11/03/2013
Mệnh lệnh từ trái tim – Tâm sự của một trí thức Việt Nam trước hiện tình đất nước
BS Nguyễn Quý Khoáng
Trước tình hình đất nước ngày càng xuống dốc về xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị... nhất là tương lai Đất nước rất đen tối trước hoạ xâm lăng của Trung Quốc, là người trí thức Việt Nam, tôi tự thấy lương tâm bị cắn rứt khi cứ im lặng chấp nhận những điều chướng tai gai mắt diễn ra hàng ngày cũng như nghe những lời than vãn của đồng bào mình.
Mục sư Martin Luther King có nói:
– “Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it); và:
– “Cuộc đời của chúng ta bắt đầu chấm dứt khi chúng ta lặng thinh trước những vấn đề sống còn” (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter).
Tôi luôn tự hỏi mình: Nếu mọi người dân, nhất là các trí thức, vì sợ hãi cho bản thân mình và gia đình mình, cứ tiếp tục im lặng trước hiện tình của Đất nước thì tương lai Nước ta sẽ đi về đâu? Chắc chắn sẽ rất đen tối! Trước lời kêu gọi của Nhà nước cho phép dân chúng góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 đến tháng 9 năm 2013 tới, nếu một số đông trí thức vẫn lặng thinh thì xem như chúng ta chấp nhận bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội đưa ra, nghĩa là vẫn “rượu cũ trong bình mới”, nghĩa là “vũ như cẩn”, vậy trách nhiệm với Đất Nước của chúng ta ở đâu?
Tôi đã cảm động đến rơi nước mắt khi nghe VIỆT KHANG hát bài “VIỆT NAM, QUÊ HƯƠNG TÔI ĐÂU?” và một trong những hình ảnh người đi biểu tình chống Trung Quốc trong những năm qua khiến tôi xúc động nhất là hình một cô gái Việt Nam khóc trong tuyệt vọng. Tôi có cảm nghĩ như cô đang hết sức đau lòng khi thấy người dân Việt bày tỏ lòng yêu nước mà lại bị chính quyền do mình “bầu” lên ngăn cản, đạp vào mặt, bắt bớ, giam cầm…
Chính vì các lý do trên mà mặc dù rất ghét chính trị, tôi tự thấy không thể tiếp tục lặng thinh được nữa. Tôi mong muốn sự lên tiếng của mình sẽ đóng góp một phần nhỏ cho sự thay đổi của Đất nước, cho tương lai của các con cháu chúng ta. Thay đổi hay không là tuỳ theo Đảng và Nhà nước có thật lòng lo cho Dân, cho Nước không? Còn nếu một ngày xấu trời nào mà Nước Việt chúng ta chịu chung số phận của nước Tây Tạng thì tôi cũng tự thấy mình đã làm hết sức rồi và sẽ không thẹn với lương tâm trước khi nhắm mắt. Nếu có ngày đó thật thì quả là sống không bằng chết, vì mất Tổ quốc là mất tất cả!
Đối với tôi, cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi mình sống có ích cho người khác. Chính vì lý do đó, mặc dù có giấy bảo lãnh đi Canada đoàn tụ gia đình năm 1982, tôi đã chấp nhận ở lại quê hương để làm công tác của một Thầy thuốc, hầu xoa dịu bớt đau khổ của bệnh nhân cũng như đào tạo thêm các bác sĩ về X quang, Siêu âm. Thành thật mà nói, đến giờ phút này, tôi chưa bao giờ hối tiếc về sự chọn lựa đó.
Công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh từ 1977 đến 1983, rồi tại Bệnh viện An Bình TP Hồ Chí Minh từ 1983 đến 2009, tổng cộng thời gian công tác là 32 năm, tôi được mời vào Đảng CSVN 2 lần nhưng đều đã từ chối vì không thích làm chính trị, không thích theo bất cứ một phe phái nào. Tôi chỉ thích làm chuyên môn và dạy học mà thôi.
Cách đây không lâu, tôi đã ủng hộ Kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp 1992 do 72 nhân sĩ trí thức công bố ngày 19 tháng 1 năm 2013 với số thứ tự trong danh sách những người ký tên là 7034. Tôi biết khi làm việc này, tôi có thể gặp nhiều rủi ro, nhưng không sao, vì tôi đã sẵn sàng, đến chết là cùng chứ gì!
Xưa kia, tôi đã chọn ở lại quê hương để phục vụ bệnh nhân và các thế hệ thầy thuốc trẻ, giờ đây, tôi nói lên chính kiến của mình để xây dựng và bảo vệ Đất nước vì đối với tôi, cuộc đời mỗi người như một quyển tiểu thuyết đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố, quan trọng là quyển sách đó có hay không chứ không phải nó có dày hay không!
Nếu có một ngày tôi bị bắt, công an sẽ hỏi tôi (như đã từng hỏi những Bloggers, những người không đồng chính kiến, những người biểu tình…) là ai đã xúi dục, được cho bao nhiêu tiền… thì tôi đã có sẵn câu trả lời:
Không ai có thể xúi dục được tôi, không ai mua chuộc được tôi mà CHÍNH LƯƠNG TÂM TÔI ĐÃ MÁCH BẢO, CHÍNH TRÁI TIM TÔI ĐÃ THÚC DỤC TÔI LÀM THẾ!
Cuối cùng, xin cầu mong đất nước Việt Nam chúng ta được độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự.
Việt Nam, ngày 10 tháng 03 năm 2013
N.Q.K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
http://boxitvn.blogspot.de/2013/03/menh-lenh-tu-trai-tim-tam-su-cua-mot.html
Hoàng Sa 1974 Trung Quốc đánh chiếm nhà nước độc tài trị cộng sản miền Bắc không lên tiếng nói phản đối. Trường Sa Gạc Ma 14.03.1988 một hành động bán biển đảo của Tổ tiên Việt Nam tiếp tục... Đó mới chỉ là bước đầu kéo đến năm 1999-2000 ký kết đường biên giới mất đất đai, Ãi Nam Quan, phân nữa thác Bản Giốc và thêm một phần vùng vịnh Bắc Bộ cùng Trung Quốc được toàn quyền khai thác vịnh Bắc Bộ chung. Kể như ta đã mất hoàn toàn vịnh Bắc Bộ mà đảng độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam dâng cho anh bạn vàng Trung quốc thừa hưởng để được phong Hầu.
Đây mới chỉ là bước đầu nhưng coi như đã đạt được sự đi tuần hành . Không phải chỉ ở một nơi Đài tưởng niệm. Gian nan là sự kế tiếp nhưng nếu đông người hay ít thì chẳng gì phải sợ cả. Tiếng nói của mình đòi hỏi sự minh bạch mà nhà nước giấu diếm. Ai đã ra lệnh không cho nổ súng chống trả...? Lê Đức Anh trong thời kỳ Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh lại là người nâng đở ông Nguyễn Phú Trọng...? Không chỉ một người mà toàn Bộ Chính Trị đồng ý không cho nổ súng. Vì rục rịch bức tường Đông Âu sụp lở do chính sách đổi mới của Gorbi "Nga". Để lấy cớ quan điểm hàn gắn lại biên giới chiến tranh Việt Trung 1979, cho sự thỏa thuận hội nghị Thành Đô 1989-1990 Cứu đảng để khỏi bị sụp đổ bằng bất cứ giá nào. Ngay cả sinh mạng 64 người lính Hãi quân Việt Nam chìm sâu vào lòng biển cả.
KN
Đây mới chỉ là bước đầu nhưng coi như đã đạt được sự đi tuần hành . Không phải chỉ ở một nơi Đài tưởng niệm. Gian nan là sự kế tiếp nhưng nếu đông người hay ít thì chẳng gì phải sợ cả. Tiếng nói của mình đòi hỏi sự minh bạch mà nhà nước giấu diếm. Ai đã ra lệnh không cho nổ súng chống trả...? Lê Đức Anh trong thời kỳ Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh lại là người nâng đở ông Nguyễn Phú Trọng...? Không chỉ một người mà toàn Bộ Chính Trị đồng ý không cho nổ súng. Vì rục rịch bức tường Đông Âu sụp lở do chính sách đổi mới của Gorbi "Nga". Để lấy cớ quan điểm hàn gắn lại biên giới chiến tranh Việt Trung 1979, cho sự thỏa thuận hội nghị Thành Đô 1989-1990 Cứu đảng để khỏi bị sụp đổ bằng bất cứ giá nào. Ngay cả sinh mạng 64 người lính Hãi quân Việt Nam chìm sâu vào lòng biển cả.
KN