Một khi chính quyền độc tài cho phép số vốn đầu tư của Trung quốc vào nhà máy nhiệt điện than là 95%. Thì hợp đồng nhà nước đã không có quy định là bùn thải sẽ bỏ đi đâu...vì đó là một nhà máy của Trung quốc hoàn toàn nằm trong địa phận nước mình, vốn đầu tư còn 5% còn lại là tiền thuê đổ thải thôi. Một nhà nước thật sự về môi trường môi sinh sự sống của người dân thì trong hợp đồng phải ghi rỏ số bùn thải là phải do công ty xây dựng vốn đầu tư chịu phí tổn xây cất hầm chứa bùn thải để tái tạo lại chứ không phải không gấp rút là phải chấp nhận nộp phạt cho Trung Quốc số tiền mỗi ngày không xong. Đem chất bùn thải nhận chìm xuống biển sao giông như thời Đông Âu như Đông Đức đem tất cả những chất thải dơ bẩn của Nga Sô nhấn chìm xuống biển Đông "Ost See" quá. Sau ngày thông nhất nước Đức phải tốn mất hàng bao nhiêu Tỷ Euro để trục vớt nạo vét làm cho biển sạch có sự sống trở lại mất mấy chục năm cũng chưa phục hồi lại được hoàn toàn. Nhưvậy Việt Nam là thiên đường biển chứa rác ô nhiễm môi sinh cho Trung Quốc. Một chế độ nhà nước Việt Nam phục tùng Trung quốc như một chư hầu để bảo vệ độc tài đảng trị hơn là sự sống còn của một dân tộc Việt.
Không đổ bùn xuống biển, mỗi ngày nộp cho Trung Quốc $620,000
Người Việt
BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Bị dư luận dồn vào thế không còn đường thoát, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường đành tiết lộ lý do chính khiến chính phủ Việt Nam không lắc đầu với đề nghị đem bùn đổ xuống biển.
Tại cuộc họp báo hôm 3 Tháng Tám, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường, nói rằng theo hợp đồng liên quan đến việc đầu tư, xây dựng nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1, bên nào chậm trễ sẽ bị phạt, mức phạt là $620,000/ngày. Vì vậy, Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam và Bộ Công Thương phải lựa chọn “phương án tốt nhất.”
Tuy ông Hà không giải thích gì thêm nhưng thông tin do ông tiết lộ đồng nghĩa với việc, Việt Nam chỉ còn một đường, gật đầu cho “chủ đầu tư” dự án nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 đổ xuống biển một triệu tấn bùn. Nếu chần chừ, dự án đầu tư không hoàn tất đúng kế hoạch thì phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng.
“Chủ đầu tư” dự án này là công ty Ðiện Lực Vĩnh Tân 1 (VTPC1). VTPC1 là liên danh giữa Tập Ðoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) với Trung Quốc, trong đó phía Trung Quốc góp đến 95% vốn. Sau khi dự án này hoàn tất, nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 sẽ đốt than để phát điện, bán cho EVN.
Theo tường thuật của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, chính Việt Nam đã tự đặt mình vào thế cho VTPC1 đổ bùn xuống biển từ lâu.
Ðầu thập niên 2010, lúc phê duyệt dự án xây dựng nhà máy này (trị giá $1,700 tỷ), Việt Nam đã phê duyệt cả kế hoạch xây dựng hệ thống cảng cho các tàu vận tải ghé vào đổ than. Muốn có cảng phải nạo vét, nạo vét tạo ra bùn, phải có chỗ đổ, chỗ đổ tiện nhất, ít tốn kém nhất đối với “chủ đầu tư” là biển và Việt Nam đã chấp nhận từ lâu.
Dân chúng Việt Nam chỉ chú ý đến các tác động tới môi trường của chuyện đổ một triệu khối bùn ở vùng biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, sau khi mục kích hậu quả ô nhiễm ở vùng biển phía Bắc miền Trung hồi Tháng Tư, 2016 do Formosa gây ra.
