Mittwoch, 13. September 2017

Việt Nam...

Việt Nam...
Những người biết là sai mà không dám nói ý kiến của mình mà phớt lờ coi như không biết. Thì được gọi là kẽ ngu.
Những người biết là sai và dám nói ra ý kiến của mình, mà bị chính quyền cho là tin bịa đặt, bôi bác v.v... thì chính quyền đó là kẽ tội phạm.
KN
Khanh Nguyen
Dù không phải là chuyên gia Luật, nhưng tôi cũng có thể là một người tham nhũng trong nhóm lãnh đạo độc tài cộng sản hiện nay. Do đó tôi đề nghị nên bỏ Facebook, nếu không một ngày nào đó quyền tự do ngôn luận của người dân càng ngày càng lớn, thì mặt trái dơ bẩn xã hội dối trá của chúng ta càng ngày càng hiện rỏ ra, do chúng ta độc quyền lảnh đạo đất nước mới xảy ra những sự việc của ngày hôm nay. Mất biển đảo cho thuê đất đai, tài nguyên khoáng sản vô tôi vạ v.v...Vì cái tội tham nhũng của chúng ta càng ngày càng lớn mạnh đến nổi cướp đất của nông dân ngay trước mặt. Với điều luật phi lý mỹ miều của chúng ta " Đất đai, khoáng sản, tài nguyên v.v... là của nhân dân nhưng do chúng ta quản lý..." Nhân dân không được quyền lên tiếng nói việc làm sai trái của nhà nước mà chỉ biết phục tùng và vâng lời theo điều kiện của chúng ta được quyền cho phép hay không được quyền nói xấu nhà nước về việc làm sai trái của chúng ta. Một chính quyền nhân dân tất cả là của nhân dân nhưng độc quyền độc tài cai trị nhân dân.

"Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam"
(GDVN) - "Là một người đang sử dụng facebook, tôi thấy rõ ràng, bên cạnh những cái lợi thì thực tế có không ít nhóm, hội được lập ra trên facebook chỉ để bêu xấu, có những hành động vượt quá kỷ cương, pháp luật, thuần phong mỹ tục...
Việc không kiểm soát được các nội dung của người dùng facebook như thế sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu cho xã hội, vì thế, tôi thấy rằng, cần chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam", độc giả Phạm Quốc Dũng bày tỏ.
LTS: Thời gian qua, đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội facebook tại Việt Nam. Bên cạnh những mặt lợi thì cũng còn không ít những điều hại nảy sinh từ đây. Trong ý kiến gửi đến Báo Giáo dục Việt Nam, độc giả Phạm Quốc Dũng đã bày tỏ sự lên án mạnh mẽ những điều hại này và nêu rõ quan điểm của mình, mong muốn nên chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
Người dùng facebook có nhiều nội dung vượt quá giới hạn, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc
Trước khi vào những ý kiến chính, tôi phải khẳng định rằng, tôi cũng là một người dùng facebook và cũng có thời được mệnh danh là "nghiền" facebook hơn cả nhiều thứ.
Với những ai dùng mạng xã hội nói chung và mạng facebook nói riêng có thể thấy sự phổ biến, phát triển nhanh chóng của nó ở Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn. Có được điều đó, chính là dựa trên những mặt lợi, tích cực của facebook.
http://1.bp.blogspot.com/…/t%25E1%25BA%25A3i%2Bxu%25E1%25BB…
Độc giả bày tỏ, cần chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam (Ảnh nguồn Internet).
Đó là khi tham gia vào cộng đồng này, người dùng có thể thỏa sức kết nối, kết bạn với bạn bè ở khắp mọi nơi trong nước và thế giới, khoảng cách địa lý ở đây dường như bị thu hẹp, thậm chí là bỏ đi. Mọi người có thể thỏa mái bày tỏ những lời chia sẻ, những tâm sự thậm chí là những quan điểm cá nhân trước một hay nhiều sự việc, sự kiện nhất định của bản thân hay xã hội mà không bị giới hạn.
Độc giả đóng góp ý kiến xin gửi về báo Giáo dục Việt Nam theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Không chỉ thế, ở đây còn là một diễn đàn mở, khi không phải chỉ ý kiến một người mà nhiều khác cũng có thể tham gia cùng bình luận, chia sẻ các ý kiến, quan điểm của mình.
Nói cách khác, khi sử dụng facebook, các thành viên có thể cảm thấy được rõ nhất sự tự do, thoải mái, không bị gò bó, khuôn phép.
Những trò chơi, ứng dụng vui trên facebook cũng giúp cho người tham gia cảm thấy giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong công việc.
Ảnh: minh họa, nguồn internet
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của facebook thì trong thời gian qua, đã xuất hiện không ít cá nhân, tổ chức đã lợi dụng facebook để bôi xấu, có những hành động vượt quá khuôn khổ của kỷ cương và pháp luật cho phép.
Trên facebook có nội dung xấu bôi nhọ cán bộ cấp cao của nhà nước, khó kiểm soát!
Không những vậy, nhiều cá nhân, facebook còn dùng lợi thế trên để chế giễu, xúc phạm từ các cá nhân bình thường đến các lãnh đạo cấp cao. Việc này, có thể khẳng định đã vượt quá xa so với tôn chỉ, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và kể cả thế giới.
"...Việc không kiểm soát được các nội dung của người dùng facebook như thế sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu cho xã hội, vì thế, tôi thấy rằng, cần chấm dứt hoạt động của facebook tại Việt Nam", độc giả Phạm Quốc Dũng bày tỏ.
Có thể thấy rõ, trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà nước, trong đó gần đây nhất là vị Bộ trường Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng đã bị rất nhiều hội nhóm facebook mà đứng sau đó là các cá nhân có nhận thức, có tư tưởng xấu cố ý có những lời lẽ, hình ảnh, thông tin nhằm bêu xấu, xúc phạm cá nhân vị Bộ trưởng này.
Trên những trang facebook đó, những đối tượng xấu đã tha hồ dùng những từ ngữ tục tĩu, thóa mạ các các nhân, tổ chức....Không chỉ thế, các hội nhóm này còn kêu gọi nhiều nội dung xấu, tiêu cực, không tốt đến nhiều người bằng những hình ảnh bôi xấu cá nhân, bôi xấu lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Dù không phải là một chuyên gia Luật nhưng tôi thấy rõ ràng đây là hành vi xúc phạm cá nhân, xúc phạm lãnh đạo... cần phải bị xử lý thật nghiêm theo các qui định đã được ban hành của pháp luật.
Chưa kể những hoạt động không thể kiểm soát của các Hội, Nhóm trên facebook. Bên cạnh những Hội, Nhóm tốt thì cũng có nhiều Hội, Nhóm rất không lãnh mạnh. Họ lợi dụng facebook để nhằm tuyên truyền để xúc phạm, bôi xấu cá nhân hay tổ chức, thậm chí tuyên truyền, đưa ra những thông tin sai lệch với thực tế, đúng bản chất vấn đề nhằm làm cho cộng đồng hoang mang, lo lắng...
Việc tự do, thoải mái là tốt nhưng phải trong khuôn khổ, qui định của pháp luật cho phép, còn thực tế hiện nay, tôi thấy, việc không kiểm soát được facebook như vậy sẽ tiềm ẩn rất nhiều các nguy cơ xấu.
Từ thực tế đó, để tránh những nguy cơ xấu ở trên, tôi thấy rằng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình đưa các thông tin sai lệch thực tế, gây hoang mang cho dư luận.
Và một việc, theo tôi cũng cần thực hiện sớm đó là, cần phải đóng cửa ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
* Tít phụ do tòa soạn đặt
Độc giả đóng góp ý kiến xin gửi về báo Giáo dục Việt Nam theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Độc giả Phạm Quốc Dũng

Dienstag, 12. September 2017

Học làm người...

Học làm người...
Thời nay không phải làm dâu
Như thời phong kiến độc tài xa xưa
Quỳ lụy khép nép về nhà
Hầu trên tới dưới như thân tôi đòi
Làm dâu phải biết nể nang
Nói năng nhỏ nhẹ mọi người thân yêu
Làm chồng phải biết chữ tình
Tình cha tình mẹ hai bên chu toàn
Giờ này còn bắt làm dâu
Con đường chia rẽ gây ra hận thù
Mối tình phu phụ chúng mình
Là duyên là nợ vay nhau suốt đời
Không ai có thể rẽ chia
Bên này bên đó giành quyền cho ta
Làm chồng làm vợ thời nay
Bắt tay chung sức ra ngoài ở riêng
Mối tình đầm thắm chúng ta
Không ai có thể chia tay đôi mình
Cuộc sống là của riêng mình
Không nhờ không cậy vào đôi bên nào
Tương lai là của chính mình
Giáo điều tư tưởng là đường cản chân
Học theo nếp sống văn minh
Không nên mù quáng như thời xa xưa
Thế hệ nối tiếp của ta
Dạy sao cho biết con đường phải đi
Cứ không phải bắt thành danh
Sức học mỗi đứa làm sao so bì...
Thành danh mà chẳng thành người
Là người vô sĩ...lọc lừa gian tham
Không danh không phận thành người
Là người biết chính... biết tà... nơi đâu
Đó là thế hệ chúng ta
Con đường nối tiếp xây đời yên vui...
Chung tay ta bắt nhịp cầu
Con đường nối tiếp là đường Tự do
Ngôn luận dân chủ ta xây
Là dây xích nối con đường đa nguyên
KN

Nếu nói về người cày có ruộng thời đó. Nhân dân có được làm chủ hay không?. Hay tựu trung là thuộc về hợp tác xã do chính quyền quản lý và đảng lảnh đạo. Nếu thật sự đảng biết sửa sai thì trong cuộc trưng bày phải có những hình ảnh đấu tố địa chủ... Còn không thì chỉ là mỵ dân qua những hình ảnh trưng bày không đúng sự thật. Nói chung đảng cộng sản muốn sữa nhưng không bao giờ nhận sai về phần mình. Đảng lúc nào cũng sáng suốt thật chỉ có nhân dân là bị bịt mắt và miệng thôi. Trong một chế độ độc tài không có sai để sữa mà sữa thì lại càng sai để lấy phần đúng về mình. Sai+ sữa = Bỏ. Đó mới đúng là sữa sai còn không chỉ là một trò hề đảng đang diễn kịch qua mặt nhân dân.

