Donnerstag, 7. Februar 2019

Hòa hợp hòa giãi dân tộc?



Hòa hợp hòa giãi dân tộc?
Khi đảng độc tài cộng sản Việt Nam cứ nói hòa hợp hòa giãi dân tộc, nhưng cứ lôi cái quá khứ giết dân tộc cả hai miền Nam Bắc cho cuộc chiến vô nghĩa. Để xây dựng một cái quá khứ thần thánh của chiến tranh. Mà không dám nói đụng chạm đến chiến tranh với Trung Quốc. Năm 1974, 1979, 1984 và 1988 chiếm giữ quần đảo Hoàng sa và Trường Sa biển Đông. Được đổi tên thành biển Nam Hải của Việt Nam, vào thời đệ 2 cộng hòa ghi trong sách giáo khoa cho học sinh học.thuộc biển của Quốc gia Việt Nam. Theo như vậy chữ hòa hợp hòa giãi dân tộc của nhà nước độc tài Việt Nam, là chỉ dành riêng cho nhà nước độc tài Trung Quốc cùng một chủ nghĩa cộng sản. Chứ không dành cho công dân Việt Nam xây dựng một đất nước tự do, dân chủ của sự đa nguyên đảng phái cho một xã hội Việt Nam. Được hạnh phúc và phú cường tự chủ, độc lập cho một Quốc gia Việt Nam.

KN

Harmonisierung der nationalen Harmonie?
Als die kommunistische Diktatur Vietnams weiterhin in Harmonie mit der Nation sprach, zog sie die Vergangenheit mit sich, um die Bewohner des Nordens und des Südens für einen sinnlosen Kampf zu töten. Eine göttliche Vergangenheit des Krieges aufbauen. Aber wagen Sie nicht, Vietnamkrieg mit China zu sagen. Seit 1974, 1979, 1984 und 1988 besetzten die Paracel-Inseln und Ostsee-Spratlys. Der Name wurde in Nam Hai sea von Vietnam geändert, in der zweiten Periode der Republik, die in den Lehrbüchern für die Schüler aufgenommen wurde. Auf diese Weise ist die Harmonie der Nation des autoritären Staates Vietnam nur der chinesischen Diktatur desselben Kommunismus vorbehalten. Es ist nicht für vietnamesische Bürger, für eine vietnamesische Gesellschaft ein freies, demokratisches Land mit Parteienpluralismus aufzubauen. Seien Sie glücklich und gestärkt und unabhängig für einen vietnamesischen Staat.

"Chẳng có gì là khó khăn khi thời dĩ vãng đã trôi qua. Bạn có thể bắt đầu làm lại từ đầu."

Bắt đầu ngay từ bây giờ thay đổi cuộc sống, đòi hỏi được quyền làm người Việt Nam
Beginnen Sie jetzt damit, Ihr Leben zu verändern und fordern Sie, Vietnamesen zu sein

Bild könnte enthalten: Himmel, im Freien, Text und Natur

Dienstag, 5. Februar 2019







Kẻ thù "buộc ta ôm cây súng": Những cái Tết ăn không đúng ngày "vô tiền, khoáng hậu" trong lịch sử Việt Nam

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt | 





Kẻ thù "buộc ta ôm cây súng": Những cái Tết ăn không đúng ngày "vô tiền, khoáng hậu" trong lịch sử Việt Nam
Bộ đội ta huấn luyện chiến đấu. Ảnh minh họa.

"Dù rằng đời ta thích hoa hồng", kẻ thù "buộc ta ôm cây súng", để đánh đuổi giặc xâm lăng thì Tết hay Xuân cần động binh vẫn cứ phải động binh.

