Giải Pháp Cho Vấn Nạn Việt Nam ở Đâu?
Từ khi có những cuộc nổi dậy của quần chúng Trung đông và Bắc phi, với phương tiện và lực thông tin ngày nay, khắp nơi từ những xã hội đang sinh hoạt trong mô thức dân sự cho đến những xã hội còn bán khai nô lệ quyền lực nhà nước, chủ nghĩa quốc gia v.v đều ngỡ ngàng … và tìm mọi ngôn từ để lý giải , qui kết và dự đoán những biến chuyển nối tiếp. Những lý giải nhận định qui kết và dự đoán có nhiều khác nhau, tuy nhiên một sự kiện không thể phủ nhận, đó chính là sự THAM DỰ TRỰC TIẾP TỰ NGUYỆN của mọi tầng lấp khuynh hướng trong quần chúng. Đặc điểm cần ghi nhận là qua những nỗ lực và cường độ đàn áp bằng vũ lực của các nhà nước bị chống đối, chúng ta thấy rất rõ sự THAM GIA này của quần chúng RẤT KIÊN CƯỜNG, họ bất chấp hình thức và cường độ đàn áp, từ việc bắn sẻ, bắt bớ đánh đập, và tấn công bằng cả phương tiện quân sự an ninh … Vì vậy chính điều này đã khẳng định việc HÀNH ĐỘNG có NHẬN THỨC của những người tham gia: Họ đã biết họ MUỐN GÌ và chấp nhận cái GIÁ PHẢI TRẢ cho ƯỚC MUỐN đó.
Từ Tunisia , xã hội có lợi tức bình quân 9,500 Mỹ kim , qua Yemen, 2,600 Mỹ kim, rồi Ai Cập, 6,400 Mỹ kim, Jordan, 5,600 Mỹ kim, Syria ,5200 Mỹ kim và Libya 14,900 Mỹ kim với chế độ bao cấp kinh tế vật chất thật đầy đủ cho người dân; và cả đến hai chế độ vương quyền hồi giáo vững chắc nhất có đời sống kinh tế vật chất tương đối rất cao trong khu vực như Arab Seoud, (Per Capita 24,000 Mỹ Kim) Bahrain (38,400 Mỹ Kim), người dân mọi tầng lấp cũng đang thức tỉnh. Bởi vì việc đòi hỏi của quần chúng không đi từ khát khao đòi hỏi vật chất kinh tế như chúng ta thấy rõ qua sự chênh lệch và khác biệt mức phát triển kinh tế của các xã hội này, mà chính là khát vọng được TỰ DO BÌNH ĐẲNG, đòi hỏi giá trị tinh thần, giá trị Con Người, nói ngắn gọn là DÂN CHỦ. Đây mói chính là điểm “thức tỉnh” mẫu số chung của người dân trong các CAO TRÀO ĐẤU TRANH BẮC PHI.
Mẫu số chung của các chế độ chính trị đang bị phản kháng chống đối là ĐỘC TÀI, và mẫu số chung của quần chúng mọi tầng lớp của các xã hội đang vùng dậy là DÀNH LẠI TỰ DO BÌNH ĐẲNG, , đi từ nhận thức rõ về QUYỀN CON NGƯỜI và QUYỀN DÂN CHỦ của chính họ.
Ngoài những xã hội đang biến chuyển này, chúng ta cũng thấy nổi lên những ƯỚC MONG NÔN NÓNG của những xã hội khác ở những cấp độ khác nhau,như Qatar, Lào, Miên, Trung, Quốc, Viêt Nam v.v Nhưng “ước mong” cũng chỉ đi từ sự “nôn nóng” ngó ra ngó vào từ một thiểu số “bắng nhắng” lạc lõng yếu ớt nằm bẹp dí lạc lõng trong nỗ lực tuyên truyền ào ạt từ guồng máy cầm quyền cai trị trong mục tiêu đánh lạc hướng nhận thức của quần chúng.
Riêng ở Viêt Nam, từ trước và sau, từ những biến chuyển Đông Âu, cho đến những biến chuyển đấu tranh dân chủ của người dân Trung đông, tình hình quần chúng cũng vẫn không thay đổi. Trong xã hội, người dân vẫn không quan tâm ngoài cơm áo gạo tiền, và những kẻ lao xao, vẫn chỉ là những “van xin dân chủ” rồi “chờ đợi ban phát dân chủ”, rồi “kiến nghị xin cho dân chủ”?
Tại sao lại có thể lạ lùng như vậy? Tại sao sự trỗi dậy của quần chúng lại xẩy ra ở những xã hội mà người dân đã từng lạc hậu thuần phục quyền lực chính trị và giáo quyền đến hàng thế kỷ, và lại xảy ra ở mức độ phát triển kinh tế khác biệt nhau như vậy? Và tại sao ở những xã hội như Viêt Nam lại lặng lẽ, và chỉ đẻ ra được những màn kịch ấm ớ như vậy? Và cũng chỉ có ở Việt nam mới có những “phong trào dân chủ xin cho và nhờ cậy ” (hiện nay còn có thêm phong trào dân chủ CHỜ THỜI, Dân Chủ Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hoà" nữa!!!) quái đản như vậy?
Ở đây, Vấn đề không phải là biện pháp và thủ đoạn của bọn nhà nước chính phủ cầm quyền. Bởi có bọn nhà nước nào không thường xuyên tuyên truyền để đánh lạc hướng nhận thức quần chúng và xử dụng bạo lực quân đội và an ninh, nhân danh an ninh tổ quốc khi cần đến giải pháp đàn áp? Bọn Đảng và Nhà Nước Viêt Nam chẳng qua cũng là một thành viên của thế lực CAI TRỊ, dĩ nhiên sẽ có cùng mẫu số chung như tất cả các bọn nhà nước, nhất là bọn nhà nước độc tài. Vậy chỉ còn một nhân tố CẦN CÓ THAY ĐỔI, cần có KHÁC BIỆT đó là người dân VIỆT NAM. Quần chúng Viêt Nam không có, hay chưa có cái MẨU SỐ CHUNG của quần chúng ở những xã hội đang trỗi dậy.
Cái MẪU SỐ CHUNG đó chính là NHẬN THỨC GIÁ TRỊ TỰ THÂN, tức là nhận thức ra được giá trị quyền làm người, quyền làm công dân của chính mình. Những cái quyền này nó đẻ ra, dựng lên PHƯƠNG TIỆN chính phủ nhà nước. Chứ không phải là nhà nước chính phủ là chủ thể có năng lực tạo ra hạnh phúc ấm no cho xã hội quần chúng như người Việt Nam bị nhồi nhét và tin tưởng hàng bao ngàn năm nay. Và hôm nay, cái MẪU SỐ CHUNG của QUẦN CHÚNG trong các xã hội Tunisia, Ai cập, Syria, Yemen, Bahrian v,v là NGƯỜI DÂN KHÔNG THỪA NHẬN TÍNH CHÍNH ĐÁNG trong vai trò CAI TRỊ của BỌN NHÀ NƯỚC CHÍNH PHỦ NỮA!
Nhưng nhận thức giá trị tự thân này không phải bỗng nhiên “đột biến’ trong quần chúng mà có. Nó lại càng không thể có được chỉ đơn giản từ sự hiều biết rồi ngóng cổ mong đợi và trông chờ từ NGƯỜI KHÁC thực hiện. Nếu ai cũng biết, cũng hiểu, rồi thò thụp vén cửa sổ nhìn ra chung quanh xem có ai “lội nước” đi trước để mình “theo sau” với những lý do, lý cớ rất “chính đáng”, thì một cách hợp lý và thuận lý là CHẲNG BAO GIỜ CÓ CAO TRÀO ĐẤU TRANH nào cả…Bởi cả xã hội, kẻ trong người ngoài, ai cũng thể hiện cái quyền chổng mông ngồi ước mong và NGỒI CHỜ (thời cơ Thiên Địa Nhân) của mình. Nhưng chắc chắn luôn luôn có một cao trào “thường trực” trong xã hội…đó là cao trào “mong chờ người khác” và cao trào “hô hoán người khác đấu tranh.”
Một cao trào đấu tranh dân chủ thật sự nó không bao giờ có thể xảy ra ở một xã hội mà trong đó người dân không có tí hiều biết gì về chính cái quyền , cái giá trị nhân phẩm của chính họ ngoài miếng cơm manh áo; và nó càng không thể xảy ra khi mà ngay cả giới khoa bảng, giới hiểu biết của họ sống trong một nền “triết học dân tộc”- “nhân sinh quan dân tộc” với triết lý "tối uu": “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mới sống”, và cái biết đó là “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau!!!”. (chưa cần khẳng định tính ấm ớ của “triết lý” ngu xuẩn này là khôn, dại hay biết đều phải CHẾT.. mà vấn đề là lúc SỐNG, SỐNG như thế nào trước khi tất cả phải CHẾT)
Bởi suy luận thật khoa học biện chứng và đối chiếu ngay với thực tại, thì rõ ràng xã hội Việt nam hôm nay người ta đang chạy đua dành giật chen lấn nhau để “ăn cỗ đi trước”; và dĩ nhiên cũng rõ ràng những lãnh vực đòi hỏi phải “lội nước” thì CHẲNG THẤY AI ĐI TRƯỚC CẢ.. tất cả đều chờ “theo sau”.. . Đó là lý do chúng ta chưa thể có, và sẽ KHÔNG THỂ CÓ CAO TRÀO ĐẤU TRANH DÂN CHỦ ĐÚNG ĐẮN và ĐÍCH THẬT. Và thế là mọi người sống trong tâm tưởng của nhà thơ vừa bệ rạc vừa hạ cấp của đất Vị Xuyên trong bài “Chợt Giấc” tức là “chợt tỉnh giấc ngủ”:
Nằm nghe tiếng trống, trống canh ba
Vừa giấc chiêm bao chợt tỉnh ra
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Việc gì mà thức một mình ta ?. ...
Đấy! Cái não trạng và tâm trạng vừa mới có cơ hội tỉnh ra, nhận thức ra… nhưng chợt nghĩ đi nghĩ lại.. dáo dác xem có ai “thức” để “chia gánh nặng” với mình hay không? Dù vậy cũng đành, nhưng cũng không chịu khó cất bước xuống giường, sắn gấu quần xỏ dép để đi quanh xem có ai thật sự đang thức như mình hay không, mà chỉ kịp suy bụng ta ra bụng người , hoặc trong trường hợp này là suy bụng NGƯỜI ra bụng TA rằng “thiên hạ dễ thường đang ngủ cả” để cho mình cái lý cớ chính đáng lăn đùng ra ngủ tiếp một cách êm ái…
Não trạng của quần chúng Viêt Nam và tâm trạng của những người có cơ hội BIẾT và HIỂU trước xã hội của chúng ta hiện nay đúng là như thế đấy! Chúng ta thức tỉnh rồi, nhưng không đi đánh thức người khác, mà khi chỉ cho rằng (hoặc thấy rằng) người khác đang ngủ vùi, rồi bỗng nghĩ lại thấy THỨC TỈNH TRƯỚC thế này, chả biết có ai cùng với ta “chia sẻ bớt gian khồ khó khăn” trong đêm đen gần như tuyệt vọng này hay không, thế thì thiệt thòi quá, …Tội gì mà thức tỉnh, gánh vác một mình… và quyết định NẰM VÙI NGỦ NƯỚNG…hoặc không ngủ lại được… thì lẩn quẩn trong nhà lâu lâu vạch cửa sổ ngó qua khe cửa nhìn ra ngoài NÔN NÓNG, MONG MỎI xem có ai đã thức và đã ra ngoài chưa? Nếu có người ra ngoài rồi ,mà còn ít, thì "chưa phải là thời cơ, chưa chín mùi", cứ chờ ngóng thêm xem có thêm ai ra trước nữa không? Kẻo mình bước ra lại “hớ”!!! Cứ thế đấy đã bao năm rồi!
Chúng ta, những người có cơ hội “đột biến” biết được hiểu được, nhưng CHƯA HIỂU hay chưa NHẬN THỨC được rằng bản thân CÁ NHÂN mỗi chúng ta nhận thức, nó mới chỉ là bước đầu của một biến chuyển xã hội, chưa đủ để tiến trình thay đổi có chuyển động lực tác động. Chúng ta còn phải có trách nhiệm liên đới ĐI VẬN ĐỘNG, đánh thức người khác cùng thức tỉnh với mình. Nó tương tự như một khu xóm có trộm hoặc cháy nhà, để bắt trộm hoặc chữa cháy, người nhận ra đầu tiên phải khẩn cấp thét dục đánh thức mọi người cùng bắt trộm hoặc chữa cháy mới có kết quả.
Bởi bất cứ giá trị gì của XÃ HỘI CON NGƯỜI đều phải đặt thành một NỀN, nền Nhân Bản, Nền Tự Do, Nền Công Lý, Nền Dân Chủ , Nền Hạnh Phúc v.v tức có nghĩa GIÁ TRỊ đó là sự cộng hưởng hay sự tổng hợp của đại đa số mà hình thành. Cá nhân mỗi chúng ta KHÔNG THỂ CÓ hạnh phúc, công lý, tự do, dân chủ, công bằng v,v khi những người chung quanh chúng ta KHÔNG CÓ hoặc chưa có. Đó chính là TÍNH LIÊN LẬP của xã hội. Nếu không có tính liên lập xã hội, thì tất cả những cái gì thuộc CON NGƯỜI (chứ không phải thuộc động vật hai chân chỉ có bản năng sinh tồn căn bản,) tức thuộc Ý NIỆM, TINH THẦN như tình yêu, tự hào, tự ái, tự do bình đảng công lý, chân thiện mỹ v.v không cần được đặt ra nữa.
Cho nên lịch sử của nhân loại, và chúng ta hôm nay, đã và đang chứng kiến cái MẪU SỐ CHUNG của QUẦN CHÚNG này, nó luôn luôn được xây dựng từ những hành động vận động đơn lẻ từ NHỮNG CÁ NHÂN TIÊN PHONG, những cá nhân nhận thức trước , nhưng không chỉ đơn giản là giá trị tự thân, mà nhận thức được cả nguyên lý liên lập xã hội, trong đó TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI của mỗi CÁ NHÂN phải thực hiện với xã hội. Nhờ nhận ra nguyên lý LIÊN LẬP của CÁ NHÂN trong XÃ HỘI mà tất cả các CAO TRÀO đều có được tính CAN ĐẢM KIÊN TRÌ không chỉ của cá nhân một mình người vận động, mà còn là của cả một lớp người như một đam mê chân lý; nghĩa là những cá nhân có nhận thức đặt ra được MỤC ĐÍCH cụ thề, để từ đó tiến đến HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ có PHƯƠNG PHÁP và có XẾP ĐẶT TỔ CHỨC .. Những hành động cụ thể với niềm đam mê, tính trách nhiệm liên đới này sẽ lôi kéo hấp thụ thu hút lẫn nhau, tích tụ thành khối quần chúng và trở thành CAO TRÀO như chúng ta đang chứng kiến trước mắt.
Hãy xét thực tế hiện trạng Việt Nam mà xem. Quần chúng Viêt Nam bị bủa vây tứ phía bởi những tuyên truyền bịp bợm, vừa ru ngủ vừa hăm dọa do một lực lượng tay sai hùng hậu cả về tài vật lẫn nhân lực. Người dân Viêt nam, nghèo đói, thiếu thốn vật chất hàng thế kỷ, từng thèm thuống từng cái quần cái áo, them thuồng ước mơ những gia dụng tầm thường vớ vẩn như bàn chải cái đồng hồ, điện thoại v.v nay bỗng nhiên trong vài mươi năm, do phong trào kinh tế toàn cầu, sau thời kỷ chiến tranh lạnh, với nhu cầu mở rộng thị trường của các tập đoàn đại bản, những mặt hàng tiêu thụ từng là mơ ước khó đạt, nay ào ạt đẩy vào tràn ngập mặt hàng tiêu thụ, ở mức gần như ngang bằng bất cứ nơi nào trên thế giới, không còn quá cách biệt. Chỉ còn cách biệt là lợi tức khả năng mua sắm mà thôi. Xã hội Viêt Nam là một xã hội tư bản đúng nghĩa nhất của nó với những đặc tính mà Karl Max lên án.
Nhưng trớ trêu, người dân lại luôn được “nhắc nhở” rằng họ đang tiến lên XHCN,
trong khi người dân lại đang bị thường trực ru ngủ ve vuốt “tự ái, tự hào dân tộc” bằng những chính sách rập khuôn Trung Quốc, đầu tư hoành tráng (fixed investments) vào những “công trình” tô điểm, vẽ mặt cho nhà cầm quyền xã hội, nhưng không hũu dụng đến nền tảng phát triển hoặc nâng cao đời sống dân sinh lẫn dân trí. Mục tiêu chỉ để chứng tỏ sự thành công của lãnh đạo (bất chấp sự khác biết quá lớn giữa Việt nam và Trung Quốc, mà ngay TQ cũng đang gặp vấn nạn với những cửa hàng vĩ đại nhưng vắng bóng mặt hàng và khách hàng (do lợi tức còn quá thấp), những nhà máy đồ sộ nhưng vẫn không thể hoạt động đủ đế mướn công nhân tạo công ăn việc làm) điều mà nhà điêu khắc đối kháng, ông Ai Wie Wie đã cảnh cáo là “tất cả mọi người dân TQ phải trả giá” cho sự hoành tráng khoe khoang của Đảng và giới cầm quyền.
Song hành với những màn kịch do bọn Đảng và guồng máy cầm quyền, là những tán tụng ngợi ca Đảng, thành quả nhà nước, thi thoảng pha lẫn những nhận định phê phán cực kỳ xu nịnh với những diễn giải vừa lố bịch trơ trẽn, vừa không có tính xác thật của kiến thức căn bản nhất, dù là kinh tế, xã hội hay chính trị.
Người dân Viêt Nam, những ai có thiện chí muốn đi tìm sự hiều biết đúng đắn cũng không biết xoay vào đâu? Và hệ quả là LÀM SAO MÀ CÓ ĐƯỢC MỘT CAO TRÀO QUẦN CHÚNG khi mà quần chúng không chỉ ngủ vùi mà còn bị xông thuốc mê từ mọi phía, không gian dày đặc độc tố hủy hại dân trí, và KHÔNG AI NỖ LỰC MỞ TOANG CỬA RA và ĐÁNH THỨC HỌ?
Vấn đề hôm nay không còn đơn giản chỉ là dân trí người dân Viêt Nam chưa có, hoặc thấp kém nữa, mà chính là ở chỗ những người biết trước hiểu được chưa NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN để biến sự nhận thức hiểu biết tiên phong của mình thành hành động cụ thể trong tinh thần và nguyên lý trách nhiệm liên đới của mỗi cá nhân trong một xã hội, nhất là trong vị trí TIÊN PHONG không chọn lựa của mình trong hoàn cảnh xã hội đương thời.
Giải pháp nằm trong ý chí quyết định dấn thân hành động thể hiện nhận thức của mỗi cá nhân con người trong xã hội. Không có hành động cụ thể của một cá nhân, từ một cá nhân thì chẳng bao giờ có cao trào trong xã hội. Bởi vì quốc gia, xã hội, hay cao trào v.v chỉ là cái tên để gọi sự tổng hợp của nhiều cá nhân chung sức lại mà thôi. Con số một, mười, một trăm, một triệu v.v chỉ là cái tên để chỉ NHỮNG CON SỐ MỘT GOM CHUNG LẠI.. Không có MỘT, và nhiều cái MỘT HỢP LẠI để khởi đầu làm sao có được MỘT TRIỆU???
NKPTC-QLND
Khi người dân cứ chờ thời và chưa nhận thức được sự đứng đắn của một vai trò " Tự do Dân chủ ". Thì quyền của mình bị nhà nước độc tài trị lúc nào cũng bị đàn áp tiếng nói cá thể của mình. Một người công dân có một sự nhận thức đứng đắn sẽ là một tiếng nói vang lên trong hàng ngàn hàng triệu tiếng nói Tự do ngôn luận khác hòa nhập về "Biển đảo, đất đai và môi trường sinh sống của mình". Đó là bổn phận và trách nhiệm làm người của mình cũng như những người khác. Tâm niệm để hành động, nước Việt Nam phải hồi sinh sau những thập niên dài của sự dối trá, lường gạt, của một nhà nước độc tài luôn bưng bít những sự thật. Tự do ngôn luận và báo chí trong sự thật đó là quyền dân chủ của mình mà nhà nước đã ký kết tham gia vào bản hiến chương "Nhân quyền" Quốc tế. Để có một xã hội Đa nguyên.
KN
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen