Lạm bàn về con chữ...
Canh tân= Đổi mới= Thay đổi nhưng còn thiếu chữ đi kèm theo...!
Đã bảo thay đổi là phải dứt khoát chứ không thể để nữa chừng xuân được. Không có chữ dứt khoát đi kèm là chỉ như đổi mới...nhưng bảo thủ chế độ tôn sùng thần tượng độc tài hay tôn giáo bảo thủ. Chẳng khác gì vẫn là độc tài như NPD của Đức hay AFD vậy. Cũng như đảng độc tài cộng sản VN cứ dùng chữ đổi mới là chỉ đổi người trong độc đảng thối nát vẫn là thối nát. Phải dứt khoát thay đổi là không có thần tượng độc tài, để mà tôn sùng thì Quốc gia Việt Nam mới có thể nhìn thấy ánh mẵt trời tây phương được " Tự do Dân chủ Bình đẳng đa đảng phái". Như các Quốc gia Đông Âu đã làm và đang làm tiếp tục để bắt kịp các Quốc gia phương Tây khác là "Dân chủ hóa trị, Đa nguyên trị" cho tiếng nói và lá phiếu của người dân bầu ra, làm người đại diện tiếng nói tự do... dân chủ... của mình. Vai trò của tôn giáo không thể đứng chung với chính trị trong chính quyền được, sẽ gây ra độc tài tôn giáo bảo thủ là phát xít cực đoan trị. nhưng cũng là người có quyền lên tiếng nói lẽ phải một khi chính quyên làm sai trái, vì họ cũng là một người dân sống chung trong một Quốc gia.
KN
Gia đình tôi đã từng sống qua những triều đại độc tài, từ cuộc di cư ngoài Bắc bỏ chạy dưới triều đại cộng sản Hồ Chí Minh. Vào Nam tưởng được yên thân nào ngờ lại gặp phải nạn độc tài tôn giáo, gia đình trị của nhà Ngô cho đến ngày lật đổ 1.11 .1963 mới được yên thân của sự tự do. nhưng quá ngắn ngủi để mà hưởng sự tự do chân chính. Sau biến cố 1975 độc tài cộng sản đã cướp đi hết quyền tự do của người dân miền Nam được hưởng nói riêng và ngày nay nói chung là toàn dân Việt từ Nam ra tới Bắc. Những bài tôi đăng là tôi chống đối tất cả những gì mà một nền độc tài đã gây ra. Một tương lai mới của Việt Nam là không có một nền độc tài trị mà những người dân Việt đã chịu qua. Những người mới của tuổi trẻ hãy nhận thức và tĩnh táo trước mọi sự việc. Đấu tranh lật đổ chế độ độc tài cộng sản chứ không phải để thành lập một chế độ độc tài củ đang cố dựng lại.Hồ Chí Minh hay Ngô Đình Diệm.
KN
Các thầy cứ nói trăn trở nhưng các thầy không dám mở cái "Bi Trí Dũng" của mình ra. Trong một cái chế độ độc tài đảng trị thối nát đang phá tan cái đất nước VN này. Đôi lúc các thầy phải dám khoác cái áo chiến bào vào trận, phải dám tuốt cái lưỡi kiếm của mình ra đó là "Tự do ngôn luận nó nằm ở trong chữ Bi đó. Bi có nghĩa là thương chúng sanh đang bị độc tài đàn áp đó. Còn Trí là cái trí tuệ của mình hay là lý trí của mình điều khiển cái tâm của mình để nhận biết đâu là đúng là sai... Còn Dũng là mình có cái dũng khí của một con người có dám binh vực lẽ phải và chống lại cái sai trái hay không! Như đất nước Việt Nam hiện giờ, khi người dân dám mở miệng nói chính quyền làm sai thì bị bắt giữ vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước độc tài hiện giờ. Những ai có "Bi Trí Dũng" là vị chân tu dám giãng pháp thoại cho các Phật tử được hiểu như thế nào là quyền của một con người sống trong thế kỹ này là "Tự do Dân chủ Bình quyền Đa nguyên..." hay không! Một Giáo hội Tự do Dân chủ... là không bị trực thuộc vào Chính quyền hay nhà nước nào hết. Đó là điều chính yếu để xây dựng một đời sống xã hội lành mạnh.
KN
Đăng trên báo Giác Ngộ
Các thầy cứ nói trăn trở nhưng các thầy không dám mở cái "Bi Trí Dũng" của mình ra. Trong một cái chế độ độc tài đảng trị thối nát đang phá tan cái đất nước VN này. Đôi lúc các thầy phải dám khoác cái áo chiến bào vào trận, phải dám tuốt cái lưỡi kiếm của mình ra đó là "Tự do ngôn luận nó nằm ở trong chữ Bi đó. Bi có nghĩa là thương chúng sanh đang bị độc tài đàn áp đó. Còn Trí là cái trí tuệ của mình hay là lý trí của mình điều khiển cái tâm của mình để nhận biết đâu là đúng là sai... Còn Dũng là mình có cái dũng khí của một con người có dám binh vực lẽ phải và chống lại cái sai trái hay không! Như đất nước Việt Nam hiện giờ, khi người dân dám mở miệng nói chính quyền làm sai thì bị bắt giữ vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước độc tài hiện giờ. Những ai có "Bi Trí Dũng" là vị chân tu dám giãng pháp thoại cho các Phật tử được hiểu như thế nào là quyền của một con người sống trong thế kỹ này là "Tự do Dân chủ Bình quyền Đa nguyên..." hay không! Một Giáo hội Tự do Dân chủ... là không bị trực thuộc vào Chính quyền hay nhà nước nào hết. Đó là điều chính yếu để xây dựng một đời sống xã hội lành mạnh.
KN
Mittwoch, 2. November 2016
Dienstag, 1. November 2016
Hiến pháp Độc tài trị của nền Đệ 1 cộng hoà
Hiến pháp Độc tài trị của nền Đệ 1 cộng hoà
Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa năm 1956 tuy là sự đóng góp trí tuệ của nhiều người nhưng cái sườn chính vẫn do ông Nhu soạn ra. Cũng như bản chung quyết của Hiến pháp trước khi biểu quyết tại Quốc Hội Lập Hiến để trở thành văn kiện căn bản của quốc gia là do ông Nhu nhuận đính và chung quyết. Bản Hiến pháp này, ngoài một vài từ ngữ mà trên mặt tượng thanh có vẻ Nhân Vị hoặc có liên hệ đến thuyết Duy Linh như “giá trị siêu việt”, “sứ mạng”, “nhân vị”, “duy linh”, “tạo hóa”,... còn nội dung thật sự của nó đã không xiển dương được chút nào yếu tính căn bản - nếu có - của thuyết Nhân Vị. Có hai lý do để giải thích hiện tượng này: Thứ nhất là vì thuyết Nhân Vị hỗn tạp quá nên không có những yếu tính đặc thù để tạo ra nét độc đáo riêng biệt cho Hiến pháp; và thứ hai là nhu cầu quyền lực chính trị quá lớn nên ông Nhu đã bất chấp cái nội dung Nhân Vị - dù còn mơ hồ chưa thành hình - để đưa vào Hiến pháp những nguyên tắc chính trị chà đạp sinh hoạt dân chủ của quốc gia và quyền tự do của công dân để tập trung quyền hành vào một thiểu số thống trị. Nghĩa là chủ xướng tối đa tính độc tài trong bộ luật căn bản và cao cấp nhất của quốc gia.
