Dienstag, 22. August 2017


« không theo đường « bá quyền thực dân » của Bồ Đào Nha hay Hòa Lan ở thế kỷ thứ 16 và 17. Con đường của Trung Quốc cũng không theo bá quyền lãnh đạo tự do kiểu Mỹ hay bá quyền xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, đặc biệt là sự thống nhất bá quyền quân sự với bá quyền hình thái ý thức ».
"đặc biệt là sự thống nhất bá quyền quân sự với bá quyền hình thái ý thức ».
Trước hết xây dựng quân sự cho sự cần thiết vững chắc trong sự đe dọa... sau đó mua chuộc nước nhỏ qua ý thức hệ để mà phát triển thôn tính. Cùng một bài học của Mao
Nhân 110 năm ngày sinh nhật Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình có thể là một thiên tài, một kiến trúc sư lớn, xây dựng thành công mô hình « xã hội chủ nghĩa theo bản sắc Trung Hoa », giúp đất nước này thoát cảnh nghèo đói và chậm tiến. Nhưng trên quan điểm chiến lược quân sự, họ Đặng có nhiều khuyết điểm. Ông không phải là một nhà chiến lược quân sự có tài. Thất bại liên tục hai cuộc chiến biên giới 1979 và 1984 trước một nước nhỏ là Việt Nam đã chứng minh điều này.
1/ Thất bại về chiến lược quân sự của Đặng Tiểu Bình :
Lịch sử nhân loại cho ta thấy đường biên giới giữa hai quốc gia được thành hình do kết quả của « tương quan lực lượng » giữa hai bên. Đối với nhiều học giả Trung Quốc, đường biên giới miền bắc VN, do Pháp và nhà Thanh hoạch định theo các công ước 1887 và 1895, là một đường biên giới « bất bình đẳng », gây thiệt hại cho TQ. Những người này cho rằng công ước được ký kết trong lúc nhà Thanh bị uy hiếp, nhà Thanh phải « nhượng » VN lại cho Pháp mà không có sự trao đổi (về đất đai) nào. Trước chiến tranh (Pháp-Trung 1884) xảy ra, hai bên Pháp và nhà Thanh đã có thương lượng về số phận của Việt Nam. Năm 1883, theo tinh thần một kết ước giữa Lý Hồng Chương và viên Đặc sứ Toàn quyền Pháp tại Bắc Kinh là ông Bourée, Pháp nhìn nhận đường biên giới hai bên là một đường vẽ ở khoảng vĩ tuyến 20 (từ Lào Cai ra biển), trong khi phía nhà Thanh đòi hỏi biên giới đi qua tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, sau khi chính phủ Ferry lên nhậm chức ở Paris, kết ước này bị hủy bỏ, ông Bourée (cho là bị Lý Hồng Chương mua chuộc) bị bãi chức và triệu hồi.
Cuộc chiến 1979 cho thấy « mục tiêu quân sự » của họ Đặng có thể là xác lập lại đường biên giới Việt-Trung, theo tinh thần của kết ước Bourée – Lý Hồng Chương. « Mục tiêu quân sự » của họ Đặng là chiếm các vùng đất đã hoạch định : từ Lào Cai ra biển. (Tại vùng Lạng Sơn, biên giới theo sông Kỳ Cùng). Các « mũi nhọn » chiến lược của các đạo quân TQ trên vùng biên giới cho ta thấy điều này.
Thất bại cuộc chiến 1979, cũng là thất bại chua cay của Đặng Tiểu Bình. Chua cay vì VN bị tấn công cùng lúc trên hai mặt trận : phía bắc và phía tây nam. Toàn bộ lực lượng của VN đã dồn về biên giới Kampuchia, biên giới phía bắc hầu như bỏ ngỏ. Quân TQ (với gần 300.000 quân cùng xe tăng đại pháo), vậy mà không hoàn tất được mục tiêu quân sự. Quân TQ chịu tổn thất lớn và đã mất quá nhiều thời gian (gần một tháng) để chiếm Lạng Sơn, lúc Liên Xô đã quyết định vào cuộc. TQ không thể ở lại các vùng đất đã chiếm, vì lo ngại Liên Xô can thiệp, trong khi quân VN vẫn còn ở lại Kampuchia (cho đến cuối thập niên 80).
Lý do thất bại, họ Đặng đã không nghe lời các tham mưu, có kinh nghiệm trên thực địa. Những người này khuyên nên chiếm một vùng đất giới hạn mà VN không thể chiếm lại được (như huyện Trùng Khánh) hay khu vực biên giới Thanh Thủy.
Thất bại lần thứ hai, chiến dịch biên giới Vị Xuyên năm 1984. Cuộc chiến này cũng khốc liệt, dài dẵn cho đến cuối năm 1989, nhưng trong dân chúng (cũng như trước quốc tế), sự xung đột này bị hai bên dấu nhẹm.
Mục tiêu quân sự của phía TQ có thể là thiết lập lại đường biên giới khu vực Hà Giang (xã Thanh Thủy) theo đúng như tinh thần công ước 1887 và công ước bổ túc 1895.
Nội dung hai công ước này, biên giới trong khu vực là con suối Thanh Thủy (chứ không phải là đường phân thủy, qua các đỉnh núi (gồm Lão Sơn...) như trên bản đồ hiện nay. Có thể tham khảo sơ lược tại http://nhantuantruong.blogspot.fr/…/nhan-120-nam-chien-tran… ).
Sau nhiều năm xung đột, phía TQ vẫn thua. Thua vì không đạt được mục tiêu quân sự. Đường biên giới hiện nay (có thay đổi chút đỉnh) nhưng vẫn không phải là con suối Thanh Thủy, như mong muốn của họ Đặng.
(Tác giả sẽ trở lại vài dịp khác để trình bày vì sao biên giới khu vực xã Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà giang) không phải là con suối Thanh Thủy như đã qui định của các công ước Pháp Thanh 1887 và 1895.)
2/ Về di sản « lý thuyết và thực tiễn » của Đặng Tiểu Bình trong vấn đề phát triển Trung Quốc :
Theo cuốn « Từ lý luận đến thực tiễn » của tác giả Trần Tiên Khuê, các định hướng chính của họ Đặng là xây dựng quốc gia Trung quốc thành « một nước phát triển toàn diện », một quốc gia « sáng lập tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa », với các tiêu chí như sau :
« Mục tiêu của Trung Quốc là trở thành một nước nêu gương phát triển toàn diện, một nước sáng lập tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa.
« Thứ nhất, làm một nước hòa bình và phát triển, không bành trướng xâm lược, không cướp đoạt đối với bên ngoài, dựa vào sức mình và lớn mạnh.
« Thứ hai, sáng lập tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa, sáng tạo văn hóa, sáng tạo văn minh nước lớn xã hội chủ nghĩa kiểu mới.
