Sonntag, 30. Oktober 2016
Tinh thần dân chủ theo dòng lịch sử Việt Nam
Ta như một cánh chim trời
Mang theo tiếng nói con người tự do
Xây dựng dân chủ trong ta
Cất lên tiếng nói những lời phải chăng
Đa nguyên xã hội nước nhà
Quốc gia vững mạnh như là tây phương...
KN
Ngày nay đã bước sang tới thế kỹ 21 rồi. Mà cũng còn có những người mang ý tưởng tôn sùng thần tượng, tung hô những tay độc tài độc đảng giết người... Không biết những người đó có cái đầu óc để suy nghĩ nữa hay không! Những tay độc tài đó có phải là Cha Mẹ của chúng ta đâu mà phải tôn vinh, mà có phải là Cha Mẹ của chúng ta đi nữa " Làm ác giết người thì phải chịu tội". Chứ ta không thể nào mà tôn sùng cái ác ở trong tâm ta được. Chẳng khác nào ta sẽ tiếp tục làm ác để trả thù. Mà cái trả thù đã hiện ra rõ ràng là cho đến ngày nay, họ cứ đổ tội cho những người đã phá hỏng chế độ độc tài của họ. Chính họ là người chia rẽ sự đoàn kết xây dựng cho một nền "Tự do dân chủ đa nguyên..." không hận thù. Để kiến thiết đất nước thoát nạn độc tài trị ngày nay đang dẫn dắt đất nước vào vòng bị trị của Bắc Kinh. KN Tinh thần dân chủ theo dòng lịch sử Việt Nam Có thể thấy tinh thần lấy dân làm trọng đã có trong lịch sử tư tưởng Việt Nam qua Lục Độ Tập kinh, do Khương Tăng Hội phiên dịch xuất hiện vào thế kỷ II Tây lịch, như trích dẫn sau, “Bồ- tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than”. Đối với những chính quyền hà khắc, áp bức dân, thì Lục Độ Tập kinh cảnh báo: “Loài lang sói không thể nuôi, người ác không thể làm vua”. Tinh thần ấy, nhận thức ấy đã là tư tưởng chủ đạo để người Việt tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chống các luồng ý thức hệ ngoại lai, bảo vệ chủ quyền và văn hóa dân tộc, bảo vệ tự do, no ấm và hạnh phúc cho nhân dân. Tinh thần ấy luôn thấp thoáng trong suốt chiều dài lịch sử cả ngàn năm của người Việt mà sử sách còn ghi nhận sự thân ái với dân của những vị như Bà Trưng, Bà Triệu, Bố Cái đại vương, Mai Hắc đế, Lý Nam đế, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền… tạo tiền đề cho việc kiến lập quốc gia Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… và mở rộng cương thổ đến tận ngày nay. Tinh thần lấy dân làm trọng ấy chính là bước khởi đầu của tinh thần dân chủ. Một mặt đáp ứng sự mong chờ của người dân đối với hệ thống chính trị đương đại; "Tự do, dân chủ đa nguyên và thực thi nhân quyền là xu hướng thời đại của thế kỷ 21 này. Nói khác đi, tầm cao dân chủ của đất nước chính là tầm nhìn của lãnh đạo vậy. Trích một phần lớn của bài viết và viết bổ xung theo tầm nhìn dân chủ của Nguyên Cẩn. KN
Abonnieren
Kommentare zum Post (Atom)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen