật của cuộc sống trong thế giới hôm nay nghiêm khắc đến mức đòi hỏi Việt Nam phải sớm trở thành một dân tộc khác giác ngộ được đầy đủ chính bản thân mình, để tự đứng lên là chính mình. Việt Nam phải sớm tạo ra cho mìnhmột nền kinh tế khác, phải xây cho mình một thể chế chính trị khác, để sớm dựng lên một quốc gia Việt Nam khác. Đấy là con đường Việt Nam thoát khỏi thực trạng èo uột và lệ thuộc hiện nay, giành lấy sự tôn trọng và sự hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, và nhất là để có thể trở thành một láng giềng bình đẳng và được tôn trọng của Trung Quốc... Chẳng lẽ những đòi hỏi sống còn này của đất nước không đáng để Đại hội XII quan tâm? Ngoài cái gọi là kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Mác – Lênin, hai năm chuẩn bị và 8 ngày họp Đại hội XII không có được lấy một chữ về những vấn đề sống còn này của đất nước. Vứt bỏ những nhiệm vụ chính trị trọng đại như vậy của đất nước, lại dồn hết sức lực vào câu chuyện duy nhất ai ở ai đi? của khóa XII này để bám giữ chế độ, thử hỏi ĐCSVN sau Đại hội XII sẽ mạnh lên hay sẽ tha hóa trầm trọng thêm?
- Trong vòng chưa đầy 10 ngày đầu tháng 1-2016 Trung Quốc đã cho 46 lần máy bay của họ xâm phạm vùng trời của ta tại Hoàng Sa và Trường Sa, xâm phạm vùng thông báo bay của nước ta, ngang nhiên đưa vào sử dụng các căn cứ quân sự họ xây dựng trái phép trên các đảo lấn chiếm của ta… Tiếp theo đó là việc đưa giàn khoan HD 981 vào vịnh Bắc Bộ… Thử hỏi: Giữa lúc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa mới đi thăm Trung Quốc về và Đại hội XII sắp họp, những hoạt động của máy bay Trung Quốc và sự việc giàn khoan HD 981 mang tính vỗ mặt và đầy dã tâm bành trướng này nói lên điều gì? Luật chống khủng bố ở nước ngoài Trung Quốc mới ban hành (12-2015) có ảnh hưởng ra sao? Trước thực tế này thực hiện nghị quyết Đại hội XII kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước như thế nào bây giờ?
- Vân vân…
Còn nhiều câu hỏi mất còn đối với đất nước như thế cần được đặt ra sau Đại hội XII.
Có quá nhiều sự việc diễn ra trong suốt quá trình chuẩn bị (kể từ Hội nghị Trung ương 4 khóa XI), tiến hành và kết thúc Đại hội XII đã tự phơi bầy ra trước công luận những diễn biến mới tệ hại chưa từng có trong nội bộ Đảng và trong hàng ngũ các chính khách của Đảng… Các sự việc đã diễn ra, từ không khí trên những gương mặt sát khí đằng đằng với mọi vũ khí khí tài hiện đại bên ngoài nơi họp Đại hội, cho đến những diễn biến thăng trầm bất thường gần như từng ngày từng giờ bên trong Đại hội, tất cả đều mang tính bi hài kịch đến tột độ, thậm chí khó mà có thể thấy được ngay cả trong những kiệt tác văn học!
Song Đại hội XII chỉ có một kết quả, hay là chỉ làm được một việc duy nhất: Ai ở, ai đi và kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tất cả những điều nói ra ra trên đây đều dẫn tới kết luận cuối cùng: Sau Đại hội XII ĐCSVN tiếp tục yếu đi, nội bộ ngày càng phân hóa, đảng tiếp tục tha hóa.
Quan trọng hơn thế, Đại hội XII đã tự phơi bầy ra trước cả nước: Nhiệm vụ chính trị tối thượng của quyền lực trong Đảng bây giờ thực chất chỉ nhằm vào duy trì bằng được chế độ toàn trị. Quyền lợi mà quyền lực trong Đảng bám giữ được cùng với nỗi khiếp sợ trước Trung Quốc là hai nguyên nhân chính dẫn tới kết quả này của Đại hội.
Với sự thất vọng trong dân về Đại hội XII, ĐCSVN hôm nay đang “mất” trong dân nhiều nhất so với tất cả các giai đoạn trước đây, kể từ ngày thành lập.
Vì các lẽ nói trên, có thể coi Đại hội XII là thất bại của ĐCSVN - một sự thật khách quan!
Đại hội XII còn là một thất bại của Việt Nam trên bình diện quốc tế, bởi lẽ triển vọng sớm xuất hiện một Việt Nam mạnh và là chính mình đã bị kết quả của Đại hội XII đẩy ra xa nữa vào tương lai không đoán định được – vào cái thời buổi của thiên hạ: Lỡ một bước, hận nghìn thu!… Giữa lúc nền kinh tế đất nước 3 năm gần đây đang trên đường phục hồi, các đối tác và bạn bè trên thế giới đang kỳ vọng vào những tiềm năng to lớn của Việt Nam!..
2.
Đại hội XII còn là thất bại chung của cả nước, vì lẽ sau đây:
Trước hết khái niệm “cả nước” ở đây xin được hiểu là mọi người Việt Nam yêu nước, không kể bất kỳ sự khác biệt nào, sống trong nước hay ở nước ngoài.
Cả nước như thế đã có không ít những ý kiến đóng góp đúng đắn, chuẩn xác, xây dựng, với tất cả ý thức trách nhiệm. Cả nước như thế mong muốn Đại hội XII sẽ mở ra một bước ngoặt lịch sử, đưa nước ta đi vào con đường trở thành nước phát triển. Cả nước đòi hỏi Đại hội XII phải mở ra một thời kỳ đổi đời đất nước, và ĐCSVN phải thay đổi thành một đảng dân tộc và dân chủ để làm đúng được chức năng là đảng cầm quyền…
Nhiều ý kiến, kiến nghị đã nêu lên những vấn đề cụ thể phải giải quyết, những việc phải làm, các bước đi…, để hòa bình tiến hành một cuộc cải cách chính trị từ trong Đảng ra và từ xã hội dân sự, mang nhiệm vụ đổi đời đất nước và giải phóng tiềm năng con người với tính cách là nguồn lực và sức sáng tạo quý nhất của quốc gia. Cả nước mong muốn Đại hội XII sẽ là Đại hội của sự thật, dân chủ, hòa giải dân tộc và cải cách…
Không ít trong những kiến nghị này chẳng những đòi hỏi, mà còn giao phó cho ĐCSVN với tính cách là đảng chính trị độc nhất đang nắm trong tay vận mệnh đất nước (Đảng tự gọi mình là đảng cầm quyền) trách nhiệm ràng buộc là phải đứng ra chủ xướng và tổ chức cuộc cải cách chính trị trọng đại này. Để khỏi nói chay, có thể nêu ra bức thư ngỏ ngày 09-12-2015 của 127 người ký tên gửi lãnh dạo ĐCSVN khóa XI và Đại hội XII là một trong những ví dụ cụ thể.
Cả nước làm như thế không phải vì ảo tưởng, mà vì đấy là sự lựa chọn của trí tuệ và ý chí, tiết kiệm xương máu cho đất nước, và hứa hẹn thành công vững bền.
Nếu tổng hợp những kiến nghị xây dựng như vậy trong cả nước gửi Đại hội XII, có thể kết luận chắc chắn: trí tuệ Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng vạch ra và tiến hành thành công cuộc cải cách chính trị vỹ đại này mà đất nước đang cần.
Rất tiếc, cả nước đã thất bại, đơn giản vì những kiến nghị xây dựng này đã bị bỏ ngoài tai và không mảy may tác động vào Đại hội XII.
Coi Đại hội XII là thất bại chung của cả nước, suy nghĩ này lập tức sẽ vấp ngay sự phản kháng quyết liệt rất xác đáng trong dân: Thất bại của Đại hội XII là chuyện của Đảng, tự Đảng gây ra, sao lại lôi buộc cả nước dính vào? Cái Đảng này không thể thay đổi và cũng không biết tự thay đổi, cũng chẳng lực lượng nào trong nước có thể lật đổ nổi… Vậy thất bại của Đại hội XII và cái Đảng này tự đi tiếp tới sụp đổ là tốt cho đất nước chứ, hà cớ gì lại buộc cả nước dính vào, lại còn dám đòi cả nước gánh chịu thất bại chung?.. Đất nước đến nông nỗi này mà vẫn còn rắp tâm cứu Đảng? Còn ngu muội như thế đến bao giờ nữa? Ngu muội đến phản động! Tại sao không làm tất cả để cứu nước?...
Phải thừa nhận ĐCSVN tha hóa tiếp và tự đi tới tự sụp đổ là một trong những khả năng hiện thực nhất, đã xẩy ra rồi tại các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô – Đông Âu cũ. Thậm chí không loại trừ đây là khả năng hiện thực duy nhất của nước ta trong thực trạng hôm nay – một khi tức nước vỡ bờ! Ngoài ra không có thế lực thù địch nào trong ngoài nước làm được việc lật đổ ĐCSVN và chế độ toàn trị của nó đâu, kể cả quyền lực rắn và mềm của bất kỳ ngoại bang nào!
Nhưng nếu bây giờ cả nước chịu buông tay, chấp nhận kịch bản Đảng tự đi tiếp đến sụp đổ, sẽ đồng nghĩa cả nước cam chịu chấp nhận để cho đất nước rơi tự do vào một cuộc bể dâu mới, chắc chắn sẽ đầy máu và nước mắt!
Cả nước ta bây giờ, vào thế kỷ 21 này, với tất cả những kinh nghiệm của thất bại và thành công trên con đường đất nước đã trải qua 70 năm qua, với tất cả những bài học xương máu của các quốc gia trên thế giới, chẳng lẽ đành một bề bó tay cam chịu chờ đợi cuộc bể dâu mới này ập đến? Và chỉ còn biết than thở: …Thôi thì cái gì phải đến sẽ đến!?..
Thế rồi sau cái cuộc bể dâu này, cái gì phải đến sẽ đến nữa?.. Lại sẽ triền miên giằng xé nhau nữa!?.. .
Trời ơi, không thể như vậy được!
Vì thế, suy nghĩ chấp nhận coi Đại hội XII là thất bại chung là suy nghĩ quyết liệt: Đất nước này dứt khoát không phó mặc thân phận mình cho mọi trò chơi quyền lực của Đảng. Dứt khoát không phó mặc cho Đảng số phận của đất nước muốn ra sao thì ra!
Cả nước coi Đại hội XII là thất bại chung, có nghĩa là cả nước quyết đứng lên giành lấy quyền tự quyết định thân phận của mình và số phận của đất nước, quyết không cam chịu gắn bó số phận của đất nước với quá trình tự sụp đổ của Đảng.
Cả nước coi Đại hội XII là thất bại chung, là suy nghĩ bao dung và nhân văn theo tinh thần đoàn kết và hòa giải dân tộc, tiết kiệm xương máu và mồ hôi nước mắt của dân tộc, chắt lọc các yếu tố tích cực dù là nhỏ nhất – theo tinh thần gạn đục khơi trong, còn nước còn tát.
Hiển nhiên quyền lực trong Đảng không biết lẽ phải và chỉ biết đối thoại bằng bạo lực. Song ngày nay át được tiếng nói chính nghĩa của dân không dễ nữa. Chưa nói đến trong 4,5 triệu đảng viên, chắc chắn có một tỷ lệ rất lớn số đảng viên còn nặng lòng yêu nước và đứng về phía dân. Ngay trong Đại hội XII cũng có những tiếng nói và các con số biểu quyết phản ánh sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ Đảng, đến mức đã có nhận xét: ĐCSVN sau Đại hội XII không còn là như trước nữa…
Muốn hay không muốn, dù chỉ mang tính khẩu hiệu xuông, Báo cáo chính trị và Nghị quyết của Đại hội XII vẫn phải ghi một số những việc phải làm cho nhân dân, cho đất nước, nhất là đã nêu ra (thực ra là chỉ nhắc lại) đòi hỏi phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, đã đặt vấn đề phải thực thi quyền của nhân dân làm chủ đất nước và các quyền tự do dân chủ của công dân… Cả nước cần phải có tiếng nói quyết liệt đủ sức đòi thực hiện những điểm đã một lần nữa ghi được trên giấy trắng mực đen này. Đừng để cho đấy chỉ là câu chuyện của giấy và mực! Một tiếng nói có thể bị trấn áp, song cả nước đồng thanh thì quyền lực nào cũng phải nghe.
Giữa lúc báo chí và hội họp không đủ lời ca ngợi Đại hội XII mà dám coi Đại hội XII là thất bại chung, có nghĩa là cả nước sẽ có ý chí dám nói lên những vấn đề phải nói với tinh thần xây dựng, đoàn kết và hòa giải. Chỗ này cần phải nói cho rành rọt: Đây là hòa giải giữa người bị cai trị và người cai trị, giữa dân và Đảng, để mỗi trong hai bên đều cố vượt qua nỗi sợ và những yếu kém của mình, để cùng nhau tìm ra tiếng nói chung cho cái đúng, quyết định được những giải pháp đúng cho những vấn đề nóng bỏng của đất nước, đúng với tinh thần: Tổ quốc trên hết!
Như vậy, bằng lý trí, ý chí và lý lẽ đúng đắn, dân sẽ không sợ những uy lực càn bậy, dám nói những điều phải nói, dám làm những việc phải làm.
Như vậy, Đảng cũng sẽ không sợ dân lật đổ, biết dựa vào dân để tự cải tạo và nâng cao chính mình, phát huy được sức mạnh của dân để giải quyết những vấn đề của đất nước – đây cũng là con đường phấn đấu để trở thành đảng cầm quyền với đúng nghĩa. (Chiến tranh qua lâu rồi, Đảng hôm nay hoàn toàn vứt bỏ bài học dựa vào dân của chính mình, đã quên mất có nhân dân bảo vệ Đảng mới tồn tại được đến hôm nay!).
Về phía dân, một khi cả nước dám coi Đại hội XII là thất bại chung, điều này cũng có nghĩa cả nước dứt khoát không cam chịu khoanh tay ngồi yên, phó mặc cho sự tha hóa của Đảng xô đẩy vào đất nước vào cái bể dâu ghê sợ phía trước. Ý chí này biểu hiện sự trưởng thành chính trị ngày càng cao của nhân dân, và là nguồn lực, là sức mạnh vô cùng quan trọng không thể thay thế được cho tiến hành cải cách chính trị thành công trong hòa bình. Nuôi dưỡng và phát huy ý chí này chính là một trong các nhiệm vụ trọng đại nhất của xã hội dân sự.
Về phía Đảng, cần nhận thức sâu sắc: Chừng nào cả nước còn coi Đại hội XII là thất bại chung, chừng đó còn cho thấy dân muốn Đảng phải thay đổi để trở nên tốt hơn, dân không muốn chủ động đẩy Đảng trở thành kẻ đối kháng của mình; qua đó khả năng dựa vào dân để thay đổi Đảng thành đảng của dân tộc và dân chủ vẫn là hoàn toàn hiện thực cho hôm nay. Đảng muốn đi với dân tộc thì phải dựa vào dân như vậy, dân chủ là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề.
Suy nghĩ cả nước coi Đại hội XII là thất bại chung như thế, trước hết có nghĩa vô cùng quan trọng: Cho đến giờ phút này nhân dân vẫn muốn kéo ĐCSVN về đứng chung trên chiến tuyến của mình – chiến tuyến của Tổ quốc Việt Nam trên hết! Hôm nay ĐCSVN và 4, 5 triệu đảng viên của mình nếu chưa hiểu được điều này thì phải cố học để hiểu và thấm nhuần bằng được điều này!
Dân và Đảng dám coi Đại hội XII là thất bại chung, đấy chính là ý chí mãnh liệt cả từ phía dân và phía Đảng, quyết cùng nhau chặn đứng xu thế vận động Đảng ngày càng đi ngược với lợi ích quốc gia. Chẳng lẽ Đảng không cần dân, không muốn dựa vào dân để đảo ngược sự vận động này của Đảng?
3.
Những nhiệm vụ phải làm đưa đất nước sang trang tại bước ngoặt lịch sử hiện nay tuy không được xây dựng thành những quốc sách tại Đại hội XII, nhưng vẫn còn nguyên vẹn phía trước, và phải làm.
Dù có hay không có ghi trong Nghị quyết của Đại hội XII, lợi ích quốc gia đòi hỏi ĐCSVN trong khóa XII này phải tạo ra được sự phát triển của đất nước làm được chức năng chuyển giai đoạn, đưa nước ta hiện nay vẫn là nước nghèo đi vào con đường trở thành nước phát triển. Đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, cải cách thể chế chính trị trở thành yếu tố quyết định thúc đẩy đất nước phát triển. Vì thế trước hết Đảng phải nghiêm khắc đánh giá lại chính mình và thay đổi quyết liệt chính mình, như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã phát biểu tại Đại hội.
Không thể chỉ bằng những lời kêu gọi, bằng khẩu hiệu, bằng xử thị uy một số vụ án, bằng những sửa chữa chắp vá một số thủ tục, quy chế.., chỗ này một tý, chỗ kia một tý theo kiểu chuồn chuồn đập nước dưới cái tên gọi mỹ miều là cải cách thể chế, nhưng lại giữ nguyên hệ thống chính trị hiện tại và siết hơn nữa – nhân danh kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, bạo danh coi độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của dân tộc! Càng không phải bằng cách quy kết tất cả những gì quyền lực Đảng không thích vào chung một rọ “suy thoái đạo đức chính trị tư tưởng, tự diễn biến…” để miệt thị và hù dọa, úp thêm cái mũ “các thế lực thù địch” để trấn áp! Không phải thế!
Đất nước cần hơn bao giờ hết một cuộc cải cách triệt để hệ thống chính trị với những bước đi thích hợp. Lợi ích quốc gia và những thách thức hiểm nghèo phía trước đất nước đang phải đối mặt đòi hỏi ngay trong nhiệm kỳ khóa XII này ban lãnh đạo mới của Đảng phải dựa vào trí tuệ của cả nước để hình thành được một chiến lược tổng thể cho cải cách chính trị và những việc phải làm đầu tiên từ nay đến năm 2020, mở đường cho sự nghiệp cải cách trong những năm tiếp theo, chứ không phải là chốt lại như trong Nghị quyết Đại hội XII “…không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành.”.
Cái đích tối cao của cải cách chính trị là thực hiện bằng được quyền làm chủ đất nước của nhân dân và các quyền tự do, dân chủ của công dân.
Nội dung cơ bản của cải cách là loại bỏ tình trạng hệ thống chính trị “3 trong 1” – Đảng, nhà nước, mặt trận – mà trong thực tế toàn bộ hệ thống chính trị chỉ là công cụ của quyền lực trong Đảng, để thực hiện đúng nghĩa xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đấy là nhà nước pháp quyền dân chủ trên nền tảng của kinh tế thị trường và xã hội dân sự. Hệ thống nhà nước này phải có các nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp được thiết kế đầy đủ, có trách nhiệm và quyền lực riêng biệt được phân công rõ rệt (chứ không phải nhánh này đứng trên nhánh kia) theo quy định của Hiến pháp, cùng kiểm soát - giám sát lẫn nhau, và cùng liên đới chịu trách nhiệm trước cả nước về thực thi Hiến pháp với tính cách là bộ luật tối thượng của đất nước, ĐCSVN cần phấn đấu trở thành đảng cầm quyền đúng luật trong hệ thống nhà nước này. Vai trò lãnh đạo của Đảng là ở chỗ: Đảng có những quyết định cần thiết và chủ động đứng ra phát huy trí tuệ và nghị lực cả nước xây dựng bằng được hệ thống nhà nước pháp quyền dân chủ này, làm mọi việc có thể bảo đảm và bảo vệ sự nghiệp xây dựng thành công trong hòa bình một hệ thống nhà nước như vậy cho đất nước. (Cũng như trước đây: Vai trò lãnh đạo của Đảng là phát huy sức mạnh cả nước đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước, song cái không nên làm là có độc lập thống nhất Đảng lại làm chủ luôn đất nước!) . Cải cách chính trị như thế chính là con đường giải phóng mọi tiềm năng của đất nước để sớm vươn lên trở thành nước phát triển. Đó cũng là con đường giải phóng ĐCSVN hôm nay khỏi những tha hóa trầm kha và lấy lại chính danh của mình.
Những việc có thể làm ngay trước mắt là thực hiện ngay những quyền tự do, dân chủ của công dân như đã ghi trong Hiến pháp 2013 – nhất là: quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền biểu tình.., nghiêm cấm và nghiêm trị những hành vi trấn áp phi pháp, thả ngay những người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ.
Ngay trước mắt, một thử thách nghiêm khắc để chứng minh tính chính danh của Đảng, và cũng là một trách nhiệm rất quan trọng của ban lãnh đạo mới nhiệm kỳ khóa XII đối với đất nước, đó là việc bầu cử Quốc hội mới sắp tới.
Làm thế nào để có được một Quốc hội với đúng nghĩa là người đại diện cao nhất quyền lực của nhân dân, loại bỏ tình trạng “Đảng cử dân bầu”? Phải thay đổi những gì để chấm dứt trạng thái trên thực tế Quốc hội là cơ quan cấp dưới của Bộ Chính trị (trên thực tế là cơ quan hợp pháp hóa và thực thi quyền lực Đảng) mà không ít các đại biểu Quốc hội đã công khai nói ra như vậy trong các buổi họp Quốc hội cũng như trước công luận? Đảng và hệ thống chính trị phải tự thay đổi như thế nào thì mới có được một Quốc hội đúng nghĩa?.. Tránh né cải cách, tránh né những câu hỏi này, Ủy ban bầu cử quốc hội mới và những thứ kèm theo cũng chỉ là để trang trí.
Song lại có ý kiến: Trung Quốc không cải cách chính trị, nên Việt Nam không làm được, không dám làm, dù có muốn cũng không được.
Sự thật hiển nhiên là vấn đề Trung Quốc là một áp lực rất lớn chống lại cải cách ở Việt Nam, Trung Quốc có trong tay nhiều phương tiện có thể phá vỡ mọi nỗ lực cải cách ở Việt Nam – kể cả một khi cải cách được tiến hành (tuy khập khiễng, song vấn đề “Krym” và những diễn biến ở Ukraina là một trong những ví dụ điển hình đáng tham khảo) . Song những gì đang diễn ra ở Myanmar, ở Đài Loan đang chứng minh: Không phải Trung Quốc muốn gì cũng được.
Chờ Trung Quốc cải cách thì ta mới dám cải cách không khác gì chờ Trung Quốc bỏ mục tiêu siêu cường số một thế giới!
Nước ta đã chờ như thế 40 năm kể từ 30-04-1975. Đã chờ như thế từ Hội nghị Thành Đô. Lấy cả kiên định con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội để biện minh cho cái chờ này. Ghi vào Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc 06-11-2015 “hai bên coi sự phát triển của nước này là cơ hội phát triển cho nước kia” để cầm chắc cho cái chờ này. Song chờ như thế nước ta đã mất gì, được gì suốt 40 năm qua? Chẳng lẽ được sự lệ thuộc ngày càng trầm trọng vào Trung Quốc và sự phát triển èo uột? Được sự yên ổn để họp Đại hội XII… Còn mất thì sao? Nhiều lắm! Cái mất lớn nhất là con đường phát triển của đất nước đang bị chính cái chờ này của ta chặn đứng! Không thể đổ mọi tội cho Trung Quốc.
Một sự thật nghiêm trọng khác là càng chờ như vậy, Trung Quốc càng lấn tới, và nước ta ngày càng lực bất tòng tâm trong nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi và chủ quyền mọi mặt của quốc gia. Bởi vì chờ như vậy, lòng dân ngày càng mất tin tưởng vào Đảng và chế độ, sự giằng xé trong nội tình đất nước gia tăng do sự tha hóa của hệ thống chính trị đang gia tăng, ngay trong nội bộ Đảng cũng ngày càng phân hóa. Chờ như vậy lòng dân càng phân tán, không thể có hòa hợp hòa giải dân tộc, không thể hội tụ và phát huy sức mạnh dân tộc. Chờ như vậy trong nước thì không thể nhân tâm thu về một mối, bên ngoài thì không thu phục được lòng người để nước ta có thể sống được trong cái trật tự thế giới ngày càng ác nghiệt này! Chờ như vậy là cam chịu sống trong cái bóng của Trung Quốc. Sống trong cái bóng của Trung Quốc, lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 2000 năm qua cho thấy Việt Nam mất nhiều hơn được. 70 năm qua càng như thế…
Đúng ra phải đặt vấn đề ngược lại: Không phải vì Trung Quốc nên phải chờ! Mà chính là vì Trung Quốc nên càng không được chờ! Dám như vậy mới có lối ra! Cả nước một lòng, từ trong Đảng ra và từ xã hội dân sự, Đảng chủ động đề xướng và tạo mọi điều kiện cho cải cách và bảo vệ cải cách. Như thế chẳng có gì phải chờ! Việt Nam muốn chính là Việt Nam thì không cần chờ, không được chờ!