Muốn xem một hiến pháp là dân chủ hay độc tài, ta chỉ cần nghiên cứu hai quan niệm: một là quyền lực quốc gia qua hình thái tổ chức cơ cấu quốc gia thuộc về ai, và hai là quyền hành của công dân được công nhận và quy định như thế nào?
Hiến pháp Đệ Nhất Cộng Hòa, trong thiên “Điều khoản Căn bản”, điều 2, viết rằng “Chủ quyền thuộc về toàn dân” nhưng đoạn 3, điều 3 thì lại xác định “Tổng thống lãnh đạo quốc dân”[7] nghĩa là tách rời hai ý niệm “chủ quyền” và “quyền lực” ra khỏi nhau. Làm sao nhân dân có thể làm chủ được quốc gia khi Tổng thống - chứ không phải họ - lãnh đạo quốc dân?, dù “quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng thống dân cử và nhiệm vụ lập pháp cho quốc hội cũng do dân cử” (điều 3, đoạn 1). Mà “ủy” theo bản dịch Pháp văn chính thức [8] lại có nghĩa là “phong” (investir) tức là trao toàn quyền. Một cách thực tế, cứ 5 năm, người dân cầm lá phiếu để “phong” một ông Tổng thống để cai trị mình rồi trở về không còn tham dự gì vào quyền lực quốc gia nữa. Như ta sẽ thấy rõ trong bản Hiến pháp ở các mục sau cũng như trên thực tế của 9 năm cai trị, Tổng thống Diệm tập trung trong tay những quyền hành hợp hiến to lớn mà Quốc hội chỉ là một bộ phận phụ thuộc được dùng để luật hóa các quyết định chính trị của hành pháp mà thôi. Cũng do đó, nguyên tắc Phân quyền cơ bản được đề ra trong Hiến pháp chỉ còn là chiêu bài xảo trá để đánh bóng cho chế độ.
Chủ quyền thuôc về toàn dân và Tổng thống lãnh đạo quốc dân nghe không khác gì Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ... của Hiến pháp Cộng Sản hiện nay tại quê nhà. Điểm khác biệt duy nhất là Cộng Sản tập trung quyền lực vào một chính trị bộ nhiều người còn hiến pháp 1956 thì tập trung quyền lực vào một Tổng thống Diệm. Nguyên tắc chủ quyền đã bị chà đạp như thế, đến quan niệm toàn dân thì lại càng mơ hồ hơn nữa. Bản dịch tiếng Pháp đăng trên công báo là “Chủ quyền thuộc về toàn thể quốc dân” và chữ quốc dân này còn được dùng nhiều lần trong Hiến pháp.
Quốc dân, theo lý thuyết dân chủ Tây phương mà hiến pháp 1956 áp dụng, là một tập thể trừu tượng không những bao gồm thế hệ hiện tại mà còn cả các thế hệ đã qua và sau này nữa, nó là một “pháp nhân tách rời khỏi những cá nhân hợp thành quốc gia” [9], và luật có thể ấn định những điều kiện để hành xử chức năng “quốc dân” đó như điều 18 đã quy định rằng “quyền bầu cử và ứng cử phải theo thể thức và điều kiện luật định” hoặc “quyền bầu cử và ứng cử phải theo thể thức và điều kiện luật định” hoặc điều 50 xác định rằng phải hội “đủ các điều kiện khác dự liệu trong luật tuyển cử”.
Vì quốc dân (national Vietnamien) không phải là nhân dân (peuple Vietnamien) nên ngay cả cái chủ quyền mà người dân miền Nam được nắm giữ một cách trừu tượng ở phần đầu của Hiến pháp thật ra cũng chỉ là một thứ chủ quyền lý thuyết trên giấy tờ.
Như vậy, 2 nguyên lý căn bản nhất làm cơ sở chỉ đạo cho hiến pháp 1956 là Chủ quyền của ai và Ai lãnh đạo đã nói lên rất rõ ý đồ của ông Ngô Đình Nhu muốn tập trung quyền lực vào một cá nhân Tổng thống để có thể cai trị một cách độc tài, phản dân chủ. Cho nên ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy quyền Hành pháp của Tổng thống chẳng những đã lấn át quyền của Quốc hội mà có khi còn bao gồm cả tính Lập pháp nữa.
Tổng thống bổ nhiệm và cách chức tất cả các công chức dân và quân sự (điều 37); bổ nhiệm các sứ thần (điều 35), là tổng tư lệnh tối cao của quân đội (điều 37); có quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt, huyền án (điều 37); ký kết, phê chuẩn các hiệp định quốc tế, thay mặt quốc gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc (điều 35), tuyên chiến và ký kết hòa ước với sự thỏa thuận của chỉ một nửa túc số quốc hội (điều 36); tuyên bố tình trạng khẩn cấp báo động, giới nghiêm (điều 44); tổ chức trưng cầu dân ý (điều 40). Và vì các vị thẩm phán tối cao đều do Tổng thống bổ nhiệm (và được xem như một công chức có thể bị cách chức) nên trên thực tế Tổng thống chẳng những đã trực tiếp nắm gần hết mọi cơ cấu của Hành pháp từ cấp Bộ trưởng, Tướng lãnh cho đến nhân viên hốt rác, anh binh nhì mà còn có khả năng khuynh loát và điều động Tư pháp nữa. Quyền Lập pháp tuy nói là thuộc về Quốc hội (điều 55) nhưng trên thực tế Tổng thống cũng có quyền làm luật; nhưng trong khi quyền làm luật của Tổng thống thì bất khả xâm phạm ngược lại, quyền làm luật của Quốc Hội có thể bị Tổng thống khống chế. Thật vậy, ngoài cái quyền đương nhiên được chuyển dự thảo ra Quốc hội (để hầu hết) được phê chuẩn nhanh chóng (điều 56), hiến pháp 1956 còn cho phép Tổng thống, vì lý do khẩn cấp, có quyền ban hành sắc luật giữa hai khóa họp Quốc hội (điều 41), hoặc trong “tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, nổi loạn, khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính”, Tổng thống có thể được Quốc hội ủy quyền ra sắc luật thường xuyên (điều 41). Điều khôi hài là chỉ có Tổng thống mới được nhận định và tuyên bố trong trường hợp nào thì tình trạng trở thành khẩn cấp (điều 44).
Vì ngân sách là sức mạnh huyết mạch của chế độ nên ông Ngô Đình Nhu đã duy trì cho được điều 43 của Hiến pháp để đề phòng đối lập có thể làm tê liệt chính quyền. Điều 43 viết rằng “trong trường hợp ngân sách không được Quốc hội chung quyết trong thời hạn ấn định ở điều 60 thì Tổng thống có quyền ký sắc luật ngân sách cho tài khóa sau” và “nếu về sau Quốc hội có bác bỏ hoặc sửa đổi những điều khoản của sắc luật ngân sách thì Quốc hội phải giải quyết các hậu quả gây nên do việc bác bỏ hoặc sửa đổi”. Thật chưa có một hiến pháp nào có lối văn vừa cảnh cáo vừa đe dọa quốc dân như điều 43 này!
Cũng trong hiến pháp này, về thể thức biểu quyết của Quốc hội, “một dự án hoặc dự thảo luật được Quốc hội chấp thuận chỉ có giá trị nếu hội đủ túc số 1/3 tổng số dân biểu” (điều 69). Quy định “đa số phục tùng thiểu số” phản dân chủ này chỉ có thể giải thích bằng ý đồ chính trị đen tối của ông Nhu muốn đề phòng trường hợp tổng số dân biểu gia nô của mình bị trở thành thiểu số trong Quốc hội. Nhưng trong khi Quốc hội “dễ dãi” với Tổng thống như thế thì ngược lại khi Tổng thống phủ quyết một đạo luật của lập pháp, Quốc hội phải hội đủ túc số 3/4 khó khăn mới được tái thông qua. Mà 3/4 này phải “minh danh đầu phiếu” (điều 58) để Tổng thống điểm mặt xem ai đã dám chống lại quyền phủ quyết của mình!
Ngoài ra Tổng thống có quyền đình chỉ việc áp dụng một hoặc nhiều đạo luật trong những vùng mà Tổng thống tuyên bố tình trạng khẩn cấp (điều 44). Một viện Bảo hiến có được quy định để nghiên cứu và quyết định xem các điều khoản có bất hợp hiến không, nhưng viện này gồm 9 người thì vị chủ tịch và 4 thẩm phán hay luật gia đã do Tổng thống bổ nhiệm rồi (điều 86). Cuối cùng, Tổng thống có quyền đề nghị sửa đổi hiến pháp (điều 90) và Uỷ ban sửa đổi hiến pháp phải “tham khảo ý kiến” không những của Viện Bảo hiến (bù nhìn) rồi mà còn của cả Tổng thống nữa (điều 91).
Tóm lại, theo Hiến pháp 1956 này, cái Hiến pháp đã làm bình phong dân chủ cho chế độ Ngô Đình Diệm suốt 7 năm, thì Tổng thống có đầy đủ quyền lực để triệt tiêu hoặc làm tê liệt các đạo luật nào mà mình không vừa ý cũng như để ban hành và thi hành các đạo luật nào có lợi cho mình.
Nếu Tổng thống đã khống chế quốc hội như vậy, thì ngược lại Quốc hội có quyền gì đối với Tổng thống không ? Tổng thống không bắt buộc phải điều trần trước Quốc hội, không chịu trách nhiệm trước Quốc hội và không thể bị Quốc hội bất tín nhiệm để lật đổ. Tổng thống tiếp xúc với Quốc hội “bằng thông điệp” và nếu muốn “có thể dự các phiên họp của Quốc hội”, cũng như chỉ “khi thấy cần, Tổng thống thông báo cho Quốc hội biết tình hình Quốc gia” (điều 39).
Qua những điều kể trên, ta thấy rõ rằng khi thiết kế ra Hiến pháp này, quả thật ông Nhu đã muốn cho anh mình trở thành một thứ Đế vương phong kiến với những hình thức và ngôn ngữ có vẻ dân chủ tự do... Chính ông Ngô Đình Diệm cũng đã công khai bày tỏ sự tán đồng nội dung của bản Hiến pháp này trong bài phỏng vấn của nhật báo Pháp Le Figaro ngày 23 và 24 tháng 3 năm 1959: “Cần phải nhớ lại quá khứ của chúng tôi. Chế độ chính trị ở Việt Nam thời nào cũng vậy, đã thành lập trên nguyên tắc điều khiển việc nước không phải do những đại biểu của quốc dân mà do những ông vua có những tể tướng sáng suốt phụ tá... Chúng tôi phải lập lại ở Việt Nam hệ thống luân lý như ngày xưa” [10].
Ông Nhu đúng là vị “tể tướng sáng suốt” đã mang vị vua Ngô Đình Diệm phong kiến của thời đại quân chủ về làm nguyên thủ của nước Việt Nam Cộng hòa theo Tổng thống chế, để xây dựng tự do dân chủ cho miền Nam chống Cộng! Trách gì nước chẳng mất!
Quan niệm thứ nhì của Hiến pháp 1956 mà ta phải xét đến là quyền hành của người dân được quy định như thế nào trong chương “Quyền lợi và nhiệm vụ của người dân”. Đây cũng là chương nói lên rõ ràng nhất cái kỹ thuật lừa bịp tinh vi của ông Ngô Đình Nhu, cha đẻ của Hiến pháp 1956, phát xuất từ sự đánh giá sai lầm sức mạnh của một chế độ dân chủ tự do, và sức mạnh vô địch của quần chúng trong cuộc chiến tranh chống lại một kẻ thù như Cộng sản.
Phát xuất từ quan niệm cơ bản rằng chỉ cần một chính quyền mạnh (trong nghĩa bạo lực quân sự hoặc bạo lực chính trị) là chế độ có thể tồn tại vững bền, Hiến pháp 1956 đã nhân danh chủ nghĩa chống Cộng để kiểm soát và giới hạn tối đa mọi quyền tự do và dân chủ của người dân. Quan niệm này không đếm xỉa đến nhân dân như là sức mạnh trụ cột và trường kỳ của miền Nam Việt Nam, cũng như không đếm xỉa đến sinh hoạt dân chủ như là vũ khí hữu hiệu nhất để đối kháng với kẻ thù.
Thật vậy, sau khi đã mở đầu Hiến pháp với một mớ từ ngữ ma quái trong triết lý Duy linh và sau khi đã bắt buộc phải xác định một cách không thể tránh được những nguyên lý căn bản mà Hiến pháp nào (kể cả Hiến pháp Cộng sản) cũng phải đề ra như “quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người” (điều 5), “mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do và an toàn” (điều 9), thì đến lúc đi vào từng chi tiết cụ thể của từng sinh hoạt của người dân, mọi điều đưa ra cho có vẻ tự do dân chủ đều bị giới hạn lại ngay bằng một điều khác liền.
Hiến pháp xác định “quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được công nhận” nhưng điều 25 ngay sau đó lại nói rằng việc sử dụng các quyền này phải “theo những thể thức và điều kiện luật định” (Luật định như Dụ số 23 về việc thành lập Nghiệp đoàn bắt phải nộp điều lệ để chính quyền cứu xét và quyết định, nhưng Dụ này lại không định ra một giới hạn nào cả về thời gian cứu xét). Hiến pháp cũng xác định có quyền đình công nhưng cũng ngay trong điều 25 đó thì “quyền đình công không được thừa nhận đối với nhân viên và công nhân trong các ngành hoạt động liên quan đến quốc phòng, an ninh công cộng hoặc các nhu cầu thiết yếu của đời sống tập thể” nhưng lại không có một văn kiện “luật định” nào giải thích rõ ràng các ngành đó cả mà chỉ do Tổng thống hoặc chính quyền xác định lấy.
Cũng vậy, nói rằng ‘tính cách riêng tư của thư tín không thể bị xâm phạm” nhưng lại thêm “trừ khi cần bảo vệ an ninh công cộng hay duy trì trật tự chung” (điều 12); cho người dân có quyền “tự do đi lại và cư ngụ” rồi lại thêm ngoại trừ trường hợp “luật pháp ngăn cản vì duyên cớ vệ sinh hay an ninh công cộng”; xác định người dân có quyền “tự do xuất ngoại” nhưng trừ “trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do an ninh, quốc phòng, kinh tế, tài chánh hay lợi ích công cộng” (điều 13); nói rằng có quyền “tự do hội họp và lập hội” nhưng giới hạn “trong khuôn khổ luật định” (điều 15); Hiến pháp cũng công nhận là “chỉ có thể bắt giam người khi có câu phiếu của cơ quan có thẩm quyền” mà lại không xác định “cơ quan có thẩm quyền” là những cơ quan nào cho nên sau này có rất nhiều cơ quan mật vụ an ninh chìm nổi của ông Nhu, ông Cẩn, không nằm trong hệ thống của Bộ Tư pháp mà vẫn có quyền bắt người dù có hoặc không có câu phiếu.
Nói chung, để kiểm soát và bóp nghẹt quyền của người dân, Hiến pháp 1956 đã tung ra một mớ gươm Damoclès treo trên đầu người dân với những từ ngữ mà chính quyền muốn giải thích như thế nào cũng được như “điều kiện luật định, lý do quốc phòng, an ninh công cộng, an toàn chung, trật tự chung, lợi ích công cộng, đạo lý công cộng...” Và để bảo đảm tối đa sự kiểm soát này, Hiến pháp còn nâng chủ trương nầy lên thành nguyên tắc tổng quát trong điều 28: “quyền của mỗi người đều được xử dụng theo những thể thức và điều kiện luật định”. Điều 28 quỷ quyệt này đóng kín một cách hoàn toàn và vĩnh viễn tất cả mọi hy vọng của người dân về mọi sinh hoạt dân chủ và an toàn cá nhân dưới chế độ, đồng thời trao lại một cách hoàn toàn và vĩnh viễn quyền sinh sát vào tay một thiểu số gia đình họ Ngô đang nắm quyền lực trong tay.
Ngoài ký giả Shaplen (trong bài The Cult of Diem) đã nặng lời chỉ trích Hiến pháp 1956 của Đệ nhất Cộng hòa, nhiều luật gia Việt Nam tên tuổi cũng đã nghiêm khắc lên án Hiến pháp đó là độc tài, cổ hủ không liên hệ gì với thuyết Nhân Vị cả. Luật gia Đoàn Thêm trong “Những ngày chưa quên” đã phải bỏ ra 11 trang (kể từ trang 23) để phân tách sự liên hệ giữa thuyết Nhân Vị và Hiến pháp Đệ Nhất Cộng hòa, liên hệ giữa Hiến pháp và Quốc hội, giữa Quốc hội và Tổng thống, đã có một nhận xét như sau đây:
Triết lý chính trị của ông (Ngô Đình Nhu) muốn đưa ra, đã được tóm tắt trong đoạn mở đầu và phần căn bản của Hiến pháp 26-10-1956, lại được nhấn mạnh... đã thành khẩu hiệu chính thức. Tuy nhiên, những ý tưởng này chỉ thể hiện ra hai thiên đầu của hiến pháp 1956. Còn ở phần cơ cấu chính quyền, nghĩa là khi chuyển sang phần ứng dụng, và nếu xét về luật công pháp thì rất khó thấy tương quan gì giữa lý thuyết Nhân Vị và các guồng máy quốc gia. Bởi thế, năm 1956 tôi không hoài nghi, tuy một số người hài lòng và cho là lần đầu tiên chúng ta mới kiến tạo được trên một căn bản triết lý chính trị vững vàng. Trái lại, tôi đã ghi nhận áp lực rất mạnh mẽ của thực tế, của nhân vật và thời cuộc trong việc xây đắp móng nền của chế độ.
Luật gia Nguyễn Hữu Châu, giáo sư đại học Luật khoa Paris, nguyên Bộ trưởng Bộ Phủ Thủ tướng VNCH năm 1957, 1958 và có liên hệ với chính tình miền Nam, đã có những phán xét không tốt đẹp gì cho Hiến pháp Nhân Vị 1956 của Đệ nhất Cộng hòa. Trong Luận án Cao học Luật khoa (Mémoire DES, 1960) ông Nguyễn Hữu Châu (hiện ở Pháp) sau khi phân tách từng chương từng mục đã kết luận rằng:
“Xét đến lịch sử các cơ chế và tư tưởng chính trị của Việt Nam, thật khó mà không công nhân rằng hệ thống của Hiến pháp ngày 26-10-1956 quả là một sự thoái hóa so với hệ thống chính trị cổ truyền. Tại vì Hiến pháp 26-10-1956 đã giữ lại những gì kém tiến bộ nhất của chế độ xưa cũ, rồi bổ túc bằng những sự kiềm chế tân tiến nhất.
Do đó mà cái ý niệm về lãnh đạo (leadership) được trình bày trong bản dịch chính thức của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa không có cái ý nghĩa mà các nhà Xã hội học Mỹ trao gửi lúc đầu.
(Dans l’histoire des institutions et des idées politiques du Vietnam, il sera difficile de ne pas reconnaitre que le système de la constitution du 26 Octobre 1956 constitua une regression par rapport au système politique traditionnel. Car il a repris de l’ancien système ce qu’il a le moins progressiste pour le completer par les moyens de contrainte les plus modernes. Ainsi cette notion de Leadership qui figure dans la traduction officielle de la Constitution de la République du Vietnam n’a pas le sens que les sociologues Américains lui donnent original).
Còn giáo sư Nguyễn Văn Bông, Thạc sĩ Công Pháp, Viện trưởng Viện Quốc gia Hành chánh Sài Gòn thì trong đoạn kết của giáo trình năm thứ nhất Cử nhân Luật về môn Luật Hiến pháp và Chính trị học của Đại học Luật khoa Sài Gòn, đã viết rằng:
Thật vậy, ngay ở điều khoản thứ ba, chúng ta nhận thấy “Tổng thống Lãnh đạo Quốc gia”. Tổng thống bổ nhiệm và cách chức các sứ thần cùng công chức cao cấp không cần ý kiến của Quốc hội. Trái với nguyên tắc phân nhiệm mà điều 3 ghi rõ là “nguyên tắc phân nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt”. Hiến pháp 1956 dành cho Tổng thống quyền ký sắc luật giữa hai khóa họp Quốc hội, quyền ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp, báo động hoặc giới nghiêm.
Một sự tập trung quá mức quyền hành cùng sự thủ tiêu đối lập và sự hiện diện của một chính đảng duy nhất đã đưa chế độ Ngô Đình Diệm lần lần đi đến một chế độ quyền hành cá nhân áp dụng những phương tiện chuyên chế mà tiếng súng ngày 1-11-1963 đã đưa vào dĩ vãng.
Sonntag, 30. Oktober 2016
Tinh thần dân chủ theo dòng lịch sử Việt Nam
Ta như một cánh chim trời
Mang theo tiếng nói con người tự do
Xây dựng dân chủ trong ta
Cất lên tiếng nói những lời phải chăng
Đa nguyên xã hội nước nhà
Quốc gia vững mạnh như là tây phương...
KN
Ngày nay đã bước sang tới thế kỹ 21 rồi. Mà cũng còn có những người mang ý tưởng tôn sùng thần tượng, tung hô những tay độc tài độc đảng giết người... Không biết những người đó có cái đầu óc để suy nghĩ nữa hay không! Những tay độc tài đó có phải là Cha Mẹ của chúng ta đâu mà phải tôn vinh, mà có phải là Cha Mẹ của chúng ta đi nữa " Làm ác giết người thì phải chịu tội". Chứ ta không thể nào mà tôn sùng cái ác ở trong tâm ta được. Chẳng khác nào ta sẽ tiếp tục làm ác để trả thù. Mà cái trả thù đã hiện ra rõ ràng là cho đến ngày nay, họ cứ đổ tội cho những người đã phá hỏng chế độ độc tài của họ. Chính họ là người chia rẽ sự đoàn kết xây dựng cho một nền "Tự do dân chủ đa nguyên..." không hận thù. Để kiến thiết đất nước thoát nạn độc tài trị ngày nay đang dẫn dắt đất nước vào vòng bị trị của Bắc Kinh. KN Tinh thần dân chủ theo dòng lịch sử Việt Nam Có thể thấy tinh thần lấy dân làm trọng đã có trong lịch sử tư tưởng Việt Nam qua Lục Độ Tập kinh, do Khương Tăng Hội phiên dịch xuất hiện vào thế kỷ II Tây lịch, như trích dẫn sau, “Bồ- tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than”. Đối với những chính quyền hà khắc, áp bức dân, thì Lục Độ Tập kinh cảnh báo: “Loài lang sói không thể nuôi, người ác không thể làm vua”. Tinh thần ấy, nhận thức ấy đã là tư tưởng chủ đạo để người Việt tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chống các luồng ý thức hệ ngoại lai, bảo vệ chủ quyền và văn hóa dân tộc, bảo vệ tự do, no ấm và hạnh phúc cho nhân dân. Tinh thần ấy luôn thấp thoáng trong suốt chiều dài lịch sử cả ngàn năm của người Việt mà sử sách còn ghi nhận sự thân ái với dân của những vị như Bà Trưng, Bà Triệu, Bố Cái đại vương, Mai Hắc đế, Lý Nam đế, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền… tạo tiền đề cho việc kiến lập quốc gia Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… và mở rộng cương thổ đến tận ngày nay. Tinh thần lấy dân làm trọng ấy chính là bước khởi đầu của tinh thần dân chủ. Một mặt đáp ứng sự mong chờ của người dân đối với hệ thống chính trị đương đại; "Tự do, dân chủ đa nguyên và thực thi nhân quyền là xu hướng thời đại của thế kỷ 21 này. Nói khác đi, tầm cao dân chủ của đất nước chính là tầm nhìn của lãnh đạo vậy. Trích một phần lớn của bài viết và viết bổ xung theo tầm nhìn dân chủ của Nguyên Cẩn. KN
Freitag, 28. Oktober 2016
Tinh thần dân chủ theo nhà Phật
Đúng không...
Độc tài... độc đạo... đất nước mạt
Đa nguyên... xã hội đất nước hùng...
Tự do...
Gian nan xứ lạ bấp bênh
Chỉ mong một buổi bình minh quay về
Quê hương nào có bình yên
Người thân còn mãi triền miên cơ hàn
Thiên tai lũ lụt lầm than
Núi sông biển đảo ai tàn phá thêm
Dù cho thân phải mất còn
Đàn con nước Việt nguyện thề sắt son
Đấu tranh dân chủ nước nhà
Khai quang trí tuệ con đường tự do...
Độc tài độc đạo phải lui
Đa nguyên xã hội chung tay đón chào
KN
Độc tài... độc đạo... đất nước mạt
Đa nguyên... xã hội đất nước hùng...
Tự do...
Gian nan xứ lạ bấp bênh
Chỉ mong một buổi bình minh quay về
Quê hương nào có bình yên
Người thân còn mãi triền miên cơ hàn
Thiên tai lũ lụt lầm than
Núi sông biển đảo ai tàn phá thêm
Dù cho thân phải mất còn
Đàn con nước Việt nguyện thề sắt son
Đấu tranh dân chủ nước nhà
Khai quang trí tuệ con đường tự do...
Độc tài độc đạo phải lui
Đa nguyên xã hội chung tay đón chào
KN
Tinh thần dân chủ theo nhà Phật
Hầu hết, các nhà tư tưởng đều cho rằng hành trạng và giáo lý của Đức Phật luôn thể hiện tinh thần dân chủ. Mặc dù Đức Phật được biết đến như người đầu tiên sáng tạo ra triết lý hay đạo mà chúng ta gọi là Phật giáo và đã trực tiếp truyền giảng giáo lý đó, Ngài không bao giờ tự đặt mình vào vị trí nổi bật này. Ngài không ép buộc mọi người phải theo mình. Đối với mọi vấn đề, Ngài đều khuyên mọi người nên suy xét trước rồi mới chấp nhận qua sự thấu hiểu và tu chứng bản thân. Ngài không có ý định thay đổi cá tính của đệ tử. Vì vậy trong Phật giáo, cá tính của con người luôn được tôn trọng. Giáo pháp của Đức Phật được Ngài giảng dạy theo đường lối lý tưởng nhất, không giáo điều, không ép buộc. Nếu đệ tử muốn trình bày điều gì, vị ấy được đề nghị phải giữ tâm mình trong trạng thái hoàn toàn trung thực. Đây là lối giáo dục mà người Việt Nam chúng ta đã tiếp thu từ lâu.
Đức Phật là bậc chiến thắng, không phải chiến thắng kẻ thù mà đã chiến thắng cái gọi là các yếu tố nền tảng để hình thành bản chất con người, từ đó mà đạo Phật đã thu hút nhiều người quy ngưỡng Tam bảo. Các yếu tố dẫn đến một đời sống có trí tuệ và một tâm hồn bình an đều là những nhận thức về bản chất con người của Đức Phật. Nhờ những giáo pháp này mà những người Phật tử có thể cống hiến khả năng của mình vào việc xây dựng một nhân sinh quan và lối sống dân chủ.
Đức Thế Tôn xem tất cả mọi người đều bình đẳng, Ngài tôn trọng ngay cả những người bị xã hội Ấn Độ cổ coi là hạ đẳng và Ngài không hề hối tiếc về việc từ bỏ giai cấp quí tộc của mình. Ngài phê bình “giai cấp” là biểu hiện của sự phân chia nguồn gốc xuất thân của con người trong xã hội. Ngài đồng ý có vua, có giáo sĩ Bà-la-môn trong quốc gia Ấn Độ cổ đại. Ngài thừa nhận có sự bất công trong xã hội vì Ngài biết rằng sự công bằng chân thật không bao giờ có mặt ở thế giới hiện tượng này. Nhưng Ngài cho rằng một người Bà-la-môn chân chính hoặc một vị minh quân không xuất phát từ giai cấp hay dựa trên những biểu hiện bề ngoài mà phải có giá trị thực sự từ bên trong; đó là tư tưởng nhân ái và tính cách cao thượng.
Giáo pháp của Đức Phật đã khéo biện minh để hóa giải những xung đột giai cấp trong xã hội. Một trong những nền tảng được chấp nhận trong một xã hội dân chủ là nó phải được thiết lập và nên được thiết lập qua tính đa dạng của các cá nhân; đồng thời, tính cách của mỗi cá nhân đều phải được bảo vệ. Đây là giáo lý về nghiệp, giáo lý này đã được phổ biến rộng rãi trong tư tưởng Ấn Độ. Một người trở nên tốt qua việc làm tốt và trở nên xấu do việc làm xấu. Người phương Tây bảo đây là giáo lý về trách nhiệm cá nhân.
Theo GS. Kurt F. Leiderker “Trong xã hội dân chủ không phải mọi người đều hoàn hảo. Tương tự, qua giao thiệp với đồng loại con người phát triển quan điểm niềm tin về nghiệp báo. Chính quan điểm này, Phật giáo cho rằng: một người có thể và phải hoàn hảo qua thể hiện thiện nghiệp (hành vi tốt) của anh ta… Bất kỳ xã hội nào tôn thờ tín ngưỡng về học thuyết định mệnh thì kết quả sẽ nhốt kín con người vào một thế giới tư tưởng và hành động ở đó con người không còn hoạt động tự do nữa, và tự do không thể thực hiện bằng nỗ lực của mỗi cá nhân. Vị trí của Phật giáo được xác định chắc chắn ở đó. Phật giáo ắt hẳn cống hiến lớn cho tình thương và tự do, được thực hành một cách dân chủ ở các quốc gia và còn là niềm tự hào của họ”.
Nguyên Cẩn
ĐIỀU 258 BẪY AI?
Es ging Vergangenheit lange vorbei, nur die unmittelbare Gegenwart geändert werden soll. Zur Vorbereitung selbst einen Weg zu Freiheit und Demokratie für die Zukunft des Pluralismus.
-Quá khứ nó đã đi qua lâu rồi, chỉ có hiện tại ngay trước mắt là phải thay đổi. Để dọn cho mình một con đường tự do dân chủ đa nguyên cho tương lai.
KN
Seinen Stolz herunterzuschlucken und über den eigenen Schatten zu springen ist nicht einfach, aber manchmal einfach das Richtige.
LG Birgit :*
- Đôi lúc bạn cần phải nuốt đi cái lòng kiêu hãnh "Tự ái" để bước qua cái hình bóng của mình thì không thể đơn giãn, nhưng mà thông thường việc làm đó rất dễ dàng và đúng nhất.
_Chuyện đó nó tùy thuộc vào sự can đảm của bạn, để mà thay đổi sự suy nghĩ, hơn là bạn trung thành với sự ở lại.
Không ai ngoài người dân
Theo 5 điều trên thì người dân chẳng còn được cái quyền Tự do gì hết. Ngoài ra chỉ còn Tự do ăn uống đi lại và phục tùng như một bầy cừu
Khoảnh khắc...
Chỉ cần một khoảnh khắc
Cuộc sống sẽ đổi thay
Ta lưu lại cuộc đời
Bằng tiếng nói lương tri
Của con người thế hệ
Dân trí của chúng ta
Giữa độc tài bạo ngược
Đàn áp tiếng nói dân
Chỉ cần một khoảnh khắc
Ta thay đổi cuộc đời
Nếp sống của bản thân
Ăn sâu vào tâm khảm
Hàng mấy chục năm qua
Tôn sùng một hình bóng
Của cuộc đời nô lệ
Áp đặt lên dân ta
Chỉ cần một khoảnh khắc
Ta làm lại cuộc đời
Không sợ hãi cường quyền
Hay ích kỹ bản thân
Thay đổi cuộc sống này
Bằng tình người nhân thế
Tiếng nói của tự do...
Đa nguyên... thắng cường quyền
KN
Chỉ cần một khoảnh khắc
Cuộc sống sẽ đổi thay
Ta lưu lại cuộc đời
Bằng tiếng nói lương tri
Của con người thế hệ
Dân trí của chúng ta
Giữa độc tài bạo ngược
Đàn áp tiếng nói dân
Chỉ cần một khoảnh khắc
Ta thay đổi cuộc đời
Nếp sống của bản thân
Ăn sâu vào tâm khảm
Hàng mấy chục năm qua
Tôn sùng một hình bóng
Của cuộc đời nô lệ
Áp đặt lên dân ta
Chỉ cần một khoảnh khắc
Ta làm lại cuộc đời
Không sợ hãi cường quyền
Hay ích kỹ bản thân
Thay đổi cuộc sống này
Bằng tình người nhân thế
Tiếng nói của tự do...
Đa nguyên... thắng cường quyền
KN
Luật sư TrầnVũ Hải
1. Những vụ bắt giữmột số bloger (Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Đinh Nguyên Kha) gần đây theođiều 258 Bộ luật Hình sự (“BLHS”), và sắp tới là phiên xét xử Đinh Nhật Uy(ngày 29/10/2013) đã khiến nhiều người quan tâm đến điều 258 BLHS. Đã có nhóm bloger tuyên bố phản đối điều 258, có nhóm bloger khác ủng hộ điều luật này.
2. Điều 258 BLHSquy định như sau:
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
1, Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báochí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2, Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Ít ai biết được Điều 258 BLHS xuất phát từ một vụ án khoảng 20 năm trước, nhà báo MD đã viết về một vụ được cho là không có thật về một sỹ quan quân đội. Viện kiểm sát Quân khu X truy tố nhà báo MD về tội vu khống nhưng người bị vu khống lại không có thật (không xác định được) nên Tòa án không thể khép tội này đối với nhà báo MD, mặc dù xác định nhà báo MD gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của quân đội. Nói một cách nôm na, trong một vụ án về tội vu khống, muốn truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải có người bị hại, và người bị hại phải có đơn yêu cầu cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vu khống mình, nhưng trong vụ án này không có người bị hại, không có đơn yêu cầu của người bị hại nên nhà báo MD thoát tội. Cho rằng nhà báo MD thoát tội là do sơ hở của BLHS, nên nhiều người đề xuất điều luật như nội dung điều 258 của BLHS hiện hành và Quốc hội đã chấp nhận điều luật này.
4. Theo diễn giải nhiều cơ quan pháp luật, việc khởi tố vụ án theo điều 258 BLHS không cần có yêu cầu của người bị hại (như tội vu khống), thậm chí trên thực tế những cơ quan này không cần quan tâm có người bị hại hay không, hoặc ý kiến của họ (nếu có).
Cho đến nay, điều258 BLHS chủ yếu được áp dụng để xử lý đối với những hành vi được coi là lợi dụng quyền tự do ngôn luận (nhưng không truy cứu theo tội danh vu khống), chưa thấy kết tội theo điều luật này về việc lợi dụng quyền tự do, dân chủ khác (ngoài tự do ngôn luận). Ngay trong vụ nhà báo Nguyễn Việt Chiến, lúc đầu bị cáo buộc theo điều 258 BLHS nhưng khi xét xử lại kết tội theo điều luật khác.
Nhiều người cho rằng Điều 258 là một cái bẫy để chính quyền tùy tiện kết tội công dân, đặc biệt là các bloger, khi họ thực thi quyền tự do dân chủ (đặc biệt quyền tự do ngôn luận), phê phán Nhà nước, cơ quan Nhà nước hoặc lãnh đạo của Nhà nước. Vậy điều 258 BLHS có đúng là một cái bẫy hay không, và đối với ai?
5. Theo điều 258, chỉ truy cứu đối với người “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”. Từ “các”ở đây rõ ràng để chỉ số nhiều, tức là từ hai quyền trở lên, và những quyền tự do dân chủ này đã được liệt kê ngay trong điều 258 BLHS. Theo đúng lời văn và nội dung của điều 258, nếu Tòa án muốn kết tội bị cáo về tội này, Tòa án phải chứng minh bị cáo đã lợi dụng các quyền, tức đã lợi dụng ít nhất từ hai quyền tự do dân chủ trở lên. Thậm chí, theo cách hiểu đúng tiếng Việt, Tòa án phải chứng minh bị cáo phải lợi dụng tất cả cácquyền được liệt kê trong điều 258 BLHS gồm “ các quyền (i) tự do ngôn luận, (ii) tự do báo chí, (iii) tự do tín ngưỡng, tôn giáo, (iv) tự do hội họp, lập hội và (v) các quyền tự do dân chủ khác…”. Trong mọi cách hiểu, người nào được coi chỉ lợi dụng một quyền trong các quyền tự do dân chủ được liệt kê trên không thể bị cáo buộc, truy tố, kết tội theo điều 258 BLHS. Nếu hiểu đúng như vậy (mọi cách hiểu khác đều trái lời văn và nội dung của điều258), khi kết tội theo điều 258 BLHS, Tòa án phải chứng minh ngoài việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận, bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ khác, điều mà trong thực tế Tòa án khó có bằng chứng và Viện kiểm sát cũng không cáo buộc và các bị cáo cũng không “lợi dụng” nhiều quyền như vậy.
Nói cách khác, nếu thượng tôn pháp luật, Tòa án phải tuyên bị cáo không phạm tội theo điều 258 BLHS vì không chứng minh được bị cáo lợi dụng từ hai quyền tự do dân chủ trở lên.
6. Để làm rõ hơn cách hiểu về từ “các” trong BLHS, chúng tôi xin lấy ví dụ 2 điều ngay sát trên và dưới của điều 258 BLHS là các điều 257 (tội chống người thi hành công vụ) và259 ( tội trốn nghĩa vụ quân sự):
Khoản 2 điều 257 quy định về tội chống người thi hành công vụ: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai nămđến bảy năm:
a)Có tổ chức;
b)Phạm tội nhiều lần;
c)Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d)Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ)Tái phạm nguy hiểm.
Khoản 2 điều 259 về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a)Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
b)Phạm tội trong thời chiến;
c)Lôi kéo người khác phạm tội.”
Những điều khoản trích dẫn trên cho thấy khi BLHS khẳng định chỉ cần một trong các yếu tố được liệt kê xuất hiện đủ để có thể xác định tội danh, hình phạt, mức phạt, BLHS sẽ ghi rõ cụm từ một trong các trong điều luật. Nếu điều 258 BLHS xác định chỉ cần lợi dụng một quyền tự do dân chủ trong các quyền tự do dân chủ được liệt kê trong điều luật này, là có căn cứ truy cứu theo tội danh này, điều 258 BLHS khoản 1 cần phải viết (như những trường hợp nêu trên - điều 257 khoản 2 và điều 259 khoản 2) theo cách ví dụ như sau:
Người nào lợi dụng một trong các quyền sau đây nhằm xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a. Tự do ngôn luận
b. Tự do báochí,
c. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
d. tự do hội họp, lập hội
e. Hoặc một quyền tự do dân chủ khác
Nhưng điều 258 BLHS thực tế đã không được viết theo cách thức trên, và do đó phải được hiểu chỉ có thể kết tội theo điều này nếu chứng minh bị cáo lợi dụng ít nhất hai quyền tự do dân chủ trở lên – một điều bất khả thi cho Tòa án.
Vậy điều 258 BLHS là cái bẫy cho ai, nếu thượng tôn pháp luật?
Hà Nội, ngày 28/10/2013
Donnerstag, 27. Oktober 2016
Tầm cao của dân chủ
Nhưng dân trí tuyệt đối quan trọng ở chỗ nhờ có mặt bằng tri thức chung ở mức độ cao, người dân hiểu rõ những quyền tự do của mình và mọi giới hạn của những quyền tự do đó. Dân trí đi liền với dân chủ ở chỗ có dân trí cao thì người dân biết chọn lựa đúng những người đại diện xứng đáng của mình. Với dân trí cao, người dân cũng biết phế truất đúng cách những đại diện kém cỏi. Quan trọng hơn cả, với dân trí cao, xã hội thật sự có trật tự vì người dân biết tôn trọng pháp luật đúng mực. Khi cho rằng dân trí không cao, liệu chúng ta cho rằng đó là lý do xã hội hiện nay thiếu tinh thần “thượng tôn pháp luật”! Và phải chăng cũng chính vì dân trí không cao nên mới có tình trạng chọn lựa đại biểu không xứng đáng, bị lừa mỵ bởi những lời lẽ hoa mỹ mà rỗng tuếch của những người ra tranh cử hay được đề cử! Điều nguy hiểm nằm ở chỗ, người dân cũng không biết làm thế nào bãi miễn kẻ đại diện không xứng đáng mà họ đã chọn lầm.
Tầm cao của dân chủ
Nguyên Cẩn
Nguyên Cẩn
Thời nào cũng vậy, những người làm việc nước phải có tài có đức. Còn người dân muốn bảo vệ quyền lợi thiết thân của mình chỉ cần có niềm tin. Bằng niềm tin, người dân hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những người đang đại diện quyền lợi của họ bảo vệ những quyền lợi ấy, trong đó có miếng cơm manh áo do công việc chính đáng mang lại, có một chỗ ở đủ an toàn để che mưa che nắng, có phương tiện đi lại thuận lợi không bị ách tắc và không xảy ra tai nạn bất ngờ, khi bệnh hoạn có nơi chữa trị, khi lỡ gặp tai nạn thì có sự cứu giúp kịp thời, nếu có tranh chấp thì sẽ được phân xử thỏa đáng, có đủ chỗ học tập cho con em họ ngày càng hiểu biết hơn để cùng xây dựng một xã hội an ổn, có nơi vui chơi giải trí lành mạnh sau những ngày giờ làm việc và học tập căng thẳng, có điều kiện phát triển tài năng về mọi mặt để góp phần mang lại sự tiến bộ cho xã hội… Cũng với niềm tin và tấm lòng, người dân thất vọng khi họ bị phản bội, và họ cũng nhận ra ngay những kẻ chỉ biết đến lợi ích phe nhóm, hy sinh quyền lợi số đông. Thực tế, có thể khẳng định rằng ngay cả với những người có trình độ học vấn cao, không phải ai cũng có thể hiểu hết những sự phức tạp của luật lệ; cho nên dân trí không nên dùng làm thước đo cho những vấn đề về luật pháp.
Nhưng dân trí tuyệt đối quan trọng ở chỗ nhờ có mặt bằng tri thức chung ở mức độ cao, người dân hiểu rõ những quyền tự do của mình và mọi giới hạn của những quyền tự do đó. Dân trí đi liền với dân chủ ở chỗ có dân trí cao thì người dân biết chọn lựa đúng những người đại diện xứng đáng của mình. Với dân trí cao, người dân cũng biết phế truất đúng cách những đại diện kém cỏi. Quan trọng hơn cả, với dân trí cao, xã hội thật sự có trật tự vì người dân biết tôn trọng pháp luật đúng mực. Khi cho rằng dân trí không cao, liệu chúng ta cho rằng đó là lý do xã hội hiện nay thiếu tinh thần “thượng tôn pháp luật”! Và phải chăng cũng chính vì dân trí không cao nên mới có tình trạng chọn lựa đại biểu không xứng đáng, bị lừa mỵ bởi những lời lẽ hoa mỹ mà rỗng tuếch của những người ra tranh cử hay được đề cử! Điều nguy hiểm nằm ở chỗ, người dân cũng không biết làm thế nào bãi miễn kẻ đại diện không xứng đáng mà họ đã chọn lầm. Cần phải tin rằng một dân tộc đã từng xuống đường đòi độc lập tự do cách đây 50 năm ở các đô thị miền Nam hay hàng trăm năm từ khi dân Trung Kỳ biểu tình chống chính sách thực dân năm 1908 thì dù dân khí hôm nay dẫu có yếu đi nhưng dân trí vẫn chưa hẳn cùn mòn. Cũng cần phải nhớ rằng khi thân phận của người dân bị đày đọa trong tay của những đại diện mà họ đã chọn lầm thì cuối cùng họ cũng buộc phải phế truất những vị đại diện bất xứng đó bằng cách riêng của họ. Đó là hiện tượng đã xảy ra ở Lybia mới đây khi người dân Lybia biết rằng ông Gadhafi không còn đủ tư cách và phẩm chất lãnh đạo; hoặc như ở Philippines và Indonesia trước kia khi dân Philippines và dân Indonesia thấy rằng Marcos và Suharto không còn là những đại diện xứng đáng. Cho nên, nâng cao dân trí luôn luôn là trách nhiệm của mọi nhà nước, mọi cơ cấu quyền lực, mọi nhà lãnh đạo, vì nâng cao dân trí chính là để bảo vệ cho một xã hội có trật tự. Và nâng cao dân trí luôn đi liền với cải thiện dân chủ.
Kể từ khi loài người xây dựng xã hội, ai cũng khao khát một ước mơ vĩnh hằng là được sống trong một xã hội công bằng, được lãnh đạo bởi những người đại diện cho mình một cách xứng đáng theo nguyên nghĩa của từ demos – nhân dân – và kratos – chính quyền – trong tiếng Hy Lạp; hàm nghĩa chính quyền của nhân dân hay sự cai trị của nhân dân.
"Trích một phần bài"
Samstag, 22. Oktober 2016
Bước chân ta...
Rất nhiều người được sự chỉ dạy tốt, rằng không nên mở miệng nói sự phải trái, nhưng họ không biết nghĩ rằng, như vậy là người không có đầu óc suy nghĩ. "Bã đậu không" http://i.ytimg.com/vi/9oTTXbVdxH4/hqdefault.jpg
Bước chân ta... Đường quá khứ đi vào dĩ vãng... Cuộc sống tối tâm chốn bần hèn... Đường hiện tại đang chờ rộng mở... Chẳng lẻ đau thương cứ mãi chờ... Đường tương lai đang chờ trước mặt... Không lẻ ta bỏ cuộc giữa đường... Con đường phía trước đường tươi sáng... Cánh cửa mở rộng đón bình minh... Khép lại quá khứ trong tâm tối... Tháng ngày khổ nhục những năm qua... Đường ta đi không gì cản nổi Hòa cùng nhịp tiếng nói trong tâm... Dù súng đao gươm giáo cận kề... Tù đày áp bức vẫn như không Đường ta đi con đường chính khí... Đưa nước nhà thoát khỏi nội xâm... Bằng tiền bạc... dối trá... lọc lừa... Đưa nước ta vào vòng nô lệ Bước chân ta con đường tiến bước Phá độc tài xiềng xích bấy lâu Đồng tiến bước đồng hành thế giới Làm nền tảng thế giới tự do... Đường ta đi con đường thế kỹ Đã từ lâu trong chốn u mê... Trong tâm tối ngục tù thế kỹ Của vọng tưởng giáo điều... thân thế... Bước chân ta con đường khai phóng... Khai dân trí ta biết làm người... Là người lẽ phải không sợ hãi... Trước cường quyền từ bấy lâu nay... Bước chân ta con đường tiếng nói... Tự do ngôn luận quyền con người... Phá độc tài áp bức dân ta... Bằng quyền thế tự tôn tự tại... Bước chân ta con đường dân chủ... Xây tình người phá bỏ độc tôn... Đã chia rẽ gần ngang thế kỹ... Bằng gian dối bạo lực giáo điều... Bước chân ta con đường hiện tại... Dựng đa nguyên... phát triển nước nhà... Bằng tình người tiếng nói từ tâm... Là tình người tinh thần đa đảng... KN
Abonnieren
Posts (Atom)