(VNTB)-Cải cách ruộng đất: Hỏng, đủ, không nhất thiết và chìa khóa


18
Hòa Cầm
Tranh cổ động cho Cải cách ruộng đất
VNTB: Bài viết dưới đây là một ý kiến
mang tính diễn đàn và không phản ánh quan điểm của VNTB. Một số nội dung và
cách nhìn của bài viết có thể gây tranh luận đa chiều về lịch sử và chính trị.
Tôn
trọng tác giả và các khuynh hướng phản biện, VNTB đăng tải bài viết này để rộng
đường dư luận. Rất mong sẽ xuất hiện nhiều ý kiến trao đổi, phản biện chính thức.
 

————————————-

(VNTB) – Cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc 1949 – 1956 vừa qua đem lại nhiều sắc thái cho người xem lẫn người đọc tin.
Khó ai tin nổi là chính quyền lại tổ chức triển lãm chủ đề nhạy cảm đó vào trong thời gian này. Một cuộc triển lãm về cái thời kỳ đen tối của đất nước, mà về sau, nó tiếp tục được lặp lại với tên mới là “chiến dịch X-1, X-2, chỉ thị Z30”.
Dù đã “triển lãm” nhưng dường như nó vẫn chưa thể thỏa mãn của những người quan tâm tìm đến, đặc biệt là người có gia đình từng là nạn nhân của cuộc cải cách thời gian đó. Đồng thời, qua đó, nhiều câu hỏi ngỏ để lại sau ngày khai mạc.
“Hỏng hết cả rồi”
Nhìn chung, cuộc CCRĐ tại miền Bắc thời điểm ấy với những mục tiêu như xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt những thành phần Việt gian (chống chính quyền), địa chủ… tịch thu ruộng đất cho bần nông, cố nông – đưa ruộng đất trở về với dân cày về cơ bản là không sai.
Nhưng tư duy quá khuynh tả (phụ thuộc vào cố vấn Trung Quốc) đã dẫn đến phương pháp thực hiện cực đoan, khiến cho cuộc cải cách trở nên sai lầm nghiêm trọng, ít nhất là khi hệ lụy nhiều hơn là hiệu quả.
6 đợt cải cách với dấu ấn của cố vấn Trung Quốc, càng về sau lại càng xảy ra hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát ở đợt 7, đợt 8 giảm tô; đợt 4, đợt 5 CCRĐ… Phương châm “thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch” cho thấy sự mù quáng của chính trị giai cấp trước pháp lý khi cố tình “lãnh đạo… lấn át… thay thế” pháp lý. Điều này đã khiến bản chất của cuộc cải cách không còn được giữ như lúc đề ra, dẫn đến mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát (tình trạng vô chính phủ).
Mục tiêu thực chất của cuộc CCRĐ từ người cày có ruộng đã nhường lui cho trình độ giác ngộ giai cấp của nông dân lao động. Chính sự hoán đổi này chẳng những dẫn đến bi trạng “ta đánh cả ta” mà luật sư Nguyễn Mạnh Tường cay đắng nhìn nhận trong tham luận đọc tại Mặt trận Tổ Quốc (Hà Nội, 10/1956), trong đó người Việt tiến hành thủ tiêu dân chủ tại chỗ với nhau thông qua hình thức buộc đấu tố công khai bằng cách hạ nhục, chà đạp phẩm giá con người và giết địa chủ với tỉ lệ khoanh 5% mỗi xã (về sau lên 7,24%) mà nó còn làm xáo trộn, thậm chí gần như phá vỡ yếu tố tổ chức xã hội cơ bản của miền Bắc Việt Nam – đó là làng xã.
Việt gian, địa chủ được mở rộng ra, bao hàm cả cán bộ (như thiếu tướng Vương Thừa Vũ – tư lệnh Đại đoàn 308), trí thức (cụ Phó bảng Đặng Văn Hương – Bộ trưởng phụ trách Thanh – Nghệ – Tĩnh), đảng viên (cán bô tỉnh ủy viên, công an, huyện đội…), những người có cảm tình với cách mạng…
Kết quả, “8 đợt giảm tô và cải cách ruộng đất, đã chỉnh đốn 2.876 chi bộ trên tổng số 3.777 chi bộ, như vậy là 3/4 chi bộ đã trải qua chỉnh đốn, gồm 15 vạn đảng viên trên tổng số 17,8 vạn đảng viên (chiếm 84,2% số đảng viên dự chỉnh đốn). Theo thống kê chưa kiểm tra lại, tổng số đảng viên bị xử trí là 84.000 người (chiếm 47,1% tổng số đảng viên).” [1]
Tuy thế, không có số liệu chính xác về số người bị đấu tố và bị xử tử trong cuộc cách mạng lần này. Giới nhà báo và những người quan tâm phỏng đoán con số có tính thực tế nhất dao động từ 800 cho đến 5.000 người.
Còn hiện thực của cuộc CCRĐ qua hình ảnh, lời kể lại vẫn gây cảm giác rùng rợn, như trong Đèn Cù của Trần Đĩnh, khi ông thuật lời nhà báo Tiêu Lang đã chứng kiến cảnh mấy anh du kích đặt cái xác bà Nguyễn Thị Năm vào áo quan, áo quan nhỏ quá không vừa. Mấy anh bèn đứng lên trên xác bà đẩy cho lọt xuống. “Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ.”.
Không ai có thể tưởng tượng ra, nếu cuộc cải cách cứ tiếp tục mà không có sự dừng lại đánh giá thì liệu rằng, miền Bắc Việt Nam có trở thành lò lửa Khrme Đỏ (1975-1979) hay không.
Không nhất thiết hay thiếu sòng phẳng lịch sử?
Triển lãm mở ra nhưng không cho biết đến “hệ lụy”, nghĩa là nó chỉ trình bày những thắng lợi, mà không có nổi một sự sai lầm.
Dù ông Giám đốc Bảo tàng mong muốn thông qua 150 hiện vật quý “công chúng sẽ được tiếp cận đa chiều về cách mạng ruộng đất” nhưng cuối cùng vẫn chỉ là sự phô bày “những thành tựu rất là lớn là người cày có ruộng, xóa bỏ thành phần bóc lột.”
Lý do, như ông Nguyễn Văn Cương, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong cuộc trả lời báo giới cho biết: Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử như vậy. [2]
Có lẽ ông Cương đã nói thiếu, đúng hơn là không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của Đảng.
Vì thế, cái nhìn đứng đắn về lịch sử như ông Cương mong muốn hay kỳ vọng (?) thực sự là rất khó để xuất hiện, nếu có đi chăng nữa thì nó đã không còn toàn vẹn. Dù rằng, ông đã cố biện khi nhấn mạnh “chỉ khoanh nó dưới góc độ Trung ương Đảng và Bác Hồ đã kiểm điểm và chỉnh sửa theo phương pháp chỉ đạo như thế nào. Và đã nhận thức được ngay trong quá trình cải cách chứ không phải chờ tới một thời gian dài như những vấn đề khác”.
Nhưng nếu nhận định như thế, thì nó đã không còn là sự đa chiều, toàn diện nữa, mà đó chỉ là một định-nghĩa-riêng-biệt của Đảng mà thôi.
Còn những giọt nước mắt nhận khuyết điểm hay sự từ chức của lãnh đạo Đảng suy cho cùng cũng chỉ là bước đi mang tính chính trị hơn là pháp lý, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường từng chỉ ra. Chính vì vậy nên, những quyết định cao nhất của những người liên quan trực tiếp nhất không bị truy tố và hoàn toàn vô can trước những mất mát to lớn về nhân mạng, văn hóa trong thời kỳ này. Trong khi đó, nạn nhân và những gia đình có liên quan đến cuộc CCRĐ, dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ (61 năm) nhưng vẫn chưa được xin lỗi một cách chính thức, bồi hoàn một cách đầy đủ. Lại bị coi là “hy sinh […] mang lại nhiều điều tích cực cho đất nước thời kỳ đó.” (?)
Liệu có phải, Đảng chỉ thấy sai là sửa nhưng tuyệt đối không được nhận sai không?
Rõ ràng, chính sự không sòng phẳng và gần như buông xuôi về mặt lịch sử đó (không cần thiết) đã khiến cuộc triển lãm trở nên “chưa đủ” với những người tìm đến nó, nhất là những ai có người thân là nạn nhân của cuộc CCRĐ.
Từ khóa tìm hiểu
Trước, trong và sau khi cuộc triển lãm diễn ra, nhiều ý kiến bất bình, căm phẫn và thấy hụt hẫng vì nó chưa đem lại cái nhìn đầy đủ về một giai đoạn tối trong cách mạng ruộng đất. Đảng Cộng sản vẫn chưa-thực-sự nghiêm túc nhìn nhận lại toàn bộ sai lầm của mình ngay cả trong việc trình bày một sự kiện lịch sử (chứ chưa nói đến việc bồi thường cho nạn nhân).
Tuy nhiên, cuộc triển lãm với chủ đề cấm kỵ trong thời điểm này đã cho thấy một phần sự thay đổi rõ ràng bên trong Đảng đối với việc nhìn nhận lại một giai đoạn lãnh đạo và có thể đó là bước đi đầu cho khả năng nhìn nhận toàn bộ về cuộc cải cách, đi tới việc bồi thường cho các gia đình nạn nhân trong tương lai (?).
Các tư liệu ảnh, văn bản có liên quan đến cuộc cải cách nói riêng cũng như cuộc triển lãm nói chung cũng là một sự gợi ý khá dễ chịu. Ít nhất, nó cũng tạo một “chìa khóa” cho người dân tìm hiểu sâu hơn. Và từ khóa này được tìm thấy rộng rãi khi người dân tìm thấy trên báo đài trong những ngày qua hay bị lôi cuốn vào cuộc tranh luận trên các trang mạng về sự kiện nói trên.
Hòa Cầm
 

[1] Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10, tháng 10/1956, 123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=9&leader_topic=545&id=BT2090533182
[2] ‘Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử’, Vietnamnet, 09/09/2014, http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/196393/-khong-nhat-thiet-phai-phoi-bay-sai-lam-cua-lich-su-.html
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.

Freitag, 1. September 2017


Lòng lợn...

Mừng ngày hai tháng chín
Ngày cướp bóc lên ngôi
Một thiên đường không tưởng
Của xã hội bạo hành
Trong uy quyền tuyệt đối
Do độc tài đảng trị
Giết tất cả dân ta
Xây chủ nghĩa nấm mồ
Nhìn dĩa thịt lòng lợn
Như ta nhìn thấy người...
Đâu khác gì lợn lòng
Bao tử của cối xay
Cả gan dám đem khoe
Làm mồi câu thiên hạ
Thiên đường của cuộc sống
Xã hội thật quang minh
Trong bàn tay độc ẩm...
Của dối trá bạo tàn
Ăn cả đường... chứa phân
Nơi đào thải ra ngoài
Của giống người vô sản
Như sơn cẩu ăn phân
Trên xác người vô tội
Dân Việt của chúng mình


KN

Lá cờ đỏ là lá cờ cách mạng của người dân lật đổ chế độ độc tài phong kiến, nô lệ. Nhưng người dân đã bị những kẻ dối lừa lấy lá cờ đỏ làm cách mạng lật đổ độc tài phong kiến, sau đó lại cũng bị lá cờ đỏ là cuộc cách mạng bảo vệ chế độ độc tài tàn bạo hơn.
KN
Hình ảnh một vụ đấu tố trong thời cải cách ruộng đất.

Bildergebnis für hình ảnh mậu thân 1968

Donnerstag, 31. August 2017

Ngày 2-9-1945 không phải là ngày “độc lập”.

"Cho dầu ngày nào, đảng CSVN cũng lãnh đạo VN một cách toàn diện không chia sẻ. Vấn đề là ngày nào thì chủ quyền của VN tại HS và TS được khẳng định và ngày nào thì VN nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS." 
Ngày 2-9-1945 không phải là ngày “độc lập”.
Theo định nghĩa thông thường, « độc lập » của một quốc gia là tình trạng quốc gia không chịu ảnh hưởng của bất kỳ một quyền lực nào đến từ bên ngoài. Thời kỳ sau Thế chiến thứ II, thuật ngữ « độc lập » luôn đi đôi với « chủ quyền ». Một quốc gia sau khi thoát khỏi ách thuộc địa thường được gọi là « quốc gia độc lập và có chủ quyền – Etat indépendant et souverain ». Ý nghĩa của « chủ quyền », một cách đơn giản, có thể hiểu như là quyền lực tối thuợng, chủ tể (thẩm quyền của mọi thẩm quyền) trong quốc gia.
Với ý nghĩa như vậy thì ngày 2-9-1945 không thể là ngày độc lập của quốc gia Việt Nam.
Một tuần lễ sau ngày ông Hồ đọc « tuyên ngôn độc lập », ngày 9-9 quân đội của Trung Hoa đã có mặt tại Hà Nội. Quyền lực của VN từ thời điểm này thuộc về lực lượng quân đội TH (ở miền bắc) và quân Anh (ở miền Nam).
Không nắm được “quyền chủ tể”, VNDCCH của ông Hồ không phải là quốc gia “có chủ quyền”.
Sự hiện hữu của thực thể « quốc gia VNDCCN » cũng bị đe dọa, vì nó tùy thuộc vào quyết định của quân Trung Hoa. Nền “độc lập” của VNDCCH vì vậy cũng không có thật.
Quốc gia VNDCCH cũng không được một quốc gia nào công nhận.
Một khuyết điểm lớn khác, đe dọa tính chính thống của ông Hồ và những người cộng tác sau này. Đó là việc ngày 6 tháng 3 năm 1946, ông Hồ ký với Pháp một hiệp ước gọi là « hiệp ước sơ bộ ». Theo đó Pháp nhìn nhận chính phủ của ông Hồ, với VN là một nước « tự do » nằm trong Liên bang Đông dương và Liên hiệp Pháp.
Hiệp ước sơ bộ không hề nói một nước Việt Nam “độc lập” mà chỉ nói một nước « Việt Nam tự do » thuộc « Liên bang Đông dương » và khối « Liên hiệp Pháp ». Tức ông Hồ chấp nhận « quốc gia » Việt Nam, không bao gồm Nam Kỳ mà thực chất là một « tiểu bang » hay « xứ », nằm trong Liên bang Đông Dương, có qui chế pháp lý tương đương với xứ Bắc Kỳ.
Qua những chi tiết này ta thấy ngày 2-9 không thể là ngày “độc lập” của VN.
Và nó là một điều may cho dân tộc VN.
Chấp nhận thực tế này, những văn bản, tài liệu của VNDCCH nhìn nhận chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TQ là không có giá trị pháp lý.
Vậy VN độc lập ngày nào ?
Ngày nào cũng được, nếu việc này giúp cho VN khẳng định được chủ quyền tại HS và TS.
Theo công pháp quốc tế, chủ quyền của quốc gia tại một vùng lãnh thổ phải thể hiện một cách liên tục, bất kể những thay đổi về thể chế chính trị.
Chiếu theo hòa ước 1884, nước Pháp đã cam kết “bảo vệ lãnh thổ” của nước An Nam, thay mặt triều đình nhà Nguyễn về các phương diện ngoại giao và nội chính.
Theo tình thần hòa ước này, từ năm 1925, nước Pháp đã long trọng thay mặt nhà Nguyễn tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử tại quần đảo Hoàng Sa, sau đó sáp nhập quần đảo này vào tỉnh Thừa Thiên. Nhà nước bảo hộ cũng tuyên bố sáp nhập quần đảo Trường Sa vào VN năm 1933 dưới danh nghĩa “lãnh thổ vô chủ”.
Hiệp định Genève 1954 ký kết, hai quần đảo HS và TS, ở về phía nam vĩ tuyến 17, do VNCH quản lý.
Điều này cho thấy là tại HS và TS, từ thời nhà Nguyễn, chuyển sang thời bảo hộ Pháp, cho đến năm 1975, thẩm quyền quốc gia Việt Nam về lãnh thổ luôn luôn được thể hiện một cách liên tục trên các vùng lãnh thổ này.
Sự liên tục quốc gia đã thể hiện.
Vấn đề chỉ đặt ra sau 30-4-1975. Chính quyền VNCH đã bị sụp đổ. Chủ quyền HS và TS có được được Chính phủ lâm thời MTGPMN kế thừa hay không ?
Sự kế thừa một quốc gia là thay thế quốc gia đó trong trách nhiệm những quan hệ quốc tế về lãnh thổ.
Vấn đề kế thừa VNCH sẽ không đặt ra, vì một nước VN thống nhứt sau đó, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN là nhà nước “tiếp nối” VNDCCH.
Mặt khác, CHXHCNVN do VNDCCH và CPLTCHMNVN kết thành. Nhưng nhân sự lãnh đạo thực thể MTGPMN là một bộ phận của đảng CSVN. Nhân sự lãnh đạo hai bên VNDCCH và MTGPMN đều nằm trong đảng. Hai bên vì vậy cũng là một.
CHXHCNVN hôm nay không thể cùng lúc kế thừa hai lập trường đối kháng.
Ngày độc lập 2-9 đã đưa tới sự bế tắc về pháp lý (CHXHCNVN hôm nay có nghĩa vụ thực thi những cam kết của nhà nước tiền nhiệm VNDCCH) như phần trên đã viết. Trở ngại lớn lao vừa trình bày, là sự gián đoạn về chủ quyền của VN tại HS và TS. CHXHCNVN không thể “kế thừa” danh nghĩa chủ quyền HS và TS từ VNCH hay từ MTGPMN.
Trong khi đó trên thực tế, đã chứng minh, VNDCCH không phải là một quốc gia độc lập có chủ quyền, ít nhứt cho đến khi Hiệp định Genève được ký kết (20-7-1954).
VNDCCH cũng không phải là quốc gia Việt Nam duy nhứt, thống nhứt ba miền. Nội dung hiệp định Genève qui định VNDCCH chỉ mà “một phần” của quốc gia Việt Nam mà thôi. Điều này khẳng định lại theo nội dung Hiệp định Paris 1973.
Việc thống nhứt đất nước là vấn đề "nội bộ" của quốc gia Việt Nam.
Dựa trên thực tế này tất cả những tuyên bố, những hành vi của VNDCCH (nhìn nhận HS và TS thuộc TQ) là không có giá trị pháp lý. Đơn giản vì nó đi ngược là nội dung các hiệp ước quốc tế nền tảng 1954 và 1973 về "toàn vẹn lãnh thổ".
Vì vậy, vấn đề chủ quyền HS và TS tùy thuộc vào quyết tâm của lãnh đạo đảng CSVN. Những người này có đặt quyền lợi đất nước lên trên hay không ? Có dám nhìn sự thật lịch sử hay không ?
Nếu dám nhìn sự thật, ngày độc lập của VN có thể là ngày 30-4-1975.
Ngày này có đủ các yếu tố để trở thành ngày độc lập: thẩm quyền quốc gia bao trùm trên toàn lãnh thổ. Thẩm quyền này “độc quyền” và “tối thuợng”. Tuy nhiên, lúc đó cộng đồng thế giới vẫn chưa nhìn nhận VN là một nước “độc lập”.
Ngày “hiệp thuơng thống nhất đất nước” 21-11-1975 (hoặc ngày 3-7-1976 khai sinh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) cũng đều có thể là ngày độc lập thật sự. Từ những ngày này, quốc tế nhìn nhận VN là một nước độc lập, thống nhất và có chủ quyền toàn vẹn.
Cho dầu ngày nào, đảng CSVN cũng lãnh đạo VN một cách toàn diện không chia sẻ. Vấn đề là ngày nào thì chủ quyền của VN tại HS và TS được khẳng định và ngày nào thì VN nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Publié par Nhan Tuan Truong
Việt Nam hãy học hỏi...

Es ist eine pluralistische Redefreiheit eines Menschen
-Đó là một sự tự do ngôn luận đa nguyên của một con người .

Es ist eine pluralistische Ausdrucksfreiheit einer demokratischen Person
-Đó là một biểu hiện đa nguyên của một người dân chủ

KN

31. August 2016 um 11:01 ·
"Tôi dạy bạn cách sống của một cuộc cách mạng ! để thoát ra khỏi vũng lầy đen tối. Hãy đứng dậy doũng mãnh như một con sư tử để sống trong một sự sống còn của cuộc đời bạn còn sót lại trong tâm"
osho

Bild könnte enthalten: Text





Dienstag, 29. August 2017

Bao giờ...

Bao giờ...

Gió ơi gió chớ lao xao
Để cho suối nhỏ ru anh ngọt ngào
Theo từng cơn nước chảy quanh
Qua từng phiến đá gập ghềnh khúc quanh
Bồng bềnh trên nước lá trôi
Rừng cây bóng mát dưới bầu trời xanh
Tạo ra khúc nhạc vui tai
Thiên nhiên hoang dã lòng mình ngẫn ngơ
Ban đêm dưới ánh trăng thanh
Lung linh huyền ảo nhìn trăng với mình
Rạt rào tiếng nước đưa tình
Tình non tình nước tình người mẹ cha
Nước non một tấm chân tình
Rừng xanh mắt biếc có còn hay không
Quê cha đất mẹ một nguồn
Biển xanh kỳ thú bao giờ như xưa
Tình người ai oán vô bờ
Đất nhà cướp bóc biển rừng diệt vong
Độc tài đảng trị toàn quyền
Bạn vàng hữu nghị một nhà nước ta
Ăn ngay trên xác dân ta
Ngư trường cướp mất ngay trên đất nhà
Thuốc tây giả mạo khôn lường
Giết dân diệt nước cho Hồ quang vinh
Bao giờ gió thổi lao xao
Cho người thức tỉnh theo chiều gió lên
Tự do dân chủ cho người
Lòng người khao khát đa phương với đời


KN

"Con người là loài ngu xuẩn nhất, chỉ biết ca tụng thần thánh mà nó không nhìn thấy và giết chết cái nhìn thấy sự sống của thiên nhiên, không cần biết rằng đó là vẽ đẹp thiên nhiên kỳ thú mà nó đang tàn phá. Cái thần thánh hóa mà nó không nhìn thấy thì lại đi ca tụng."

Bild könnte enthalten: Text

Freitag, 25. August 2017


Quá khứ chỉ thấy bạo tàn
Tranh giành quyền lực độc quyền hại dân
Đưa dân đưa nước lầm than
Độc quyền tiếng nói bóp mồm nhân dân
Hiện tại là chúng ta cần
Nhìn xa thấu hiểu nước nhà đang suy...
Ngàn xưa cho đến thời nay
Độc tài đảng trị là phường giết dân
Tương lai là chúng ta mong
Tự do tiếng nói nhân quyên công dân
Tín ngưỡng là của con người
Là quyền dân chủ của nhân dân mình
Đa phương thể chế nước nhà
Là quyền tự chủ tự hào Việt Nam

KN

" Thay đổi cái quá khứ thì bắt đầu có sự khó khăn
Nhìn trong hiện tại thì có một chút khủng hoảng
Và trong tương lai thì quá tuyệt vời "
Bildergebnis für bilder von buddha

5 bí quyết để thành công trong cuộc sống của bạn để thay đổi độc tài trị.

Việt Nam
5 bí quyết để thành công trong cuộc sống của bạn để thay đổi độc tài trị.
- Tự do tư tưởng " Ngôn luận"
- điểm đến của bạn " Dân chủ trị"
- Thể thao hay Thiền hành của bạn để phát triển nội tâm "Trí tuệ"
- Văn hóa học hỏi nói lên tinh thần cầu tiến của bạn " Cội nguồn"
-Chấp nhận thay đổi cuộc sống để mở rộng vòng tay bước vào thế giới văn minh. " Môi sinh, Môi trường"
Khi bạn đã bước qua ngưỡng cửa của sự thật, bạn đã trưởng thành và có ý thức trách nhiệm cuộc sống cho bản thân bạn và cho tất cả mọi loài... " Nhân quyền..."
KN
- Nếu bạn quay nhìn lại tát cả những tình huống, những vấn đề mà bạn đang làm để thay đổi, mặc dù trong lòng bạn có sự sợ hãi hay không, cái gì nó có thể làm cho bạn thật sự trưởng thành?
Cái tốt nhất của bạn luôn tự nhủ rằng: Tôi thật sự đã bước qua mọi sự sợ hãi

Nếu một gười thật sự chống chế độ độc tài trị để xây dựng nền mống dân chủ vững chắc. Thì không bao giờ có sự tôn trọng những kẻ độc tài trong mắt, giữa hai miền Nam Bắc trong cuộc nội chiến tranh giành. Chỉ tôn trọng những lẻ phải mà những người giữa hai bên đang cố gắng bỏ chế độ độc tài thối nát từ xưa cho đến nay. Còn tôn sùng là còn mỵ dân của các chế độ độc tài hành xử...
KN


Tất cả chúng ta nếu thật sự có liêm sỉ và thật sự lương thiện, thì phải bênh vực và chống đỡ cho giá trị Tự do dân chủ của chúng ta, của cả xã hội và dân tộc Việt Nam chúng ta, của nhân loại đang xây dựng. Bởi đây mới đích thực là khát vọng của tất cả chúng ta, là mục tiêu giá trị đuờng dài của nhân loại và của chúng ta, giá trị đích thực đã khiến chúng ta, bao thế hệ trưóc, đã tin vào lý tưởng này, đã bị lừa bịp qua cửa miệng của Hồ, của Diệm, để rồi hy sinh thân xác, hạnh phúc cá nhân, khiến hàng triệu ngưòi Việt Nam đã nằm xuống, hơn nửa thế kỷ biết bao hy sinh mất mát, nhưng mục tiêu dân chủ tự do, dân quyền nhân quyền vẫn xa vời mù mờ- vận nưóc vẫn cheo leo vô định. Và chính vì bị lừa bịp như vậy mà hôm nay chúng ta vẫn phải đang miệt mài vì mục tiêu tự do dân chủ, dân quyền nhân quyền này, chứ không phải tất cả những hy sinh mất mát hơn nửa thế kỷ qua là vì một hai cá nhân lãnh tụ, hay vì một đảng phái hay chế độ chính trị nào của hiện tại hay quá khứ. Tất cả những nhân vật, đảng phái, chế độ v.v chỉ là phương tiện của chúng ta, của xã hội con ngưòi, không phải mục tiêu cứu cánh của chúng ta, của xã hội dân tộc chúng ta. Tất cả phản ảnh một não trạng không chỉ không phát triển mà tụt hậu đến thảm hại. Tư duy Việt Nam hôm nay thật sự là một bi kịch. Một bi kịch của cả một dân tộc chỉ hướng ngoại trông chờ; và từ thành phần khoa bảng đến bình dân đại chúng chỉ dạy nhau một “triết lý an phận” như “khôn cũng chết dại cũng chết, biết mới sống”.. Họ dạy nhau an phận nhẫn nhịn, dạy nhau thủ đoạn vặt vãnh ích kỷ đoạt lợi vô tâm.. và gọi đó là “biết”, gọi đó là sống!!! Giấc mơ của cả dân tộc chỉ được gói vào “cơm no áo ấm” và “cơm áo gạo tiền”..cả một xã hội sống trong nền "văn hóa xin cho, chờ đợi ban phát" và dưói một thể chế tham nhũng, tham nhũng từ thượng tầng cai trị đảng CSVN đến các ban ngành bộ sở và giữa quần chúng với nhau.. "Phi Tham Nhũng Bất Thành Sự" ... và thủ đoạn mánh lới trở thành phẩm chất của con ngưòi xã hội Việt nam.

Trong khi những xã hội từng lạc hậu, từng bị nô lệ thực dân khác, như Hàn, Nhật, Mã Lai, Đài Loan v.v sau thời điểm 1945 của cao trào thế giới giải-thực (giải phóng khỏi thực dân) ..tất cả đã thức tỉnh giấc ngủ ngu muội say sưa trong tự ái chủ nghĩa dân tộc quốc gia, cơm no áo ấm.. và đã vượt qua và đi lên.. Chỉ còn những xã hội lạc hậu ngủ vùi trong đó có Việt Nam, tiếp tục dạy nhau ngu ngục “cơm no áo ấm”, “quốc gia dân tộc” dù cả dân tộc hai miền Nam Bắc đã liên tục là nạn nhân của chiêu bài.

Bi kịch của tư duy Việt Nam

http://i.imgur.com/W18pNtP.jpg

NKPTC