Montag, 14. August 2017

Tự hào Việt Nam....

Tự hào Việt Nam....


Tự hào con cháu bác Hồ
Chống Tây... diệt Mỹ cho người Trung Hoa
Ngạo cười khí thế Việt nam
Giống tiên giống rồng nay thành lăng quăng
Hóa thân làm muổi súc sanh
Chuyên đi hút máu dân tình nước ta
Gây mầm gây bệnh khắp nơi
Chứng sanh bại não dân ta yếu hèn
Làm theo di chúc bác hồ
Cắt đất nhượng biển phong Hầu đảng ta
Độc lập tự chủ nước nhà
Tự do hạnh phúc làm người Trung Hoa
Độc tài độc trị nước nhà
Độc quyền ngăn cấm làm người dân Nam
Ngư trường biển cả ngoài khơi
Giặc Tàu bắn giết ngay trên biển mình
Môi trường khoáng sản tài nguyên
Độc tài giao giặc phá tan nước nhà
Biển Đông dầu khí nước ta
Giặc Tàu kêu rút đảng ta rút liền
Thương trường dân chủ chẳng màng
Ra tay bắt cóc Thiên đường đảng xây
Nhà lao công lý bạo hành
Thẳng tay đàn áp người dân nước mình
Tự hào văn hóa Việt Nam
Độc tài lãnh đạo bao che ghế ngồi
Đậm đà bản sắc Hán nô
Học tập tư tưởng nước ta yếu hèn


KN






Các bé gái VN cầm cờ "TQ" 6 sao đón Tập Cận Bình. Ảnh BBC. "
Bildergebnis für hình ảnh ông Hồ cùng cờ 6 sao

Sonntag, 6. August 2017

Không đổ bùn xuống biển, mỗi ngày nộp cho Trung Quốc $620,000

Một khi chính quyền độc tài cho phép số vốn đầu tư của Trung quốc vào nhà máy nhiệt điện than là 95%. Thì hợp đồng nhà nước đã không có quy định là bùn thải sẽ bỏ đi đâu...vì đó là một nhà máy của Trung quốc hoàn toàn nằm trong địa phận nước mình, vốn đầu tư còn 5% còn lại là tiền thuê đổ thải thôi. Một nhà nước thật sự về môi trường môi sinh sự sống của người dân thì trong hợp đồng phải ghi rỏ số bùn thải là phải do công ty xây dựng vốn đầu tư chịu phí tổn xây cất hầm chứa bùn thải để tái tạo lại chứ không phải không gấp rút là phải chấp nhận nộp phạt cho Trung Quốc số tiền mỗi ngày không xong. Đem chất bùn thải nhận chìm xuống biển sao giông như thời Đông Âu như Đông Đức đem tất cả những chất thải dơ bẩn của Nga Sô nhấn chìm xuống biển Đông "Ost See" quá. Sau ngày thông nhất nước Đức phải tốn mất hàng bao nhiêu Tỷ Euro để trục vớt nạo vét làm cho biển sạch có sự sống trở lại mất mấy chục năm cũng chưa phục hồi lại được hoàn toàn. Nhưvậy Việt Nam là thiên đường biển chứa rác ô nhiễm môi sinh cho Trung Quốc. Một chế độ nhà nước Việt Nam phục tùng Trung quốc như một chư hầu để bảo vệ độc tài đảng trị hơn là sự sống còn của một dân tộc Việt.

Không đổ bùn xuống biển, mỗi ngày nộp cho Trung Quốc $620,000

Người Việt

BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – Bị dư luận dồn vào thế không còn đường thoát, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường đành tiết lộ lý do chính khiến chính phủ Việt Nam không lắc đầu với đề nghị đem bùn đổ xuống biển.

Tại cuộc họp báo hôm 3 Tháng Tám, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường, nói rằng theo hợp đồng liên quan đến việc đầu tư, xây dựng nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1, bên nào chậm trễ sẽ bị phạt, mức phạt là $620,000/ngày. Vì vậy, Tập Ðoàn Ðiện Lực Việt Nam và Bộ Công Thương phải lựa chọn “phương án tốt nhất.”

Tuy ông Hà không giải thích gì thêm nhưng thông tin do ông tiết lộ đồng nghĩa với việc, Việt Nam chỉ còn một đường, gật đầu cho “chủ đầu tư” dự án nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 đổ xuống biển một triệu tấn bùn. Nếu chần chừ, dự án đầu tư không hoàn tất đúng kế hoạch thì phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng.

“Chủ đầu tư” dự án này là công ty Ðiện Lực Vĩnh Tân 1 (VTPC1). VTPC1 là liên danh giữa Tập Ðoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam (TKV) với Trung Quốc, trong đó phía Trung Quốc góp đến 95% vốn. Sau khi dự án này hoàn tất, nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 sẽ đốt than để phát điện, bán cho EVN.

Theo tường thuật của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, chính Việt Nam đã tự đặt mình vào thế cho VTPC1 đổ bùn xuống biển từ lâu.

Ðầu thập niên 2010, lúc phê duyệt dự án xây dựng nhà máy này (trị giá $1,700 tỷ), Việt Nam đã phê duyệt cả kế hoạch xây dựng hệ thống cảng cho các tàu vận tải ghé vào đổ than. Muốn có cảng phải nạo vét, nạo vét tạo ra bùn, phải có chỗ đổ, chỗ đổ tiện nhất, ít tốn kém nhất đối với “chủ đầu tư” là biển và Việt Nam đã chấp nhận từ lâu.

Dân chúng Việt Nam chỉ chú ý đến các tác động tới môi trường của chuyện đổ một triệu khối bùn ở vùng biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, sau khi mục kích hậu quả ô nhiễm ở vùng biển phía Bắc miền Trung hồi Tháng Tư, 2016 do Formosa gây ra.

Hàng chục triệu người bắt đầu chú ý, bày tỏ sự lo ngại khi 30 hécta đáy biển ở vùng biển Tuy Phong sẽ bị phủ một lớp chất thải dày tới ba mét… Khi các chuyên gia khẳng định, do Bình Thuận là vùng nước trồi (hiện tượng hải dương – dòng nước lạnh đặc quánh di chuyển thường xuyên từ phía dưới đáy biển lên tầng cao hơn, thế chỗ cho dòng nước ấm hơn) rất lớn, nên ảnh hưởng của việc đổ chất thải sẽ loang rất rộng… Khi nước biển bị đục thì ánh sáng bị cản trở, ngăn chặn quá trình quang hợp, lưu thông khí, môi trường sống sẽ bị biến thành môi trường chết, phải mất hàng trăm năm mới có thể hồi phục…

Khi đại diện Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn nói, nếu cho phép đổ bùn xuống vùng biển Tuy Phong, họ sẽ thay đổi quy hoạch, không chọn Bình Thuận làm một trong những nơi cung cấp tôm giống để thực hiện chiến lược nâng kim ngạch xuất cảng tôm lên $10 tỷ nữa. Thậm chí bộ này có thể sẽ phải tính lại cả việc thực hiện các dự án quốc tế để bảo tồn nguồn giống các loại cá di cư theo vùng nước trồi ở Tuy Phong…

Ðó cũng là lý do chuyện Bộ Tài Nguyên-Môi Trường cấp giấy phép cho VTPC1 đổ bùn xuống biển làm hàng chục triệu người phẫn nộ. Rồi các chuyên gia tố cáo, báo giới phanh phui báo cáo biện minh cho việc VTPC1 đem bùn đổ xuống vùng biển mà bộ này sử dụng để khẳng định việc cấp giấy phép cho VTPC1 đổ bùn xuống biển là có… “căn cứ khoa học” đã mạo danh ba nhà khoa học.

Diễn biến gần nhất, được cho là tích cực nhất, khiến nhiều người hy vọng, chính phủ sẽ gạt bỏ kế hoạch đổ bùn xuống biển và yêu cầu Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam mời các chuyên gia thẩm định lại tác động đến môi trường của việc đổ một triệu khối bùn xuống biển…

Ông Hà vừa chính thức cho biết, quan điểm của chính phủ là đặt môi trường lên trên hết nhưng môi trường phải hài hòa với phát triển kinh tế. Năm 2018, Việt Nam có thể đối diện với tình trạng thiếu điện nên tiến độ của dự án xây dựng nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1 phải đáp ứng nhu cầu cân bằng việc cung cấp năng lượng cung cấp cho các tỉnh phía Nam. Trung Tâm Nhiệt Ðiện ở Tuy Phong (ngoài nhà máy Vĩnh Tân 1 còn ba nhà máy phát điện bằng than nữa) đã được quy hoạch từ năm 2007.

Cách trình bày của ông vô tình chỉ ra yêu cầu của thủ tướng hôm 24 Tháng Bảy chỉ nhằm hạ nhiệt dư luận. Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam chưa công bố kết quả “thẩm định độc lập” thì ông Hà đã kết luận, nhiều người nhầm lẫn “vật chất nạo vét từ biển” là chất thải. Luật Biển Quốc Tế, Công Ước London quan niệm “vật chất nạo vét từ biển” là tài nguyên và khuyến cáo cố gắng xem xét tái sử dụng tài nguyên này.

Bây giờ đã có thể hiểu tại sao trước làn sóng phản đối của dư luận, giới hữu trách tại Việt Nam liên tục hứa xem xét, thẩm định lại, kể cả “thẩm định độc lập” chứ chưa bao giờ khẳng định sẽ bác kế hoạch đổ bùn xuống biển. (G.Ð)

Tin mới liên quan:
Vụ nhận chìm: Bí thư Bình Thuận mở ra hướng xử lý khác


Phương Nam


(PLO) - "Hiện nay Cảng tổng hợp Vĩnh Tân có thể sẽ tiếp nhận khối lượng gần 1 triệu m3 vật chất nạo vét. Vì thế, để có thể kịp tiến độ cho công trình trọng điểm này nên ưu tiên giải quyết gần 1 triệu m3 trên theo hướng này" - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận. 

Ngày 5-8, Pháp luật TPHCM đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng (ảnh), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận liên quan đến dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong mà Bộ TN&MT đã cấp giấy phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân .

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay: "Quan điểm của tỉnh là việc xử lý vật chất nạo vét phải đảm bảo không tác động, không gây bất cứ tổn hại nào đến môi trường và tận dụng được hiệu quả kinh tế từ đó". 

Có nhiều phương án khác thay vì nhận chìm xuống biển

. Phóng viên: Thưa ông, ngay sau khi Bộ TN&MT cho phép Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét xuống biển Vĩnh Tân có rất nhiều nhà khoa học lo sợ sẽ ảnh hưởng đến môi trường đa dạng sinh thái của Khu bảo tồn biển Hòn Cau và vùng nuôi tôm tốt nhất nước cùng sinh kế của người dân. Đặc biệt sau khi Pháp luật TPHCM phát hiện và thông tin sự vụ các nhà khoa học không tham gia dự án nhận chìm nhưng lại bị mạo danh, có tên trong hồ sơ dự án đề nghị cấp phép, thì nỗi lo đó càng tăng. Xin ông cho biết Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xử lý vấn đề này ra sao?

+ Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Đối với việc thông tin một số nhà khoa học bị mạo danh trong hồ sơ dự án, ngay sau khi báo chí phản ảnh, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ TN&MT chỉ đạo kiểm tra, xác minh và có kết luận cụ thể việc này. Ngoài ra, tỉnh cũng đề nghị Bộ TN&MT xem xét ý kiến của các nhà khoa học; sớm thông tin rộng rãi kết quả xác minh để nhân dân biết và an tâm. Tỉnh cũng yêu cầu đánh giá lại toàn diện chất lượng, tính khả thi, tính khoa học, tính trung thực của hồ sơ dự án đề nghị cấp phép nhận chìm ở biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.

Vị trí nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn, cát được Bộ TN&MT cấp phép cách vành đai Khu bảo tồn Hòn Cau chỉ hơn 2km. Nhiều nhà khoa học rất lo ngại sự tác động của việc nhận chìm đến khu bảo tồn biển quý giá này.

Quan điểm chỉ đạo của tỉnh trong toàn bộ vụ việc này là phải bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; không vì kinh tế mà đánh đổi môi trường. Trước những ý kiến phản biện, lãnh đạo tỉnh đã tiếp nhận với tinh thần hết sức cầu thị, nhất là các ý kiến tâm huyết, góp ý trên tinh thần xây dựng, vì mục tiêu bảo vệ môi trường biển. Tỉnh đã có văn bản báo cáo Trung ương, các bộ, ngành có liên quan và đề xuất Trung ương cho chủ trương tạm dừng việc tiếp tục cấp phép nhận chìm vật, chất nạo vét tại vùng biển tỉnh Bình Thuận; nghiên cứu, tìm phương án khả thi nhất để xử lý khối lượng vật, chất nạo vét, kể cả các phương án khác thay cho phương án nhận chìm. 

.Thưa ông việc tỉnh đề nghị Trung ương tìm phương án khác là cho dự án xin phép nhận chìm 2,4 triệu m3 của Tổng Công ty phát điện 3 hay cho cả dự án nhận chìm 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đã được cấp phép?

+ Tôi nghĩ là cả hai dự án. Nhưng trước mắt phải khảo sát, xem xét dự án nhận chìm 918.533 m3 vật chất nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Hiện nay Cảng tổng hợp Vĩnh Tân có thể sẽ tiếp nhận khối lượng vật chất trên để có thể kịp tiến độ cho công trình trọng điểm nên ưu tiên giải quyết gần 1 triệu m3 này trước.

Đối với hồ sơ dự án của Tổng Công ty phát điện 3 xin phép nhận chìm 2,4 triệu m3 bùn cát nạo vét luồng và vũng quay tàu cho các Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3, 4 và 4 mở rộng, tỉnh đã đề nghị Trung ương nghiên cứu tận dụng tối đa vào mục đích san lấp mặt bằng các công trình lấn biển lân cận. Có thể làm kè bằng bê tông cốt thép để đưa khối lượng này vào san lấp các khu vực ven biển của tỉnh hiện nay đang bị sạt lở nghiêm trọng hoặc cho phép xuất khẩu cát nhiễm mặn nhằm tận dụng tối đa vật liệu san lấp, thay cho phương án nhận chìm.

Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường khi xử lý chất nạo vét 

.Thưa ông, có thông tin cho rằng để có thể tiếp nhận gần 1 triệu m3 bùn cát nạo vét của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 phải xây dựng hệ thống kè bao với kinh phí hàng trăm tỷ đồng?

+Đúng, muốn đổ vật chất nạo vét phải xây kè để nhốt lại. Dự tính kinh phí là thế nhưng xây kè như thế nào các nhà chuyên môn sẽ tính toán, lựa chọn kết cấu kè phải phù hợp. Kè phải đảm bảo tiếp nhận, lưu giữ vật chất nạo vét không thẩm thấu ra môi trường biển. Quan điểm của tỉnh là việc xử lý vật chất nạo vét phải đảm bảo không tác động, không gây bất cứ tổn hại nào đến môi trường và tận dụng được hiệu quả kinh tế từ khối lượng vật, chất nạo vét.

Theo quan điểm chủ quan của cá nhân tôi phải xem xét thật cẩn trọng, phải đánh giá chặt chẽ, đảo bảo theo đúng các qui định mới tiến hành làm.

. Câu hỏi cuối thưa ông, dư luận chắc chắn sẽ rất hoan nghênh những phát biểu của ông nhưng ông vui lòng cho biết đây là ý kiến của ông hay Tỉnh ủy Bình Thuận đã có văn bản gởi đến các cơ quan Trung ương rồi?

+Tôi đã ký văn bản gởi đề xuất đến Trung ương như thế còn quyết định như thế nào thì các chuyên gia, các đơn vị tư vấn, các nhà khoa học đặc biệt là các chuyên gia khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng kè biển sẽ nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, thiết kế mới có thể tiến hành xây dựng.

.Xin cảm ơn ông!





Biểu tình hồi giữa Tháng Tư 2015, phản đối nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 2
gây ô nhiễm, khiến quốc lộ 1, đoạn chạy qua Tuy Phong, Bình Thuận,
bị tắc nghẽn suốt hai ngày. Sau chuyện nhà máy này gây ô nhiễm trên đất liền,
 tới nay nhà máy Nhiệt Ðiện Vĩnh Tân 1
hứa hẹn gây ô nhiễm dưới biển. (Hình: Báo Bình Thuận)


Tự nhiên...
Tự nhiên cảm thấy khù khờ
Đọc toàn báo đảng toàn lời tung hô
Xảo ngôn dối trá điêu ngoa
Trò chơi dân chủ lừa người công dân
Tự nhiên đầu óc mở mang
Thông tin dân chủ đa chiều tự do
Tự do ngôn luận Tây phương
Là quyền tự chủ của người công dân
Tự nhiên lòng dạ rối bời
Môi trường ô nhiễm trên toàn nước ta
Tự nhiên thấy chán lạ lùng
Toàn lời dối trá quan quyền nước ta
Chỉ lo hữu nghị một nhà
Mặc cho đất nước dân tình điêu linh
Tự nhiên ngồi ngắm bình minh
Mong ngày nắng sớm chan hòa thương yêu
Tự nhiên cảm thấy bồi hồi
N
gười dưng khác họ nhưng chung một lòng
Tự nhiên đi hỏi ông trời
Trời cười trời bảo thiên nhiên nước mình
Tự nhiên không thể lặng câm
Bao giờ đất nước thoát vòng Trung Hoa
Tự nhiên thấy ghét lạnh lùng
Độc tài đảng trị toàn bầy sâu hoang...
KN

Dienstag, 25. Juli 2017

Tự do dân chủ, đa đảng là mệnh lệnh của thời đại




"Có hai điều không bao giờ chấm dứt, cụ thể là vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người."
-Vũ trụ là một không gian vô cùng tận chứ không phải do ai tạo thành...
_ Cứ cho mình là đúng nhất vì sự tham quyền lợi lộc của mình. Chính quyền độc tài là một điển hình.





Người cs thường lấy an ninh và độc lập quốc gia để biện hộ cho sự nhu nhược và quan hệ mật thiết với Bắc kinh hiện nay. Thực tế bên dưới đó chính là quyền lợi ích kỷ của cá nhân và tập đoàn.
Tự do dân chủ, đa đảng là mệnh lệnh của thời đại
Nguyễn Xuân Liệu, Đức Thọ
Người ta khống chế ong chúa, tức thì cả đàn phải đi theo. Pháp cũng đã áp dụng chính sách này với vn xưa kia. Để cho triều Nguyễn đôi chút quyền hành và quyền lợi, rắn mềm khác nhau, cuối cùng họ Nguyễn đã biến thành ... bù nhìn. Liệu lịch sử có đang lập lại? Liệu quân đội và công an Việt Nam có nhìn ra bản chất của giới cầm quyền, khi họ đang dần biến tướng hy sinh quyền lợi của quốc gia và nhân dân cho hạnh phúc của riêng mình?
Không dễ thấy đâu, bởi bộ máy tuyên truyền tinh vi. Nhưng bạn có thể nhận ra những điều cơ bản này như là những dấu hiệu ... đầu. Bỏ bê chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải dưới nhiều hình thức. Những nơi khó nhận ra, không có ranh giới rõ ràng, họ có thể làm ngơ cho luôn. Những nơi nằm sâu trong lãnh thổ, họ chuyển nhượng cho thuê dài hạn, hợp tác làm ăn chung nhưng quản lý an ninh yếu kém... Có nhiều từ hoa mỹ để nói lắm. Không bảo vệ nhân dân ngay trên vùng đất hay vùng biển của chính mình. Không bảo vệ an toàn sức khỏe cũng như quan tâm đến hiệu suất đầu tư cho dân tộc; số tiền bỏ ra liệu có đem lại vật chất tốt đa cho dân tộc, hay là mua hàng dỏm về xài, tiền mất tật mang. Các bạn có thấy nghe quen chăng?
Khi nước ở thế yếu ta phải nhượng bộ là điều không thể tránh khỏi. Các bộ lạc người Lào trong thời tranh chấp Việt Thái đã gió chiều nào ngã theo chiều đó để tránh chiến tranh khi họ không có chọn lựa nào khác. Người cs thường lấy an ninh và độc lập quốc gia để biện hộ cho sự nhu nhược và quan hệ mật thiết với Bắc kinh hiện nay. Thực tế bên dưới đó chính là quyền lợi ích kỷ của cá nhân và tập đoàn. Họ vẫn có chọn lựa chứ không phải đã cùng đường. Chỉ có điều chọn lựa đó là viên thuốc đắng. Tự do dân chủ, đa đảng có nghĩa là con đường độc quyền thống trị sẽ bị đe dọa, và từ đó tiền bạc quyền hành cũng biến đi luôn.
Tự đức là ông vua yếu hèn của nước ta, nhưng khi thoái trào đã để lại một câu nói lịch sử: Trẫm thà làm dân của một nước độc lập, còn hơn làm vua của một quốc gia nô lệ. Những kẻ tự xưng là yêu nước thương nòi của hậu thế có hiểu điều này chăng?

Cha già dân tộc...
Cải cách ruộng đất giết người
Xứng danh đạo đức cha già đảng ta
Đảng ta tuyên bố văn minh
Học theo tư tưởng Mác Lê Mao Hồ
Giết người cướp cùa vinh quang
Làm giàu mau chóng không gì tham ô
Độc tài độc đảng độc quyền
Vinh thân phú quý không ngoài đảng ta
Dân kêu dân oán dân la
Thẳng tay đàn áp là quyền đảng ta
Cha già dân tộc đảng ta
Cùng chung một gốc đảng quyền anh em
Biển Đông lãnh thổ nước ta
Tài nguyên khoáng sản thuộc về Trung Hoa
Người anh lên tiếng hăm he
Người em vội vã dừng ngay công trình
Khác gì chín đoạn lưỡi bò
Trung hoa độc chiếm độc quyền nước ta
Dân ta lên tiếng can ngăn
Đảng ta ghép tội tự do... đảng hèn...
Làm theo di chúc cha già
Học tập tư tưởng đảng quyền Trung Hoa
Chính quyền đạo đức đảng ta
Làm sao dâng hết cơ đồ Việt Nam


KN

Donnerstag, 20. Juli 2017

Độc lập Tự chủ...

Việt Nam
Bạn có bao giờ tự hỏi và suy nghĩ hai chữ, tại sao trong Chính quyền Độc tài luôn xữ dụng chữ mâp mờ... "Độc lập, Tự chủ" hay không?
Độc lập - Một quốc gia độc lập là một Quốc gia bình quyền dân chủ tự do đa đảng phái, chứ không thuộc một thể chế nào.
Tự chủ - Một Quốc gia tự chủ là quyền của mỗi công dân, được công nhận nói lên chính kiến của mình ."Tự do ngôn luận v.v..."
Độc lập Tự chủ...
Mồm luôn hô hào dân chủ
Tay giơ bóp cổ nhân quyền công dân
Chủ quyền đất nước không lo
Chỉ lo đàn áp công dân nước mình
Độc lập thể chế độc tài
lừa dân gian dối cho mình vinh hoa
Tham ô xách nhiễu đầy đường
Mua quan bám chức làm đường tiến thân
Tự chủ tiếng nói đảng ta
Độc quyền ăn nói cho vừa Bắc Kinh
Tự do ngôn luận bẻ cong
Độc quyền tự chủ đổ thừa nhân dân
Khác gì thùng rổng kếu to
Độc lập tự chủ cho người Trung Hoa
KN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- hạnh phúc

Công hòa xã hội thối tha
Việt Nam chủ nghĩa nước nhà điêu linh
Độc lập tự chủ quan tham
Tha hồ cướp bóc đày người dân oan
Dân ta rên xiết kêu than
Đảng ta cho phép côn đồ đánh dân
Tự do độc đảng quyền uy
Người dân chẳng có ngôn quyền  "tiếng nói" tự do
Dân ta lên tiếng môi trường
Đảng ta bắt nhốt ngôn quyền nhân dân
Hạnh phúc đảng chiếm ăn chia
Mua quan bán chức phong bì thi đua
Người dân hạnh phúc chẳng còn
Dân ta mãi miết trên đường lao nô

KN
"Có một khoảng thời gian nào đó, nó sẽ cho bạn thức tỉnh,
Thời gian đó là ngay bây giờ!

Mittwoch, 12. Juli 2017

Cái ta...

Trung Quốc thua khi tòa án PCA phán quyết đường lưỡi bò của Trung Quốc không có pháp lý chủ quyền lịch sử. Như vậy Dân Phi... có quyền đánh bắt hãi sản trong chủ quyền của họ. Còn Việt Nam thì ra sao khi ngư trường của ta bị đầu độc, lệnh cấm đánh cá do Trung Quốc đưa ra và đâm chìm ngư thuyền của dân ta đánh bắt ngư nghiệp trong phạm vi chủ quyền biển đảo của ta. Mà Chính quyền độc tài Việt Nam dâng hiến cho Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm đến nỗi không dám mở miệng kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế. Chỉ dám lên báo đài Việt Nam ru dân ta ngủ bằng lời nói. Chủ quyền biển đảo là của Việt Nam, nhưng lại ký kết hợp tác với cảnh sát biển Trung Quốc trên vùng biển của ta cuối tháng 06.2016 vừa qua. Chẳng khác nào công nhận đường lưỡi bò biển Đông và qQuần đảo HS- TS thuộc Trung Quốc.
Thôi rồi Bắc bộ... từ đây
Còn gì đâu nữa mà đòi bán buôn
Buôn dân bán nước kiếm quyền
Cha truyền con nối một đời vinh hoa
Tòa án quốc tế đưa ra
Lịch sử Trung Quốc không thuộc biển Đông
Dân Phi... lại dám đưa ra
Đảng ta co rút như gà mắc xương
Trăm năm không chóng thì chày
Cơ đồ mất hết bởi loài quỷ tham
Đời người sống được bao lâu
Một lần rạng tỏ lưu truyền sử xanh
KN
Cái ta...
Ta không phải là ta
Giữa cuộc đời ô trọc
Đầy rắn rết tanh hôi
Chính vì tâm tự kỷ
Ta phải tìm chính ta
Đem tươi mát vào đời
Xua tan lòng tự kỷ
Cuộc đời sẽ thanh cao
KN

Thương người "Em, Anh...."

Thương nguời như thể thương thân
Thân người khó kiếm đừng làm thân Ma...
Năm châu bốn bể một nhà
Nghĩa tình non nước con người tự do...
Thân ma gian ác bạo tàn
Độc tài độc trị chuyên đàn áp dân
Tình ma gian dối lọc lừa
Chuyên quyền độc đoán độc quyền hại dân
Thân người chính nghĩa cao sâu
Như vì sao sáng trong bầu trời trong...
Tình người nghĩa nước non xanh
Sâu như nguồn nước trong lòng đại dương...


KN
Im meine Liebe
Tình thương Cha Mẹ tôi
Bild könnte enthalten: eine oder mehrere Personen, Selfie und Nahaufnahme

Samstag, 1. Juli 2017

Quyền năng...




Quyền năng...
Không ai có quyền năng
bằng những lời giáo điều
Của những nhà độc tài
Đưa người vào nô lệ
Phục vụ cho nhóm người
Quyền hành lẫn độc tôn
Quyền năng ở trong ta
Tâm ta biết suy nghĩ...
Đâu là phải và sai...
Giữa hai đường phân biệt
Khoảng cách một đường không...
Đó là tâm thật sự
Một cái tâm dối trá
Trong chế độ độc tài
Không có đường phân biệt
Đâu là dân vạn đại
Đâu là kẽ lọc lừa
Tiêu diệt mầm mống ta
Đưa dân vào nô lệ
Cho quyền hành phương Bắc
KN

Suy nghĩ, chia sẽ và hành động
"Độc tài và các chế độ bất công được thành hình, khi tập đoàn của họ không thể giải quyết vấn đề của họ một cách dân chủ."

Khi độc quyền lảnh đạo...

Sau 3 tháng cuối cùng Chính quyền độc tài đã phải công nhận cho Formosa là đã gây ra vụ phá hoại môi trường Biển. Thế tại sao Chính quyền lại đi đánh dân khi người dân đòi hỏi minh bạch về thảm họa cá chết? Còn nhựng người ngăn cấm báo chí đưa tin và tuyên bố là do thủy triều đỏ,,,? và những người cán bộ tắm biển làm màu ... xúi dân ăn cá thì như thế nào. Tại sao không xữ...? Với số tiền 500 triệu US Dollar bồi thường không đủ để khôi phục lạ vùng biển vì chất độc đã thấm vào lòng đất mất vài chục năm. Còn nhiều nữa mình sẽ nói tiếp sau mối họa 70 năm ai đứng đằng sau dù Formosa là của Đài loan, một công ty chỉ chuyên môn sãn xuất công nghệ nhựa "Plastic" được thành lập năm 1958... Chứ không phải sãn xuất "Gang,Thép..."
Vor 1 Jahr
Deine Erinnerungen anzeigenchevron-right
2016.08.05 Die Polizei schlug Demonstranten Katastrophe für Formosa tote Fische im Meer verursacht ... Am 2016.06.30 Formosa Ha Tinh anerkannt Umweltverschmutzung Katastrophe verursachen. Wer verantwortlich ist, und die Opfer der friedlichen Proteste zu kompensieren, waren Regierung ordnete die Polizei brutal geschlagen und verhaftet Demonstranten Umweltschutz
08.05.2016 Công an đánh người biểu tình vụ Formosa gây ra thảm họa cá chết ở biển Hà Tĩnh... Ngày 30.06.2016 Formosa đã công nhận gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường. Ai sẽ chịu trách nhiệm và bồi thường các nạn nhân biểu tình ôn hòa, đã bị Chính quyền ra lệnh cho công an đánh đập dã man và bắt người biểu tình bảo vệ môi trường