Tết Nguyên Đán - cái Tết thiêng liêng của dân tộc Việt
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam. Đó là ngày bắt đầu của một năm mới theo âm lịch.
Trong dịp Tết, người dân Việt mọi tầng lớp chuẩn bị những thứ ngon nhất, đẹp nhất để dâng lên cúng lễ thần linh và ông bà tổ tiên, trang trí nhà cửa bằng câu đối, hoa cảnh thật đẹp đẽ. Trong những ngày Tết cũng là những ngày người ta sum họp gia đình, mọi người nghỉ ngơi, vui chơi, đi lễ đền chùa, đi dự hội Xuân...
Những lễ thức quan trọng nhất không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt là cúng tất niên (kết thúc năm cũ, mời tổ tiên ông bà về ăn Tết cùng gia đình), cúng giao thừa (nửa đêm 30 Tết, vào lúc Trời Đất chuyển giao năm cũ sang năm mới), cúng năm mới, hóa vàng (kết thúc 3 ngày Tết, tiễn tổ tiên ông bà)...
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng: Những cái Tết ăn không đúng ngày vô tiền, khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam - Ảnh 1.
Do tính chất thiêng liêng của ngày Tết, tùy từng nơi song có nhiều tục lệ rất hay như: gánh nước, hái lộc đêm 30, xông nhà sáng Mồng 1, mừng tuổi trẻ em, mừng thọ người già...
Bên cạnh đó, ngày Tết có những kiêng cữ rất ý nghĩa song cũng có nhiều kiêng cữ hết sức buồn cười như: kiêng cãi nhau, kiêng đổ vỡ, kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết vì sợ "đổ của ra sông", kiêng ăn tôm vì sợ "phú quý giật lùi" v.v...
Trong những ngày Tết, mọi nười mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình để đi du Xuân, chúc Tết. Theo lệ xưa: "Mồng Một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thày" rồi chúc lẫn nhau, mong sao những điều tốt đẹp nhất đến với mọi gia đình, mọi người.
Nói chung, Tết - đó là những ngày lễ thiêng liêng nhất, quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam và đã đi vào không ít tác phẩm thi ca, âm nhạc, mỹ thuật. Khi Tết đến, Xuân về mọi con dân nước Việt đều mong muốn được về sum họp gia đình để đón Tết bên người thân.
Những cái Tết đặc biệt - ăn không đúng ngày - đã đi vào lịch sử
Tết thiêng liêng vậy, Tết quan trọng vậy song có những trường hợp để thực hiện một nhiệm vụ nào đấy người ta phải ăn Tết trước hoặc ăn Tết sau, thậm chí không ăn Tết. Nói chung, những cái Tết đó rất đặc biệt và thường ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có những cái Tết thường được nhắc đến như những mốc son đậm dấu ấn. Đó là những cái Tết Kỷ Dậu - 1789, Tết Mậu Thân - 1968 và Tết Ất Mão - 1975...
Sử sách ghi lại, năm 1788, trong bối cảnh bị đe doạ bởi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân diễn ra khắp nơi và để củng cố ngôi vị và quyền lực của mình, vua Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh.
Vua nhà Thanh lúc đó là Càn Long vốn có mưu đồ sang xâm chiếm nước ta từ lâu, song vì chưa có cớ khởi binh. Nay có cơ hội, vua Càn Long đã cử Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị dấy binh sang xâm lược nước ta lấy cớ là giúp vua nước Nam dẹp loạn.
Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân chia làm 4 mũi ồ ạt tiến về thành Thăng Long. Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm phải tạm rút về phòng tuyến Tam Điệp, chờ đợi thời cơ phản công.
Ngày 17.12.1788, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy quân Thanh tiến vào Thăng Long và đọc sắc chỉ của vua Càn Long phong cho Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc vương. Tôn Sĩ Nghị cũng tuyên bố đến ngày mùng 6 Tết sẽ kéo quân vào thẳng sào huyệt Tây Sơn.
Nhận được tin cấp báo, ngày 22.12.1788 (tức ngày 25.11âm lịch), người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã xưng vương tại núi Bân (Phú Xuân), lấy tên hiệu là Quang Trung thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc chống trả quân Thanh xâm lược.
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng: Những cái Tết ăn không đúng ngày vô tiền, khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam - Ảnh 2.
Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Ảnh minh họa
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15.1.1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung cho quân lính ăn Tết trước và hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long.
Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một đạo do đô đốc Long chỉ huy đánh vào phía Tây Thăng Long. Đạo đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía Nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo. Đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi.
Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi. Trong khi đó đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn.
Sáng mồng 5, Quang Trung cùng đô đốc Bảo tấn công đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn. Tôn Sĩ Nghị cuống cuồng sợ hãi bỏ chạy. Cầu phao đứt, hàng vạn quân Thanh ngã xuống sông chết đuối.
Trưa 30.1.1789 tức ngày mùng 5 Tết, đại quân Tây Sơn tiến vào kinh thành Thăng Long ăn mừng thắng lợi sớm hơn dự định hai ngày. Nhân dân kinh thành đã dâng lên nhà vua những cành đào đỏ thắm, bánh chưng xanh trong tiếng pháo nổ khắp nơi mừng đại thắng.
Từ đó, cái Tết Kỷ Dậu 1789 đã đi vào lịch sử dân tộc và lòng người Việt như một trong những mùa xuân đẹp nhất, phi thường nhất thể hiện ý chí kiên cường trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
***
179 năm sau, Tết Mậu Thân lại chứng kiến cuộc Tổng công kích của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (QGP), tạo ra bước ngoặt trọng đại trong Chiến tranh Việt Nam.
Tính đến cuối năm 1967, có tới 480.000 quân Mỹ và 68.800 quân của các nước chư hầu có mặt ở miền Nam. Nếu kể cả số quân đóng ở Thái Lan, Nhật Bản, Philíppin, Hạm đội 7... thì có tới 80 vạn quân Mỹ trực tiếp tham chiến. Cuộc chiến Việt Nam bước vào thời kỳ gay go, ác liệt nhất.
Trước tình hình đó, phía QGP hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn, như lời của Tổng bí thư Lê Duẩn: "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị". Cụ thể là tạo đột phá cho chiến tranh, buộc Mỹ xuống thang và chấp nhận ngồi vào đàm phán.
Cuộc tổng tiến công đồng loạt nổ ra vào đêm 30 rạng 31.1.1968 (đêm mồng 1Tết Mậu Thân). QGP bất ngờ tiến công vào 6 thành phố lớn, 44 thị xã, hàng trăm quân lỵ, phát động quần chúng nổi dậy, đập tan bộ máy cơ sở của chế độ Sài Gòn ở nhiều nơi.
Tại Sài Gòn, QGP đã tiến công vào các mục tiêu quan trọng nhất: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Cuộc tiến công đã gây bất ngờ lớn, gây nhiều tổn thất cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng: Những cái Tết ăn không đúng ngày vô tiền, khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam - Ảnh 3.
Lính Mỹ phải chịu thương vong lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Ảnh mình họa.
Với sức ép của Tết Mậu Thân, Mỹ đã phải thay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cách chức William Westmoreland, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở Việt Nam, đưa Abram lên thay (9.3.1968).
Ngày 31.3.1968, Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường và từ chối tranh cử nhiệm kỳ tới.
Cũng từ sau Tết Mậu Thân, quyền lực của Tổng thống Mỹ bị hạn chế bởi Quốc hội và dư luận trong nước, quốc tế. Sự rút quân Mỹ về nước là không thể đảo ngược. Chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn mới, làm tiền đề cho thắng lợi cuối cùng của QGP.
***
7 năm sau nữa - mùa Xuân Ất Mão 1975, lại một lần nữa rất nhiều cán bộ, chiến sĩ được ăn Tết trước báo hiệu một cái Tết, một mùa Xuân đặc biệt nữa trong lịch sử dân tộc.
Cuối năm 1974, Bộ Thống soái tối cao họp đánh giá tình hình và hạ quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong vòng 2 năm. Các cơ quan Bộ Quốc phòng xúc tiến chuẩn bị mọi mặt, xác định mục tiêu tiến công trận then chốt mở đầu là Buôn Mê Thuột.
Lúc này tại Tây Nguyên QGP đã có các sư đoàn 320, 10 và 968 cùng một số các trung, lữ đoàn binh chủng. Để tăng cường lực lượng đảm bảo thắng lợi, cuối tháng 12.1974, Bộ Tổng tư lệnh quyết định điều thêm Sư đoàn 316 bí mật cơ động vào Tây Nguyên.
Bộ phận đại diện của Trung ương tại Tây Nguyên được thành lập (mật danh A75) gồm: Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng, Trung tướng Đinh Đức Thiện - Chủ nhiệm TC Hậu cần, Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng TMT cùng một số cán bộ có nhiều kinh nghiệm của cơ quan Bộ Tổng Tham mưu và các quân, binh chủng.
Sáng ngày 5.2.1975, tức ngày 25 Tết âm lịch, đoàn A75 sang sân bay Gia Lâm để đáp máy bay vào Đồng Hới, sau đó hành quân bằng ô tô vào Tây Nguyên. Cùng với các đơn vị dưới quyền, A75 cũng đón Tết trên đường hành quân.
Trong khi đó, hầu hết các đơn vị có mặt tại Tây Nguyên đã cho bộ đội ăn Tết trước và bắt tay vào công tác chuẩn bị cho chiến dịch. Một số đơn vị làm nhiệm vụ mở đường. Một số đơn vị lặng lẽ hành quân xuống phía Nam tiếp cận mục tiêu.
Vào thời khắc cả nước đang vui mừng đón Tết, chào Xuân thì hầu hết các đơn vị có nhiệm vụ đánh Buôn Mê Thuột đã có mặt tại vị trí tập kết chiến dịch. Các đơn vị khác cũng được "ém" tại vị trí quy định theo ý định "cài thế" của Bộ Tư lệnh chiến dịch.
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng: Những cái Tết ăn không đúng ngày vô tiền, khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam - Ảnh 4.
Thần tốc tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mùa Xuân 1975.
Tất cả đều được quán triệt giữ tuyệt đối bí mật, "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng", tuyệt đối không nổ súng, không chặt cây, không ca hát...- kể cả trong những ngày Tết Nguyên đán thiêng liêng của dân tộc.
Để rồi, ít ngày sau đó chiến dịch Tây Nguyên nổ súng làm rung chuyển cả miền Nam, mở đầu cho một mùa Xuân toàn thắng. Và 55 ngày sau đó- ngày 30.4.1975 miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất một nhà.
***
Còn tròn 40 năm trước, cái Tết Kỷ Mùi - 1979 cũng để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lòng những người dân nước Việt khi đất nước vừa ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài mấy chục năm, như một cơ thể còn ốm yếu chưa kịp hồi phục lại phải đối phó với tình trạng "lưỡng đầu thọ địch".
Đó là khi bè lũ phản động Pol Pốt - Iêng Xary được hậu thuẫn đắc lực của các thế lực thù địch liên tục tiến công phá hoại cuộc sống yên bình ở các tỉnh dọc biên giới giữa hai nước, gây ra những tội ác trời không dung, đất không tha.
Trong khi đó, hàng chục vạn quân Trung Quốc lại áp sát biên cương phía Bắc sẵn sàng "trừng phạt Việt Nam".
Nhưng rồi với lòng yêu nước nồng nàn, với ý chí quật khởi của một dân tộc bất khuất, với tài thao lược của các tướng lĩnh và tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người chiến sĩ, chỉ sau một tuần phát động chiến dịch phản công, bè lũ Khmer Đỏ đã bị đập tan.
Và sau đó ít hôm, chỉ với lực lượng dân quân du kích và bộ đội địa phương đã làm cho hơn 60 vạn quân xâm lược Trung Quốc phải ôm đầu máu chạy về.
Là một dân tộc yêu hòa bình, trọng hòa hiếu, vào những ngày Tết không bao giờ muốn động binh. Nhưng "dù rằng đời ta thích hoa hồng", kẻ thù lại "buộc ta ôm cây súng". Và để đuổi giặc xâm lăng thì Tết hay Xuân cần động binh vẫn cứ phải động binh.
Cũng chính vì vậy, những cái Tết ăn không đúng ngày thường lại là những cái Tết đặc biệt đi vào sử sách như những dấu son đậm nét trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta.
http://soha.vn/ke-thu-buoc-ta-om-cay-sung-nhung-cai-tet-an-khong-dung-ngay-vo-tien-khoang-hau-trong-lich-su-viet-nam-20190204120807515.htm


Tri âm tri kỷ trăm năm
Là bạn đồng hành nối đời mai sau
Sống sao cho biết tri âm

Tìm ra tri kỷ cho duyên đời mình
Tri âm tiếng nói đầu đời
Là nguồn là gốc mẹ cha dạy mình
Tri kỷ nối tiếp mai sau
Cội nguồn đất nước tổ tiên của mình :

KN


4 xấu 4 tốt
Người hèn ăn mặc cao sang
Toàn đồ vay mượn khoe ta hơn người
Người ngay bản tính thật thà
Ăn ngay nói thẳng rộng đường kinh doanh
Người gian nhìn thấy biết liền
Chuyên luồn chuyên cuối khẩn cầu van xin
Người sang không nệ giàu nghèo
Cùng là một kiếp nhân sinh kiếp người
Người ác tâm địa bất nhân
bắt dân học tập theo loài vong nô
Người tài trông rộng hiểu xa
Là người nghĩa khí mang vinh cho đời
Người ngu chỉ biết nói bừa
Luồn trên nịnh dưới ta đây hơn người
Người khôn mở miệng khi cần
Là người hoạt bát vén màn u minh " Tâm tối"
KN

Sonntag, 3. Februar 2019

Sự thật về Hồ Chí Minh


Tóm lại, Tưởng Vĩnh Kính đánh giá toàn bộ hoạt động của Hồ chí Minh suốt thời gian ở Hoa Nam chỉ là xâm nhập để đánh phá các tổ chức cách mạng dân tộc yêu nước, bởi cộng sản theo đuổi việc nắm độc quyền lãnh đạo các lực lượng đấu tranh nên đã coi các tổ chức này là kẻ địch. Tình huống khốn đốn mà Tưởng Vĩnh kính nhắc tới được khắc họa bằng hai hình ảnh: Hoặc bị sang đoạt đổi tên thành tổ chức công cụ ngoại vi của cộng sản hoặc lâm cảnh bị kích động chia rẽ rồi tàn lụi.
Mục tiêu và ý hướng đó đã được Tưởng Vĩnh Kính nhắc lại qua những ghi nhận về thái độ của Hồ chí Minh đối với cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930: ‘’Ông Hồ rất vui mừng thấy Việt Nam Quốc Dân Đảng thất bại.
Điều đó phản ảnh rõ trong ngữ khí của ông ta khi bình luận về cái thu hoạch được của cộng sản Việt Nam như sau: ‘’Từ sau cuộc khởi nghĩa đó, giai cấp tư sản (chỉ Việt Nam Quốc Dân Đảng) đã mất tất cả ảnh hưởng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc và giai cấp công nhân cùng quần chúng nông dân lao động được tổ chức lại trong đảng tự do (chỉ cộng sản). Đảng trở thành người lãnh đạo duy nhất của cuộc cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.’’
Đây là thời kỳ hoạt động mà về sau Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam luôn diễn tả sai lạc hoặc xóa bỏ bằng sự khẳng định Mặt Trận Việt Minh được Hồ chí Minh cho ra đời tại Pác Bó. Các tác giả cộng sản Việt Nam sau này, ngoại trừ Hoàng văn Hoan, đều ghi rằng Mặt Trận Việt Minh thành lập vào tháng 5.1941 theo sáng kiến của Hồ chí Minh lúc đó còn mang tên Nguyễn ái Quốc.
Sự thật về Hồ Chí Minh
Sự việc trên gợi nhắc trường hợp tương tự sau này khi Hồ chí Minh chiếm dụng danh xưng và danh nghĩa của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Minh) của Hồ Học Lãm để rồi biến thành Mặt Trận Việt Minh của ông ta vào năm 1941.
Mặt Trận Việt Minh là phát kiến của Hồ chí Minh trong giới hạn ý đồ vận dụng danh xưng Việt Minh.
Vì từ 1935, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội với tên gọi tắt Việt Minh đã được Hồ Học Lãm thành lập tại Nam Kinh. Trong hồi ký Giọt nước trong biển cả, Hồ chí Minh không gia nhập Việt Minh với mục đích góp phần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh giải phóng đất nước mà trước hết, tạo bình phong che giấu hình tích, và kế đó là đạt các mục tiêu mà Đệ Tam Quốc Tế đang nhắm.
Mục tiêu cụ thể trong thời điểm đó của Đệ Tam Quốc Tế là vừa khai thác vừa lũng đoạn phá hoại các tổ chức này để tạo đà phát triển ảnh hưởng cộng sản. Hồ chí Minh mượn các tổ chức này để trình diễn bộ mặt yêu nước đồng thời lôi cuốn người của các tổ chức này gia nhập hàng ngũ cộng sản, và nếu được, sẽ biến các tổ chức này thành tổ chức cộng sản.
Nhận định của Tưởng Vĩnh Kính phù hợp với tiết lộ của Hoàng Văn Hoan, một nhân vật thân cận với Hồ chí Minh nhiều năm, về giai đoạn Hồ chí Minh tham gia tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của các nhân vật Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần...
Theo Hoàng Văn Hoan, Việt Minh vốn là tên gọi tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội mà Hồ chí Minh đã tham gia và sau đó biến thành tên gọi của phong trào cộng sản Việt Nam vào năm 1945 mà mọi người đều biết là Mặt Trận Việt Minh.
Tưởng Vĩnh Kính xác nhận hai chữ Việt Minh là viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội từng hoạt động từ lâu trước tháng 5.1941 do Hồ Học Lãm lãnh đạo.
Về sau, tổ chức này cùng một số tổ chức khác kết hợp thành Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội của nhiều nhân vật như Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công...‘’Hồ gia nhập Cách Mạng Đồng Minh Hội, một mặt là do đã ngụy trang thành công, được cá nhân Tướng Trương Phát Khuê tín nhiệm, mặt khác là được các phần tử tả khuynh Trung Quốc âm thầm hỗ trợ từ bên trong’’. và ‘’Một năm sau, khi Hồ chí Minh tỏ thái độ ‘’hợp tác’’ và gia nhập Cách Mệnh Đồng Minh Hội, lúc bấy giờ các đảng phái Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc mới thực sự bị đẩy vào một tình huống ‘’khốn đốn’’.
Hoàng văn Hoan ghi rõ nhiều chi tiết về tổ chức này của những người quốc gia yêu nước tại Hoa Nam.
Theo Hoàng văn Hoan, chính Hồ chí Minh cùng nhiều đồng chí trong số có Hoàng văn Hoan đã tham gia Việt Minh để hoạt động.
Hoàng văn Hoan viết: ‘’Vấn đề đầu tiên là vấn đề lấy danh nghĩa gì để hoạt động ? Bác chủ trương lấy danh nghĩa Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, và mời ông Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để chúng ta dựa vào đó mà hoạt động. Chủ trương đó phát xuất từ chỗ Việt Minh là một tổ chức mà trước kia đã cùng với ông Hồ Học Lãm lập ra và đăng ký ở Nam Kinh, xuất phát từ chỗ ông Hồ Học Lãm không phải là cộng sản mà lại thực lòng ủng hộ chúng ta...’’
Trong Danh nhân Hồ Chí Minh, Trần đình Huỳnh cũng cho biết từ tháng 9.1940, Hồ chí Minh bắt liên lạc với Hồ Học Lãm và được Hồ Học Lãm cho biết thời cơ về nước đã tới. Vì thế, ngày 6.1.1941, Hồ chí Minh mới cùng Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Phùng chí Kiên, Đặng văn Cáp là những người có mặt trong Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội chuẩn bị về nước bằng việc tổ chức tại làng Nậm Quang thuộc Quảng Tây, Trung Quốc, một khóa huấn luyện chính trị cho 43 cán bộ, dẫn giải về việc thành lập mặt trận dân tộc rộng rãi ở trong nước.
Tháng 2.1941, Hồ chí Minh về Pac Bó thuộc Tỉnh Cao Bằng và công việc đầu tiên là giao cho Vũ Anh, Hoàng văn Thụ tiến hành tổ chức thí điểm Mặt Trận Việt Minh tại Cao Bằng.
Như vậy tới tháng 2.1941, trên danh nghĩa, Hồ chí Minh vẫn thuộc tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Hồ Học Lãm với tên gọi tắt là Việt Minh.
Ngày 19.5.1941, Hồ chí Minh chỉ có phát kiến tách khỏi tổ chức trên bằng cách thay chữ Hội bằng 2 chữ Mặt Trận và vẫn giữ cái tên tắt Việt Minh quen thuộc trong hoạt động.
Lập Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh để không còn chịu sự chi phối của Hồ Học Lãm, dù chỉ là sự chi phối không đáng kể về ý kiến do cung cách hoạt động lỏng lẻo sẵn có của tổ chức này. Tuy thế, vẫn giữ tên Việt Minh để tiếp tục khai thác mọi thành quả mà tổ chức này dành được từ trước, nhất là để vận động các thế lực quốc tế như Quốc Dân Đảng Trung Hoa và các quốc gia Đồng Minh kháng Nhật do mối tương quan mà Hồ Học Lãm đã có.
Với tên Việt Minh, đảng cộng sản đã có chiếc áo quốc gia yêu nước từng được quần chúng và ngay cả các giới chức Trung Hoa biết tới từ năm 1935.
Ưu điểm này không những giúp cộng sản dễ dàng lôi cuốn nhiều phần tử nhiệt huyết trong nước chẳng hạn như lớp trí thức trẻ Dương đức Hiền, Nguyễn Xiển, Nghiêm xuân Yêm…mà còn thuyết phục cả tư lệnh Đệ Tứ Chiến Khu Trung Hoa Dân Quốc là Trương Phát Khuê cùng các sĩ quan Mỹ hoạt động tại Hoa Nam.
Tưởng Vĩnh Kính trong Hồ Chí Minh tại Trung Quốc đã viết: ‘’…Tại sao ông Hồ và trung ương đảng cộng sản Việt Nam muốn lợi dụng lá cờ Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (chỉ bỏ chữ ‘’hội’’ mà thôi) ? Cách thức đó chính là lặp lại một cách khéo léo điều mà người cộng sản gọi là ‘’chiếm lĩnh cơ quan, làm phe tả của họ’’ . Ý đồ của họ, xét ra không ngoài việc lợi dụng danh nghĩa Độc Lập Đồng Minh Hội…nhằm chiêu dụ tổ chức quần chúng của hội này…Căn cứ vào các tư liệu tại Quảng Tây thời đó, ‘’Việt Nam Độc Lập Đồng Minh được thành lập tháng 7 năm 1935, là sự hợp thành của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Độc Lập Đảng, Tân Việt Đảng…Các tổ chức quần chúng của nó cũng được ông Hồ đổi thành các hội ‘’Cứu Quốc’’…Ý đồ lớn nhất của ông Hồ khi lợi dụng cơ cấu Việt Minh là che giấu cái bộ mặt cộng sản, lợi dụng tình thế cùng tâm lý quần chúng Việt Nam, ngụy trang bằng chủ nghĩa dân tộc, nhằm phát triển thực lực của bản thân’’.
Chủ ý lợi dụng danh nghĩa Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội không còn là nghi vấn vì chính Hoàng văn Hoan đã ghi rõ.
Nhưng trong thời điểm 1940-1945, Hồ chí Minh không chỉ vận dụng riêng danh nghĩa Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Cũng theo Hoàng văn Hoan, vào năm 1943, khi có cơ hội gặp gỡ và nhận đứng ra tổ chức mạng lưới tình báo tại Việt Nam cho Trương Phát Khuê, Hồ chí Minh đã yêu cầu Trương Phát Khuê can thiệp với Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội của Nguyễn Hải Thần để ‘’có một ủy nhiệm thư của Trung Ương Việt Cách phái Hồ chủ tịch về nước công tác’’. Trương Phát Khuê chấp thuận nên Hồ chí Minh đã ‘’đến Côn Minh với danh nghĩa là ủy viên Trung ương của hội Việt Cách, có trách nhiệm xem xét tình hình phân hội Việt Cách ở Vân Nam....’’
Trong hồi ký Một Cơn Gió Bụi, Trần Trọng Kim đã ghi lại tổng quát về 20 năm chủ nghĩa cộng sản xâm nhập Việt Nam, từ 1925 tới 1945, như sau: ‘’Nguyên từ khoảng 1925-1926 trở đi, ở Việt Nam đã có người nói đến chủ nghĩa cộng sản.
Lúc ấy có một thiếu niên tên Nguyễn Tất Thành, sinh năm 1894, con nhà thi lễ, quê Làng Kim Liên Huyện Nam Đàn thuộc Tỉnh Nghệ An. Trước học Trường Trung Học ở Huế rồi bỏ sang Pháp theo Xã Hội Đảng, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Sau lại sang Nga vào đảng cộng sản, đến khoảng 1929-1930 ông trở về gây phong trào cộng sản cách mệnh ở vùng Nghệ Tĩnh. Lúc ấy chính phủ bảo hộ Pháp dùng võ lực đàn áp một cách tàn nhẫn. Việc ấy thất bại, đảng cộng sản tuy phải im hơi lặng tiếng, nhưngvẫn ngấm ngầm tuyên truyền trong đám dân gian và thợ thuyền, theo đúng phương pháp đã định ở Mạc Tư Khoa bên Nga
Bọn ông Hồ chí Minh…lợi dụng danh hiệu Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội để che đậy công việc làm Trong khi ông Hồ chí Minh ở bên Tàu để chờ đợi thời cơ, ở trong nước đâu đâu cũng có cán bộ, ngấm ngầm hành động và tuyên truyền rất khôn khéo. Họ lợi dụng lòng ái quốc của dân chúng mà tuyên truyền Việt Minh không phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái lấy lại độc lập cho nước nhà, vậy nên từ Bắc chí Nam đâu cũng có người theo.Cách hành động của họ thì bất cứ công sở hay tư sở, hễ đâu có một tổ chức làm việc là có người của họ chen lấn vào, hoặc để tuyên truyền, hoặc để hoạt động theo chủ nghĩa họ. Đảng viên cộng sản lại biết giữ kỷ luật rất nghiêm và rất chịu khó làm việc. Xem như Hội Truyền Bá Quốc Ngữ khi mới thành lập ở Hà Nội là có ngay những người cộng sản vào hội rồi, và những người nhận việc đi dạy học rất chăm, không quản công lao gì cả. Một tổ chức có kỷ luật và chịu khó làm việc như thế, làm gì mà không mạnh.
Sự tổ chức của đảng cộng sản đã mạnh và nhất là từ khi quân Nhật Bản vào đóng ở Đông Dương, rồi xem hình như người Pháp lại ngấm ngầm dung túng họ, có ý để họ quấy nhiễu quân Nhật may ra có xảy biến đổi gì chăng. Cho nên người ta thấy lúc ấy chính phủ bảo hộ vẫn bắt bớ những người làm thuyền thợ theo cộng sản, song người cộng sản nào có chút thế lực thì bắt rồi lại thả ra, hoặc dùng để làm việc với mình…
Trong khi ấy ông Hồ chí Minh ở bên Tàu vẫn cộng tác với Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, không có tranh dành địa vị như những người khác, cứ làm việc của một đảng viên có kỷ luật. Cái khôn khéo của ông lúc ấy không để lộ cho ai biết ông là lãnh tụ đảng cộng sản Đông Dương …
Về khoảng cuối năm 1944, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội lại dời về Tỉnh Quảng Tây và cho ông Hồ chí Minh về Bách Sắc để trù liệu kế hoạch nhập Việt.
Sau đó hội cho ông Hồ chí Minh cùng 22 đảng viên phần nhiều là người trong đảng Phục Quốc về nước để khởi sự hành động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Đỗ Thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ chí Minh. Về sau thấy người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản.
…Việc ấy xảy ra vào khoảng tháng hai năm 1945. Từ đó bọn ông Hồ chí Minh bỏ danh hiệu Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội mà dùng danh hiệu cũ là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, tức Việt Minh, và dùng cờ đỏ sao vàng của cộng sản.’’
Nhìn chung, chủ nghĩa cộng sản ban đầu xâm nhập Việt Nam qua sách báo Pháp-Hoa với tác động của một học thuyết xã hội đối với giới trí thức nhưng chỉ mấy năm sau đã đổi thành chủ nghĩa Mác-Lênin xâm nhập qua hoạt động tuyên truyền của một cán bộ Đệ Tam Quốc Tế là Hồ chí Minh mượn tay nhiều tổ chức và các phần tử quốc gia yêu nước để truyền bá tới mọi tầng lớp quần chúng trên khắp nước.
Tuy được sự tin cậy của các Tướng lãnh Trung Hoa Dân Quốc, Hồ chí Minh đã lượng đoán được chính những người này cùng với Pháp sẽ là đối thủ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt. Hồ chí Minh cũng rất thực tế để thấy là trong tình thế tương lai đó, nếu nhận được sự giúp đỡ của Mỹ sẽ tốt hơn rất nhiều so với sự giúp đỡ từ phía Liên Xô và Trung Cộng.
Vì vậy, mùa Đông 1944, Hồ chí Minh đã tìm cách bắt liên lạc với Đại Tá Helliwell, là người cầm đầu OSS (tiền thân của CIA) hoạt động ở Hoa Nam, đang có trụ sở tại Côn Minh. Helliwell bảo OSS chỉ cho Hồ chí Minh 6 khẩu súng ngắn 38 ly nhưng thực ra các nhóm du kích Việt Minh đã được tăng cường bởi nhiều toán OSS và súng đạn của Mỹ. Đây là lý do chủ yếu khiến Hồ chí Minh cố ngăn chặn mọi sự phô trương bộ mặt cộng sản và từ bỏ luôn cái tên Nguyễn ái Quốc để nhận tên Hồ chí Minh từ 1944.
Nhiều người Mỹ có quan hệ lúc đó tỏ ra tin tưởng Hồ chí Minh từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, nhất là trước sự trạng Hồ chí Minh đã được Trung Hoa Dân Quốc hợp tác và hỗ trợ. Sau ngày 2.9.1945, những người Mỹ này gần như luôn có mặt thân thiện bên cạnh Hồ chí Minh hoặc các đồng chí của ông ta, trong khi cờ Mỹ tung bay tại nhiều nơi ở Hà Nội. Dư luận dân chúng trong nước và ngay cả một số người Nhật, người Pháp có mặt tại Hà Nội đều nghĩ Việt Minh đã được Mỹ ủng hộ.
Về sau người ta được biết rằng vì tin Hồ chí Minh được Mỹ ủng hộ nên Vua Bảo Đại và những người quốc gia ủng hộ ông mới êm thắm nhường quyền lãnh đạo đất nước cho Việt Minh.
Cách hành động sau đó của Hồ chí Minh: ‘’Khi thấy rõ Mỹ không còn ủng hộ nữa, Hồ đã quay ngược 180 độ, bắt đầu kêu gọi hợp tác với Pháp. Chính trong thời kỳ này mà Hồ hành động như người Việt Nam trước, như người cộng sản sau. Ông ta quyết tâm làm cho cái Nhà Nước Việt Nam (Dân Chủ Cộng Hòa) sống sót bằng bất cứ giá nào. Nhưng, tuần trăng mật có tính cách thân Tây phương kéo dài chẳng bao lâu. Khi Hồ thương thuyết với Pháp ở Fontainebleau thì đồng chí của ông là Võ nguyên Giáp, Trần văn Giầu, Nguyễn Bình, Phạm văn Bạch thanh toán ‘’các kẻ nội thù của chế độ’’ gồm các nhà lãnh đạo các giáo phái, các quan lại (Ngô Đình Khôi), các nhà trí thức (như Phạm Quỳnh), nhóm Trotskit, và các người yêu nước chống cộng.’’
Đặc biệt về tình hình miền Nam, Bernard Fall viết: ‘’Tại Nam Kỳ, cả hai phía, giáo phái và Việt Minh đã giải quyết thanh toán những phần tử cảm tình của đối phương như sau: Trói lại từng chùm rồi thả xuống sông Mê Kông cho chết trôi ra biển. Thế mà huyền thoại về bác Hồ tốt bụng vẫn tồn tại cho đến ngày nay’’.
Tác giả đưa ra một nhận xét hết sức tinh tế: ‘’Chiến tranh Đông Dương bùng nổ đã đơn giản hóa những khó khăn về chính trị của ông Hồ. Không cần phải đối xử với phe đối lập bằng bàn tay bọc nhung nữa: Cứ việc gọi họ một cách đơn giản là Việt gian.’’
Vấn đề then chốt là mục tiêu chủ yếu của Pháp trong cuộc chiến Việt Nam. Cộng sản không phải là động cơ thúc đẩy hành động của người Pháp tại Đông Dương. Việc Pháp chịu thương thuyết với Hồ chí Minh năm 1946, rồi từ chối mọi cơ hội đàm phán năm 1947 và sau nữa, từ 1948 ủng hộ Bảo Đại chống Việt Minh...đều không liên can tới vấn đề cộng sản mà chỉ vì cái gọi là Liên Hiệp Pháp. Đúng là cho tới năm 1953 tinh thần thực dân cũ đã chết, nhưng nó đã được thay thế không phải bởi chủ nghĩa chống cộng mà bởi sự quyến luyến tình cảm của người Pháp đối với khái niệm Liên Hiệp Pháp. Thủ Tướng Laniel đã nói với quốc hội vào tháng 10.1953, cũng như trước kia đã nói với Bảo Đại:
‘’người Pháp chiến đấu ở Đông Dương cho Liên Hiệp Pháp, nếu người Việt thích bỏ Liên Hiệp Pháp, thì nước Pháp không có lý do gì để chiến đấu.’’
‘’It is true that by 1953 much of the old spirit of colonialism had died, but it had been replaced not by anti-Communism, but by an emotional attachment on the part of Frenchmen to the concept of the French Union. It was for the French Union that France was fighting in Indochina, Premier Laniel told the National Assembly in October, 1953 as he had told Bao Dai: if the vietnamese chose to leave the French Union, France would have no reason to fight.’’
hoạt động chủ yếu của Hồ chí Minh trong giai đoạn ở Hoa Nam là dựa vào uy tín các nhà ái quốc Việt Nam, kết thân với một số giới chức Trung Hoa để dễ dàng xâm nhập các tổ chức cách mạng Việt Nam tại đây.
Hồ chí Minh không gia nhập Việt Minh với mục đích góp phần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh giải phóng đất nước mà trước hết, tạo bình phong che giấu hình tích, và kế đó là đạt các mục tiêu mà Đệ Tam Quốc Tế đang nhắm.
Mục tiêu cụ thể trong thời điểm đó của Đệ Tam Quốc Tế là vừa khai thác vừa lũng đoạn phá hoại các tổ chức này để tạo đà phát triển ảnh hưởng cộng sản. Hồ chí Minh mượn các tổ chức này để trình diễn bộ mặt yêu nước đồng thời lôi cuốn người của các tổ chức này gia nhập hàng ngũ cộng sản, và nếu được, sẽ biến các tổ chức này thành tổ chức cộng sản.
Nhận định của Tưởng Vĩnh Kính phù hợp với tiết lộ của Hoàng Văn Hoan, một nhân vật thân cận với Hồ chí Minh nhiều năm, về giai đoạn Hồ chí Minh tham gia tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của các nhân vật Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần...
Theo Hoàng Văn Hoan, Việt Minh vốn là tên gọi tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội mà Hồ chí Minh đã tham gia và sau đó biến thành tên gọi của phong trào cộng sản Việt Nam vào năm 1945 mà mọi người đều biết là Mặt Trận Việt Minh.
Tưởng Vĩnh Kính xác nhận hai chữ Việt Minh là viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội từng hoạt động từ lâu trước tháng 5.1941 do Hồ Học Lãm lãnh đạo.
Về sau, tổ chức này cùng một số tổ chức khác kết hợp thành Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội của nhiều nhân vật như Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công...‘’Hồ gia nhập Cách Mạng Đồng Minh Hội, một mặt là do đã ngụy trang thành công, được cá nhân Tướng Trương Phát Khuê tín nhiệm, mặt khác là được các phần tử tả khuynh Trung Quốc âm thầm hỗ trợ từ bên trong’’. và ‘’Một năm sau, khi Hồ chí Minh tỏ thái độ ‘’hợp tác’’ và gia nhập Cách Mệnh Đồng Minh Hội, lúc bấy giờ các đảng phái Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc mới thực sự bị đẩy vào một tình huống ‘’khốn đốn’’.
Tóm lại, Tưởng Vĩnh Kính đánh giá toàn bộ hoạt động của Hồ chí Minh suốt thời gian ở Hoa Nam chỉ là xâm nhập để đánh phá các tổ chức cách mạng dân tộc yêu nước, bởi cộng sản theo đuổi việc nắm độc quyền lãnh đạo các lực lượng đấu tranh nên đã coi các tổ chức này là kẻ địch. Tình huống khốn đốn mà Tưởng Vĩnh kính nhắc tới được khắc họa bằng hai hình ảnh: Hoặc bị sang đoạt đổi tên thành tổ chức công cụ ngoại vi của cộng sản hoặc lâm cảnh bị kích động chia rẽ rồi tàn lụi.
Mục tiêu và ý hướng đó đã được Tưởng Vĩnh Kính nhắc lại qua những ghi nhận về thái độ của Hồ chí Minh đối với cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930: ‘’Ông Hồ rất vui mừng thấy Việt Nam Quốc Dân Đảng thất bại.
Điều đó phản ảnh rõ trong ngữ khí của ông ta khi bình luận về cái thu hoạch được của cộng sản Việt Nam như sau: ‘’Từ sau cuộc khởi nghĩa đó, giai cấp tư sản (chỉ Việt Nam Quốc Dân Đảng) đã mất tất cả ảnh hưởng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc và giai cấp công nhân cùng quần chúng nông dân lao động được tổ chức lại trong đảng tự do (chỉ cộng sản). Đảng trở thành người lãnh đạo duy nhất của cuộc cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.’’
Đây là thời kỳ hoạt động mà về sau Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam luôn diễn tả sai lạc hoặc xóa bỏ bằng sự khẳng định Mặt Trận Việt Minh được Hồ chí Minh cho ra đời tại Pác Bó. Các tác giả cộng sản Việt Nam sau này, ngoại trừ Hoàng văn Hoan, đều ghi rằng Mặt Trận Việt Minh thành lập vào tháng 5.1941 theo sáng kiến của Hồ chí Minh lúc đó còn mang tên Nguyễn ái Quốc.
Nhưng xét theo lý năm xưa Tâm Tâm Xã là tổ chức của cụ Phan Bội Châu, sau khi cụ Phan bị Hồ chí Minh “gài bẫy” cho Pháp bắt thì Hồ chí Minh đã thay tên Tâm Tâm Xã thành Thanh Niên CS Đoàn, thì cũng có thể nói Tâm Tâm Xã là tiền thân của Thanh Niên CS Đoàn, không lẻ vì hành động của Hồ và Thanh Niên CS Đoàn, chúng ta lại lôi đầu cụ Phan để chữi hay sao? Hồ chí Minh 1946 đã ký Hiệp Định Sơ Bộ mời Pháp trở về VN với đầy đủ sự nhượng bộ không khác gì thời thực dân trước đó, và dùng Pháp tiêu diệt những Đảng Phái Phi CS, đó cho thấy Hồ chí Minh KHÔNG chống thực dân chỉ chống những ai có khả năng tranh thủ địa vị của Hồ.Hồ thà để VN chịu khổ nhục khốn khó dưới tay thực dân Pháp thêm thời gian nữa (và lâu hơn nếu có thể) chứ không để ai “giải phóng” dân tộc nếu người đó không phải là CS, điều này đã cho thấy Hồ bất nhân và bất tín cũng như bất tín với quốc gia và dân tộc.
SỰ THẬT

Bildergebnis für Bilder von Ho Chi Minh

Hôm nay ngày 3 tháng 2
Là ngày thành lập đảng cộng Việt Nam
Mang từ xứ sở Nga Sô
Theo chân Trung Quốc mang vào Việt Nam
Độc quyền độc đảng nước ta
Dâng cho Trung Quốc cơ đồ nước Nam
Giết người cướp đất dân ta
Đày dân hiếp đáp làm thân chó mèo
Chế độ độc đảng nước ta
Là sự minh chứng thời gian dối lừa
Tham gia cải cách giết người
Từ Nga, Trung Quốc, mang vào giết dân

KN

Freitag, 1. Februar 2019

Xuống đường đòi công lý

Xuống đường phản đối những bản án bất công. Đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của người công dân đi đòi công lý cho mình và cho đất nước Việt Nam.
Công lý của công dân Việt Nam nằm ở đâu? hay nằm trong tay của giặc nội xâm giúp cho giặc ngoại xâm bành trướng thôn tính đất nước Việt Nam.

Kế hoạch đốt lò của ông Trọng đã thành công trong chiến dịch chống tham nhũng "Đã hổ diệt ruồi". Của sự bao che tòng phạm sai luật, tham nhũng của sự thục két ăn chia cả ngàn tỷ đồng. Của gíới cao cấp đảng viên bằng cách xử án nhẹ nhất? "Án treo". Gọi là tù tại gia mà đả có Ủy viên trung ương đảng xin thành lập. Mà chính ông Nguyễn Phú Trọng đã nói "Đập chuột đừng cho vỡ bình".
Trong khi công dân chỉ đi ăn trộm vì sự nghèo khổ thì bị xữ án mấy năm tù giam, hoặc xữ dụng chế độ côn đồ của người dân xã cơn đè nén của chính quyền bằng cách đánh chết người ăn trộm.  Hay vì tiếng nói làm người của công dân bảo vệ đất nước trước nạn ngoại xâm bành trướng do giặc nội xâm rước vào. Thì phải thi hành những bản án nặng nhất của chính quyền độc tài nội xâm tuyên án.

Trọng, Phúc, Ngân là hai ông bà Táo đấy, đi chầu trời Bắc phương ban phước cho nhân dân được hưởng kiếp đời nô lệ. Thả cá Chép về trời tự do chứ không thả người vì tiếng nói làm người.

http://soha.vn/sau-khi-bi-tuyen-hon-30-thang-tu-2-cuu-thu-truong-bo-cong-an-binh-than-roi-toa-20190128121856.htm

Sau khi bị tuyên hơn 30 tháng tù, 2 cựu Thứ trưởng Bộ Công an bình thản rời tòa