Hàng chục triệu người bắt đầu chú ý, bày tỏ sự lo ngại khi 30 hécta đáy biển ở vùng biển Tuy Phong sẽ bị phủ một lớp chất thải dày tới ba mét… Khi các chuyên gia khẳng định, do Bình Thuận là vùng nước trồi (hiện tượng hải dương – dòng nước lạnh đặc quánh di chuyển thường xuyên từ phía dưới đáy biển lên tầng cao hơn, thế chỗ cho dòng nước ấm hơn) rất lớn, nên ảnh hưởng của việc đổ chất thải sẽ loang rất rộng… Khi nước biển bị đục thì ánh sáng bị cản trở, ngăn chặn quá trình quang hợp, lưu thông khí, môi trường sống sẽ bị biến thành môi trường chết, phải mất hàng trăm năm mới có thể hồi phục…
Khi đại diện Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn nói, nếu cho phép đổ bùn xuống vùng biển Tuy Phong, họ sẽ thay đổi quy hoạch, không chọn Bình Thuận làm một trong những nơi cung cấp tôm giống để thực hiện chiến lược nâng kim ngạch xuất cảng tôm lên $10 tỷ nữa. Thậm chí bộ này có thể sẽ phải tính lại cả việc thực hiện các dự án quốc tế để bảo tồn nguồn giống các loại cá di cư theo vùng nước trồi ở Tuy Phong…
Ðó cũng là lý do chuyện Bộ Tài Nguyên-Môi Trường cấp giấy phép cho VTPC1 đổ bùn xuống biển làm hàng chục triệu người phẫn nộ. Rồi các chuyên gia tố cáo, báo giới phanh phui báo cáo biện minh cho việc VTPC1 đem bùn đổ xuống vùng biển mà bộ này sử dụng để khẳng định việc cấp giấy phép cho VTPC1 đổ bùn xuống biển là có… “căn cứ khoa học” đã mạo danh ba nhà khoa học.
Diễn biến gần nhất, được cho là tích cực nhất, khiến nhiều người hy vọng, chính phủ sẽ gạt bỏ kế hoạch đổ bùn xuống biển và yêu cầu Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam mời các chuyên gia thẩm định lại tác động đến môi trường của việc đổ một triệu khối bùn xuống biển…
Ông Hà vừa chính thức cho biết, quan điểm của chính phủ là đặt môi trường lên trên hết nhưng môi trường phải hài hòa với phát triển kinh tế. Năm 2018, Việt Nam có thể đối diện với tình trạng thiếu điện nên tiến độ của dự án xây dựng nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 phải đáp ứng nhu cầu cân bằng việc cung cấp năng lượng cung cấp cho các tỉnh phía Nam. Trung Tâm Nhiệt Ðiện ở Tuy Phong (ngoài nhà máy Vĩnh Tân 1 còn ba nhà máy phát điện bằng than nữa) đã được quy hoạch từ năm 2007.
Cách trình bày của ông vô tình chỉ ra yêu cầu của thủ tướng hôm 24 Tháng Bảy chỉ nhằm hạ nhiệt dư luận. Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam chưa công bố kết quả “thẩm định độc lập” thì ông Hà đã kết luận, nhiều người nhầm lẫn “vật chất nạo vét từ biển” là chất thải. Luật Biển Quốc Tế, Công Ước London quan niệm “vật chất nạo vét từ biển” là tài nguyên và khuyến cáo cố gắng xem xét tái sử dụng tài nguyên này.
Bây giờ đã có thể hiểu tại sao trước làn sóng phản đối của dư luận, giới hữu trách tại Việt Nam liên tục hứa xem xét, thẩm định lại, kể cả “thẩm định độc lập” chứ chưa bao giờ khẳng định sẽ bác kế hoạch đổ bùn xuống biển. (G.Ð)
Tin mới liên quan:
Vụ nhận chìm: Bí thư Bình Thuận mở ra hướng xử lý khác
Phương Nam
(PLO) - "Hiện nay Cảng tổng hợp Vĩnh Tân có thể sẽ tiếp nhận khối lượng gần 1 triệu m3 vật chất nạo vét. Vì thế, để có thể kịp tiến độ cho công trình trọng điểm này nên ưu tiên giải quyết gần 1 triệu m3 trên theo hướng này" - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận.
Ngày 5-8, Pháp luật TPHCM đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng (ảnh), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận liên quan đến dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong mà Bộ TN&MT đã cấp giấy phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân .
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: "Quan điểm của tỉnh là việc xử lý vật chất nạo vét phải đảm bảo không tác động, không gây bất cứ tổn hại nào đến môi trường và tận dụng được hiệu quả kinh tế từ đó".
Có nhiều phương án khác thay vì nhận chìm xuống biển
. Phóng viên: Thưa ông, ngay sau khi Bộ TN&MT cho phép Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét xuống biển Vĩnh Tân có rất nhiều nhà khoa học lo sợ sẽ ảnh hưởng đến môi trường đa dạng sinh thái của Khu bảo tồn biển Hòn Cau và vùng nuôi tôm tốt nhất nước cùng sinh kế của người dân. Đặc biệt sau khi Pháp luật TPHCM phát hiện và thông tin sự vụ các nhà khoa học không tham gia dự án nhận chìm nhưng lại bị mạo danh, có tên trong hồ sơ dự án đề nghị cấp phép, thì nỗi lo đó càng tăng. Xin ông cho biết Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xử lý vấn đề này ra sao?
+ Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Đối với việc thông tin một số nhà khoa học bị mạo danh trong hồ sơ dự án, ngay sau khi báo chí phản ảnh, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ TN&MT chỉ đạo kiểm tra, xác minh và có kết luận cụ thể việc này. Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị Bộ TN&MT xem xét ý kiến của các nhà khoa học; sớm thông tin rộng rãi kết quả xác minh để nhân dân biết và an tâm. Tỉnh cũng yêu cầu đánh giá lại toàn diện chất lượng, tính khả thi, tính khoa học, tính trung thực của hồ sơ dự án đề nghị cấp phép nhận chìm ở biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.
Vị trí nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn, cát được Bộ TN&MT cấp phép cách vành đai Khu bảo tồn Hòn Cau chỉ hơn 2km. Nhiều nhà khoa học rất lo ngại sự tác động của việc nhận chìm đến khu bảo tồn biển quý giá này.
Quan điểm chỉ đạo của tỉnh trong toàn bộ vụ việc này là phải bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; không vì kinh tế mà đánh đổi môi trường. Trước những ý kiến phản biện, lãnh đạo tỉnh đã tiếp nhận với tinh thần hết sức cầu thị, nhất là các ý kiến tâm huyết, góp ý trên tinh thần xây dựng, vì mục tiêu bảo vệ môi trường biển. Tỉnh đã có văn bản báo cáo Trung ương, các bộ, ngành có liên quan và đề xuất Trung ương cho chủ trương tạm dừng việc tiếp tục cấp phép nhận chìm vật, chất nạo vét tại vùng biển tỉnh Bình Thuận; nghiên cứu, tìm phương án khả thi nhất để xử lý khối lượng vật, chất nạo vét, kể cả các phương án khác thay cho phương án nhận chìm.
.Thưa ông việc tỉnh đề nghị Trung ương tìm phương án khác là cho dự án xin phép nhận chìm 2,4 triệu m3 của Tổng Công ty phát điện 3 hay cho cả dự án nhận chìm 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đã được cấp phép?
+ Tôi nghĩ là cả hai dự án. Nhưng trước mắt phải khảo sát, xem xét dự án nhận chìm 918.533 m3 vật chất nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Hiện nay Cảng tổng hợp Vĩnh Tân có thể sẽ tiếp nhận khối lượng vật chất trên để có thể kịp tiến độ cho công trình trọng điểm nên ưu tiên giải quyết gần 1 triệu m3 này trước.
Đối với hồ sơ dự án của Tổng Công ty phát điện 3 xin phép nhận chìm 2,4 triệu m3 bùn cát nạo vét luồng và vũng quay tàu cho các Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3, 4 và 4 mở rộng, tỉnh đã đề nghị Trung ương nghiên cứu tận dụng tối đa vào mục đích san lấp mặt bằng các công trình lấn biển lân cận. Có thể làm kè bằng bê tông cốt thép để đưa khối lượng này vào san lấp các khu vực ven biển của tỉnh hiện nay đang bị sạt lở nghiêm trọng hoặc cho phép xuất khẩu cát nhiễm mặn nhằm tận dụng tối đa vật liệu san lấp, thay cho phương án nhận chìm.
Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường khi xử lý chất nạo vét
.Thưa ông, có thông tin cho rằng để có thể tiếp nhận gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 phải xây dựng hệ thống kè bao với kinh phí hàng trăm tỷ đồng?
+Đúng, muốn đổ vật chất nạo vét phải xây kè để nhốt lại. Dự tính kinh phí là thế nhưng xây kè như thế nào các nhà chuyên môn sẽ tính toán, lựa chọn kết cấu kè phải phù hợp. Kè phải đảm bảo tiếp nhận, lưu giữ vật chất nạo vét không thẩm thấu ra môi trường biển. Quan điểm của tỉnh là việc xử lý vật chất nạo vét phải đảm bảo không tác động, không gây bất cứ tổn hại nào đến môi trường và tận dụng được hiệu quả kinh tế từ khối lượng vật, chất nạo vét.
Theo quan điểm chủ quan của cá nhân tôi phải xem xét thật cẩn trọng, phải đánh giá chặt chẽ, đảo bảo theo đúng các qui định mới tiến hành làm.
. Câu hỏi cuối thưa ông, dư luận chắc chắn sẽ rất hoan nghênh những phát biểu của ông nhưng ông vui lòng cho biết đây là ý kiến của ông hay Tỉnh ủy Bình Thuận đã có văn bản gởi đến các cơ quan Trung ương rồi?
+Tôi đã ký văn bản gởi đề xuất đến Trung ương như thế còn quyết định như thế nào thì các chuyên gia, các đơn vị tư vấn, các nhà khoa học đặc biệt là các chuyên gia khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng kè biển sẽ nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, thiết kế mới có thể tiến hành xây dựng.
.Xin cảm ơn ông!
BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Bị dư luận dồn vào thế không còn đường thoát, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường đành tiết lộ lý do chính khiến chính phủ Việt Nam không lắc đầu với đề nghị đem bùn đổ xuống biển.
Tại cuộc họp báo hôm 3 Tháng Tám, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường, nói rằng theo hợp đồng liên quan đến việc đầu tư, xây dựng nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1, bên nào chậm trễ sẽ bị phạt, mức phạt là $620,000/ngày. Vì vậy, Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam và Bộ Công Thương phải lựa chọn “phương án tốt nhất.”
Tuy ông Hà không giải thích gì thêm nhưng thông tin do ông tiết lộ đồng nghĩa với việc, Việt Nam chỉ còn một đường, gật đầu cho “chủ đầu tư” dự án nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 đổ xuống biển một triệu tấn bùn. Nếu chần chừ, dự án đầu tư không hoàn tất đúng kế hoạch thì phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng.
“Chủ đầu tư” dự án này là công ty Ðiện Lực Vĩnh Tân 1 (VTPC1). VTPC1 là liên danh giữa Tập Ðoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) với Trung Quốc, trong đó phía Trung Quốc góp đến 95% vốn. Sau khi dự án này hoàn tất, nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 sẽ đốt than để phát điện, bán cho EVN.
Theo tường thuật của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, chính Việt Nam đã tự đặt mình vào thế cho VTPC1 đổ bùn xuống biển từ lâu.
Ðầu thập niên 2010, lúc phê duyệt dự án xây dựng nhà máy này (trị giá $1,700 tỷ), Việt Nam đã phê duyệt cả kế hoạch xây dựng hệ thống cảng cho các tàu vận tải ghé vào đổ than. Muốn có cảng phải nạo vét, nạo vét tạo ra bùn, phải có chỗ đổ, chỗ đổ tiện nhất, ít tốn kém nhất đối với “chủ đầu tư” là biển và Việt Nam đã chấp nhận từ lâu.
Dân chúng Việt Nam chỉ chú ý đến các tác động tới môi trường của chuyện đổ một triệu khối bùn ở vùng biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, sau khi mục kích hậu quả ô nhiễm ở vùng biển phía Bắc miền Trung hồi Tháng Tư, 2016 do Formosa gây ra.
Hàng chục triệu người bắt đầu chú ý, bày tỏ sự lo ngại khi 30 hécta đáy biển ở vùng biển Tuy Phong sẽ bị phủ một lớp chất thải dày tới ba mét… Khi các chuyên gia khẳng định, do Bình Thuận là vùng nước trồi (hiện tượng hải dương – dòng nước lạnh đặc quánh di chuyển thường xuyên từ phía dưới đáy biển lên tầng cao hơn, thế chỗ cho dòng nước ấm hơn) rất lớn, nên ảnh hưởng của việc đổ chất thải sẽ loang rất rộng… Khi nước biển bị đục thì ánh sáng bị cản trở, ngăn chặn quá trình quang hợp, lưu thông khí, môi trường sống sẽ bị biến thành môi trường chết, phải mất hàng trăm năm mới có thể hồi phục…
Khi đại diện Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn nói, nếu cho phép đổ bùn xuống vùng biển Tuy Phong, họ sẽ thay đổi quy hoạch, không chọn Bình Thuận làm một trong những nơi cung cấp tôm giống để thực hiện chiến lược nâng kim ngạch xuất cảng tôm lên $10 tỷ nữa. Thậm chí bộ này có thể sẽ phải tính lại cả việc thực hiện các dự án quốc tế để bảo tồn nguồn giống các loại cá di cư theo vùng nước trồi ở Tuy Phong…
Ðó cũng là lý do chuyện Bộ Tài Nguyên-Môi Trường cấp giấy phép cho VTPC1 đổ bùn xuống biển làm hàng chục triệu người phẫn nộ. Rồi các chuyên gia tố cáo, báo giới phanh phui báo cáo biện minh cho việc VTPC1 đem bùn đổ xuống vùng biển mà bộ này sử dụng để khẳng định việc cấp giấy phép cho VTPC1 đổ bùn xuống biển là có… “căn cứ khoa học” đã mạo danh ba nhà khoa học.
Diễn biến gần nhất, được cho là tích cực nhất, khiến nhiều người hy vọng, chính phủ sẽ gạt bỏ kế hoạch đổ bùn xuống biển và yêu cầu Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam mời các chuyên gia thẩm định lại tác động đến môi trường của việc đổ một triệu khối bùn xuống biển…
Ông Hà vừa chính thức cho biết, quan điểm của chính phủ là đặt môi trường lên trên hết nhưng môi trường phải hài hòa với phát triển kinh tế. Năm 2018, Việt Nam có thể đối diện với tình trạng thiếu điện nên tiến độ của dự án xây dựng nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 phải đáp ứng nhu cầu cân bằng việc cung cấp năng lượng cung cấp cho các tỉnh phía Nam. Trung Tâm Nhiệt Ðiện ở Tuy Phong (ngoài nhà máy Vĩnh Tân 1 còn ba nhà máy phát điện bằng than nữa) đã được quy hoạch từ năm 2007.
Cách trình bày của ông vô tình chỉ ra yêu cầu của thủ tướng hôm 24 Tháng Bảy chỉ nhằm hạ nhiệt dư luận. Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam chưa công bố kết quả “thẩm định độc lập” thì ông Hà đã kết luận, nhiều người nhầm lẫn “vật chất nạo vét từ biển” là chất thải. Luật Biển Quốc Tế, Công Ước London quan niệm “vật chất nạo vét từ biển” là tài nguyên và khuyến cáo cố gắng xem xét tái sử dụng tài nguyên này.
Bây giờ đã có thể hiểu tại sao trước làn sóng phản đối của dư luận, giới hữu trách tại Việt Nam liên tục hứa xem xét, thẩm định lại, kể cả “thẩm định độc lập” chứ chưa bao giờ khẳng định sẽ bác kế hoạch đổ bùn xuống biển. (G.Ð)
Tin mới liên quan:
Vụ nhận chìm: Bí thư Bình Thuận mở ra hướng xử lý khác
Phương Nam
(PLO) - "Hiện nay Cảng tổng hợp Vĩnh Tân có thể sẽ tiếp nhận khối lượng gần 1 triệu m3 vật chất nạo vét. Vì thế, để có thể kịp tiến độ cho công trình trọng điểm này nên ưu tiên giải quyết gần 1 triệu m3 trên theo hướng này" - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận.
Ngày 5-8, Pháp luật TPHCM đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng (ảnh), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận liên quan đến dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong mà Bộ TN&MT đã cấp giấy phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân .
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: "Quan điểm của tỉnh là việc xử lý vật chất nạo vét phải đảm bảo không tác động, không gây bất cứ tổn hại nào đến môi trường và tận dụng được hiệu quả kinh tế từ đó".
Có nhiều phương án khác thay vì nhận chìm xuống biển
. Phóng viên: Thưa ông, ngay sau khi Bộ TN&MT cho phép Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét xuống biển Vĩnh Tân có rất nhiều nhà khoa học lo sợ sẽ ảnh hưởng đến môi trường đa dạng sinh thái của Khu bảo tồn biển Hòn Cau và vùng nuôi tôm tốt nhất nước cùng sinh kế của người dân. Đặc biệt sau khi Pháp luật TPHCM phát hiện và thông tin sự vụ các nhà khoa học không tham gia dự án nhận chìm nhưng lại bị mạo danh, có tên trong hồ sơ dự án đề nghị cấp phép, thì nỗi lo đó càng tăng. Xin ông cho biết Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xử lý vấn đề này ra sao?
+ Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Đối với việc thông tin một số nhà khoa học bị mạo danh trong hồ sơ dự án, ngay sau khi báo chí phản ảnh, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ TN&MT chỉ đạo kiểm tra, xác minh và có kết luận cụ thể việc này. Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị Bộ TN&MT xem xét ý kiến của các nhà khoa học; sớm thông tin rộng rãi kết quả xác minh để nhân dân biết và an tâm. Tỉnh cũng yêu cầu đánh giá lại toàn diện chất lượng, tính khả thi, tính khoa học, tính trung thực của hồ sơ dự án đề nghị cấp phép nhận chìm ở biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.
Vị trí nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn, cát được Bộ TN&MT cấp phép cách vành đai Khu bảo tồn Hòn Cau chỉ hơn 2km. Nhiều nhà khoa học rất lo ngại sự tác động của việc nhận chìm đến khu bảo tồn biển quý giá này.
Quan điểm chỉ đạo của tỉnh trong toàn bộ vụ việc này là phải bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; không vì kinh tế mà đánh đổi môi trường. Trước những ý kiến phản biện, lãnh đạo tỉnh đã tiếp nhận với tinh thần hết sức cầu thị, nhất là các ý kiến tâm huyết, góp ý trên tinh thần xây dựng, vì mục tiêu bảo vệ môi trường biển. Tỉnh đã có văn bản báo cáo Trung ương, các bộ, ngành có liên quan và đề xuất Trung ương cho chủ trương tạm dừng việc tiếp tục cấp phép nhận chìm vật, chất nạo vét tại vùng biển tỉnh Bình Thuận; nghiên cứu, tìm phương án khả thi nhất để xử lý khối lượng vật, chất nạo vét, kể cả các phương án khác thay cho phương án nhận chìm.
.Thưa ông việc tỉnh đề nghị Trung ương tìm phương án khác là cho dự án xin phép nhận chìm 2,4 triệu m3 của Tổng Công ty phát điện 3 hay cho cả dự án nhận chìm 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đã được cấp phép?
+ Tôi nghĩ là cả hai dự án. Nhưng trước mắt phải khảo sát, xem xét dự án nhận chìm 918.533 m3 vật chất nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Hiện nay Cảng tổng hợp Vĩnh Tân có thể sẽ tiếp nhận khối lượng vật chất trên để có thể kịp tiến độ cho công trình trọng điểm nên ưu tiên giải quyết gần 1 triệu m3 này trước.
Đối với hồ sơ dự án của Tổng Công ty phát điện 3 xin phép nhận chìm 2,4 triệu m3 bùn cát nạo vét luồng và vũng quay tàu cho các Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3, 4 và 4 mở rộng, tỉnh đã đề nghị Trung ương nghiên cứu tận dụng tối đa vào mục đích san lấp mặt bằng các công trình lấn biển lân cận. Có thể làm kè bằng bê tông cốt thép để đưa khối lượng này vào san lấp các khu vực ven biển của tỉnh hiện nay đang bị sạt lở nghiêm trọng hoặc cho phép xuất khẩu cát nhiễm mặn nhằm tận dụng tối đa vật liệu san lấp, thay cho phương án nhận chìm.
Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường khi xử lý chất nạo vét
.Thưa ông, có thông tin cho rằng để có thể tiếp nhận gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 phải xây dựng hệ thống kè bao với kinh phí hàng trăm tỷ đồng?
+Đúng, muốn đổ vật chất nạo vét phải xây kè để nhốt lại. Dự tính kinh phí là thế nhưng xây kè như thế nào các nhà chuyên môn sẽ tính toán, lựa chọn kết cấu kè phải phù hợp. Kè phải đảm bảo tiếp nhận, lưu giữ vật chất nạo vét không thẩm thấu ra môi trường biển. Quan điểm của tỉnh là việc xử lý vật chất nạo vét phải đảm bảo không tác động, không gây bất cứ tổn hại nào đến môi trường và tận dụng được hiệu quả kinh tế từ khối lượng vật, chất nạo vét.
Theo quan điểm chủ quan của cá nhân tôi phải xem xét thật cẩn trọng, phải đánh giá chặt chẽ, đảo bảo theo đúng các qui định mới tiến hành làm.
. Câu hỏi cuối thưa ông, dư luận chắc chắn sẽ rất hoan nghênh những phát biểu của ông nhưng ông vui lòng cho biết đây là ý kiến của ông hay Tỉnh ủy Bình Thuận đã có văn bản gởi đến các cơ quan Trung ương rồi?
+Tôi đã ký văn bản gởi đề xuất đến Trung ương như thế còn quyết định như thế nào thì các chuyên gia, các đơn vị tư vấn, các nhà khoa học đặc biệt là các chuyên gia khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng kè biển sẽ nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, thiết kế mới có thể tiến hành xây dựng.
.Xin cảm ơn ông!
Biểu tình hồi giữa Tháng Tư 2015, phản đối nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 2
gây ô nhiễm, khiến quốc lộ 1, đoạn chạy qua Tuy Phong, Bình Thuận,
bị tắc nghẽn suốt hai ngày. Sau chuyện nhà máy này gây ô nhiễm trên đất liền,
tới nay nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1
hứa hẹn gây ô nhiễm dưới biển. (Hình: Báo Bình Thuận)
Tự nhiên...
Tự nhiên cảm thấy khù khờ
Đọc toàn báo đảng toàn lời tung hô
Xảo ngôn dối trá điêu ngoa
Trò chơi dân chủ lừa người công dân
Tự nhiên đầu óc mở mang
Thông tin dân chủ đa chiều tự do
Tự do ngôn luận Tây phương
Là quyền tự chủ của người công dân
Tự nhiên lòng dạ rối bời
Môi trường ô nhiễm trên toàn nước ta
Tự nhiên thấy chán lạ lùng
Toàn lời dối trá quan quyền nước ta
Chỉ lo hữu nghị một nhà
Mặc cho đất nước dân tình điêu linh
Tự nhiên ngồi ngắm bình minh
Mong ngày nắng sớm chan hòa thương yêu
Tự nhiên cảm thấy bồi hồi
Người dưng khác họ nhưng chung một lòng
Tự nhiên đi hỏi ông trời
Trời cười trời bảo thiên nhiên nước mình
Tự nhiên không thể lặng câm
Bao giờ đất nước thoát vòng Trung Hoa
Tự nhiên thấy ghét lạnh lùng
Độc tài đảng trị toàn bầy sâu hoang...
Đọc toàn báo đảng toàn lời tung hô
Xảo ngôn dối trá điêu ngoa
Trò chơi dân chủ lừa người công dân
Tự nhiên đầu óc mở mang
Thông tin dân chủ đa chiều tự do
Tự do ngôn luận Tây phương
Là quyền tự chủ của người công dân
Tự nhiên lòng dạ rối bời
Môi trường ô nhiễm trên toàn nước ta
Tự nhiên thấy chán lạ lùng
Toàn lời dối trá quan quyền nước ta
Chỉ lo hữu nghị một nhà
Mặc cho đất nước dân tình điêu linh
Tự nhiên ngồi ngắm bình minh
Mong ngày nắng sớm chan hòa thương yêu
Tự nhiên cảm thấy bồi hồi
Người dưng khác họ nhưng chung một lòng
Tự nhiên đi hỏi ông trời
Trời cười trời bảo thiên nhiên nước mình
Tự nhiên không thể lặng câm
Bao giờ đất nước thoát vòng Trung Hoa
Tự nhiên thấy ghét lạnh lùng
Độc tài đảng trị toàn bầy sâu hoang...
KN
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen