Freitag, 12. Januar 2018

PHẬT GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ

Điều thứ tư: Phải biết rỏ ràng luật lệ để thi hành là: Luật pháp là cho mọi người được quyền Tự do trong ngôn luận, để chống tham nhũng và tệ nạn bất công của xã hội, môi trường, mất đất đai, biển đảo v.v... Đó là quyền Dân chủ của công dân có quyền kiễm soát Chính quyền về vấn đề tham nhũng, hối lộ v.v... Đó là quyền xây dựng một chính trị đa nguyên, bình đẳng, cho tất cả mọi Tôn giáo cũng như công dân; được quyền thành lập một xã hội đa đảng phái bảo vệ tiếng nói chánh kiến của công dân. Đó là luật Nhân quyền.

-Chứ không phải nhà cầm quyền thi hành pháp luật không Hợp Lý với sự Tự do, Dân chủ, bình đẳng Tôn giáo và Đa phương xã hội chính kiến của công dân. Là nhà cầm quyền thi hành pháp luật ngăn cấm, bắt giam tù đày hay đàn áp đánh đập công dân là không Hợp lý. Đó là chủ nghĩa độc tài toàn trị chuyên đàn áp khống chế tiếng nói Tự do, Dân chủ, xã hội Đa phương... của công dân là không được.

KN

https://www.youtube.com/watch?v=I949uD3-au0&feature=push-u&attr_tag=ffj0FprcGmIkHtPf-6

Về tư cách của người lãnh đạo, Ngài khuyên thêm:

1. Người cầm quyền tốt hành động vô tư, không thành kiến và không kỳ thị giữa nhóm này với nhóm khác.

2. Người cầm quyền tốt không ấp ủ bất cứ loại sân hận nào với bất cứ ai.

3. Người cầm quyền tốt phải tỏ ra không sợ hãi bất cứ điều gì khi thi hành luật pháp, nếu luật pháp ấy đúng.

4. Người cầm quyền tốt phải có sự hiểu biết rõ ràng luật lệ thi hành. Không phải là luật lệ phải thi hành chỉ vì người cầm quyền có quyền hành để thi hành luật ấy. Luật pháp phải được thi hành một cách hợp lý và hợp với lẽ phải thông thường.-(Kinh Cakkavatti Sihananda)


Đường lối Phật Giáo đến với quyền uy chính trị là đạo đức hóa và sự sử dụng có trách nhiệm về quyền lực của đại chúng. Đức Phật thuyết giảng về bất bạo động và hòa bình như một thông điệp cho toàn thể vũ trụ. Ngài không chấp nhận bạo động hay sự phá hoại đời sống. Ngài tuyên bố, không có một cuộc chiến tranh nào được gọi là "chính đáng".
Học thuyết của Đức Phật giảng dạy không căn cứ trên "Triết Lý Chính Trị". Học thuyết này cũng chẳng phải để khuyến khích con người thụ hưởng lạc thú thế gian mà để chỉ rõ cho thấy con đường đạt Niết Bàn. Nói một cách khác, mục đích rốt ráo là chấm dứt ái dục trói buộc con người trong thế giới này. Câu kệ trong Kinh Pháp Cú đã khéo tóm tắt sự xác định ấy như sau: "Con đường dẫn đến lợi lạc trần gian là một, và dẫn đến Niết Bàn bằng cách sống một cuộc đời đạo hạnh lại là một con đường khác". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người Phật Tử không thể, hay không nên tham gia vào hoạt động chính trị vốn là một thực thể trong xã hội.

PHẬT GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ
Thùy Linh

Đức Phật là người chinh phục vĩ đại nhất. Ngài chinh phục thế giới bằng vũ khí của tình thương và chân lý. Giáo lý của Ngài soi sáng Con đường cho nhân loại để vượt qua thế giới tối tăm, hận thù và đau khổ, để đến thế giới của ánh sáng, tình thương và hạnh phúc. Đó là cuộc chinh phục vĩ đại nhất mà loài người được biết cho đến nay. Theo Phật Giáo, phép màu nhiệm nhất chính là giúp một kẻ độc ác trở thành một người thánh thiện. Ngài là thái tử nhưng đã từ bỏ ngai vàng để xuất gia cầu tìm chân lý giúp nhân loại thoát khỏi khổ não. Tuy không còn dính đến quyền thế, nhưng giáo lý của Ngài lại rất gần gũi với con người, kể cả các chính trị gia. Nhân Nội các mới của đất nước được thành lập, Quốc hội mới đang nhóm họp kỳ đầu tiên, tiện ngày nghỉ cuối tuần, TL mời bạn bè đọc trích đăng phần nói về Đạo Phật và Chính trị của hòa thượng K.Sri Dhammnanda do Thích Tâm Quang dịch.

