Học làm người...
Thời nay không phải làm dâu
Như thời phong kiến độc tài xa xưa
Quỳ lụy khép nép về nhà
Hầu trên tới dưới như thân tôi đòi
Làm dâu phải biết nể nang
Nói năng nhỏ nhẹ mọi người thân yêu
Làm chồng phải biết chữ tình
Tình cha tình mẹ hai bên chu toàn
Giờ này còn bắt làm dâu
Con đường chia rẽ gây ra hận thù
Mối tình phu phụ chúng mình
Là duyên là nợ vay nhau suốt đời
Không ai có thể rẽ chia
Bên này bên đó giành quyền cho ta
Làm chồng làm vợ thời nay
Bắt tay chung sức ra ngoài ở riêng
Mối tình đầm thắm chúng ta
Không ai có thể chia tay đôi mình
Cuộc sống là của riêng mình
Không nhờ không cậy vào đôi bên nào
Tương lai là của chính mình
Giáo điều tư tưởng là đường cản chân
Học theo nếp sống văn minh
Không nên mù quáng như thời xa xưa
Thế hệ nối tiếp của ta
Dạy sao cho biết con đường phải đi
Cứ không phải bắt thành danh
Sức học mỗi đứa làm sao so bì...
Thành danh mà chẳng thành người
Là người vô sĩ...lọc lừa gian tham
Không danh không phận thành người
Là người biết chính... biết tà... nơi đâu
Đó là thế hệ chúng ta
Con đường nối tiếp xây đời yên vui...
Chung tay ta bắt nhịp cầu
Con đường nối tiếp là đường Tự do
Ngôn luận dân chủ ta xây
Là dây xích nối con đường đa nguyên
Như thời phong kiến độc tài xa xưa
Quỳ lụy khép nép về nhà
Hầu trên tới dưới như thân tôi đòi
Làm dâu phải biết nể nang
Nói năng nhỏ nhẹ mọi người thân yêu
Làm chồng phải biết chữ tình
Tình cha tình mẹ hai bên chu toàn
Giờ này còn bắt làm dâu
Con đường chia rẽ gây ra hận thù
Mối tình phu phụ chúng mình
Là duyên là nợ vay nhau suốt đời
Không ai có thể rẽ chia
Bên này bên đó giành quyền cho ta
Làm chồng làm vợ thời nay
Bắt tay chung sức ra ngoài ở riêng
Mối tình đầm thắm chúng ta
Không ai có thể chia tay đôi mình
Cuộc sống là của riêng mình
Không nhờ không cậy vào đôi bên nào
Tương lai là của chính mình
Giáo điều tư tưởng là đường cản chân
Học theo nếp sống văn minh
Không nên mù quáng như thời xa xưa
Thế hệ nối tiếp của ta
Dạy sao cho biết con đường phải đi
Cứ không phải bắt thành danh
Sức học mỗi đứa làm sao so bì...
Thành danh mà chẳng thành người
Là người vô sĩ...lọc lừa gian tham
Không danh không phận thành người
Là người biết chính... biết tà... nơi đâu
Đó là thế hệ chúng ta
Con đường nối tiếp xây đời yên vui...
Chung tay ta bắt nhịp cầu
Con đường nối tiếp là đường Tự do
Ngôn luận dân chủ ta xây
Là dây xích nối con đường đa nguyên
KN
Nếu nói về người cày có ruộng thời đó. Nhân dân có được làm chủ hay không?. Hay tựu trung là thuộc về hợp tác xã do chính quyền quản lý và đảng lảnh đạo. Nếu thật sự đảng biết sửa sai thì trong cuộc trưng bày phải có những hình ảnh đấu tố địa chủ... Còn không thì chỉ là mỵ dân qua những hình ảnh trưng bày không đúng sự thật. Nói chung đảng cộng sản muốn sữa nhưng không bao giờ nhận sai về phần mình. Đảng lúc nào cũng sáng suốt thật chỉ có nhân dân là bị bịt mắt và miệng thôi. Trong một chế độ độc tài không có sai để sữa mà sữa thì lại càng sai để lấy phần đúng về mình. Sai+ sữa = Bỏ. Đó mới đúng là sữa sai còn không chỉ là một trò hề đảng đang diễn kịch qua mặt nhân dân.
