Donnerstag, 7. März 2019

Lời nguyền Địa lý

Có phải giống như câu của đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc ký kết thỏa thuận với Nguyễn Phú Trọng lấy thêm phần trăm vịnh Bắc Việt 2015-2016. Cùng khai thác hai bên độc tài đảng cùng có lợi không.?

"Thứ nhất, cốt lõi của đối ngoại Việt Nam phải là tạo thế cân bằng về lợi ích giữa các nước lớn ở Việt Nam (thay vì cân bằng quyền lực). Cân bằng lợi ích ở đây có nghĩa là phải tôn trọng các lợi ích chiến lược của các nước lớn, tránh biến ta thành kẻ thù của họ. Ở góc độ này, tiếp tục chính sách quốc phòng độc lập “ba không” là cần thiết, để tránh biến Việt Nam thành bàn đạp để các nước lớn khác bao vây, đe dọa Trung Quốc. Cũng như các nước khác, Trung Quốc cũng có các quan ngại chính đáng về an ninh, trong đó muốn có một vành đai an ninh an toàn và Việt Nam nên tôn trọng lợi ích đó. "

Chấp nhận chính sách 3 không của đảng, thì đúng là Tiến sĩ giấy thật. Muốn giử vững đất đai trước nhất là thay đổi từ độc tài sang dân chủ đa đảng phái. Thì Việt Nam mới có thể nói lớn tiếng với Trung Quốc về biển đảo được. còn không chỉ là con sai vặt cho Trung Quốc.

Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?
* ĐỖ THANH HẢI
2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn.
Các câu hỏi cụ thể hơn về mặt chính sách là: Liệu đã đến lúc Việt Nam cần tìm đối tác an ninh mới, hoặc Việt Nam nên xem xét lại chính sách “ba không” để bảo vệ lợi ích của mình trên biển Đông trước sự xâm lấn của người láng giềng phương Bắc? Trong khi chia sẻ với nhận định của nhiều nhà phân tích về cục diện địa chính trị mới ở khu vực, tác giả cho rằng chính trị liên minh (ở các cấp độ khác nhau) không phải là một lựa chọn thích hợp cho Việt Nam tại thời điểm này. Tiếp tục hội nhập theo hướng nâng cao tự lực, tự cường và cân bằng lợi ích của các nước lớn ở Việt Nam là con đường tốt nhất để hóa giải lời nguyền địa chính trị đi liền với dân tộc hàng ngàn năm qua. Qua bài viết, tác giả muốn nêu lên một vài suy nghĩ cá nhân để tất cả mọi người cùng tham khảo và tranh luận.
Lời nguyền Địa lý[1]
Địa lý là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến chính trị quốc tế của Việt Nam từ thủa dựng nước đến nay. Luận điểm này bắt đầu từ nhận định đầu tiên là các quốc gia không thể lựa chọn được láng giềng. Cụ thể hơn, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á “núi liền núi, sông liền sông”, kể cả biển liền biển với Trung Quốc. Với vị trí án ngữ con đường nam tiến cả trên bộ lẫn trên biển của Trung Quốc, Việt Nam thường là đối tượng đầu tiên mà các hoàng đế Trung Hoa muốn chinh phạt. Như nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp nhận xét, “Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình sức nặng của Trung Quốc, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.” Trong thời phong kiến, Trung Quốc là mối đe dọa thường trực với Việt Nam. Không có sự hỗ trợ nào khác ngoài từ bên ngoài, cha ông ta buộc phải vận dụng kế sách “trong đế, ngoài vương”, chấp nhận “sống chung với lũ” để bảo vệ mảnh đất tổ tiên truyền lại và giữ gìn bản sắc dân tộc trước các tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Đến kỷ nguyên công nghiệp hóa, khi các thương thuyền và chiến thuyền của Châu Âu có thể vươn tới mọi ngõ ngách của địa cầu trong một thời gian ngắn, Việt Nam trở thành đối tượng để nhòm ngó của thực dân phương Tây. Ban đầu, các các cường quốc châu Âu quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên. Sau đó, vị trí chiến lược của Việt Nam ở giao lộ từ Trung Quốc xuống Đông Nam Á, từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng. Lực kéo và đẩy trong hệ thống quốc tế biến Việt Nam trở thành địa bàn cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và giữa hai phe XHCN và TBCN. Vướng trong bàn cờ thế đó cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập và thống nhất đất nước trước thực dân Phương Tây của Việt Nam trở nên phức tạp, gay go, và kéo dài gần 30 năm.
Ngay cả khi Việt Nam đánh đuổi được ba cường quốc Nhật, Pháp và Mỹ, chiến thắng không mang lại sự đảm bảo về an ninh. Sau 1975, quan hệ Việt – Trung và Việt – Campuchia xấu đi và Việt Nam bị đe dọa, uy hiếp trên ba mặt: biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và trên Biển Đông. Nguyên nhân cơ bản là do Trung Quốc không chấp nhận vị thế mới của Việt Nam ở Đông Dương, và ngược lại Hà Nội không chấp nhận sự áp đặt từ phía Bắc Kinh. Trong lúc đó, Liên Xô mong muốn mở rộng ảnh hưởng Đông Nam Á, tìm kiếm một chỗ đứng chân để theo dõi các diễn biến ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tình thế đó đẩy Việt Nam đi đến liên minh với Liên Xô để kiềm chế Trung Quốc. Kết quả là Việt Nam dấn sâu vào chiến tranh ở Campuchia và xung đột với Trung Quốc kéo dài hơn một thập kỷ.
Lịch sử cho thấy, với vị trí địa lý nhạy cảm, Việt Nam rất dễ trở thành vật cản trên con đường nước khác mở rộng ảnh hưởng, hay bàn đạp để các nước lớn kiềm chế lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là Việt Nam là một “cô gái” hấp dẫn, nhưng cần phải hiểu là sự hấp dẫn không đến chỉ từ vẻ đẹp “cô gái”, mà phần nhiều là do “nhà” của cô gái ở vị trí trọng yếu trong cuộc so găng giữa những “gã to con” đang hằm hè nhau nhằm chiếm vai trò bá chủ.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc và cục diện địa chiến lược mới ở khu vực
Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991. Cùng lúc đó, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN để phá thế o ép của các nước phương Tây sau sự kiện Thiên An Môn. Thế đứng chân của Mỹ ở khu vực suy yếu với việc rút khỏi hai căn cứ quân sự Clark và Subic ở Philippines dưới sức ép chính trị nội bộ mạnh mẽ ở nước này sau Chiến tranh Lạnh. Trong thập niên 1990 và nửa đầu thập niên 2000, Trung Quốc cần hòa bình và ổn định để tập trung phát triển, nên thực thi một chiến lược ngoại giao tương đối ôn hòa với các nước ASEAN. Dù cho có tham vọng ở Biển Đông, Bắc Kinh tìm cách “xâm lấn từ từ”, tránh tạo ra các bất ổn phá vỡ mối quan hệ với ASEAN và thúc đẩy Mỹ quay trở lại khu vực. Thử nghiệm đáng kể nhất của Trung Quốc ở Biển Đông là việc xâm chiếm bãi ngầm Vàng Khăn từ cuối năm 1994, nhưng vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của Philippines và các nước ASEAN. Trước sự nghi ngại ngày càng tăng của ASEAN và khả năng Mỹ tái can dự ở khu vực, Trung Quốc tạm lùi một bước, chấp nhận thảo luận đa phương với ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Mặt khác, Trung Quốc tăng cường sử dụng các công cụ ngoại giao, kinh tế để tăng cường ảnh hưởng trong ASEAN. Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt Nam- Trung Quốc cũng có bước phát triển thực chất, đặc biệt là việc ký kết hai hiệp định phân định biên giới trên bộ (1999) và ranh giới biển trong Vịnh Bắc Bộ (2000).
Từ 2006, Trung Quốc bắt đầu âm thầm tăng cường các biện pháp cưỡng chế (coercive) để tăng cường kiểm soát Biển Đông. Trung Quốc tăng cường đóng mới, cải hoán các tàu quân sự thành các tàu thực thi pháp luật, được sử dụng bởi lực lượng kiểm ngư và hải giám, để trấn áp các tàu đánh cá của các nước và hỗ trợ tàu cá của nước này hoạt động trong phạm vi đường lưỡi bò trên Biển Đông. Cũng từ 2006, chính quyền Trung Quốc cho triển khai chương trình “tuần tra bảo vệ quyền lợi biển”, tăng cường sử dụng các tàu bán vũ trang, tàu dân sự dưới sự yểm trợ của lực lượng hải quân Trung Quốc để áp đặt kiểm soát trên biển. Từ 2007, có dấu hiệu các tàu kiểm ngư, hải giám Trung Quốc chủ động va chạm để xua đuổi tàu cá và tàu chấp pháp của các nước khác. Cùng lúc đó, Trung Quốc bắt đầu đe dọa trừng phạt kinh tế với các tập đoàn dầu lửa quốc tế hợp tác với PetroVietnam để thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Sau Olympic Bắc Kinh giữa năm 2008, các lực lượng của Trung Quốc hoạt động mạnh hơn, quyết liệt hơn và công khai hơn. Đầu 2009, các tàu tuần duyên và tàu cá của Trung Quốc tìm cách xua đuổi tàu do thám Impeccable của Mỹ, hoạt động gần đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu ngầm chiến lược. Bên cạnh đó, nhiều tàu cá của Việt Nam cũng bị đâm chìm, bắt giữ và làm hư hỏng phương tiện. Tháng 5/2009, phản ứng lại báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia, cũng như báo cáo riêng của Việt Nam, Bắc Kinh công khai yêu sách đường lưỡi bò trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc. Năm 2010, Trung Quốc chủ động leo thang căng thẳng, áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản sau vụ lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản bắt giữ tàu cá của Trung Quốc. Năm 2011, các lực lượng của Trung Quốc hai lần tiến hành cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam. Năm 2012, họ đột ngột khoanh vùng, chiếm đóng bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough Shoal) và bao vây bãi Cỏ Rong (Reed Bank), gây lên cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài giữa Bắc Kinh và Manila. Năm 2013, quan hệ Trung Nhật căng thẳng trở lại khi Nhật Bản quốc hữu hóa các đảo Senkaku (còn gọi là Diaoyu theo tiếng Trung). Tháng 5/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời triển khai mạnh mẽ việc bồi đắp, xây dựng cảc đảo nhân tạo tại các điểm Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa.
Sự vươn ra mạnh mẽ, quyết liệt của Trung Quốc trên biển từ 2006 đến nay không chỉ đơn thuần do nhu cầu về tài nguyên mà chủ yếu là tham vọng địa chính trị của chính quyền Bắc Kinh. Về kinh tế, năm 2008, Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Năm 2014, Trung Quốc vượt Mỹ theo chỉ số GDP về sức mua. Về quân sự, trong suốt thập niên 2000, mặc dù khu vực tương đối hòa bình và ổn định, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng. Năm 2008, báo chí thế giới tiết lộ thông tin Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ tàu ngầm chiến lược quy mô lớn ở đảo Hải Nam. Cùng lúc đó, chiến lược “Hải dương xanh” dần được hiện thực hóa với việc Hải quân Trung Quốc mua lại một tàu sân bay cũ từ Ukraina để thử nghiệm. Lãnh đạo Trung Quốc, từ Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình, nhiều lần thể hiện rõ mong muốn biến Trung Quốc thành một cường quốc biển, và vươn ra khống chế đại dương.
Cũng trong thời gian này, vị thế của Mỹ suy yếu một cách tương đối ở Thái Bình Dương. Từ 2001, Mỹ sa lầy vào hai cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và Iraq, ít chú ý hơn đến Châu Á-Thái Bình Dương. Quan chức cao cấp của Mỹ đã từng bỏ qua một số hội nghị quan trọng trong khuôn khổ của ASEAN. Việc Trung Quốc nắm giữ một lượng lớn trái phiếu của Mỹ cho thấy mức độ tùy thuộc cao giữa hai nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho kinh tế Mỹ suy yếu, đặc biệt dẫn đến hệ quả ngân sách bị thu hẹp. Khi tương quan lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho Trung Quốc, lãnh đạo Bắc Kinh tỏ ra tự tin hơn, mạnh bạo hơn khi đòi hỏi vai trò lớn hơn ở khu vực. Các quan chức quân sự Trung Quốc thẳng thừng đề nghị Mỹ chia đôi Thái Bình Dương. Không khác với các cường quốc khác khi trỗi dậy trong lịch sử, Bắc Kinh bắt đầu theo đuổi học thuyết “Monroe” với màu sắc của Trung Quốc, tìm cách xây dựng các khu vực ảnh hưởng, tìm cách từng bước đẩy lùi Mỹ ra khỏi khu vực.
Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh địa chính trị ở khu vực ngày càng tăng. Một bên, Trung Quốc tỏ ra cứng rắn hơn thách thức sự hiện diện của Mỹ ở khu vực đồng thời o ép các quốc gia vừa và nhỏ khác. Nói một cách khác, Trung Quốc tìm cách làm suy yếu dần trật tự Mỹ lãnh đạo được thiết lập từ sau Thế Chiến II đến nay. Phía bên kia, Mỹ triển khai chiến lược “xoay trục” (pivot) hay “tái cân bằng”, củng cố các liên minh, tăng cường can dự và lôi kéo các nước vừa và nhỏ, để duy trì vai trò của mình ở khu vực. Ở cấp độ thứ hai, các cường quốc hạng hai như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc cũng tăng cường hợp tác với nhau để giảm thiểu các áp lực từ phía Trung Quốc, trong khi hạn chế tối thiểu sức ép từ Mỹ, buộc họ phải lựa chọn một trong hai bên.
Nguy cơ an ninh với Việt Nam
Cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ở khu vực đặt Việt Nam trước hai nguy cơ địa chính trị. Nguy cơ thứ nhất đến từ Trung Quốc thể hiện trên hai phương diện. Thứ nhất, khi Trung Quốc mạnh lên, chuyển chính sách từ “giấu mình chờ thời” sang cạnh tranh trực diện với Mỹ, nước này sẽ ít nhạy cảm và quan tâm với các quan ngại an ninh của Việt Nam. Điều đó thể hiện ở nhiều khía cạnh. Ví dụ, Trung Quốc có cách tiếp cận cứng rắn hơn với vấn đề chủ quyền, biển đảo. Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sang Việt Nam thưa dần khi Trung Quốc mạnh lên. Dấu hiệu thứ ba là lời lẽ giao thiệp của các quan chức, báo chí Trung Quốc cũng thiếu trọng thị, mà trở nên trịnh thượng, ngạo mạn và mang tính áp đặt hơn, gây kích động tinh thần dân tộc ở Việt Nam. Nếu hai nước không xử lý mối quan hệ bất đối xứng (asymmetry) một cách hợp lý, nó sẽ tạo ra những nhận thức sai lầm (misperception) ở hai nước về động cơ chiến lược của nhau, từ đó làm suy giảm lòng tin và xói mòn hợp tác. Cần phải thấy rằng, đây không chỉ là nguy cơ với Việt Nam, mà với hầu hết các láng giềng của Trung Quốc muốn theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập, tự cường. Thứ hai, mục tiêu của Trung Quốc thiết lập một trật tự bá quyền mới ở khu vực mâu thuẫn với lợi ích chiến lược của Việt Nam và các quốc gia vừa và nhỏ khác.
Hai yếu tố này cộng hưởng làm các tranh chấp ở Biển Đông gần đây trở nên nóng bất thường, phức tạp hơn, và khó lường hơn. Về dài hạn, cần nhận thấy, quan tâm của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ đơn thuần là mở rộng lãnh thổ, tận thu tài nguyên vì mục tiêu phát triển kinh tế, mà còn cả kiểm soát một vùng biển có ý nghĩa chiến lược với Đông Nam Á và các cường quốc như Mỹ, Nhật, Úc. Nói một cách khác, đây là địa bàn trọng điểm trong “bàn cờ lớn” của Trung Quốc để khống chế các nước Đông Á và làm suy yếu vai trò của Mỹ. Biển Đông là tuyến đường huyết mạch từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương và ngược lại. Hơn nửa số tàu vận chuyển dầu mỏ và hàng hóa của thế giới đi qua vùng biển này hàng năm (gấp 3 lần kênh đào Suez và 5 lần kênh đào Panama). Về mặt chiến lược, vùng biển nửa kín như Biển Đông có ý nghĩa như các điểm nghẽn (choke points). Nếu Trung Quốc kiểm soát được các điểm nghẽn này có nghĩa Bắc Kinh đã nắm được yết hầu, hay có khả năng cắt đứt huyết mạch thương mại của tất cả các nước trong vùng, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước Đông Nam Á, từ đó ép các nước này bớt phù thịnh (bandwagoning) với Mỹ. Trong quá khứ, do tầm hoạt động của vũ khí ngắn hơn, Trung Quốc không thể nào kiểm soát được một phạm vi rộng lớn như ở Biển Đông, điểm nghẽn như eo Malacca có vị thế chiến lược không thể thay thế. Ngày ngay, với tầm bắn của các loại tên lửa, tầm hoạt động của các chiến hạm vươn ra xa hơn, việc theo dõi hoạt động và tấn công các tàu thương mại đi qua vùng biển từ các hệ thống vũ khí trên mặt đất, trên tàu chiến, hoặc trên không này là hoàn toàn có thể.
Tất nhiên, cần phải thấy đây là chiến lược mang tính dài hơi, và thực hiện theo nhiều giai đoạn, và các động thái sẽ phụ thuộc nhiều vào tình huống. Dù sao, những diễn biến trên biển Đông cho thấy Trung Quốc đang từng bước, chậm mà chắc, có chuẩn bị, cân nhắc kỹ lưỡng để thiết lập các mắt xích để tăng cường khả năng triển khai sức mạnh (project of power) trên biển Đông. Chuỗi căn cứ của Trung Quốc trải dài từ Hải Nam đến đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa (Woody Island), và đảo nhân tạo trên Bãi Chữ Thập (Fiery Cross Reef) của Trường Sa. Các học giả quốc tế cho rằng các căn cứ ít có ý nghĩa về mặt quân sự ngoại trừ khả năng do thám và tình báo vì dễ bị tiêu diệt (trơ trọi và thiếu các hỏa lực bảo vệ). Tất nhiên, đó là trong trường hợp xảy ra chiến tranh trực diện. Các cơ sở đó không phải là các cứ điểm phục vụ chiến tranh (vì nó rất dễ bị tấn công, phá hủy), mà chủ yếu để tăng cường khả năng hậu cần vì mục đích bao vây, kiểm soát, răn đe với các nước quanh Biển Đông hơn là các cường quốc như Mỹ, Nhật. Với khả năng tiếp tế và tiếp vận ngay trên biển, các tàu và máy bay của Trung Quốc có thể hoạt động dài ngày hơn, phạm vi rộng hơn để cản phá tàu thuyền của các quốc gia khác. Trong tương lai, khi các cơ sở này hoàn thiện, Trung Quốc có nhiều lợi thế để tiến hành xâm chiếm các bãi cạn không người, hoặc bao vây các cứ điểm của các nước Đông Nam Á (bằng các lực lượng dân sự trên tuyến đầu, và hải quân bảo vệ ở phía sau) ở Biển Đông một cách dễ dàng, mà không nhất thiết phải gây chiến. Ở chiến thuật này, ai có khả năng tiếp vận tốt hơn, duy trì lâu hơn, kịp thời hơn sẽ buộc đối phương phải lùi bước.
Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, Biển Đông không phải là mục tiêu cuối cùng của chính sách đối ngoại của Trung Quốc, mà chỉ là một công cụ để Trung Quốc làm suy giảm vai trò và uy tín của Mỹ và khống chế Đông Á. Điều đó lý giải tại sao, dù hoàn toàn có thể, Trung Quốc không giải quyết triệt để các tranh chấp ở đây, mà cùng không xâm chiếm toàn bộ. Vì cả hai kịch bản đó đều làm Trung Quốc mất con bài để can thiệp vào các nước ASEAN, hoặc là làm cho các nước này lo ngại chạy về phía Mỹ. Các chiến thuật dựa vào sức mạnh quá rủi ro, nếu triển khai một cách cấp tập. Chính vì thế, Bắc Kinh đã và đang triển khai các đòn bẩy kinh tế và chính trị khác để gắn các nước khu vực chặt hơn vào Trung Quốc. Nói cách khác, Bắc Kinh sẽ không vội vàng, mà từ từ “siết thòng lọng”. Tuy nhiên, cũng không nên thổi phồng lý thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”. Dù các nhà lãnh đạo Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông và thiết lập bá quyền ở khu vực, nhưng không phải cứ muốn là được. Có quá nhiều trở ngại để Trung Quốc theo đuổi mục tiêu trên, đặc biệt những yếu kém trong nội bộ Trung Quốc và sự phản đối của các nước khu vực và các cường quốc bên ngoài. Nhưng, Trung Quốc “đáng sợ” (hay “đáng nể”) bởi họ tính toàn dài hạn, triển khai nhất quán, và có tính toán trên các thời điểm và tình huống cụ thể, đi các bước nhỏ nhưng chắc chắn trong khi các nước khác phản ứng mang tính tình thế.
Nguy cơ thứ hai là dễ rơi vào vòng xoáy của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Trung Quốc đã và đang tăng cường sử dụng các đòn bẩy chính trị, kinh tế và quân sự để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực. Mặt khác, Mỹ cũng chủ động lôi kéo Việt Nam và các nước khác để ngăn chặn Trung Quốc (containment). Từ 2009 trở lại đây, chính quyền Mỹ thức tỉnh trước mối nguy từ Trung Quốc nên triển khai chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng” nhằm duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực. Chính sách xoay trục của Mỹ tương đối toàn diện, triển khai trên nhiều mặt. Ở góc độ quân sự, Mỹ dần chuyển trọng tâm phân bổ lực lượng từ Đại Tây Dươgn sang Thái Bình Dương với mục tiêu triển khai 60% lực lượng hải quân, không quân của Mỹ ở Thái Bình Dương vào 2020. Về kinh tế, chính quyền Obama thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Về ngoại giao, Mỹ quan tâm hơn đến ASEAN và chú trọng các hoạt động ngoại giao đa phương do ASEAN dẫn dắt. Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt – Mỹ phát triển nhanh chóng với việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Việt Nam với mong muốn Việt Nam mạnh sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Theo lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực, khi các siêu cường tăng cường cạnh tranh quyền lực, các nước nhỏ như Việt Nam rất khó để giữ chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng.
Chính trị Liên minh và Rủi ro
Trước các động thái gần đây của Trung Quốc, có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên theo tìm mọi cách “thoát Trung”, từ bỏ chính sách quốc phòng “ba không”[2] để theo đổi chính trị liên minh để kiềm chế mối đe dọa Trung Quốc, hoặc sử dụng các công cụ pháp lý để bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khuôn khổ bài phân tích này, liên minh được định nghĩa theo nghĩa rộng như là liên kết chính thức hoặc bán chính thức giữa các quốc gia (về quân sự, chính trị, ngoại giao và pháp lý) để đối phó với mối đe dọa chung từ các quốc gia bên ngoài liên minh. Liên minh chỉ hình thành với đối tượng, mục đích, mục tiêu cụ thể (ngăn chặn mối đe dọa) và với các cam kết dài hạn, rõ ràng về nghĩa vụ tương hỗ trong các tình huống cụ thể. Theo nghĩa này, liên minh có nhiều nấc, từ liên minh quân sự, liên minh chính trị-ngoại giao, hay liên minh pháp lý để kiềm chế, chống lại một quốc gia hay một mối đe dọa cụ thể . Tác giả cho rằng, dù rằng đó là một lựa chọn để ngỏ, theo đuổi chính trị liên minh là quá sớm (premature), chi phí quá cao (costly), và rủi ro lớn (highly risky).
Thứ nhất, liên minh chỉ hình thành khi một quốc gia xác định quốc gia khác là mối đe dọa trực tiếp và hiện hữu (threat). Theo lý thuyết của Stephen Walt, việc xác định liên minh dựa trên bốn yếu tố của quốc gia là mối đe dọa tiềm năng: (1) sức mạnh tổng hợp (aggregate strength); (2) sức mạnh tấn công (offensive power); (3) sự gần gũi về địa lý (geographical proximity); (4) chủ ý hiếu chiến của lãnh đạo (aggressive intents). Trong con mắt của Việt Nam, ba yếu tố đầu tiên đã rõ, nhưng yếu tố thứ tư là khó đoán định nhất. Trên thực tế, mâu thuẫn lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc là ở Biển Đông, trong khi quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực tương đối ổn thỏa. Các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông mang tính chất gặm nhấm, cơ hội, thử phản ứng hơn là sẵn sàng dùng bạo lực (trực tiếp sử dụng quân sự ở quy mô lớn) để đánh chiếm các đảo do các nước khác kiểm soát. Nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc vẫn ngại phản ứng ASEAN và các nước lớn khác. Với yếu tố đó, có thể coi Trung Quốc là mối nguy cơ tiềm tàng, lâu dài hơn là mối đe dọa hiện hữu và trực diện.
Thứ hai, chi phí cho liên minh quá cao dưới dạng Việt Nam sẽ phải từ bỏ sự độc lập về chính trị và chiến lược để phối hợp chính sách an ninh quốc phòng với các nước đồng minh. Để đáp lại các hỗ trợ, Việt Nam chấp nhận các chi phí, nghĩa vụ trong các hoạt động, chiến dịch chung, biến các lực lượng khác (dù trước đó ít liên quan, hoặc thậm chí là đối tác) thành kẻ thù. Liên minh là mối quan hệ hai chiều, không đơn giản là mối quan hệ của một bên bảo trợ, giúp đỡ, và một bên chỉ hưởng lợi. Cụ thể với Việt Nam, một trong những chi phí đắt đỏ nhất của liên minh chống Trung Quốc sẽ làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc và quan hệ với nhiều nước ASEAN.
Tất cả hình thức liên minh để hướng vào Trung Quốc đều có rủi ro làm suy giảm lòng tin, làm sứt mẻ quan hệ với Trung Quốc, đặt Trung Quốc vào thế đối đầu. Để liên minh vận hành, các đồng minh phải có các cơ chế tham vấn trực tiếp, cụ thể để trao đổi thông tin, bàn cách chuẩn bị và đối phó với các tình huống mới. Dĩ nhiên, Trung Quốc không phải là thành viên của cơ chế kín đó. Trước việc tập hợp lực lượng đó, Trung Quốc phải tìm cách đối phó, trả đũa nhằm vào Việt Nam đầu tiên (cũng là mắt xích yếu nhất trong liên minh). Biển Đông không phải là toàn bộ mối quan hệ Việt – Trung, vì thế chính sách của Việt Nam nên là lưỡi dao nhỏ, sắc để phẫu thuật đúng, trúng chỗ u nhọt, mà không cắt nhầm các bộ phận lành mạnh khác. Cái mà Việt Nam hướng để không phải là bao vây, chống lại Trung Quốc, mà là kiên quyết ngăn chặn, phản đối, đẩy lùi một số hành vi, ứng xử trái với luật pháp quốc tế, sử dụng sức mạnh bằng nhiều cách khác nhau của chính quyền Bắc Kinh và các lực lượng Trung Quốc muốn tìm cách thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Thứ ba, ngay cả khi hiệp ước liên minh (formal treaty) hình thành, đó không phải là sự bảo đảm đồng minh sẽ can thiệp khi khủng hoảng nổ ra. Một khi quốc gia A trong liên minh bị quốc gia C tấn công, đồng minh B có hai lựa chọn: một là bỏ rơi đồng minh (abandonment), hai là buộc phải can dự (entrapment). Quyết định bỏ rơi hay can dự phụ thuộc rất lớn vào 3 nhân tố: nguyên nhân của khủng hoảng và lợi ích của bên B với vấn đề tranh chấp giữa bên A và bên C, mức độ song trùng (chia sẻ) lợi ích giữa quốc gia A và quốc gia B, cũng như song trùng lợi ích giữa quốc gia B và quốc gia C. Nếu song trùng lợi ích giữa quốc gia B và quốc gia C lớn, trong khi song trùng lợi ích giữa quốc gia B và quốc gia A nhỏ, nhiều khả năng quốc gia B sẽ hi sinh lợi ích của quốc gia A để tránh đối đầu trực tiếp với quốc gia C. Bên cạnh đó, còn có các nhân tố chính trị nội bộ khó lường trong quốc gia B, ảnh hưởng đến quyết định đối ngoại của nước này. Cũng có lập luận cho rằng, quốc gia B vì muốn duy trì uy tín với đồng minh sẽ quyết định can dự. Nhưng trong lịch sử, có không ít trường hợp các nước lớn bỏ rơi đồng minh, và Việt Nam cũng đã có những bài học thực tế. Vì thế, để chuẩn bị cho các khả năng liên minh trong tương lai để đối phó với các bất trắc, cần xây dựng các nền tảng quan hệ cần thiết với các đồng minh tiềm năng từ bây giờ.
Quay lại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích tối cao là duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực. Chiến lược xoay trục của Mỹ không vì mục đích nào khác ngoài việc đối phó với ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. Ở Biển Đông, Mỹ muốn duy trì trật tự do Mỹ thiết lập, đặc biệt là tự do đi lại, quyền tiếp cận với các địa bàn trọng yếu, và tuân thủ các Công ước Luật Biển, trong khi Trung Quốc với tư cách là cường quốc đang trỗi dậy, tìm cách thách thức trật tự đó, hạn chế khả năng tự do hành động của các lực lượng Mỹ. Tuy nhiên, bản thân Mỹ không muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc vì các lợi ích kinh tế đan xen và Mỹ cần Trung Quốc để giải quyết các vấn đề an ninh lớn hơn như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, ở Iran, cuộc chiến chống IS … Tác giả cho rằng Mỹ ít có khả năng can thiệp quân sự nếu Trung Quốc xâm lấn từ từ, từng bước thay đổi nguyên trạng mà không ảnh hưởng lâu dài đến tự do hàng hải. Mỹ sẽ không muốn dính liứ quân sự trực tiếp, nhưng sẽ tìm cách cung cấp, hỗ trợ cho các nước ở khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, chống lại sức ép từ phía Trung Quốc. Bằng cách này, Mỹ có thể kiềm chế, làm suy yếu Trung Quốc với chi phí thấp nhất.
Cần phải nhắc lại, tranh chấp Biển Đông có nhiều tầng nấc, không chỉ đơn thuần là tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á về lãnh thổ và ranh giới biển, là một phần trong cuộc tranh đấu giữa cường quốc đang lên là Trung Quốc và cường quốc đang suy yếu (Mỹ) về trật tự khu vực. Việt Nam và đa số các nước ASEAN, cũng như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc đều có lợi ích chung trong việc duy trì trật tự hiện hữu (hay giữ nguyên trạng ở Biển Đông và tuân thủ UNCLOS), cơ bản là coi UNCLOS là hiến pháp của thế giới về biển cả. Trung Quốc rõ ràng không muốn bị gò bó bởi UNCLOS. Thực tế cho thấy không có một nước nào sẵn sàng là kẻ đi đầu, phản đối yêu sách và các hành động phi lý của Trung Quốc khi Trung Quốc chưa đụng chạm đến quyền lợi của họ. Trong một thời gian dài, Mỹ, Nhật, Úc đều theo đuổi lập trường trung lập, tránh bình luận về các yêu sách ở Biển Đông, kể cả đường lưỡi bò. Gần đây, do Trung Quốc triển khai quá mạnh mẽ, Mỹ cực chẳng đã, đã dần thay đổi lập trường về các yêu sách biển của Trung Quốc, đặc biệt là kêu gọi Trung Quốc điều chỉnh yêu sách đường lưỡi bò theo UNCLOS. Các nước khác cơ bản đều kêu gọi chung chung là tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển, nhưng tránh đề cập trực tiếp tới đường lưỡi bò, có lẽ vì ngại Trung Quốc. Một cách tế nhị, họ ủng hộ Việt Nam và Philippines kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về Luật biển. Tuy nhiên, tất cả đều hiểu rằng,Việt Nam hay Philippines kiện Trung Quốc sẽ không làm nước này lùi bước (dù cho phán quyết của tòa án có bất lợi cho Trung Quốc), mà ngược lại sẽ khiến Bắc Kinh trả đũa, trừng phạt hai nước này. Vô hình chung, có kỳ vọng Việt Nam, sẽ làm giống như Philippines, “dơ đầu chịu báng”, “đứng mũi chịu sào” để bảo vệ tính toàn vẹn của UNCLOS. Trong câu chuyện này, ai là người tiên phong chấp nhận rui ro, thiệt thòi phần hơn (cũng như chú chuột đi lĩnh nhiệm vụ đi đeo chuông vào cổ mèo) và ai sẽ là người đi sau, ngư ông đắc lợi, chắc mọi người đều rõ.
Đứng trước cục diện địa chính trị mới ở khu vực, Việt Nam cần hết sức cẩn trọng để tránh biến mình thành quân tốt trên bàn cờ địa chính trị của các cường quốc. Điều này không có hàm ý là Việt Nam không nên kiện Trung Quốc. Kiện là một lựa chọn để bỏ ngỏ khi các biện pháp chính trị và ngoại giao không còn hữu hiệu. Tuy nhiên, cần phải chuẩn bị hết sức kỹ không chỉ hồ sơ pháp lý, mà cả dư luận chính trị hỗ trợ cũng như các cơ sở kinh tế, quân sự, đảm bảo Việt Nam có đủ khả năng để đối phó với các biện pháp trả đũa từ phía Trung Quốc. Một lần nữa, lời nguyền địa lý lại linh ứng và dân tộc Việt Nam, dù muốn hay không, vẫn bị kéo vào dòng xoáy địa chính trị do các nước lớn tạo ra. Tình thế này đòi hỏi các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam phải có tư duy sáng tạo và đột phá để thoát khỏi lời nguyền địa lý đi liền với dân tộc hàng nghìn năm qua.
Cân bằng Lợi ích và Hội nhập để hóa giải Lời nguyền Địa lý
Rõ ràng, tìm kiếm liên minh đối trọng không phải là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam hiện nay. Điều đó không có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn loại bỏ lựa chọn này khỏi thực đơn của mình. Liên minh hình thành trong một số điều kiện, tình huống khủng hoảng cụ thể khi Việt Nam đối mặt với đe dọa bị tấn công quân sự. Nhưng, như đã phân tích ở phần trên, chính trị liên minh luôn cần có nền tảng vững chắc, khả năng chấp chi phí cao, rủi ro lớn. Ở chiều ngược lại, chính sách phù thịnh (bandwagoning), nghĩa là liên kết với cường quốc đang trỗi dậy (cũng là mối đe dọa tiềm tàng) để tìm kiếm sự bảo vệ và hưởng lợi, cũng không còn hữu hiệu. Chính sách vươn lên siêu cường của Trung Quốc thời gian qua cho thấy họ tìm kiếm sự thần phục hơn là tìm kiếm đồng minh. Để hóa giải lời nguyền địa chính trị, Việt Nam không cách nào khác phải thoát khỏi cách tiếp cận truyền thống về chính trị và địa lý. Theo quan điểm của tác giả, đối ngoại Việt Nam cần xoay quanh hai trụ cột sau:
Thứ nhất, cốt lõi của đối ngoại Việt Nam phải là tạo thế cân bằng về lợi ích giữa các nước lớn ở Việt Nam (thay vì cân bằng quyền lực). Cân bằng lợi ích ở đây có nghĩa là phải tôn trọng các lợi ích chiến lược của các nước lớn, tránh biến ta thành kẻ thù của họ. Ở góc độ này, tiếp tục chính sách quốc phòng độc lập “ba không” là cần thiết, để tránh biến Việt Nam thành bàn đạp để các nước lớn khác bao vây, đe dọa Trung Quốc. Cũng như các nước khác, Trung Quốc cũng có các quan ngại chính đáng về an ninh, trong đó muốn có một vành đai an ninh an toàn và Việt Nam nên tôn trọng lợi ích đó. Tuy nhiên, cần có điều chỉnh nhỏ, là phải công khai cho Trung Quốc thấy, chính sách “ba không” là có điều kiện, gắn với việc Trung Quốc phải tôn trọng các lợi ích căn bản của Việt Nam. Việt Nam cũng tôn trọng lợi ích căn bản của Mỹ và các cường quốc khác liên quan đến tự do đi lại trên biển và hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như cứu hộ, cứu nạn, chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt… Từ góc độ này, Việt Nam có thể (và nên) đẩy mạnh hợp tác với các cường quốc trên tất cả các góc độ, trừ việc sử dụng lãnh thổ Việt Nam vì mục đích bao vây, đe dọa quân sự các quốc gia khác. Bằng chính sách cân bằng lợi ích, Việt Nam sẽ khuyến khích các nước lớn hợp tác tích cực với Việt Nam.
Riêng về Biển Đông, cần có chuẩn bị cho lâu dài, đặc biệt là xây dựng các khả năng phòng vệ bờ biển, vùng biển, và các đảo, để ứng phó với các tình huống xấu. Trước các hành động lấn tới, uy hiếp của Trung Quốc, cần phản ứng kiên quyết nhưng thận trọng, công khai và kiên quyết bởi việc hình thành các liên minh ngầm sẽ chỉ làm xấu đi tình hình trong khi sự nhẫn nhịn chỉ làm cho đối phương lấn tới. Điều này không đồng nghĩa với luận điểm của Bắc Kinh hay dùng là “lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng” để buộc Việt Nam phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” trước các hành vi sai trái của Trung Quốc. Trước các hành vi xâm lấn của Trung Quốc, Việt Nam phải bản lĩnh, phản đối công khai, rộng rãi vận động dư luận quốc tế và sự ủng hộ của các nước, và kiên quyết không lùi bước. Cần làm rõ với Trung Quốc là Việt Nam không đồng tình, kiên quyết với hành động sai trái của Trung Quốc không có nghĩa là chống Trung Quốc. Đó cũng là vì “đại cục quan hệ lâu dài” của hai nước. Trong thời gian đó, tiếp tục chủ động tăng cường trao đổi với các nước liên quan để duy trì hòa bình, ổn định, tích cực cùng ASEAN để tìm các biện pháp quản lý tranh chấp, và kiên trì đối thoại với Trung Quốc để tìm kiếm giải pháp lâu dài, ổn thỏa cho các tranh chấp. Đó cũng là biện pháp để đảm bảo cân bằng lợi ích của các nước ở Biển Đông.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hội nhập để phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam cũng như để tăng cường lợi ích của các nước lớn ở Việt Nam, tránh bị lệ thuộc vào bất kì một nước lớn, hay một khối nước nào. Hội nhập ở đây theo nghĩa biến Việt Nam thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống chính trị và kinh tế quốc tế và đẩy mạnh hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu với các nước trên thế giới.. Cụ thể hơn là hạ thấp, tiến tới xóa bỏ các hàng rao để tăng cường trao đổi, chấp nhận các cạnh tranh công bằng trên cơ sở các chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi, và tích cực tham gia xây dựng các thể chế, luật chơi quốc tế. Hội nhập không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế, mà trên cả chính trị, an ninh, và quân sự. Theo cách hiểu trên, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị ngày 10/4/2013 là một bước đi đúng đắn và cần thiết, nhằm đưa ra các chỉ đạo và định hướng thống nhất cho qúa trình hội nhập.
Hội nhập là bước đi quan trọng để xóa bỏ các ranh giới địa lý truyền thống có thiên hướng kéo Việt Nam vào các vận động địa chính trị trên thế giới. Việc Việt Nam chủ động và có trách nhiệm, tham gia sâu vào các thể chế kinh tế, chính trị thế giới sẽ tạo ra các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tạo ra các lợi ích đan xen của tất cả các nước lớn tại Việt Nam, biến Việt Nam thành một mắt xích quan trọng của hệ thống thế giới. Nếu Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, EU, … tất cả các cường quốc quan trọng của thế giới đều có lợi ích ở Việt Nam, bất kỳ nước nào có ý đồ “o ép” Việt Nam đều sẽ phải tính đến các hệ lụy mang tính hệ thống và phản ứng của các cường quốc khác.
Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi “quỹ đạo” của Trung Quốc theo cách thức hạn chế quan hệ với quốc gia này. Theo tác giả, đó là cách phản ứng thái quá, sẽ dẫn đến thua thiệt nhiều hơn là có lợi. Trên thực tế, quan hệ với Trung Quốc mang lại nhiều thuận lợi và lợi thế cho Việt Nam, vấn đề là chúng ta cần phải làm sao phát huy được các lợi thế đó và ngăn chặn các ảnh hưởng có hại. Vi dụ, Việt Nam không nhất thiết phải xây dựng toàn bộ hệ thống công nghiệp phụ trợ (rất tốn kém, thiếu hiệu quả, và gây ô nhiễm môi trường). Trung Quốc có một thời gian dài phát triển công nghiệp phụ trợ, họ sản xuất với giá thành rẻ hơn, hiệu quả hơn, tại sao ta không tận dụng. Vấn đề của Việt Nam là phải xác định đúng đắn các lợi thế so sánh, các phần việc tạo ra giá trị thặng dư lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, chứ không phải làm tất cả mọi công đoạn từ A-Z và cần phải đa dạng hóa nguồn cung cũng như thị trường để tránh chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc. Nói cách khác, quan hệ với Trung Quốc cần phải đặt trong tổng thể quan hệ Việt Nam với các đối tác khác và với thế giới. Nếu Việt Nam có các lựa chọn khác ngoài Trung Quốc (về thị trường và nguồn cung), Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc kỹ hơn vì các hành động của họ sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của Trung Quốc và vị thế của họ ở Việt Nam.
Trên hết, hội nhập là để tăng cường sức mạnh và phát triển qua việc tiếp thu các tinh hoa trên thế giới và trưởng thành qua cạnh tranh. Hội nhập là đổi mới, và Việt Nam không nên chỉ có một “Đổi Mới”, mà nên đổi mới không ngừng để lớn mạnh và trưởng thành. Chỉ có cường thịnh và văn minh mới có thể giúp Việt Nam có được độc lập và tự chủ thực sự trong dài hạn. Lịch sử cho thấy, những quốc gia nào sớm mở cửa, chấp nhận cạnh tranh sẽ thông minh hơn, sức sống mạnh mẽ hơn, và cường thịnh và trưởng thành hơn. Nếu nhà vua Minh Trị tiếp tục chính sách bế quan tỏa cảng, có lẽ Nhật Bản ngày nay đã khác. Ngược lại, nếu nhà Nguyễn rộng cửa với các thuyền buôn phương Tây từ giữa thế kỷ 19, có lẽ Việt Nam ngày này cũng rất khác. Hơn lúc nào hết, mang quốc tế đến Việt Nam và đưa Việt Nam ra với thế giới, liên tục đổi mới để phát triển và tiến bộ là con đường sáng nhất để thoát khỏi “cái dớp” quá lớn của địa lý và lịch sử.
Đ.T.H /Nghiên cứu Quốc tế
(Tác giả Đỗ Thanh Hải là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược – Quốc Phòng, Đại học Quốc gia Australia).

Mittwoch, 6. März 2019

Sùng bái cá nhân...

Sùng bái cá nhân...

Còn hình còn ảnh còn độc tài
Không hình không ảnh độc tài tiêu
Biểu ngữ đòi hỏi cùng ý chí...
Tư tưởng Tự do... của chính mình " người dân"
Độc tài mỵ dân qua hình ảnh
Sắt máu trừng phạt bởi quan tham
Tham quyền tham danh... quên cả nước
Cơ đồ nhượng hết qua đảng... trị
Dân tộc trường tồn không phải đảng...
Là nguồn sức sống của dân ta
Trãi qua bốn ngàn năm văn hiến
Dựng nước giữ nước chống nội "ngoại" xâm
Ngày nay đảng cộng qom vào hết
Công trình dựng nước do tay đảng
Mừng đảng mừng xuân mừng đất nước
Cướp đất dân ta xây quyền lực
Rước giặc vào nhà phá nước ta
Môi trường ô nhiễm không đất sống
Xuất khẩu dân ta sang xứ người
Xóa đói giãm nghèo nuôi đảng cộng
Tham ô quyền quý đảng cao sang

Độc quyền cai trị dâng đất nước
Lang thang xứ người đầy ô nhục
Lao động chân tay cứ cúi đầu
Còn đâu đất Việt ngàn văn hiến...
Không lẻ thân ta mãi thế này...
Tên giết người được phong thành Phật
Bắt dân ta tư tưởng như người
Học đạo đức làm người xứ lạ
Giết dân ta thống nhất đại đồng...

KN


Đại đức Thích Thiện Hòa bên bàn thờ Bác Hồ trong chùa Hải Hội

Mỗi người công dân Việt Nam có ý nghĩ về tiền đồ Tổ Quốc trong sự minh bạch.
Ngày 14.03.2017 là ngày Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma và các đảo bãi đá ngầm khác. Chiến sĩ công binh hãi quân của Việt Nam đã không được lệnh nổ súng chống trả giặc Trung Quốc đánh chiếm. Ai sẽ là người trả lời cho vụ án này?, một con người có chính kiến tư duy và tuệ giác sẽ không bao giờ chấp nhận cho 64 người lính phải chết trong sự nhục nhả của Chính quyền độc toàn trị Cộng sản ra lệnh. Phải minh bạch xuống đường của toàn công dân tưởng niệm và đòi hỏi ai đã hèn hạ trước Trung quốc ra lệnh không được nổ súng chống trả.? Cũng vì cái hèn hạ bẩn thỉu của độc đảng cầm quyền lảnh đạo Việt Nam mà Trung quốc đã hình thành vẽ thêm đường lưởi bò 9 đoạn chiếm luôn hoàn toàn biển Đông của Việt Nam. Ngoài ra đảng đã hèn hạ nuốt nhục cho Formosa tự trị 70 năm dài đủ giết và phá hoại tất cả môi trường môi sinh sự sống còn của dân tộc chúng ta. Phải xuống đường biểu hiệu sự Chánh kiến và Tuệ giác của chúng ta là quyền lợi của mỗi người công dân Việt Nam chúng ta. Là Tự do ngôn luận được bày tỏ chính kiến của mỗi người công dân sống chung trong một môi trường sinh hoạt là sự sống còn của chúng ta.
KN

Tổ quốc là gì? Nơi mình sinh ra... Đối với mình cũng chỉ là tờ giấy lộn thôi. Trước kia mình là VN nhưng sau bỏ chạy không theo chế độ độc tài VN. Trốn chạy ra nước ngoài lấy Tổ Quốc khác làm Quốc gia của mình. Do đó mình đối với VN chẳng còn là cái quái gì hết. Chỉ tiếc thương là mình lấy Tổ Quốc khác cho mình có cuộc sống đầy đủ của quyền môt con người phải được hưởng. Mặc dù VN chẳng còn là Quốc gia của mình nữa, mà mình không lên tiếng nói cho người dân biết sự tàn ác, lường gạt v.v...của một chế độ độc tài toàn trị VN. Thì mình cảm thấy vô cảm và mắc cở khi được làm người đang được hưởng mọi sự tự do đa nguyên nơi Quốc gia mới mình đang sống.
KN

Samstag, 23. Februar 2019

Tự do tiếng nói làm người Việt Nam

Khi người công dân Đức đa số họ đã sống qua những thời kỳ đen tối nhất của đời người. Qua chế độ độc tài Phát xít của sự bạo tàn phân biệt chủng tộc và phân nữa nước Đức thuộc vùng Đông Đức củ, đã trãi qua với chế độ độc tài Cộng sản chủ nghĩa của sự bạo tàn, đàn áp nhân quyền công dân qua sự tự do ngôn luận. Thì ngày nay nước Đức không còn lý do gì, để họ phải bảo vệ những chế độ độc tài gây ra tội ác kinh hoàng cho công dân nước của họ. Và cho cả Thế giới. Cũng như nhà nước Đức không thể nào mà im lặng, khi mà các Quốc gia độc tài đàn áp quyền làm người công dân Quốc gia của họ được. Còn Quốc gia độc tài Việt Nam? họ đã cho người dân cái quyền tự do đi ra nước ngoài học hỏi cái hay của các Quốc gia tự do, dân chủ, đa nguyên xã hội hóa. Nhưng họ lại không cho quyền tự do truyền bá, những cái hay của các Quốc gia tự do mà công dân nước của họ được đi ra ngoài du lịch, hay du học về truyền bá qua sự tự do ngôn luận, dân chủ của người dân, cho sự đa nguyên đất nước mà chính họ đã học được ở xứ ngoài . Mà nhà nước độc tài Việt nam đã ngăn cấm quyền được làm người tiếng nói tự do...

KN

Wenn die meisten deutschen Bürger die dunkelsten Lebensabschnitte durchleben. Durch die NS-Diktatur der rassistischen Grausamkeit und der Hälfte Deutschlands im ostdeutschen Raum durchlief sie die kommunistische Gewaltdiktatur und unterdrückte die Bürgerrechte Meinungsfreiheit. Heute hat Deutschland keinen Grund, so dass sie Diktaturen schützen müssen, die ihren Bürgern schreckliche Verbrechen verursachen. Und für die ganze Welt. So wie der deutsche Staat nicht schweigen konnte, wenn autoritäre Staaten ihr Recht auf Staatsbürgerschaft unterdrücken. Und das Nationaldiktatorische Vietnam? Sie gaben den Menschen die Freiheit, ins Ausland zu gehen, um die Schönheit freier, demokratischer und pluralistischer Gesellschaften zu lernen. Sie erlauben jedoch nicht die Verbreitungsfreiheit, das Wohl der Freien Staaten, deren Bürger ins Ausland reisen dürfen oder im Ausland studieren dürfen, um sich durch ihre Redefreiheit und Demokratie zu verbreiten. Menschen für den Pluralismus des Landes, das sie im Ausland gelernt haben. Der vietnamesische Diktatorstaat verbietet das Recht, freie Menschen zu machen ...

Quan Điểm về đấu tranh "Dân chủ"



Quan Điểm về đấu tranh "Dân chủ"
Cụ Phan Chu Trinh cách đây gần trăm năm có khẳng định rằng dân Việt Nam là “mọi vàng”, ngu dốt, một lũ người ngủ vùi ngáy vang như sấm.Giá như mà Phan Chu Trinh còn sống hôm nay, nhìn cái cảnh quốc phá gia vong với một nhà nước bản xứ CSVN độc tài chuyên chế tệ hại hơn bọn Hoàng tộc triều Nguyễn và thấy nguời dân thì vẫn quay cuồng ấm ớ với cơm áo gạo tiền, không biết cụ còn phải nặng lời đến mức nào.
DÂN CHỦ là một nền hành xử chính trị của cả XÃ HỘI, TỨC LÀ của MỖI MỘT CÁ NHÂN NGƯÒI DÂN TƯƠNG TÁC VỚI NHAU, CÙNG NHAU và không NGỪNG NGHỈ, nền DÂN CHỦ này nó chỉ hiện hữu khi hành xử DÂN CHỦ này CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỎI được liên tục, miên tục và miên viễn. Có nghĩa là chỉ cần ngưng nghỉ một giây thôi là DÂN CHỦ BIẾN MẤT hay GIÁN ĐOẠN ngay.
Và cuộc DẤU TRANH DÂN CHỦ hoặc ngay cả NỀN DÂN CHỦ cũng đâu chỉ là 3 năm , mà là 30, 300, 3000, 3000000000000 năm nó miên viễn. Vì lịch sử KHÔNG BAO GIỜ NGỪNG LẠI Ở THỜI ĐIỂM NÀO và CỦA AI HẾT CẢ.
Ngay như ở các xã hội đang có dân chủ đich thật, thì NGƯÒI DÂN CÓ TRÁCH NHIỆM vẫn cứ đang LÀM CÁI PHẦN VỤ CỦA HỌ hàng ngày, hàng giờ không ngưng nghỉ để gìn giữ bảo vệ phát huy DÂN CHỦ chống lại bản chất gian manh bạo ngược lạm quyền của NHÀ NƯỚC..trong đó không chỉ có có hành động nắm tai kéo tay công dân đồng bào của họ, mà còn với tay góp tiếng ỦNG HỘ TINH THẦN cho những người dân chủ ở trong CÁC XÃ HỘI KHÁC nữa...
Chúng ta cứ nghĩ xem, bà Aung San Sưu Ski hay ông Nelson Mandela, hay những ngưòi sánh vai đấu tranh cùng với những nhân vật này, họ từng bị tù tội đánh đập man rợ, có ngưòi gia đình bị giết chết hết chỉ còn bản thân sống sót, mà cũng sụt sùi khóc lóc tủi thân về sự DANG DỞ - rồi tuyên bố “ TÔI ĐÃ LÀM PHẦN CỦA TÔI, GIỜ MỖI NGƯÒI NÊN LÀM PHẦN CỦA HỌ” thì chúng ta đã thấy gì và đã nghĩ gì?
2- Đấu tranh DÂN CHỦ đâu phải LÀ việc HIỆP NGHĨA theo kiểu HÀNH KHẤT ĐẠI HIỆP hay ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, LAM Y NỮ HIỆP v.v. và trong đó MỘT NGƯÒI BẢN LÃNH nhảy ra hứng đỡ gian nan bao bọc cho DÂN LÀNH YẾU ĐUỐI cứu khổn phò nguy.
Đấu tranh DÂN CHỦ có mục tiêu là để giành lại cương vị ngưòi DÂN, làm chủ CHỦ tiến trình sinh hoạt chính trị Xã hội của mình. Có nghĩa là MỌI NGƯÒI ĐỀU CÓ QUYỀN và TRÁCH NHIỆM đấu tranh như nhau. Cái QUYỀN và TRÁCH NHIỆM này chỉ được nhận ra và hành xử -khi đã NHẬN THỨC HIỂU BIẾT mới thấy được mà HÀNH XỬ. Và khi HÀNH XỬ thì tự nhiên hiểu cái PHẦN của mình không chỉ giới hạn ở cương vị cá nhân mình đối kháng với chế độ, mà bao gồm trách nhiệm vận động ngưòi chung quanh nhận thức như mình, để cùng với mình đấu tranh, và KHÔNG CÓ GIỚI HẠN LÃNH VỰC KHÔNG GIAN hay THỜI GIAN. Thì làm sao mà DANG DỞ được??? chỉ có chính bản thân NHÂN THỨC của mình NON NỚT DANG DỞ mà thôi..
Bởi vì NỀN DÂN CHỦ là sự tổng hợp ý thức hành xử DÂN CHỦ của TẤT CẢ CÁ NHÂN CỘNG HƯỞNG LẠI VỚI NHAU TRONG BÌNH ĐẲNG và KHÔNG NGƯNG NGHỈ.
Nhìn lại toàn bộ quá trình đấu tranh dân chủ của nhân loại mà xem.. từ đàn Ông cho đến đàn Bà, Trẻ cho đến Già...Tây qua Ta, Đông qua Tây... đều là TAY KHÔNG TẤC SẮT, chân yếu tay mềm hết cả. Phan Chu Trinh, Rosa Park, ML King, Havel, Shakarov, Mandela, Aung Sư Ski, Akino, Megawatti v.v. đều không tấc sắt trong tay.,. Bởi BẢN CHẤT NỀN TẢNG CỦA ĐẤU TRANH DÂN CHỦ là VẬN ĐỘNG XA HỘI NHẬN THỨC DÂN CHỦ cho nên BẤT BẠO ĐỘNG, không cần tấc sắt nào cả.. và bình đẳng giá trị không cần VAI U THỊT BẮP của riêng ĐÀN ÔNG.... Tất cả chỉ giống nhau ở một NHU CẦU ..sự NHÂN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ XÃ HỘI mà trong đó DÂN phải làm CHỦ.. Ngưòi dân phải có DÂN QUYỀN, Con ngưòi phải có NHÂN QUYỀN, và giống nhau ở CÁI TÀI XỬ DỤNG SỰ "CAN ĐẢM TO MỒM" tức là DÙNG cái ÓC và CÁI MIỆNG của chính mình làm vũ khí đấu tranh ĐỂ LÔI KÉO MỌI NGỪOI CÙNG ĐẤU TRANH với mình liên tục, miên tục, và miên viễn không ngưng nghỉ. CHÍNH LÀ DÂN TRÍ ...
Tất cả đều giống nhau ở nhận thức rằng TRÁCH NHIỆM, BỔN PHẬN ĐẤU TRANH là của mọi người DÂN đang cấu thành xã hội của mình, cho nên ĐỊA BÀN chính là XÃ HỘI NƠI MÌNH đang SỐNG, Nhân Tố Chủ Đạo giải quyết DÂN CHỦ, TÁC TẠO DÂN CHỦ chính là NHỮNG CON NGƯÒI ĐANG SINH HOẠT TRONG CÙNG XÃ HỘI VỚI MÌNH chứ không phải những người bên ngoài cái xã hội mình đang sống, những người bên ngoài này chỉ có những giá trị ủng hộ tinh thần PHỤ TRỢ mà thôi.. Nếu có thì tốt không có cũng chẳng sao..Vì cũng như người trong cùng xã hội, Họ sẽ chỉ ủng hộ đúng đắn khi họ có NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ DÂN CHỦ.
Tất cả những điều này là NỀN TẢNG của DÂN CHỦ , nếu KHÔNG HIỂU tức là chẳng nhận thức gì về DÂN CHỦ. mà chỉ là những phản ứng THIỆN CHÍ CÁ NHÂN, RỒI NGỘ NHẬN mà thôi... Hậu quả thường còn trở thành bị lợi dụng cho mục tiêu chính trị bất chính của bọn cầm quyền dùng để làm nản lòng thoái chí đấu tranh của quần chúng..
Sự kiện này cũng chỉ là một cái thêm vào muôn vàn sự kiện đi từ DÂN TRÍ THẤP KÉM của người Việt Nam về nhận thức chính trị xã hội..Ngưòi Việt mình thường chưa tập được quán tính tư duy lý giải dẫn chứng rồi mới kết luận.. Ngưòi Việt kém đến độ mọi câu nói cứ được lập lại mà không bao giờ được suy nghĩ lý giải cẩn trọng vơi chứng cứ..Ở điểm này chúng ta đã thấy bọn CSVN cũng biết khôn bỏ "tập trung kinh tế man rợ" để mở thị trường, bỏ thói "đố kị sản phẩm đế quốc" "văn hóa phẩm đồi trụy" mà thả ra cho tràn vào xã hội đẻ tháo gỡ và tồn tại..
Nhân loại này có nơi nào XÂY DỰNG DÂN CHỦ KHÔNG
BẰNG ĐẤU TRANH TRÊN NỀN TẢNG DÂN QUYỀN NHÂN QUYỀN, để phê phán đối kháng TẤT CẢ MỌI HÌNH THỨC PHI DÂN CHỦ?
a- Lý giải mà xem, nếu nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh là đúng, vậy tại sao nhân loại bị áp bức cả hàng chục ngàn năm mà không có đấu tranh cho đến khi có người HIỂU RA và VẬN ĐỘNG người khác mới có đấu tranh, càng có nhiều người nhận thức thì đấu tranh càng liên tục, càng mạnh và đến thành công? Cứ nhìn những xã hội đang bị áp bức hôm nay xem, có thấy đấu tranh từ sự áp bức thường trực không? Và nếu có đấu tranh thì những ngưòi đấu tranh này là ai? Do đâu họ đấu tranh trong khi những ngưòi khác cùng bị áp bức trong cùng một thể chế tàn bạo lại thường không chỉ im lặng mà còn bảo vệ, bao che, chống chế, cho chế độ áp bức???
b- Nếu thật sự áp bức mà tạo đấu tranh thì tất cả bọn độc tài đã từ bỏ áp bức..vì áp bức chỉ tạo thêm đấu tranh phản kháng như đổ dầu vào lửa.. Bắc Hàn, Iraq, Arap Seoud, Việt Nam , Tầu Phù v.v không thấy ngưng áp bức và vắng teo đấu tranh!!!
Tất cả các chế độ độc tài phong kiến các loại đều áp dụng ÁP BỨC BẠO LỰC .. Nhưng TẤT CẢ lại sợ THÔNG TIN làm cho NGƯÒI DÂN HIỂU BIẾT... nên đều NGĂN CHẶNvà QUẢN LÝ THÔNG TIN TRIỆT ĐỂ
Từ ngàn xưa Tần Thủy Hoàng cũng lo sợ và đốt sách chôn học trò...
Đàn Ông hiếp đáp đàn bà CŨNG bằng cách NGĂN CHẶN ĐÀN BÀ HỌC HỎI NHẬN BIẾT về CHÍNH HỌ
Và tất cả ở thời điểm nào bọn độc tài, lớp người đàn áp bóc lột cũng là thiểu số, và đều tìm trăm phương ngàn kế để NGĂN CHẶN BƯNG BÍT THÔNG TIN và tìm cách NGU DÂN.. Chế độ nào cũng sợ người hiểu biết dám nói ra cái hiểu biết giữa công chúng.. Tại sao? Ngay MỘT thằng chồng độc đoán vũ phu cũng SỢ VỢ MÌNH GIAO TIẾP HỌC HỎI HIỂU BIẾT? TẠI SAO?
Bời vì chính sự hiều biết nhận thức VỀ CHÍNH GIÁ TRỊ BẢN THÂN CON NGƯÒI, QUYỀN CON NGƯÒI mới DẪN ĐẾN Ý CHÍ ĐẤU TRANH..
Nơi nào có SỰ NHÂN THỨC NƠI ĐÓ CÓ ĐẤU TRANH.. và chỉ có NGƯÒI NHÂN THỨC HIỂU BIẾT MỚI ĐẤU TRANH ĐÚNG ĐẮN và HIỆU QUẢ.
Và đây chính là NGUYÊN ĐỘNG LỰC cũng như mục tiêu tối hậu của GIÁO DỤC và VẬN ĐỘNG DÂN TRÍ..
Đây cũng chính là giải pháp duy nhất và nhân loại đã ứng dụng từ ngàn xưa để đạt đến tiến bộ như hôm nay... Nền Dân Chủ mà nhân loại đang theo đuổi và kiện toàn đi từ NHÂN THỨC ra được quyền chủ thể của Con Ngưòi, và loại bỏ niềm tin vào quyền lực chính trị tuyệt đối của Nhà Nước Quốc Gia dù là Phong Kiến Tuyệt Đối hay Giơí Hạn, hay Độc tài dưới mọi hình thức..v.v đều bị từ bỏ, không chấp nhận.
Đúng như tất cả những ngưòi đấu tranh Dân Chủ từ cổ chí kim cũmg như Henry David Thoreau - nhận định trong tác phẩm “Dân Sự Đối Kháng 1849”
Nhà nước, nó không thể có cái quyền trong sáng chính đáng với con ngưòi thân xác tôi, ngoài những gì Tôi đồng thuận giao nhượng cho nó. Sự tiến bộ từ một thể chế quân chủ tuyệt đối đến chế độ quân chủ giới hạn (có Vua và có quốc hội quí tộc -thứ dân NK) đạt đến nền Dân Chủ, là một sự tiến bộ đạt đến sự tôn trọng chân chính cá nhân con người. Ngay cả triết gia Trung Hoa (Khổng Mạnh: Nhân vi Bản -Dân Vi Quí- NK) đã sáng suốt nhận định cá nhân ngưòi dân là nền tảng căn bản của đế quốc . Một nền Dân chủ như chúng ta biết, liệu có phải lả sự cải thiện cuối cùng có thể trong hệ thống nhà nưóc hay không? Vậy không thể tiến thêm một bưóc nữa để nhìn nhận và sắp xếp Quyền của con nguời hay sao? Sẽ chẳng bao giờ có một Nhà Nưóc quốc gia thật sự tự do và hiểu biết nhân bản cho đến khi Nhà Nước đạt đền việc thừa nhận CÁ NHÂN CON NGƯỜI là một quyền lực độc lập và cao hơn mà TẤT CẢ QUYỀN HẠN nhà nưóc được bắt nguồn từ đó, và ứng xử với Cá Nhân ngưòi dân theo đúng như vậy. ([the State]It can have no pure right over my person and property but what I concede to it. The progress from an absolute to a limited monarchy, from a limited monarchy to a democracy, is a progress toward a true respect for the individual. Even the Chinese philosopher (8) was wise enough to regard the individual as the basis of the empire. Is a democracy, such as we know it, the last improvement possible in government? Is it not possible to take a step further towards recognizing and organizing the rights of man? There will never be a really free and enlightened State until the State comes to recognize the individual as a higher and independent power, from which all its own power and authority are derived, and treats him accordingly.)
Con đường đấu tranh với giải pháp DÂN TRÍ tuyệt đối đúng đắn không thể sai, bởi vì cả tiến trình lịch sử của NHÂN LOẠI này đã minh chứng nó đúng. Xã hội tiến bộ của Con Ngưòi đạt đến hôm nay là kết quả của DÂN TRÍ tăng trưởng ở mức độ lan rộng đồng bộ, qua hành xử trách nhiệm vận động không ngừng nghỉ của những cá nhân, người dân với nhau.
Tác động cộng hưởng tự nhiên trong một xã hội BUỘC NGƯÒI ĐẤU TRANH PHẢI QUÁN TRIỆT MỘT NGUYÊN LÝ CĂN BẢN GIÂY CHUYỀN là :
Khi đã đưa thân ra công chúng, thì một lời nói hành động đều thuộc về phạm trù công chúng, và tác động TÍCH CỰC hay TIÊU CỰC của mình trên Ý THỨC ĐẤU TRANH ĐỚI KHÁNG nơi quần chúng- ĐIỀU NÀY KHÔNG CHỈ XÁC ĐỊNH sự hiểu biết dân chủ, bản lãnh đấu tranh của mình. mà còn có là một việc sẽ GÂY TÁC HẠI hay ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC cho nền DÂN TRÍ, nền DÂN CHỦ nữa...
CHƯA HIỂU được căn bản này CHƯA xác lập được giá trị căn bản này thì chưa nên bước ra công chúng, BƯỚC RA CÔNG CHÚNG rồi tửng tửng bước vào chỉ vì bị chế độ nó sờ mó lạnh cẳng noí nhăng nói cuội, vớ vớ vỉn vỉn, thì kết quả chỉ làm hại cuộc đấu tranh và làm tinh thần đối kháng nơi công chúng thu chột.. và đó là TỘI của mình, chứ không còn là CÔNG SỨC ĐÓNG GÓP NỮA.
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nelson Mandela, Martin Luther King ,Rosa Park, Aung San Sư Ski..v.,v đều "thất bại bị bắt tù tội" nhiều năm, có người bị bắn chết, chứ không chỉ là 3 năm.. Thế nhưng thái độ ứng xử và những lời nói cân nhắc cẩn trọng giữa công chúng từ SỰ HIỂU BIẾT DÂN CHỦ, VỊ THẾ TRÁCH NHIỆM của MÌNH trong tiến trình ĐẤU TRANH DÂN CHỦ của họ đã tiếp tục ĐẨY MẠNH CUỘC ĐẤU TRANH, THÔI THÚC SỰ NHẬN THỨC NƠI CÔNG CHÚNG khi họ ĐANG "dang dở" Ở TÙ, và ngay cả sau khi họ qua đời .. và đã đưa đến CHIẾN THẰNG hôm nay, như chúng ta đã và đang thấy, không chỉ cho xứ sở, xã hội của họ, mà cho cả XÃ HỘI NHÂN LOẠI CHÚNG TA.
DUY VIỆT






Chẳng mong mộng ước vá trời
Chỉ mong hạnh phúc tình người cho nhau
Cầu mong đất nước bình yên
Thoát cơn sóng dữ độc tài trị dân
Tự do dân chủ công dân
Là điều mơ ước làm người hôm nay
Đa nguyên xã hội nước nhà
Bình yên hạnh phúc công dân nước mình

KN


Nụ cười màu tím đam mê
Tím cả anh đời luôn tím hẹn thề
Em mang màu tím nụ cười
Đam mê màu tím tình người tự do...
Anh yêu câu hẹn câu thề
Hẹn người bên ấy cho quê hương mình
Anh thề anh sẽ yêu em
Tình yêu đất nước quê hương chúng mình


KN

Samstag, 16. Februar 2019

CÂU HỎI CẦN TRẢ LỜI:

Tưởng niệm...1979

Mười bảy tháng hai...
bốn mươi ... tưởng niệm
Năm con lợn béo
Đại diện phú cường
Tiếng nói Việt Nam
Nhân cách làm người
Xuống đường tưởng niệm
Chiến tranh biên giới
Chống Tàu xâm lược
Chiếm đất Việt Nam
Hoàng Trường biển đảo
Của nước Việt Nam
Cải cách con người
Cách mạng Việt Nam
Tổ quốc trên hết
Trên cả đảng quyền
Qua sự độc đảng
Giết chết dân mình
Cầm quyền cố vị
Nhân danh bán nước
Độc quyền giám sát
Quản lý nhân dân
Trách nhiệm làm người
Tự do đất nước
Tiếng nói của mình
Chống loài gian ác
Bổn phận làm người
Dạy dân dân chủ
Đa nguyên xã hội
Bảo vệ đất nước...
Chống sự độc tài
Đày dân bán nước
Làm giàu bản thân
Chạy chức chạy quyền
Ngăn cấm con người
Quyền được làm người
Tự do ngôn luận
Tiếng nói đa nguyên...
Xã hội con người
Quyền được tiếng nói
Dân chủ làm người
Tự do đất nước...


KN

Màu cờ sắc áo...
Màu cờ sắc đỏ búa liềm
Là màu sắt máu độc tài đảng ta
Màu cờ sắc đỏ vàng sao
Là màu thảm sát ngay dân tộc mình
Màu cờ ba sọc anh em
là màu chính nghĩa anh em ba miền
Màu cờ thấm nghĩa đượm tình
Ba miền đất nước cùng là anh em
Màu cờ cách mạng đỏ lòe
Là màu máu đổ anh em nước mình
Giết người cải cách dân ta
Nhân văn giai phẩm triệt tiêu dân mình
Học tập tư tưởng mông lung
Dạy người đạo đức phá tan nước mình
Còn đâu đất nước bốn ngàn
Việt Nam độc lập cho nhà nước Trung
Màu vàng huyết quản nuôi thân
Là màu tiếng nói anh em nước mình
Tự do... tín ngưỡng vươn cao
Đa nguyên xã hội cho người nước Nam
Không như màu đỏ chói lòa
Tình người không thấy chỉ toàn máu dân
Mang theo liềm búa sao vàng
Đảng ta nắm hết độc quyền giết dân
Màu cờ sắc áo dân ta
là ngọn đuốc sáng thắp nồng trong tâm
Tự do dân chủ nước mình
Đa nguyên đảng phái xây đời Việt Nam
KN
Huu Dang
CÂU HỎI CẦN TRẢ LỜI: "Đất nước ta Vĩ Đại, Văn Hóa ta Sáng Ngời, Tài Nguyên Dồi Dào, Dân Tộc Ta Anh Hùng, Giống Nòi taThông Minh Cần Cù Hiếu Học, Lãnh Đạo Ta Tài Trí , Đảng Nhà Nước Ta Đúng Đắn Anh Minh Sáng Suốt" Vậy KẾT QUẢ của những điều tốt đẹp ấy nằm ở đâu? Tại sao ngừoi Việt Nam (giống như ngừoi Trung Quốc) khi có dủ điều kiện (TIỀN và KHOA BẢNG) thường lại từ bỏ "tổ cò vĩ đại" để di dân đến các đất nước khác?
Tôi để câu trả lời này lại cho những ai có đủ thành thật, ngay thẳng và biết tự trọng- đã thoát khỏi TỤ ÁI DÂN TỘC RỞM , và ĐỊNH KIẾN CHÍNH TRỊ- thật sự muốn tìm giải pháp cho xã hội mình, đất nước mình, hoặc ít nhất cho những ai vì mục đích kiến thức, thật sự muốn đặt vấn đề và lý giải vấn đề theo phương pháp khách quan và khoa học - suy xét và tự trả lòi.
Ngôn ngữ, con số thống kê có thể dối trá vì quan điểm và định kiến chính trị.
Nhưng hiện trạng xã hội và đời sống của CHÍNH MÌNH và của NGƯỜI KHÁC trước mắt mình, nó không thể dối trá. Trừ khi chúng ta mù lòa trí tuệ.
CÂU HỎI CẦN TRẢ LỜI: "Đất nước ta Vĩ Đại, Văn Hóa ta Sáng Ngời, Tài Nguyên Dồi Dào, Dân Tộc Ta Anh Hùng, Giống Nòi taThông Minh Cần Cù Hiếu Học, Lãnh Đạo Ta Tài Trí , Đảng Nhà Nước Ta Đúng Đắn Anh Minh Sáng Suốt" Vậy KẾT QUẢ của những điều tốt đẹp ấy nằm ở đâu? Tại sao ngừoi Việt Nam (giống như ngừoi Trung Quốc) khi có dủ điều kiện (TIỀN và KHOA BẢNG) thường lại từ bỏ "tổ cò vĩ đại" để di dân đến các đất nước khác?
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, dù chúng ta có bàn luận qui kết nguyên nhân và hệ quả thế nào đi nữa, dù có “toàn cầu hóa” đến mức nào đi nữa, yếu tố tự thân của xã hội đó, đất nước đó, quần chứng đó, vẫn luôn nắm giữ vai trò chủ động và trách nhiệm trong tiến tình kinh tế của chính mình.
Cho nên, đứng từ vị trí Việt Nam, dù muốn hay không, cũng phải nhìn lại và phải nhìn tử TRONG NHÌN RA, so sánh, để tìm xem NGUYÊN NHÂN của PHÁT TRIỂN hay TRÌ TRỆ nó nằm ở yếu tố nào.
Dựa theo con số thống kê mới nhất có được của năm 2010 (CIA World Book) chúng ta so sánh và phân tích hiện trạng kinh tế Viêt Nam cùng với các nước quan trọng láng giềng kể từ khi Viêt Nam có cái gọi là “mở cửa”.
Để được đơn giản, rộng rãi và rõ rệt, ta lấy thời điểm từ năm 1990 (thay vì chính thức là năm 1985) là khởi điểm cho Việt Nam trong tiến trình kinh tế tư bản toàn diện hội nhập với thế giới. Sau 20 năm kết quả:
· Ghi chú: Tôi dùng số liệu tính theo giá trị Mỹ Kim theo tỉ giá hối đoái chính thức (nominal- official exchange rate) , chứ không dùng mãi lực tương đương (PPP) – Đơn giản vì mục tiêu chính là SO SÁNH và ĐO LƯỜNG NỘI LỰC KINH TẾ- trong nền kinh tế mà Mỹ Kim là bản vị chính trong trao đổi hàng hóa xuất nhập- và ngay cả trao đổi nội địa ở mức độ quan trọng then chốt.
Dân Số

Diện Tích

Phát Triển

GDP

Thu Nhập

Xuất Cảng

Nhập Cảng

Chênh Lệch
Đô Thị Hóa

Tỉ Mỹ Kim

Đầu Người

Tỉ Mỹ Kim

tỉ mỹ kim

Xuật Nhập
Nam Hàn

48,754,657

99,720 km2

83%

$1,007.00

$20,654

$464.30

$422.40

$ 41.90
Singapore

4,740,737

697 Km2

100%

$222.70

$46,976

$358.40

$310.40

$ 48.00
Taiwan

23,071,779

35,980 km2

75%

$430.60

$18,663

$273.80

$247.30

$ 26.50
Malyasia

28,728,607

329,847 km2

72%

$238.00

$8,284

$197.00

$152.60

$ 44.40
Indonesia

245,613,043

1,904,569 km2

44%

$706.70

$2,877

$158.10

$127.40

$ 30.70
Thailan

66,720,153

513,120 km2

34%

$318.90

$4,780

$193.50

$161.30

$ 32.20
VietNam

90,549,390

331,210 km2

30%

$103.60

$1,144

$72.27

$79.95

-$ 7.68
Nhật Bản

126,475,664

377,915 km2

67%

$5,459.00

$ 43,162.45

$730.10

$639.10

$ 91.00
LƯỢNG điều kiện khách quan sẵn có:
Thứ nhất xét về mặt LƯỢNG- dân số, diện tích lãnh thổ, và tài nguyên của Việt Nam, với vị trí và điều kiện căn bản, Việt Nam không THIẾU và KHÔNG THUA KÉM các quốc gia khác. Những điều kiện khách quan để phát triển kinh tế của VIỆT NAM ở mức ĐỦ nếu chưa muốn nói là DƯ THỪA để làm nền tảng phát triển nếu đem so sánh với tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Viêt Nam, dân số lảnh thổ và tài nguyên, đúng ở mức từ trung bình trở lên.
PHẨM: Thành Quả và Kết Quả
Thế nhưng tại sao HIỆN TRẠNG KINH TẾ và PHÁT TRIỂN XÃ HỘI vẫn ở mức thấp dưới trung bình dù đã hơn 20 năm ứng dụng đường lối “tư bản thị trường” trong môi trường thuận tiên nhất của thế giới và của khu vực sau CHIẾN TRANH LẠNH- được sự ủng hộ gần như không giới hạn của Mỹ và phương Tây- và trong điều kiện tốt đẹp nhất của nhân loại vói những tiến bộ khoa học kỹ thuật về mọi lãnh vực - nhất là điện toán thông tin có sẵn - từ sản phẩm đến kiến thức, và đã phổ thông đại chúng và dễ dàng học hỏi - những điều kiện mà ỏ những thập niên trước chưa quốc gia nào có kể cả Mỹ?
Hãy xét một đất nước lân bang của Viêt Nam, từng lạc hậu như Việt Nam, điều kiện địa lý và khách quan thấp và kém hơn Việt Nam, với những khó khăn tranh chấp nội chiến chính trị (phong trào Mã Cộng- Hồi giáo) và chủng tộc (Mã Hoa) nhưng từ năm 1983- đến năm 2003, cũng 20 năm- từ khi khỏi sự chính sách của UMNO do Mahathir lãnh đạo- Mã Lai đã vượt Viêt Nam khá xa. Yếu tố nào quyết định sự CÁCH BIỆT này ?
Chúng ta cần nhớ là 20 năm của Mã Lai(1983-2003) hay của cả Nam Hàn (1965-1985) không được hòa bình uu đãi và sự sẵn có khoa học công nghệ thông tin trở thành phổ cập như hiện thời mà bọn nhà nước Việt Nam và quần chúng Viêt Nam, đặc biệt là giới học sinh, khoa bảng, và thương gia đang được hưởng thụ tiếp cận- Số lượng Du Sinh Việt Nam tốt nghiệp văn bằng ở các Đại Học Tây Phương ở mức độ đang trở thành lạm phát!!!
-LƯỢNG CÓ, nhưng PHẨM và KẾT QUẢ ở ĐÂU?
-YẾU TỐ CON NGƯỜI (DÂN TRÍ) kHẢ NĂNG ỨNG DỤNG hay YẾU TỐ ĐỊA LÝ, THIÊN NHIÊN VẬT CHẤT?
Tôi để câu trả lời này lại cho những ai có đủ thành thật, ngay thẳng và biết tự trọng- đã thoát khỏi TỤ ÁI DÂN TỘC RỞM , và ĐỊNH KIẾN CHÍNH TRỊ- thật sự muốn tìm giải pháp cho xã hội mình, đất nước mình, hoặc ít nhất cho những ai vì mục đích kiến thức, thật sự muốn đặt vấn đề và lý giải vấn đề theo phương pháp khách quan và khoa học - suy xét và tự trả lòi.
Ngôn ngữ, con số thống kê có thể dối trá vì quan điểm và định kiến chính trị.
Nhưng hiện trạng xã hội và đời sống của CHÍNH MÌNH và của NGƯỜI KHÁC trước mắt mình, nó không thể dối trá. Trừ khi chúng ta mù lòa trí tuệ.
NKPTC