QUAN NIỆM QUYỀN LỰC CỦA CHA MẸ TỪ ĐÂU MÀ CÓ?
Con cái, nói cho cùng, là kết quả “trò chơi tiêu khiển tình dục” của cha mẹ. Đứa con không hề được hỏi ý kiến có muốn ra đời hay không? Thế mà ngày hôm nay trong tiềm thức của cha mẹ Việt Nam vẫn còn ý niệm:
“Công ơn sinh thành”và như vậy “Tao sinh ra may được thì giết mày được” ..
Xét xem, hầu hết các tín ngưỡng tôn giáo đều cấm hành động phá thai, giết người dưới mọi hình thức, hành động phá thai đã bị cấm huông chi giết đứa con đã ra đời!? Hay về luật pháp thì hầu hết các nước “tiên tiến” đều cấm phá thai sau tháng thứ 3 (vì sau tháng thứ 3 bào thai đã cảm nhận được thế giớ bên ngoài và đã đuợc coi là con người) ngoại trừ những trường hơp ngoại lệ sức khoẻ của người mẹ không cho phép, đứa bé có thể bị những khuyết tật khi ra đời v.v..Tại sao? Chính vì GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI của CON NGƯỜI và GIÁ TRỊ này KHÔNG THUỘC QUYỀN SỠ HŨU của BỐ MẸ.
Chính vì vậy mà “Quyền Lực sở hũu đứa con” của cha mẹ trên thực tế rất giới hạn. Nhưng trách nhiệm của cha mẹ thì rất lớn, đó là nuôi dưỡng và tôn trong con cái như là một con người, bởi vì sao vậy? Vì ngay từ khi cất tiếng khóc đầu đời thì đứa con đã là một thành viên chính thức của gia đình và xã hội với đẩy đủ mọi giá trị nhân phẩm như mọi thành viên khác đã có mặt trước nó. Giá trị nhân phẩm này KHÔNG LÀ SẢN PHẨM hay SỞ HŨU của BỐ MẸ. Và GIÁ TRỊ NHÂN PHẨM này được tiềm thức thừa nhận qua thể hiện tình thương, sự vun vén, chăm sóc, giáo dục con cái, chứ không phải vì con cái là một món đồ vật hay một cục bột để cha mẹ nhào nặn theo y mình muốn. Vì thế, niềm tự hào, sự hãnh diện của cha mẹ chính là tạo được điều kiện cho con cái phát triển tòan bộ kỹ năng riêng tư của chúng, và quan trong hơn, cha mẹ cưu mang thiên chức chỉ cho con cái biết rõ giá trị làm người của chúng.Cho nên cha mẹ phải tôn trọng con cái như một chủ thể độc lập, phải bỏ đi cái quan niệm con cái thuộc quyền sở hữu của cha mẹ như một vật dụng.
Nhưng chính vì hiện nay trong tiềm thức của rất nhiều cha me Việt nam vẫn còn tư tưởng sai lầm là họ có quyền “ sinh - sát” con cái nên mới có những hiện tượng coi con cái như những vật sở hữu của họ để đánh bóng, hay làm đồ trang sức cho chính họ và họ có quyền tra tấn khủng bố con cái về thể xác lẫn tinh thần như họ muốn.
CHA MẸ LÀ NHỮNG TÊN CÔNG AN ĐẦU TIÊN:
Cho tơi hôm nay vẫn còn tồn tại những cách giáo dục con cái hủ lậu như tôi đã trình bày trên, thì chúng ta thấy rõ sự tác động cha mẹ không chỉ có ảnh hưởng tới con cái tới năm chúng 18 tuổi hay 21 tuổi, khi chúng đã trưởng thành mà sẽ đi liền suốt cuôc đời của con cái và sự bất cập trong giáo duc con cái có thể có liên hệ tới nhiều thế hệ đi sau nữa. Vì con cái quý vị sẽ lại giào dục con cái chúng như chúng đã được cha me chúng giáo dục ngày nào trước đây.
Qua các cách “giáo dục” sai lầm được trình bầy ở các phần trên đã biến con cái thành một người thụ động, chỉ còn biết “tuân lênh” người trên như một cái máy, tuân thủ quyền lực của kẻ mạnh một cách tuyệt đối, tính chất vấn, khả năng tư duy độc lập hoàn toàn bị tiêu diệt ngay từ trong gia đình bởi cha mẹ.
Chính cha mẹ là những người đầu tiên thay cho bọn cầm quyền “tẩy não” con cái, biến con cái thành những kẻ “tự nguyện làm nô lệ” chỉ còn tuân phục kẻ trên một cách tuyệt đối và đàn áp những người yếu hơn mình.
Vì vậy mà bọn câm quyền luôn nỗ lực đẩy mạnh cách “giáo dục” này. Trước kia thì lấy những cái “tam tòng tứ đức” “ Tam cương ngũ thường”, và ngay nay thì chúng không ngừng đưa ra, đề cao những giá trị ảo, nào là bằng cấp, địa vị xã hội, coi trọng giá trị vật chất và quyền thế… chúng vun đắp cho cách “giáo dục” con cái hủ lậu, độc tài của cha mẹ, để biến cha mẹ thành những người “công an” đầu tiên răn đe ngăn cản và trừng phạt con cái mình thoát ra được cảnh “tự nguyện làm nô lệ” mà cha mẹ chúng đã và đang vô tâm vui vẻ chấp nhận.
Khi con cái mới chớm dự định làm những việc có lợi ích chung cho cộng đồng thì chính cha mẹ là những người đầu tiên ngăn cản, với những “triết lý” thật uyên bác cao minh là “ăn cơm nhà làm chuyện vác tù và hàng tổng”.
Gia đình của Việt Nam vẫn là nơi hun đúc những toan tính so đo vật chất, trong đó cá nhân được huấn luyện sống ích kỷ bảo thủ lợi nhuận, và ngược lại khước từ chối bỏ và triệt tiêu giá trị sống, giá trị tự thân như nhận thức nhân quyền, dân quyền, tự do, dân chủ. Gia đình của Việt Nam , trong đó Cha mẹ vẫn hành xử như những tên bạo chúa, duy trì tính nô lệ thuần phục, và hủy diệt mầm nhân bản, sức sáng tạo khai phá nơi con cái. Những ý thức về nhân phẩm, tự do, dân chủ dân quyền, nhân quyền đều bị triệt hạ từ trứng nước, bằng mọi thủ đoạn cần thiết.
Posted by Kunieda Aoi Huynh
Một khi quan niệm của Cha Mẹ đối với người con cho đó là quyền sở hữu chỉ dành riêng cho mình chứ không phải của xã hội loài người như các Quốc gia văn minh tiên tiến. Khi Cha Mẹ bắt ép con cái phải học lấy cho được bằng này bằng kia để nở mày nở mặt với thiên hạ. Nhưng họ không nghĩ rằng mỗi người có một cá tánh riêng biệt, khi người con không học nổi mà Cha Mẹ cứ bắt học đôi khi ngay cả dọa nạt hay đánh đập, đó là hành vi bạo lực Gia đình là một nền mống của sự độc tài trị bộc phát. Nhiệm vụ của Cha Mẹ chỉ là giáo dục con cái cho thành người là trước nhất vì thành danh là do sức học của con mình chứ không thể nào bắt buộc được. Ngay như cả ý nghĩ của sự tự do độc lập tự chủ của con mình mà ngăn cấm. Thì đó không phải là sự dân chủ con người của Cha Mẹ làm đúng bổn phận và trách nhiệm giáo dục một thế hệ kế tiếp đời của mình.
Cha Mẹ phải quan niệm rằng "Đời mình đã khổ không có sự Tự do...Đời con mình phải tiến cho có sự Tự do" Chứ không phải ảo tưởng vào bằng cấp mà dạy con cái trong sự ép bức, đó là độc tài trị thường hay xữ dụng. Bổn phận và Trách nhiệm của Cha Mẹ là " Thành người tốt cho xã hội trước nhất sau đó sẽ thành danh " Chứ không phải vào bằng cấp.
KN
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen