Montag, 15. Mai 2017

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ chín
14/5/2014 23:7'Gửi bài nàyIn bài này
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. Ảnh: TTXVN
Thưa các đồng chí Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Trung ương đã xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua nghị quyết của Hội nghị. Sau đây, tôi xin thay mặt Bộ Chính trị phát biểu khái quát lại những kết quả chủ yếu của Hội nghị và nhấn mạnh thêm một số vấn đề để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện.
1- Hội nghị đã xem xét kết quả tổng kết và nhất trí ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Hội nghị thống nhất nhận định: Sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa, tư duy lý luận về văn hóa của chúng ta đã có bước phát triển; thể chế về văn hóa từng bước được xây dựng, hoàn thiện; đời sống văn hóa ngày càng phong phú. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được kế thừa và phát huy; nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học - nghệ thuật ngày càng đa dạng. Công nghệ - thông tin, nhất là thông tin đại chúng, có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều phong trào văn hóa đem lại hiệu quả thiết thực. Truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng… được phát huy. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo. Nhiều phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng. Quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của nhân dân được đề cao. Giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa được quan tâm và có nhiều khởi sắc.
Tuy nhiên, so với những thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại thì thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa thực sự tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Đời sống văn hóa ở nhiều nơi còn nghèo nàn; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái thuần phong mỹ tục; các tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng. Còn ít những tác phẩm văn học - nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Hoạt động lý luận, phê bình văn hóa, văn nghệ chưa theo kịp thực tiễn sáng tác. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn. Hệ thống thông tin đại chúng thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực; một số cơ quan truyền thông có biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu tầm thường. Hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa với nước ngoài còn hạn chế; vẫn còn tình trạng tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa bên ngoài, tác động tiêu cực đến văn hóa trong nước.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nói trên có nhiều, nhưng chủ yếu là do nhiều cấp ủy và chính quyền chưa quan tâm đầy đủ đến lĩnh vực này; lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết còn chậm và thiếu điều kiện bảo đảm thực hiện. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới; có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng; kỷ luật kỷ cương không nghiêm. Đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng và còn dàn trải. Chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp...
Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Trung ương chỉ rõ, phải tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa đã được nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; đồng thời nhấn mạnh tư tưởng: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển bền vững đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong xây dựng văn hóa phải lấy xây dựng, phát triển con người có nhân cách, đạo đức, có lối sống tốt đẹp làm trọng tâm; xây dựng môi trường văn hóa (gia đình, cộng đồng và xã hội) lành mạnh làm cốt lõi.
Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với những đặc trưng tiêu biểu là dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến là một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm mục tiêu tất cả vì con người, tất cả vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển phong phú, toàn diện cho mỗi con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên. Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết hài hòa giữa cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sự ứng xử văn minh, lịch sự, tính giản dị và trong sạch trong lối sống.
Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy, quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đây là khâu trọng tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực văn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Hướng các hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật, làm cho văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đưa nội dung giáo dục đạo đức con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội. Đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khuyến khích, nâng đỡ, nhân rộng cái đúng, cái tốt, cái tích cực; bảo vệ các giá trị nhân văn trong đời sống xã hội. Đấu tranh đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu; chống các quan điểm sai trái gây ảnh hưởng xấu đến xây dựng văn hóa và ổn định xã hội.
Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy các giá trị gia đình, cộng đồng, dân tộc Việt Nam. Thực hiện chiến lược quốc gia về gia đình Việt Nam. Mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, trường học, cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng nếp sống văn minh, nhất là việc cưới, việc tang, lễ hội. Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông. Đẩy nhanh việc cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa và có chế tài đủ mạnh để tổ chức thực hiện Nghị quyết, ngăn ngừa những vi phạm trong hoạt động văn hóa. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trên lĩnh vực văn hóa. Quản lý tốt hơn việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sa đà vào những thông tin, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện lai căng, những sản phẩm độc hại, những hành vi phi văn hóa, phản văn hóa, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong đạo đức, văn hóa tôn giáo; khuyến khích các hoạt động tôn giáo hướng thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ, “tốt đời, đẹp đạo”; ngăn ngừa và phê phán các biểu hiện mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh cùng những hành vi lợi dụng, đội lốt tôn giáo để hoạt động phi pháp, chống phá chế độ.
Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Tăng cường nguồn lực cho văn hóa. Tiếp thu tinh hoa văn hóa và kinh nghiệm phát triển, quản lý văn hóa của các nước trên thế giới.
2- Hội nghị thống nhất về tư tưởng chỉ đạo, định hướng hoàn thiện đề cương và xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
Đánh giá cao sự chuẩn bị của Tiểu ban văn kiện và Tiểu ban kinh tế - xã hội, Trung ương đồng tình về cơ bản với dự thảo Đề cương Báo cáo Chính trị và Đề cương Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Đồng thời, nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội XII trong việc tiếp tục thực hiện Cương lĩnh của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020), từ đó định hướng cho hai Tiểu ban và các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh đề cương và xây dựng dự thảo các văn kiện Đại hội để trình Hội nghị Trung ương 10 xem xét, quyết định vào cuối năm nay.
Trung ương yêu cầu, việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XII phải thể hiện tinh thần tiếp tục chăm lo công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước và cả hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khai thác mọi nguồn lực, vật chất, tinh thần, trong nước và ngoài nước, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh và bền vững. Quan tâm xử lý thật tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ.
Trong quá trình chuẩn bị các văn kiện, phải căn cứ vào Nghị quyết Đại hội XI, các nghị quyết của Trung ương và kết quả tổng kết 30 năm đổi mới, đồng thời bám sát vào thực tiễn của đất nước để đánh giá một cách khách quan, khoa học các vấn đề; phân tích sâu sắc các nguyên nhân; dự báo có cơ sở khoa học triển vọng tình hình trong và ngoài nước, để từ đó xác định đúng đắn phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu cho nhiệm kỳ tới.
Đặc biệt, cần đi sâu phân tích, đánh giá việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm 2010 - 2015; dự báo khả năng thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010 - 2020), nhất là khả năng thực hiện mục tiêu tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chú trọng làm rõ một số vấn đề lớn quan trọng như:
Trên lĩnh vực kinh tế: Tình hình thực hiện chủ trương phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường do Đại hội XI đề ra; việc điều chỉnh mục tiêu và chỉ đạo điều hành chuyển sang ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội; việc thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược...; việc xác định các nguồn lực và động lực mới cho sự phát triển đất nước.