« Thứ ba, không yêu cầu người khác tuân theo y nguyên mô hình phát triển của mình …
« Thứ tư, Trung Quốc cần có cống hiến đáng kể đối với nhân loại, nhất là cần chủ trì công bằng, chủ trì chính nghĩa, ra sức giúp đỡ các nước vừa và nhỏ phát triển, không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì. »
Hiển nhiên cái gọi là « xã hội chủ nghĩa theo bản sắc Trung Quốc » hiện nay, nguyên thủy bắt nguồn từ ý kiến « tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa » của Đặng Tiểu Bình. Các tư tưởng « nền tảng » của họ Đặng, như về « miêu luận », về « dò đá qua sông »… tựu trung ở việc giải thích thuần túy lý thuyết, sao cho việc xây dựng Trung Quốc (bằng thể thức cũng như vốn liếng, khoa học kỹ thuật của tư bản) hài hòa, không bị mâu thuẩn với chủ thuyết nền tảng lập quốc « xã hội chủ nghĩa » của Mao Trạch Đông.
Họ Đặng đưa ra những khẩu hiệu « phát triển », « hòa bình »… nhằm để trấn an các nước (giúp đỡ Trung Quốc như Mỹ, Nhật, Nam Hàn…) cũng như các nước lân bang để được sự trợ giúp về tư bản và kiến thức khoa học lỹ thuật. Việc này họ Đặng đã thành công. Trung Quốc hiện nay phát triển vượt mức, trở thành cường quốc thứ hai về kinh tế trên thế giới. Trao đổi hàng hóa giữa Trung quốc với Hoa Kỳ, Nhật, Nam Hàn, các nước Tây Âu... chiếm phần lớn lưu lượng hàng hóa trên thế giới. Trung Quốc trở thành « đầu tàu » lôi kéo sự phát triển kinh tế của cả thế giới.
Tuy nhiên trong nội bộ của Trung Quốc, các khẩu hiệu « Trung Quốc hòa bình quang phục », « Trung Quốc hòa bình quật khởi »… được loan truyền. Dĩ nhiên, việc « quang phục », tức lấy lại (một cách vinh quang) những gì đã mất, thì không thể thực hiện bằng phương thức « hòa bình ».
Chi phí lớn nhất của Trung Quốc hiện nay là quân sự. Ngân sách dành cho quốc phòng của nước này đứng thứ nhì trên thế giới, (gần hai trăm tỉ đô la), chỉ sau Hoa Kỳ. Lãnh đạo Bắc Kinh không giải thích được lý do vì sao phải chi tiêu lớn lao cho quân sự (trong thời bình), như Mỹ phải đối phó với các chiến trường Trung Đông, về các đe dọa khác trên thế giới. Trung Quốc không bị đe dọa bởi thế lực nào.
Nỗ lực của Trung Quốc dành cho « quốc phòng » chỉ có hai ý nghĩa : một là chuẩn bị cho chiến tranh, hai là răn đe không cho chiến tranh xảy ra. Ngoài ra là vấn đề Đài Loan.
Vấn đề « thống nhất đất nước », đối với đảng lãnh đạo, là thánh thức lớn. Đảng Cộng sản Trung quốc có trách nhiệm thống nhất đất nước, nhằm khẳng định tính chính thống (là một đảng lãnh đạo chứ không phải là đảng cách mạng).
Đài Loan có vai trò quan trọng cho TQ về kinh tế. Nếu không nói quá, Đài Loan là động cơ của phát triển kinh tế của TQ ngay từ những ngày đầu mở cửa. Đầu tư ở các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến phần lớn đến từ tài phiệt Đài Loan. Về địa lý chiến lược, Đài Loan giữ vai trò cửa ngõ để hải quân TQ đi ra « biển xanh » (để có thể « đối đầu » với hải quân các cường quốc Mỹ, Tây Âu...)
Về địa lý chiến lược, phía Đông, Trung Quốc bị kềm hãm trong vùng nước cạn của Đông Hải, bởi bức trường thành thiên nhiên là quần đảo Nansei (Nam Tây) của Nhật, chạy dài từ cực Nam của đảo Kyushu cho đến phía Bắc đảo Đài Loan. Phía Đông và Đông Nam, Trung Quốc bị ngăn chận bởi Đài Loan và Phi. Phía Nam, tức biển Đông theo tên gọi của Việt Nam, cũng là vùng biển cạn, trong đó còn có khoảng 130 đảo san hô rải rác trong một vùng 100km chiều ngang và 200km chiều dài, bao bọc bởi các nước Việt Nam, Phi, Nam Dương, Mã Lai và Brunei. Trong các vùng biển cạn, cận bờ và có nơi đầy cạm bẫy đá và san hô, tàu ngầm không thể hoạt động hữu hiệu.
Trung Quốc chỉ có thể trở thành « đại quốc » nếu tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc ra vào an toàn vùng biển sâu và rộng của Thái Bình Dương. Việc này chỉ có thể thực hiện nếu Đài Loan và Biển Đông nằm dưới kiểm soát của Trung Quốc.
Trong khi đó, đà phát triển của TQ khiến TQ trở thành một nước « đói » năng lượng. Vùng biển Đông, các vùng trầm tích chạy dọc theo bờ biển VN, các bãi Tư Chính, Vũng Mây, Phúc Tần, Phúc Nguyên… trên thềm lục địa VN, hay vùng bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo TS, hay là vùng thềm lục địa chung quanh quần đảo Điếu Ngư, là những vùng có thể có trữ lượng dầu khí. Mặt khác, các nơi đó đều là các ngư trường quan trọng trên thế giới. Trước đây, Tưởng Giới Thạch (khi vạch bản đồ chữ U) đã xem đó là « không gian sinh tồn – espace vitale » của Trung Quốc.
Tiêu chí họ Đặng, « hòa bình và phát triển, không bành trướng xâm lược, không cướp đoạt đối với bên ngoài, dựa vào sức mình và lớn mạnh », có thể thực hiện được, nhưng không thể bằng các phương pháp (diều hâu) của các thế hệ kế thừa, mà nạn nhân là Việt Nam và Phi, như đã thấy hiện nay.
Hành động cho đấu thầu 9 lô trên thềm lục địa VN năm ngoái, cho đặt giàn khoan 981 mới đây, hay các việc cắt cáp tàu nghiên cứu của VN, trong hải phận của VN, hay việc chiếm bãi cạn Scarborough của Phi...
Hiện nay Trung Quốc đã ra mặt tranh chấp (một cách gay gắt) với Nhật về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư, đơn phương tuyên bố thành lập « vùng nhận diện phòng không » (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Trong Biển Đông, lãnh đạo Bắc Kinh đã thể hiện những hành vi bành trướng về lãnh thổ (và hải phận), gây hấn đối với láng giềng chung quanh (Việt Nam, Phi, Mã Lai…) làm đảo lộn trật tự đã thiết lập từ Thế chiến II đến nay.
Như thế mục tiêu của việc gia tăng lớn lao ngân sách quốc phòng của Trung Quốc nhiều sác xuất là chuẩn bị cho chiến tranh (chứ không nhằm giải phóng Đài Loan). Lãnh đạo Bắc Kinh không thể phục hồi những gì (lãnh thổ) đã mất (một cách vinh quang) bằng phương pháp hòa bình.
Các việc này cho thấy hậu duệ của họ Đặng đã không xây dựng Trung Quốc thành một « đại quốc » theo tiêu chí « hòa bình » của Đặng Tiểu Bình, mà theo tư tưởng xâm lược Đại Hán.
Đặng Tiểu Bình cũng nói nhiều về « nước lớn - đại quốc », mà Trung quốc hướng tới : « nước lớn xã hội chủ nghĩa kiểu mới ». « Xã hội chủ nghĩa kiểu mới » tức là « tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa », nay gọi là « xã hội chủ nghĩa theo bản sắc Trung Quốc » đã nói ở trên.
Các thế hệ hâu duệ của học Đặng đã xây dựng đất nước đến đâu rồi ?
Quan niệm về « nước lớn – đại quốc » theo Đặng Tiểu Bình là :
« Một đại quốc phải hội đủ các điều kiện : Thứ nhất, kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Thứ hai, chiến lược quân sự ở địa vị tiên phong. Thứ ba, tuyên truyền tư tưởng văn hóa có thể ảnh hưởng đến toàn cầu. Thứ tư, có ảnh hưởng chính trị lớn nhất thế giới. »
Có thể trong chừng mực Trung Quốc hiện nay đã trở thành một « đại quốc » về kinh tế và quân sự. Nhưng hai tiêu chí về văn hóa và chính trị vẫn còn là thánh đố.
Từ thời Giang Trạch Dân, người kế thừa trực tiếp từ Đặng Tiểu Bình, ta đã biết đến các khẩu hiệu xây dựng Trung quốc : « hòa bình phát triển » và xây dựng « nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa » (đề xướng năm 1997). Ở Hồ Cẩm Đào ta biết đến khẩu hiệu « xã hội hài hòa ».
Nguyên nhân của khẩu hiệu « xã hội hài hòa » do từ những khuyết tật xã hội Trung Quốc. Phát triển ở đây không đồng đều (hài hòa). Chỉ một phần nhỏ dân chúng hưởng thành quả của việc phát triển thần kỳ về kinh tế, trong khi phần lớn dân chúng còn lại sống trong cảnh bất công và nghèo khó.
Thời kỳ của Giang và Hồ đã không làm được gì để thay đổi hình ảnh (xấu) của TQ trên thế giới. Tức là phương diện văn hóa và chính trị vẫn là con số âm. Mặc dầu lãnh đạo Bắc Kinh cố gắng xây dựng những học viện Khổng Tử ở các nước nhằm loan truyền văn hóa Trung Hoa, nhưng thành quả vẫn chưa thấy.
Hiện nay Tập Cận Bình, người tự xưng là « hậu duệ » của Đặng Tiểu Bình, « kế thừa » di sản của ông này, đưa đề cương « Trung Hoa Mộng – giấc mơ Trung Hoa » (như để cạnh tranh với « giấc mơ Hoa Kỳ » của những người muốn đến Mỹ quốc để tìm cơ hội). Nhưng điều mà là họ Tập cố gắng thực hiện (trong lúc này) là xây dựng « nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa », qua các việc bài trừ tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo, nhằm chấn chỉnh lại xã hội Trung Quốc.
Tập Cận bình đã nhìn thấy yếu điểm của Trung Quốc và muốn sửa chữa. Hiện nay nỗ lực xây dựng « nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa » của họ Tập bị đồng hóa với việc thanh trừng. Điều này cho thấy, « giấc mơ Trung Hoa » của họ Tập, có thể trở thành ác mộng cho chính ông, nếu việc cải cách thất bại.
Tiêu chí của Đặng Tiểu Bình về « nước lớn » chỉ có thể thực hiện, nếu văn hóa và chính trị Trung Quốc, tức là kiểu mẫu phát triển của Trung Quốc, « quyến rũ » được các nước khác. Mà việc này chỉ có thể hiện thực nếu nhà nước Trung Quốc là một nhà nước pháp trị (thật sự), đảng lãnh đạo là một đảng « cầm quyền » chứ không phải là một đảng « cách mạng ». Việc phát triển phải hài hòa, đem lại phúc lợi cho toàn thể người dân trong nước mà không loại trừ bất kỳ thành phần dân chúng nào.
Lúc đó Trung Quốc mới có thể « cống hiến cho nhân loại, chủ trì công bằng, chủ trì chính nghĩa, ra sức giúp đỡ các nước vừa và nhỏ phát triển... » như là nước Mỹ hiện nay.
Con đường đi lên « đại quốc » của Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình khẳng định :
« không theo đường « bá quyền thực dân » của Bồ Đào Nha hay Hòa Lan ở thế kỷ thứ 16 và 17. Con đường của Trung Quốc cũng không theo bá quyền lãnh đạo tự do kiểu Mỹ hay bá quyền xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, đặc biệt là sự thống nhất bá quyền quân sự với bá quyền hình thái ý thức ».
Nhưng hành vi của các hậu duệ của họ Đặng lại phủ nhận tiêu chí của Đặng tiểu Bình.
Trường hợp Dương Khiết Trì trong một buổi họp hồi năm ngoái giữa các lãnh đạo ASEAN và bà ngoại trưởng Clinton, thực sự là thái độ « bá quyền thực dân ». Việc dọa nạt các nước khác (ASEAN) là « các tiểu quốc – nước nhỏ » là hành vi của một « thái thú », bất chấp nguyên tắc cơ bản của LHQ là sự bình đẳng giữa các nước. Ngoài ra, gần đây, cũng ông này, sang VN nhân vụ giàn khoan 981. Thái độ của ông này đối với VN rõ ràng là thái độ hách dịch giữa « thượng quốc » với « chư hầu » chứ không phải là sự giao thiệp giữa hai quốc gia bằng hữu. (Tuy vậy việc này là do phía VN, vì đồng hóa quan hệ quốc gia với « việc gia đình », hơn là từ phía TQ).
Trong khi họ Đặng (cũng như các lãnh đạo khác của TQ) ảnh hưởng sâu đậm lý thuyết « Địa Chiến lược – Không gian sinh tồn » của Friedrich Ratzel (sách gối đầu của Hitler). Mục tiêu đi tới « đại quốc » của họ Đặng (và hậu duệ) vì thế cũng dựa trên lý thuyết này. (Xem lại ở đây : http://nhantuantruong.blogspot.fr/2014/06/thoat-trung.html )
Nếu như thế, ta cần phải hiểu tư tưởng của họ Đặng « ở giữa hai hàng chữ », tức nói vậy mà không phải vậy. Tức là tiêu chí « nước lớn » : « một nước hòa bình và phát triển, không bành trướng xâm lược, không cướp đoạt đối với bên ngoài, dựa vào sức mình và lớn mạnh » chỉ là chót lưỡi đầu môi.
Publié par Nhan Tuan Truong


Màu trời quê ta
Biết anh thích ngắm màu trời
Em liền mặc áo màu trời quê ta
Màu này biển rộng trời xanh
Đồng xanh ruộng lúa núi rừng xanh tươi
Quê ta sao lắm điêu linh
Khi nào trông thấy biển trời của ta
Ra khơi dõi mắt ngóng trông
Người đi kẻ ở mõi mòn van xin
Núi rừng che chở dân ta
Giúp ta nguồn sống khí trời tự do
Đất đai biển cả ngàn xưa
Nay lại tàn phá biển rừng cho thuê
Dân ta sao quá nhọc nhằn
Quan tham hiếp đáp đất cày nông dân
Công an một lũ bội tình
Giúp quan cướp đất đọa đày nhân dân
Hòa bình hữu nghị từ đâu
Không ngoài mục đích Việt-Trung một nhà
Quan tham mong muốn điều này
Hầu còn giữ ghế độc tài Việt-Trung
Khi nào đất biển thuộc ta
Quê nhà rực rở tung khoe sắc màu
Sắc màu cuộc sống dân ta
Tự do bình đẳng đa nguyên... đón chào

KN
Khánh thành cơ quan hành chính Tam Sa của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

TRỜI CÒN ĐỂ CÓ HÔM NAY !

TRỜI CÒN ĐỂ CÓ HÔM NAY !
(Nhắn gửi TBT đảng CS VN- Nguyễn Phú Trọng)
“Trời còn để có hôm nay (*)
“Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
Phó tổng thống Mỹ mỉm cười:
Tưởng ông cũng thấu hiểu lời Nguyễn Du?

Thuở còn Vạn Thọ, Đại Từ
Ông từng nghiền ngẫm Tố Như những ngày
Truyện Kiều xưa của ta nay
Sao ông không thấu để Tây họ cười?

Biên cương giặc bủa vây rồi
Lại thằng bạn cũ của “Người” ngày xưa
Giờ ông đã tỉnh giấc chưa?
Sương giăng lạnh lẽo che mờ núi sông!

Giặc Tàu xâm phạm Biển Đông
Ông sợ líu lưỡi sao không nói gì?
Trước khi du ngoạn Hoa Kỳ
Tàu gọi sang để dạy gì vậy ông?

Độc tài toàn trị tổ tông
Cộng Tàu chỉ đạo bắt ông điều hành
Phận đàn em phải nghe anh
Bảy mươi năm trải đã thành thói quen!

Khiến dân mình mãi chịu hèn
Bởi mây che phủ bóng đen trên trời
Ngờ đâu nay gặp được người
Giúp xua sương lạnh, mây trời vén quang!

Mà ông lại thấy hoang mang
Biết về tâu với thượng hoàng sao đây?
Nhỡ thiên triều lại rung cây
Khỉ ông biết chạy lay hoay đường nào?

Sao ông lại sợ giặc Tàu?
Mà không biết dựa đồng bào, hỡi ông!
Cùng nhau khai hội DIÊN HỒNG
Hỏi muôn dân: “Giữ Biển Đông, hay đừng?”

Dân thề: “SÁT THÁT!” Biển Đông
Hoa Kỳ hợp sức, Việt Nam đổi đời!
Độc tài toàn trị ông ơi
Là mây đen phủ bầu trời Việt Nam

Vén mây, đầu ngõ sương tan
Lưu danh, đừng để thế gian chê cười?!

Hà Nội, 22/8/2015
TS. Đặng Huy Văn (Tác giả gửi BVB)
https://lh6.googleusercontent.com/TnewTalMHW4-VLXUMDq2BzY7Sv7-rF_SDbUSN47fKB-sTEfwHPcqZzkbOtnIt8wzMiE4-RpeIZ4BWCRbkw7grUyfnOz5aVWHqi8BAdN-juELmVtsiu9kxQyq9bfnSqYgmQ


“Trời còn để có hôm nay (*)
“Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
Tưởng ông mở mắt ai ngờ dè đâu...
Chén thù chén tạc hôm nay
Tan sương không thấy, phong vần nước ta
Lú ơi lú đến bao giờ
Giặc trên phương Bắc ngắm nhìn nước Nam
Độc quyền hữu nghị Việt- Trung
Bạn vàng bốn tốt giao luôn nước nhà

KN



Sonntag, 20. August 2017

Làm người...

Làm người...

Làm người phải biết chu toàn
Việc nhà việc nước phân minh rỏ ràng
Tự do dân chủ cho người
Đa phương xã hôi nước nhà bình yên
Làm người không biết lo toan
Thăm ăn việc nước sân si việc nhà
Độc quyền tự quyết cho người
Nước nhà mất hết tài nguyên dân mình


KN


"Một con người thiếu nhận thức, giống như một con bò kéo xe phi nước đại chạy qua cuộc sống! Chỉ biết sống để mà ăn chứ trong tâm hồn thì trống rổng " không nhận thức".
Lời Phật

"Ein Mensch, der wenig lernt, trottet wie ein Ochse durchs Leben; an Fleisch nimmt er zu, an Geist nicht."
- Gautama Buddha



Bild könnte enthalten: 1 Person, sitzt und Kind

Mittwoch, 16. August 2017

Thiên tài đảng ta...

Thiên tài đảng ta...


Đảng ta là lũ bội tình...
Tính nhà tình nước tình người nước Nam
Đất đai biển đảo chẳng màng
Tham danh hám lợi độc quyền trị dân
Đảng ta dân chủ khoe khoang
Tự do đàn áp bịt mồm nhân dân
Công bằng chân lý sáng ngời
Học tập tư tưởng... văn minh giết người
Thiên đường dối trá Mác Lê...
Đem vào cướp bóc nhân dân nước mình
Bạn vàng bốn tốt anh em
Ông Mao vĩ đại thiên tài đảng ta
Đảng ta trồng trái... ông Hồ
Độc quyền nhượng đất núi rừng nước Nam
Gây nhân kết quả dân mình
Việt Nam mất hết chủ quyền công dân
Độc lập tự chủ tự quyền
Mua danh bán chức chủ quyền biển "đảo" ta
Khác gì phong kiến thực dân
Chia nhau xé nát giang sơn nước mình.


KN

Đối chiếu 5 lời đảng dạy
Độc đảng
Là độc tài
Là độc đoán
Là đàn áp
Là quyền lực
Là nô lệ...

Kein automatischer Alternativtext verfügbar.

Xây dựng Cộng Sản Chủ nghĩa

Xây dựng Cộng Sản Chủ nghĩa
Nếu như họ hứa vài trăm năm hay một ngàn năm nữa xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản thì còn có chút hy vọng, đằng này cứ đằng đẵng một cách vô thời hạn như thế. Thử hỏi làm sao người dân có thể chịu đựng nổi? Trong khi đó những bất công và sai trái luôn hiện hữu hằng ngày hằng giờ? Cuộc sống của con người thì có giới hạn, ai có thể chờ đợi để xây dựng thành công cái chủ nghĩa quái đản đó chứ? Đã hơn 60 năm kể từ khi đảng Cộng sản cướp chính quyền, cho đến bây giờ họ vẫn loanh quanh “quá độ” để đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội. Tốt nhất là họ hãy thú nhận trước lịch sử và nhân dân rằng: Chủ nghĩa Cộng sản là hoang tưởng, và con đường họ đang đi là sai lầm. Họ nên tự giải thể chế độ độc tài sai trái để tránh thêm những đổ vỡ và mất mát cho dân tộc Việt Nam.
Mặt Trăng hay Sao Hoả thì loài người cũng đã biết được hình dạng và thành phần cấu tạo, còn chủ nghĩa Cộng sản thì không ai biết mặt ngang mũi dọc thế nào cả. Chính vì thế mà nhà cầm quyền bảo nó hình thù thế nào thì người dân cũng phải nghe. Cấm cãi, vì chỉ có bọn “phản động” mới đi ngược lại những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Trong quá trình “xây dựng chủ nghĩa Cộng sản” đó, biết bao người dân Việt Nam đã phải ngồi tù do phản đối hoặc kêu oan.
Chủ nghĩa Cộng sản là cái gì vậy, mà khi chính quyền làm sai những chuyện tày trời rồi đổ lỗi cho nó thì mọi chuyện lại êm xuôi? Có lẽ đầu óc người dân Việt Nam đã bị đóng đinh vào mấy cái từ quái ác này rồi. Hay nó có ma lực gì thu hút con người, khiến cho họ không thể thoát ra? Ma lực thì không, nhưng ma thuật thì chắc chắn là có. Đó là sự bưng bít sự thật, kìm kẹp và đàn áp người dân của Đảng Cộng Sản. Vì vậy mà Chủ nghĩa Cộng sản vẫn là một bức màn đen, mà người Việt Nam chưa thể xé toang nó để bước qua.
Cải cách ruộng đất, gây bao sai lầm và mất mát đau thương ư? Không sao, vì là để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản. Cải tạo tư bản sai trái ư? Không hề gì, vì quá độ đi lên chủ nghĩa Cộng sản mà. Giết hại và bỏ tù những người yêu nước ư? Không có vấn đề gì, vì đó là để bảo vệ chế độ Cộng sản tươi đẹp. Làm cho đất nước tụt hậu so với thế giới hàng nửa thế kỷ ư? Có sao đâu, chịu khổ một chút để rồi sẽ xây dựng thành công thiên đường Cộng sản.
Nhà nước làm một con đường dân sinh đã mấy năm mà không xong, bụi bay mù mịt cả vào người đi đường. Rồi họ chỉ vào đó và nói rằng: “Đấy, xây dựng chủ nghĩa cộng sản đấy!". Ai dám cãi nào? Kẻ nào không muốn trở thành “phản động” thì chớ có phản đối và tố cáo chính quyền nhé. Những chiếc cầu xây chưa được bao lâu thì bị sập ư? Đất nước ta đang quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội nên còn nghèo, ít vật liệu thì cầu sập cũng đúng thôi. Cấm nói là cán bộ tham nhũng đấy nhé, vì chỉ có bọn “phản động” mới nói như vậy.
Chính quyền tham nhũng hàng ngàn tỉ đồng? Ấy là sự thường, vì nước ta đang “quá độ” đi lên chủ nghĩa xã hội nên kinh nghiệm chống tham nhũng còn kém. Nhà nước bán biển đảo cho Trung Quốc ư? Dễ hiểu thôi, vì nước ta là cộng sản đàn em nên nhường cho ông anh giữ hộ, còn hơn để cho bọn đế quốc nó chiếm. Đàn áp người dân yêu nước phản đối Trung Quốc xâm lược? Vì để giữ vững an ninh chính trị, không để bọn phản động lợi dụng người dân. Mà an ninh chính trị không được giữ vững thì sẽ ảnh hưởng đến tiến trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của đảng và nhà nước ta.
Công an đánh chết người ư? Không sao, xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản thì phải vậy. Mà công an cũng chỉ “vô ý làm chết người trong khi thi hành công vụ” thôi mà. Họ làm vậy cũng để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản đó thôi. Có gì mà phải thắc mắc, đau thương? Nhà nước phân biệt và đàn áp các tôn giáo? Ấy cũng sự thường, nếu không thì các tôn giáo lại nhảy lên ngồi trên đầu Đảng Cộng sản à? Vậy thì còn gì là đảng quang vinh và vĩ đại nữa, làm sao có thể đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện đối với mọi thành phần? Quân đội và công an đàn áp dân oan ư? Vì họ là quân đội và công an nhân dân mà, không đàn áp thì làm sao dân còn sợ nữa? Vả lại còn phải đảm bảo an ninh chính trị để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản chứ.
Ôi! chủ nghĩa Cộng sản là cái gì vậy? Là cái gì mà người dân sợ hơn cả sợ cọp nữa. Nó gây bao mất mát đau thương cho dân tộc mà vẫn điềm nhiên và hãnh diện. Chủ nghĩa Cộng sản là cái gì mà nó ôm ấp và chở che cho tất cả những tội ác và sai trái mà không ai dám phản đối?
Tại sao lại phải đi xây dựng một thứ chủ nghĩa như vậy? Tại sao?
Cái chủ nghĩa đó chỉ gây nên ngang trái và đau thương cho con người, điều đó đã rõ rồi. Nhưng bao giờ thì xây dựng xong để nổi khổ đau chấm dứt? Một ngàn năm hay một vạn năm? Xin nhà cầm quyền hãy trả lời cho người dân được biết. Đảng Cộng sản nên nhớ rằng cuộc đời con người chỉ có mấy chục năm, họ không thể chờ đợi để sống trong một xã hội Cộng sản như đảng đã hứa được.
Và câu trả lời của đảng Cộng sản là gì? Đó là sự im lặng.
Một sự im lặng đáng sợ hãi hùng. Vì chính họ cũng không có câu trả lời. Họ hiểu rằng con đường đó là vô định, nó chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng con người. Ấy nhưng trong khoảng im lặng đó, những người yêu nước vẫn phải ngồi tù vì các tội danh chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa. Người dân vẫn phải sống trong một xã hội đầy bất công, độc tài và phi nhân.
Một lần nữa, toàn thể nhân dân Việt Nam hỏi Đảng Cộng sản rằng : " Xây dựng chủ nghĩa Cộng Sản để làm gì, và bao giờ thì xong ?"
Đăng bởi Minh Văn



Kommunismus sagen, Revolutionäre , um freie Menschen aus der Ausbeutung des Kapitalismus. So erfolgreich, wie sie die entgegengesetzten Modus mittelalterlichen Königen getan haben.
Chủ nghĩa cộng sản nói làm cách mạng để giãi thoát nhân dân khỏi bị sự bóc lột của tư bản chủ nghĩa. Khi thành công họ đã làm ngược lại như chế độ vua chúa thời trung cổ đã làm.

KN

Montag, 14. August 2017

Tự hào Việt Nam....

Tự hào Việt Nam....


Tự hào con cháu bác Hồ
Chống Tây... diệt Mỹ cho người Trung Hoa
Ngạo cười khí thế Việt nam
Giống tiên giống rồng nay thành lăng quăng
Hóa thân làm muổi súc sanh
Chuyên đi hút máu dân tình nước ta
Gây mầm gây bệnh khắp nơi
Chứng sanh bại não dân ta yếu hèn
Làm theo di chúc bác hồ
Cắt đất nhượng biển phong Hầu đảng ta
Độc lập tự chủ nước nhà
Tự do hạnh phúc làm người Trung Hoa
Độc tài độc trị nước nhà
Độc quyền ngăn cấm làm người dân Nam
Ngư trường biển cả ngoài khơi
Giặc Tàu bắn giết ngay trên biển mình
Môi trường khoáng sản tài nguyên
Độc tài giao giặc phá tan nước nhà
Biển Đông dầu khí nước ta
Giặc Tàu kêu rút đảng ta rút liền
Thương trường dân chủ chẳng màng
Ra tay bắt cóc Thiên đường đảng xây
Nhà lao công lý bạo hành
Thẳng tay đàn áp người dân nước mình
Tự hào văn hóa Việt Nam
Độc tài lãnh đạo bao che ghế ngồi
Đậm đà bản sắc Hán nô
Học tập tư tưởng nước ta yếu hèn


KN






Các bé gái VN cầm cờ "TQ" 6 sao đón Tập Cận Bình. Ảnh BBC. "
Bildergebnis für hình ảnh ông Hồ cùng cờ 6 sao

Sonntag, 6. August 2017

Không đổ bùn xuống biển, mỗi ngày nộp cho Trung Quốc $620,000

Một khi chính quyền độc tài cho phép số vốn đầu tư của Trung quốc vào nhà máy nhiệt điện than là 95%. Thì hợp đồng nhà nước đã không có quy định là bùn thải sẽ bỏ đi đâu...vì đó là một nhà máy của Trung quốc hoàn toàn nằm trong địa phận nước mình, vốn đầu tư còn 5% còn lại là tiền thuê đổ thải thôi. Một nhà nước thật sự về môi trường môi sinh sự sống của người dân thì trong hợp đồng phải ghi rỏ số bùn thải là phải do công ty xây dựng vốn đầu tư chịu phí tổn xây cất hầm chứa bùn thải để tái tạo lại chứ không phải không gấp rút là phải chấp nhận nộp phạt cho Trung Quốc số tiền mỗi ngày không xong. Đem chất bùn thải nhận chìm xuống biển sao giông như thời Đông Âu như Đông Đức đem tất cả những chất thải dơ bẩn của Nga Sô nhấn chìm xuống biển Đông "Ost See" quá. Sau ngày thông nhất nước Đức phải tốn mất hàng bao nhiêu Tỷ Euro để trục vớt nạo vét làm cho biển sạch có sự sống trở lại mất mấy chục năm cũng chưa phục hồi lại được hoàn toàn. Nhưvậy Việt Nam là thiên đường biển chứa rác ô nhiễm môi sinh cho Trung Quốc. Một chế độ nhà nước Việt Nam phục tùng Trung quốc như một chư hầu để bảo vệ độc tài đảng trị hơn là sự sống còn của một dân tộc Việt.

Không đổ bùn xuống biển, mỗi ngày nộp cho Trung Quốc $620,000

Người Việt

BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Bị dư luận dồn vào thế không còn đường thoát, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường đành tiết lộ lý do chính khiến chính phủ Việt Nam không lắc đầu với đề nghị đem bùn đổ xuống biển.

Tại cuộc họp báo hôm 3 Tháng Tám, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường, nói rằng theo hợp đồng liên quan đến việc đầu tư, xây dựng nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1, bên nào chậm trễ sẽ bị phạt, mức phạt là $620,000/ngày. Vì vậy, Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam và Bộ Công Thương phải lựa chọn “phương án tốt nhất.”

Tuy ông Hà không giải thích gì thêm nhưng thông tin do ông tiết lộ đồng nghĩa với việc, Việt Nam chỉ còn một đường, gật đầu cho “chủ đầu tư” dự án nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 đổ xuống biển một triệu tấn bùn. Nếu chần chừ, dự án đầu tư không hoàn tất đúng kế hoạch thì phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng.

“Chủ đầu tư” dự án này là công ty Ðiện Lực Vĩnh Tân 1 (VTPC1). VTPC1 là liên danh giữa Tập Ðoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) với Trung Quốc, trong đó phía Trung Quốc góp đến 95% vốn. Sau khi dự án này hoàn tất, nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 sẽ đốt than để phát điện, bán cho EVN.

Theo tường thuật của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, chính Việt Nam đã tự đặt mình vào thế cho VTPC1 đổ bùn xuống biển từ lâu.

Ðầu thập niên 2010, lúc phê duyệt dự án xây dựng nhà máy này (trị giá $1,700 tỷ), Việt Nam đã phê duyệt cả kế hoạch xây dựng hệ thống cảng cho các tàu vận tải ghé vào đổ than. Muốn có cảng phải nạo vét, nạo vét tạo ra bùn, phải có chỗ đổ, chỗ đổ tiện nhất, ít tốn kém nhất đối với “chủ đầu tư” là biển và Việt Nam đã chấp nhận từ lâu.

Dân chúng Việt Nam chỉ chú ý đến các tác động tới môi trường của chuyện đổ một triệu khối bùn ở vùng biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, sau khi mục kích hậu quả ô nhiễm ở vùng biển phía Bắc miền Trung hồi Tháng Tư, 2016 do Formosa gây ra.

Hàng chục triệu người bắt đầu chú ý, bày tỏ sự lo ngại khi 30 hécta đáy biển ở vùng biển Tuy Phong sẽ bị phủ một lớp chất thải dày tới ba mét… Khi các chuyên gia khẳng định, do Bình Thuận là vùng nước trồi (hiện tượng hải dương – dòng nước lạnh đặc quánh di chuyển thường xuyên từ phía dưới đáy biển lên tầng cao hơn, thế chỗ cho dòng nước ấm hơn) rất lớn, nên ảnh hưởng của việc đổ chất thải sẽ loang rất rộng… Khi nước biển bị đục thì ánh sáng bị cản trở, ngăn chặn quá trình quang hợp, lưu thông khí, môi trường sống sẽ bị biến thành môi trường chết, phải mất hàng trăm năm mới có thể hồi phục…

Khi đại diện Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn nói, nếu cho phép đổ bùn xuống vùng biển Tuy Phong, họ sẽ thay đổi quy hoạch, không chọn Bình Thuận làm một trong những nơi cung cấp tôm giống để thực hiện chiến lược nâng kim ngạch xuất cảng tôm lên $10 tỷ nữa. Thậm chí bộ này có thể sẽ phải tính lại cả việc thực hiện các dự án quốc tế để bảo tồn nguồn giống các loại cá di cư theo vùng nước trồi ở Tuy Phong…

Ðó cũng là lý do chuyện Bộ Tài Nguyên-Môi Trường cấp giấy phép cho VTPC1 đổ bùn xuống biển làm hàng chục triệu người phẫn nộ. Rồi các chuyên gia tố cáo, báo giới phanh phui báo cáo biện minh cho việc VTPC1 đem bùn đổ xuống vùng biển mà bộ này sử dụng để khẳng định việc cấp giấy phép cho VTPC1 đổ bùn xuống biển là có… “căn cứ khoa học” đã mạo danh ba nhà khoa học.

Diễn biến gần nhất, được cho là tích cực nhất, khiến nhiều người hy vọng, chính phủ sẽ gạt bỏ kế hoạch đổ bùn xuống biển và yêu cầu Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam mời các chuyên gia thẩm định lại tác động đến môi trường của việc đổ một triệu khối bùn xuống biển…

Ông Hà vừa chính thức cho biết, quan điểm của chính phủ là đặt môi trường lên trên hết nhưng môi trường phải hài hòa với phát triển kinh tế. Năm 2018, Việt Nam có thể đối diện với tình trạng thiếu điện nên tiến độ của dự án xây dựng nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 phải đáp ứng nhu cầu cân bằng việc cung cấp năng lượng cung cấp cho các tỉnh phía Nam. Trung Tâm Nhiệt Ðiện ở Tuy Phong (ngoài nhà máy Vĩnh Tân 1 còn ba nhà máy phát điện bằng than nữa) đã được quy hoạch từ năm 2007.

Cách trình bày của ông vô tình chỉ ra yêu cầu của thủ tướng hôm 24 Tháng Bảy chỉ nhằm hạ nhiệt dư luận. Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam chưa công bố kết quả “thẩm định độc lập” thì ông Hà đã kết luận, nhiều người nhầm lẫn “vật chất nạo vét từ biển” là chất thải. Luật Biển Quốc Tế, Công Ước London quan niệm “vật chất nạo vét từ biển” là tài nguyên và khuyến cáo cố gắng xem xét tái sử dụng tài nguyên này.

Bây giờ đã có thể hiểu tại sao trước làn sóng phản đối của dư luận, giới hữu trách tại Việt Nam liên tục hứa xem xét, thẩm định lại, kể cả “thẩm định độc lập” chứ chưa bao giờ khẳng định sẽ bác kế hoạch đổ bùn xuống biển. (G.Ð)

Tin mới liên quan:
Vụ nhận chìm: Bí thư Bình Thuận mở ra hướng xử lý khác


Phương Nam


(PLO) - "Hiện nay Cảng tổng hợp Vĩnh Tân có thể sẽ tiếp nhận khối lượng gần 1 triệu m3 vật chất nạo vét. Vì thế, để có thể kịp tiến độ cho công trình trọng điểm này nên ưu tiên giải quyết gần 1 triệu m3 trên theo hướng này" - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận. 

Ngày 5-8, Pháp luật TPHCM đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng (ảnh), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận liên quan đến dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong mà Bộ TN&MT đã cấp giấy phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân .

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: "Quan điểm của tỉnh là việc xử lý vật chất nạo vét phải đảm bảo không tác động, không gây bất cứ tổn hại nào đến môi trường và tận dụng được hiệu quả kinh tế từ đó". 

Có nhiều phương án khác thay vì nhận chìm xuống biển

. Phóng viên: Thưa ông, ngay sau khi Bộ TN&MT cho phép Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét xuống biển Vĩnh Tân có rất nhiều nhà khoa học lo sợ sẽ ảnh hưởng đến môi trường đa dạng sinh thái của Khu bảo tồn biển Hòn Cau và vùng nuôi tôm tốt nhất nước cùng sinh kế của người dân. Đặc biệt sau khi Pháp luật TPHCM phát hiện và thông tin sự vụ các nhà khoa học không tham gia dự án nhận chìm nhưng lại bị mạo danh, có tên trong hồ sơ dự án đề nghị cấp phép, thì nỗi lo đó càng tăng. Xin ông cho biết Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xử lý vấn đề này ra sao?

+ Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Đối với việc thông tin một số nhà khoa học bị mạo danh trong hồ sơ dự án, ngay sau khi báo chí phản ảnh, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ TN&MT chỉ đạo kiểm tra, xác minh và có kết luận cụ thể việc này. Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị Bộ TN&MT xem xét ý kiến của các nhà khoa học; sớm thông tin rộng rãi kết quả xác minh để nhân dân biết và an tâm. Tỉnh cũng yêu cầu đánh giá lại toàn diện chất lượng, tính khả thi, tính khoa học, tính trung thực của hồ sơ dự án đề nghị cấp phép nhận chìm ở biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.

Vị trí nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn, cát được Bộ TN&MT cấp phép cách vành đai Khu bảo tồn Hòn Cau chỉ hơn 2km. Nhiều nhà khoa học rất lo ngại sự tác động của việc nhận chìm đến khu bảo tồn biển quý giá này.

Quan điểm chỉ đạo của tỉnh trong toàn bộ vụ việc này là phải bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; không vì kinh tế mà đánh đổi môi trường. Trước những ý kiến phản biện, lãnh đạo tỉnh đã tiếp nhận với tinh thần hết sức cầu thị, nhất là các ý kiến tâm huyết, góp ý trên tinh thần xây dựng, vì mục tiêu bảo vệ môi trường biển. Tỉnh đã có văn bản báo cáo Trung ương, các bộ, ngành có liên quan và đề xuất Trung ương cho chủ trương tạm dừng việc tiếp tục cấp phép nhận chìm vật, chất nạo vét tại vùng biển tỉnh Bình Thuận; nghiên cứu, tìm phương án khả thi nhất để xử lý khối lượng vật, chất nạo vét, kể cả các phương án khác thay cho phương án nhận chìm. 

.Thưa ông việc tỉnh đề nghị Trung ương tìm phương án khác là cho dự án xin phép nhận chìm 2,4 triệu m3 của Tổng Công ty phát điện 3 hay cho cả dự án nhận chìm 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đã được cấp phép?

+ Tôi nghĩ là cả hai dự án. Nhưng trước mắt phải khảo sát, xem xét dự án nhận chìm 918.533 m3 vật chất nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Hiện nay Cảng tổng hợp Vĩnh Tân có thể sẽ tiếp nhận khối lượng vật chất trên để có thể kịp tiến độ cho công trình trọng điểm nên ưu tiên giải quyết gần 1 triệu m3 này trước.

Đối với hồ sơ dự án của Tổng Công ty phát điện 3 xin phép nhận chìm 2,4 triệu m3 bùn cát nạo vét luồng và vũng quay tàu cho các Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3, 4 và 4 mở rộng, tỉnh đã đề nghị Trung ương nghiên cứu tận dụng tối đa vào mục đích san lấp mặt bằng các công trình lấn biển lân cận. Có thể làm kè bằng bê tông cốt thép để đưa khối lượng này vào san lấp các khu vực ven biển của tỉnh hiện nay đang bị sạt lở nghiêm trọng hoặc cho phép xuất khẩu cát nhiễm mặn nhằm tận dụng tối đa vật liệu san lấp, thay cho phương án nhận chìm.

Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường khi xử lý chất nạo vét 

.Thưa ông, có thông tin cho rằng để có thể tiếp nhận gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 phải xây dựng hệ thống kè bao với kinh phí hàng trăm tỷ đồng?

+Đúng, muốn đổ vật chất nạo vét phải xây kè để nhốt lại. Dự tính kinh phí là thế nhưng xây kè như thế nào các nhà chuyên môn sẽ tính toán, lựa chọn kết cấu kè phải phù hợp. Kè phải đảm bảo tiếp nhận, lưu giữ vật chất nạo vét không thẩm thấu ra môi trường biển. Quan điểm của tỉnh là việc xử lý vật chất nạo vét phải đảm bảo không tác động, không gây bất cứ tổn hại nào đến môi trường và tận dụng được hiệu quả kinh tế từ khối lượng vật, chất nạo vét.

Theo quan điểm chủ quan của cá nhân tôi phải xem xét thật cẩn trọng, phải đánh giá chặt chẽ, đảo bảo theo đúng các qui định mới tiến hành làm.

. Câu hỏi cuối thưa ông, dư luận chắc chắn sẽ rất hoan nghênh những phát biểu của ông nhưng ông vui lòng cho biết đây là ý kiến của ông hay Tỉnh ủy Bình Thuận đã có văn bản gởi đến các cơ quan Trung ương rồi?

+Tôi đã ký văn bản gởi đề xuất đến Trung ương như thế còn quyết định như thế nào thì các chuyên gia, các đơn vị tư vấn, các nhà khoa học đặc biệt là các chuyên gia khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng kè biển sẽ nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, thiết kế mới có thể tiến hành xây dựng.

.Xin cảm ơn ông!





Biểu tình hồi giữa Tháng Tư 2015, phản đối nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 2
gây ô nhiễm, khiến quốc lộ 1, đoạn chạy qua Tuy Phong, Bình Thuận,
bị tắc nghẽn suốt hai ngày. Sau chuyện nhà máy này gây ô nhiễm trên đất liền,
 tới nay nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1
hứa hẹn gây ô nhiễm dưới biển. (Hình: Báo Bình Thuận)


Tự nhiên...
Tự nhiên cảm thấy khù khờ
Đọc toàn báo đảng toàn lời tung hô
Xảo ngôn dối trá điêu ngoa
Trò chơi dân chủ lừa người công dân
Tự nhiên đầu óc mở mang
Thông tin dân chủ đa chiều tự do
Tự do ngôn luận Tây phương
Là quyền tự chủ của người công dân
Tự nhiên lòng dạ rối bời
Môi trường ô nhiễm trên toàn nước ta
Tự nhiên thấy chán lạ lùng
Toàn lời dối trá quan quyền nước ta
Chỉ lo hữu nghị một nhà
Mặc cho đất nước dân tình điêu linh
Tự nhiên ngồi ngắm bình minh
Mong ngày nắng sớm chan hòa thương yêu
Tự nhiên cảm thấy bồi hồi
N
gười dưng khác họ nhưng chung một lòng
Tự nhiên đi hỏi ông trời
Trời cười trời bảo thiên nhiên nước mình
Tự nhiên không thể lặng câm
Bao giờ đất nước thoát vòng Trung Hoa
Tự nhiên thấy ghét lạnh lùng
Độc tài đảng trị toàn bầy sâu hoang...
KN