Samstag, 12. Januar 2019

Đây là một phần mà các Quốc gia tự do, dân chủ, đa nguyên đảng phái đã thực hiện điều thứ 2 này.
"- Thứ hai, Đức Phật khuyến khích tinh thần hợp tác xã hội và sự tham gia tích cực vào xã hội. Tinh thần này được tích cực đẩy mạnh trong tiến trình chính trị của xã hội tiên tiến."
Chúng ta thử nhìn lại đệ 2 Thế chiến. Giữa độc tài trị và tự do, dân chủ. Nước Đức, nước Nhật và Ý Đại Lợi bại trận mang chủ nghĩa hận thù gây chiến tranh. Trong khi đó bên thắng trận các Quốc gia tự do, dân chủ đã không trả thù họ mà còn giúp đở họ xây dựng lại một nền kinh tế hùng mạnh ngày nay. Trong khi đó Đông Âu bị kẻ chiến thắng là Nga Sô độc tài cộng sản, trả thù và bắt các nước Đông Âu phải đi theo chủ nghĩa độc tài toàn trị cộng sản, thì có khác gì chủ nghĩa Phát xít trước khi gây ra chiến tranh hay không.? Cũng như công dân Đông Đức củ 1953, công dân Hung Gia Lợi 1956 và công dân Tiệp Khắc 1968 đòi quyền làm người tự do, dân chủ đã bị nhà nước độc tài xứ họ đàn áp và nhờ sự tiếp viện của quân đội Nga trấn đóng đàn áp công dân Quốc gia của họ để đè bẹp cái quyền được làm người tự do... Độc tài trị là tàn ác giết ngay công dân nước mình.
"Kẻ chiến thắng gieo hận thù, kẻ chiến bại sống đời lầm than. Ai là kẻ từ bỏ cả thắng lẫn bại, kẻ đó hạnh phúc và an lạc"
Khi chế độ độc tài toàn trị chỉ chuyên bóc lột sức lao động công dân và thông tin thì bịt mắt bịt miệng công dân. Bằng những lời tuyên truyền giả dối, lường gạt công dân. Để rồi đến ngày TBT Gorbi của Nga kêu gọi giãi tỏa chế độ độc tài cộng sản. Công dân Đông Âu đã xuống đường đòi quyền làm người chân chính của sự tự do, dân chủ, đa nguyên thật sự. Chính quyền độc tài đã đàn áp dã man những người xuống đường ngày này qua ngày khác. Nhưng cuối cùng chính quyền độc tài cộng sản phải bất lực, khi quân đội và công an là con em của công dân họ cảm thấy đây là sự bất công của sự độc tài trị công sản. Họ đã quay lại với công dân để cứu đất nước trước sự thật của sự đàn áp dã man do đảng cộng sản sai khiến họ đánh đập con em công dân của họ. Đông Âu thành công thoát chủ nghĩa độc tài cộng sản trị lệ thuộc Nga Sô. Còn Việt Nam chỉ lấy bên chiến thắng trả thủ bên chiến bại để chấp nhận mất biển đảo, đất đai của tổ tiên mình để lệ thuộc độc tài cộng sản Trung Hoa.Vì quyền lực của sự tham vọng độc quyền lảnh đạo. Buồn cho những người công dân nước mình đa số không có sự nhận thức và cũng buồn khi có những vị tu sĩ bán rẻ lương tâm mình để phục vụ cho chế độ độc quyền đàn áp con em của công dân mình. Buồn cho một đất nước Phật giáo lại không đi đúng đường lối của Đức Phật rao giãng cách đây hơn 2500 năm.
"Nếu có sự trị vì sai quấy, họ sẽ kêu ca khi bị thiệt hại bởi sự bất lực của người cầm quyền do chính sách hình phạt, thuế má, bất công hay những áp bức kể cả sự tham nhũng dưới bất cứ hình thức nào, và người dân sẽ chống lại nhà cầm quyền bằng cách này hay cách khác."
Trong khi Thế giới tự do dân chủ, đa nguyên trị họ phục vụ làm lợi cho đất nước và công dân như lời Đức Phật rao giãng.
"Ngài phụ trách các công việc lợi ích công cộng, như thiết lập các bệnh viện cho người và vật, cung cấp thuốc men, trồng cây cối trên các đường lộ và rừng, đào giếng, xây cất các trạm tiếp tế nước và các nhà tạm trú. Ngài triệt để cấm ác độc với thú vật."
Điều thứ tư: Phải biết rỏ ràng luật lệ để thi hành là: Luật pháp là cho mọi người được quyền Tự do trong ngôn luận, để chống tham nhũng và tệ nạn bất công của xã hội, môi trường, mất đất đai, biển đảo v.v... Đó là quyền Dân chủ của công dân có quyền kiễm soát Chính quyền về vấn đề tham nhũng, hối lộ v.v... Đó là quyền xây dựng một chính trị đa nguyên, bình đẳng, cho tất cả mọi Tôn giáo cũng như công dân; được quyền thành lập một xã hội đa đảng phái bảo vệ tiếng nói chánh kiến của công dân. Đó là luật Nhân quyền.
-Chứ không phải nhà cầm quyền thi hành pháp luật không Hợp Lý với sự Tự do, Dân chủ, bình đẳng Tôn giáo và Đa phương xã hội chính kiến của công dân. Là nhà cầm quyền thi hành pháp luật ngăn cấm, bắt giam tù đày hay đàn áp đánh đập công dân là không Hợp lý. Đó là chủ nghĩa độc tài toàn trị chuyên đàn áp khống chế tiếng nói Tự do, Dân chủ, xã hội Đa phương... của công dân là không được.

KN
"Cải cách chân chính chỉ có thể có hiệu quả khi được thực hiện ngay trong tâm con người.
Những cải cách bằng sức mạnh trên thế giới bên ngoài đều rất ngắn hạn vì không có gốc rễ. Nhưng những cải cách nẩy sanh từ kết quả của sự thay đổi tâm thức bên trong con người mới có gốc rễ lâu dài. Khi những cánh cây đâm chồi mọc nhánh, chúng sẽ rút dinh dưỡng từ một nguồn không bao giờ cạn là những thôi thúc do bản năng của dòng sống đang trôi chảy. Cho nên những cải cách chỉ hữu hiệu khi tâm con người đã chuẩn bị sẵn sàng ."

http://queme.org/vi/dpgvn-12-1-2018/?fbclid=IwAR20JQz9vHEVS8G1fdn0mQlfWSjCRBZMzdbj-8_c-ndthsFToe35uSGXLZ8&v=3a52f3c22ed6

Freitag, 11. Januar 2019

Mừng Xuân độc đảng...

Đó là sự sợ hãi ngay trong tiếng nói bị áp bức của mình... Hãy quật khởi để thoát được cái sự đè nén tiếng nói, của sự độc tài trị ngăn chặn tiếng nói làm người Việt Nam.

Es ist Angst in Ihrer unterdrückenden Stimme ... Beseitigen Sie die Unterdrückung der Stimme, die Diktatur der Verhinderung vietnamesischer Stimmen.

"Bạn muốn biết tương lai của bạn, thì bạn phải nhìn ngay trong hiện tại, Để rồi bạn biết sự việc gì ngăn chặn và gây ra tương lai cho đời bạn"
Bildergebnis für bilder von Buddha und Zitat

Mừng Xuân độc đảng...

Mùa Xuân là của đất trời
Luân lưu giao chuyển bốn mùa quanh năm
Cớ sao đảng bảo dân ta
Mừng đảng, mừng xuân, mừng đất nước... ?
Câu này quán triệt thấy đảng Tham
Tham quyền, tham bạc đồng cướp bóc
Mừng đảng vinh quang ngự uy quyền...
Rạng danh nhượng đất,,, xứng đảng ta
Mừng xuân rực rở ánh sao vàng
Thủ Thiêm giãi tỏa Chùa phá nát...
Xây nhà giao hưởng cho đảng tham
Lộc Hưng tiếp bước cũng san bằng...
Phá đi nguồn sống thương phế binh
Trả thù Sân hận người cùng nước...
Kẻ đui, người cụt mất chân tay
Không nhà, không cửa do đảng phát...
Màn trời chiếu đất đón xuân sang
Mừng cho đất nước mang cờ đỏ
Màu của Si mê giết dân mình
Búa liềm đại biểu giới công, nông
Trên đe dưới búa đời bóc lột
Liềm kia đâu khác vầng trăng khuyết
Cắt tiếng dân ta bởi độc tài
Sưu cao thuế nặng dân ta gánh
Hút máu dân ta bởi đảng Tham...
Khác gì thực dân như thưở trước
Bắt sắc dân ta phải phục tùng
Môi trường bệnh tật dân ta lảnh...
Phá rừng, phá núi bởi đảng Sân...
Xuống biển mò trai dâng triều cống
Ngàn năm nô lệ sắc dân ta
Cướp đất dân ta rồi nhượng đất...
Uy quyền một cỏi bởi đảng Si...
Hoàng- Trường biển đảo bao đời giữ
Ngư trường biển cả của dân ta
Chỉ có dân ta người mất đất...
Làm người không được bởi ta ngu...
Lao tù sợ hãi trong tiếng nói
Không lẻ dân Nam giống đảng hèn...


KN


PHẬT GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ

Khi con người lấy tôn giáo vào làm Chính trị là con người hủ lậu và độc tài.
Một vị Sư , Linh mục hay các chức sắc khác của các tôn giáo. Có quyền lên tiếng nói của một xã hội bất công, vì cũng là một công dân trong một Quốc gia có quyền lên tiếng nói của mình, hay giãng giãi sự bất công cho dư luận công chúng được biết. Nhưng không được làm Chính trị gia.
Khi nhà nước độc tài chơi chữ và tự sướng... "của một nhà nước pháp quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân".
- Lại vô cùng sợ hãi nhân dân thực hiện 3 quyền lợi tự do ngôn luận của nhân dân là :" Dân chủ, Nhân quyền, Tôn giáo "
Gia tài của Mẹ đó
Để lại cho người con
Dãi non sông gấm vóc
Biển bạt ngàn quê ta
Gia tài của Cha đó
Để lại cho người con
Đất rừng núi bạt ngàn
Của công cha xây dựng
Bổng dưng nay không còn
Biển đảo giặc Tàu chiếm
Cá chết trắng phơi thây
Nguồn ô nhiễm chất độc
Núi rừng đồi cô trọc
Đất đai cùng lãnh thổ
Cắt nhượng xin chư hầu
Uy quyền một lãnh chúa
Phá nát nước Nam ta
KN
Điều thứ tư: Phải biết rỏ ràng luật lệ để thi hành là: Luật pháp là cho mọi người được quyền Tự do trong ngôn luận, để chống tham nhũng và tệ nạn bất công của xã hội, môi trường, mất đất đai, biển đảo v.v... Đó là quyền Dân chủ của công dân có quyền kiễm soát Chính quyền về vấn đề tham nhũng, hối lộ v.v... Đó là quyền xây dựng một chính trị đa nguyên, bình đẳng, cho tất cả mọi Tôn giáo cũng như công dân; được quyền thành lập một xã hội đa đảng phái bảo vệ tiếng nói chánh kiến của công dân. Đó là luật Nhân quyền.
Về tư cách của người lãnh đạo, Ngài khuyên thêm:
1. Người cầm quyền tốt hành động vô tư, không thành kiến và không kỳ thị giữa nhóm này với nhóm khác.
2. Người cầm quyền tốt không ấp ủ bất cứ loại sân hận nào với bất cứ ai.
3. Người cầm quyền tốt phải tỏ ra không sợ hãi bất cứ điều gì khi thi hành luật pháp, nếu luật pháp ấy đúng.
4. Người cầm quyền tốt phải có sự hiểu biết rõ ràng luật lệ thi hành. Không phải là luật lệ phải thi hành chỉ vì người cầm quyền có quyền hành để thi hành luật ấy. Luật pháp phải được thi hành một cách hợp lý và hợp với lẽ phải thông thường.-(Kinh Cakkavatti Sihananda)
Đường lối Phật Giáo đến với quyền uy chính trị là đạo đức hóa và sự sử dụng có trách nhiệm về quyền lực của đại chúng. Đức Phật thuyết giảng về bất bạo động và hòa bình như một thông điệp cho toàn thể vũ trụ. Ngài không chấp nhận bạo động hay sự phá hoại đời sống. Ngài tuyên bố, không có một cuộc chiến tranh nào được gọi là "chính đáng".
Học thuyết của Đức Phật giảng dạy không căn cứ trên "Triết Lý Chính Trị". Học thuyết này cũng chẳng phải để khuyến khích con người thụ hưởng lạc thú thế gian mà để chỉ rõ cho thấy con đường đạt Niết Bàn. Nói một cách khác, mục đích rốt ráo là chấm dứt ái dục trói buộc con người trong thế giới này. Câu kệ trong Kinh Pháp Cú đã khéo tóm tắt sự xác định ấy như sau: "Con đường dẫn đến lợi lạc trần gian là một, và dẫn đến Niết Bàn bằng cách sống một cuộc đời đạo hạnh lại là một con đường khác". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người Phật Tử không thể, hay không nên tham gia vào hoạt động chính trị vốn là một thực thể trong xã hội.
PHẬT GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ
Thùy Linh
Đức Phật là người chinh phục vĩ đại nhất. Ngài chinh phục thế giới bằng vũ khí của tình thương và chân lý. Giáo lý của Ngài soi sáng Con đường cho nhân loại để vượt qua thế giới tối tăm, hận thù và đau khổ, để đến thế giới của ánh sáng, tình thương và hạnh phúc. Đó là cuộc chinh phục vĩ đại nhất mà loài người được biết cho đến nay. Theo Phật Giáo, phép màu nhiệm nhất chính là giúp một kẻ độc ác trở thành một người thánh thiện. Ngài là thái tử nhưng đã từ bỏ ngai vàng để xuất gia cầu tìm chân lý giúp nhân loại thoát khỏi khổ não. Tuy không còn dính đến quyền thế, nhưng giáo lý của Ngài lại rất gần gũi với con người, kể cả các chính trị gia. Nhân Nội các mới của đất nước được thành lập, Quốc hội mới đang nhóm họp kỳ đầu tiên, tiện ngày nghỉ cuối tuần, TL mời bạn bè đọc trích đăng phần nói về Đạo Phật và Chính trị của hòa thượng K.Sri Dhammnanda do Thích Tâm Quang dịch.
Rất mong các quan chức bớt chút thời gian ghé mắt đến khi có thể, hoặc Thùy Linh nhờ ai đó in ra cho các vị ấy đọc để soi lại mình để tu tâm, tu tính…Tất nhiên từ không đọc đến đọc đã là một chặng đường dài. Từ đọc đến thực hành còn dài tít tắp nữa…Nhưng với thiện tâm là một Phật tử, Thùy Linh cứ post lên đây và hy vọng, hy vọng…
Hòa thượng K.Sri Dhammnanda do Thích Tâm Quang dịch.
PHẬT GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ
Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…Có một vấn đề cố hữu là người ta hay đem trộn lẫn tôn giáo vào chính trị. Căn bản của tôn giáo là đạo đức, thanh tịnh và đức tin, trong khi căn bản của chính trị là quyền thế. Khi tôn giáo được sử dụng để thỏa mãn ý đồ chính trị, tôn giáo phải đi trước những lý tưởng đạo đức cao cả và trở nên mất giá trị bởi những yêu cầu chính trị trần tục. Sức đẩy của Phật Pháp không phải nhằm vào việc tạo lập các thể chế chính trị mới và các cuộc cải tổ chính trị. Phật Pháp căn bản tìm cách giải quyết các khó khăn của xã hội bằng cách cải tạo chính những con người thành lập xã hội ấy, bằng cách đề nghị một số nguyên tắc tổng quát để xã hội được hướng dẫn tới tinh thần nhân cao cả hơn, để cải tiến phúc lợi cho các thành viên và chia sẻ tài nguyên công bằng hơn. Thể chế chính trị chỉ có một giới hạn nào đó trong việc bảo toàn hạnh phúc và sự thịnh vượng của người dân. Không có một hệ thống chính trị nào, dù lý tưởng đến đâu đi nữa, có có thể mang lại thực sự hòa bình và hạnh phúc chừng nào con người còn bị chi phối bởi tham, sân và si. Dù một hệ thống chính trị tốt và công bằng, bảo đảm nhân quyền căn bản, bao hàm sự hạn chế và quân bình trong việc sử dụng quyền lực là một điều kiện quan trọng cho đời sống hạnh phúc trong xã hội, người ta cũng không nên lãng phí thì giờ vào sự tìm kiếm bất tận một hệ thống chính trị chủ yếu mà con người có thể hoàn toàn được tự do. Vì tự do hoàn toàn không thể tìm trong bất cứ một hệ thống nào mà chỉ tìm thấy trong những tâm đã được tự do mà thôi. Muốn được tự do, con người phải nhìn trở vào nội tâm mình và hành hoạt làm sao để giải thoát chính mình khỏi xiềng xích của vô minh và tham dục. Tự do trong ý nghĩa đúng nhất của nó chỉ có thể đạt được khi một người biết sử dụng Pháp để phát triển cá tính qua lời nói và hành động chính đáng và rèn luyện tâm ý để phát triển tiềm năng tinh thần và hoàn tất mục tiêu giác ngộ tối hậu.
Trong khi công nhận sự ích lợi của việc tách rời tôn giáo với chính trị và những giới hạn của hệ thống chính trị trong việc mang hòa bình và hạnh phúc, có nhiều khía cạnh của lời Phật dạy tương đồng gần gũi với sự cải biến chính trị hiện tại.
- Trước tiên, Đức Phật đã nói về sự bình đẳng của tất cả mọi người, trước cả Abraham Lincoln. Ngài còn nói những giai tầng và đẳng cấp xã hội là những chướng ngại nhân tạo dựng nên bởi xã hội. Theo Ngài chỉ có sự phân chia thứ hạng con người được căn cứ trên phẩm cách, đạo đức.
- Thứ hai, Đức Phật khuyến khích tinh thần hợp tác xã hội và sự tham gia tích cực vào xã hội. Tinh thần này được tích cực đẩy mạnh trong tiến trình chính trị của xã hội tiên tiến.
- Thứ ba, vì Đức Phật không chỉ định ai là người thừa kế Ngài nên thành viên của Tăng Đoàn được hướng dẫn bởi Giáo Pháp và Luật, hay nói tóm lại bởi Giới Luật. Cho đến ngày nay, thành viên của Đoàn Thể Tăng Già đều phải tuân theo Giới Luật. Giới Luật chi phối và hướng dẫn tư cách đạo đức họ.
- Thứ tư, Đức Phật khuyến khích tinh thần trao đổi ý kiến và tiến trình dân chủ. Điều này được thể hiện trong phạm vi Đoàn Thể Tăng Già mà tất cả thành viên đều có quyền quyết định những công việc chung. Khi nêu lên một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi sự chú ý, những cách giải quyết được đưa ra giữa các tỳ kheo để bàn luận giống như trong hệ thống nghị trường dân chủ hiện tại. Thủ tục theo chế độ tự quản này đã làm cho nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng trong các hội trường Phật Giáo tại Ấn Độ cách đây hơn 2500 năm đã thấy có những nguyên tắc sơ đẳng của thể thức áp dụng tại nghị trường ngày nay. Một giới chức đặc biệt giống như vị Chủ Tịch Viện được chỉ định để bảo quản phẩm cách của hội nghị. Một giới chức thứ hai được chỉ định giống như vai trò của Nghị Viên phụ trách tổ chức (Chief Whip) để kiểm soát túc số (tức số đại biểu qui định). Những vấn đề được đưa ra thảo luận dưới hình thức đề nghị. Trong một số trường hợp, vấn đề chỉ cần biểu quyết một lần, có trường hợp phải đến ba lần. Thủ tục này đã đi trước Nghị Viện ngày nay đòi hỏi một dự án phải được đọc lần thứ ba truớc khi thành luật. Nếu cuộc thảo luận có những ý kiến dị biệt, vấn đề phải được quyết định bằng đa số tuyệt đối trong một cuộc đầu phiếu kín.
Đường lối Phật Giáo đến với quyền uy chính trị là đạo đức hóa và sự sử dụng có trách nhiệm về quyền lực của đại chúng. Đức Phật thuyết giảng về bất bạo động và hòa bình như một thông điệp cho toàn thể vũ trụ. Ngài không chấp nhận bạo động hay sự phá hoại đời sống. Ngài tuyên bố, không có một cuộc chiến tranh nào được gọi là "chính đáng".
Ngài dạy: "Kẻ chiến thắng gieo hận thù, kẻ chiến bại sống đời lầm than. Ai là kẻ từ bỏ cả thắng lẫn bại, kẻ đó hạnh phúc và an lạc". Không những Đức Phật dạy bất bạo động và hòa bình, Ngài là vị Đạo Sư Tôn Giáo duy nhất thân hành đến chiến trường để ngăn cản chiến tranh. Ngài đã hóa giải sự căng thẳng giữa hai dòng họ Thích Ca và Koliyas sắp sửa khởi chiến trên dòng sông Rohini. Ngài đã thuyết phục được Hoàng Đế A-Xà-Thế dừng binh đi đánh Vương Quốc Vajjis. Đức Phật thảo luận sự quan trọng về điều kiện tiên quyết của một chính quyền tốt. Ngài trình bầy cho thấy một đất nước đi đến thối nát, suy đồi, bất hạnh như thế nào khi người cầm đầu chính phủ nhũng lạm và bất công. Ngài chống lại sự tham nhũng và cho biết chính quyền cần hành động ra sao căn cứ trên nguyên tắc nhân đạo. Đức Phật có lần nói: "Khi người cầm quyền quốc gia công bằng và đức hạnh, các bộ trưởng (đại thần) cũng trở nên công bằng và đạo hạnh; khi các bộ trưởng công bằng và đạo hạnh, những giới chức cao cấp trở nên công bằng và đạo hạnh; khi các giới chức cao cấp công bằng và đạo hạnh, đội ngữ và đoàn sinh trở nên công bằng và đạo hạnh; khi đội ngữ và đoàn sinh trở nên công bằng và đạo hạnh, người dân trở nên công bằng và đạo hạnh". (Tăng Chi Bộ Kinh). Trong kinh Cakkavatti Sihananda, Đức Phật dạy vô luân và tội ác, như trộm cắp, lừa dối, bạo động, sân hận, độc ác, có thể phát xuất vì nghèo khổ. Các vua chúa và chính quyền có thể cố gắng ngăn chận tội ác bằng hình phạt, nhưng chỉ dùng võ lực để triệt tiêu tội ác thì vô ích. Trong kinh Kutadanta, Đức Phật khuyến dụ nên phát triển kinh tế thay vì võ lực để giảm thiểu tội ác. Chính quyền nên sử dụng tài nguyên quốc gia để cải tiến điều kiện kinh tế trong nước. Có thể bắt tay vào việc phát triển nông nghiệp và mở mang nông thôn, hỗ trợ tài chánh cho các nhà thầu và người kinh doanh, trả lương xứng đáng cho công nhân để duy trì cuộc sống tươm tất có nhân cách. Trong kinh Jataka, Đức Phật dạy mười điều cần thiết cho một chính quyền tốt được gọi là "Dasa Raja Dharma". Mười điều này có thể áp dụng cả đến ngay nay cho bất cứ một chính quyền muốn trị nước hòa bình. Những nguyên tắc đó là:
1. Không thành kiến và tránh ích kỷ.
2. Duy trì đặc tính luân lý cao.
3. Sẵn sàng hy sinh lạc thú riêng tư cho hạnh phúc của người dân
4. Chân thật và hết sức liêm chính.
5. Sống cuộc đời thanh bạch cho người dân tích cực noi gương.
6. Không bị bất cứ hình thức sân hận nào.
7. Bất bạo động.
8. Thực hành hạnh kiên nhẫn.
9. Tôn trọng ý kiến quần chúng để động viên hòa bình và hòa hợp.
Về tư cách của người lãnh đạo, Ngài khuyên thêm:
1. Người cầm quyền tốt hành động vô tư, không thành kiến và không kỳ thị giữa nhóm này với nhóm khác.
2. Người cầm quyền tốt không ấp ủ bất cứ loại sân hận nào với bất cứ ai.
3. Người cầm quyền tốt phải tỏ ra không sợ hãi bất cứ điều gì khi thi hành luật pháp, nếu luật pháp ấy đúng.
4. Người cầm quyền tốt phải có sự hiểu biết rõ ràng luật lệ thi hành. Không phải là luật lệ phải thi hành chỉ vì người cầm quyền có quyền hành để thi hành luật ấy. Luật pháp phải được thi hành một cách hợp lý và hợp với lẽ phải thông thường.-(Kinh Cakkavatti Sihananda)
Kinh Milanda Panha có nêu như sau: "Nếu một người thiếu tư cách, thiếu khả năng, không thích hợp, bất lực và không đáng làm vua, tự mình tôn phong làm vua hay người trị vì với uy quyền to lớn, kẻ đó sẽ bị hành hạ khổ sở...phải chịu nhiều hình phạt bởi người dân, vì thiếu tư cách và không xứng đáng, đã tự mình lên ngôi vua bất chính". Người cầm quyền, cũng như những người khác vi phạm và đi quá giới đức và nguyên tắc căn bản của tất cả luật lệ xã hội trong nhân loại, thì cũng phải chịu hình phạt. Hơn thế nữa, người cầm quyền bị khiển trách đã sử sự như một tên ăn cắp của công. Câu chuyện trong Kinh Jataka có nêu rằng, người cầm quyền mà trừng phạt người vô tội, không trừng phạt kẻ có tội thì không xứng đáng trị vì đất nước. "Nhà Vua lúc nào cũng phải tự mình thăng tiến, và cẩn thận quán chiếu hạnh kiểm của mình trong hành vi, lời nói và tư tưởng, luôn luôn cố gắng tìm tòi và lắng nghe ý kiến đại chúng xem mình có phạm lỗi lầm hay sai sót trong việc trị vì vương quốc. Nếu có sự trị vì sai quấy, họ sẽ kêu ca khi bị thiệt hại bởi sự bất lực của người cầm quyền do chính sách hình phạt, thuế má, bất công hay những áp bức kể cả sự tham nhũng dưới bất cứ hình thức nào, và người dân sẽ chống lại nhà cầm quyền bằng cách này hay cách khác. Trái lại, nếu nhà vua trị vì minh chánh, thần dân sẽ chúc phúc ngài: Hoàng Thượng Muôn Năm". (Majjhima Nikaya - Trung Bộ). Đức Phật nhấn mạnh về trọng trách của người cầm quyền biết dùng sức mạnh quần chúng để cải tiến phúc lợi cho dân như Hoàng đế Asoka đã làm vào thế kỷ III (TCN). Asoka, một tấm gương sáng chói về nguyên tắc này vì vua đã quyết định sống đúng theo Giáo Pháp và truyền bá Chánh Pháp để phục vụ dân chúng và nhân loại. Vị Hoàng Đế này tuyên bố không dùng võ lực với quốc gia lân bang, cam kết thiện chí này bằng cách gửi các sứ giả cùng với thông điệp hòa bình và không gây hấn đến những vị vua ở xa. Ngài đã động viên sự phát huy các đức hạnh xã hội như chân thật, trung thành, từ bi, nhân ái, bất bạo động, cư xử đứng đắn với mọi người, không phung phí, không hám lợi, và không làm tổn thương thú vật. Ngài khuyến khích tự do tôn giáo và sự tôn kính lẫn nhau giữa các tôn giáo. Ngài tổ chức các cuộc thuyết Pháp định kỳ cho các đồng bào tại nông thôn. Ngài phụ trách các công việc lợi ích công cộng, như thiết lập các bệnh viện cho người và vật, cung cấp thuốc men, trồng cây cối trên các đường lộ và rừng, đào giếng, xây cất các trạm tiếp tế nước và các nhà tạm trú. Ngài triệt để cấm ác độc với thú vật.
Có đôi khi Đức Phật được xem như một nhà cách mạng xã hội. Chẳng hạn như Ngài lên án hệ thống giai cấp, xác nhận sự bình đẳng giữa mọi người, lên tiếng về sự cần thiết cải tiến các điều kiện kinh tế xã hội, công nhận tầm quan trọng của việc chia sẻ hợp lý của cải giữa người giàu và người nghèo, nâng cao địa vị phụ nữ, khuyến cáo tinh thần hợp tác nhân đạo trong chính quyền và nền hành chánh, dạy rằng không nên điều hành xã hội bằng lòng tham mà phải bằng lòng tôn trọng và từ ái đối với dân chúng. Ngoài những việc như trên, sự đóng góp của Đức Phật cho nhân loại còn vĩ đại hơn nhiều vì Ngài đã phát động một điểm mà từ trước tới nay chưa có một nhà cải cách nào đã làm bằng cách đi ngược vào gốc rễ thâm sâu nhất của tính bất thiện nằm trong tâm con người. Cải cách chân chính chỉ có thể có hiệu quả khi được thực hiện ngay trong tâm con người.
Những cải cách bằng sức mạnh trên thế giới bên ngoài đều rất ngắn hạn vì không có gốc rễ. Nhưng những cải cách nẩy sanh từ kết quả của sự thay đổi tâm thức bên trong con người mới có gốc rễ lâu dài. Khi những cánh cây đâm chồi mọc nhánh, chúng sẽ rút dinh dưỡng từ một nguồn không bao giờ cạn là những thôi thúc do bản năng của dòng sống đang trôi chảy. Cho nên những cải cách chỉ hữu hiệu khi tâm con người đã chuẩn bị sẵn sàng phương cách, và chúng chỉ được duy trì được bao lâu mà con người còn biết bồi dưỡng sinh khí cho chúng bằng tình yêu thương chân lý, công bằng, và đồng loại. Học thuyết của Đức Phật giảng dạy không căn cứ trên "Triết Lý Chính Trị". Học thuyết này cũng chẳng phải để khuyến khích con người thụ hưởng lạc thú thế gian mà để chỉ rõ cho thấy con đường đạt Niết Bàn. Nói một cách khác, mục đích rốt ráo là chấm dứt ái dục trói buộc con người trong thế giới này. Câu kệ trong Kinh Pháp Cú đã khéo tóm tắt sự xác định ấy như sau: "Con đường dẫn đến lợi lạc trần gian là một, và dẫn đến Niết Bàn bằng cách sống một cuộc đời đạo hạnh lại là một con đường khác". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người Phật Tử không thể, hay không nên tham gia vào hoạt động chính trị vốn là một thực thể trong xã hội.
Cuộc sống của những thành viên trong xã hội được hình thành bởi luật lệ và quy tắc, bởi những cải cách kinh tế hợp pháp trong nước, những sự canh tân về tổ chức ảnh hưởng bởi các nguyên tắc chính trị của xã hội ấy. Tuy vậy, nếu một Phật tử muốn hoạt động chính trị, người đó không nên dùng tôn giáo để đạt uy quyền chính trị, và cũng không nên khuyến bảo những ai đã từ bỏ cuộc đời trần tục sống một cuộc đời thanh tịnh, đạo hạnh tham gia hoạt động chính trị.

Độc tài độc trị người hay
Đầu dân thuốc độc qua đường ăn chơi
Tự do ta cũng có thừa
Phong bì quà cáp là đường tiến thân
Uống bia say xỉn suốt ngày
Cho mình bạc nhược quên đời lầm than
Quên đi tiếng nói của mình
Nước nhà đỏ thắm máu người dân ta
KN

Mittwoch, 9. Januar 2019

Phật là ai...



Phật là ai...
Mà Phật là ai...
Phật là chính mình
Cùng loài chúng sinh
Phân phát từ bi
Xây dựng cuộc sống
Làm người lẻ phải
Không thể đứng nhìn
Ngoảnh mặt làm ngơ
Mặc cho chúng sinh
Chìm trong bể khổ
Mà phải giãng dạy
Tiếng nói cho đời
Chống sự gian tham
Độc tài dối trá
Bắt người vô tội ...
Đó chính là Phật
Phật ở đời này
Chẳng ở đâu xa
Là mang tiếng nói
Tự do... cho đời
Thoát bầy quỹ dữ
Tiền tài vật chất
Tham lam danh lợi
Tình nhà chia rẽ
Của sự độc tài
Sân hận vô minh
Si mê quyền lực
Độc quyền chiếm hữu
KN

Tiếng mưa
Trời buồn trời làm mưa rơi
Tôi buồn tôi khóc thương đời đắng cay
Đắng cay đâu phải do trời
Tình người vô cảm nên trời đổ mưa
Lang thang trên phố không người
Mưa rơi ướt áo lòng buồn chơi vơi
Lắng nghe từng hạt mưa rơi
Hạt rơi trên mắt hạt rơi Xuống Đường..
Xuống đường tiếng nói làm người
Dùi cui đàn áp lên mình như mưa
Một thời mưa tạnh mây trong
Bình minh tỏa sáng khắp vùng trời Nam

KN


Đằng đằng sát khí...
Bắt đầu từ thuở nào
Cuộc hợp đại hội đảng
Đem công an nhân dân
Cùng quân đội dằn mặt
Người dân đất nước này
Sợ nhân dân đòi quyền
Quyền lợi của người dân
Bình chọn người đại diện
Trong khi người tàu lạ
Đâm chìm ngư dân ta
Nay đem máy bay lạ
Đáp xuống đảo của ta
Độc đảng đều câm nín
Phản đối cho có lệ
Diễn tập chống bạo loạn
Đe dọa nhân dân ta
Một tập đoàn Chiêu Thống
Cố bảo vệ độc tài
Cho lũ người nước lạ
Bằng mạng sống dân ta
Dân ta sao nuốt nhục
Bằng nước mắt vinh hoa
Trên thân xác dân tộc
Của triều đại bốn ngàn
Ghi trên mọi sử sách
Những chiến công hiển hách
Phá tan giặc Bắc phương
Ta hãy lấy nụ cười
Xây dựng con người mới
Đánh tan những huyền thoại
Của chế độ độc tài
Gieo rắc gần trăm năm
Chia rẻ mầm dân tộc
Thống trị cho Bắc phương

KN

Cầm bút

Khi công dân phản biện trên trang mạng xã hội của một chính quyền thối nát. Thì bị gọi là chống phá nhà nước ư! Luật nào vậy...? Luật của thú cuối đường à...

Cầm bút

Viết viết mãi thời phong ba bão tố
Lấy sự thật làm cuộc sống trần ai
Đời nghiệt ngã khi ta không cầm bút
Bão sao tan cho vận đổi sau đời...
Gió sẽ ngừng khi ta không ngừng viết
Để cho đời phân biệt trắng và đen
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Mừng xuân thắng lợi ta cướp nhà
Toàn dân hân hoan ca mừng đảng
Cướp đất dân ta hiến giặc tàu
Màn trời chiếu đất ta nằm ngủ
Mắt ngắm ông sao với chị Hằng
Co ro giấc mộng màn sương lạnh
Độc lập tự chủ thế là đây
Tay chân tung cước quyền liên hồi
Muỗi mòng tham nhũng chích dân đen
Độc tài độc trị thân phù béo
Bã thú vinh hoa rước giặc Tàu

KN

Phật giáo Việt Nam 
Phật giáo của Phật học, triết học, xã hội học, phản biện học v.v... Mà ngay các thầy tu không dám dẫn daỵ và dẫn dắt người Phật tử trở thành một con người thật sự có ý nghĩa của sự tự do, dân chủ, đa nguyên để dẫn tới con đường hạnh phúc cho mỗi con người có một đời sống tốt đẹp. Thì các thầy tu đó là của ai...? Nhà nước độc tài hay của bản thân.

Trong khi xứ người, họ biết xữ dụng chữ "Hạnh phúc là gì...?" nằm trong kinh điển Phật giáo. Trong khi đó xứ Phật giáo thì nhà nước độc quyền điều khiển tôn giáo chỉ dạy cho người dân, bằng những luận điệu ru ngủ công dân. Qua chữ hạnh phúc là gia đình, tiền bạc, tình thương, (bố thí = quyền lực nhưng đối với chính quyền độc đảng thì không có bố thí một tí nào hết ". Như vậy có được gọi là hạnh phúc của công dân không...?. Hạnh phúc của công dân thật sự là quyền tự do, dân chủ, đa nguyên xã hội hóa. Đó là quyền sở hữu đất đai của tư nhân chứ không phải của công. Mà nhà nước muốn cưỡng chế thì cưỡng chế.

Dienstag, 8. Januar 2019



Khi con người lấy tư tưởng của một nhà độc tài làm bài học để truyền thừa, thì chẳng khác gì kẻ đó là người độc tài chuyên chính ngu đần. Trong vấn đề tự do dân chủ... không có vấn đề truyền thừa, mà mỗi con người sẽ tự phát triển kinh nghiệm, tự do dân chủ của bản thân nhận thấy và sẽ liên tục tốt hơn cho đời sống xã hội.
-Wenn die Leute nehmen den Gedanken an eine Lektion Diktatoren tun, um zu erben, ist es wie Jungs, die totalitäre Diktatur dumm sind. In Fragen der Freiheit und Demokratie ... keine Probleme geerbt, aber jede Person Selbst-Entwicklung, Demokratie und Freiheit der Selbst bemerkte Erfahrung und wird kontinuierlich bessere soziale Leben.

NHẬN DIỆN ĐẤU TRANH DÂN CHỦ
Người ĐẤU TRANH DÂN CHỦ CHÂN CHÍNH lấy CỨU CÁNH là NỀN DÂN CHỦ mà nền tảng của NỀN DÂN CHỦ là DÂN TRÍ...Cho nên Ngưòi Đấu Tranh Dân Chủ luôn lấy NGƯÒI DÂN làm chủ động của TOÀN BỘ TIẾN TRÌNH ĐẤU TRANH.. Chính vì vậy người đấu tranh dân chủ luôn luôn thành ý chính tâm tập trung nỗ lực VẬN ĐỘNG để NÂNG CAO sự HIỂU BIẾT của QUẦN CHÚNG về TẤT CẢ MỌI LÃNH VỰC đến mức tối đa và ở tốc độ nhanh nhất có thể được.. đặc biệt là sự hiểu biết về giá trị TỰ THÂN (Nhân-Chủ) .. đó là những ý niệm CĂN BẢN về Quyền Con Người (Nhân Quyền) và Quyền của Người Dân (Dân Quyền)..trong sự tương quan, phân định quyền lực CHÍNH TRị trong XÃ HỘI..mà mục tiêu TỐI THƯỢNG là TỰ DO trên nền tảng căn bản là giá trị NHÂN PHẨM.. NHÀ NƯỚC chỉ là PHƯƠNG TIỆN của quần chúng XÃ HỘI..Chính NGƯÒI DÂN mới là CHỦ THỂ của XÃ HỘI. Như vậy, Đấu Tranh Dân Chủ là THỨC TỈNH người dân về chính VAI TRÒ CHỦ THỂ của họ, thức tỉnh QUYỀN HẠN cũng như TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ của chính ngưòi dân với xã hội của mình.. Cũng chính vì như vậy mà GIẢI PHÁP DÂN CHỦ không nằm ở bất cứ nơi nào khác ngoài chính NGƯÒI DÂN đang sinh hoạt cấu thành XÃ HỘI của họ. KHÔNG MỘT AI CÓ KHẢ NĂNG và TƯ THẾ GÁNH VÁC TRÁCH NHIỆM DÂN CHỦ của một xã hội, ngoài chính NGƯỜI DÂN của XÃ HỘI đó...(NKPTC)

 " Sự kinh nghiệm thì không có sự thừa kế- mà là chính mỗi người phải tự mình phát triễn tiếp tục đi lên "


Việt Nam

Nhân quyền nằm ở đâu khi mà người công dân không có sự tự do, dân chủ, đa nguyên xã hội của chính mình.

Vietnam

Wo Menschenrechte liegen, wenn den Bürgern Freiheit, Demokratie und sozialer Pluralismus nicht zur Verfügung stehen.

Dân chủ là quyền lợi của công dân trong một Quốc gia, chứ đâu phải dân chủ cho một độc đảng, độc quyền ban phát hưởng lộc cho đảng viên.

Demokratie ist das Recht der Bürger in einem Land, nicht die Demokratie einer einzelnen Partei, das Monopol der Mitglieder der Partei.
Bild könnte enthalten: Pflanze und Essen



Montag, 7. Januar 2019

Tham Sân Si "Tam độc của sự ngu đần"



Nhà nước Việt Nam cấm đoán người dân được mở miệng lên tiếng nói của mình. Đó là một chính quyền độc tài. Trong một xã hội tự do dân chủ nhân quyền, người dân có quyền được trực tiếp thảo luận về hiện tình đất nước của mình. Chúng ta phải bắt đầu có sự can đảm đòi hỏi thảo luận, với chính quyền để có sự hạnh phúc tự do cuối cùng của chúng ta.
-Vietnam Regierung verbietet die Bevölkerung öffnete den Mund zu sprechen. Es ist eine Diktatur. In einer freien Gesellschaft, Menschenrechte und Demokratie die Menschen haben das Recht, sich direkt zu besprechen die aktuelle Lage unseres Landes. Wir müssen mit dem erforderlichen, mit den Behörden zu diskutieren, um das Glück der Freiheit unserer letzten Mut haben zu starten.
"Bắt đầu ngay từ bây giờ phải có sự can đảm trong vấn đề thảo luận, Để có một sự hạnh phúc cuối cùng."

Bild könnte enthalten: eine oder mehrere Personen und Text

Tham Sân Si "Tam độc của sự ngu đần"
Độc tài đảng trị nước ta
Lòng không buông thả chỉ nuôi hận thù
Học tập tư tưởng hại người
Giết người đồng loại chỉ vì chữ Tham
Tham quyền Tham vọng Tham danh
Tham tiền Tham nhũng đâm ra giết người
Trồng người đạo đức lụn dần
Đày dân cướp đất chỉ vì chữ Sân
Sân giận nên quyết không tha
Giận người dân chủ đòi quyền công dân
Dân cùng một giống một dòng
bắt người chính kiến cũng vì chữ Si
Si mê giòng dóng lạc dòng
Núi đồi biển đảo dâng nhà nước Trung...
KN
Khi đời ta có đảng
Với khẩu hiệu băng rôn
Treo khắp ngỏ đầy đường
Mừng xuân là mừng đảng
Mừng đảng cho đất nước
Cho ta một mùa xuân
Với băng đỏ trên tay
Làm hung thần đất nước
Tấm lá che của đảng
Mang bảng đỏ sao vàng
Ta tha hồ đánh đâp
Những ai đòi quyền sống
Làm người cho thế hệ
Của nước Việt mai sau

KN