Donnerstag, 21. März 2019

Chữ Tim có ý nghĩa là Tâm, do sự suy nghĩ của con người đều mong muốn đạt được sư hạnh phúc. Đó là sư tự do, dân chủ đa nguyên của tất cả mọi con người. Là một thành trì của sự tiến hóa cải cách của cách mạng làm người. Mà các Quốc gia độc tài đang cản trở, bằng sự dung dưỡng tội phạm và bao che: Cho sự hiện tình đầy sự dối trá...của một con người trong một nhà nước để bảo vệ chế độ độc quyền trị.

"Người thầy dạy đầu tiên của chúng ta là trái tim của chúng ta."

- Trái tim của chúng ta tiến hóa "Phát triển" theo cuộc sống tình thương của thiên nhiên có một đời sống thật sự tự do, dân chủ và hạnh phúc của " Muôn loài ". Để thoát được sự độc tài trị, đó là bản năng sinh tồn của tất cả con người.
- Unser Herz entwickelt "Entwicklung" entsprechend dem Liebesleben der Natur und hat ein wahres, freies, demokratisches und glückliches Leben "aller Spezies". Um der Tyrannei zu entkommen, ist es der Überlebensinstinkt aller Menschen


Bild könnte enthalten: 1 Person, Text

Lê Vi 
Rời khỏi nhà anh về mà trong đầu băn khoăn mãi câu hỏi: là mình đúng hay sai?
Không! Mình không ngu và chỉ đang làm những gì mình cho là đúng!
Anh làm trong nhà nước, nhờ khôn khéo và nhạy bén nên anh đang ở một vị trí khá cao, vợ anh cũng đang làm trên sở, con cái đang đi du học ở nước ngoài. Nói chung nhìn vào gia đình anh thật hạnh phúc và thành đạt,là sự ngưỡng mộ của mọi người trong vùng.
Mình biết anh từ lâu và cũng thỉnh thoảng nói chuyện, sáng nay vô tình ngồi nói chuyện cùng anh có khuyên mình: “mình suy nghĩ thế nào, làm gì cũng nên khôn khéo em à! Cái hay là mình biết mà đừng để họ biết là mình biết. Như anh đây này, anh biết cả, anh biết chế độ này thối nát thế nào nhưng kệ thôi, mình mình đâu làm được gì, lo cho gia đình mình trước đã. Giả dụ anh cứ biết mà lao thân vào có thay đổi được gì đâu, rồi con cái anh ra sao? Mình sinh ra nó mình phải có trách nhiệm lo cho nó chứ! Chế độ này không ra gì nhưng chỉ cần khôn khéo thì nó đang mang lợi cho mình đấy chứ! Như anh đây đi muộn về sớm, có công việc xin muộn xin nghỉ quá dễ dàng, chứ làm cho tư bản làm thật ăn thật đâu dễ thở như vậy được em ơi!”
Rồi anh nói tiếp:” em nghĩ sẽ dễ thay đổi được thế sao? Rồi chẳng may nó bắt được như mấy người lên tiếng đó, đánh đập cho thì khổ, ai gan thế nào anh không biết, chứ anh chả dại, an toàn cho mình là trên hết”
Nghe những lời anh nói mà mình thấy có cái gì nhói buốt trong lòng dẫu biết rằng suy nghĩ của anh là suy nghĩ của bao nhiêu triệu con người cũng đang tâm niệm giống thế!
Nhưng anh ạ! Vì những con người “dại” họ không nghĩ đến những thứ” ngọt ngào” như anh nói mà họ hiểu được những điều chua chát và vị đắng của chế độ này mà cả dân tộc đang nếm trải!
Ngày hôm nay anh vẫn thấy là mình đang đúng, mình là người thành đạt, anh bước ra ngoài được mọi người trầm trồ ca tụng... tiền tài và dang vọng anh đều đủ cả và cái thể chế này đang góp phần cho sự đủ đầy của anh, anh thấy hả hê... bởi anh không đang ở trong hoàn cảnh giống như hàng triệu người dân oan bị cướp nhà cướp đất phải vất vưởng lang thang suốt cả chục năm ròng với những lời kêu kiện trôi vào hư không. Anh không phải đang sống trong ngôi làng ung thư vì môi trường, không khí, nguồn nước nơi anh đang sống bị huỷ hoại. Anh có tiền nên anh cầm được cán cân công lý mà không phải chịu cảnh án oan sai...
Anh có biết ngoài kia có bao nhiêu con người sống cảnh lang thang màn trời chiếu đất vì bị cướp nhà cướp đất, có bao nhiêu trẻ em vì thiếu tiền mà không được tới lớp, bao nhiêu người vào viện mà chết vì không được chữa trị kịp thời do không có tiền để đút lót... anh làm ngơ trước những bất công nhưng anh có dám chắc rằng sẽ không có ngày bất công tìm đến anh??? Cứ cho là anh có tiền đi, anh có thể đưa con cái và gia đình mình đi định cư ở xứ sở văn minh nhưng anh đâu thể mang theo được quê hương đất nước, đâu mang được mồ mả ông bà tổ tiên đi cùng. Rồi sau này con cháu anh sẽ chẳng còn nơi gọi là tổ quốc để mà trở về thăm lại quê hương nguồn cội, khi nước mất vào tay giặc mồ mả ông bà có còn được yên ổn hay không...?
Đất nước này đang bị giày xéo vì ngoại xâm và cả nội xâm, biển đảo mất dần, quan tham đục khoét, đi đâu cũng thấy dân oan và án sai, đạo đức xã hội suy bại trầm trọng. Đồng tiền có thể quyết định được mọi thứ, họ dùng tiền để mua bán địa vị danh vọng, nhân phẩm và cả sinh mạng con người cũng trao đổi bằng tiền... đất nước này trở nên như vậy cũng bởi vì còn quá nhiều người đang có suy nghĩ “khôn” như anh!
Mình chợt nhớ đến những người như anh Thức, chị Quỳnh, chị Nga, anh Lượng... những con người đang bị kìm kẹp bởi vòng lao lý chỉ vì yêu nước! Vì sao mà họ phải làm vậy??? Họ có “dại” như lời của anh nói hay không??? Họ cũng đều là những người có tư duy, có người đủ đầy cả tiền bạc và danh vọng, nhưng họ đã đánh đổi tất cả để làm một Con Người đúng nghĩa! Họ không cam chịu cúi đầu trước bất công, không nỡ khoanh tay đứng nhìn dân tộc này bị diệt vong ! Thật đáng cảm phục!
Và cũng vì còn nhiều người có tư duy như anh nên đất nước này sẽ càng tiến gần nguy cơ bị huỷ diệt bởi bàn tay của cộng sản nếu không thức tỉnh tức thời. Cộng sản tồn tại được bằng bạo lực và dối trá, vậy nên chúng rất sợ sự thật, những ai lên tiếng nói ra sự thật chúng đều đàn áp để làm cho người khác nhìn vào thấy sợ mà im lặng. Nhưng chúng ta chỉ sợ khi có số ít người lên tiếng bởi chúng chỉ đàn áp được vài người vài chục người chứ không thể đàn áp được cả triệu người, không thể đàn áp được cả dân tộc! Nếu tất cả cùng đứng lên khi đó cộng sản sẽ sợ ta anh ạ! Hy vọng một ngày nào đó anh sẽ bớt “khôn” để “dại” cùng những người yêu nước mà cứu dân tộc này khỏi sự diệt vong!

Bác em nào khác Lê- nin
Cũng vầng trán ấy ra tay giết người
Đất trời một cỏi thênh thang
Nhìn đôi mắt bác lạnh lùng thấy ghê
Mỗi lần nhìn bác mĩm cười
Thiếu nhi sợ hãi bao giờ tới em
Hiếp dâm con nít bình thường
Nhân thân đảng tốt tự hào Việt Nam
Giống như tình cảm thiêng liêng
Văn nô đĩ bút tuyên truyền đảng ta
Tự do dân chủ văn minh
Đa nguyên đảng phái phá nhà nước ta
Lê-nin đâu khác Mao Hồ
Cùng chung Liềm Búa sao vàng đảng ta
Cách mạng cải cách con người
Giết người cướp đất xứng danh bác Hồ....


KN
https://scontent.fham5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/55615913_2150896938535192_7416085614430257152_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_ht=scontent.fham5-1.fna&oh=ab4663d8aac846537322ec0fb8b75a39&oe=5D4923FD

Mittwoch, 20. März 2019

Phản động là gì?

Phản động là gì?
Phản động là xu thế "Hướng" đi của thời đại tự do dân chủ... con người, chống lại sự bất công mà chế độ độc tài gây ra.
Một chế độ đa nguyên... không có chữ "Phản động" mà chỉ có chữ " Quyền được tự do ngôn luận..." chính kiến của người dân được thực hiện.
Trong chế độ độc tài lúc nào cũng gán ghép người dân vào chữ "Phản động", để Chính quyền có quyền bắt giữ những người dân đòi hỏi quyền tự do Tôn giáo hay quyền dân chủ lập hội hay đảng phái của mình.
Một chế độ độc tài trị hay Phát xít đều xữ dụng ngôn từ chống phản động là chống lại quyền con người.
KN
Bí thư đảng độc tài là gì? Là SS của thời Phát xít Đức nắm tất cả mọi quyền hành sinh sát " Giết người, bắt người bỏ tù, kiễm soát sự chống đối hay bất mản trong đảng của đảng viên hay dân thường, hưởng bổng lộc bằng sự cướp bóc, tham nhũng" do đảng giao phó.

Khi tiếng nói xã hội của người công dân về những chuyện môi trường bẩn v.v... Như học sinh ăn thịt heo "lợn" có vi khuẩn sán heo. Được đăng lên Facebook, thì nhà nước độc tài cho là công dân có mầm mống chia rẻ công dân với đảng.  Như vậy đảng độc tài này là một đảng cướp sinh mạng công dân để bảo vệ và bao che cho sự độc quyền bán nước Việt Nam.

"Một con người thật sự mạnh mẻ "Cường tráng" thì luôn luôn chịu trách nhiệm những việc gì mình đã làm.
Đúng như trách nhiệm nhận định của mình đưa ra sẽ cho mình một cái sự tự do thật sự."

Bild könnte enthalten: eine oder mehrere Personen und Text


Vẽ tranh sơn thủy uyên ương
Bài trùng sông núi bán dân nước mình
Độc tài độc trị chia vùng
Chia tình dân Việt nước nhà Việt Nam
Bao che lảnh chúa độc quyền
Phong hầu phong tước người thân trong nhà
Giết dân hình thức ăn chia
Thịt heo nhiễm độc bắt người dân ăn
Tương lai dân tộc nước nhà
Học sinh nhiễm sán trong vòng chỉ tiêu
Cận vệ Thủ Tướng được quyền ?
Quấy rối tình dục công dân nước mình
Hiếp dâm con nít trong vườn
Nhân thân đảng tốt xin được miễn truy...
Giao gà bị bắt hiếp dâm
Toàn là con cháu công an giết người
Chùa ... Vàng lên tiếng bao che
Đó là quả báo người đi giao gà
Nhìn xem đất nước tang thương
Mang toàn nước mắt công dân nước mình
Pha trộn màu máu tanh hôi
Bao che đảng trị giết dân nước mình



KN

Bildergebnis für artificial flower



Donnerstag, 14. März 2019

Hai con đường...

Khi văn hóa ứng xữ quyền công dân, trong sự tự do ngôn luận khác chính kiến, trong sự dân chủ xã hội, đa nguyên...Bị nhà nước độc tài trị ngăn cấm, sự phản biện tiếng nói xây dựng đất nước của công dân. Thì Quốc gia đó là một Quốc gia của sự lường gạt, dối trá, giết người để độc quyền thống trị đất nước. Ngay như cả dám nhượng giang sơn cho ngọai bang, để bảo vệ quyên lợi ngôi vị độc tôn quyền hành của mình.

Hai con đường...

Thiên đường địa ngục hai nơi
Ngay trong cuộc sống nơi ta hiện hình
Trần gian cỏi sống làm người
Làm người nhân thế là quyền công dân
Địa ngục của chốn trần gian
Độc tài cộng sản bịt mồm công dân
Đày dân trong chốn lao tù
Mang danh chủ nghĩa công bằng ấm no
Độc quyền tham nhũng giết dân
Những ai lên tiếng làm người hôm nay
Trần gian có chốn thiên đường
Tự do tiếng nói làm người công dân
Xã hội dân chủ hài hòa
Công bằng xã hội bình quyền công dân
Đa nguyên đảng phái con người
Diệt trừ tham nhũng con đường hại dân

KN


Paradies Hölle zwei Orte
Genau im Leben, wo wir auftauchen
Die lebende Welt ist menschlich
Eine menschliche Person zu sein, ist ein Bürgerrecht
Hölle des irdischen Ortes
Der kommunistische Diktator hat die Bürger geknebelt
Verbannte Menschen im Gefängnis
Bring den Namen der Fairness zum Wohlstand
Monopol der Korruption, um Menschen zu töten
Die, die sich heute als Menschen äußern
Die Erde hat das Paradies
Meinung Freiheit ist Bürgerrechten
Harmonische demokratische Gesellschaft
Soziale Gerechtigkeit entspricht Bürgerrechten
Die Mehrheit der menschlichen Parteien
Beseitigen Sie Korruption den Weg, um Menschen zu schaden


Khi nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam, cố tình ngăn cấm ngăn cấm và phá buổi lể tưởng niệm của người dân, những người lính Hãi quân Việt Nam bị Trung Quốc bắn giết khi xâm chiếm quần đảo Trường Sa "Gạc Ma..." của Việt Nam ngày 14.03.1988.

Staat totalitären kommunistischen Vietnam, verbieten absichtlich Verbot und Gedenkfeier aus dem Volk, wurde schießen die Soldaten Vietnam Marine, als China die Spratlys- Inseln "Gạc Ma..." von Vietnam in 14.03.1988 eingedrungen

Không ai chống phá nhà nước cả. Mà nhà nước độc tài Việt Nam có bổn phận và trách nhiệm với đất nước và người dân được thực hiện quyền tự do dân chủ của mình cho người dân Việt nam được quyền hưởng hay chưa?

Niemand ist gegen den Staat überhaupt . Autoritäre Zustand, dass Vietnam die Pflicht und die Verantwortung für das Land hat und die Menschen ihre demokratischen Freiheiten ausgeübt werden, für die Menschen in Vietnam berechtigt sind oder nicht?

Khi nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam, cố tình ngăn cấm ngăn cấm và phá buổi lể tưởng niệm của người dân, những người lính Hãi quân Việt Nam bị Trung Quốc bắn giết khi xâm chiếm quần đảo Trường Sa "Gạc Ma..." của Việt Nam ngày 14.03.1988.
Staat totalitären kommunistischen Vietnam, verbieten absichtlich Verbot und Gedenkfeier aus dem Volk, wurde schießen die Soldaten Vietnam Marine, als China die Spratlys- Inseln "Gạc Ma..." von Vietnam in 14.03.1988 eingedrungen
Không ai chống phá nhà nước cả. Mà nhà nước độc tài Việt Nam có bổn phận và trách nhiệm với đất nước và người dân được thực hiện quyền tự do dân chủ của mình cho người dân Việt nam được quyền hưởng hay chưa?
Niemand ist gegen den Staat überhaupt . Autoritäre Zustand, dass Vietnam die Pflicht und die Verantwortung für das Land hat und die Menschen ihre demokratischen Freiheiten ausgeübt werden, für die Menschen in Vietnam berechtigt sind oder nicht?
Văn hóa ứng xử
Văn hóa ứng xử là hành vi giao tiếp và đối nhân xử thế ở đời. Nó thể hiện mức độ học vấn và nhận thức cá nhân, suy rộng ra là của một cộng đồng dân tộc. Qua đó mà thấy được xã hội văn minh hay lạc hậu như thế nào. Hành vi ứng xử của con người hình thành do thói quen hằng ngày, được quyết định bởi luật pháp và phong tục. Có nghĩa là sự giao thoa giữa hiện tại (luật pháp xã hội họ đang sống) và quá khứ (phong tục, tập quán).
Ở nước ta, tư tưởng Đạo Khổng đã ăn sâu vào nhận thức và văn hóa ngàn đời, cho nên người Việt bị ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống lễ giáo chặt chẽ này. Đó là sự tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới, quan hệ quân thần, phụ tử…; tuy mang nặng tính đẳng cấp, nhưng giáo lý nho giáo đề cao cái nhân nghĩa ở đời, rất đáng được xem trọng. Mỗi dân tộc, vùng miền đều có những hành vi giao tiếp khác nhau, tùy thuộc vào văn hóa và tập quán. Ví như người Châu Âu thì ôm hôn và bắt tay khi gặp nhau. Trong hoàn cảnh tương tự, người Trung Quốc chắp tay, người Nhật thì cúi chào chẳng hạn.
Bên cạnh sự ảnh hưởng nho giáo, người Việt ta cũng coi trọng lối ứng xử tình nghĩa, có trước có sau. Triết lý sống đó đầy nhân ái, thấm đẫm tình người. Cha ông ta luôn đề cao nét đẹp trong giao tiếp. Ca dao Việt Nam có câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Văn hóa ứng xử của người Việt xưa thể hiện qua tập quán hồn hậu, bằng những câu ca giao, tục ngữ ngắn gọn mà súc tích. Ví như:
“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Hoặc:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Hay là:
“Thương người như thể thương thân”…
Đó chẳng phải là nói về cái lẽ sống ở đời sao? Rất ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc và khắc cốt ghi tâm. Nếu chịu khó tìm tòi ca dao, tục ngữ thì một con người Việt Nam đã có được vốn văn hóa ứng xử rất phong phú. Thiết nghĩ, những quan niệm đó đều rất tiến bộ và nhân văn. Điều mà chúng ta có thể thấy được trong bất kỳ một xã hội dân chủ và văn minh nào thời nay.
Đáng buồn là đất nước Việt Nam ta có thời kỳ trãi qua chế độ Cộng Sản. Chế độ phi nhân này hủy hoại văn hóa tốt đẹp ngàn năm của dân tộc, đưa người ta đến chỗ hư vô không lối thoát. Nó tạo nên một xã hội vô pháp luật, chỉ có quyền lực thống trị và sự tôn thờ học thuyết Karl Marx. Nó biến con người thành một công cụ thụ động, hoang dã và thiếu tính tự tôn. Chính vì như vậy, mà cuối cùng người ta chỉ biết tôn thờ sức mạnh của đồng tiền và quyền lực (vì không có luật lệ và những tư tưởng nhân văn chi phối). Điều nguy hại nhất là thói giả dối đã trở nên phổ biến và ngự trị trong đời sống. Nên nhớ là giả dối khác với khôn ngoan. Một đằng là thói xấu phải bị lên án, đằng kia là sự thông minh trí tuệ đáng được coi trọng. Di hại của ý thức hệ Cộng Sản đối với con người Việt Nam là rất lớn, chỉ riêng trong ứng xử, ít nhất nó cũng hình thành mấy thói xấu sau: Giả dối, lưu manh, vô cảm và tàn nhẫn.
Điều đó trái ngược với văn hóa của một xã hội dân chủ, đó là sự bình đẳng, luật lệ và tôn trọng lẫn nhau. Con người sống trong những xã hội thế này luôn nhân ái, vị tha. Nó thể hiện sự văn minh, tiến bộ trong quan hệ giữa con người với nhau. Tất cả những quan điểm tốt đẹp đó được một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng bảo vệ.
Với một xã hội Việt Nam mất phương hướng như ngày nay, những người còn liêm sỉ thì cố bám víu vào chút lễ giáo đạo Khổng để mà duy trì văn hóa giao tiếp. Số đông còn lại cảm thấy bơ vơ, lạc lỏng giữa một môi trường không lối thoát, đầy rẫy sự hiểm nguy và hận thù gieo rắc. Người ta muốn vươn tới một cái gì đó tốt đẹp và nhân văn, nhưng văn hóa dân chủ thì chúng ta chưa thể với tới, vì môi trường nào văn hóa nấy.
Cũng như nhân loại nói chung, văn hóa ứng xử tương lai của người Việt Nam là dân chủ. Để làm được điều đó, trước hết phải xây dựng một xã hội dân chủ, tạo môi trường nền tảng cho sự tốt đẹp và tiến bộ phát triển. Cái văn hóa giao tiếp đó được hình thành dựa trên sự nhân bản chứ không phải bạo lực, nó không phục tùng quyền lực, mà chỉ tuân theo lẽ phải và luật lệ.
Văn hóa ứng xử là sản phẩm của xã hội và môi trường chính trị, bao gồm yếu tố lịch sử và hiện tại. Nói cách khác, thông qua văn hóa ứng xử, người ta có thể biết được lịch sử và văn hóa dân tộc, cho nên nó là những gì tinh túy nhất của con người vậy.
Được đăng bởi Minh Văn
https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/…/p…*


Mittwoch, 13. März 2019

Mệnh lệnh từ trái tim


Khi sống trong một thể chế độc tài, độc đảng trị, thì người dân chẳng có một quyền lợi gì của sự tự do ngôn luận của chính mình, Được nói lên những cái sai trái mà nhà nước gây ra sự bất công, bất bình quyền của con người trong một vấn đề xây dựng tự do, dân chủ, đa nguyên... mà con người cần bước tới. Để chống nạn bè phái, tham nhũng, quan liêu của quyền hành. Giống như thời kỳ phong kiến " Một người làm quan cả họ được nhờ ". Theo kiểu cha truyền con nối luôn tông họ hàng. Để dễ dàng cai trị bằng sự bóc lột công dân của sự bạo hành, đàn áp tiếng nói của con người, bằng sự độc quyền lôi kéo, bắt buộc con người phải phục tùng như thời Vua, Chúa. Chứ không cho phép con người được theo sự tiến hóa "Evolution" mà từ xưa đến nay con người phát triễn theo từng thời đại của sự làm người.

"Nếu muốn bào chữa cho sự hủ hóa của những người làm chính trị thì cũng chỉ cần nêu lên một điều duy nhất sau đây là cũng đủ: họ cũng chỉ là sản phẩm của xã hội mà thôi. Nếu trong một xã hội mà mọi người chỉ biết nghĩ đến đồng tiền và quyền lực, không hề biết đến đạo đức là gì, thì cũng không nên ngạc nhiên khi trông thấy nhan nhản những người làm chính trị tham nhũng trong xã hội đó, đấy chính là lý do tại sao không nên bắt họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng đó (một xã hội hủ hóa và suy đồi tạo ra những người lãnh đạo tham nhũng và bất lương, những người lãnh đạo bất lương và tham nhũng không thể kiến tạo một xã hội đạo đức và lành mạnh, đó là một cặp bài trùng). " 


Đảng ta thật đáng anh hùng
Dân chủ đến thế tận cùng là đây
Sang tận xứ Đức bắt người
Ta đây là đấng anh hùng tinh ranh
Đất nhà biển đảo Gạc Ma
Trung Hoa đánh chiếm như cầy cúp đuôi
Mạng người sáu bốn không màng
Không một tiếng súng quy hàng Trung Hoa
Đảng ta là đảng quỷ ma
Giết người cùng nước cùng màu sắc dân
Dân ta lên tiếng không tha
Quy chụp phản động chống nhà nước ta
Trung Hoa chễm chệ ngồi trên
Đảng ta quỳ lạy chữ vàng vinh quy
Bạn bè hữu nghị láng giềng
Tình thâm bốn tốt xá gì Việt Nam
KN
Dân chủ nghĩa là gì? Là quyền hành trực tiếp của người dân qua sự tự do ngôn luận chính kiến.
Có 2 thể chế Dân chủ:
-Trưng cầu dân ý như Thụy sĩ, có cái nguy hiễm là sự mua chuộc người của độc tài. Nếu dân trí không cao. Nhưng ở Thụy Sĩ , họ xữ dụng trưng cầu dân ý về vấn đề xây cất đô thị, cầu cống, hay bãi bỏ điều luật hại dân v.v... mà đảng phái cầm quyền không thể nào tự mình quyết định được.
- Dân chủ qua thể chế bầu cử người đại diện đảng phái của mình. Qua lá phiếu bầu của người dân chọn lựa một trong Đa đảng phái cạnh tranh ra tranh cử. Từ 4 năm cho đến 6 năm tùy theo Quốc gia ra Luật Pháp của bên Hành pháp. Là con đường dân chủ ngăn ngừa sự độc tài trị và tham nhũng do đảng cầm quyền gây ra.
Hoàng Sa 1974 Trung Quốc đánh chiếm nhà nước độc tài trị cộng sản miền Bắc không lên tiếng nói phản đối. Trường Sa Gạc Ma 14.03.1988 một hành động bán biển đảo của Tổ tiên Việt Nam tiếp tục... Đó mới chỉ là bước đầu kéo đến năm 1999-2000 ký kết đường biên giới mất đất đai, Ãi Nam Quan, phân nữa thác Bản Giốc và thêm một phần vùng vịnh Bắc Bộ cùng Trung Quốc được toàn quyền khai thác vịnh Bắc Bộ chung. Kể như ta đã mất hoàn toàn vịnh Bắc Bộ mà đảng độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam dâng cho anh bạn vàng Trung quốc thừa hưởng để được phong Hầu.
Đây mới chỉ là bước đầu nhưng coi như đã đạt được sự đi tuần hành . Không phải chỉ ở một nơi Đài tưởng niệm. Gian nan là sự kế tiếp nhưng nếu đông người hay ít thì chẳng gì phải sợ cả. Tiếng nói của mình đòi hỏi sự minh bạch mà nhà nước giấu diếm. Ai đã ra lệnh không cho nổ súng chống trả...? Lê Đức Anh trong thời kỳ Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh lại là người nâng đở ông Nguyễn Phú Trọng...? Không chỉ một người mà toàn Bộ Chính Trị đồng ý không cho nổ súng. Vì rục rịch bức tường Đông Âu sụp lở do chính sách đổi mới của Gorbi "Nga". Để lấy cớ quan điểm hàn gắn lại biên giới chiến tranh Việt Trung 1979, cho sự thỏa thuận hội nghị Thành Đô 1989-1990 Cứu đảng để khỏi bị sụp đổ bằng bất cứ giá nào. Ngay cả sinh mạng 64 người lính Hãi quân Việt Nam chìm sâu vào lòng biển cả.
KN
11/03/2013
Mệnh lệnh từ trái tim – Tâm sự của một trí thức Việt Nam trước hiện tình đất nước
BS Nguyễn Quý Khoáng
imageTrước tình hình đất nước ngày càng xuống dốc về xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị... nhất là tương lai Đất nước rất đen tối trước hoạ xâm lăng của Trung Quốc, là người trí thức Việt Nam, tôi tự thấy lương tâm bị cắn rứt khi cứ im lặng chấp nhận những điều chướng tai gai mắt diễn ra hàng ngày cũng như nghe những lời than vãn của đồng bào mình.
Mục sư Martin Luther King có nói:
– “Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it); và:
– “Cuộc đời của chúng ta bắt đầu chấm dứt khi chúng ta lặng thinh trước những vấn đề sống còn” (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter).
Tôi luôn tự hỏi mình: Nếu mọi người dân, nhất là các trí thức, vì sợ hãi cho bản thân mình và gia đình mình, cứ tiếp tục im lặng trước hiện tình của Đất nước thì tương lai Nước ta sẽ đi về đâu? Chắc chắn sẽ rất đen tối! Trước lời kêu gọi của Nhà nước cho phép dân chúng góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 đến tháng 9 năm 2013 tới, nếu một số đông trí thức vẫn lặng thinh thì xem như chúng ta chấp nhận bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội đưa ra, nghĩa là vẫn “rượu cũ trong bình mới”, nghĩa là “vũ như cẩn”, vậy trách nhiệm với Đất Nước của chúng ta ở đâu?
Tôi đã cảm động đến rơi nước mắt khi nghe VIỆT KHANG hát bài “VIỆT NAM, QUÊ HƯƠNG TÔI ĐÂU?” và một trong những hình ảnh người đi biểu tình chống Trung Quốc trong những năm qua khiến tôi xúc động nhất là hình một cô gái Việt Nam khóc trong tuyệt vọng. Tôi có cảm nghĩ như cô đang hết sức đau lòng khi thấy người dân Việt bày tỏ lòng yêu nước mà lại bị chính quyền do mình “bầu” lên ngăn cản, đạp vào mặt, bắt bớ, giam cầm…
Chính vì các lý do trên mà mặc dù rất ghét chính trị, tôi tự thấy không thể tiếp tục lặng thinh được nữa. Tôi mong muốn sự lên tiếng của mình sẽ đóng góp một phần nhỏ cho sự thay đổi của Đất nước, cho tương lai của các con cháu chúng ta. Thay đổi hay không là tuỳ theo Đảng và Nhà nước có thật lòng lo cho Dân, cho Nước không? Còn nếu một ngày xấu trời nào mà Nước Việt chúng ta chịu chung số phận của nước Tây Tạng thì tôi cũng tự thấy mình đã làm hết sức rồi và sẽ không thẹn với lương tâm trước khi nhắm mắt. Nếu có ngày đó thật thì quả là sống không bằng chết, vì mất Tổ quốc là mất tất cả!
Đối với tôi, cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi mình sống có ích cho người khác. Chính vì lý do đó, mặc dù có giấy bảo lãnh đi Canada đoàn tụ gia đình năm 1982, tôi đã chấp nhận ở lại quê hương để làm công tác của một Thầy thuốc, hầu xoa dịu bớt đau khổ của bệnh nhân cũng như đào tạo thêm các bác sĩ về X quang, Siêu âm. Thành thật mà nói, đến giờ phút này, tôi chưa bao giờ hối tiếc về sự chọn lựa đó.
Công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh từ 1977 đến 1983, rồi tại Bệnh viện An Bình TP Hồ Chí Minh từ 1983 đến 2009, tổng cộng thời gian công tác là 32 năm, tôi được mời vào Đảng CSVN 2 lần nhưng đều đã từ chối vì không thích làm chính trị, không thích theo bất cứ một phe phái nào. Tôi chỉ thích làm chuyên môn và dạy học mà thôi.
Cách đây không lâu, tôi đã ủng hộ Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992 do 72 nhân sĩ trí thức công bố ngày 19 tháng 1 năm 2013 với số thứ tự trong danh sách những người ký tên là 7034. Tôi biết khi làm việc này, tôi có thể gặp nhiều rủi ro, nhưng không sao, vì tôi đã sẵn sàng, đến chết là cùng chứ gì!
Xưa kia, tôi đã chọn ở lại quê hương để phục vụ bệnh nhân và các thế hệ thầy thuốc trẻ, giờ đây, tôi nói lên chính kiến của mình để xây dựng và bảo vệ Đất nước vì đối với tôi, cuộc đời mỗi người như một quyển tiểu thuyết đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố, quan trọng là quyển sách đó có hay không chứ không phải nó có dày hay không!
Nếu có một ngày tôi bị bắt, công an sẽ hỏi tôi (như đã từng hỏi những Bloggers, những người không đồng chính kiến, những người biểu tình…) là ai đã xúi dục, được cho bao nhiêu tiền… thì tôi đã có sẵn câu trả lời:
Không ai có thể xúi dục được tôi, không ai mua chuộc được tôi mà CHÍNH LƯƠNG TÂM TÔI ĐÃ MÁCH BẢO, CHÍNH TRÁI TIM TÔI ĐÃ THÚC DỤC TÔI LÀM THẾ!
Cuối cùng, xin cầu mong đất nước Việt Nam chúng ta được độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự.
Việt Nam, ngày 10 tháng 03 năm 2013
N.Q.K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

BOXITVN.BLOGSPOT.COM
BS Nguyễn Quý Khoáng Trước tình hình đất nước ngày càng xuống dốc về xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị... nhất là tương lai Đất nước...

Sonntag, 10. März 2019

Yêu nước là yêu đảng độc tài...?

Khi nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam nói: Yêu nước là phải yêu đảng độc quyền trị.

Có phải nhà nước độc tài Việt Nam là tay sai của Trung Quốc.?
Những người Việt Nam yêu nước lên tiếng nói, để bảo vệ chủ quyền Quốc gia do Trung Quốc xâm lăng là không có tội. Tại sao nhà nước độc tài Việt Nam lại đi bắt giam giữ những tiếng nói của công dân Việt Nam cho sự tự do, dân chủ, đa nguyên của con người để bảo vệ chủ quyền đất nước Việt Nam.? Mà chính nhà nước độc tài Trung Quốc đã đánh chiếm biển đảo chủ quyền của Việt Nam trái pháp luật.

KN

Wenn die kommunistische Diktatur in Vietnam sagt: Patriotismus soll die Monopolpartei lieben.

Ist der vietnamesische Diktaturstaat ein chinesischer Schergen ?
Patriotische Vietnamesen sprechen sich aus, um die nationale Souveränität Vietnams zu schützen, da China in Vietnam eingedrungen ist, nicht schuldig ist. Warum verhaftet der vietnamesische Diktatorstaat die Stimmen vietnamesischer Bürger für die Freiheit, Demokratie und den Pluralismus der Menschen, um die nationale Souveränität Vietnams zu schützen.?  Es ist die chinesische Diktatur, die das Meer der vietnamesischen Souveränitätsinseln illegal übernommen hat.

Yêu nước là tiếng nói của sự tự do ngôn luận, dân chủ, đa nguyên của công dân

Patrioten ist die Stimme der Meinungsfreiheit, Demokratie, Pluralismus der Bürgerschaft

Chỉ có chủ nghĩa tự do, dân chủ, đa nguyên đảng phái xã hội trị mới thật sự là quyền hành của công dân. Để bảo vệ tiếng nói khác chính kiến của mình ,về tất cả mọi mặt về đa nguyên xã hội về hiện tình đất nước mà công dân nhận thấy của sự hiểu biết. Ngoài sự tam quyền phân lập của các đảng phái trong Chính quyền. Và còn sự Nhân Quyền con người là nền tảng của của sự khai sáng, là quyền tự do trong ngôn luận chính kiến, là quyền lực thứ 4 của mỗi người công dân, được quyền phản biện tiếng nói không đúng với sự thật, mà nhà nước cầm quyền đang thi hành, thực hiện cho sự độc quyền trị của độc đảng quyền.

KN

Nur Liberalismus, Demokratie, pluralistische sozialistische Parteien sind wirklich die Macht der Bürger. Zum Schutz der Stimme seiner eigenen politischen Ansichten, auf allen Seiten des sozialen Pluralismus der Situation des Landes, der Wahrnehmung des Verständnisses durch die Bürger. Neben der Trennung der politischen Parteien von der Regierung. Das Menschenrecht ist die Grundlage der Aufklärung, die Redefreiheit, die vierte Macht eines jeden Bürgers, das Recht, die Stimme, die nicht wahr ist, in Frage zu stellen die Regierungsmacht, die für das Monopol einer Partei ausgeübt wurde.

Patriotismus- Chủ nghĩa dân tộc

-Một khi đã mang danh chủ nghĩa dân tộc thì đó là một vấn đề nguy hiểm, khi những nhà Chính trị có ý đồ mưu mô độc đảng quyền để cai trị. Lúc họ thành công thì từ tình thương dân tộc mình biến thành hận thù đàn áp, ngay công dân của mình khi đòi quyền Tự do... Đó là chủ nghĩa Cộng sản, Phát xít ...v.v...

- Wenn Nationalismus gebracht, ist es ein gefährliches Problem, wenn es die Absicht, Recht politische Partei Intrigen zu regieren. Wenn sie Erfolg haben, wandte sich die Liebe seiner ethnischen Hass in Repression, auch wenn ihre Bürger Freiheit gefordert ... Das ist Kommunismus, Faschismus ... etc ...

Patrioten = tinh thần yêu nước

- Người yêu nước đúng nghĩa không thể nào trở thành yêu chủ nghĩa dân tộc được.
Wahre Patrioten kann nicht geworden Nationalismus ist die Liebe.

Người yêu nước thật sự không thể nào để trở thành chủ nghĩa dân tộc
Patriots wirklich unmöglich Nationalisten zu werden

Độc đảng...

Khi đảng là trên hết
Tổ quốc cũng không còn
Mạng dân là giẽ rách
Lau chùi cho đảng đi
Độc quyền làm đồ tể
Chiếm hữu và hiến dâng
Trên sự sống dân tộc
Cho bành trướng Bắc Kinh
Khi đảng là thần thánh
Của gian dối lọc lừa
Dạy dân điều mê tín
Do thần thánh ban cho
Giết đi nguồn trí lực
Sức kháng cự bản năng
Của tự do ngôn luận
Người trong cùng đất nước
Khi đảng là tuyệt đối
Sự bao che lạm quyền
Sẽ phát sinh nẩy nở
Của quyền hành thế lực
Bóp nghẹt ngay tiếng nói
Sự dân chủ làm người
Sống trong một xã hội
Thực hiện quyền đa nguyên...

KN

Donnerstag, 7. März 2019

Đừng để lại một ngôi đền

Bài củ đăng lại

Đừng để lại một ngôi đền
Trần Trung Đạo - Hôm nay, 36 năm trước, ngày 6 tháng 3, 1979, Trung Cộng bắt đầu rút quân ra khỏi Lạng Sơn.
Vì chịu đựng tổn thất quá lớn nhưng không tiến được sâu vào lãnh thổ Việt Nam, trên đường rút lui, các chỉ huy Trung Cộng ra lịnh san bằng tất cả làng mạc, thị trấn chúng chiếm được để trả thù. Đây không phải lần đầu. Tổ tiên chúng đã từng làm như thế nhiều lần với dân tộc Việt Nam. Nhưng sau bao nhiêu thử thách, chịu đựng, hy sinh Việt Nam vẫn tồn tại đến hôm nay như một dân tộc trong cộng đồng nhân loại.
Nhưng lịch sử nhân loại cũng đã chứng minh, lịch sử của một dân tộc không phải là một ngôi miếu để thờ cúng mà là một phần của một đời sống con người luôn đổi mới. Truyền thống chỉ là một thói quen lỗi thời nếu truyền thống không được hiện đại hóa. Angkor Wat, Angkor Thom nguy nga, đồ sộ nhưng không cứu được một phần tư dân tộc Khờ Me khỏi bàn tay Pol Pot. Tương tự, Ấn Độ có nền văn minh lâu đời nhất nhân loại và trải qua các thời đại hoàng kim từ Ashokađến Gupta, cũng đã chịu đựng hàng loạt ngoại xâm từ Mông Cổ, Hồi Giáo và thực dân Anh kéo dài suốt 600 năm.
Việt Nam cũng thế. Nếu chỉ biết tôn vinh quá khứ và làm ngơ trước hiểm họa Trung Cộng hôm nay, rồi lịch sử dân tộc với những chiến công hiển hách của các thời Ngô, Đinh, Lý, Trần cũng sẽ chỉ là những tấm bia trong một ngôi đền cổ. Hãy tưởng tượng, nếu tất cả chúng ta đều im lặng, làm ngơ, chịu nhục trước hiểm họa mất nước, rồi bốn ngàn năm nữa, những đứa trẻ dòng Việt tộc, đi ngang qua di tích đền Hùng, sẽ căm hận biết bao khi nghĩ về tổ tiên nhu nhược của chúng vào bốn ngàn năm trước đó.
Lịch sử mang tính kế tục nhưng đồng thời cũng mang tính thời đại. Mỗi thế hệ có trách nhiệm để hoàn thành những gì lịch sử giao phó cho thời đại của họ nhưng dù không hoàn thành, ngọn đuốc lịch sử vẫn phải được chuyển sang bàn tay thế hệ khác. Tương tự, quyền tự chủ dân tộc trong thời đại ngày nay không chỉ thể hiện bằng những chiến công bảo vệ đất nước như trước đây nhưng phải bảo vệ đất nước trên nền tảng của một xã hội tự do dân chủ. Nói rõ hơn, Việt Nam không bao giờ giành lại được Lão Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa từ tay bá quyền Trung Cộng bằng cơ chế chính trị độc tài mất lòng dân và không được quốc tế ủng hộ như chế độ CSVN hiện nay.
Việt Nam phải có dân chủ và phải có dân chủ trước khi Trung Cộng sụp đổ.
Mối lo hàng đầu của lãnh đạo Trung Cộng là nguy cơ sụp đổ của cơ chế toàn trị hiện nay và mọi chính sách đối nội cũng như đối ngoại đều tập trung vào việc bảo vệ cơ chế CS. Tranh chấp về biên giới trong quan điểm của lãnh đạo Trung Cộng không phải chỉ là vấn đề lãnh thổ, chủ quyền hay danh dự đất nước mà là phần của chính sách đối ngoại và được thay đổi theo từng giai đoạn theo nhu cầu an ninh chính trị nội bộ.
Trung Cộng có xung đột biên giới không chỉ với Việt Nam mà với 14 nước. Từ năm 1949 đến nay, Trung Cộng đã có 23 lần đàm phán biên giới với các nước chung quanh và, ngoại trừ Ma Cao và Hongkong, đã phải nhượng bộ 17 lần, trong số đó có những quốc gia rất nhỏ như Butan (1984) và Kazakhstan (1992). Như đã viết ở trên, Trung Cộng nhượng bộ, dĩ nhiên, không phải vì tôn trọng chủ quyền các nước lân bang nhưng để bảo vệ sự sống còn của chế độ. Lý thuyết chính trị học “hy sinh quyền lợi xa để bảo vệ sự sống còn gần” được Trung Cộng một cách chính xác và áp dụng nhiều lần.
Trong một xung đột có ảnh hưởng toàn cầu về quân sự, chính trị hay cả kinh tế tài chánh, một Trung Cộng mênh mông có nguy cơ tan thành nhiều mảnh, chủ quyền ngay tại lục địa còn không giữ được nói chi là "chủ quyền" trên các vùng đất không người ở hay các nhóm đảo xa xôi, trong trường hợp Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. 
Như người viết đã viết trong bài “Để thắng được Trung Cộng”, Việt Nam chỉ có thể thắng được Trung Cộng bằng (1) dân chủ và dân chủ trước Trung Cộng, (2) đoàn kết dân tộc, (3) chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia và (4) đoàn kết với láng giềng cùng hoàn cảnh và tham gia các liên minh tin cậy.
Chỉ có một Việt Nam đoàn kết dưới ngọn cờ dân chủ mới thật sự tập trung được sức mạnh tổng hợp của dân tộc và là nền tảng cho một quốc gia dân chủ thịnh vượng lâu dài. Trung Cộng không sợ USS George Washington hay bom nguyên tử mà sợ dân chủ và rất lo “sân sau” Việt Nam trở thành một nước dân chủ.
Đừng để lại cho các thế hệ Việt Nam tương lai một ngôi đền mà ngay hôm nay hãy xây cho họ một căn nhà Việt Nam Mới tự do, dân chủ, một dân tộc biết thương yêu nhau và đùm bọc lẫn nhau.


Trang Hồ
"Con ơi nhớ lấy câu này:
Nếu con đang ngủ, đừng say giấc nồng
Bây giờ TÂY chuyển sang ĐÔNG 
Ngủ đừng say nhé sẽ không biết mình"


Từ ngày Tây chuyển sang Đông
Độc tài độc trị từ nay không còn
Còn ta sao cứ ngủ lì
Bờ Đông ta có sao đành bỏ quên
Con ơi tỉnh giấc cho mau
Độc tài nhượng đất cho người Bắc phương
Mai đây đất nước không còn
Dân Việt máu chảy chan hòa nước non
Con ơi hãy thức cho mau
Cùng dân lên tiếng cho đời tự do
Độc tài độc trị đảng quyền
Là phường bán nước cơ đồ tổ tiên
Biểu tình phản đối là quyền...
Tự do dân chủ của người văn minh
Cớ sao đàn áp dân ta
Bắt người bịt miệng phương châm độc tài
Con ơi đừng sợ nha con
Công an đảng trị là phường sói lang
Làm người con phải quang minh
Không theo bè phái độc tài hại dân
Danh dự tổ quốc con người
Trách nhiệm phải giữ con người nước Nam
Tự do... dân chủ... đa nguyên...
Là quyền bổn phận của người công dân
KN

Lời nguyền Địa lý

Có phải giống như câu của đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc ký kết thỏa thuận với Nguyễn Phú Trọng lấy thêm phần trăm vịnh Bắc Việt 2015-2016. Cùng khai thác hai bên độc tài đảng cùng có lợi không.?

"Thứ nhất, cốt lõi của đối ngoại Việt Nam phải là tạo thế cân bằng về lợi ích giữa các nước lớn ở Việt Nam (thay vì cân bằng quyền lực). Cân bằng lợi ích ở đây có nghĩa là phải tôn trọng các lợi ích chiến lược của các nước lớn, tránh biến ta thành kẻ thù của họ. Ở góc độ này, tiếp tục chính sách quốc phòng độc lập “ba không” là cần thiết, để tránh biến Việt Nam thành bàn đạp để các nước lớn khác bao vây, đe dọa Trung Quốc. Cũng như các nước khác, Trung Quốc cũng có các quan ngại chính đáng về an ninh, trong đó muốn có một vành đai an ninh an toàn và Việt Nam nên tôn trọng lợi ích đó. "

Chấp nhận chính sách 3 không của đảng, thì đúng là Tiến sĩ giấy thật. Muốn giử vững đất đai trước nhất là thay đổi từ độc tài sang dân chủ đa đảng phái. Thì Việt Nam mới có thể nói lớn tiếng với Trung Quốc về biển đảo được. còn không chỉ là con sai vặt cho Trung Quốc.

Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?
* ĐỖ THANH HẢI
2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn.
Các câu hỏi cụ thể hơn về mặt chính sách là: Liệu đã đến lúc Việt Nam cần tìm đối tác an ninh mới, hoặc Việt Nam nên xem xét lại chính sách “ba không” để bảo vệ lợi ích của mình trên biển Đông trước sự xâm lấn của người láng giềng phương Bắc? Trong khi chia sẻ với nhận định của nhiều nhà phân tích về cục diện địa chính trị mới ở khu vực, tác giả cho rằng chính trị liên minh (ở các cấp độ khác nhau) không phải là một lựa chọn thích hợp cho Việt Nam tại thời điểm này. Tiếp tục hội nhập theo hướng nâng cao tự lực, tự cường và cân bằng lợi ích của các nước lớn ở Việt Nam là con đường tốt nhất để hóa giải lời nguyền địa chính trị đi liền với dân tộc hàng ngàn năm qua. Qua bài viết, tác giả muốn nêu lên một vài suy nghĩ cá nhân để tất cả mọi người cùng tham khảo và tranh luận.
Lời nguyền Địa lý[1]
Địa lý là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến chính trị quốc tế của Việt Nam từ thủa dựng nước đến nay. Luận điểm này bắt đầu từ nhận định đầu tiên là các quốc gia không thể lựa chọn được láng giềng. Cụ thể hơn, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á “núi liền núi, sông liền sông”, kể cả biển liền biển với Trung Quốc. Với vị trí án ngữ con đường nam tiến cả trên bộ lẫn trên biển của Trung Quốc, Việt Nam thường là đối tượng đầu tiên mà các hoàng đế Trung Hoa muốn chinh phạt. Như nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp nhận xét, “Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình sức nặng của Trung Quốc, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.” Trong thời phong kiến, Trung Quốc là mối đe dọa thường trực với Việt Nam. Không có sự hỗ trợ nào khác ngoài từ bên ngoài, cha ông ta buộc phải vận dụng kế sách “trong đế, ngoài vương”, chấp nhận “sống chung với lũ” để bảo vệ mảnh đất tổ tiên truyền lại và giữ gìn bản sắc dân tộc trước các tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Đến kỷ nguyên công nghiệp hóa, khi các thương thuyền và chiến thuyền của Châu Âu có thể vươn tới mọi ngõ ngách của địa cầu trong một thời gian ngắn, Việt Nam trở thành đối tượng để nhòm ngó của thực dân phương Tây. Ban đầu, các các cường quốc châu Âu quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên. Sau đó, vị trí chiến lược của Việt Nam ở giao lộ từ Trung Quốc xuống Đông Nam Á, từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng. Lực kéo và đẩy trong hệ thống quốc tế biến Việt Nam trở thành địa bàn cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và giữa hai phe XHCN và TBCN. Vướng trong bàn cờ thế đó cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập và thống nhất đất nước trước thực dân Phương Tây của Việt Nam trở nên phức tạp, gay go, và kéo dài gần 30 năm.
Ngay cả khi Việt Nam đánh đuổi được ba cường quốc Nhật, Pháp và Mỹ, chiến thắng không mang lại sự đảm bảo về an ninh. Sau 1975, quan hệ Việt – Trung và Việt – Campuchia xấu đi và Việt Nam bị đe dọa, uy hiếp trên ba mặt: biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và trên Biển Đông. Nguyên nhân cơ bản là do Trung Quốc không chấp nhận vị thế mới của Việt Nam ở Đông Dương, và ngược lại Hà Nội không chấp nhận sự áp đặt từ phía Bắc Kinh. Trong lúc đó, Liên Xô mong muốn mở rộng ảnh hưởng Đông Nam Á, tìm kiếm một chỗ đứng chân để theo dõi các diễn biến ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tình thế đó đẩy Việt Nam đi đến liên minh với Liên Xô để kiềm chế Trung Quốc. Kết quả là Việt Nam dấn sâu vào chiến tranh ở Campuchia và xung đột với Trung Quốc kéo dài hơn một thập kỷ.
Lịch sử cho thấy, với vị trí địa lý nhạy cảm, Việt Nam rất dễ trở thành vật cản trên con đường nước khác mở rộng ảnh hưởng, hay bàn đạp để các nước lớn kiềm chế lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là Việt Nam là một “cô gái” hấp dẫn, nhưng cần phải hiểu là sự hấp dẫn không đến chỉ từ vẻ đẹp “cô gái”, mà phần nhiều là do “nhà” của cô gái ở vị trí trọng yếu trong cuộc so găng giữa những “gã to con” đang hằm hè nhau nhằm chiếm vai trò bá chủ.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc và cục diện địa chiến lược mới ở khu vực
Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991. Cùng lúc đó, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN để phá thế o ép của các nước phương Tây sau sự kiện Thiên An Môn. Thế đứng chân của Mỹ ở khu vực suy yếu với việc rút khỏi hai căn cứ quân sự Clark và Subic ở Philippines dưới sức ép chính trị nội bộ mạnh mẽ ở nước này sau Chiến tranh Lạnh. Trong thập niên 1990 và nửa đầu thập niên 2000, Trung Quốc cần hòa bình và ổn định để tập trung phát triển, nên thực thi một chiến lược ngoại giao tương đối ôn hòa với các nước ASEAN. Dù cho có tham vọng ở Biển Đông, Bắc Kinh tìm cách “xâm lấn từ từ”, tránh tạo ra các bất ổn phá vỡ mối quan hệ với ASEAN và thúc đẩy Mỹ quay trở lại khu vực. Thử nghiệm đáng kể nhất của Trung Quốc ở Biển Đông là việc xâm chiếm bãi ngầm Vàng Khăn từ cuối năm 1994, nhưng vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của Philippines và các nước ASEAN. Trước sự nghi ngại ngày càng tăng của ASEAN và khả năng Mỹ tái can dự ở khu vực, Trung Quốc tạm lùi một bước, chấp nhận thảo luận đa phương với ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Mặt khác, Trung Quốc tăng cường sử dụng các công cụ ngoại giao, kinh tế để tăng cường ảnh hưởng trong ASEAN. Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt Nam- Trung Quốc cũng có bước phát triển thực chất, đặc biệt là việc ký kết hai hiệp định phân định biên giới trên bộ (1999) và ranh giới biển trong Vịnh Bắc Bộ (2000).
Từ 2006, Trung Quốc bắt đầu âm thầm tăng cường các biện pháp cưỡng chế (coercive) để tăng cường kiểm soát Biển Đông. Trung Quốc tăng cường đóng mới, cải hoán các tàu quân sự thành các tàu thực thi pháp luật, được sử dụng bởi lực lượng kiểm ngư và hải giám, để trấn áp các tàu đánh cá của các nước và hỗ trợ tàu cá của nước này hoạt động trong phạm vi đường lưỡi bò trên Biển Đông. Cũng từ 2006, chính quyền Trung Quốc cho triển khai chương trình “tuần tra bảo vệ quyền lợi biển”, tăng cường sử dụng các tàu bán vũ trang, tàu dân sự dưới sự yểm trợ của lực lượng hải quân Trung Quốc để áp đặt kiểm soát trên biển. Từ 2007, có dấu hiệu các tàu kiểm ngư, hải giám Trung Quốc chủ động va chạm để xua đuổi tàu cá và tàu chấp pháp của các nước khác. Cùng lúc đó, Trung Quốc bắt đầu đe dọa trừng phạt kinh tế với các tập đoàn dầu lửa quốc tế hợp tác với PetroVietnam để thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Sau Olympic Bắc Kinh giữa năm 2008, các lực lượng của Trung Quốc hoạt động mạnh hơn, quyết liệt hơn và công khai hơn. Đầu 2009, các tàu tuần duyên và tàu cá của Trung Quốc tìm cách xua đuổi tàu do thám Impeccable của Mỹ, hoạt động gần đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu ngầm chiến lược. Bên cạnh đó, nhiều tàu cá của Việt Nam cũng bị đâm chìm, bắt giữ và làm hư hỏng phương tiện. Tháng 5/2009, phản ứng lại báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia, cũng như báo cáo riêng của Việt Nam, Bắc Kinh công khai yêu sách đường lưỡi bò trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc. Năm 2010, Trung Quốc chủ động leo thang căng thẳng, áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản sau vụ lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản bắt giữ tàu cá của Trung Quốc. Năm 2011, các lực lượng của Trung Quốc hai lần tiến hành cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam. Năm 2012, họ đột ngột khoanh vùng, chiếm đóng bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough Shoal) và bao vây bãi Cỏ Rong (Reed Bank), gây lên cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài giữa Bắc Kinh và Manila. Năm 2013, quan hệ Trung Nhật căng thẳng trở lại khi Nhật Bản quốc hữu hóa các đảo Senkaku (còn gọi là Diaoyu theo tiếng Trung). Tháng 5/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời triển khai mạnh mẽ việc bồi đắp, xây dựng cảc đảo nhân tạo tại các điểm Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa.
Sự vươn ra mạnh mẽ, quyết liệt của Trung Quốc trên biển từ 2006 đến nay không chỉ đơn thuần do nhu cầu về tài nguyên mà chủ yếu là tham vọng địa chính trị của chính quyền Bắc Kinh. Về kinh tế, năm 2008, Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Năm 2014, Trung Quốc vượt Mỹ theo chỉ số GDP về sức mua. Về quân sự, trong suốt thập niên 2000, mặc dù khu vực tương đối hòa bình và ổn định, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng. Năm 2008, báo chí thế giới tiết lộ thông tin Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ tàu ngầm chiến lược quy mô lớn ở đảo Hải Nam. Cùng lúc đó, chiến lược “Hải dương xanh” dần được hiện thực hóa với việc Hải quân Trung Quốc mua lại một tàu sân bay cũ từ Ukraina để thử nghiệm. Lãnh đạo Trung Quốc, từ Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình, nhiều lần thể hiện rõ mong muốn biến Trung Quốc thành một cường quốc biển, và vươn ra khống chế đại dương.
Cũng trong thời gian này, vị thế của Mỹ suy yếu một cách tương đối ở Thái Bình Dương. Từ 2001, Mỹ sa lầy vào hai cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và Iraq, ít chú ý hơn đến Châu Á-Thái Bình Dương. Quan chức cao cấp của Mỹ đã từng bỏ qua một số hội nghị quan trọng trong khuôn khổ của ASEAN. Việc Trung Quốc nắm giữ một lượng lớn trái phiếu của Mỹ cho thấy mức độ tùy thuộc cao giữa hai nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho kinh tế Mỹ suy yếu, đặc biệt dẫn đến hệ quả ngân sách bị thu hẹp. Khi tương quan lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc, lãnh đạo Bắc Kinh tỏ ra tự tin hơn, mạnh bạo hơn khi đòi hỏi vai trò lớn hơn ở khu vực. Các quan chức quân sự Trung Quốc thẳng thừng đề nghị Mỹ chia đôi Thái Bình Dương. Không khác với các cường quốc khác khi trỗi dậy trong lịch sử, Bắc Kinh bắt đầu theo đuổi học thuyết “Monroe” với màu sắc của Trung Quốc, tìm cách xây dựng các khu vực ảnh hưởng, tìm cách từng bước đẩy lùi Mỹ ra khỏi khu vực.
Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh địa chính trị ở khu vực ngày càng tăng. Một bên, Trung Quốc tỏ ra cứng rắn hơn thách thức sự hiện diện của Mỹ ở khu vực đồng thời o ép các quốc gia vừa và nhỏ khác. Nói một cách khác, Trung Quốc tìm cách làm suy yếu dần trật tự Mỹ lãnh đạo được thiết lập từ sau Thế Chiến II đến nay. Phía bên kia, Mỹ triển khai chiến lược “xoay trục” (pivot) hay “tái cân bằng”, củng cố các liên minh, tăng cường can dự và lôi kéo các nước vừa và nhỏ, để duy trì vai trò của mình ở khu vực. Ở cấp độ thứ hai, các cường quốc hạng hai như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc cũng tăng cường hợp tác với nhau để giảm thiểu các áp lực từ phía Trung Quốc, trong khi hạn chế tối thiểu sức ép từ Mỹ, buộc họ phải lựa chọn một trong hai bên.
Nguy cơ an ninh với Việt Nam
Cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ở khu vực đặt Việt Nam trước hai nguy cơ địa chính trị. Nguy cơ thứ nhất đến từ Trung Quốc thể hiện trên hai phương diện. Thứ nhất, khi Trung Quốc mạnh lên, chuyển chính sách từ “giấu mình chờ thời” sang cạnh tranh trực diện với Mỹ, nước này sẽ ít nhạy cảm và quan tâm với các quan ngại an ninh của Việt Nam. Điều đó thể hiện ở nhiều khía cạnh. Ví dụ, Trung Quốc có cách tiếp cận cứng rắn hơn với vấn đề chủ quyền, biển đảo. Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sang Việt Nam thưa dần khi Trung Quốc mạnh lên. Dấu hiệu thứ ba là lời lẽ giao thiệp của các quan chức, báo chí Trung Quốc cũng thiếu trọng thị, mà trở nên trịnh thượng, ngạo mạn và mang tính áp đặt hơn, gây kích động tinh thần dân tộc ở Việt Nam. Nếu hai nước không xử lý mối quan hệ bất đối xứng (asymmetry) một cách hợp lý, nó sẽ tạo ra những nhận thức sai lầm (misperception) ở hai nước về động cơ chiến lược của nhau, từ đó làm suy giảm lòng tin và xói mòn hợp tác. Cần phải thấy rằng, đây không chỉ là nguy cơ với Việt Nam, mà với hầu hết các láng giềng của Trung Quốc muốn theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, tự cường. Thứ hai, mục tiêu của Trung Quốc thiết lập một trật tự bá quyền mới ở khu vực mâu thuẫn với lợi ích chiến lược của Việt Nam và các quốc gia vừa và nhỏ khác.
Hai yếu tố này cộng hưởng làm các tranh chấp ở Biển Đông gần đây trở nên nóng bất thường, phức tạp hơn, và khó lường hơn. Về dài hạn, cần nhận thấy, quan tâm của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ đơn thuần là mở rộng lãnh thổ, tận thu tài nguyên vì mục tiêu phát triển kinh tế, mà còn cả kiểm soát một vùng biển có ý nghĩa chiến lược với Đông Nam Á và các cường quốc như Mỹ, Nhật, Úc. Nói một cách khác, đây là địa bàn trọng điểm trong “bàn cờ lớn” của Trung Quốc để khống chế các nước Đông Á và làm suy yếu vai trò của Mỹ. Biển Đông là tuyến đường huyết mạch từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương và ngược lại. Hơn nửa số tàu vận chuyển dầu mỏ và hàng hóa của thế giới đi qua vùng biển này hàng năm (gấp 3 lần kênh đào Suez và 5 lần kênh đào Panama). Về mặt chiến lược, vùng biển nửa kín như Biển Đông có ý nghĩa như các điểm nghẽn (choke points). Nếu Trung Quốc kiểm soát được các điểm nghẽn này có nghĩa Bắc Kinh đã nắm được yết hầu, hay có khả năng cắt đứt huyết mạch thương mại của tất cả các nước trong vùng, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam Á, từ đó ép các nước này bớt phù thịnh (bandwagoning) với Mỹ. Trong quá khứ, do tầm hoạt động của vũ khí ngắn hơn, Trung Quốc không thể nào kiểm soát được một phạm vi rộng lớn như ở Biển Đông, điểm nghẽn như eo Malacca có vị thế chiến lược không thể thay thế. Ngày ngay, với tầm bắn của các loại tên lửa, tầm hoạt động của các chiến hạm vươn ra xa hơn, việc theo dõi hoạt động và tấn công các tàu thương mại đi qua vùng biển từ các hệ thống vũ khí trên mặt đất, trên tàu chiến, hoặc trên không này là hoàn toàn có thể.
Tất nhiên, cần phải thấy đây là chiến lược mang tính dài hơi, và thực hiện theo nhiều giai đoạn, và các động thái sẽ phụ thuộc nhiều vào tình huống. Dù sao, những diễn biến trên biển Đông cho thấy Trung Quốc đang từng bước, chậm mà chắc, có chuẩn bị, cân nhắc kỹ lưỡng để thiết lập các mắt xích để tăng cường khả năng triển khai sức mạnh (project of power) trên biển Đông. Chuỗi căn cứ của Trung Quốc trải dài từ Hải Nam đến đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa (Woody Island), và đảo nhân tạo trên Bãi Chữ Thập (Fiery Cross Reef) của Trường Sa. Các học giả quốc tế cho rằng các căn cứ ít có ý nghĩa về mặt quân sự ngoại trừ khả năng do thám và tình báo vì dễ bị tiêu diệt (trơ trọi và thiếu các hỏa lực bảo vệ). Tất nhiên, đó là trong trường hợp xảy ra chiến tranh trực diện. Các cơ sở đó không phải là các cứ điểm phục vụ chiến tranh (vì nó rất dễ bị tấn công, phá hủy), mà chủ yếu để tăng cường khả năng hậu cần vì mục đích bao vây, kiểm soát, răn đe với các nước quanh Biển Đông hơn là các cường quốc như Mỹ, Nhật. Với khả năng tiếp tế và tiếp vận ngay trên biển, các tàu và máy bay của Trung Quốc có thể hoạt động dài ngày hơn, phạm vi rộng hơn để cản phá tàu thuyền của các quốc gia khác. Trong tương lai, khi các cơ sở này hoàn thiện, Trung Quốc có nhiều lợi thế để tiến hành xâm chiếm các bãi cạn không người, hoặc bao vây các cứ điểm của các nước Đông Nam Á (bằng các lực lượng dân sự trên tuyến đầu, và hải quân bảo vệ ở phía sau) ở Biển Đông một cách dễ dàng, mà không nhất thiết phải gây chiến. Ở chiến thuật này, ai có khả năng tiếp vận tốt hơn, duy trì lâu hơn, kịp thời hơn sẽ buộc đối phương phải lùi bước.
Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, Biển Đông không phải là mục tiêu cuối cùng của chính sách đối ngoại của Trung Quốc, mà chỉ là một công cụ để Trung Quốc làm suy giảm vai trò và uy tín của Mỹ và khống chế Đông Á. Điều đó lý giải tại sao, dù hoàn toàn có thể, Trung Quốc không giải quyết triệt để các tranh chấp ở đây, mà cùng không xâm chiếm toàn bộ. Vì cả hai kịch bản đó đều làm Trung Quốc mất con bài để can thiệp vào các nước ASEAN, hoặc là làm cho các nước này lo ngại chạy về phía Mỹ. Các chiến thuật dựa vào sức mạnh quá rủi ro, nếu triển khai một cách cấp tập. Chính vì thế, Bắc Kinh đã và đang triển khai các đòn bẩy kinh tế và chính trị khác để gắn các nước khu vực chặt hơn vào Trung Quốc. Nói cách khác, Bắc Kinh sẽ không vội vàng, mà từ từ “siết thòng lọng”. Tuy nhiên, cũng không nên thổi phồng lý thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”. Dù các nhà lãnh đạo Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông và thiết lập bá quyền ở khu vực, nhưng không phải cứ muốn là được. Có quá nhiều trở ngại để Trung Quốc theo đuổi mục tiêu trên, đặc biệt những yếu kém trong nội bộ Trung Quốc và sự phản đối của các nước khu vực và các cường quốc bên ngoài. Nhưng, Trung Quốc “đáng sợ” (hay “đáng nể”) bởi họ tính toàn dài hạn, triển khai nhất quán, và có tính toán trên các thời điểm và tình huống cụ thể, đi các bước nhỏ nhưng chắc chắn trong khi các nước khác phản ứng mang tính tình thế.
Nguy cơ thứ hai là dễ rơi vào vòng xoáy của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Trung Quốc đã và đang tăng cường sử dụng các đòn bẩy chính trị, kinh tế và quân sự để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực. Mặt khác, Mỹ cũng chủ động lôi kéo Việt Nam và các nước khác để ngăn chặn Trung Quốc (containment). Từ 2009 trở lại đây, chính quyền Mỹ thức tỉnh trước mối nguy từ Trung Quốc nên triển khai chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng” nhằm duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực. Chính sách xoay trục của Mỹ tương đối toàn diện, triển khai trên nhiều mặt. Ở góc độ quân sự, Mỹ dần chuyển trọng tâm phân bổ lực lượng từ Đại Tây Dươgn sang Thái Bình Dương với mục tiêu triển khai 60% lực lượng hải quân, không quân của Mỹ ở Thái Bình Dương vào 2020. Về kinh tế, chính quyền Obama thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Về ngoại giao, Mỹ quan tâm hơn đến ASEAN và chú trọng các hoạt động ngoại giao đa phương do ASEAN dẫn dắt. Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt – Mỹ phát triển nhanh chóng với việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Việt Nam với mong muốn Việt Nam mạnh sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Theo lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực, khi các siêu cường tăng cường cạnh tranh quyền lực, các nước nhỏ như Việt Nam rất khó để giữ chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng.
Chính trị Liên minh và Rủi ro
Trước các động thái gần đây của Trung Quốc, có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên theo tìm mọi cách “thoát Trung”, từ bỏ chính sách quốc phòng “ba không”[2] để theo đổi chính trị liên minh để kiềm chế mối đe dọa Trung Quốc, hoặc sử dụng các công cụ pháp lý để bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khuôn khổ bài phân tích này, liên minh được định nghĩa theo nghĩa rộng như là liên kết chính thức hoặc bán chính thức giữa các quốc gia (về quân sự, chính trị, ngoại giao và pháp lý) để đối phó với mối đe dọa chung từ các quốc gia bên ngoài liên minh. Liên minh chỉ hình thành với đối tượng, mục đích, mục tiêu cụ thể (ngăn chặn mối đe dọa) và với các cam kết dài hạn, rõ ràng về nghĩa vụ tương hỗ trong các tình huống cụ thể. Theo nghĩa này, liên minh có nhiều nấc, từ liên minh quân sự, liên minh chính trị-ngoại giao, hay liên minh pháp lý để kiềm chế, chống lại một quốc gia hay một mối đe dọa cụ thể . Tác giả cho rằng, dù rằng đó là một lựa chọn để ngỏ, theo đuổi chính trị liên minh là quá sớm (premature), chi phí quá cao (costly), và rủi ro lớn (highly risky).
Thứ nhất, liên minh chỉ hình thành khi một quốc gia xác định quốc gia khác là mối đe dọa trực tiếp và hiện hữu (threat). Theo lý thuyết của Stephen Walt, việc xác định liên minh dựa trên bốn yếu tố của quốc gia là mối đe dọa tiềm năng: (1) sức mạnh tổng hợp (aggregate strength); (2) sức mạnh tấn công (offensive power); (3) sự gần gũi về địa lý (geographical proximity); (4) chủ ý hiếu chiến của lãnh đạo (aggressive intents). Trong con mắt của Việt Nam, ba yếu tố đầu tiên đã rõ, nhưng yếu tố thứ tư là khó đoán định nhất. Trên thực tế, mâu thuẫn lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc là ở Biển Đông, trong khi quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực tương đối ổn thỏa. Các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông mang tính chất gặm nhấm, cơ hội, thử phản ứng hơn là sẵn sàng dùng bạo lực (trực tiếp sử dụng quân sự ở quy mô lớn) để đánh chiếm các đảo do các nước khác kiểm soát. Nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc vẫn ngại phản ứng ASEAN và các nước lớn khác. Với yếu tố đó, có thể coi Trung Quốc là mối nguy cơ tiềm tàng, lâu dài hơn là mối đe dọa hiện hữu và trực diện.
Thứ hai, chi phí cho liên minh quá cao dưới dạng Việt Nam sẽ phải từ bỏ sự độc lập về chính trị và chiến lược để phối hợp chính sách an ninh quốc phòng với các nước đồng minh. Để đáp lại các hỗ trợ, Việt Nam chấp nhận các chi phí, nghĩa vụ trong các hoạt động, chiến dịch chung, biến các lực lượng khác (dù trước đó ít liên quan, hoặc thậm chí là đối tác) thành kẻ thù. Liên minh là mối quan hệ hai chiều, không đơn giản là mối quan hệ của một bên bảo trợ, giúp đỡ, và một bên chỉ hưởng lợi. Cụ thể với Việt Nam, một trong những chi phí đắt đỏ nhất của liên minh chống Trung Quốc sẽ làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc và quan hệ với nhiều nước ASEAN.
Tất cả hình thức liên minh để hướng vào Trung Quốc đều có rủi ro làm suy giảm lòng tin, làm sứt mẻ quan hệ với Trung Quốc, đặt Trung Quốc vào thế đối đầu. Để liên minh vận hành, các đồng minh phải có các cơ chế tham vấn trực tiếp, cụ thể để trao đổi thông tin, bàn cách chuẩn bị và đối phó với các tình huống mới. Dĩ nhiên, Trung Quốc không phải là thành viên của cơ chế kín đó. Trước việc tập hợp lực lượng đó, Trung Quốc phải tìm cách đối phó, trả đũa nhằm vào Việt Nam đầu tiên (cũng là mắt xích yếu nhất trong liên minh). Biển Đông không phải là toàn bộ mối quan hệ Việt – Trung, vì thế chính sách của Việt Nam nên là lưỡi dao nhỏ, sắc để phẫu thuật đúng, trúng chỗ u nhọt, mà không cắt nhầm các bộ phận lành mạnh khác. Cái mà Việt Nam hướng để không phải là bao vây, chống lại Trung Quốc, mà là kiên quyết ngăn chặn, phản đối, đẩy lùi một số hành vi, ứng xử trái với luật pháp quốc tế, sử dụng sức mạnh bằng nhiều cách khác nhau của chính quyền Bắc Kinh và các lực lượng Trung Quốc muốn tìm cách thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Thứ ba, ngay cả khi hiệp ước liên minh (formal treaty) hình thành, đó không phải là sự bảo đảm đồng minh sẽ can thiệp khi khủng hoảng nổ ra. Một khi quốc gia A trong liên minh bị quốc gia C tấn công, đồng minh B có hai lựa chọn: một là bỏ rơi đồng minh (abandonment), hai là buộc phải can dự (entrapment). Quyết định bỏ rơi hay can dự phụ thuộc rất lớn vào 3 nhân tố: nguyên nhân của khủng hoảng và lợi ích của bên B với vấn đề tranh chấp giữa bên A và bên C, mức độ song trùng (chia sẻ) lợi ích giữa quốc gia A và quốc gia B, cũng như song trùng lợi ích giữa quốc gia B và quốc gia C. Nếu song trùng lợi ích giữa quốc gia B và quốc gia C lớn, trong khi song trùng lợi ích giữa quốc gia B và quốc gia A nhỏ, nhiều khả năng quốc gia B sẽ hi sinh lợi ích của quốc gia A để tránh đối đầu trực tiếp với quốc gia C. Bên cạnh đó, còn có các nhân tố chính trị nội bộ khó lường trong quốc gia B, ảnh hưởng đến quyết định đối ngoại của nước này. Cũng có lập luận cho rằng, quốc gia B vì muốn duy trì uy tín với đồng minh sẽ quyết định can dự. Nhưng trong lịch sử, có không ít trường hợp các nước lớn bỏ rơi đồng minh, và Việt Nam cũng đã có những bài học thực tế. Vì thế, để chuẩn bị cho các khả năng liên minh trong tương lai để đối phó với các bất trắc, cần xây dựng các nền tảng quan hệ cần thiết với các đồng minh tiềm năng từ bây giờ.
Quay lại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích tối cao là duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực. Chiến lược xoay trục của Mỹ không vì mục đích nào khác ngoài việc đối phó với ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Ở Biển Đông, Mỹ muốn duy trì trật tự do Mỹ thiết lập, đặc biệt là tự do đi lại, quyền tiếp cận với các địa bàn trọng yếu, và tuân thủ các Công ước Luật Biển, trong khi Trung Quốc với tư cách là cường quốc đang trỗi dậy, tìm cách thách thức trật tự đó, hạn chế khả năng tự do hành động của các lực lượng Mỹ. Tuy nhiên, bản thân Mỹ không muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc vì các lợi ích kinh tế đan xen và Mỹ cần Trung Quốc để giải quyết các vấn đề an ninh lớn hơn như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, ở Iran, cuộc chiến chống IS … Tác giả cho rằng Mỹ ít có khả năng can thiệp quân sự nếu Trung Quốc xâm lấn từ từ, từng bước thay đổi nguyên trạng mà không ảnh hưởng lâu dài đến tự do hàng hải. Mỹ sẽ không muốn dính liứ quân sự trực tiếp, nhưng sẽ tìm cách cung cấp, hỗ trợ cho các nước ở khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, chống lại sức ép từ phía Trung Quốc. Bằng cách này, Mỹ có thể kiềm chế, làm suy yếu Trung Quốc với chi phí thấp nhất.
Cần phải nhắc lại, tranh chấp Biển Đông có nhiều tầng nấc, không chỉ đơn thuần là tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á về lãnh thổ và ranh giới biển, là một phần trong cuộc tranh đấu giữa cường quốc đang lên là Trung Quốc và cường quốc đang suy yếu (Mỹ) về trật tự khu vực. Việt Nam và đa số các nước ASEAN, cũng như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc đều có lợi ích chung trong việc duy trì trật tự hiện hữu (hay giữ nguyên trạng ở Biển Đông và tuân thủ UNCLOS), cơ bản là coi UNCLOS là hiến pháp của thế giới về biển cả. Trung Quốc rõ ràng không muốn bị gò bó bởi UNCLOS. Thực tế cho thấy không có một nước nào sẵn sàng là kẻ đi đầu, phản đối yêu sách và các hành động phi lý của Trung Quốc khi Trung Quốc chưa đụng chạm đến quyền lợi của họ. Trong một thời gian dài, Mỹ, Nhật, Úc đều theo đuổi lập trường trung lập, tránh bình luận về các yêu sách ở Biển Đông, kể cả đường lưỡi bò. Gần đây, do Trung Quốc triển khai quá mạnh mẽ, Mỹ cực chẳng đã, đã dần thay đổi lập trường về các yêu sách biển của Trung Quốc, đặc biệt là kêu gọi Trung Quốc điều chỉnh yêu sách đường lưỡi bò theo UNCLOS. Các nước khác cơ bản đều kêu gọi chung chung là tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển, nhưng tránh đề cập trực tiếp tới đường lưỡi bò, có lẽ vì ngại Trung Quốc. Một cách tế nhị, họ ủng hộ Việt Nam và Philippines kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về Luật biển. Tuy nhiên, tất cả đều hiểu rằng,Việt Nam hay Philippines kiện Trung Quốc sẽ không làm nước này lùi bước (dù cho phán quyết của tòa án có bất lợi cho Trung Quốc), mà ngược lại sẽ khiến Bắc Kinh trả đũa, trừng phạt hai nước này. Vô hình chung, có kỳ vọng Việt Nam, sẽ làm giống như Philippines, “dơ đầu chịu báng”, “đứng mũi chịu sào” để bảo vệ tính toàn vẹn của UNCLOS. Trong câu chuyện này, ai là người tiên phong chấp nhận rui ro, thiệt thòi phần hơn (cũng như chú chuột đi lĩnh nhiệm vụ đi đeo chuông vào cổ mèo) và ai sẽ là người đi sau, ngư ông đắc lợi, chắc mọi người đều rõ.
Đứng trước cục diện địa chính trị mới ở khu vực, Việt Nam cần hết sức cẩn trọng để tránh biến mình thành quân tốt trên bàn cờ địa chính trị của các cường quốc. Điều này không có hàm ý là Việt Nam không nên kiện Trung Quốc. Kiện là một lựa chọn để bỏ ngỏ khi các biện pháp chính trị và ngoại giao không còn hữu hiệu. Tuy nhiên, cần phải chuẩn bị hết sức kỹ không chỉ hồ sơ pháp lý, mà cả dư luận chính trị hỗ trợ cũng như các cơ sở kinh tế, quân sự, đảm bảo Việt Nam có đủ khả năng để đối phó với các biện pháp trả đũa từ phía Trung Quốc. Một lần nữa, lời nguyền địa lý lại linh ứng và dân tộc Việt Nam, dù muốn hay không, vẫn bị kéo vào dòng xoáy địa chính trị do các nước lớn tạo ra. Tình thế này đòi hỏi các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam phải có tư duy sáng tạo và đột phá để thoát khỏi lời nguyền địa lý đi liền với dân tộc hàng nghìn năm qua.
Cân bằng Lợi ích và Hội nhập để hóa giải Lời nguyền Địa lý
Rõ ràng, tìm kiếm liên minh đối trọng không phải là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam hiện nay. Điều đó không có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn loại bỏ lựa chọn này khỏi thực đơn của mình. Liên minh hình thành trong một số điều kiện, tình huống khủng hoảng cụ thể khi Việt Nam đối mặt với đe dọa bị tấn công quân sự. Nhưng, như đã phân tích ở phần trên, chính trị liên minh luôn cần có nền tảng vững chắc, khả năng chấp chi phí cao, rủi ro lớn. Ở chiều ngược lại, chính sách phù thịnh (bandwagoning), nghĩa là liên kết với cường quốc đang trỗi dậy (cũng là mối đe dọa tiềm tàng) để tìm kiếm sự bảo vệ và hưởng lợi, cũng không còn hữu hiệu. Chính sách vươn lên siêu cường của Trung Quốc thời gian qua cho thấy họ tìm kiếm sự thần phục hơn là tìm kiếm đồng minh. Để hóa giải lời nguyền địa chính trị, Việt Nam không cách nào khác phải thoát khỏi cách tiếp cận truyền thống về chính trị và địa lý. Theo quan điểm của tác giả, đối ngoại Việt Nam cần xoay quanh hai trụ cột sau:
Thứ nhất, cốt lõi của đối ngoại Việt Nam phải là tạo thế cân bằng về lợi ích giữa các nước lớn ở Việt Nam (thay vì cân bằng quyền lực). Cân bằng lợi ích ở đây có nghĩa là phải tôn trọng các lợi ích chiến lược của các nước lớn, tránh biến ta thành kẻ thù của họ. Ở góc độ này, tiếp tục chính sách quốc phòng độc lập “ba không” là cần thiết, để tránh biến Việt Nam thành bàn đạp để các nước lớn khác bao vây, đe dọa Trung Quốc. Cũng như các nước khác, Trung Quốc cũng có các quan ngại chính đáng về an ninh, trong đó muốn có một vành đai an ninh an toàn và Việt Nam nên tôn trọng lợi ích đó. Tuy nhiên, cần có điều chỉnh nhỏ, là phải công khai cho Trung Quốc thấy, chính sách “ba không” là có điều kiện, gắn với việc Trung Quốc phải tôn trọng các lợi ích căn bản của Việt Nam. Việt Nam cũng tôn trọng lợi ích căn bản của Mỹ và các cường quốc khác liên quan đến tự do đi lại trên biển và hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như cứu hộ, cứu nạn, chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt… Từ góc độ này, Việt Nam có thể (và nên) đẩy mạnh hợp tác với các cường quốc trên tất cả các góc độ, trừ việc sử dụng lãnh thổ Việt Nam vì mục đích bao vây, đe dọa quân sự các quốc gia khác. Bằng chính sách cân bằng lợi ích, Việt Nam sẽ khuyến khích các nước lớn hợp tác tích cực với Việt Nam.
Riêng về Biển Đông, cần có chuẩn bị cho lâu dài, đặc biệt là xây dựng các khả năng phòng vệ bờ biển, vùng biển, và các đảo, để ứng phó với các tình huống xấu. Trước các hành động lấn tới, uy hiếp của Trung Quốc, cần phản ứng kiên quyết nhưng thận trọng, công khai và kiên quyết bởi việc hình thành các liên minh ngầm sẽ chỉ làm xấu đi tình hình trong khi sự nhẫn nhịn chỉ làm cho đối phương lấn tới. Điều này không đồng nghĩa với luận điểm của Bắc Kinh hay dùng là “lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng” để buộc Việt Nam phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” trước các hành vi sai trái của Trung Quốc. Trước các hành vi xâm lấn của Trung Quốc, Việt Nam phải bản lĩnh, phản đối công khai, rộng rãi vận động dư luận quốc tế và sự ủng hộ của các nước, và kiên quyết không lùi bước. Cần làm rõ với Trung Quốc là Việt Nam không đồng tình, kiên quyết với hành động sai trái của Trung Quốc không có nghĩa là chống Trung Quốc. Đó cũng là vì “đại cục quan hệ lâu dài” của hai nước. Trong thời gian đó, tiếp tục chủ động tăng cường trao đổi với các nước liên quan để duy trì hòa bình, ổn định, tích cực cùng ASEAN để tìm các biện pháp quản lý tranh chấp, và kiên trì đối thoại với Trung Quốc để tìm kiếm giải pháp lâu dài, ổn thỏa cho các tranh chấp. Đó cũng là biện pháp để đảm bảo cân bằng lợi ích của các nước ở Biển Đông.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hội nhập để phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam cũng như để tăng cường lợi ích của các nước lớn ở Việt Nam, tránh bị lệ thuộc vào bất kì một nước lớn, hay một khối nước nào. Hội nhập ở đây theo nghĩa biến Việt Nam thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống chính trị và kinh tế quốc tế và đẩy mạnh hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu với các nước trên thế giới.. Cụ thể hơn là hạ thấp, tiến tới xóa bỏ các hàng rao để tăng cường trao đổi, chấp nhận các cạnh tranh công bằng trên cơ sở các chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi, và tích cực tham gia xây dựng các thể chế, luật chơi quốc tế. Hội nhập không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, mà trên cả chính trị, an ninh, và quân sự. Theo cách hiểu trên, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị ngày 10/4/2013 là một bước đi đúng đắn và cần thiết, nhằm đưa ra các chỉ đạo và định hướng thống nhất cho qúa trình hội nhập.
Hội nhập là bước đi quan trọng để xóa bỏ các ranh giới địa lý truyền thống có thiên hướng kéo Việt Nam vào các vận động địa chính trị trên thế giới. Việc Việt Nam chủ động và có trách nhiệm, tham gia sâu vào các thể chế kinh tế, chính trị thế giới sẽ tạo ra các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tạo ra các lợi ích đan xen của tất cả các nước lớn tại Việt Nam, biến Việt Nam thành một mắt xích quan trọng của hệ thống thế giới. Nếu Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, EU, … tất cả các cường quốc quan trọng của thế giới đều có lợi ích ở Việt Nam, bất kỳ nước nào có ý đồ “o ép” Việt Nam đều sẽ phải tính đến các hệ lụy mang tính hệ thống và phản ứng của các cường quốc khác.
Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi “quỹ đạo” của Trung Quốc theo cách thức hạn chế quan hệ với quốc gia này. Theo tác giả, đó là cách phản ứng thái quá, sẽ dẫn đến thua thiệt nhiều hơn là có lợi. Trên thực tế, quan hệ với Trung Quốc mang lại nhiều thuận lợi và lợi thế cho Việt Nam, vấn đề là chúng ta cần phải làm sao phát huy được các lợi thế đó và ngăn chặn các ảnh hưởng có hại. Vi dụ, Việt Nam không nhất thiết phải xây dựng toàn bộ hệ thống công nghiệp phụ trợ (rất tốn kém, thiếu hiệu quả, và gây ô nhiễm môi trường). Trung Quốc có một thời gian dài phát triển công nghiệp phụ trợ, họ sản xuất với giá thành rẻ hơn, hiệu quả hơn, tại sao ta không tận dụng. Vấn đề của Việt Nam là phải xác định đúng đắn các lợi thế so sánh, các phần việc tạo ra giá trị thặng dư lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, chứ không phải làm tất cả mọi công đoạn từ A-Z và cần phải đa dạng hóa nguồn cung cũng như thị trường để tránh chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc. Nói cách khác, quan hệ với Trung Quốc cần phải đặt trong tổng thể quan hệ Việt Nam với các đối tác khác và với thế giới. Nếu Việt Nam có các lựa chọn khác ngoài Trung Quốc (về thị trường và nguồn cung), Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc kỹ hơn vì các hành động của họ sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của Trung Quốc và vị thế của họ ở Việt Nam.
Trên hết, hội nhập là để tăng cường sức mạnh và phát triển qua việc tiếp thu các tinh hoa trên thế giới và trưởng thành qua cạnh tranh. Hội nhập là đổi mới, và Việt Nam không nên chỉ có một “Đổi Mới”, mà nên đổi mới không ngừng để lớn mạnh và trưởng thành. Chỉ có cường thịnh và văn minh mới có thể giúp Việt Nam có được độc lập và tự chủ thực sự trong dài hạn. Lịch sử cho thấy, những quốc gia nào sớm mở cửa, chấp nhận cạnh tranh sẽ thông minh hơn, sức sống mạnh mẽ hơn, và cường thịnh và trưởng thành hơn. Nếu nhà vua Minh Trị tiếp tục chính sách bế quan tỏa cảng, có lẽ Nhật Bản ngày nay đã khác. Ngược lại, nếu nhà Nguyễn rộng cửa với các thuyền buôn phương Tây từ giữa thế kỷ 19, có lẽ Việt Nam ngày này cũng rất khác. Hơn lúc nào hết, mang quốc tế đến Việt Nam và đưa Việt Nam ra với thế giới, liên tục đổi mới để phát triển và tiến bộ là con đường sáng nhất để thoát khỏi “cái dớp” quá lớn của địa lý và lịch sử.
Đ.T.H /Nghiên cứu Quốc tế
(Tác giả Đỗ Thanh Hải là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược – Quốc Phòng, Đại học Quốc gia Australia).