Lên tiếng nói: sự tự do ngôn luận, dân chủ, đa nguyên của công dân Việt Nam ngày nay. Để thay đổi chế độ độc tài toàn trị.
Bằng tự do, dân chủ, đa nguyên xã hội trị.
Ông Cha của chúng ta đổ máu để chống thực dân Pháp giành sự tự do, dân chủ, độc lập chủ quyền cho toàn dân Việt Nam. Chứ không phải giành tự do, dân chủ cho chế độ độc tài toàn trị cộng sản tham nhũng, cướp đất công dân Việt Nam, nhượng đất biên giới và chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cùng biển Đông giàu tài nguyên Việt Nam cho Trung Quốc. Để Trung Quốc bảo vệ chế độ độc tài toàn trị cai trị công dân Việt Nam của chúng ta bằng máu và nước mắt.
KN
" Bạn có thể nói, rằng bạn đang đi đúng con đường; cũng có thể khác đi một chút, nếu bạn nói, chỉ có một con đường để đi. "
Đó là một con đường mà mỗi con người đều mong muốn có một sự tự do trong ngôn luận, dân chủ và đa nguyên xã hội trị để bảo vệ Quốc gia, thoát nạn ô nhiễm và sự độc tài toàn trị.
Auf diese Weise wünscht sich jeder Mensch Redefreiheit, Demokratie und Pluralismus, um die Nation vor Verschmutzung und Totalitäre Herrschaft
"Nhưng đó vẫn chỉ là tạm thời. Điều cần thiết là VN phải thay đổi chế độ, phải dân chủ hóa chế độ, chia sẻ những giá trị chung vơi Hoa Kỳ về dân chủ, về các quyền con người. Từ đó VN mới có thể trở thành đồng minh của HK, ký kết những kết ước an ninh hỗ tương với nước này. Việc dựa vào kẻ mạnh để tự vệ là điều mà các nước thường làm. Trong khu vực, chỉ có VN là không làm việc này."
Vừa hợp tác vừa đấu tranh với Trung Quốc ở biển Đông ?
Tranh chấp Biển Đông để càng lâu càng khó. Câu « để càng lâu càng khó » này nguyên của một viên chức ngoại giao trong nước trả lời báo chí về tình trạng biên giới Việt-Trung trước đây. Khó ở đây dĩ nhiên là khó cho VN. Thời gian là kẻ thù của VN. Sự phát triển về kinh tế của TQ cho phép họ có đầy đủ phương tiện về quân sự cũng như ngoại giao, để áp đảo các nước có tranh chấp với họ ở Biển Đông, trong đó VN đứng đầu.
Khó là vì thái độ của TQ ngày càng thêm cứng rắn về các yêu sách chủ quyền ở hai quần đảo HS và TS, cũng như hải phận theo đường chín đoạn chữ U.
Thử nhìn lại vụ giàn khoan Hải dương Thạch du 981 của TQ cắm trên thềm lục địa của VN, gần đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa, đầu tháng năm năm nay. Ta thấy, trên phương diện thực thi chủ quyền, tức là khả năng thi hành quyền tài phán, VN bất lực trước sự áp đảo của các lực lượng cảnh sát, kiểm ngư và hải giám của TQ. Trên phương diện ngoại giao, khi phía TQ đưa những bằng chứng củng cố chủ quyền của họ tại HS và TS trước diễn đàn LHQ, thì VN không đưa ra được các lý lẽ thuyết phục nào để bác bỏ. TQ rút giàn khoan đi, có thể do trở ngại kỹ thuật, có thể vì tốn kém, có thể do áp lực quốc tế, nhưng cũng có thể đã hoàn thành xong công tác thăm dò. Họ rút đi không hề do bất kỳ một áp lực nào từ phía VN.
Còn về các bãi đá thuộc Trường Sa mà TQ chiếm của VN từ năm 1988 như các đá Gạc Ma, đá Chữ Thập v.v... TQ đã nỗ lực từ nhiều năm nay để xây dựng các bãi đá này trở thành các đảo nhân tạo. VN bất lực, hoặc là vì không biết các việc làm của TQ trên lãnh thổ của mình, hoặc là biết nhưng không dám phản đối. Bộ ngoại giao VN chỉ mới lên tiếng phản đối hồi đầu tháng này, vì không thể giữ im lặng được nữa, khi mà phía Phi tung những hình ảnh vệ tinh cho thấy tình trạng của các đảo.
Rõ ràng VN không có một đối sách nào hữu hiệu để đối phó với sự việc gia tăng áp lực của TQ.
Về kinh tế VN vẫn phát triển một cách èo uột, không lành mạnh. Về quân sự, VN vẫn lệ thuộc từ các nguồn nước ngoài, nhất là từ Nga. Về an ninh và phòng thủ hỗ tương, VN là nước hiếm hoi trong khu vực không ký hiệp định an ninh hỗ tương với một cường quốc. Điều này cho thấy, nếu có đụng chạm xảy ra, VN sẽ đối phó một mình.
Thời gian tới chắc chắn TQ sẽ có những bước đi chiến lược. Các đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở Trường Sa sẽ lắp đặt các giàn ra đa, các hệ thống kiểm soát không lưu. TQ sẽ tuyên bố « Vùng nhận diện phòng không » trên vùng biển phía bắc Trường Sa. Khi họ tuyên bố vùng nhận diện phòng không, TQ đã chiếm được ½ Biển Đông rồi. Biển Đông để lâu càng khó là vậy.
Vừa rồi TT Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố VN sẽ « vừa hợp tác vừa tranh đấu » với TQ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vấn đề là VN « hợp tác » với TQ về cái gì ở biển Đông ?
Theo các tài liệu loan truyền từ trong nước thì lãnh đạo CSVN đã nhìn nhận với TQ là có ba vùng biển tranh chấp. Ba vùng biển này dĩ nhiên là các vùng biển Vịnh Bắc Việt, biển Hoàng Sa và Biển Trường Sa. Vùng vịnh Bắc Việt thì đã phân định xong. VN có khai thác chung với TQ ở một số lô dầu khí ở đây.
Hoàng Sa thì từ lâu nay TQ tuyên bố rằng nó thuộc chủ quyền bất khả tranh nghị của TQ. Yêu sách của TQ về hải phận « EEZ - kinh tế độc quyền » các đảo Hoàng Sa là xem các đảo này có hiệu lực như đất liền. Vị trí đặt giàn khoan 981 hồi tháng năm vừa rồi, ở cách đảo Tri Tôn 24 hải lý, cũng có mục đích thăm dò thái độ của VN về yêu sách hải phận của họ. Ý nghĩa của việc « vừa hợp tác vừa tranh đấu » ở vùng biển này có nghĩa là, hai bên « hợp tác » khai thác vùng biển ở khoảng giữa các đảo HS và bờ biển VN. Tức là vùng khai thác chung 100% trên thềm lục địa và hải phận kinh tế độc quyền của VN. Còn « tranh đấu » với TQ ở đây là cố gắng thuyết phục TQ không lấn quá xa về phía VN.
« Vừa hợp tác vừa đấu tranh » với TQ ở khu vực Hoàng Sa có nghĩa là VN mất nhiều hay mất ít mà thôi.
Còn vùng biển Trường Sa, đáng lẽ TQ không có lý do nào để đưa ra yêu sách ở đây. Vấn đề là lãnh đạo VN đã nhìn nhận rằng TQ và VN có tranh chấp ở khu vực này. Khi nhìn nhận đây là vùng biển là « có tranh chấp », theo tập quán quốc tế, khu vực này sẽ chia đôi, hay là cộng đồng khai thác.
« Vừa hợp tác vừa đấu tranh » với TQ ở khu vực biển Trường Sa chỉ có nghĩa là hai bên « hợp tác » khai thác trên thềm lục địa của VN, nhưng VN cố gắng « tranh đấu » để hưởng nhiều hơn TQ một chút.
Còn trong trường hợp khi TQ đã tuyên bố « vùng nhận diện phòng không » trên khu vực bắc quần đảo Trường Sa, dĩ nhiên VN không thể « hợp tác » được với TQ rồi, mà tranh đấu thế nào, thật tình là nan giải.
« Vừa hợp tác vừa tranh đấu » của TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ khả thi, nhưng cho thấy đây là một bước lùi chiến lược, một nhượng bộ lớn lao của VN đối với các yêu sách của TQ.
Giải pháp nào ?
Giải pháp tốt nhất vẫn là đưa vấn đề tranh chấp ra trước một trọng tài quốc tế. Gần đây tôi có đề nghị một phương án pháp lý, VN đơn phương đệ đơn ra tòa Công lý quốc tế, yêu cầu Tòa giải thích về hiệu lực ở một số điều trong các công ước quốc tế nền tảng, gồm ba điểm.
Thứ nhất, yêu cầu trọng tài quốc tế tuyên bố rằng Việc chiếm hữu một lãnh thổ bằng phương pháp vũ lực là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của LHQ.
Thứ hai, Việc TQ chiếm hữu các đảo ở Trường Sa năm 1988 bằng vũ lực không đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa chủ quyền.
Thứ ba, Việc chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa tháng giêng năm 1974 bằng vũ lực không đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa chủ quyền.
Các điều yêu cầu Tòa tuyên bố hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Tòa Công lý Quốc tế, cũng không hề dính dáng đến những bảo lưu của TQ về việc phân giải tranh chấp chủ quyền bằng trọng tài quốc tế.
Làm các việc này, thứ nhất, là ta đưa vùng biển Hoàng Sa, là vùng mà TQ nói là không có tranh chấp, trở thành vùng biển có tranh chấp. Thứ hai, sẽ ngăn chặn hành vi tuyên bố « vùng nhận diện phòng không » của TQ ở vùng bắc quần đảo Trường Sa.
Theo tôi thì việc kiên tụng này không tốn kém nhiều, cũng không có rủi ro VN bị thất kiện sẽ mất chủ quyền ở HS và TS. Theo tôi thấy, giải pháp này của tôi hiện nay vẫn là một giải pháp tốt nhất, tạo cho VN một lối thoát tránh những áp lực của TQ hiện nay.
Nhưng đó vẫn chỉ là tạm thời. Điều cần thiết là VN phải thay đổi chế độ, phải dân chủ hóa chế độ, chia sẻ những giá trị chung vơi Hoa Kỳ về dân chủ, về các quyền con người. Từ đó VN mới có thể trở thành đồng minh của HK, ký kết những kết ước an ninh hỗ tương với nước này. Việc dựa vào kẻ mạnh để tự vệ là điều mà các nước thường làm. Trong khu vực, chỉ có VN là không làm việc này.
Publié par Nhan Tuan Truong