Bây giờ mọi ghế đã yên vị, công việc cấp bách hơn bao giờ hết của toàn ban lãnh đạo mới là thực hiện dân chủ để bàn bạc thực lòng và hết lòng với cả nước mọi quyết sách cho mọi vấn đề trọng đại của cải cách chính trị và của phát triển đất nước đang đặt ra, nhất là những giải pháp cho những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nóng bỏng nhằm đẩy mạnh quá trình kinh tế đang phục hồi và tạo ra được những bước đi xuôn xẻ vào thời kỳ hội nhập mới (TTP, AEC, các FTAs mới…) , làm tốt nhiệm vụ là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện ta đã cam kết...
Cần mở rộng dân chủ trong Đảng, trong hệ thống chính trị của đất nước, trong bộ máy chính quyền, trong xã hội dân sự, trong các trường – viện làm công tác nghiên cứu và giảng dậy, trong hệ thống tuyên truyền – báo chí, trong các đơn vị kinh tế… để bàn bạc với nhau thực lòng và hết lòng, trước hết nhằm xác định đúng các vấn đề phải xử lý và các giải pháp.
Dứt khoát nên vứt bỏ và phê phán nghiêm khắc nếp nghĩ, nói và làm theo cái gọi là “quán triệt nghị quyết, đưa nghị quyết vào cuộc sống”, mà nên nhìn thẳng vào đòi hỏi: Sự thật trong cuộc sống đang đặt ra những vấn đề gì? Phải giải quyết thế nào?.. Dứt khóat cần vứt bỏ việc dùng bạo lực và dối trá để khỏa lấp các sai trái, trấn áp những ý kiến trái chiều, những bất đồng, những phản đối bất công... Dân chủ, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình phải trở thành những tiêu chí bắt buộc của mọi hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong mọi lĩnh vực của đất nước… Đấy là những việc rất cụ thể, đầu tiên, khả thi, có thể làm ngay được cho việc mở ra một chương mới của lịch sử đất nước.
Xin có một lời dành riêng cho tất cả những ai đang làm việc trong hệ thống tuyên giáo, truyền thông và trong gần 800 báo chí của cả nước: Xin hãy làm tất cả với sự trung thực và ngoan cường của mình dấy lên trong cả nước tinh thần: Tổ quốc Việt Nam trên hết! Và xin từng người hãy cố vượt qua cái sợ riêng trong mình để gìn giữ lương tâm người cầm bút, người chiến sỹ trên mặt trận tinh thần của đất nước!
Kết thúc bài này, xin đề nghị ban lãnh đạo mới của Đảng nhiệm kỳ khóa XII huy động trí tuệ trong Đảng và cả nước làm rõ câu hỏi:
- “Thừa nhận Đại hội XII là thất bại chung của cả nước, một thất bại của Việt Nam” là một luận điệu phản động, hay là một sự thật cần nhìn thẳng vào để tìm lối ra cho đất nước?
Hà nội – Võng Thị, ngày 03-02-2016
N.T/(Viet-studies)/TTHN

Giữa sự khác biệt của chế độ độc tài trị và chế độ tự do dân chủ đa nguyên trị. Là tiếng nói của mình có được công nhận và không bị đàn áp hay không?
Tự do ngôn luận là quyền của người dân cần phải có.


"Ai dám chỉ trích chính quyền Độc tài thì bị đi tù.
Ai dám chưởi chính quyền Dân chủ, thì được lên truyền hình trước công luận để diễn đạt."