Trên lĩnh vực xã hội: Cùng với các vấn đề về lao động, việc làm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội,... cũng cần phân tích, đánh giá về thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội, sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay; việc nhận thức và giải quyết các quan hệ xã hội, quan hệ lợi ích, kiểm soát rủi ro, tệ nạn, tiêu cực, mâu thuẫn, xung đột xã hội; việc nhận thức và thực hiện các chính sách xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển; tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội,...
Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Trước những diễn biến phức tạp, khó lường trên thế giới, trong khu vực, nhất là tình hình Biển Đông hiện nay, cần có sự quan tâm đặc biệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đang đặt ra và chủ trương, chính sách, biện pháp cần áp dụng để giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển. Nhận định, đánh giá thật sát, đúng về kết quả đấu tranh, đẩy lùi 4 nguy cơ mà Đảng ta đã cảnh báo để có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm thực hiện thành công Chiến lược bảo vệ Tổ quốc đã được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ban hành gần đây.
Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng và đề ra các giải pháp cụ thể để tiếp tục xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và phương thức lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phòng, chống sự suy thoái, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; công tác bảo vệ chính trị nội bộ; vấn đề thực hiện dân chủ và kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết, thống nhất trong Đảng; vấn đề chất lượng lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng, thực hiện chiến lược cán bộ và công tác cán bộ; nội dung, mô hình, phương thức cầm quyền của Đảng; phương thức lãnh đạo và lề lối công tác của Đảng; vấn đề thực hiện dân chủ gắn với kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nhất là trong giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước, xây dựng sự đồng thuận xã hội...
Theo những định hướng trên đây, các Tiểu ban và Tổ Biên tập cần phát huy cao độ trí tuệ tập thể, thu hút sự đóng góp của toàn Đảng, của nhân dân, tập trung sức xây dựng dự thảo các văn kiện đúng tầm trình Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, bảo đảm Báo cáo chính trị thực sự là văn kiện trung tâm của Đại hội để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiệm kỳ 2016 - 2021; Báo cáo kinh tế - xã hội là báo cáo chuyên sâu về việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tới.
3- Hội nghị đã thảo luận dân chủ, xem xét thận trọng và thống nhất kết luận, cho ý kiến chỉ đạo đối với một số vấn đề quan trọng khác
Một là, về việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng, Trung ương đã đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, xác đáng vào Tờ trình và dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị. Đồng thời nhấn mạnh, đây là công việc trọng tâm, cần sớm được triển khai thực hiện, với tinh thần tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của Đảng; bảo đảm tăng cường đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Các cấp ủy đảng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thảo luận các dự thảo văn kiện của Đại hội toàn quốc lần thứ XII và đại hội đảng bộ cấp trên; đồng thời chuẩn bị thật tốt các báo cáo của ban chấp hành đảng bộ mình. Báo cáo của ban chấp hành đảng bộ cần đánh giá đúng tình hình thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ qua; chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho nhiệm kỳ tới. Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy phải thực hiện theo đúng Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng, lựa chọn, giới thiệu và bầu được những người thật sự xứng đáng, đủ tiêu chuẩn tham gia cấp ủy; chú ý phát hiện, giới thiệu những nhân tố mới có triển vọng, bảo đảm tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị, sau Hội nghị này, khẩn trương chỉ đạo, sớm hoàn chỉnh và ban hành Chỉ thị của Bộ Chính trị để định hướng cho toàn Đảng chuẩn bị và tiến hành thành công đại hội các cấp, góp phần cho thành công của Đại hội XII của Đảng.
Hai là, về quy chế bầu cử trong Đảng, Trung ương đã thảo luận rất kỹ và nhất trí ban hành Quy chế mới của Ban Chấp hành Trung ương trên cơ sở kế thừa Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị các khóa trước ban hành, đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định mới quan trọng, như: Về đối tượng và phạm vi điều chỉnh; về việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; về số dư trong danh sách bầu cử; về lập danh sách bầu cử; về quy trình, thủ tục bầu cử...
Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên nghiêm túc quán triệt, tổ chức thực hiện đúng đắn, đầy đủ Quy chế này, góp phần bảo đảm thi hành đúng Điều lệ Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tạo sức mạnh, sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng.
Ba là, về đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy định 165 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị và khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm trong thời gian qua, nhìn chung, được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Việc lấy phiếu tín nhiệm là một kênh thông tin đánh giá cán bộ, có tác dụng kịp thời cảnh báo, nhắc nhở để cán bộ tự soi mình, phát huy ưu điểm, tự sửa chữa khuyết điểm, góp phần ngăn ngừa sự thoái hóa, biến chất, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời cũng là biện pháp tốt để quản lý và bảo vệ cán bộ.
Tuy nhiên, do đây là công việc mới, chưa từng làm, cho nên cũng còn có những hạn chế, khiếm khuyết, cần được kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh. Trung ương hoan nghênh tinh thần nghiêm túc, cầu thị, lắng nghe của Bộ Chính trị và nhất trí cao với Bộ Chính trị cần điều chỉnh một số điểm trong Quy định 165 để tiếp tục triển khai thực hiện, như đề xuất của Bộ Chính trị.
Bốn là, về tổng kết thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, biểu dương những nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành phố được chọn thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X và Nghị quyết 26 của Quốc hội khóa XII. Trung ương nhất trí về cơ bản với những nhận định, đánh giá tình hình và đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ, yêu cầu Chính phủ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn chỉnh đề án trình Quốc hội xem xét trong quá trình chuẩn bị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, đúng theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Trong thời gian từ nay đến khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới được thông qua và có hiệu lực, tiếp tục giữ nguyên nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của chính quyền các địa phương được chọn thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.
Năm là, đối với Đề án tổ chức Đảng bộ Ngoài nước, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét và quyết định: Đảng bộ Ngoài nước trực thuộc Trung ương, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Bí thư; giao Bộ Chính trị xem xét, quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Ngoài nước theo quy chế làm việc.
Thưa các đồng chí,
Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thành công tốt đẹp; nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta từ nay đến cuối nhiệm kỳ khoá XI là rất rõ ràng nhưng cũng hết sức nặng nề. Kinh tế - xã hội tuy đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, nhưng vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là kết quả đạt được một số chỉ tiêu còn thấp xa so với mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XI của Đảng đã đề ra. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã thu được những kết quả quan trọng bước đầu, nhưng vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém. Văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, cũng có nhiều biểu hiện tiêu cực, xuống cấp, cần sớm được khắc phục như chúng ta vừa bàn những ngày qua. Đặc biệt là, tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
Đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương hãy nhận thức đầy đủ và nêu cao hơn nữa trách nhiệm thiêng liêng và nặng nề của mình, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị công tác được giao, góp phần lãnh đạo tổ chức thực hiện có kết quả Nghị quyết Đại hội XI, các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Hội nghị lần này, đồng thời chuẩn bị thật tốt đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn./.
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tieu-diem/2014/27270/Phat-bieu-be-mac-cua-Tong-Bi-thu-tai-Hoi-nghi-Trung.aspx

Trích một phần bài cụ tổng lú nhà ta
" Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến là một nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm mục tiêu tất cả vì con người, tất cả vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển phong phú, toàn diện cho mỗi con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên. Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước."
Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đã có hàng nghìn năm nay ư?.
Đảng đã lú rồi thì đừng bắt nhân dân phải lú theo đảng ông lú ơi là lú...

Với tốc độ bay của phi thuyền không gian hiện giờ thì chúng ta phải mất 100 triệu năm để đi tới 3 hành tinh đó.

Là một Phật tử thấm nhuần vào giáo lý nhà Phật. Từ bi là tất cả cho mọi loài chúng sanh bao gồm "Môi trường,Môi sinh"là sự sống còn của các loài chúng sanh. Là một Phât tử chúng ta không có thể nhắm mắt làm ngơ trước thảm họa của "Môi trường, Môi sinh" sự sống còn của tất cả muôn loài trên Điạ cầu này. Chúng ta phải lên tiếng nói chung với tất cả những con người trên Thế giới phải bảo vệ " Môi trường" đó là đời sống "Tự do , Dân chủ và quyền được sống của tất cả mọi loài" đang do lòng tham của một số con người chỉ biết có mình được sống trên Địa cầu này mà giang tay tàn phá tiêu diệt hết tất cả mầm sống ngay như cả con người lên tiếng nói bảo vệ Địa cầu này. Thế kỹ ngày nay mọi người ai cũng đều biết: Địa cầu của chúng đang ở là có sự sống trước con mắt các nhà Khoa học hiện nay chỉ mới tìm thấy những hành tinh gần chúng ta nhất không có sự sống. Nhưng vừa qua cơ quan Khoa học NASA và ELSA đã tìm thấy thêm 1300 trái hành tinh khác cách chúng ta 39 Triệu năm ánh sáng và gần nhất của ElSA tìm thấy là có 3 hành tinh có lượng độ như Điạ cầu chúng ta đang sống có mặt trăng và mặt trời cách chúng ta 9 triệu năm ánh sáng. Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ có một cách đi nhanh nhất để di dân thế hệ sau này của chúng ta. Trong Giáo Pháp nhà Phật có sanh tất có tử, thì một ngày nào Địa cầu của chúng ta cũng vậy cũng như hàng tỷ năm trước và gần nhất cắch đây vài trăm triệu năm, Địa cầu của chúng ta đã bị hũy diệt đời sống theo chu kỳ của tuần hoàn vũ trụ quan. Nếu ngày nay chúng ta không quan tâm đến "Môi trường, Mội sinh" là chính chúng ta đang hũy diệt Địa cầu của chúng ta nhanh hơn chu kỳ của tuần hoàn vũ trụ quan, do lòng tham của con người gây ra nhất là trong Thế giới Độc tài trị theo từng Quốc gia. Mùa Phật Đản năm 2016 này có thể chúng ta cùng đồng tâm lên tiếng nói bảo vệ đời sống của chúng ta qua Giáo lý nhà Phật " Phật chính là ta, ta cũng thành Phật". Phật ở trong Tâm đó là sự hiểu biết và sự suy nghĩ "Trí Tuệ" ở trong mỗi con người chúng ta đều có. Đó là lòng "Từ Bi, Hỹ Xã". Nào cùng tiếng nói của trong Tâm chính mình. Bảo vệ " Môi trường Môi sinh " là bảo vệ chính chúng ta. Nam Mô A Di Đà Phật


https://quangduc.com/a58404/thong-diep-phat-dan-vesak-2016-cua-ong-tong-thu-ky-lien-hop-quoc#.VzgwTKZwR7Q.facebook


THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN VESAK (*) 2016 

CỦA ÔNG TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC

Vào thời điểm này của các phong trào quần chúng, các cuộc xung đột bạo lực, các vi phạm nhân quyền tàn bạo và những tranh luận đầy hận thù nhằm chia rẽ cộng đồng, ngày lễ Phật Đản cung ứng một cơ hội vô giá để tất cả chúng ta suy nghiệm lại những lời giảng dạy của đạo Phật trong việc giúp cộng đồng thế giới giải quyết những thách thức khẩn cấp.
Sự bình đẳng cơ bản của tất cả mọi người, sự cần thiết để mưu tìm công lý, và sự liên thuộc lẫn nhau giữa đời sống và môi trường là thật sự quan trọng hơn bất cứ một khái niệm trừu tượng nào để các học giả tranh luận; họ đang hướng dẫn cho các Phật tử và những người khác con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Trong một đoạn kinh kể về câu chuyện Thắng Man phu nhân (Srimala) (**), người phụ nữ phát nguyện giúp đỡ tất cả những ai đang khổ đau do bất công, bệnh tật, nghèo khó hoặc thiên tai. Tinh thần kiên cố này có thể đánh thức các nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, thực thi cam kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và cổ súy cho quyền con người với những giá trị phổ quát của thế giới.
Những hành động của Thắng Man phu nhân (Srimala) cũng cho thấy vai trò thiết yếu của người phụ nữ trong việc vận động hòa bình, công lý và nhân quyền. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vẫn là những ưu tiên cấp bách sẽ thúc đẩy sự tiến bộ qua các chương trình nghị sự quốc tế.  
Chỉ trong vài tuần nữa, Liên Hiệp Quốc sẽ triệu tập hội nghị Thượng đỉnh về Nhân đạo Thế giới lần đầu tiên, nơi mà các vị lãnh đạo sẽ cùng với các nhà hoạt động, và các đối tác khác đưa ra cho thế giới biết về nhu cầu cần hỗ trợ của hàng triệu nạn nhân trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Những người Phật tử và các cá nhân thuộc các niềm tin tín ngưỡng khác đang lo ngại về tương lai của nhân loại có thể giúp thúc đẩy thực thi các mục tiêu của Hội nghị thượng đỉnh để duy trì tinh thần nhân đạo, bảo vệ dân thường trong các cuộc xung đột, và cải thiện sự cấp cứu toàn cầu đối với các vấn đề khẩn cấp.
Vào ngày lễ Phật đản này, chúng ta hãy cam kết vượt ra mọi bất đồng dị biệt, xả bỏ tư tưởng chấp giữ, trang trải lòng từ bi trên quy mô toàn cầu vì lợi ích chung cho tương lai của tất cả chúng ta.

Ban Ki-moon
Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc
(Tịnh Thủy chuyển ngữ)

Nguyên tác Anh ngữ:

Secretary-General's Message for the Day of Vesak 2016

At this time of mass population movements, violent conflicts, atrocious human rights abuses and hateful rhetoric aimed at dividing communities, the sacred commemoration of the Day of Vesak offers an invaluable opportunity to reflect on how the teachings of Buddhism can help the international community tackle pressing challenges.
The fundamental equality of all people, the imperative to seek justice, and the interdependence of life and the environment are more than abstract concepts for scholars to debate; they are living guidelines for Buddhists and others navigating the path to a better future.
One Sutra tells the story of Srimala, a woman who pledged to help all those suffering from injustice, illness, poverty or disaster. This spirit of solidarity can animate our global efforts to realize the 2030 Agenda for Sustainable Development, carry out the Paris Agreement on climate change, and promote human rights while advancing human dignity worldwide.
The actions of Srimala also illustrate the primary role that women can play in advocating for peace, justice and human rights. Gender equality and the empowerment of women remain urgent priorities that will drive progress across the international agenda.
In just a few weeks, the United Nations will convene the first-ever World Humanitarian Summit, where leaders will join activists and other partners to address the needs of millions of vulnerable people in crisis.  Buddhists and individuals of all faiths who are concerned about the future of humanity can help advance the Summit’s aims to uphold humanitarian law, protect civilians in conflict, and improve the global response to emergencies.
On this Day of Vesak, let us pledge to reach out to bridge differences, foster a sense of belonging, and show compassion on a global scale for the sake of our common future.

Ban Ki-moon
http://www.un.org/en/events/vesakday/2016/sgmessage.shtml



(*) Ghi chú của Ban Biên Tập TV Hoa Sen:
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một ngày lễ hội mang tính văn hóa và nhân văn ở tầm mức quốc tế của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Quá trình hình thành của ngày đại lễ nầy bắt đầu từ năm 2000.
Ngày 15-12-1999, tại phiên họp thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau khi thảo luận Đề mục 174 (resolution 54/115) của chương trình nghị sự, Đại hội đồng đã biểu quyết chính thức thừa nhận và đứng ra tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm ba ngày đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Nhập niết-bàn, thời gian tương đương vào ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch). Ngày nầy được gọi là Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc và được xem như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc. Lễ hội được tổ chức tại trụ sở trung ương Liên Hiệp Quốc (thành phố New York, Hoa Kỳ) và các trung tâm Liên Hiệp Quốc ở các khu vực trên khắp thế giới từ năm 2000 trở đi. 
Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia. 
(**) Srimala- Simhanada- Sutra, dịch ra tiếng Hán là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Phương Quảng kinh , thường gọi tắt là Kinh Thắng Man. Nội dung chính yếu của bộ kinh này nói về Thắng Man phu nhân, với nhân cách tượng trưng cho tinh thần tuyệt đối bình đẳng của Đại thừa, thiên chức làm mẹ của Bồ tát. Bồ tát không phải là con đường dành riêng cho hàng Thánh giả xuất thế, bậc đại trượng phu, hay một hạng người đặc biệt nào, bởi vì Phật tính vốn bình đẳng nơi tất cả chúng sinh. Chí nguyện và trách nhiệm ấy được thể hiện trọn vẹn trong cốt cách của một nữ Phật tử. Với thiên chức làm mẹ, Bồ tát ôm trọn cả thế gian vào trong lòng bao dung trời biển của mình. Thắng Man là bảng chỉ dẫn các phương pháp nuôi lớn thánh thai của Bồ tát, mở rộng tình mẹ bao la của Bồ tát, do thế không chỉ riêng biệt dành cho phụ nữ, mà con đường thực hiện của Bồ tát đạo. Như vậy nhân cách Thắng Man và nguyên lý Thắng Man đã nằm trọn trong tiêu đề kinh.

Source:http://thuvienhoasen.org/

Sonntag, 14. Mai 2017

Màu sắc anh yêu...


Độc đảng phân bố cử tri thì độc quyền bắt dân phải bầu, không  được nói sự độc trị của độc quyền trong chế độ độc tài đảng trị. 


Màu sắc anh yêu...

Em mặc áo tím hoa cà
Màu hoa anh thích món quà dân gian
Đậm tình ý nghĩa keo son
Tình dân tình nước làm người Việt Nam
Tự do dân chủ công bằng
Là tình đất nước một nhà quang vinh
Đa nguyên xã hội hài hòa
Là quyền tiếng nói của người công dân

KN

Chỉ có sống trong môi trường độc tài xã hội chủ nghĩa, chúng ta mới nhận thức được rằng: Chính đáng hay không chính đáng đều bị chế độ độc tài trị, đảng quyền... ngăn cấm tất cả mọi tiếng nói của người công dân sống chung trong một đất nước.

Trong cuộc sống của con người có hàng trăm, ngàn chuyện bực mình. Nhưng chuỵện bực mình của bản thân mình chỉ có hai lý do: "Chính đáng hay không chính đáng".

-Chính đáng: Bản thân mình là một trong triệu của bản thân khác trong một Quốc gia, sự đòi hỏi quyền được tự do dân chủ để bảo vệ Môi sinh Môi trường, đang bị ô nhiễm trầm trọng người dân có quyền lên tiếng nói của mình bằng sự biểu tình đòi hỏi Chính quyền phải minh bạch rỏ ràng cho người dân...Đó là cuộc sống chung của mỗi người công dân trong một đất nước mình đang sống...

-Không chính đáng: Trong khi sự đòi hỏi Chính quyền phải minh bạch ô nhiễm Môi trường do từ đâu... Chính quyền cứ làm ngơ và giãi thích theo kiểu nói dối để che dấu cho nhau trong hành vi bất chánh. Người dân đã bị đàn áp, đánh đập ngay cả thanh niên "nữ" phụ nữ , trẻ em ngay cả người già cũng không tha vì quyền " Tự do dân chủ..." của người dân. Như vậy Chính quyền này có phải là Chính quyền "Tự do dân chủ" tốt đẹp như Chính quyền thường kêu gào hay không?



KN



" Tôi sẽ không thay đổi, trong khi tôi đi kiếm tìm một cái khác không phải là tôi.
Tôi sẽ thay đổi, khi tôi đã tìm thấy, thật sự tôi phải làm chủ lấy tôi "
Menschen sucht immer das Glück finden aber das Glück steht immer in dir da sein.
Con người cứ mãi đi kiếm tìm hạnh phúc cho mình mà không biết rằng hạnh phúc chính là ở trong tâm của ta.

Bild könnte enthalten: Pflanze, Blume und Text

Samstag, 13. Mai 2017

Chiến lược Quyền Con Người

Chiến lược Quyền Con Người

Có thể nói con đường dân chủ hoá Việt Nam đang bước vào một giai đoạn quan trọng – giai đoạn mà mục tiêu quyền con người nổi lên mạnh mẽ và trở thành mục tiêu tranh đấu chung. Vì vậy mà đây cũng là một giai đoạn quan trọng có tính quyết định.
  

Trong lịch sử trước đây, ngoại trừ một giai đoạn được cổ vũ bởi nhà yêu nước Phan Chu Trinh thì quyền con người chưa bao giờ là mục tiêu tranh đấu thực sự của các cuộc cách mạng ở Việt Nam. Thực chất của các cuộc đấu tranh, chiến tranh ở Việt Nam hầu hết là sự tranh giành ý thức hệ và quyền lợi của cá nhân hoặc phe nhóm và được che đậy dưới các danh nghĩa “độc lập”, “giải phóng”, “thống nhất”, v.v… Chính vì vậy mà đất nước triền miên đau khổ, lạc hậu, nô lệ. Đó cũng chính là lý do mà công cuộc đấu tranh dân chủ hoá đất nước bằng mục tiêu giải trừ chế độ cộng sản đã kéo dài nhiều năm vẫn chưa có kết quả. Dù bằng bạo lực hay bất bạo động thì chính quyền Cộng sản cũng phá được nếu các hành động này hướng đến xoá bỏ chế độ Cộng sản. Thậm chí những hành động ôn hoà nhất nhằm hướng đến những cải cách kinh tế, xã hội tiến bộ cũng bị quy chụp là lật đổ chính quyền “nhân dân” bằng “diễn biến hoà bình” rồi dùng điều 79 để kết án.

Cộng đồng quốc tế cho dù có thể lên án mạnh mẽ những sự đàn áp thô bạo này thì vẫn rất khó để lên tiếng ủng hộ cho những mục tiêu thay đổi chế độ. Do vậy, dù sự vi phạm và chà đạp nhân quyền ở Việt Nam là rất trầm trọng trong nhiều năm qua nhưng Việt Nam vẫn chưa thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công cuộc dân chủ hoá.

Nhưng tình hình đang khác đi nhanh. Gần một năm qua người dân đã mạnh dạn hơn, nói về quyền con người nhiều hơn, ý thức và đòi hỏi quyền chính đáng của mình mạnh mẽ hơn. Các phong trào đòi quyền như Con đường Việt Nam, Kiến nghị 72 về Hiến pháp, yêu cầu về Hiến pháp của Hội đồng Giám mục, Công dân tự do, Liên minh tôn giáo tuyên bố về sửa đổi hiến pháp, Dã ngoại nhân quyền v.v… đều được tổ chức công khai và bài bản. Tôn chỉ công khai đã tạo nên sức mạnh to ớn cho các cuộc đấu tranh này. Cùng với chính nghĩa không thể phủ nhận của mục tiêu quyền con người, sức mạnh này đang tạo nên một bước ngoặt quan trọng.

Thứ nhất nó đẩy an ninh của chính quyền Cộng sản vào thế bị động. Tìm ra một nguyên cớ để kết tội các hoạt động này là không dễ dàng chút nào. Các điều 79, 88 gần như bị vô hiệu hoá trước sự công khai và chính nghĩa. Trong tình thế mà đảng Cộng sản Việt Nam bị phân rã mạnh mẽ như hiện nay, tìm được sự đồng thuận về một chủ trương đàn áp chính thức cho các hoạt động nhân quyền này là điều không thể. Do đó chiến thuật của an ninh Việt Nam bây giờ chủ yếu là lén lút, ném đá giấu tay, hành hung, doạ nạt hoặc bôi xấu hình ảnh những nhà hoạt động nhân quyền giống như đang diễn ra trên trang tusangnhamhiem. Chứ không thể chính thức khởi tố được những người này.

Hơn nữa, những hành động chính thức như vậy sẽ càng đẩy dư luận quốc tế lên thành cao trào phản đối mạnh mẽ chính quyền Cộng sản Việt Nam. Đây chính là lý do thứ hai tạo nên bước ngoặt nói trên. Chưa bao giờ EU, Mỹ, Anh, Pháp… lại quan tâm và sẵn sàng can thiệp mạnh về nhân quyền ở Việt Nam như hiện nay. Kết quả này là nhờ sự tập trung vào mục tiêu Quyền con người của các lực lượng trong lẫn ngoài nước vừa qua.

Ngoài ra, cũng còn nhờ sự đóng góp và hy sinh của các anh chị Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần … để nhận lấy những bản án khủng từ 7 đến 16 năm tù khiến dư luận quốc tế căm phẫn.

Bên cạnh đó, việc mong muốn có một ghế tại Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc và việc bị đánh giá định kỳ toàn diện (UPR) về nhân quyền của Hội đồng này trong năm tới, khiến cho Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành tâm điểm quốc tế. Có thể nói lực lượng an ninh Việt Nam chưa bao giờ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan như trước giai đoạn bước ngoặt này. Nếu không đàn áp được các phong trào này thì chúng sẽ nhanh chóng lớn mạnh. Nhưng nếu liều lĩnh ra mặt đàn áp chính thức thì chắc chắn sẽ làm dấy một phong trào quốc tế phản đối chính quyền Cộng sản Việt Nam.

Đàng nào cũng sẽ làm cho con đường dân chủ hoá Việt Nam tiến thêm một bước vững chắc. Quả thật, quyền con người là chiến lược. Đó vừa là sức mạnh, là chính nghĩa của công cuộc đấu tranh vì dân chủ thịnh vượng của Việt Nam, vừa là điểm yếu chết người của chính quyền toàn trị.

Ngay từ lúc ra đời vào tháng 6 năm ngoái, phong trào Con dường Việt Nam đã tập trung vào 2 hoạt động Khai dân trí là tổ chức cuộc thi “Quyền con người và Tôi” và biên soạn, phát hành quyển sách “Câu chuyện về Quyền con người”. Những thành viên Phong trào ở trong nước liên tục bị an ninh Việt Nam sách nhiễu vì hai hoạt động này dù rằng chính họ cũng phải thừa nhận rằng đó là những việc làm không có mục đích xấu. Đặc biệt quyển sách này được ông Lê Thành Ân – Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn yểm trợ phát hành. Anh Lê Thăng Long, người phát động phong trào Con đường Việt Nam liên tục bị truy vấn và gây sức ép buộc phải hủy bỏ việc phát hành sách này. Mới đây anh Hoàng Dũng còn bị hạch sách chỉ vì anh Dũng có nhận được mấy cuốn sách đó và tặng nó cho một vài người khác. Cũng liên quan đến việc này mà anh Dũng bị công an đánh đập. Điều đó cho thấy chính quyền Cộng sản sợ quyền con người đến thế nào. Còn hơn thế nữa, ngày 30/12/2012, ông Bộ trưởng Công AnViệt Nam đích thân gặp ông Ân và đề nghị ông Ân tổ chức họp báo thông báo rút lại lời yểm trợ cho quyển sách này. Nhưng ông Tổng Lãnh Sự đã từ chối và nói rằng Hoa Kỳ luôn ủng hộ Quyền con người.


Hôm nay, các cuộc Dã ngoại Nhân quyền tại Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, Hải Phòng cũng bị an ninh ngăn chặn và bắt giữ người trái phép. Điều này càng chứng minh cho “nỗi sợ hãi” của chính quyền toàn trị đối với quyền con người. Nhưng sẽ khác với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, các hoạt động này sẽ dần phát triển và bùng nổ trong thời gian tới.

Cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ mạnh mẽ những hoạt động này và sẽ có những hành động cần thiết nếu chính quyền đàn áp mạnh tay các hoạt động đó.


Quyền con người quả thật là một chiến lược tuyệt vời.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi

(x-cafevn.org)


Hành trình Việt Nam cho tương lai...

Việt Nam trong tôi chỉ còn là một ký ức thôi, vì ngày hôm qua tôi đi uống nước với những bạn... và nghe nhạc tùy theo môn Âm nhạc đó mình có thích hay không đó là sự "Tự do Dân chủ Đa nguyên..." của mỗi người. Đó cũng là một cách trao đốỉ kiến thức của sự nhận thức và ý thức "Tranh luận" thu thập kiến thức của sự Tự do ngôn luận v.v... Chứ đâu có phải là để Ngày hôm qua nó đã qua rồi mà cứ làm đề tài "Tranh cãi thắng thua" thì làm sao có một nước Việt Nam "Tự do Dân chủ Độc lập" của người dân thật sự.
- Phát huy sự Tự do ngôn luận của người dân, về mọi sự việc trên mọi sự bình đẳng của Quốc gia mà Pháp luật cho phép " Đó là quyền của mỗi người dân. được phép". 
-Còn người dân không được phép đó chỉ là một nền "Độc tài trị, độc đảng, độc trị" nắm hết tất cả mọi quyền sinh hoạt của người dân về sự thật thông tin. "Báo chí, nghệ thuật v.v..." về sự thật của hiện tình đất nước Việt Nam của ngày hôm nay. 
-Người dân lên tiếng nói được phép của mình, mà nhà nước bắt " Bỏ tù và đàn áp đánh đập người dân " vì tiếng nói chính kiến của nhân dân. Trên mọi sự thật hiển nhiên của đất nước Việt Nam ngày hôm nay. Thì đó là một nhà nước hay chính quyền gì...? chỉ có một câu để trả lời " Độc tài đảng trị " thao túng hết tất cả mọi sự quyền hành của một Quốc gia như thời "Phong kiến, Vua chúa".
-Nhân dân là một "Nô lệ" kiểu mới chỉ biết phục vụ cho nhà nước độc đảng chứ không được tự do phát huy sáng kiến " Tự do Dân chủ Đa nguyên xã hội..." Đó là quyền Tự do ngôn luận chính kiến của mình "Tranh luận" trên mọi sự thật vấn đề tình trạng hiện tại của một Quốc gia "Tự do, Dân chủ, Độc lập" có chủ quyền thật sự của mỗi người dân .

Tôi chỉ là một trong những người Việt tỵ nạn độc tài cộng sản sống trong một Quốc gia "Tự do Dân chủ Đa nguyên đảng phái" tại Cộng hòa liên bang Đức. Chỉ mong rằng người dân Việt Nam của ngày hôm nay bắt đầu làm cuộc hành trình cho chính mình. Cho Việt Nam tương lai như là Quốc gia tôi đang sinh sống.


KN

Dienstag, 9. Mai 2017

VESAK VÀ BIỂN ĐÔNG

 Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2014
VESAK VÀ BIỂN ĐÔNG
Minh Mẫn
Phật giáo Việt Nam đăng ký Vesak cũng có nghĩa là Việt Nam đăng ký Vesak, vì đó là sự kiện gắn liền uy tín Phật Giáo Việt Nam và quyền lợi dân tộc trên chính trường quốc tế.
Trước áp lực của kẻ mạnh sát nách luôn quấy nhiễu lấn lướt, nhà nước Việt Nam đã bao lần tế nhị né tránh, dù là bằng lời nói để khỏi mích lòng lân bang, thế nhưng, kẻ thiếu ý thức cứ nghĩ là dân tộc Việt hèn nhát sợ sệt, nên cứ đánh phá, cướp bóc, giết chóc ngư dân, không những gây khốn đốn cuộc sống ngư dân, mà còn cướp đoạt quyền lợi trên biển của dân tộc Việt, tuồng hàng độc hại và phá hoại kinh tế đất nước ta dưới nhiều hình thức không lương thiện.
Vesak diễn ra trong tình hình kinh tế đất nước khó khăn, việc bang giao với quốc tế còn gập ghềnh, nhất là đơn thân độc mã đối phó với người láng giềng xấu nết và chưa tạo được niềm tin vững chắc với các quốc gia bè bạn, nếu không nói dân tộc ta lưỡng đầu thọ nạn, thì tiếp tục bị phiền nhiễu bởi “đồng chí” mà không “đồng hướng” tạo cho ta bao phen khốn đốn, vừa khó xử với người bạn xấu bụng, lại vừa khó làm vừa lòng với người dân trong nước trước việc dầu sôi lửa bỏng như thế. Đây là hậu quả do tính dè dặt thiếu dứt khoát từ đầu.
Hơn ai hết, Trung quốc thừa hiểu Vesak tuy thuộc lãnh vực tôn giáo, nhưng uy tín phủ trùm cả lãnh vực chính trị và giao tế của dân tộc Việt hiện nay. 95 đoàn các quốc gia tham dự, trên một ngàn đại biểu quốc tế có mặt, trong đó không những các nước trong khu vực mà có cả những quốc gia xa xôi như Phi châu. Đặc biệt có Hiệp Hội Phật giáo Trung quốc đã phát biểu với tinh thần hài hòa không kém các đại biểu của Lào, Campuchea, Srilanka, và những quốc gia yêu chuộng hòa bình khác. Với tinh thần tương ái và hòa bình như thế, Trung quốc lại tỏ ra thiếu hiểu biết khi thiết lập giàn khoan trong hải phận Việt Nam và hung hăng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam như một thái độ khinh bỉ và xem thường quốc tế, họ coi Liên Hiệp quốc chỉ là con cọp giấy. Dĩ nhiên với mục đích làm mờ nhạt tinh thần Vesak do Phật giáo Việt Nam chủ trì.
Việt Nam chưa chính thức là đồng minh của các cường quốc, tuy có bang giao với những quốc gia trong khu vực. Việc thiết lập ngoại giao với Ấn Độ trên nhiều lãnh vực, nhất là tôn giáo, Trung quốc thừa hiểu việc Việt Nam bắt tay với kẻ thù của Trung Quốc như thế là ngón chọt lét ngang hông khá khó chịu. Vì thế, Trung quốc không ngại ngùng ngang nhiên bỉ mặt Việt Nam mà họ không dám đối xử như thế với Malaysia, Indonesia, Nhật, Nam Triều Tiên…
Vả lại biển Đông, tuy Mỹ hứa sẽ đứng sau lưng các đồng minh, nhưng Mỹ cũng đang bị chi phối bởi áp lực của Putin có ý đồ xâm lăng Ucraina. Thừa ván cờ nước đôi của Mỹ nên Trung Quốc tha hồ lấy Việt Nam làm thí điểm để dằn mặt các nước trong khu vực và thăm dò phản ứng của Mỹ mà thực ra Mỹ không có lý do để can thiệp cho Việt Nam. Kế hoạch gặm nhấm của loài “chuột chù” xem như Việt Nam khó có lý do phản ứng mạnh và các quốc gia cũng không muốn can dự khi quyền lợi của những quốc gia đó chưa bị đe dọa.
Sinh mạng của dân tộc đã đến lúc không cho phép tương nhượng một cách lịch sự mà bao năm qua Việt Nam đã thể hiện. Thể hiện một sách lược không mang lại kết quả thì ắt phải thay đổi sách lược để tồn tại cho một tinh thần dân tộc. Tinh thần hiếu hòa với lân bang, ông cha ta từng thể hiện, nhưng không vì thế mà phải hy sinh quyền lợi của dân tộc. Các đời vua Lý và Trần đã từng cảnh báo tính tham vọng của các quốc gia lớn, thì thế hệ con cháu không lý do gì mà phải hy sinh quyền lợi và sinh mạng của một dân tộc cho những khẩu hiệu mạ vàng bao phủ lớp ruột đất sét bẩn thỉu.
Vesak là lễ hội của một tôn giáo hiếu hòa đã được Liên Hiệp Quốc cổ súy, Việt Nam thực hiện tinh thần của Liên Hiệp Quốc về chiến lược phát triển Thiên niên kỷ, không chỉ phát triển hòa bình, môi sinh, giáo dục và nhiều mặt tích cực, ngay cả các mặt tiêu cực cũng phải năng động giảm thiểu, trong đó cần ngăn chận ý đồ bất thiện của người anh em bất hảo ngang ngược để chung sống hòa bình trên ngôi làng hành tinh quá nhỏ bé hiện nay.
Riêng Phật giáo Việt Nam, từng “đồng hành cùng dân tộc” thì không lẽ gì đứng ngoài cuộc khi dân tộc đang chung sống với những kẻ bất thiện đối với dân tộc. Phật giáo chỉ tồn tại khi dân tộc tồn tại, vì thế không lý do gì Phật giáo vẫn nhởn nhơ trước sự đau khổ của dân tộc, và vận mệnh của dân tộc đang là “chỉ mành treo chuông”. Vesak không chỉ là lễ hội cho quần chúng và nghị trường cho các bài diễn văn mượt mà; Vesak phải đi vào thực tế mà Liên Hiệp Quốc đã chủ trương. Vì thế, Phật giáo Việt Nam đăng ký có nghĩa xác định trách nhiệm của Phật giáo đối với dân tộc hiện nay.
Minh Mẫn

"Alles, was wir tun, hat Auswirkungen auf die ganze Welt." - Dalai Lama
"Tất cả những việc chúng ta làm, nó sẽ lan rộng ra Thế giới" Đạt Ma Lạt Ma

Bild könnte enthalten: Text

Phật đản 2017

Tiếng nói làm người chính nghĩa của người Phật tử, không thể nào im lặng và làm ngơ trước tình trạng tồi tệ của đất nước Việt Nam đang bị nạn độc tài trị thao túng. Và nhất lại là ngày Đản sanh "Phật đản", tiếng nói của hòa bình và giác ngộ cho Việt Nam.  Đó là sự "Tự do ngôn luận, Dân chủ của người dân, Bình đẳng và Đa nguyên xã hội ..." Để bảo vệ và xây dựng một đất nước Việt Nam thịnh trị phú cường. Đó là danh dự và trách nhiệm của mỗi người Phật tử hay không phật tử trước hiện tình đất nước. Đang bị chế độ độc tài trị hèn hạ nhượng đất đai, biển đảo của tổ tiên ta cho Chính quyền Trung Hoa cai trị. Để giữ ngôi vị độc tài đảng trị. Để đàn áp nhân dân Việt Nam chúng ta.

KN

Vesak 2017
Stimme als Ursache für die Buddhisten, kann nicht schweigen und die schlechte Situation des Landes Vietnam sind Opfer totalitärer Manipulation ignorieren. Und die meisten ist die Geburt „Buddha“, die Stimme des Friedens und der Erleuchtung für Vietnam. Es ist die „Freiheit der Rede, die Demokratie der Menschen, die Gleichheit und sozialen Pluralismus ...“ zu schützen und ein erfolgreiches Land floriert Vietnam zu bauen. Es ist die Ehre und Verantwortung jeden Buddhisten oder nicht buddhistischen Landes vor der aktuellen Situation. Diktatur wird feige abgetreten Land, Meer und Inseln unserer Vorfahren behandelt die chinesische Regierung regiert. Um die Partei zu halten regiert den Thron. Um unser Volk von Vietnam zu unterdrücken .




Montag, 8. Mai 2017

Tiến thoái lưỡng nan.


Tiến thoái lưỡng nan.
Vấn đề đã không bi đát nếu ngày xưa MTGPMN và VNDCCH ký tên vào bản tuyên bố của VNCH lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa năm 1974. Quần đảo Hoàng Sa và vùng biển chung quanh nếu vậy đã là « vùng có tranh chấp ».
Người ta thường nghe tới « vùng tranh chấp » nhưng có lẽ ít người biết lợi hại của nó như thế nào.
Phía Trung Quốc, trước năm 1932, họ có tuyên bố đại khái lãnh thổ cực nam của họ là quần đảo Hoàng Sa. (Trước năm 1909, trong sách sử của họ thì ghi lãnh thổ vùng cực nam của họ là mũi Tam Nha, đảo Hải Nam). Nhưng lần hồi họ « bung » ra, hết lên tiếng đòi chủ quyền chỗ này, rồi đòi chỗ kia. Họ lên tiếng đòi Trường Sa chỉ sau khi Thế chiến thứ II chấm dứt. Mỗi lần họ lên tiếng như vậy là họ biến một vùng « không có tranh chấp » thành một vùng « có tranh chấp ».
Họ thành công là do đảng CSVN thiếu những lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược (và không có người thực tâm yêu nước).
Trong quá khứ, lãnh đạo CSVN đã lần lượt nhìn nhận những đòi hỏi của TQ, ít ra la 4 lần : 1/ Ông Ung Văn Khiêm năm 1956, cho rằng « chiếu theo lịch sử của VN thì Tây Sa và Nam Sa thuộc TQ. 2/ Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng nhìn nhận lãnh hải 12 hải lý của TQ (bao gồm Tây Sa và Nam Sa). 3/ Nhìn nhận vùng biển của TQ vì phản đối sự hiện diện của Đệ VII hạm đội Mỹ tại vùng biển Hoàng Sa năm 1965 (trên nhật báo Nhân Dân). 4/ Nhìn nhận có « ba vùng biển tranh chấp » với TQ vào đầu thập niên 90.
Và khi nhìn nhận « có tranh chấp » là nhìn nhận sự hiện diện chính đáng của TQ tại các vùng biển đó. Và khi nhìn nhận tính chính đáng sự hiện diện của bên kia, giải pháp thường là « khai thác chung ».
Vùng biển Trường Sa, theo khuynh hướng « tát nước theo mưa » của các học giả VN qua các bài viết trong quá khứ, rất có thể sẽ được giải quyết theo chiều hướng cộng đồng khai thác với TQ.
Còn vùng biển Hoàng Sa, VN hiện nay không có bất kỳ một bằng chứng nào để chứng minh rằng vùng lãnh thổ đó thuộc VN, ngoại trừ phải dùng đến các bằng chứng cũng như danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa.
VN cũng không có bất kỳ một thỏa thuận nào với TQ, hay một lời bảo lưu nào để cho rằng vùng biển Hoàng Sa là vùng biển có tranh chấp, ngoại trừ các tuyên bố và tờ Bạch Thư do phía VNCH lập ra (mà MTGPMN và CNDCCH không có ký vào).
Vấn đề là lãnh đạo CSVN chưa hề có tuyên bố kế thừa, cũng như chưa hề có một động thái trước quốc tế nhằm kế thừa danh nghĩa VNCH tại HS và TS.
Khi không chứng minh được vùng lãnh thổ đó (Hoàng Sa) là lãnh thổ của mình, cũng không chứng minh được vùng biển đó « có tranh chấp », sự việc gọi là « tự vệ chính đáng », theo định nghĩa của công pháp quốc tế, sẽ không hiện hữu.
Phía TQ chắc chắn sẽ không có một nhượng bộ nào ở giàn khoan 981. Phía VN nổ súng trước là có nguy cơ chiến tranh mà phía VN là bên gây sự.
Dàn khoan này sẽ đặt ở đây, sẽ khai thác các mỏ có dầu hay khí đốt, nếu có. Sản phẩm của nó sẽ được ống dẫn về đảo đến Hải Nam. Vài tháng sau, công tác khoan mỏ hoàn tất, nó sẽ di chuyển hướng về phía tây, tức phía bờ biển VN, để khoan tiếp. Đó là cách « đánh dấu chủ quyền » của TQ tại vùng biển này. Tiên đoán sẽ là đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa (có thể tính từ đảo Tri Tôn) với bờ biển VN.
Và phía TQ, theo thời gian và thứ tự địa lý, họ sẽ làm y như vậy ở vùng biển Trường Sa.
Ta đã thấy hiện nay VN lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Đánh thì không dám đánh, vì sợ mất hết. Không đánh cũng không xong, vì mang tiếng trước nhân dân là hèn hạ, bán nước.
Vấn đề này tôi đã dự đoán cách đây cả chục năm, đã từng đề nghị phương pháp « kế thừa VNCH » để có danh nghĩa chủ quyền (de jure – trên giấy tờ) ở Hoàng Sa, nhằm đưa khu vực biển này vào thế « vùng biển có tranh chấp ». Bây giờ nước đến chân rồi thì nhảy đi đâu ?
Chỉ còn một nước ba bảy cũng liều là cố gắng làm ầm vụ này lên, sao cho tình hình khu vực thật căng thẳng để tạo chú ý ở quốc tế, sau đó đưa ra một tòa án quốc tế. Đưa ra tòa không phải để được tòa xử mà để đưa VN và một tư thế thoải mái hơn : khu vực biển Hoàng Sa là một khu vực có tranh chấp. Từ đó đi tìm một giải pháp (mất ít nhất) cho VN.
Nhưng điều quan trọng vẫn là tương lai : vùng biển Trường Sa. Nếu không dự liệu trước thì cũng sẽ lâm vào tình trạng ngày hôm nay.
Publié par Nhan Tuan Truong

Mẹ Cha
Mẹ là câu nói đầu đời
Bập bẹ hai tiếng vỡ lòng Mẹ Cha
Lớn khôn Mẹ dạy con rằng
Làm người chính trực mới là quang minh
Còn Cha tần tảo sớm hôm
Nên người ít dạy hơn là Mẹ đây
Nhưng Cha chỉ bảo con rằng
Đừng như Thánh Thần vật lộn nghe con
Những câu dạy bảo Mẹ Cha
Còn đều ghi nhớ nằm lòng không quên
Cha là thánh thiện đời con
Mẹ là nguồn nước cam lồ cho con
Ngày nay con đã thành người
Không hèn không yếu cúi đầu dạ vâng
Tự do dân chủ con đi
Đa nguyên bình đẳng là đường quang minh


KN


Lịch sử tàn ác của chế độ độc tài trị phải kể cho thế hệ sau biết đến để khỏi sa chân vào vũng lầy nền độc tài trị của thế hệ trước.

Geschichte der Grausamkeit Diktatur Wert für die nächste Generation zu erzählen zu wissen, aus dem Sumpf stolperte in diktatorische Brutalität des Wertes der vorherigen Generation.

KN