Rất mong các quan chức bớt chút thời gian ghé mắt đến khi có thể, hoặc Thùy Linh nhờ ai đó in ra cho các vị ấy đọc để soi lại mình để tu tâm, tu tính…Tất nhiên từ không đọc đến đọc đã là một chặng đường dài. Từ đọc đến thực hành còn dài tít tắp nữa…Nhưng với thiện tâm là một Phật tử, Thùy Linh cứ post lên đây và hy vọng, hy vọng…
Hòa thượng K.Sri Dhammnanda do Thích Tâm Quang dịch.

PHẬT GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ

Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…Có một vấn đề cố hữu là người ta hay đem trộn lẫn tôn giáo vào chính trị. Căn bản của tôn giáo là đạo đức, thanh tịnh và đức tin, trong khi căn bản của chính trị là quyền thế. Khi tôn giáo được sử dụng để thỏa mãn ý đồ chính trị, tôn giáo phải đi trước những lý tưởng đạo đức cao cả và trở nên mất giá trị bởi những yêu cầu chính trị trần tục. Sức đẩy của Phật Pháp không phải nhằm vào việc tạo lập các thể chế chính trị mới và các cuộc cải tổ chính trị. Phật Pháp căn bản tìm cách giải quyết các khó khăn của xã hội bằng cách cải tạo chính những con người thành lập xã hội ấy, bằng cách đề nghị một số nguyên tắc tổng quát để xã hội được hướng dẫn tới tinh thần nhân cao cả hơn, để cải tiến phúc lợi cho các thành viên và chia sẻ tài nguyên công bằng hơn. Thể chế chính trị chỉ có một giới hạn nào đó trong việc bảo toàn hạnh phúc và sự thịnh vượng của người dân. Không có một hệ thống chính trị nào, dù lý tưởng đến đâu đi nữa, có có thể mang lại thực sự hòa bình và hạnh phúc chừng nào con người còn bị chi phối bởi tham, sân và si. Dù một hệ thống chính trị tốt và công bằng, bảo đảm nhân quyền căn bản, bao hàm sự hạn chế và quân bình trong việc sử dụng quyền lực là một điều kiện quan trọng cho đời sống hạnh phúc trong xã hội, người ta cũng không nên lãng phí thì giờ vào sự tìm kiếm bất tận một hệ thống chính trị chủ yếu mà con người có thể hoàn toàn được tự do. Vì tự do hoàn toàn không thể tìm trong bất cứ một hệ thống nào mà chỉ tìm thấy trong những tâm đã được tự do mà thôi. Muốn được tự do, con người phải nhìn trở vào nội tâm mình và hành hoạt làm sao để giải thoát chính mình khỏi xiềng xích của vô minh và tham dục. Tự do trong ý nghĩa đúng nhất của nó chỉ có thể đạt được khi một người biết sử dụng Pháp để phát triển cá tính qua lời nói và hành động chính đáng và rèn luyện tâm ý để phát triển tiềm năng tinh thần và hoàn tất mục tiêu giác ngộ tối hậu.

Trong khi công nhận sự ích lợi của việc tách rời tôn giáo với chính trị và những giới hạn của hệ thống chính trị trong việc mang hòa bình và hạnh phúc, có nhiều khía cạnh của lời Phật dạy tương đồng gần gũi với sự cải biến chính trị hiện tại.

- Trước tiên, Đức Phật đã nói về sự bình đẳng của tất cả mọi người, trước cả Abraham Lincoln. Ngài còn nói những giai tầng và đẳng cấp xã hội là những chướng ngại nhân tạo dựng nên bởi xã hội. Theo Ngài chỉ có sự phân chia thứ hạng con người được căn cứ trên phẩm cách, đạo đức.

- Thứ hai, Đức Phật khuyến khích tinh thần hợp tác xã hội và sự tham gia tích cực vào xã hội. Tinh thần này được tích cực đẩy mạnh trong tiến trình chính trị của xã hội tiên tiến.

- Thứ ba, vì Đức Phật không chỉ định ai là người thừa kế Ngài nên thành viên của Tăng Đoàn được hướng dẫn bởi Giáo Pháp và Luật, hay nói tóm lại bởi Giới Luật. Cho đến ngày nay, thành viên của Đoàn Thể Tăng Già đều phải tuân theo Giới Luật. Giới Luật chi phối và hướng dẫn tư cách đạo đức họ.

- Thứ tư, Đức Phật khuyến khích tinh thần trao đổi ý kiến và tiến trình dân chủ. Điều này được thể hiện trong phạm vi Đoàn Thể Tăng Già mà tất cả thành viên đều có quyền quyết định những công việc chung. Khi nêu lên một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi sự chú ý, những cách giải quyết được đưa ra giữa các tỳ kheo để bàn luận giống như trong hệ thống nghị trường dân chủ hiện tại. Thủ tục theo chế độ tự quản này đã làm cho nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng trong các hội trường Phật Giáo tại Ấn Độ cách đây hơn 2500 năm đã thấy có những nguyên tắc sơ đẳng của thể thức áp dụng tại nghị trường ngày nay. Một giới chức đặc biệt giống như vị Chủ Tịch Viện được chỉ định để bảo quản phẩm cách của hội nghị. Một giới chức thứ hai được chỉ định giống như vai trò của Nghị Viên phụ trách tổ chức (Chief Whip) để kiểm soát túc số (tức số đại biểu qui định). Những vấn đề được đưa ra thảo luận dưới hình thức đề nghị. Trong một số trường hợp, vấn đề chỉ cần biểu quyết một lần, có trường hợp phải đến ba lần. Thủ tục này đã đi trước Nghị Viện ngày nay đòi hỏi một dự án phải được đọc lần thứ ba truớc khi thành luật. Nếu cuộc thảo luận có những ý kiến dị biệt, vấn đề phải được quyết định bằng đa số tuyệt đối trong một cuộc đầu phiếu kín.

Đường lối Phật Giáo đến với quyền uy chính trị là đạo đức hóa và sự sử dụng có trách nhiệm về quyền lực của đại chúng. Đức Phật thuyết giảng về bất bạo động và hòa bình như một thông điệp cho toàn thể vũ trụ. Ngài không chấp nhận bạo động hay sự phá hoại đời sống. Ngài tuyên bố, không có một cuộc chiến tranh nào được gọi là "chính đáng".

Ngài dạy: "Kẻ chiến thắng gieo hận thù, kẻ chiến bại sống đời lầm than. Ai là kẻ từ bỏ cả thắng lẫn bại, kẻ đó hạnh phúc và an lạc". Không những Đức Phật dạy bất bạo động và hòa bình, Ngài là vị Đạo Sư Tôn Giáo duy nhất thân hành đến chiến trường để ngăn cản chiến tranh. Ngài đã hóa giải sự căng thẳng giữa hai dòng họ Thích Ca và Koliyas sắp sửa khởi chiến trên dòng sông Rohini. Ngài đã thuyết phục được Hoàng Đế A-Xà-Thế dừng binh đi đánh Vương Quốc Vajjis. Đức Phật thảo luận sự quan trọng về điều kiện tiên quyết của một chính quyền tốt. Ngài trình bầy cho thấy một đất nước đi đến thối nát, suy đồi, bất hạnh như thế nào khi người cầm đầu chính phủ nhũng lạm và bất công. Ngài chống lại sự tham nhũng và cho biết chính quyền cần hành động ra sao căn cứ trên nguyên tắc nhân đạo. Đức Phật có lần nói: "Khi người cầm quyền quốc gia công bằng và đức hạnh, các bộ trưởng (đại thần) cũng trở nên công bằng và đạo hạnh; khi các bộ trưởng công bằng và đạo hạnh, những giới chức cao cấp trở nên công bằng và đạo hạnh; khi các giới chức cao cấp công bằng và đạo hạnh, đội ngữ và đoàn sinh trở nên công bằng và đạo hạnh; khi đội ngữ và đoàn sinh trở nên công bằng và đạo hạnh, người dân trở nên công bằng và đạo hạnh". (Tăng Chi Bộ Kinh). Trong kinh Cakkavatti Sihananda, Đức Phật dạy vô luân và tội ác, như trộm cắp, lừa dối, bạo động, sân hận, độc ác, có thể phát xuất vì nghèo khổ. Các vua chúa và chính quyền có thể cố gắng ngăn chận tội ác bằng hình phạt, nhưng chỉ dùng võ lực để triệt tiêu tội ác thì vô ích. Trong kinh Kutadanta, Đức Phật khuyến dụ nên phát triển kinh tế thay vì võ lực để giảm thiểu tội ác. Chính quyền nên sử dụng tài nguyên quốc gia để cải tiến điều kiện kinh tế trong nước. Có thể bắt tay vào việc phát triển nông nghiệp và mở mang nông thôn, hỗ trợ tài chánh cho các nhà thầu và người kinh doanh, trả lương xứng đáng cho công nhân để duy trì cuộc sống tươm tất có nhân cách. Trong kinh Jataka, Đức Phật dạy mười điều cần thiết cho một chính quyền tốt được gọi là "Dasa Raja Dharma". Mười điều này có thể áp dụng cả đến ngay nay cho bất cứ một chính quyền muốn trị nước hòa bình. Những nguyên tắc đó là:

1. Không thành kiến và tránh ích kỷ.

2. Duy trì đặc tính luân lý cao.

3. Sẵn sàng hy sinh lạc thú riêng tư cho hạnh phúc của người dân

4. Chân thật và hết sức liêm chính.

5. Sống cuộc đời thanh bạch cho người dân tích cực noi gương.

6. Không bị bất cứ hình thức sân hận nào.

7. Bất bạo động.

8. Thực hành hạnh kiên nhẫn.

9. Tôn trọng ý kiến quần chúng để động viên hòa bình và hòa hợp.

Về tư cách của người lãnh đạo, Ngài khuyên thêm:

1. Người cầm quyền tốt hành động vô tư, không thành kiến và không kỳ thị giữa nhóm này với nhóm khác.

2. Người cầm quyền tốt không ấp ủ bất cứ loại sân hận nào với bất cứ ai.

3. Người cầm quyền tốt phải tỏ ra không sợ hãi bất cứ điều gì khi thi hành luật pháp, nếu luật pháp ấy đúng.

4. Người cầm quyền tốt phải có sự hiểu biết rõ ràng luật lệ thi hành. Không phải là luật lệ phải thi hành chỉ vì người cầm quyền có quyền hành để thi hành luật ấy. Luật pháp phải được thi hành một cách hợp lý và hợp với lẽ phải thông thường.-(Kinh Cakkavatti Sihananda)

Kinh Milanda Panha có nêu như sau: "Nếu một người thiếu tư cách, thiếu khả năng, không thích hợp, bất lực và không đáng làm vua, tự mình tôn phong làm vua hay người trị vì với uy quyền to lớn, kẻ đó sẽ bị hành hạ khổ sở...phải chịu nhiều hình phạt bởi người dân, vì thiếu tư cách và không xứng đáng, đã tự mình lên ngôi vua bất chính". Người cầm quyền, cũng như những người khác vi phạm và đi quá giới đức và nguyên tắc căn bản của tất cả luật lệ xã hội trong nhân loại, thì cũng phải chịu hình phạt. Hơn thế nữa, người cầm quyền bị khiển trách đã sử sự như một tên ăn cắp của công. Câu chuyện trong Kinh Jataka có nêu rằng, người cầm quyền mà trừng phạt người vô tội, không trừng phạt kẻ có tội thì không xứng đáng trị vì đất nước. "Nhà Vua lúc nào cũng phải tự mình thăng tiến, và cẩn thận quán chiếu hạnh kiểm của mình trong hành vi, lời nói và tư tưởng, luôn luôn cố gắng tìm tòi và lắng nghe ý kiến đại chúng xem mình có phạm lỗi lầm hay sai sót trong việc trị vì vương quốc. Nếu có sự trị vì sai quấy, họ sẽ kêu ca khi bị thiệt hại bởi sự bất lực của người cầm quyền do chính sách hình phạt, thuế má, bất công hay những áp bức kể cả sự tham nhũng dưới bất cứ hình thức nào, và người dân sẽ chống lại nhà cầm quyền bằng cách này hay cách khác. Trái lại, nếu nhà vua trị vì minh chánh, thần dân sẽ chúc phúc ngài: Hoàng Thượng Muôn Năm". (Majjhima Nikaya - Trung Bộ). Đức Phật nhấn mạnh về trọng trách của người cầm quyền biết dùng sức mạnh quần chúng để cải tiến phúc lợi cho dân như Hoàng đế Asoka đã làm vào thế kỷ III (TCN). Asoka, một tấm gương sáng chói về nguyên tắc này vì vua đã quyết định sống đúng theo Giáo Pháp và truyền bá Chánh Pháp để phục vụ dân chúng và nhân loại. Vị Hoàng Đế này tuyên bố không dùng võ lực với quốc gia lân bang, cam kết thiện chí này bằng cách gửi các sứ giả cùng với thông điệp hòa bình và không gây hấn đến những vị vua ở xa. Ngài đã động viên sự phát huy các đức hạnh xã hội như chân thật, trung thành, từ bi, nhân ái, bất bạo động, cư xử đứng đắn với mọi người, không phung phí, không hám lợi, và không làm tổn thương thú vật. Ngài khuyến khích tự do tôn giáo và sự tôn kính lẫn nhau giữa các tôn giáo. Ngài tổ chức các cuộc thuyết Pháp định kỳ cho các đồng bào tại nông thôn. Ngài phụ trách các công việc lợi ích công cộng, như thiết lập các bệnh viện cho người và vật, cung cấp thuốc men, trồng cây cối trên các đường lộ và rừng, đào giếng, xây cất các trạm tiếp tế nước và các nhà tạm trú. Ngài triệt để cấm ác độc với thú vật.

Có đôi khi Đức Phật được xem như một nhà cách mạng xã hội. Chẳng hạn như Ngài lên án hệ thống giai cấp, xác nhận sự bình đẳng giữa mọi người, lên tiếng về sự cần thiết cải tiến các điều kiện kinh tế xã hội, công nhận tầm quan trọng của việc chia sẻ hợp lý của cải giữa người giàu và người nghèo, nâng cao địa vị phụ nữ, khuyến cáo tinh thần hợp tác nhân đạo trong chính quyền và nền hành chánh, dạy rằng không nên điều hành xã hội bằng lòng tham mà phải bằng lòng tôn trọng và từ ái đối với dân chúng. Ngoài những việc như trên, sự đóng góp của Đức Phật cho nhân loại còn vĩ đại hơn nhiều vì Ngài đã phát động một điểm mà từ trước tới nay chưa có một nhà cải cách nào đã làm bằng cách đi ngược vào gốc rễ thâm sâu nhất của tính bất thiện nằm trong tâm con người. Cải cách chân chính chỉ có thể có hiệu quả khi được thực hiện ngay trong tâm con người.

Những cải cách bằng sức mạnh trên thế giới bên ngoài đều rất ngắn hạn vì không có gốc rễ. Nhưng những cải cách nẩy sanh từ kết quả của sự thay đổi tâm thức bên trong con người mới có gốc rễ lâu dài. Khi những cánh cây đâm chồi mọc nhánh, chúng sẽ rút dinh dưỡng từ một nguồn không bao giờ cạn là những thôi thúc do bản năng của dòng sống đang trôi chảy. Cho nên những cải cách chỉ hữu hiệu khi tâm con người đã chuẩn bị sẵn sàng phương cách, và chúng chỉ được duy trì được bao lâu mà con người còn biết bồi dưỡng sinh khí cho chúng bằng tình yêu thương chân lý, công bằng, và đồng loại. Học thuyết của Đức Phật giảng dạy không căn cứ trên "Triết Lý Chính Trị". Học thuyết này cũng chẳng phải để khuyến khích con người thụ hưởng lạc thú thế gian mà để chỉ rõ cho thấy con đường đạt Niết Bàn. Nói một cách khác, mục đích rốt ráo là chấm dứt ái dục trói buộc con người trong thế giới này. Câu kệ trong Kinh Pháp Cú đã khéo tóm tắt sự xác định ấy như sau: "Con đường dẫn đến lợi lạc trần gian là một, và dẫn đến Niết Bàn bằng cách sống một cuộc đời đạo hạnh lại là một con đường khác". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người Phật Tử không thể, hay không nên tham gia vào hoạt động chính trị vốn là một thực thể trong xã hội.

Cuộc sống của những thành viên trong xã hội được hình thành bởi luật lệ và quy tắc, bởi những cải cách kinh tế hợp pháp trong nước, những sự canh tân về tổ chức ảnh hưởng bởi các nguyên tắc chính trị của xã hội ấy. Tuy vậy, nếu một Phật tử muốn hoạt động chính trị, người đó không nên dùng tôn giáo để đạt uy quyền chính trị, và cũng không nên khuyến bảo những ai đã từ bỏ cuộc đời trần tục sống một cuộc đời thanh tịnh, đạo hạnh tham gia hoạt động chính trị.



Khi ông Tổ Lenin nói:

Không nên để cho cuộc sống xã hôi ("Tự do, Dân chủ, Đa nguyên xã hội") được dễ dàng đó là sự bền vững cho chế độ độc tài.

Nghĩa là
"Là đàn áp bịt miệng báo chí tiếng nói tự do dân chủ của người dân"
Unterdrückt Stimmen mundtot Pressefreiheit und Demokratie des Volkes

http://gutezitate.com/zitate-bilder/zitat-nichts-vereinfacht-das-leben-so-nachhaltig-wie-eine-diktatur-wladimir-iljitsch-lenin-249524.jpg

Làm người thế kỹ...

Làm người cho đáng làm người

Không như bầy khỉ cúi đầu lặng thinh

Dân kêu dân chết dân than

Cùng nhau tiếng nói độc tài hại dân

Độc tài phong kiến từ lâu

Quyền hành bạo lực lên đầu người dân

Gây ra nỗi sợ vô hình

Trên đầu trên cổ gông cùm nhân dân

Dân oan dân chết ngoài khơi

Ngư nghiệp mất hết không ngoài Trung Hoa

Nông dân mất đất kêu vang

Công nhân rên xiết quặn mình đau thương

Tiểu thương chợ búa rên la

Siêu cao thuế nặng giết dần tiểu thương

Doanh nghiệp nhà nước đở đầu

Đồ ăn độc hại giết mòn dân ta

Tuyên truyền giã dối mị dân

Nước nhà độc lập nhờ ơn bác Hồ "Đảng cộng sản"

Chia ly tữ biệt muôn nhà

Thành ra tự chủ cho loài Bắc phương

Công trình xây dựng nước nhà

Gói thầu Trung Quốc còn gì nước ta

Công nhân là lính trá hình

Lập khu tự trị nước ta thôi rồi

Làm người không lẻ nhẫn tâm

Như bầy quỹ đỏ lạc loài Trung Hoa

Độc tài đảng trị ai ơi

Tham quyền cố vị tôi đòi bác Mao

Làm người chính trực hôm nay

Không luồn không cúi trước bầy gian tham

Đứng ngay nói thẳng ngẫng đầu

Không sợ không hãi là người chúng ta

Làm người thế kỹ hôm nay

Trí tuệ rộng mở con đường quang vinh

Tư do dân chủ phải đòi

Không đòi không hỏi ai ban cho mình

Tự do dân chủ đa nguyên

Con đường phía trước tuy xa mà gần

Nói lên tiếng nói của mình

Cùng nhau tiếng nói nối vòng nước Nam

KN

Donnerstag, 11. Januar 2018

Khi nhà nước độc tài chơi chữ và tự sướng...

Khi nhà nước độc tài chơi chữ và tự sướng... "của một nhà nước pháp quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân".
- Lại vô cùng sợ hãi nhân dân thực hiện 3 quyền lợi tự do ngôn luận của nhân dân là :" Dân chủ, Nhân quyền, Tôn giáo ".
Thì đúng là lòi cái đuôi của độc tài trị "Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự, khắc phục tình trạng vô kỷ luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để gây rối an ninh, trật tự; làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” để chống phá chế độ ta." Những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, coi đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta.
_Một nhà nước Pháp quyền do dân của dân và vì dân là một nhà nước tự do dân chủ đa nguyên xã hội trị. Chứ đâu lại có nhà nước Pháp quyền của dân do dân và vì dân lại có cái đuôi XHCN kiên định theo đường lối Mác- Lenin, và tư tưởng Hồ Chí Minh là của Mao Trạch Đông của Trung Hoa. Quyết tâm xây dựng một dân chủ XHCN là độc tài dân chủ trị thì còn gì được gọi là nhà nước Pháp quyền của dân được nữa. Của một nền dân chủ cực đoan nhà nước ta thì đúng quá. Không chê vào đâu được nữa.
Thời sự > Chính trị
Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân
09/01/2017 18:49 GMT+7
Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa có bài viết về chủ đề tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Nhân dịp này, xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” của Chủ tịch nước Trần Đại Quang:
Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Sau thắng lợi hào hùng của cuộc Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại về nhà nước pháp quyền nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, tiếp đến là trong các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013. Mỗi bản hiến pháp là một dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước ta. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, Nhà nước ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, đã làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, nhất là sau khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) về “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh”, công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta đã có những tiến bộ to lớn. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội đã có bước đổi mới vừa bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan nhà nước. Bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân của Nhà nước được giữ vững và củng cố. Hệ thống quan điểm, nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân từng bước được hoàn chỉnh.
Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 cùng nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, trước hết là các cơ quan hành chính nhà nước đã được đổi mới và hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả. Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước được phân định rõ hơn và trong tổ chức thực hiện đã có những bước tiến tích cực. Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực, tác động mạnh mẽ đến việc giải phóng sức sản xuất, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Dân chủ về chính trị có bước tiến quan trọng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Chính phủ và các bộ tập trung hơn vào quản lý nhà nước, điều hành vĩ mô và giải quyết những vấn đề chiến lược liên quan đến quốc kế dân sinh. Cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng, tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp. Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp được thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật và được triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt những kết quả bước đầu quan trọng. Tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, tổ chức luật sư, các cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, chất lượng hoạt động được nâng cao, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hạn chế được tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đặt ra rất cấp bách. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị... Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Để Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh, quản lý, điều hành đất nước hiệu lực, hiệu quả, trước hết cần quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước: “Tính chất nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp... Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”.
Gắn kết chặt chẽ bản chất giai cấp của Nhà nước với tính dân tộc, tính nhân dân, thể hiện sâu sắc ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bởi lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, của dân tộc và của nhân dân là thống nhất. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, như Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đề ra. Xây dựng Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh, gần dân, sâu sát dân, bảo đảm trên thực tế mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Tổ chức nhiều hình thức phù hợp để nhân dân tích cực tham gia hoạch định chính sách, pháp luật và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan nhà nước, coi đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta. Chính quyền có trong sạch, được dân tin yêu, ủng hộ thì mới vững mạnh, giữ vững được quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tạo động lực to lớn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là phương hướng cơ bản để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương, siết chặt kỷ luật; quyền đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ; dân chủ được thể chế hóa thành pháp luật, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật. Tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, coi đó là công cụ quan trọng và hữu hiệu để bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước, thiết lập kỷ cương xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong nội bộ các cơ quan, tổ chức nhà nước; đề cao trách nhiệm kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, của các cấp chính quyền đối với mọi cơ quan, tổ chức trên địa bàn, lãnh thổ. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự, khắc phục tình trạng vô kỷ luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để gây rối an ninh, trật tự; làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” để chống phá chế độ ta.
Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) để các cơ quan này thực sự là cơ quan đại diện của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước trong việc xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương. Hoàn thiện và phân định rõ mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định. Tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa giám sát của Quốc hội với kiểm tra, giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và sự giám sát của nhân dân. Các cơ quan hành chính nhà nước phải nghiêm túc chấp hành các quyết định của cơ quan dân cử trong trách nhiệm, quyền hạn được pháp luật quy định và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của nhân dân. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chức theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; chú trọng tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân; xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, quản lý nhà nước có hiệu quả, giảm mạnh, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà, đáp ứng tốt nhất yêu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Phân định rõ hơn vai trò và hoàn thiện cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Quy định rõ trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước, đề cao đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Thông qua các công cụ quản lý vĩ mô và vai trò của kinh tế nhà nước để quản lý thị trường, điều tiết thu nhập, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền và các tầng lớp dân cư. Kiểm soát việc phân bổ, quản lý và sử dụng vốn, tài sản công, khắc phục tình trạng vô chủ, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền, thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Xử lý nghiêm minh các hành vi trì hoãn, làm sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xây dựng, hoàn thiện những quy định để người dân trình bày nguyện vọng, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, tạo sự đồng thuận trong xã hội; đồng thời ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự.
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên cả ba lĩnh vực: Xây dựng pháp luật, chấp hành pháp luật và bảo vệ pháp luật. Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, hiện đại với tính công khai, minh bạch cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng. Chỉ đạo chặt chẽ quá trình chuẩn bị và thông qua các dự án luật, bảo đảm quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, tổng kết thực tiễn, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp tiên tiến của nước ngoài; tập hợp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, ý kiến đóng góp của nhân dân, nhất là các đối tượng có liên quan đến việc thi hành pháp luật. Các bộ luật, luật ban hành cần bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, quy định cụ thể để giảm tình trạng phải chờ đợi văn bản hướng dẫn mới thi hành được. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành. Tổ chức thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, đấu tranh chống các biểu hiện coi thường pháp luật, kỷ cương, phép nước.
Cùng với tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật”, cần coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, kết hợp sức mạnh của pháp luật với sức mạnh đạo đức, văn hóa và dư luận xã hội. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên trong việc xây dựng, bảo vệ chính quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thu hút sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước cũng như trong đời sống xã hội.
Chú trọng phân định rành mạch thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền tư pháp trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp. Cụ thể hóa đầy đủ các nguyên tắc hiến định về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Tiếp tục kiện toàn tổ chức cơ quan điều tra, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan điều tra. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đối với từng lĩnh vực hoạt động tư pháp; thường xuyên cập nhật thông tin hợp tác quốc tế về tư pháp và các lĩnh vực liên quan. Tích cực chuẩn bị đội ngũ luật sư, cán bộ các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp có đủ khả năng tham gia tố tụng trong các vụ, việc có yếu tố nước ngoài và giải quyết các tranh chấp quốc tế, bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung và hoàn thiện lý luận, rút ra những bài học kinh nghiệm về cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Trên cơ sở đó, cung cấp những luận cứ khoa học để tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; Nhà nước hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả; nhân dân ngày càng tham gia nhiều hơn vào các công việc của Nhà nước.
Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ sự nghiệp đổi mới đất nước, tận dụng mọi thời cơ, vượt lên mọi khó khăn, thách thức, nhất định công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân sẽ giành được những thành tựu to lớn hơn nữa, đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn-cua-dan-do-dan-va-vi-dan-351028.html

Gia tài của Mẹ đó
Để lại cho người con
Dãi non sông gấm vóc
Biển bạt ngàn quê ta
Gia tài của Cha đó
Để lại cho người con
Đất rừng núi bạt ngàn
Của công cha xây dựng
Bổng dưng nay không còn
Biển đảo giặc Tàu chiếm
Cá chết trắng phơi thây
Nguồn ô nhiễm chất độc
Núi rừng đồi cô trọc
Đất đai cùng lãnh thổ
Cắt nhượng xin chư hầu
Uy quyền một lãnh chúa
Phá nát nước Nam ta
KN

Donnerstag, 4. Januar 2018

TƯ DUY: NGHĨ và SUY


Nhưng với sinh vật hai chân chúng ta, đã tự cách mạng (Revolution) để có Ý NIỆM "Con Người" hay Nhân Bản (Humanity), nó là Giá Trị được tư duy đặt ra! Và từ đó nó liên tục CÁCH MẠNG thay đổi. theo ƯỚC MUỐN TỰ DO
TƯ DUY: NGHĨ và SUY
http://www.wakasmir.com/wp-conte…/uploads/…/12/thinker21.jpg
3 Điều Căn Bản Về "Con Người" và "Xã Hội"
1- Lịch Sử không dừng lại ở thời điểm nào với bất cứ định chế mô thức nào- Loài Hai Chân đã có mặt hàng triệu năm- nhưng nhận thức Xã hội tương quan "loài người chính trị" chỉ trên dưới 10,000 năm; Và nỗ lực VƯỢT THOÁT của CON NGƯỜI khỏi gông cùm QUYỀN LỰC BẠO NGƯỢC và hình thành cơ cấu trong ý thức dân chủ bình đẳng chỉ mở khởi đầu vài trăm năm.
2-"Con Ngưòi" căn bản là sinh vật như bao nhiêu sinh vật khác, với bản năng tự nhiên giống nhau với những "nhu cầu tự nhiên" (basic survival instinct) - tất đều theo sức ép của môi trường thiên nhiên ngoại cảnh mà tiến hoá (evolution)- Nhưng với sinh vật hai chân chúng ta, đã tự cách mạng (Revolution) để có Ý NIỆM "Con Người" hay Nhân Bản (Humanity), nó là Giá Trị được tư duy đặt ra! Và từ đó nó liên tục CÁCH MẠNG thay đổi. theo ƯỚC MUỐN TỰ DO (ontological & volitional needs) chứ không còn phải chỉ là Tiến Hoá với nhu cầu và bản năng sinh tồn và di truyền giống nữa. Thí dụ như ý niệm Luân Lý, Tự Do, Bình Đẳng, Tín Ngưỡng, Nghệ Thuật, Cộng hưởng, cộng tồn v.v
3- Cho nên Con Người là một thực thể động (dynamic beings) bao gồm Tiến Hóa và Cách Mạng (evolution & revolution) nghĩa là Con Người không chỉ tiến hóa, mà còn có khả năng cưỡng chống lại những áp lực và định hưóng cho Tiến Hóa (evolve-evolution) của mình, gọi là cách mạng (revolt--revolution).. Thí dụ để chống lạnh, Con Ngưòi không mọc lông dầy hơn, mà chế tạo quần áo ấm, máy móc lò sưởi v.v ĐỂ ĐI NHANH, Con Người không tiến hóa làm cho đôi Chân dài ra hay mạnh hơn, mà dùng Con Vật khác kéo mình, rồi chế tạo ra xe, máy bay v.v Về Xã hội con ngưòi không theo tiến hóa của áp lực mà DỰ PHÓNG, KHAI PHÁ, để SÁNG TẠO những mô thức lý thuyết về cấu trúc xã hội chính trị cho chính mình, rồi thực nghiệm những mô hình này- qua các cuộc CÁCH MẠNG...với CÚU CÁNH không chỉ còn là TỒN TẠI như một sinh vật mà TỒN TẠI với nềnTỰ DO và NHÂN BẢN mà nó đặt ra. Nỗ lực cách mạng để đến mục tiệu TỤ DO và NHÂN BẢN vẫn nằm trong nguyên tắc sai thử! Và nỗ lực kiện toàn và cách mạng không bao giờ dừng lại.
Xác định 3 dữ kiện này, thì sẽ không sa bẫy và không đi vào khoảng không lý luận.(nkptc)


Trên Thế giới ngày nay chỉ có hai chủ nghĩa nói chung là "Tư bản chủ nghĩa" và " Cộng sản chủ nghĩa" hay " Độc tài cực đoan tôn giáo".

In der heutigen Welt gibt es im allgemein nur zwei "Kapitalismus" und "Kommunismus" oder "Religiöse Extremisten".

Tư bản chủ nghĩa có hướng đi là xây dựng xã hội dân sự, cho người dân được hưởng tất cả mọi quyền lợi bình đẳng của một con người, là Tự do tôn giáo, ngôn luận của sự Dân chủ là quyền lợi đa phương đa đảng phái, mà mỗi người công dân đều được hưởng quyền làm người công dân của mình.

Der Kapitalismus soll die Zivilgesellschaft aufbauen, damit die Menschen alle gleichen Rechte eines Menschen genießen können, nämlich die Religionsfreiheit, die Rede der Demokratie als multilaterale Mehrparteiigkeit Jeder Bürger hat Anspruch auf seine Staatsbürgerschaft.

Cộng sản chủ nghĩa có hướng đi là xây dựng xã hội, quyền lực tập trung vào độc đảng quyền trên tất cả mọi sinh hoạt cuộc sống của người công dân. Độc tài toàn trị kiễm soát tất cả mọi quyền lợi của người công dân, không được lên tiếng nói tự do để thực hiện quyền dân chủ đa phương xã hội của mình.

Kommunistische Orientierung ist es, eine soziale Macht aufzubauen, die sich auf die Ein-Parteien-Herrschaft über alle Lebensaktivitäten des Bürgers konzentriert. Die totalitäre Kontrolle aller Bürgerinteressen spricht nicht frei für die Ausübung ihrer multilateralen sozialdemokratischen Rechte.

Độc tài cực đoan tôn giáo là ngăn cấm tất cả mọi tôn giáo khác ngay như cả dám giết người để bảo vệ quyền lực độc tài quyền lực tôn giáo của họ là chính đáng trên tất cả mọi tôn giáo khác.

Der religiöse Extremist verbietet allen anderen Religionen, Menschen zu töten, um ihre autoritäre religiöse Macht über alle anderen Religionen zu schützen.


KN