(VNTB)-Cải cách ruộng đất: Hỏng, đủ, không nhất thiết và chìa khóa
Hòa Cầm
Tranh cổ động cho Cải cách ruộng đất |
VNTB: Bài viết dưới đây là một ý kiến
mang tính diễn đàn và không phản ánh quan điểm của VNTB. Một số nội dung và
cách nhìn của bài viết có thể gây tranh luận đa chiều về lịch sử và chính trị.
mang tính diễn đàn và không phản ánh quan điểm của VNTB. Một số nội dung và
cách nhìn của bài viết có thể gây tranh luận đa chiều về lịch sử và chính trị.
Tôn
trọng tác giả và các khuynh hướng phản biện, VNTB đăng tải bài viết này để rộng
đường dư luận. Rất mong sẽ xuất hiện nhiều ý kiến trao đổi, phản biện chính thức.
trọng tác giả và các khuynh hướng phản biện, VNTB đăng tải bài viết này để rộng
đường dư luận. Rất mong sẽ xuất hiện nhiều ý kiến trao đổi, phản biện chính thức.
————————————-
(VNTB) – Cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc 1949 – 1956 vừa qua đem lại nhiều sắc thái cho người xem lẫn người đọc tin.
Khó ai tin nổi là chính quyền lại tổ chức triển lãm chủ đề nhạy cảm đó vào trong thời gian này. Một cuộc triển lãm về cái thời kỳ đen tối của đất nước, mà về sau, nó tiếp tục được lặp lại với tên mới là “chiến dịch X-1, X-2, chỉ thị Z30”.
Dù đã “triển lãm” nhưng dường như nó vẫn chưa thể thỏa mãn của những người quan tâm tìm đến, đặc biệt là người có gia đình từng là nạn nhân của cuộc cải cách thời gian đó. Đồng thời, qua đó, nhiều câu hỏi ngỏ để lại sau ngày khai mạc.
“Hỏng hết cả rồi”
Nhìn chung, cuộc CCRĐ tại miền Bắc thời điểm ấy với những mục tiêu như xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt những thành phần Việt gian (chống chính quyền), địa chủ… tịch thu ruộng đất cho bần nông, cố nông – đưa ruộng đất trở về với dân cày về cơ bản là không sai.
Nhưng tư duy quá khuynh tả (phụ thuộc vào cố vấn Trung Quốc) đã dẫn đến phương pháp thực hiện cực đoan, khiến cho cuộc cải cách trở nên sai lầm nghiêm trọng, ít nhất là khi hệ lụy nhiều hơn là hiệu quả.
6 đợt cải cách với dấu ấn của cố vấn Trung Quốc, càng về sau lại càng xảy ra hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát ở đợt 7, đợt 8 giảm tô; đợt 4, đợt 5 CCRĐ… Phương châm “thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch” cho thấy sự mù quáng của chính trị giai cấp trước pháp lý khi cố tình “lãnh đạo… lấn át… thay thế” pháp lý. Điều này đã khiến bản chất của cuộc cải cách không còn được giữ như lúc đề ra, dẫn đến mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát (tình trạng vô chính phủ).
Mục tiêu thực chất của cuộc CCRĐ từ người cày có ruộng đã nhường lui cho trình độ giác ngộ giai cấp của nông dân lao động. Chính sự hoán đổi này chẳng những dẫn đến bi trạng “ta đánh cả ta” mà luật sư Nguyễn Mạnh Tường cay đắng nhìn nhận trong tham luận đọc tại Mặt trận Tổ Quốc (Hà Nội, 10/1956), trong đó người Việt tiến hành thủ tiêu dân chủ tại chỗ với nhau thông qua hình thức buộc đấu tố công khai bằng cách hạ nhục, chà đạp phẩm giá con người và giết địa chủ với tỉ lệ khoanh 5% mỗi xã (về sau lên 7,24%) mà nó còn làm xáo trộn, thậm chí gần như phá vỡ yếu tố tổ chức xã hội cơ bản của miền Bắc Việt Nam – đó là làng xã.
Việt gian, địa chủ được mở rộng ra, bao hàm cả cán bộ (như thiếu tướng Vương Thừa Vũ – tư lệnh Đại đoàn 308), trí thức (cụ Phó bảng Đặng Văn Hương – Bộ trưởng phụ trách Thanh – Nghệ – Tĩnh), đảng viên (cán bô tỉnh ủy viên, công an, huyện đội…), những người có cảm tình với cách mạng…
Kết quả, “8 đợt giảm tô và cải cách ruộng đất, đã chỉnh đốn 2.876 chi bộ trên tổng số 3.777 chi bộ, như vậy là 3/4 chi bộ đã trải qua chỉnh đốn, gồm 15 vạn đảng viên trên tổng số 17,8 vạn đảng viên (chiếm 84,2% số đảng viên dự chỉnh đốn). Theo thống kê chưa kiểm tra lại, tổng số đảng viên bị xử trí là 84.000 người (chiếm 47,1% tổng số đảng viên).” [1]
Kết quả, “8 đợt giảm tô và cải cách ruộng đất, đã chỉnh đốn 2.876 chi bộ trên tổng số 3.777 chi bộ, như vậy là 3/4 chi bộ đã trải qua chỉnh đốn, gồm 15 vạn đảng viên trên tổng số 17,8 vạn đảng viên (chiếm 84,2% số đảng viên dự chỉnh đốn). Theo thống kê chưa kiểm tra lại, tổng số đảng viên bị xử trí là 84.000 người (chiếm 47,1% tổng số đảng viên).” [1]
Tuy thế, không có số liệu chính xác về số người bị đấu tố và bị xử tử trong cuộc cách mạng lần này. Giới nhà báo và những người quan tâm phỏng đoán con số có tính thực tế nhất dao động từ 800 cho đến 5.000 người.
Còn hiện thực của cuộc CCRĐ qua hình ảnh, lời kể lại vẫn gây cảm giác rùng rợn, như trong Đèn Cù của Trần Đĩnh, khi ông thuật lời nhà báo Tiêu Lang đã chứng kiến cảnh mấy anh du kích đặt cái xác bà Nguyễn Thị Năm vào áo quan, áo quan nhỏ quá không vừa. Mấy anh bèn đứng lên trên xác bà đẩy cho lọt xuống. “Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ.”.
Không ai có thể tưởng tượng ra, nếu cuộc cải cách cứ tiếp tục mà không có sự dừng lại đánh giá thì liệu rằng, miền Bắc Việt Nam có trở thành lò lửa Khrme Đỏ (1975-1979) hay không.
Không ai có thể tưởng tượng ra, nếu cuộc cải cách cứ tiếp tục mà không có sự dừng lại đánh giá thì liệu rằng, miền Bắc Việt Nam có trở thành lò lửa Khrme Đỏ (1975-1979) hay không.
Không nhất thiết hay thiếu sòng phẳng lịch sử?
Triển lãm mở ra nhưng không cho biết đến “hệ lụy”, nghĩa là nó chỉ trình bày những thắng lợi, mà không có nổi một sự sai lầm.
Dù ông Giám đốc Bảo tàng mong muốn thông qua 150 hiện vật quý “công chúng sẽ được tiếp cận đa chiều về cách mạng ruộng đất” nhưng cuối cùng vẫn chỉ là sự phô bày “những thành tựu rất là lớn là người cày có ruộng, xóa bỏ thành phần bóc lột.”
Lý do, như ông Nguyễn Văn Cương, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong cuộc trả lời báo giới cho biết: Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử như vậy. [2]
Có lẽ ông Cương đã nói thiếu, đúng hơn là không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của Đảng.
Vì thế, cái nhìn đứng đắn về lịch sử như ông Cương mong muốn hay kỳ vọng (?) thực sự là rất khó để xuất hiện, nếu có đi chăng nữa thì nó đã không còn toàn vẹn. Dù rằng, ông đã cố biện khi nhấn mạnh “chỉ khoanh nó dưới góc độ Trung ương Đảng và Bác Hồ đã kiểm điểm và chỉnh sửa theo phương pháp chỉ đạo như thế nào. Và đã nhận thức được ngay trong quá trình cải cách chứ không phải chờ tới một thời gian dài như những vấn đề khác”.
Nhưng nếu nhận định như thế, thì nó đã không còn là sự đa chiều, toàn diện nữa, mà đó chỉ là một định-nghĩa-riêng-biệt của Đảng mà thôi.
Còn những giọt nước mắt nhận khuyết điểm hay sự từ chức của lãnh đạo Đảng suy cho cùng cũng chỉ là bước đi mang tính chính trị hơn là pháp lý, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường từng chỉ ra. Chính vì vậy nên, những quyết định cao nhất của những người liên quan trực tiếp nhất không bị truy tố và hoàn toàn vô can trước những mất mát to lớn về nhân mạng, văn hóa trong thời kỳ này. Trong khi đó, nạn nhân và những gia đình có liên quan đến cuộc CCRĐ, dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ (61 năm) nhưng vẫn chưa được xin lỗi một cách chính thức, bồi hoàn một cách đầy đủ. Lại bị coi là “hy sinh […] mang lại nhiều điều tích cực cho đất nước thời kỳ đó.” (?)
Liệu có phải, Đảng chỉ thấy sai là sửa nhưng tuyệt đối không được nhận sai không?
Rõ ràng, chính sự không sòng phẳng và gần như buông xuôi về mặt lịch sử đó (không cần thiết) đã khiến cuộc triển lãm trở nên “chưa đủ” với những người tìm đến nó, nhất là những ai có người thân là nạn nhân của cuộc CCRĐ.
Từ khóa tìm hiểu
Trước, trong và sau khi cuộc triển lãm diễn ra, nhiều ý kiến bất bình, căm phẫn và thấy hụt hẫng vì nó chưa đem lại cái nhìn đầy đủ về một giai đoạn tối trong cách mạng ruộng đất. Đảng Cộng sản vẫn chưa-thực-sự nghiêm túc nhìn nhận lại toàn bộ sai lầm của mình ngay cả trong việc trình bày một sự kiện lịch sử (chứ chưa nói đến việc bồi thường cho nạn nhân).
Trước, trong và sau khi cuộc triển lãm diễn ra, nhiều ý kiến bất bình, căm phẫn và thấy hụt hẫng vì nó chưa đem lại cái nhìn đầy đủ về một giai đoạn tối trong cách mạng ruộng đất. Đảng Cộng sản vẫn chưa-thực-sự nghiêm túc nhìn nhận lại toàn bộ sai lầm của mình ngay cả trong việc trình bày một sự kiện lịch sử (chứ chưa nói đến việc bồi thường cho nạn nhân).
Tuy nhiên, cuộc triển lãm với chủ đề cấm kỵ trong thời điểm này đã cho thấy một phần sự thay đổi rõ ràng bên trong Đảng đối với việc nhìn nhận lại một giai đoạn lãnh đạo và có thể đó là bước đi đầu cho khả năng nhìn nhận toàn bộ về cuộc cải cách, đi tới việc bồi thường cho các gia đình nạn nhân trong tương lai (?).
Các tư liệu ảnh, văn bản có liên quan đến cuộc cải cách nói riêng cũng như cuộc triển lãm nói chung cũng là một sự gợi ý khá dễ chịu. Ít nhất, nó cũng tạo một “chìa khóa” cho người dân tìm hiểu sâu hơn. Và từ khóa này được tìm thấy rộng rãi khi người dân tìm thấy trên báo đài trong những ngày qua hay bị lôi cuốn vào cuộc tranh luận trên các trang mạng về sự kiện nói trên.
Hòa Cầm
—
[1] Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10, tháng 10/1956, 123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=9&leader_topic=545&id=BT2090533182
[2] ‘Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử’, Vietnamnet, 09/09/2014, http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/196393/-khong-nhat-thiet-phai-phoi-bay-sai-lam-cua-lich-su-.html
—
[1] Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10, tháng 10/1956, 123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=191&subtopic=9&leader_topic=545&id=BT2090533182
[2] ‘Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử’, Vietnamnet, 09/09/2014, http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/196393/-khong-nhat-thiet-phai-phoi-bay-sai-lam-cua-lich-su-.html
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen