Sonntag, 5. Februar 2017

Xuân này có gì lạ...


Bạn suy nghĩ những chuyện gì của ngày hôm nay, Nó sẽ tới cho ngày mai.
Buddha

Xuân này có gì lạ...


Xuân này có gì lạ không em "anh"!
Nhìn đảng mừng xuân khai đại hội
Tuổi già độc đoán vẫn chuyên quyền
Độc diễn độc hành điều đất nước
Biển đảo của ta vẫn xa vời
Thưa kiện quốc tế chỉ nói suông
Mối tình nồng thắm đời bất diệt
Bên đây biên giới cũng là nhà
Xuân này khác hẵn những xuân qua
Độc quyền thao túng công an trị
Trưng thu tài sản bất cứ gì
Cho dân kiệt quệ hết dám đòi...
Ngàn năm tăm tối vẫn u mê
Trăm năm đô hộ cũng phớt lờ
Hai mươi...nội chiến đẫm máu xương
Độc lập tự do đâu chẳng thấy!
Tưởng niệm anh hùng giữ bờ cõi
Cấm đoán đủ điều làm ô danh
Ai lên tiếng nói đều xữ phạt
Bạo quyền áp bức người vô tội
Mười bảy tháng hai lại sắp tới
Anh hùng giữ cõi chống Bắc phương
Sao ta im lặng lại hững hờ
Quên đi nguồn gốc giống nòi Việt
Không lẻ ta quên nguồn trí tuệ
Điều khiển tâm ta đứng làm người
Không như bọn người đầy gian trá
Quyết chí phục tùng cho Bắc Kinh
KN

Xuân đau thương


Xuân đau thương
Mùa Xuân lại đến rồi
Đã bao lần con hứa
Trở về thăm quê Mẹ
Là bấy lần thất hứa
Lại thêm một mùa Xuân
Quê Mẹ phủ đầy sương
trước bọn người hung bạo
Quyết đầy đọa dân con
Xuân này con không về
Kẻ bán nước cầu vinh
Khòm lưng người nước Lạ
Đã bịt miệng dân con
Dân con thật đói nghèo
Làm sao con có thể
Vì một chút vui chơi
Mà con đành yên lặng
Xuân này Xuân đau thương
Những người bạn không quen
Chỉ vì lòng yêu nước
Đòi biển Đảo ông cha
Đã đi chốn lao tù
Quê Mẹ đang nức nở
Luật rừng trên luật pháp
Công an biến côn đồ
Hành hạ người yêu nước
Những mảnh đời hiu quạnh
lây lất ở quê nhà
Gởi tặng người yêu nước
Lời chúc lành đầu năm
Xuân tới Xuân vui mừng
Trẻ em vang tiếng hát
Đất nước nở ngàn hoa
Người người đều hớn hở
Con mong một ngày đó
Con sẽ trở về thăm
Những người bạn chưa quen
Rộn rã tiếng vui cười
Đón mừng một ngày mới
Tự Do và Dân Chủ
Nhân Quyền cho mọi người
Trở về trên quê Mẹ

KN

"Nếu sư tự do và dân chủ cũng không có chữ nào khác hơn để tương đương, mà chổ nào nó cần để bổ túc thêm vào: Không có tự do thì nền dân chủ sẽ thành chế độ "chuyên chế = độc tài", Không có dân chủ thì đó là sự tự do của bầy dê."

Nghă là: Một nền chế độ có tự do dân chủ thật sự là lúc nào hai chữ cũng đi song hành.
Tự do... = Tự do ngôn luận và báo chí nói lên những sự thật cái xấu và cái tốt do chính mình nhận thấy. Chứ không có đi bênh vực cái xấu mà bỏ cái tốt đi được. Đó là quyền lợi của mình và mỗi người trên sự quan tâm đến vấn đề "Chính trị xã hội" của đất nước mà mình đang sống được hưởng v.v...
Dân chủ...= Là quyền được hưởng của mọi người công dân sống chung trong một đất nước. Được phát huy tinh thần dân chủ của mình và mỗi người đó là quyền sáng tạo "Đa nguyên trị". Như: Tự do tín ngưỡng, tự do xã hội hóa được thành lập do của một nhóm hay nhiều nhóm để thành lập "Đa đảng phái". Qua cuộc bầu cử của công dân do mình bầu chọn đảng phái nào làm việc tốt đẹp cho xã hội và đất nước có chủ quyền tự chủ của " Tự do Dân chủ " là do mình quyết định bầu chọn v.v...

Đại hội XII, một thất bại chung của Việt Nam!

Đại hội XII, một thất bại chung của Việt Nam!
* NGUYỄN TRUNG
1.
Đấy là nhận xét của tôi, - đứng tại góc độ nhìn nhận một Việt Nam với Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thế giới hôm nay sẽ được gì, mất gì? Sẽ mạnh lên hay yếu đi?...
Đơn giản vì thế giới hôm nay nói chung, và nhất là (a) xu thế trên thế giới muốn có một Việt Nam mạnh đứng vững trên đôi chân của mình mà hòa bình và sự phát triển của thế giới hôm nay đang cần, hoặc là (b) xu thế muốn có một Việt Nam tiếp tục suy yếu để khai thác tốt hơn nữa sự lệ thuộc của nước này cho khát vọng giấc mộng Trung Hoa.., các xu thế khác (c) .., (d) .., (e) … vân vân.., tất cả những xu thế này trên thế giới không quan tâm đến mức mất ăn mất ngủ chuyện ai ở ai đi của Đại hội XII…
Các xu thế này trên thế giới quan tâm nhiều hơn đến chuyện ai ở ai đi đã được định hình tại Đại hội XII như vậy hứa hẹn sẽ dẫn tới một Việt Nam nào trong thế giới hôm nay và những năm tới? Sẽ có lợi hay bất lợi cho ai?.. Với một Việt Nam sau Đại hội XII như thế sẽ có những hệ quả gì trên bàn cờ khu vực, bàn cờ quốc tế?.. vân vân...
Nhận xét của tôi “Đại hội XII là một thất bại chung của Việt Nam” còn xuất phát từ góc nhìn Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử, được tạo thành bởi 2 yếu tố quyết định. Đó là : (a) thế giới đã sang trang, hiện nay đang đi vào một thời kỳ có nhiều vấn đề quyết liệt nhất kể từ chiến tranh lạnh I (xảy ra sau chiến tranh thế giới II; hiện nay là chiến tranh lạnh II); và (b) sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta cũng phải sang trang, bởi vì giai đoạn phát triển đầu tiên sau 40 năm độc lập thống nhất đã hoàn tất (thật ra giai đoạn này đã kết thúc cách đây khoảng 10 năm rồi), ngày nay nước ta bắt buộc phải tìm đường trở thành một nước phát triển.
Tại bước ngoặt này, thách thức đối với nước ta quyết liệt chưa từng có, nhất là (1) vấn đề phát triển tự thân của đất nước ta và (2) vấn đề Trung Quốc bành trướng. Song cơ hội lớn cũng chưa từng có: Ngoại trừ Trung Quốc, hầu như cả thế giới mong muốn và hậu thuẫn một Việt Nam trở thành nước phát triển!
Vì thế, phải đưa đất nước sang trang tại bước ngoặt lịch sử này là đòi hỏi chính trị có ý nghĩa sống còn đối với đất nước.
Song tại Đại hội XII – trong Báo cáo chính trị cũng như trong Nghị quyết của Đại hội đã được thông qua, trong bố trí đội ngũ lãnh đạo cho nhiệm kỳ khóa XII… đòi hỏi chính trị hàng đầu này coi như không tồn tại.
Giải quyết câu chuyện ai ở ai đi và phải duy trì bằng được nguyên trạng của chế độ chính trị hiện nay là công việc chủ yếu của Đại hội – từ khâu chuẩn bị đến tiến hành Đại hội.
Trong khi đó toàn bộ những thách thức hiểm nghèo đất nước đang phải đối mặt trên mọi phương diên đối nội cũng như đối ngoại, những vấn đề quốc kế dân sinh sống còn của thời kỳ sang trang… chỉ được Báo cáo Chính trị và Nghị quyết Đại hội XII đáp ứng bằng những quan điểm – thực ra chỉ là những khẩu hiệu, đã được nhắc đi nhắc lại mòn cả chữ trong các Đại hội kể từ Đại hội VII đến nay, với kết quả đạt được là thực trạng đất nước hôm nay.
Những quan điểm hay khẩu hiệu đó mấy chục năm qua đại thể là: kiên trì giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, kiên quyết chống 4 nguy cơ, quyết xây dựng đất nước giầu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh… Đại hội XII thay đổi một số ngôn từ, song cũng chỉ dừng lại như một khẩu hiệu, tuyệt nhiên không có lấy một quyết sách nào mới cho nhiệm vụ đưa đất nước bước sang một trang phát triển mới và thích nghi được bối cảnh quốc tế hôm nay.
Hãy thử đặt ra vài câu hỏi:
- Kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa từ 40 năm nay, đất nước ta hôm nay ra sao?
- Phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp hiện đại bằng cách nào? “Sớm” là bao giờ?, “cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại” nghĩa là gì?, 30 năm đổi mới vừa qua đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm được gì?, cái giá đã phải trả đến nay?...
- Rồi đây nước ta sẽ là nước công nghiệp gì? - nếu như 70 – 80% xuất khẩu hiện nay là nhờ vào FDI, với nền kinh tế hiện nay lắp ráp và gia công là chủ yếu, lao động cơ bắp và công nghệ thấp đang là các yếu tố sản xuất quyết định, sẽ còn phải tiếp tục dựa vào nhiều hơn nữa loại FDI đáng sợ này để có thêm công ăn việc làm, nhiều vùng chiến lược của đất nước ngày càng bị các yếu tố nước ngoài chi phối nghiêm trọng, nhiều đơn vị kinh tế quan trọng đã bị nước ngoài mua đứt hoặc chịu sự chi phối của vốn ngoại…
- Không thể nhắm mắt trước sự thật tổng quát: Về nhiều mặt, sau 30 năm công nghiệp hóa hiện đại hóa, hôm nay chúng ta đang là một nước đi làm thuê, đất nước ta đang là một đất nước cho thuê… Chưa nói tới sức ép của hàng loạt các vấn đề kinh tế vỹ mô khác đang vô cùng nóng bỏng – nổi lên là: những mối nguy hàng ngày trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, là câu hỏi vỡ đầu của doanh nghiệp mọi loại hình sở hữu: Làm thế nào có sản phẩm mới để có thể tồn tại trong cạnh tranh hôm nay?, là làm sao sớm tạo ra được một nền nông nghiệp mới phù hợp?...
- Sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như thế nào với thể chế chính trị toàn trị hiện có và sẽ còn được củng cố hơn nữa theo nghị quyết của Đại hội XII và đội ngũ lãnh đạo mới có quá đông thành viên từ công an và quân đội? …
- Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra trên thế giới, sự hội nhập hiện nay của Việt Nam vào kinh tế toàn cầu được tiến hành trong bối cảnh của trật tự thế giới thế kỷ 21: cạnh tranh và đấu tranh với nhau rất quyết liệt giữa các nền kinh tế và các thế lực; trong khi đó thế giới ngày càng nhiều vấn đề kinh tế, chính trị và quân sự rất nhạy cảm (ví dụ: chỉ riêng một vấn đề di tản từ Bắc Phi vào châu Âu đủ làm cho EU chao đảo, rạn nứt! Cứ cái đà như ba thập kỷ vừa qua, Trung Quốc bá chiếm Biển Đông hình như sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian? Vân vân…) . Thực tế khách quan này đặt ra đòi hỏi sống còn cho Việt Nam: phải sớm tạo ra cho mình một nền kinh tế dựa trên lao động ngày càng nhiều hàm lượng chất xám, phát huy tối đa tiềm năng con người, đất nước phải được vận hành bởi một thể chế chính trị kiến tạo ra được sự phát triển mới này, phải lựa chọn được một quốc sách đối ngoại phù hợp Đại hội XII đã ý thức được những đòi hỏi sống còn này? đã đề ra được những đối sách gì cho đất nước?...
- Nói rốt ráo, đất nước đã bỏ lỡ 40 năm rồi. Sự thật của cuộc sống trong thế giới hôm nay nghiêm khắc đến mức đòi hỏi Việt Nam phải sớm trở thành một dân tộc khác giác ngộ được đầy đủ chính bản thân mình, để tự đứng lên là chính mình. Việt Nam phải sớm tạo ra cho mìnhmột nền kinh tế khác, phải xây cho mình một thể chế chính trị khác, để sớm dựng lên một quốc gia Việt Nam khác. Đấy là con đường Việt Nam thoát khỏi thực trạng èo uột và lệ thuộc hiện nay, giành lấy sự tôn trọng và sự hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, và nhất là để có thể trở thành một láng giềng bình đẳng và được tôn trọng của Trung Quốc... Chẳng lẽ những đòi hỏi sống còn này của đất nước không đáng để Đại hội XII quan tâm? Ngoài cái gọi là kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Mác – Lênin, hai năm chuẩn bị và 8 ngày họp Đại hội XII không có được lấy một chữ về những vấn đề sống còn này của đất nước. Vứt bỏ những nhiệm vụ chính trị trọng đại như vậy của đất nước, lại dồn hết sức lực vào câu chuyện duy nhất ai ở ai đi? của khóa XII này để bám giữ chế độ, thử hỏi ĐCSVN sau Đại hội XII sẽ mạnh lên hay sẽ tha hóa trầm trọng thêm?
- Trong vòng chưa đầy 10 ngày đầu tháng 1-2016 Trung Quốc đã cho 46 lần máy bay của họ xâm phạm vùng trời của ta tại Hoàng Sa và Trường Sa, xâm phạm vùng thông báo bay của nước ta, ngang nhiên đưa vào sử dụng các căn cứ quân sự họ xây dựng trái phép trên các đảo lấn chiếm của ta… Tiếp theo đó là việc đưa giàn khoan HD 981 vào vịnh Bắc Bộ… Thử hỏi: Giữa lúc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa mới đi thăm Trung Quốc về và Đại hội XII sắp họp, những hoạt động của máy bay Trung Quốc và sự việc giàn khoan HD 981 mang tính vỗ mặt và đầy dã tâm bành trướng này nói lên điều gì? Luật chống khủng bố ở nước ngoài Trung Quốc mới ban hành (12-2015) có ảnh hưởng ra sao? Trước thực tế này thực hiện nghị quyết Đại hội XII kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước như thế nào bây giờ?
- Vân vân…
Còn nhiều câu hỏi mất còn đối với đất nước như thế cần được đặt ra sau Đại hội XII.
Có quá nhiều sự việc diễn ra trong suốt quá trình chuẩn bị (kể từ Hội nghị Trung ương 4 khóa XI), tiến hành và kết thúc Đại hội XII đã tự phơi bầy ra trước công luận những diễn biến mới tệ hại chưa từng có trong nội bộ Đảng và trong hàng ngũ các chính khách của Đảng… Các sự việc đã diễn ra, từ không khí trên những gương mặt sát khí đằng đằng với mọi vũ khí khí tài hiện đại bên ngoài nơi họp Đại hội, cho đến những diễn biến thăng trầm bất thường gần như từng ngày từng giờ bên trong Đại hội, tất cả đều mang tính bi hài kịch đến tột độ, thậm chí khó mà có thể thấy được ngay cả trong những kiệt tác văn học!
Song Đại hội XII chỉ có một kết quả, hay là chỉ làm được một việc duy nhất: Ai ở, ai đi và kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tất cả những điều nói ra ra trên đây đều dẫn tới kết luận cuối cùng: Sau Đại hội XII ĐCSVN tiếp tục yếu đi, nội bộ ngày càng phân hóa, đảng tiếp tục tha hóa.
Quan trọng hơn thế, Đại hội XII đã tự phơi bầy ra trước cả nước: Nhiệm vụ chính trị tối thượng của quyền lực trong Đảng bây giờ thực chất chỉ nhằm vào duy trì bằng được chế độ toàn trị. Quyền lợi mà quyền lực trong Đảng bám giữ được cùng với nỗi khiếp sợ trước Trung Quốc là hai nguyên nhân chính dẫn tới kết quả này của Đại hội.
Với sự thất vọng trong dân về Đại hội XII, ĐCSVN hôm nay đang “mất” trong dân nhiều nhất so với tất cả các giai đoạn trước đây, kể từ ngày thành lập.
Vì các lẽ nói trên, có thể coi Đại hội XII là thất bại của ĐCSVN - một sự thật khách quan!
Đại hội XII còn là một thất bại của Việt Nam trên bình diện quốc tế, bởi lẽ triển vọng sớm xuất hiện một Việt Nam mạnh và là chính mình đã bị kết quả của Đại hội XII đẩy ra xa nữa vào tương lai không đoán định được – vào cái thời buổi của thiên hạ: Lỡ một bước, hận nghìn thu!… Giữa lúc nền kinh tế đất nước 3 năm gần đây đang trên đường phục hồi, các đối tác và bạn bè trên thế giới đang kỳ vọng vào những tiềm năng to lớn của Việt Nam!..
2.
Đại hội XII còn là thất bại chung của cả nước, vì lẽ sau đây:
Trước hết khái niệm “cả nước” ở đây xin được hiểu là mọi người Việt Nam yêu nước, không kể bất kỳ sự khác biệt nào, sống trong nước hay ở nước ngoài.
Cả nước như thế đã có không ít những ý kiến đóng góp đúng đắn, chuẩn xác, xây dựng, với tất cả ý thức trách nhiệm. Cả nước như thế mong muốn Đại hội XII sẽ mở ra một bước ngoặt lịch sử, đưa nước ta đi vào con đường trở thành nước phát triển. Cả nước đòi hỏi Đại hội XII phải mở ra một thời kỳ đổi đời đất nước, và ĐCSVN phải thay đổi thành một đảng dân tộc và dân chủ để làm đúng được chức năng là đảng cầm quyền…
Nhiều ý kiến, kiến nghị đã nêu lên những vấn đề cụ thể phải giải quyết, những việc phải làm, các bước đi…, để hòa bình tiến hành một cuộc cải cách chính trị từ trong Đảng ra và từ xã hội dân sự, mang nhiệm vụ đổi đời đất nước và giải phóng tiềm năng con người với tính cách là nguồn lực và sức sáng tạo quý nhất của quốc gia. Cả nước mong muốn Đại hội XII sẽ là Đại hội của sự thật, dân chủ, hòa giải dân tộc và cải cách…
Không ít trong những kiến nghị này chẳng những đòi hỏi, mà còn giao phó cho ĐCSVN với tính cách là đảng chính trị độc nhất đang nắm trong tay vận mệnh đất nước (Đảng tự gọi mình là đảng cầm quyền) trách nhiệm ràng buộc là phải đứng ra chủ xướng và tổ chức cuộc cải cách chính trị trọng đại này. Để khỏi nói chay, có thể nêu ra bức thư ngỏ ngày 09-12-2015 của 127 người ký tên gửi lãnh dạo ĐCSVN khóa XI và Đại hội XII là một trong những ví dụ cụ thể.
Cả nước làm như thế không phải vì ảo tưởng, mà vì đấy là sự lựa chọn của trí tuệ và ý chí, tiết kiệm xương máu cho đất nước, và hứa hẹn thành công vững bền.
Nếu tổng hợp những kiến nghị xây dựng như vậy trong cả nước gửi Đại hội XII, có thể kết luận chắc chắn: trí tuệ Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng vạch ra và tiến hành thành công cuộc cải cách chính trị vỹ đại này mà đất nước đang cần.
Rất tiếc, cả nước đã thất bại, đơn giản vì những kiến nghị xây dựng này đã bị bỏ ngoài tai và không mảy may tác động vào Đại hội XII.
Coi Đại hội XII là thất bại chung của cả nước, suy nghĩ này lập tức sẽ vấp ngay sự phản kháng quyết liệt rất xác đáng trong dân: Thất bại của Đại hội XII là chuyện của Đảng, tự Đảng gây ra, sao lại lôi buộc cả nước dính vào? Cái Đảng này không thể thay đổi và cũng không biết tự thay đổi, cũng chẳng lực lượng nào trong nước có thể lật đổ nổi… Vậy thất bại của Đại hội XII và cái Đảng này tự đi tiếp tới sụp đổ là tốt cho đất nước chứ, hà cớ gì lại buộc cả nước dính vào, lại còn dám đòi cả nước gánh chịu thất bại chung?.. Đất nước đến nông nỗi này mà vẫn còn rắp tâm cứu Đảng? Còn ngu muội như thế đến bao giờ nữa? Ngu muội đến phản động! Tại sao không làm tất cả để cứu nước?...
Phải thừa nhận ĐCSVN tha hóa tiếp và tự đi tới tự sụp đổ là một trong những khả năng hiện thực nhất, đã xẩy ra rồi tại các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô – Đông Âu cũ. Thậm chí không loại trừ đây là khả năng hiện thực duy nhất của nước ta trong thực trạng hôm nay – một khi tức nước vỡ bờ! Ngoài ra không có thế lực thù địch nào trong ngoài nước làm được việc lật đổ ĐCSVN và chế độ toàn trị của nó đâu, kể cả quyền lực rắn và mềm của bất kỳ ngoại bang nào!
Nhưng nếu bây giờ cả nước chịu buông tay, chấp nhận kịch bản Đảng tự đi tiếp đến sụp đổ, sẽ đồng nghĩa cả nước cam chịu chấp nhận để cho đất nước rơi tự do vào một cuộc bể dâu mới, chắc chắn sẽ đầy máu và nước mắt!
Cả nước ta bây giờ, vào thế kỷ 21 này, với tất cả những kinh nghiệm của thất bại và thành công trên con đường đất nước đã trải qua 70 năm qua, với tất cả những bài học xương máu của các quốc gia trên thế giới, chẳng lẽ đành một bề bó tay cam chịu chờ đợi cuộc bể dâu mới này ập đến? Và chỉ còn biết than thở: …Thôi thì cái gì phải đến sẽ đến!?..
Thế rồi sau cái cuộc bể dâu này, cái gì phải đến sẽ đến nữa?.. Lại sẽ triền miên giằng xé nhau nữa!?.. .
Trời ơi, không thể như vậy được!
Vì thế, suy nghĩ chấp nhận coi Đại hội XII là thất bại chung là suy nghĩ quyết liệt: Đất nước này dứt khoát không phó mặc thân phận mình cho mọi trò chơi quyền lực của Đảng. Dứt khoát không phó mặc cho Đảng số phận của đất nước muốn ra sao thì ra!
Cả nước coi Đại hội XII là thất bại chung, có nghĩa là cả nước quyết đứng lên giành lấy quyền tự quyết định thân phận của mình và số phận của đất nước, quyết không cam chịu gắn bó số phận của đất nước với quá trình tự sụp đổ của Đảng.
Cả nước coi Đại hội XII là thất bại chung, là suy nghĩ bao dung và nhân văn theo tinh thần đoàn kết và hòa giải dân tộc, tiết kiệm xương máu và mồ hôi nước mắt của dân tộc, chắt lọc các yếu tố tích cực dù là nhỏ nhất – theo tinh thần gạn đục khơi trong, còn nước còn tát.
Hiển nhiên quyền lực trong Đảng không biết lẽ phải và chỉ biết đối thoại bằng bạo lực. Song ngày nay át được tiếng nói chính nghĩa của dân không dễ nữa. Chưa nói đến trong 4,5 triệu đảng viên, chắc chắn có một tỷ lệ rất lớn số đảng viên còn nặng lòng yêu nước và đứng về phía dân. Ngay trong Đại hội XII cũng có những tiếng nói và các con số biểu quyết phản ánh sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ Đảng, đến mức đã có nhận xét: ĐCSVN sau Đại hội XII không còn là như trước nữa…
Muốn hay không muốn, dù chỉ mang tính khẩu hiệu xuông, Báo cáo chính trị và Nghị quyết của Đại hội XII vẫn phải ghi một số những việc phải làm cho nhân dân, cho đất nước, nhất là đã nêu ra (thực ra là chỉ nhắc lại) đòi hỏi phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, đã đặt vấn đề phải thực thi quyền của nhân dân làm chủ đất nước và các quyền tự do dân chủ của công dân… Cả nước cần phải có tiếng nói quyết liệt đủ sức đòi thực hiện những điểm đã một lần nữa ghi được trên giấy trắng mực đen này. Đừng để cho đấy chỉ là câu chuyện của giấy và mực! Một tiếng nói có thể bị trấn áp, song cả nước đồng thanh thì quyền lực nào cũng phải nghe.
Giữa lúc báo chí và hội họp không đủ lời ca ngợi Đại hội XII mà dám coi Đại hội XII là thất bại chung, có nghĩa là cả nước sẽ có ý chí dám nói lên những vấn đề phải nói với tinh thần xây dựng, đoàn kết và hòa giải. Chỗ này cần phải nói cho rành rọt: Đây là hòa giải giữa người bị cai trị và người cai trị, giữa dân và Đảng, để mỗi trong hai bên đều cố vượt qua nỗi sợ và những yếu kém của mình, để cùng nhau tìm ra tiếng nói chung cho cái đúng, quyết định được những giải pháp đúng cho những vấn đề nóng bỏng của đất nước, đúng với tinh thần: Tổ quốc trên hết!
Như vậy, bằng lý trí, ý chí và lý lẽ đúng đắn, dân sẽ không sợ những uy lực càn bậy, dám nói những điều phải nói, dám làm những việc phải làm.
Như vậy, Đảng cũng sẽ không sợ dân lật đổ, biết dựa vào dân để tự cải tạo và nâng cao chính mình, phát huy được sức mạnh của dân để giải quyết những vấn đề của đất nước – đây cũng là con đường phấn đấu để trở thành đảng cầm quyền với đúng nghĩa. (Chiến tranh qua lâu rồi, Đảng hôm nay hoàn toàn vứt bỏ bài học dựa vào dân của chính mình, đã quên mất có nhân dân bảo vệ Đảng mới tồn tại được đến hôm nay!).
Về phía dân, một khi cả nước dám coi Đại hội XII là thất bại chung, điều này cũng có nghĩa cả nước dứt khoát không cam chịu khoanh tay ngồi yên, phó mặc cho sự tha hóa của Đảng xô đẩy vào đất nước vào cái bể dâu ghê sợ phía trước. Ý chí này biểu hiện sự trưởng thành chính trị ngày càng cao của nhân dân, và là nguồn lực, là sức mạnh vô cùng quan trọng không thể thay thế được cho tiến hành cải cách chính trị thành công trong hòa bình. Nuôi dưỡng và phát huy ý chí này chính là một trong các nhiệm vụ trọng đại nhất của xã hội dân sự.
Về phía Đảng, cần nhận thức sâu sắc: Chừng nào cả nước còn coi Đại hội XII là thất bại chung, chừng đó còn cho thấy dân muốn Đảng phải thay đổi để trở nên tốt hơn, dân không muốn chủ động đẩy Đảng trở thành kẻ đối kháng của mình; qua đó khả năng dựa vào dân để thay đổi Đảng thành đảng của dân tộc và dân chủ vẫn là hoàn toàn hiện thực cho hôm nay. Đảng muốn đi với dân tộc thì phải dựa vào dân như vậy, dân chủ là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề.
Suy nghĩ cả nước coi Đại hội XII là thất bại chung như thế, trước hết có nghĩa vô cùng quan trọng: Cho đến giờ phút này nhân dân vẫn muốn kéo ĐCSVN về đứng chung trên chiến tuyến của mình – chiến tuyến của Tổ quốc Việt Nam trên hết! Hôm nay ĐCSVN và 4, 5 triệu đảng viên của mình nếu chưa hiểu được điều này thì phải cố học để hiểu và thấm nhuần bằng được điều này!
Dân và Đảng dám coi Đại hội XII là thất bại chung, đấy chính là ý chí mãnh liệt cả từ phía dân và phía Đảng, quyết cùng nhau chặn đứng xu thế vận động Đảng ngày càng đi ngược với lợi ích quốc gia. Chẳng lẽ Đảng không cần dân, không muốn dựa vào dân để đảo ngược sự vận động này của Đảng?
3.
Những nhiệm vụ phải làm đưa đất nước sang trang tại bước ngoặt lịch sử hiện nay tuy không được xây dựng thành những quốc sách tại Đại hội XII, nhưng vẫn còn nguyên vẹn phía trước, và phải làm.
Dù có hay không có ghi trong Nghị quyết của Đại hội XII, lợi ích quốc gia đòi hỏi ĐCSVN trong khóa XII này phải tạo ra được sự phát triển của đất nước làm được chức năng chuyển giai đoạn, đưa nước ta hiện nay vẫn là nước nghèo đi vào con đường trở thành nước phát triển. Đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, cải cách thể chế chính trị trở thành yếu tố quyết định thúc đẩy đất nước phát triển. Vì thế trước hết Đảng phải nghiêm khắc đánh giá lại chính mình và thay đổi quyết liệt chính mình, như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã phát biểu tại Đại hội.
Không thể chỉ bằng những lời kêu gọi, bằng khẩu hiệu, bằng xử thị uy một số vụ án, bằng những sửa chữa chắp vá một số thủ tục, quy chế.., chỗ này một tý, chỗ kia một tý theo kiểu chuồn chuồn đập nước dưới cái tên gọi mỹ miều là cải cách thể chế, nhưng lại giữ nguyên hệ thống chính trị hiện tại và siết hơn nữa – nhân danh kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, bạo danh coi độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của dân tộc! Càng không phải bằng cách quy kết tất cả những gì quyền lực Đảng không thích vào chung một rọ “suy thoái đạo đức chính trị tư tưởng, tự diễn biến…” để miệt thị và hù dọa, úp thêm cái mũ “các thế lực thù địch” để trấn áp! Không phải thế!
Đất nước cần hơn bao giờ hết một cuộc cải cách triệt để hệ thống chính trị với những bước đi thích hợp. Lợi ích quốc gia và những thách thức hiểm nghèo phía trước đất nước đang phải đối mặt đòi hỏi ngay trong nhiệm kỳ khóa XII này ban lãnh đạo mới của Đảng phải dựa vào trí tuệ của cả nước để hình thành được một chiến lược tổng thể cho cải cách chính trị và những việc phải làm đầu tiên từ nay đến năm 2020, mở đường cho sự nghiệp cải cách trong những năm tiếp theo, chứ không phải là chốt lại như trong Nghị quyết Đại hội XII “…không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành.”.
Cái đích tối cao của cải cách chính trị là thực hiện bằng được quyền làm chủ đất nước của nhân dân và các quyền tự do, dân chủ của công dân.
Nội dung cơ bản của cải cách là loại bỏ tình trạng hệ thống chính trị “3 trong 1” – Đảng, nhà nước, mặt trận – mà trong thực tế toàn bộ hệ thống chính trị chỉ là công cụ của quyền lực trong Đảng, để thực hiện đúng nghĩa xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đấy là nhà nước pháp quyền dân chủ trên nền tảng của kinh tế thị trường và xã hội dân sự. Hệ thống nhà nước này phải có các nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp được thiết kế đầy đủ, có trách nhiệm và quyền lực riêng biệt được phân công rõ rệt (chứ không phải nhánh này đứng trên nhánh kia) theo quy định của Hiến pháp, cùng kiểm soát - giám sát lẫn nhau, và cùng liên đới chịu trách nhiệm trước cả nước về thực thi Hiến pháp với tính cách là bộ luật tối thượng của đất nước, ĐCSVN cần phấn đấu trở thành đảng cầm quyền đúng luật trong hệ thống nhà nước này. Vai trò lãnh đạo của Đảng là ở chỗ: Đảng có những quyết định cần thiết và chủ động đứng ra phát huy trí tuệ và nghị lực cả nước xây dựng bằng được hệ thống nhà nước pháp quyền dân chủ này, làm mọi việc có thể bảo đảm và bảo vệ sự nghiệp xây dựng thành công trong hòa bình một hệ thống nhà nước như vậy cho đất nước. (Cũng như trước đây: Vai trò lãnh đạo của Đảng là phát huy sức mạnh cả nước đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước, song cái không nên làm là có độc lập thống nhất Đảng lại làm chủ luôn đất nước!) . Cải cách chính trị như thế chính là con đường giải phóng mọi tiềm năng của đất nước để sớm vươn lên trở thành nước phát triển. Đó cũng là con đường giải phóng ĐCSVN hôm nay khỏi những tha hóa trầm kha và lấy lại chính danh của mình.
Những việc có thể làm ngay trước mắt là thực hiện ngay những quyền tự do, dân chủ của công dân như đã ghi trong Hiến pháp 2013 – nhất là: quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền biểu tình.., nghiêm cấm và nghiêm trị những hành vi trấn áp phi pháp, thả ngay những người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ.
Ngay trước mắt, một thử thách nghiêm khắc để chứng minh tính chính danh của Đảng, và cũng là một trách nhiệm rất quan trọng của ban lãnh đạo mới nhiệm kỳ khóa XII đối với đất nước, đó là việc bầu cử Quốc hội mới sắp tới.
Làm thế nào để có được một Quốc hội với đúng nghĩa là người đại diện cao nhất quyền lực của nhân dân, loại bỏ tình trạng “Đảng cử dân bầu”? Phải thay đổi những gì để chấm dứt trạng thái trên thực tế Quốc hội là cơ quan cấp dưới của Bộ Chính trị (trên thực tế là cơ quan hợp pháp hóa và thực thi quyền lực Đảng) mà không ít các đại biểu Quốc hội đã công khai nói ra như vậy trong các buổi họp Quốc hội cũng như trước công luận? Đảng và hệ thống chính trị phải tự thay đổi như thế nào thì mới có được một Quốc hội đúng nghĩa?.. Tránh né cải cách, tránh né những câu hỏi này, Ủy ban bầu cử quốc hội mới và những thứ kèm theo cũng chỉ là để trang trí.
Song lại có ý kiến: Trung Quốc không cải cách chính trị, nên Việt Nam không làm được, không dám làm, dù có muốn cũng không được.
Sự thật hiển nhiên là vấn đề Trung Quốc là một áp lực rất lớn chống lại cải cách ở Việt Nam, Trung Quốc có trong tay nhiều phương tiện có thể phá vỡ mọi nỗ lực cải cách ở Việt Nam – kể cả một khi cải cách được tiến hành (tuy khập khiễng, song vấn đề “Krym” và những diễn biến ở Ukraina là một trong những ví dụ điển hình đáng tham khảo) . Song những gì đang diễn ra ở Myanmar, ở Đài Loan đang chứng minh: Không phải Trung Quốc muốn gì cũng được.
Chờ Trung Quốc cải cách thì ta mới dám cải cách không khác gì chờ Trung Quốc bỏ mục tiêu siêu cường số một thế giới!
Nước ta đã chờ như thế 40 năm kể từ 30-04-1975. Đã chờ như thế từ Hội nghị Thành Đô. Lấy cả kiên định con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội để biện minh cho cái chờ này. Ghi vào Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc 06-11-2015 “hai bên coi sự phát triển của nước này là cơ hội phát triển cho nước kia” để cầm chắc cho cái chờ này. Song chờ như thế nước ta đã mất gì, được gì suốt 40 năm qua? Chẳng lẽ được sự lệ thuộc ngày càng trầm trọng vào Trung Quốc và sự phát triển èo uột? Được sự yên ổn để họp Đại hội XII… Còn mất thì sao? Nhiều lắm! Cái mất lớn nhất là con đường phát triển của đất nước đang bị chính cái chờ này của ta chặn đứng! Không thể đổ mọi tội cho Trung Quốc.
Một sự thật nghiêm trọng khác là càng chờ như vậy, Trung Quốc càng lấn tới, và nước ta ngày càng lực bất tòng tâm trong nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi và chủ quyền mọi mặt của quốc gia. Bởi vì chờ như vậy, lòng dân ngày càng mất tin tưởng vào Đảng và chế độ, sự giằng xé trong nội tình đất nước gia tăng do sự tha hóa của hệ thống chính trị đang gia tăng, ngay trong nội bộ Đảng cũng ngày càng phân hóa. Chờ như vậy lòng dân càng phân tán, không thể có hòa hợp hòa giải dân tộc, không thể hội tụ và phát huy sức mạnh dân tộc. Chờ như vậy trong nước thì không thể nhân tâm thu về một mối, bên ngoài thì không thu phục được lòng người để nước ta có thể sống được trong cái trật tự thế giới ngày càng ác nghiệt này! Chờ như vậy là cam chịu sống trong cái bóng của Trung Quốc. Sống trong cái bóng của Trung Quốc, lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 2000 năm qua cho thấy Việt Nam mất nhiều hơn được. 70 năm qua càng như thế…
Đúng ra phải đặt vấn đề ngược lại: Không phải vì Trung Quốc nên phải chờ! Mà chính là vì Trung Quốc nên càng không được chờ! Dám như vậy mới có lối ra! Cả nước một lòng, từ trong Đảng ra và từ xã hội dân sự, Đảng chủ động đề xướng và tạo mọi điều kiện cho cải cách và bảo vệ cải cách. Như thế chẳng có gì phải chờ! Việt Nam muốn chính là Việt Nam thì không cần chờ, không được chờ!
Bây giờ mọi ghế đã yên vị, công việc cấp bách hơn bao giờ hết của toàn ban lãnh đạo mới là thực hiện dân chủ để bàn bạc thực lòng và hết lòng với cả nước mọi quyết sách cho mọi vấn đề trọng đại của cải cách chính trị và của phát triển đất nước đang đặt ra, nhất là những giải pháp cho những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nóng bỏng nhằm đẩy mạnh quá trình kinh tế đang phục hồi và tạo ra được những bước đi xuôn xẻ vào thời kỳ hội nhập mới (TTP, AEC, các FTAs mới…) , làm tốt nhiệm vụ là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện ta đã cam kết...
Cần mở rộng dân chủ trong Đảng, trong hệ thống chính trị của đất nước, trong bộ máy chính quyền, trong xã hội dân sự, trong các trường – viện làm công tác nghiên cứu và giảng dậy, trong hệ thống tuyên truyền – báo chí, trong các đơn vị kinh tế… để bàn bạc với nhau thực lòng và hết lòng, trước hết nhằm xác định đúng các vấn đề phải xử lý và các giải pháp.
Dứt khoát nên vứt bỏ và phê phán nghiêm khắc nếp nghĩ, nói và làm theo cái gọi là “quán triệt nghị quyết, đưa nghị quyết vào cuộc sống”, mà nên nhìn thẳng vào đòi hỏi: Sự thật trong cuộc sống đang đặt ra những vấn đề gì? Phải giải quyết thế nào?.. Dứt khóat cần vứt bỏ việc dùng bạo lực và dối trá để khỏa lấp các sai trái, trấn áp những ý kiến trái chiều, những bất đồng, những phản đối bất công... Dân chủ, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình phải trở thành những tiêu chí bắt buộc của mọi hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong mọi lĩnh vực của đất nước… Đấy là những việc rất cụ thể, đầu tiên, khả thi, có thể làm ngay được cho việc mở ra một chương mới của lịch sử đất nước.
Xin có một lời dành riêng cho tất cả những ai đang làm việc trong hệ thống tuyên giáo, truyền thông và trong gần 800 báo chí của cả nước: Xin hãy làm tất cả với sự trung thực và ngoan cường của mình dấy lên trong cả nước tinh thần: Tổ quốc Việt Nam trên hết! Và xin từng người hãy cố vượt qua cái sợ riêng trong mình để gìn giữ lương tâm người cầm bút, người chiến sỹ trên mặt trận tinh thần của đất nước!
Kết thúc bài này, xin đề nghị ban lãnh đạo mới của Đảng nhiệm kỳ khóa XII huy động trí tuệ trong Đảng và cả nước làm rõ câu hỏi:
- “Thừa nhận Đại hội XII là thất bại chung của cả nước, một thất bại của Việt Nam” là một luận điệu phản động, hay là một sự thật cần nhìn thẳng vào để tìm lối ra cho đất nước?
Hà nội – Võng Thị, ngày 03-02-2016
N.T/(Viet-studies)/TTHN

Giữa sự khác biệt của chế độ độc tài trị và chế độ tự do dân chủ đa nguyên trị. Là tiếng nói của mình có được công nhận và không bị đàn áp hay không?
Tự do ngôn luận là quyền của người dân cần phải có.


"Ai dám chỉ trích chính quyền Độc tài thì bị đi tù.
Ai dám chưởi chính quyền Dân chủ, thì được lên truyền hình trước công luận để diễn đạt."


Mittwoch, 1. Februar 2017

Một dân tộc chỉ có ngủ và trí ngủ:



Một dân tộc chỉ có ngủ và trí ngủ:
"Tiêu đề mình sữa lại vài chữ và có nhiều câu sữa hoặc bỏ" :D
Câu hỏi đầu tiên lóe ngay lên trong đầu của Người Việt Nam hôm nay trước khi làm một điều gì không thuộc lãnh vực bản thân, như khi “giúp đỡ” ai khác, nhất là làm một việc có liên quan tí gia vị của xã hội, là: “Việc đó mang lại lợi lộc gì cho tôi; người này sau này có thể giúp lại gì cho tôi!?” Câu trả lời cho những câu hỏi như thế đã là thước đo, là nguyên lý nền tảng hành xử “xã hội” của người Việt Nam.
Người Việt Nam đã bị nhuần nhiễm những suy nghi khôn lỏi được ca ngợi là khôn ngoan bén nhậy này từ bao thế hệ nay, và nó còn lưu lại rõ ràng trong các câu nói cửa miệng hàng ngày của họ, để “giáo dục” cũng như khích lệ hoặc cảnh cáo lẫn nhau khi thấy ai đó, nhất là người trong gia đình làm một việc có liên quan đến công đồng như :
“ Ăn cơm nhà làm việc vác tù và hàng tổng”
“ Việc nhà thì nhát, viếc chú bác thì siêng”
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như một xã hội chỉ còn những người coi việc “Ai chết mặc ai - tiền thầy bỏ túi” là đúng? Thì thử hỏi xã hội đó sẽ đi về đâu?
Niềm tin mù quáng vào tôn giao:
Thế nhưng có bao nhiêu người tìm hiểu thật về “thượng đế” của mình hay họ chỉ theo tôn giáo một cách máy móc, phần đông là do cha mẹ họ là người đã thuộc về tôn giáo đó, vì đã có một lúc gặp khó khăn, bệnh hoạn.. họ tưởng rằng cùng đường bí lối và đã khấn nguyện “hối lộ” với 1 ông thần nào đó: “Nếu ngài giúp tôi qua cơn hoạn nạn này tôi sẽ là con chiên trung thành của ngài”, hoặc vì muốn lấy được người mình yêu thương nên bị ep vào tôn giao ( phần lớn chuyện này xẩy ra ở người công giáo)…. Cho dù với một lý do nào đi nữa thì đa số chúng ta tin một cách mù quáng không bao giờ giám chất vấn tôn giáo của mình.
Niềm tin tôn giáo biến con người thành những cỗ máy không còn tư duy chỉ còn biết “phúc cho kẻ không thây mà tin”, nếu chỉ để tin vào loài người được nặn từ cục đất xét mà ra thì tin người Việt Nam nở từ 100 quả trưng có căn cứ hơn.
Chính lúc con người đặt niềm tin hoàn toàn vào tôn giáo cũng là lúc họ đánh mất lương tâm của họ.
Làm sao có thể chấp nhận được khi một người công giáo, phật giáo hay bất kỳ một tôn giáo nào đó lại có thể cầm vũ khí giết hại đồng loại mình với bất kỳ một lý do nào, khi mà Thượng đế của họ kêu gọi yêu thương mọi người, kêu gọi từ bi hỉ xả, kêu gọi không sát sinh ngay cả những con thú… nhưng nhìn lại xã hội chúng ta thì sao? Cũng chính những người thuộc nằm lòng những bài kinh, những lời giảng dậy của thượng đế của họ lại hàng ngày nhẫn tâm nhìn đồng loại quằn quại trong đau khổ, họ không chỉ nhìn mà còn trực tiếp hành hạ đồng loại qua những việc làm hàng ngày của họ chỉ vì một chút tư lợi và họ có thể nhẫn tâm tàn sát ngay những người thân nhất của họ.
Sơ lược về lịch sử cận đại
Sự vô trách nhiêm với xã hội tồn tại được dĩ nhiên không chỉ nhờ vào những “triết lý sống” sai lầm được truyền miệng hết đời này qua đời kia, cũng không chỉ bởi sự ủy thác mọi việc vào một đấng tối cao mà di nhiên nó tồn tại được là do phần chính được bọn nhà nước củng cố và ngấm ngầm đẩy mạnh. Xét lịch sử cận đại chúng ta có được những bằng chứng rõ ràng về nhận định của tôi.
Trước đây dưới sự cầm quyền của “ VNCH” tại miền nam Việt Nam, chúng đã tìm mọi cách chia rẽ giữa tôn giáo, chúng đàn áp phật giáo và tạo mọi ưu đãi cho công giáo. Với luật 10/59 chúng chia rẽ người dân với người dân.
Ở ngoài BẮC dưới sự cai trị độc tài toàn trị, với cuộc cải cách ruộng đất đã làm cấu trúc gia đình bị phá vỡ khi con đấu tố cha - mẹ, vợ đấu tố chồng thì làm sao con người còn có thể tin tưởng vào nhau nữa? Rồi sau đó là chính sách “tam tam trị” từng người - từng gia định tự “rình rập” lẫn nhau vì vậy xã hội Việt Nam càng chia rẽ…
Nhìn lại lịch sử nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng, thì tất cả mọi cuộc chiến tranh đều do lòng tham của con người mà ra, và hầu hết đều do nhóm thiểu số cai trị dấy động. Nhưng tại sao người ta cho tới hôm nay không nhận ra được mọi cuộc chiến trong quá khư, hiện tại và trong tương lai đều chỉ phục vụ quyền lợi và quyền lực cho bọn cầm quyền – nhà nước và giới đại bản. Chỉ với những lời hứa hẹn, một ít bổng lộc nhưng những xác chết do chiến tranh gây ra là ai? Có bao nhiêu ông vua bỏ xác tại chiến trường, có bao nhiêu ông tổng thống bà thủ tướng chết trận? Câu trả lời sẽ là không mấy người - những ai tạo ra các cuộc chiến tranh? Chắc chắn không phải là người dân! Cũng chỉ vì lòng tham – tính ích kỷ của con người đã biến họ thành những cỗ máy giết hại đồng loại và song song đó giết hại chính con NGƯỜI trong họ.
Thiên Chương

Đứng dậy diệt "Tham Sân Si"
Khi con người hay Chính quyền , Tôn giáo v.v... trong lòng của họ bộc phát ra cái "Tam Độc" thì lòng Tham của họ đều muốn gom tất cả về cho họ. Ngay như cả trong cơn giận dám giết người "Sân" của họ nếu có người dám tố cáo họ làm sai hoặc đày ải bỏ tù. Và say mê "Si" quyền lực đến nổi họ có thể cướp đất của người dân, phá hoại tài nguyên, môi trường và sẵn sàng bán đất nước tổ tiên tiền nhân của họ. Miễn là làm sao có tiền tài và chức vị để giữ một Chính quyền Độc tài độc trị độc quyền cho bản thân họ.

KN


Montag, 30. Januar 2017

Lương Tâm và Trách Nhiệm Con Người của Chúng Ta Ở Đâu?




Lương Tâm và Trách Nhiệm Con Người của Chúng Ta Ở Đâu?
Có bao nhiêu người trên thế giới hôm nay biết và nhận thức được một sự kiện đương nhiên mà văn hào H.G. Wells từng khẳng định: "Quốc tịch thật sự của tất cả CHÚNG TA là NHÂN LOẠI" (Our true nationality is mankind.”-H.G. Wells (1886-1946).
Và như nhà thiên văn học phi hành gia Carl Sagan (1934-1996) đã nhận ra rằng quê hương của tất cả chúng ta là Cái Chấm Xanh Mờ Nhạt lơ lửng trong vũ trụ bao la vô tận kia?
Nhân loại này đã tăng đến hơn 7 tỉ cá nhân, đã trải qua không biết bao nhiêu đau khổ, không chỉ do thiên tai, thiên địa bất nhân, mà tàn bạo ngu xuẩn hơn, là do chính họ ngu xuẩn tạo ra cho chính họ một cách tự nguyện và áp đặt lên những người khác nhân danh những ảo thể như tổ quốc nhà nước với cái gọi là khế ước xã hội, và thượng đế, chúa trời.
Hàng chục ngàn năm qua, hết mô thức xã hội này đến mô thức xã hội kia; hết bản sắc văn hóa này đến bản sắc văn hóa khác; hết niềm tin thượng đế này đến tín lý thánh thần nọ ... tất cả đã không giải phóng con người mà đã cột buộc con người - từ đó tạo ra không biết bao nhiêu thảm cảnh- gây chia ly, chia rẽ, căm thù, tàn sát giữa con người, giữa những cá nhân cũng như giữa các cộng đồng nhóm người...
Hình như đau khổ tàn nhẫn từ thiên nhiên miên viễn bám chặt với thân phận sinh vật con người, sinh lão bệnh tử... chưa đủ làm họ thấm thía khổ đau, họ đã đẻ ra hết tổ quốc này, đến quốc gia kia, từ chế độ chính trị này, đến chế độ chính trị nọ- rồi hăm hở nối đuôi nhau, cắm đầu tiến hành hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến xâm lược khác với những vũ khí càng ngày càng tàn diệt kinh khủng và chiến lược, chiến thuật càng ngày càng kinh tởm bất nhân.
Hàng bao năm qua, còn tồn đọng trong "sách sử"- Chúng ta kêu gào than khóc tố cáo "xâm lăng bành trướng" khi bị lấn chiếm, bị đô hộ nô lệ...Nhưng ca tụng vui mừng là "mở mang lãnh thổ bờ cõi", khi chúng ta đi lấn chiếm cướp đoạt, gây đau khổ tàn hại cho người khác!
Trong tổng số hàng tỉ cá nhân không hiểu biết ngu ngơ bán khai như thế, cũng đã xuất hiện trong từng giai đoạn của tiến trình sinh hoạt xã hội, những cá nhân vượt trội. Những cá nhân này đã khai mở một nền nhân bản và ý niệm chủ quyền tự do, bình đẳng trong hòa bình tương ái hình thành. Họ vận động và xả thân đấu tranh qua nhiều phương cách, thúc đẩy cả thế giới đổi thay tốt đẹp hơn. Những triết gia, tư tưởng gia tự do nhân bản, như Lão, Khổng, Phật, Jesu Nazareth, Socrates, Aristote v.v cùng nhau xuất hiện các nơi. Nối gót là những văn-thi hào cống hiến những tư tưởng, nét đẹp sáng tạo khai phóng của Con Người, cho Con Người.
Bên cạnh đó là những tận lực khám phá và sáng tạo những công trình khoa học trong mọi lãnh vực nhiên giới và nhân giới, nhằm cung ứng phương tiện vật chất phục vụ đời sống con người để giảm thiểu đau khổ trước khi từ bỏ "cõi người ta" này vĩnh viễn, như Bruno, Galileo, Pasteur, Koch, Nicolas Telsla, Albert Einstein...v.v
Sau thế kỷ 20, những tuyên bố "tiến bộ nhân bản" tưởng chừng đồng bộ như Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã khẳng định- và một cách nào đó, khiến chúng ta có cảm tưởng rằng hầu như tất cả chúng ta đã trưởng thành làm Con Người, một sinh động vật đi từ đơn bào tiến hóa qua thời gian miên tục, qua bao chặng đường đã biết tự thức, kiến tạo văn minh trong tình thương yêu nhau, trân trọng hòa bình..
Nhưng qua hàng chục ngàn năm, hãy nhìn lại hôm nay trong xã hội loài người chúng ta, trong chính mỗi bản thân, tâm tư chúng ta mà xét.
Những tên tàn độc sát nhân hàng loạt, cướp của, gây chiến tranh tang thương, được chúng ta biến thành anh hùng, trở thành thần tượng vĩ nhân của chúng ta. Chúng ta ghi dấu "lịch sử quốc gia" "nền văn minh nhân loại" bằng những chặng đường đẫm máu của những tên tuổi bạo ngược này. Trong khi nền Văn Minh của nhân loại, chính là những chặng đường nhận thức nhân bản và giao lưu trao đổi sáng tạo từ con người giữa con người chúng ta, nền Văn Minh mà chính những tên "vĩ nhân chính trị và quân sự" hằng tận lực ngăn chận giới hạn và phá hủy.
Chúng ta trân trọng, thần tượng những kẻ gian hại, phá hủy đời sống chính chúng ta hơn những ngừơi cống hiến cuộc đời họ phục vụ đời sống chúng ta.
Chúng ta trân trọng những tên sát nhân hàng loạt, và đồng lõa bằng sư im lặng trước những cuộc tru diệt những Con Ngừơi vận động tự do bình đẳng và hòa bình, những người hiến thân tố cáo tội ác.
Chúng ta chứng kiến và tham gia, trực tiếp hay gián tiếp, tiếp tay đầy ải, ám sát hoặc tiêu diệt bất cứ ai đứng ra kêu gọi thương yêu, chống áp bức đòi bình đẳng, chống chiến tranh kêu gọi hòa bình, Phật, Jesu, Khổng, Lão, Mahata Gandhi, Martin Luther King v.v tất cả đều bị ám sát, bắt bớ, giam cầm, hoặc hành hình man rợ- hoặc nếu sống sót đều bị trù dập cô lập trước sự dửng dưng làm ngơ của đại đa số chúng ta.
Nếu chúng ta, mỗi một cá nhân, chỉ cần vài phút bình tâm nhìn lại chính bản thân chúng ta, nhìn lại những tiện nghi lợi ích vật chất cũng như tinh thần, mà chúng ta đang tận hưởng, TẤT CẢ LÀ THÀNH QUẢ TÂM LỰC của những Con Người này, không phải của CHÍNH PHỦ, NHÀ NƯỚC, hay ĐẠI BẢN CÔNG TY hay thậm chí của ảo thể Thượng Đế "ban cho". Những thành quả sản sinh và xác định giá trị tinh thần và vật chất trong đời sống nhân loại chúng ta: tư tưởng bình đẳng, nhân quyền, tự do, nhân quyền, công lý - ngôn ngữ văn tự, âm nhạc, hội họa,văn chương- xây dựng kiến trúc, khoa học, y khoa, vật lý, hóa học, toán học, thông tin... v.v
Thay vì vậy, chúng ta trân trọng những kẻ gian manh đầu cơ tích trữ làm giầu- Những kẻ vay mượn hoặc lừa đảo trộm cắp những thành quả tâm lực sáng tạo của những Con Ngừoi kia, dùng thủ đoạn lưu manh lừa đảo, buôn bán, đầu cơ, để trở thành đại bản giầu có và quyền lực. Và chúng ta coi những kẻ này là những tấm gương, thần tượng cần noi theo bước đến.
Để làm giầu, giầu hiểu là cự phú đại bản, và để nắm quyền cao, chẳng có gì khó, chẳng cần trí tuệ thông minh và cái tâm phục vụ, mà chỉ cần lòng mê thích, hay lòng tham tiền, quyền. Thực hiện lòng mê thích tham lam này...chỉ cần thời cơ thủ đoạn. Và thủ đoạn tất phải bất nhân!
Chúng ta đã và đang chứng kiến bao nhiêu kẻ tầm thường bỗng chốc do thời cơ và thủ đoạn trở thành cự phú, đại gia, đại bản, thành chính trị gia, lãnh tụ, lãnh đạo...và trải đầy con đường đi đến "thành công" của những kẻ này, là đau khổ, mất mát, nước mắt, máu xương của không biết bao nhiêu nạn nhân khác ở nhiều cấp độ khác nhau- Trong đó, "có lẽ," có cả chúng ta và thân nhân chúng ta.
Nhưng để thành những Phật, Jesu, Khổng, Lão , hay gần với chúng ta hơn như Aritoste, Socrates, Galilei, Bruno, Faraday, Watts, Pasteur, Koch, Nicolas Tesla, Albert Einstein, Gandhi, Ernest Hemingway, KrisnaMurti, Leon Tolstoi, G,.Orwell v.v không thể do thời cơ hay thủ đoạn lừa đảo mà thành. Nó cần nhân tâm mẫn tiệp, trí tuệ, và ngay cả can đảm đứng thẳng và từ khước quyền lợi, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền tự do, công lý và nhân phẩm con người. Vô lợi hiến tác.
Đó là lý do những kẻ say mê tài lực-quyền lực không hề ngần ngại bất chấp mọi thủ đoạn để đạt tiền và đoạt quyền, gây hỗn loạn khủng hoảng tàn hại đời sống của mọi người khác. Những giá trị tư tưởng bình đẳng, nhân quyền, tự do, nhân quyền, công lý - ngôn ngữ văn tự, âm nhạc, hội họa,văn chương- xây dựng kiến trúc, khoa học, y khoa, vật lý, hóa học, toán học... v.v Tất cả đều bị bọn tham mê quyền chính, tài lợi - (thương buôn và quyền lực chính trị quân đội) biến thành LỢI NHUẬN RIÊNG TƯ, VŨ KHÍ tàn hại nhân bản và tàn hại chính mỗi cá nhân chúng ta: thực phẩm ô nhiễm tác hại, thuốc men gây nghiện ngập lệ thuộc, ngôn ngữ văn chương nghệ thuật tuyên truyền dối trá độc hại, máy bay tầu chiến, xe tăng, và ngay cả kỹ thuật y khoa cứu giúp con ngừơi cũng thành vũ khí hóa vi quang- thông tin tiến bộ kết hợp giao lưu con người, trở thành guồng máy kiểm soát cai trị, theo dõi rình mò, nghe lén trộm cắp. Kể không hết! Và chúng ta choáng ngợp chiêm ngưỡng "công trình" của bọn chúng! Khuyến khích con cái, gia đình thân quen tham gia... nhập cuộc! Vô lợi bất tác.
Ngược lại, như Bruno, Galilei, Beethoven, Mozart, Leonado Vinci, Nicolas Telsla, Albert Einstein, Pasteur, v.v không bao giờ giầu có, quyền lực, không phải vì họ không biết cách, nhưng họ từ khước không làm. Họ, dĩ nhiên, phải CẦN TIỀN để sống như mọi ngừơi, nhưng không THÍCH, không MÊ, không THAM. Họ có thể có đời sống vật chất tươm tất, nhưng không giầu có quyền lực. Vì thời gian và năng lực của họ đã được tận dụng cho suy tư đam mê khám phá và sáng tạo phục vụ, còn đâu mà trằn trọc cho thủ đoạn quyền thế lợi nhuận riêng tư bất chính. Nhưng đại đa số chúng ta không trân trọng và hầu như không buồn biết đến. Thậm chí nếu có ai trong gia đình có ý hướng nối tiếp những thành quả giá trị phục vụ nhân loại này, chính chúng ta tìm đủ cách để ngăn cản làm nản lòng!
Hôm nay, nhìn lại những Chelsea Manning, Assange, Snowden v.v Hãy tự hỏi chúng ta có cảm kích những Con Ngừơi này chăng? Nếu có, Chúng ta đã làm những gì, dù nhỏ bé nhất, để tiếp ứng?
Và hãy lấy thí dụ thảm cảnh Phi Châu, Trung Đông, và bi kịch Gaza:
Ai cũng không chỉ ngầm hiểu mà biết rõ rằng Do Thái chủ đích đang tiêu diệt dần mòn người Palestine bẳng mọi thủ đoạn tàn bạo và ti tiện nhất. Nhưng tất cả hầu như quay mặt làm ngơ...thậm chí còn ủng hộ tiếp tay, bênh vực chống chế cho tội ác... vì giáo điều tín lý tôn giáo, định kiến chính trị riêng tư. Có chúng ta trong số này không?
Phải chăng chúng ta, nhân loại này đã từng đồng thuận đặt ra nguyên lý được công bố tại tòa án Nuremberg năm 1945:
“Mọi cá nhân đều có những bổn phận quốc tế vượt trên trách nhiệm tuân lệnh quốc gia. Vì thế những cá nhân công dân có bổn phận phải vi phạm luật quốc gia để ngăn chặn những tội ác chống hòa bình và nhân bản xảy ra” The principle declared at Nuremberg in 1945: “Individuals have international duties which transcend the national obligations of obedience. Therefore individual citizens have the duty to violate domestic laws to prevent crimes against peace and humanity from occurring.”
Và Sarah Harrison, một phụ nữ "bình thường" đã nói những lời xúc động:
"Khi những Công dân tố cáo bước ra công khai, chúng ta cần phải đấu tranh cho họ, để những người khác được khích lệ. Khi họ bị bịt miệng, chúng ta phải là tiếng nói của họ. Khi họ bị săn đuổi, chúng ta phải là lá chắn che chở họ. Khi họ bị nhốt biệt tăm, chúng ta phải giải cứu họ. Thông báo Sự Thật đến cho chúng ta không phải là một tội phạm. Đấy là những dữ liệu của chúng ta, thông tin của chúng ta, lịch sử của chúng ta. Chúng ta phải đấu tranh để làm chủ nó. Lòng Can Đảm Lan Truyền"- Sarah Harrison (When whistleblowers come forward we need to fight for them, so others will be encouraged. When they are gagged, we must be their voice. When they are hunted, we must be their shield. When they are locked away, we must free them. Giving us the truth is not a crime. This is our data, our information, our history. We must fight to own it. Courage is contagious.- Sarah Harrison.)
Xin tự hỏi mỗi cá nhân chúng ta đã thực hiện được ở mức nào? Đến đâu? Những điều giá trị chúng ta đang thụ hưởng từ bao tâm lực đấu tranh của bao Con Người đi trước và đang đi trước mặt chúng ta hôm nay?
Nhân Chủ,
NKPTC




Một con người đấu tranh hay quan tâm đến tình trạng đất nước Việt Nam hiện giờ. Phải nên mở rộng cái sự hiểu biết của mình ra không thể nào để cái lý trí của mình bị chi phối bởi một chính quyền độc tài trị tôn sùng các vĩ nhân giết người là thần là thánh được. Một con người đấu tranh hay quan tâm thật sự cho một đất nước Việt Nam thoát nạn độc tài trị. Để xây dựng một Việt Nam "Tự do dân chủ đa nguyên..." cho tương lai, là không thể nào tôn sùng một vị lãnh tụ độc tài giết người cho là anh minh được. Như Hồ Chí minh trong thời đấu tranh với thực dân Pháp giành lại chủ quyền đất nước. Có thể lúc đó chúng ta cho ông ta là một người anh minh. Nhưng sau thực dân Pháp trả chủ quyền lại cho Việt Nam thì bộ mặt thật của đảng ông ta băt đầu bị lộ không phải cho một Việt Nam tự do dân chủ. Mà là cho một cuộc cách mạng độc tài trị giết người ở miền Bắc trong vụ cải cách ruộng đất và vụ án nhân văn giai phẩm. Trong Nam cũng không khác gì hơn, thay vì ông Ngô Đình Diệm nên xây dựng nền tự do dân chủ thì chính đảng của ông ta đạ tiêu diệt những người của đảng phái khác trong thời gian chống Pháp và tệ hại hơn nữa ông ta đã dùng gia đình trị như thời quan lại và cấm đoán tôn giáo khác không được treo cờ tôn giáo của mình. Một hình thức "Tôn giáo trị". Cũng may nhân dân miền Nam hơn nhân dân miền Bắc ở điểm là thế giới tự do dân chủ phương Tây ủng hộ. do đó chế độ độc tài Diệm chám dứt, không như ở miền Bắc các chế độ độc tài cộng sản ủng hộ do đó không thể nào thoát được nanh vuốt độc tài trị áp đặt lên đầu của mình. Ngày nay đã gần 42 năm hai miền làm một, chúng ta đã nhận thức ra rằng một chế độ độc tài trị là một chế độ chuyên dùng bạo lực đàn áp tiếng nói của chúng ta và cũng là một chế độ bắt nhân dân chúng ta làm nô lệ cho độc tài đảng hưởng, trên xương máu mồ hôi và nước mắt của nhân dân Việt chúng ta. Biển đảo đất liền biên giới độc tài đảng trị đã giao cho Trung quốc. Người dân đòi hỏi thì bị bắt bớ tù đày, như vậy chính quyền này là một chính quyền tự do dân chủ hay là một chính quyền độc tài bán nước cho độc tài Trung Quốc để giữ ghế ngồi trên cương vị chư hầu.

Một cuộc cách mạng Tự do ngôn luận, là cần nhiều tiếng nói của sự bất bạo động, đó là nhiệm vụ của mỗi người công dân Việt. Còn coi trọng tiền đồ của đất nước thoát nạn độc tài, đang bàn giao nước Việt cho Trung quốc kinh tế trị hơn bản thân mình để xây dựng lại một nước Việt Tự do Dân chủ Đa nguyên sáng lạn.


KN

Samstag, 28. Januar 2017

Mừng Xuân Đinh Dậu 2017 đến với mọi nhà...



Mừng Xuân Đinh Dậu 2017 đến với mọi nhà...

Tôi đã không còn là tôi nữa
Sỏi đá vô tri phải mĩm cười


Hôm qua đi lể Chùa đón Giao thừa cầu đầu năm mới Đinh Dậu "2017" và hái Lộc, đến với mọi người Việt Nam nói chung và Việt Nam nói riêng có thêm được nhiều sự hiểu biết trong tâm tư "Xã hội Chính trị" của mình. Cũng như Đức Phật đã nói: "Không ai cứu chúng ta ngoài chính chúng ta". Bằng sự hiểu biết " Bi Trí Dũng" của mình nói riêng và của toàn thể xã hội nói chung. Cầu Tài cầu Lộc không phải là cầu tiền cầu bạc mà là cầu người "Tài" hướng dẫn đất nước và cầu "Lộc" hạnh phúc đến với mọi người trong Gia đình hay ngoài xã hội. Đó là sở nguyện của sự cầu nguyện đứng đắn của một con người sống chung trong một xã hôi, từ Gia đình có một sự "Tự do dân chủ đa nguyên..." thì mới ra đến ngoài xã hội chung được.

Mình cũng thường hay nghe và nói những câu Sâm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hôm nay ngày đầu năm mình tạm luận bàn câu Sấm truyền này không biết là đúng hay sai. Xin thứ lổi và thêm nhiều câu luận bàn thêm...

" Mã đề Dương cước anh hùng tận
  Thân Dậu niên lai kiến thái bình"

Thái bình là do chính chúng ta tự kiến tạo chứ không phải ngồi yên đó mà chờ thời. Đó là quyền "Tự do Dân chủ Đa nguyên xã hội..." của chúng ta. Chứ không phải của riêng mình ai.

Ba năm đã trôi qua và con người Việt Nam đã có thêm nhiều sự hiểu biết về đời sống Xã hội chung đó là nhiệm vụ Chính trị... của mình. Nếu mình tin vào câu "Sấm truyền" thì nhiệm vụ của mình là đòi hỏi quyền lợi. "Hòa bình" của mình là "Nhân quyền" đó là quyền được nói " Tự do ngôn luận" chê trách nhà nước làm việc sai trái độc đóan quyền hành không cho người được hưởng quyền lợi chính đánh của người dân. Trong khi đó Chính quyền độc tài nhà nước Việt Nam của chúng ta. Họ rất tin câu "Sấm truyền" dó đó họ đã ngăn chận nhân dân ta bằng đủ mọi hình thức độc đoán và bạo tàn của quyền lực độc đảng của họ. Đến với đất nước của chúng ta do Tiền Nhân gây dựng từ ngàn xưa giao truyền và chống giữ từ đời này sang đời khác. Ngay ngày đầu năm 2017 Đảng trưởng của họ là TBT Nguyễn Phú Trọng đã đi Bắc Kinh xin ký 15 văn kiện, tất cả những gì mà đáng lý chính Nhân dân ta được quyền hưởng và định đoạt. Ông ta và đảng độc trị đã bất chấp tất cả những gì mà Tiền nhân của chúng ta để lại, chấp nhận xin làm Chư Hầu để củng cố sự độc tài trị của đảng độc quyền. "Bằng cách kiến Thái bình với Trung Quốc thống nhất một nhà".


KN



Dậy đi em " anh " bóng đêm đang bao phủ
Đã từ lâu không thấy ánh tương lai
Thức đi em " anh " thắp lên một ngọn đèn
Trong tâm mình soi sáng đường tương lai
Dậy đi em " anh " con đường đang trước mặt
Đường của mình không phải của riêng ai
Thức đi em " anh " sự thật trong hiện tại
Đường tự do dân chủ vẫn ngóng chờ
Dậy đi em " anh " không thể nào im lặng
Sự tự do dân chủ không van nài "cầu xin"
Thức đi em " anh " mạnh dạn lên tiếng nói
Sự độc tài đàn áp người dân tôi.
Dậy đi em " anh " chỉ cần một lần nói
Không sợ hãi cảnh tra tấn tù đày
Thức đi em " anh " giãi non sơn gấm vóc
Bao tiền nhân không lẽ để ngậm ngùi...
KN