Donnerstag, 7. Juli 2016

Bỏ xứ vì sao?


Bỏ xứ vì sao?


Từ ngày đất nước
Chung một màu cờ
Đem từ Phúc Kiến
Mang vào Việt Nam
Tượng trưng dân tộc
Máu đỏ da vàng
Của dân tộc Việt!
Hay của anh em?
Màu đỏ của máu
Sao vàng lệ rơi
Lệ thuộc xứ người
Tộc Việt lầm than
Những người bỏ nước
Thuyền nhân vượt biển
Đông Âu vượt tường
Tỵ nạn cộng sản
Hãy tự suy nghĩ
Vì sao ta đến
Đất nước tình người
Dân chủ đa nguyên
Có phải lá cờ
Màu đỏ sao vàng
Đưa dân tộc Việt
Bỏ xứ ra đi
Hãy nhìn cho kỹ
Bạo quyền đàn áp
Người dân trong nước
Phản đối ngoại xâm
Cướp đất của người
Kinh tế chuyễn nhượng...
Tham nhũng đầy đồng "như chuột"
Cho nước anh em
Những người hãi ngoại
Nên hỏi tại sao?
Máu người dân Việt
Tuôn tràn biển Đông
Phản đối cầm quyền
Đừng giương cờ máu
Tiếp sức hà hơi
Cho bầy Hán... tộc


KN


Bạn hãy thưởng thức đời sống của bạn chỉ có ngay bây giờ và hôm nay.
Ngày mai bạn không có thể lấy lại của ngày hôm qua vì đã trể và sự việc nó tới sớm hơn là bạn suy nghĩ.

Mittwoch, 6. Juli 2016

Xã hội là đời sống


Xã hội là đời sống - Đời sống là đấu tranh - Đời sống của chính mình - Mình vì mọi người - Mọi người vì mình - Đó là xã hội là chính trị cuộc đời.

Xạ hội là đời sống...

Từ ngày anh "em" lấy xã hội " Cuộc sống" làm nhà
Nhà mình sao thấy quá tang thương
Cuộc đời hai đứa hai chốn hai nơi
Anh đang ở chốn bình yên...
Em đang ở chốn bội tình...
Đời mình chia cách do lời dối gian
Từ ngày anh "em" bước vào chốn bụi đời
rồi thì từ đó biết chốn ăn chơi
Phòng trà trai gái sòng... hút không mang
Không như tình phớt ngoài tai
Không như hèn nhát cuộc đời
Amh mang tình nghĩa vào đời
Anh xây cuộc sống bụi trần
Cuộc đời đẹp mãi với bao tình thương
Anh ra từ chốn bụi trần
Anh ra từ chốn tình người
Cuộc đời đẹp mãi bao la tình ta
Anh đi từng chổ đau thương...
Anh đi từng chổ bội tình...
Mang theo hơi ấm vào đời
Mang theo khao khát tình người,,,
Tự do cho đến mọi người
Tự do cho đến mọi nhà
Đời mình đẹp mãi giữa anh và em
Đời mình đẹp mãi tiếng nói từ tâm


KN



Ai đấu tranh "lên tiếng nói", có thể thua
Ai không Đấu tranh " Không lên tiếng nói" thì đã chấp nhận sự thua thiệt hèn nhát của mình.


Dienstag, 5. Juli 2016

TƯ TƯỞNG VÌ DÂN – TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI



TƯ TƯỞNG VÌ DÂN – TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
Một tư tưởng hun đúc từ ngàn xưa
“Vì dân” là tư tưởng chính trị lâu đời và quý báu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, có cội nguồn sâu xa và vững chắc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Điều đó cho thấy tầm quan trọng cũng như tính tất yếu của một tư tưởng cũng như thái độ chính trị tốt đẹp cần phải có của những người gánh trên vai trọng trách quản lý đất nước và lãnh đạo nhân dân. Dân tộc Việt Nam có lịch sử 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước, đó là quá trình giải phóng đất nước và giải phóng nhân dân thoát khỏi ách thống trị và áp bức của ngoại bang. Khi đã có một nền độc lập tự cường thì tư tưởng “Vì dân” là một lý tưởng tốt đẹp cho những nhà cầm quyền. Trở thành “kế sâu rễ bền gốc” để phát triển đất nước Đại Việt cũng như chống lại mọi sự xâm lược của ngoại bang.
Trong bối cảnh chế độ nhà nước phong kiến
Nhân dân là mạch nguồn của văn hoá dân tộc, là nguồn lực mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng một đất nước hùng cường. Vì vậy, dù trong bối cảnh của chế độ phong kiến quân quyền thì vị vua sáng suốt nào cũng thấy được tầm quan trọng của sức mạnh nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Xã hội Phong kiến ở nước ta được đại diện bằng hệ tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử -- một học thuyết đề cao sự trung quân và có hệ thống lễ giáo chặt chẽ mang tính bảo thủ nhằm bảo vệ chế độ quân chủ. Nhà vua có vị trí tối cao và bất khả xâm phạm, được mệnh danh là thiên tử (con trời), thay trời cai trị nhân dân. Khi Thiên tử đi ra ngoài, thì không ai được phép nhìn mà phải cúi rập mình xuống đất, chờ cho đến khi nhà vua đã đi qua mới được nhìn lên.
Kế đến là tầng lớp Sĩ đại phu (những người chịu trách nhiệm về chính trị) có vị trí lớn lao trong hệ thống quyền lực của nhà nước phong kiến. Trong bối cảnh của một xã hội phong kiến đề cao sự phân biệt đẳng cấp và giai tầng như vậy thì việc có một tư tưởng trọng dân hay vì dân thật khó khăn và vấp phải nhiều trở lực từ phía tầng lớp cầm quyền. Nhưng lịch sử cũng đã chứng minh hùng hồn rằng những triều đại nào coi trọng người dân và vì dân thì thịnh trị, triều đại nào khinh rẻ và đàn áp nhân dân thì phải chuốc lấy bại vong.
Trong lịch sử phong kiến nước ta có nhiều tấm gương hiền thần, họ cống hiến hết tài năng và sức lực của mình cho đất nước và nhân dân. Họ sống và chiến đấu gần gũi với người dân, coi nhân dân là nền tảng sức mạnh của một vương triều. Đó là Tô Hiến Thành, Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Họ là những anh linh Tuấn kiệt của dân tộc, hết thảy đều ví nhân dân như là nước mà chính quyền chỉ là con thuyền mong manh trên đó: “Đẩy thuyền cũng là nước, lật thuyền cũng là nước”.
Sách Lễ ký có ghi: “Dân lấy vua làm tâm, vua lấy dân làm thân thể; tâm trang chính thì thân thể thư thái, tâm nghiêm túc thì dung mạo cung kính. Tâm thích cái gì, thân thể ắt là yên vui cái ấy. Tâm nhờ thân thể mà toàn và cũng vì thân thể mà nguy. Vua nhờ dân mà còn cũng vì dân mà mất”. Như vậy hẳn ai cũng thấy rõ vai trò và sức mạnh, cũng như tầm quan trọng của nhân dân trong mọi chế độ xã hội. Nhân dân là tâm điểm của sự tồn tại và là đối tượng phục vụ của nhà nước.
Trong thời đại ngày nay
Tiếp nối mạch nguồn tư tưởng tốt đẹp đó chính là tư tưởng dân chủ trong xã hội hiện đại. Có thể nói tư tưởng vì dân và dân chủ là hai khái niệm có chung nguồn gốc và mục đích. Khi ta nói “Vì dân” là được nhìn nhận từ góc độ của một đảng phái hay chính quyền nhà nước trong thái độ phục vụ nhân dân bằng cách đề cao tư tưởng dân chủ. Đó cũng là điều được suy ra từ chính tư tưởng “Chủ quyền nhân dân” của các nhà triết học lỗi lạc thời kỳ cách mạng Dân chủ tư sản ở Tây Âu (John Locke, Giôn Linbecnơ, Rousseuou, Robespiere…) cũng như các nhà tư tưởng thời kỳ cách mạng dành độc lập ở Mỹ (T. Jefferson, Hamintơn, Pênơ…) đã hằng xây đắp.
Trong thời đại dân chủ với các khái niệm tự do, nhân quyền được thừa nhận và phổ biến rộng rãi thì sự tồn tại của một nhà nước là để đại diện cho nhân dân và vì dân. Chính quyền trong một xã hội dân chủ được người dân bầu nên một cách minh bạch, khách quan và đại diện cho ý nguyện người dân trong việc quản lý và phát triển đất nước. Vì thế nhà nước chỉ đại diện cho nhân dân và vì dân, không thể chỉ vì lợi ích của một nhóm lợi ích cầm quyền như trong một số quốc gia độc tài còn sót lại trên thế giới.
“Vì dân” cũng là lời hứa và sự khẳng định cho tôn chỉ hành động của một đảng phái hay chính quyền trong hoạt động quản lý đất nước. Điều đó khẳng định mục đích tốt đẹp của nhà nước trong việc thực thi các quyền dân chủ, đề cao vị trí người dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nếu như trong bối cảnh xã hội phong kiến tư tưởng vì dân là tiến bộ và mang nội dung nhân đạo sâu sắc thì trong thời đại ngày nay có sứ mệnh nâng lên một tầm cao mới tư tưởng dân chủ, nhằm ngày càng phát triển và hoàn thiện các giá trị dân chủ cao đẹp.
Để tư tưởng Vì Dân được phát huy
Chúng ta hiểu rằng tư tưởng vì dân trong xã hội phong kiến gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại, bởi tầng lớp cầm quyền muốn duy trì vị trí và lợi ích của họ. Chế độ quân chủ đề cao nhà vua và tầng lớp quan lại quý tộc, lập nên hàng rào đẳng cấp để phân biệt và hạ thấp vai trò người dân trong đời sống xã hội. Vì vậy khái niệm về sự làm chủ của nhân dân chưa được tồn tại.
Đạo Khổng chủ yếu quy định các “Nghĩa vụ” của tầng lớp thứ dân hơn là quy định các “Quyền” của họ. Vì vậy người dân chỉ có thể bắt gặp tư tưởng vì dân trong hiện thân của một vị vua sáng và biết yêu nước thương dân hay những quan lại hiền tài có tư tưởng trọng dân.
Đối với các chế độ độc tài chuyên chế thì khi họ nói vì dân thì đó chỉ là luận điệu lừa bịp, vì rằng bản thân chế độ đã đối lập với các khái niệm dân chủ và vì dân rồi. Nhà nước độc tài tồn tại dựa vào sức mạnh quyền lực, gạt bỏ vai trò của người dân trong đời sống chính trị - xã hội. Lợi ích mà họ hướng tới là của nhóm thiểu số cầm quyền và những thế lực phục vụ cho chế độ. Ngược lại với tư tưởng vì dân thì nhà nước độc tài chỉ vì chính họ mà chà đạp lên những lợi ích và nhân quyền của người dân.
Tư tưởng vì dân chỉ được tồn tại và phát huy hết giá trị cao đẹp của nó trong một xã hội tự do – dân chủ làm nền tảng. Ở đó người dân được giám sát, đánh giá các hoạt động của nhà nước, vì thế mà họ biết được rằng những hành động vì dân có được thực thi hay không. Sự tương tác giữa nhà nước và người dân trong xã hội dân chủ giúp cho tư tưởng vì dân được phát triển mạnh mẽ, và không ngừng nâng cao vai trò tiến bộ của nó trong hoạt động quản lý nhà nước của một chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Luôn là một tư tưởng nhân ái và cao đẹp
Tư tưởng vì dân của một chính quyền luôn đóng một vai trò tiến bộ trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước dân chủ và nâng cao vai trò trách nhiệm của những người cầm quyền quản lý đất nước. Điều đó cho thấy sự ý thức trách nhiệm của chính quyền đối với người dân – đối tượng phục vụ của một nhà nước dân chủ. Và vì thế mà vai trò và vị thế của người dân không ngừng được nâng cao bằng việc củng cố các quyền tự do, dân chủ của mình. Thái độ tốt đẹp đó luôn được người dân ủng hộ và đòi hỏi tính nhất quán trong đường lối quản lý của nhà nước.
Hành động vì dân trước hết là trách nhiệm và nghĩa vụ của một nhà nước dân chủ, cũng như của những người lãnh đạo có tâm đối với đất nước và nhân dân. Sự vững mạnh và phát triển của một đất nước có gì khác ngoài sự giàu mạnh và hạnh phúc của người dân? Cho nên chúng ta có thể nói rằng: Một khi chính quyền thực thi các quyền lực vì nhân dân thì cũng chính là vì đất nước. Tất cả các lợi ích vì đất nước trước hết phải vì nhân dân, trước khi chủ quyền đất nước được bảo toàn thì chủ quyền nhân dân và nhân quyền phải được tôn trọng và đảm bảo.
“Vì dân” luôn là một tư tưởng nhân ái và cao đẹp trong bất cứ thời đại nào, và càng trở nên ý nghĩa trong bối cảnh của thời đại tự do dân chủ ngày nay. Dòng tư tưởng yêu nước thương dân đó hoà cùng dòng chảy lịch sử và ngày nay nội dung chân thực đó được hiện hữu trong việc đảm bảo và thực thi chủ quyền nhân dân. Đó là một xã hội tốt đẹp mà nhân loại hằng hướng tới trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Một tư tưởng luôn được người dân hết lòng ủng hộ và bảo vệ bởi tính nhân ái và vì lợi ích của nhân dân. Tư tưởng vì dân luôn là sự lựa chọn của những người nắm giữ trọng trách quản lý đất nước với mục tiêu phục vụ nhân dân.
Ngày nay, ở nước Việt Nam ta chính trị thì độc tài, pháp luật bị buông lỏng, xã hội vì thế mà rối như canh hẹ. Dân chúng điêu đứng khổ sở vì sự đàn áp của nhà cầm quyền và nạn quan tham lại nhũng, bởi vậy mà họ mất lòng tin vào chính quyền. Trước tình hình nguy ngập đó nhà nước cũng muốn bắt chước các đời Đinh Lê Lý Trần để chỉnh đốn xã hội. Ngặt nổi nếu học theo người xưa mà đề cao pháp luật thì làm gì còn chỗ cho bọn quan lại sâu mọt, làm gì có cớ mà nhũng lạm nhân dân cho đầy túi tham? Đám quan lại tham nhũng này là thành phần trụ cột của chế độ, nếu pháp luật nghiêm trị chúng thì làm gì còn người để cai trị dân, vì thế mà chế độ sẽ sụp đổ. Điều cắc cớ là chỗ đó, khi tuyên bố xây dựng một nhà nước pháp quyền thì chính họ không tuân thủ pháp luật để giữ chữ tín với dân. Thế thì thử hỏi người dân làm sao có thể tin vào chính quyền, tin vào chế độ? Vì vậy, thời nay muốn có một chữ tín thật khó thay!
Nhưng rồi Quốc Hội cũng ban hành luật, đến khi có hiệu lực rồi mà vẫn không thi hành được. Phải mất cả nửa năm sau, chính quyền địa phương các cấp mới gửi công văn yêu cầu hướng dẫn và chờ đợi. Kế đó cấp trên trát xuống các văn bản hướng dẫn thi hành một cách lòng vòng và đầy mâu thuẫn chồng chéo, đến độ những người trong ngành Luật cũng không thể hiểu nổi. Kết quả là đám quan lại của chính quyền áp dụng luật một cách tùy tiện tùy vào nhu cầu hành hạ và áp chế người dân. Thử hỏi nhân dân làm sao mà chịu đựng được mãi kiểu pháp luật và bộ máy nhà nước quái dị này?
Giữa triều đại này cách nhau cả ngàn năm mà sự cách biệt thật rõ ràng. Mấy ngàn năm trước chính trị còn tốt đẹp hơn bây giờ, thật khó hiểu lắm lắm? Đau lòng thay cho người dân nước Việt, mãi đến bây giờ còn phải chịu đựng một thể chế chính trị lạc hậu và tàn tệ đến như vậy. Nhà nước vẫn nói một đường làm một nẻo, pháp luật mình làm ra mà không thực hiện. Quả là Pháp luật và chữ tín của nhà cầm quyền nước Việt thời nay không đáng một xu vậy. Thật là thẹn với người xưa lắm thay!
Đăng bởi Minh Văn

Với Thế kỹ 21 ngày nay, một tư tường vì dân trong một Chính quyền " Tự do, Dân chủ...". Là một Chính quyền do dân bầu ra với sự đóng góp của các tư tưởng người dân trái chiều "Đối lập, Đa đảng phái...". Là một trong những tiếng nói đóng góp cho sự thịnh hành của một Quốc gia. Chống lại sự bề thế của bè phái tham nhũng, độc tài quan liêu mua quan bán chức , Chạy quyền kế thừa theo kiểu cha truyền con nối v.v... Một tư tưởng vì dân là tất cả tiêng nói của công dân đóng góp trên mọi phương diện của lẽ phải, sự thật, chứ không phải riêng của một nhà Chính quyền Độc tài nào hết đòi lãnh đạo Quốc gia. Công dân đi bầu cử chọn lựa người đại diện cho mình của một Đảng phái nào của một trong số Đa Đảng phái nào mà công dân thấy có lợi cho Quốc gia có thời hạn là bao nhiêu năm. Như các Quốc gia Tự do Dân chủ Đa Đảng phái... Điển hình "Cộng Hòa Liên Bang Đức"
" Tư Tưởng Vì Dân Là Của Người Công Dân Trong Một Quốc Gia Được Quyền Tham Chính Tiếng Nói Chứ Không Phải Của Một Chính Quyền".

KN

Montag, 4. Juli 2016

Vũng Áng tương lai...


Việt Nam là một nước đi sau trong việc phát triển kinh tế, dĩ nhiên đã đi sau thì phải chấp nhận những thiệt thòi vốn có. Nhưng đi sau cũng có những lợi thế nhất định, nhất là việc có điều kiện quan sát bước đi của những nước đi trước.
Việt Nam ở trong mối quan hệ khăng khít với người láng giềng 4-16 kể từ khi cả 2 cùng lựa chọn tiến theo con đường đi lên chủ nghĩa Cộng sản. Và TQ là một nước đi trước trong mô hình phát triển nền kinh tế tập trung cho công nghiệp. Họ đã gặp phải những sai lầm cơ bản, trong đó có 2 sai lầm đáng chú ý. Đầu tiên là việc hủy hoại môi trường tự nhiên vì tốc độ phát triển nhà máy và quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, thứ hai là họ quá tự tin về lực lượng lao động giá rẻ vốn đã giúp họ trở thành công xưởng lớn nhất của thế giới.
Sau giai đoạn phát triển hưng thịnh trong vài thập kỷ qua, TQ đã bắt đầu khựng lại và lộ ra nhiều dấu hiệu bất ổn. Đáng lẽ Việt Nam phải nhìn thấy những điều đó và tránh lặp lại sai lầm của người đồng chí núi liền núi - sông liền sông. Nhưng không, Việt Nam đã dẫm lên bước chân của họ, và sai lầm ấy đang phải trả giá rất nặng nề.
Sau khi nhận thấy chi phí sản xuất tăng cao, các công ty lớn đã di dời nhà máy của họ từ TQ sang các nước có chi phí nhân công rẻ hơn trong đó có Việt Nam. Và cũng giống như TQ, Việt Nam bắt đầu ảo tưởng về một giai đoạn phát triển rực rỡ trong khi phần lớn nhân công được tận dụng là vì giá rẻ chứ không phải vì tay nghề cao hay vì tri thức vượt trội gì so với lao động bên TQ.
Các công ty lớn bắt đầu mở nhà xưởng sản xuất ở Việt Nam, bên cạnh lợi thế nguồn lao động giá rẻ còn vì một lý do quan trọng khác đó là chi phí cho việc xử lý chất thải của nhà máy giảm đáng kể và giá thuê đất cực kỳ rẻ mạt. Những nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu có lịch sử phá hoại môi trường như Formosa đã tìm đến Việt Nam đầu tư sau khi bị các nước khác "đuổi đi". Và cũng chẳng cần mất nhiều thời gian, chỉ sau vài năm có mặt, Formosa đã giết chết cả một vùng biển rộng lớn trải dài qua 4 tỉnh thuộc bắc trung bộ.
Thay vì tập trung vào phát triển nền kinh tế tri thức để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, tự tạo ra công ăn việc làm cho người lao động thì Việt Nam lại lựa chọn con đường dễ hơn là đi làm thuê cho các công ty nước ngoài ngay trên lãnh thổ của chính mình. Và sẵn sàng chấp nhận môi trường tự nhiên bị tàn phá để đổi lấy các nhà máy như câu nói của Formosa, chọn tôm cá hay chọn nhà máy.
Đáng lẽ với những điều kiện thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam phải chú trọng vào phát triển kinh tế nông nghiệp và ngư nghiệp bền vững, những ngành kinh tế mà chúng ta có thế mạnh để phát triển và cạnh tranh lâu dài. Rồi mai mốt khi quá trình tự động hóa trong sản xuất phổ biến hơn, chí phí sản xuất tăng lên, các nhà máy sẽ cắt giảm nhân công hoặc di dời qua các khu vực khác như châu Phi, lúc đó nạn thất nghiệp sẽ tăng cao. Trong khi môi trường bị hủy hoại nặng nề, nông dân không còn đất để canh tác, ngư dân không còn cá để đánh bắt, nạn đói xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Cũng cần chú ý thêm một điều, không giống như các công ty khác, Formosa tuy mở nhà máy tại Việt Nam nhưng họ lại mang sang rất nhiều lao động đến từ Đại Lục, có nghĩa là họ không muốn tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương. Hơn nữa vị trí mà họ lựa chọn để xây dựng nhà máy và tạo thành 1 khu gần giống như khu tự trị lại nằm ngay tại Vũng Áng, có vị thế đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Nên không thể bỏ qua mối nghi ngờ về yếu tố chính trị đã được cân nhắc khi lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy.
Phần kết luận cho bài viết này xin được dành cho người đọc tự suy ngẫm...


Nguyễn Thùy Linh






Từ Vũng Áng Kéo một đường qua Đảo Hải Nam của Trung Quốc. Vịnh Bắc Bộ hoàn toàn thuộc Trung Quốc với tự trị 70 năm. Nếu kéo xuống tới cửa Việt Quảng Trị mà tương lai bọn Hán gian cho Trung Quốc đầu tư tiếp tục nữa, để kéo rộng tới Đà Nẳng, Huế mà sau 1975 Chính quyền cộng sản đã sáp nhập thuộc miền Bắc. Nay Lại lập thêm một tòa Tổng Lãnh Sự Trung quốc nằm tại Đà Nẳng thì Hoàng Sa nằm trong tầm Kiễm sóat hoàn toàn của Trung quốc nếu từ trên cao nhìn xuống thành trục tam giác cắt đôi Việt Nam. Số tiền đền bù của Formosa mà Chính quyền nói đó là tiền giúp cho Ngư dân chuyển nghề Ngư Trường qua nghề khác để sinh sống. Đó là số tiền bán khoán vùng biển của Ông Cha ta đã xây dựng hàng ngàn năm với giá 500 triệu Đô Mỹ. Toàn bộ khúc xương sống của Việt Nam bị Hán hóa theo chiều dài 70 năm. Nước Việt Nam có còn hay không? khi bị chia cắt đôi làm 2 miền riêng biệt, Một cú lừa của Chính quyền độc tài cho công dân Việt Nam thật ngoạn mục, do Chính quyền độc tài cộng sản do Bắc Kinh soạn sẵn cho độc tài Hán gian Việt Nam thi hành. Với lời kêu gọi của Chính quyền độc tài Việt Nam nói công dân Việt Nam tha tội cho Formosa. Là tha tội cho bọn cầm quyền đôc tài lường gạt công dân Việt Nam chúng ta


KN

Nước có từ đâu...




Nước có từ đâu...

Nước có từ lòng đất
Của mẹ hiền quê cha
Nước có từ núi cao
Do cha ông dựng nước
Nước có từ cội nguồn
Một dân tộc nước Nam
Từng bao lần chống Hán...
Giữ vững được cội nguồn
Đã bao triều bán nước
Hết Thực dân nay Tàu
Triền miên trong tăm tối
Giành nhau vì quyền lực
Mặc dân tình ta thán
Tranh nhau miếng đỉnh chung
Ôi thôi đất nước ta
Toàn gặp những kẻ hèn
Nuốt nhục cho bản thân
Độc tôn cùng độc đảng
Miệng ra rả nhân dân
Chống thế lực thù địch
Thù địch ở đâu ra
Nằm trong đảng độc tài
Độc quyền cùng đe dọa
Nhân dân bọn chúng mày
Đừng manh nha phản động
Đòi hỏi quyền tự do
Dân chủ hay nhân quyền
Do đảng tao ban phát
Như Le-nin đã nói
Muốn chủ nghĩa xã hội
Là phải dùng bạo lực
Để củng cố quyền hành
Cùng đại đồng chủ nghĩa
Với tư tưởng Mao- Hồ
Cội nguồn của nước ta
Không lẻ thuộc Hán tộc
Bốn ngàn năm văn hiến
Đất nước của tổ tiên
Bổng nhiên vào tay giặc
Do vong bản gây ra
Từ đời thuở xa xưa
Ta đã có chữ Nôm
Không phụ thuộc chữ Hán
Bảo vệ được nguồn cội
Ai là người nhớ cội
Nguồn có từ đâu ra
Từ thăm thẳm trong ta
Nước bắt đầu từ đó...
Nước có từ cội nguồn Kiên cường và bất khuất Không thể chịu cúi đầu Trước độc tài hèn mọn Cội nguồn là tiếng nói Chung một giống dân ta Không thể nào khoanh tay Đứng nhìn bọn vô loại Tàn phá đất nước ta Bằng muộn ngàn thủ đoạn Hầu giữ miếng đỉnh chung Cho bá quyền phương Bắc
KN

Lập luận như Trung Quốc, Việt Nam có thể đòi lãnh thổ đến phía Nam Dương Tử

Lập luận như Trung Quốc, Việt Nam có thể đòi lãnh thổ đến phía Nam Dương Tử



* Ts. TRẦN CÔNG TRỤC
Trong đấu tranh với Trung Quốc để tránh bị mắc lừa, chúng ta phải tự vũ trang cho mình khả năng và hiểu biết về luật pháp, thông lệ quốc tế trước.
LTS: Trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12/7, Trung Quốc vẫn ra sức tuyên truyền ào ạt về cái gọi là chủ quyền của họ trên Biển Đông với "bằng chứng lịch sử" và tiếp tục bác bỏ thẩm quyền, phán quyết của Tòa.
Tiến sĩ Trần Công Trục, chuyên gia về biên giới lãnh thổ và luật biển quốc tế gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này.
Ngày 1/7 kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tập trung khá nhiều vào chính sách đối ngoại, những vấn đề liên quan đến Biển Đông trong bài diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm này. Ông nhắc lại, Trung Quốc không thỏa hiệp về "chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích trên biển".
Trợ chiến cho ông, truyền thông nhà nước Trung Quốc ồ ạt đăng tải các bài phỏng vấn, những thông tin, những bằng chứng lịch sử để cố chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền không tranh cãi" của Trung Quốc với các đảo ở Biển Đông, thậm chí là toàn bộ Biển Đông. 
Đây là một mũi tên truyền thông nguy hiểm nhằm vào hai đích, một là tiếp tục đánh lạc hướng dư luận quốc tế về bản chất vụ kiện của Philippines và phán quyết của PCA hòng lôi kéo sự ủng hộ của dư luận. Hai là sẵn dịp này đẩy mạnh tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với đường lưỡi bò, cũng như 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Trước những thủ đoạn tuyên truyền này của Trung Quốc, chúng ta với tư cách là bên liên quan trực tiếp có chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc xâm phạm, có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp bị Trung Quốc xâm hại cần phản ứng ra sao để tránh rơi vào bẫy Trung Quốc thiết nghĩ là điều hết sức quan trọng.
Trung Quốc đánh đồng các tranh chấp, chúng ta càng phải phân biệt rạch ròi các tranh chấp
Đến giờ này khi PCA sắp ra phán quyết, Trung Quốc vẫn tiếp tục thủ đoạn "ông nói gà, bà nói vịt", đã trót phóng lao thì phải theo lao. Tuy nhiên Bắc Kinh đang vấp phải phản ứng quyết liệt từ chính dư luận các học giả, nhà nghiên cứu chân chính trong nước, cũng như dư luận khu vực và các nước liên quan.
Điển hình như việc Ngoại trưởng Indonesia mới đây tuyên bố dõng dạc, Indonesia không có bất kỳ cái gọi là "vùng chồng lấn" nào với Trung Quốc ở Biển Đông khu vực phía Bắc quần đảo Natuna. Mặt khác, Jakarta không thừa nhận đường lưỡi bò, cũng không thừa nhận cái gọi là "vùng đánh cá truyền thống" mà Trung Quốc đưa ra.
Không dừng lại ở lời nói, chính phủ Tổng thống Joko Widodo đã triển khai một loạt chính sách, hành động bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của họ, điều mà chúng ta đã làm trong khủng hoảng giàn khoan 981 năm 2014 do Trung Quốc gây ra và nhiều lần khác Trung Quốc xâm phạm.
Về mặt pháp lý, vụ kiện của Philippines và phán quyết của PCA sắp có ngày 12/7 tới đây nếu Tòa tuyên đường lưỡi bò Trung Quốc không có căn cứ pháp lý sẽ là một đòn bẩy quan trọng để các bên liên quan tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc chống lại các hành vi leo thang, bành trướng, vi phạm luật pháp quốc tế và xâm phạm quyền lợi của các nước liên quan.
Trên Biển Đông có nhiều tranh chấp phức tạp, đan xen nhau, trong đó nổi bật hơn cả là tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tranh chấp ứng dụng, giải thích và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Đường lưỡi bò Trung Quốc là sản phẩm của việc giải thích và áp dụng sai ,vi phạm trắng trợn UNCLOS 1982.
Còn với các tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ với các đảo, các thực thể ở Hoàng Sa, Trường Sa cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình thông qua hệ thống luật pháp và thực tiễn quốc tế về thụ đắc lãnh thổ mà chúng tôi xin nhắc lại dưới đây.
UNCLOS 1982 và phán quyết của PCA tới đây không giải quyết tranh chấp lãnh thổ / chủ quyền như Trung Quốc đang tuyên truyền. UNCLOS 1982 và DOC cũng không phải căn cứ để đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông như cách hiểu của Nga hiện nay.
Căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ ở Biển Đông
Trong lịch sử phát triển lâu dài của pháp luật quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được hình thành trên cơ sở thực tiễn quốc tế, trong đó có các phương thức thụ đắc lãnh thổ.
Từ thế kỷ XVI, tình trạng tranh chấp về khu vực ảnh hưởng giữa các nước mới phát triển và lớn mạnh như Hà Lan, Anh, Pháp... với các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trở nên quyết liệt.
Bởi vậy nên Giáo hoàng Alexandre VI đã ký Sắc lệnh ngày 04/5/1493 phân chia khu vực ảnh hưởng cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở phạm vi nằm ngoài châu Âu.
Trước thực trạng đó, các cường quốc hàng hải đã tìm ra nguyên tắc pháp lý áp dụng cho việc thụ đắc lãnh thổ đối với những vùng lãnh thổ mà họ mới phát hiện. Đó là nguyên tắc "quyền ưu tiên chiếm hữu ", hay còn được gọi là nguyên tắc "quyền phát hiện ".
Nguyên tắc này dành quyền ưu tiên chiếm hữu một vùng lãnh thổ cho quốc gia nào đã phát hiện vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc "quyền phát hiện" chưa bao giờ tự nó đem lại chủ quyền quốc gia cho quốc gia đã phát hiện ra vùng lãnh thổ mới đó.
Bởi vì, người ta không thể xác định được thế nào là phát hiện? Giá trị pháp lý của việc phát hiện? Ai là người phát hiện trước? Lấy gì để ghi dấu hành vi phát hiện đó?...
Vì thế, việc phát hiện đã nhanh chóng được bổ sung bằng việc chiếm hữu trên danh nghĩa, nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ phải để lại dấu tích trên vùng lãnh thổ mới phát hiện ra đó.
Mặc dù vậy, nguyên tắc "chiếm hữu danh nghĩa" không những không thể giải quyết được một cách cơ bản những tranh chấp phức tạp giữa các cường quốc đối với các vùng "đất hứa", đặc biệt là những vùng lãnh thổ thuộc châu Phi và các hải đảo nằm cách xa đất liền hàng ngàn, hàng vạn hải lý.
Chẳng những thế, nguyên tắc này còn ngày càng dẫn đến những đối đầu quyết liệt hơn giữa các cường quốc vì người ta không thể lý giải được cụ thể cái "danh nghĩa" đã được lập ra bao giờ và tồn tại như thế nào.
Vì vậy, sau Hội nghị về châu Phi năm 1885 của 13 nước châu Âu và Hoa Kỳ và sau khóa họp của Viện Pháp luật quốc tế ở Lausanne (Thụy Sĩ) năm 1888, người ta đã thống nhất áp dụng một nguyên tắc thụ đắc mới. Đó là nguyên tắc "chiếm hữu thật sự".
Điều 3, Điều 34 và Điều 35 của Định ước Berlin ký ngày 26/6/1885 đã xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và các điều kiện chủ yếu để có việc chiếm hữu thật sự như sau: 
- "Phải có thông báo về việc chiếm hữu cho các quốc gia ký Định ước nói trên";
- "Phải duy trì trên vùng lãnh thổ mà nước đã thực hiện hành vi chiếm hữu trên vùng lãnh thổ ấy một quyền lực đủ để khiến cho các quyền của nước chiếm hữu được tôn trọng... ".
Tuyên bố của Viện Pháp luật quốc tế Lausanne năm 1888  đã nhấn mạnh: "...mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên danh nghĩa chủ quyền... thì phải là thật sự, tức là thực tế, không phải là danh nghĩa".
Chính Tuyên bố này đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thực sự của Định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế để xem xét giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia trên thế giới.
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc chiếm hữu thật sự trong luật pháp quốc tế bao gồm:
1. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành;
2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một vùng lãnh thổ vô chủ (res nullius) hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị từ bỏ bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó (derelicto). Việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp;
3. Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó;
4. Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình.
Một học giả Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền
cho các "bằng chứng lịch sử" về "chủ quyền
với toàn bộ Biển Đông" từ thời Tần, Hán, trên đài truyền hình
trung ương Trung Quốc CCTV, bản tiếng Anh ngày 1/7.
Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này nên mặc dù Công ước Saint Germain ngày 10/8/1919 đã hủy bỏ Định ước Berlin 1885 vì lý do thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa, các luật gia và các cơ quan tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo.
Chẳng hạn, Tòa Trọng tài Thường trực vào tháng 04/1928 đã vận dụng nguyên tắc này để xử vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan hay phán quyết của Tòa án Quốc tế vì Công lý (ICJ) của Liên Hợp Quốc tháng 11/1953 đối với vụ tranh chấp chủ quyền giữa Anh và Pháp về các đảo Minquiers và Ecrchous...
Gần đây hơn, ICJ đã ra phán quyết Malaysia thắng trong vụ kiện với Indonesia vào tháng 12/2002 về chủ quyền đối với Pulau Ligitan và Pulau Sipadan vì Tòa nhận thấy rằng, Malaysia đã thực hiện một cách thường xuyên một loạt các hoạt động của nhà nước.
Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý nói trên, đối chiếu với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do các bên tranh chấp nêu ra, chúng ta chắc chắn sẽ có được những nhận xét khách quan và khoa học về quyền "thụ đắc lãnh thổ " đối với hai quần đảo này. 
Cái bẫy nguy hiểm mang tên "bằng chứng lịch sử" Trung Quốc đang giăng ra, không cảnh giác chúng ta dễ mắc
Mỗi khi phía Trung Quốc tung ra các tài liệu lịch sử, bằng chứng lịch sử như thư tịch, bản đồ như cái gọi là "cuốn sách 600 tuổi về chủ quyền Trung Quốc với Hoàng Sa, Trường Sa" mà truyền thông vừa nêu trong thời gian qua, xu hướng chung của dư luận phản bác lại Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở bản thân tài liệu đó như nội dung, tính xác thực...mà quên mất một điểm tối quan trọng.
Đó là trước hết phải xác định được bản chất tranh chấp, đối tượng tranh chấp và khung pháp lý, hoặc nói nôm na là hệ quy chiếu giải quyết vấn đề tranh chấp đó trước, sau đó mới đến bản thân các tài liệu.
Bản đồ, thư tịch về chủ quyền lãnh thổ có rất nhiều, nhưng nó chỉ có giá trị trong đấu tranh pháp lý khi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cùng các quyết định hành chính thể hiện ý chí nhà nước trong việc xác lập, tuyên bố và thực thi chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế.
Không phải bản đồ nào, thư tịch nào cũng có giá trị khẳng định chủ quyền của một nhà nước đối với vùng lãnh thổ. Nếu chúng ta không xác định trước một "hệ quy chiếu" pháp lý chuẩn mực về tranh chấp lãnh thổ, mà lập tức nhảy vào phản bác, tranh cãi với Trung Quốc trên các "bằng chứng lịch sử" cụ thể họ đưa ra, chúng ta sẽ mắc bẫy.
Bởi lẽ việc đầu tiên là phải sàng lọc trong số những "bằng chứng" mà Trung Quốc đưa ra, cái nào có giá trị pháp lý để chứng minh cho yêu sách của họ, cái nào phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế về thụ đắc lãnh thổ. Việc thứ hai mới là xem xét nội dung của các bằng chứng lịch sử là thư tịch, bản đồ.
Nhận xét, đánh giá về những “bằng chứng” mà  Trung Quốc đã và đang khai thác để bảo vệ cho những yêu sách phi lý của họ,  Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu kết luận:
"Người Trung Quốc cách đây khá lâu đã biết ở Biển Đông có nhiều đảo mọc rải rác, nhưng điều đó không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khám phá, khai thác và quản lý hai quần đảo này”.
Nhận xét này không phải chỉ từ các học giả quốc tế mà ngay cả những học giả Trung Quốc cũng đã có những nhận xét chuẩn xác và khách quan trước tình hình Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách sưu tầm, viện dẫn nghiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa”: “Nhưng chứng cứ đó có ý nghĩa ngày càng nhỏ trong luật quốc tế hiện đại…, chứng cứ thật sự có sức thuyết phục chính là sự kiểm soát thực sự. Anh nói chỗ đó của anh, vậy anh đã từng quản lý nó chưa, người ở đó có phục tùng sự quản lý của anh không, có phải người khác không có ý kiến gì không? Nếu đáp án của những câu hỏi này đều là “có” thì anh thắng là điều chắc. Ở Nam Sa, chúng ta không có được điều đó.” Giáo sư Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc, người viết nhiều bài phê phán những quan điểm sai trái của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đăng trên mạng xã hội Weibo và diễn đàn mạng Sina. Chính trong quá trình đàm phán hoạch định biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc, chúng ta đã tiến hành theo nguyên tắc, trình tự này nên tránh được không ít rắc rối do "mê hồn trận" bằng chứng lịch sử mà Trung Quốc giăng ra. Ngoài ra còn chưa kể đến những tài liệu lịch sử, ngoại giao không có giá trị pháp lý vẫn đang được Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền gây bất lợi cho ta, như tài liệu Trung Quốc nộp lên Liên Hợp Quốc năm 2009.
Nếu cứ lập luận dựa vào "bằng chứng lịch sử" mà thiếu một hệ quy chiếu pháp lý quốc tế như cách Trung Quốc đang làm hiện nay, Việt Nam chúng ta có thể căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thư cũng có thể đòi chủ quyền lãnh thổ đến tận phía Nam sông Dương Tử! Như vậy thế giới này loạn mất.
Tóm lại, trước các thủ đoạn tuyên truyền dựa vào tài liệu lịch sử, địa lý, khảo cổ mà Trung Quốc đưa ra về Biển Đông, chúng ta cần tiếp cận một cách thận trọng, nghiên cứu và phản biện trên tinh thần luật pháp quốc tế mà theo tôi gồm có 3 bước:
Một là xác định vấn đề và khoanh vùng phạm vi tranh chấp, đối tượng tranh chấp, thời gian nảy sinh tranh chấp: Nếu là tài liệu về đường lưỡi bò, hoặc đòi "chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông" thì việc đầu tiên là phải xác định, đây là vấn đề giải thích, áp dụng UNCLOS 1982 về các vùng biển chứ không phải tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ như đối với các thực thể ở Hoàng Sa hay Trường Sa.
Hai là xác định hệ quy chiếu pháp lý, căn cứ pháp lý quốc tế để xác định tài liệu đó, "bằng chứng lịch sử" đó có giá trị đàm phán hoặc tranh tụng trước tòa hay không.
Thông thường những thư tịch không mang tính nhà nước, tác phẩm văn học, gia phả, ghi chép cá nhân, sử sách thuần túy chỉ mang tính chất tham khảo nghiên cứu. Những thư tịch mang tính chất văn bản nhà nước thể hiện ý chí nhà nước trong việc xác lập, tuyên bố và thực thi chủ quyền mới có giá trị đấu tranh.
Giống như khi đàm phán phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì Công ước Pháp - Thanh 1887 và Công ước Pháp - Thanh 1895 làm căn cứ hoạch định đàm phán, thì mọi bằng chứng lịch sử chỉ có giá trị khi nó phù hợp với nội dung Công ước này. Ngoài ra các tài liệu khác không có giá trị pháp lý mà chỉ để tham khảo.
Bước thứ 3 mới bắt đầu đi vào xem xét các bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý theo nguyên tắc pháp lý các bên đã thỏa thuận, theo luật pháp và thông lệ quốc tế để tìm hiểu chúng có giá trị đến đâu.
Như vậy, trong đấu tranh với Trung Quốc để tránh bị mắc lừa, chúng ta phải tự vũ trang cho mình khả năng và hiểu biết về luật pháp, thông lệ quốc tế trước, sau đó mới triển khai các vấn đề tiếp theo về tài liệu, bằng chứng.
Nếu không, chúng ta bỏ cả đống tiền tìm mua bản đồ, tài liệu về trưng bày, triển lãm...rồi cuối cùng  “tiền mất, tật mang”,  thậm chí là đã vô tình “ủng hộ” cho quan điểm “chủ quyền lịch sử”  mà hiện nay đang  bị  những thế lực theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi  lợi dụng  để phục vụ cho tham vọng chính trị của họ…  
Ts Trần Công Trục/Giáoduc.net

Sonntag, 3. Juli 2016

Tiếng thét...

Apsara
Trải bao suy thịnh dòng đời
Ngàn năm mỹ nữ vẫn ngời sắc xuân
Thả hồn xuôi biển trầm luân
Nét duyên còn khiến lòng trần ngẩn ngơ
Eo thon từ bấy đến giờ
Vẫn là chuẩn mực tôn thờ nữ nhi
Trời ban một cặp phương phi
Đấy bầu tinh túy lưu ly dâng người
Ngày xưa vua chúa mê tơi
Ngày nay hậu thế rụng rơi sạch tình.
Say sưa vẻ đẹp rùng mình
Nào hay một thuở rung rinh đền đài
Đoái trông phế tích tàn phai
Ngỡ đâu thấp thoáng hình hài mỹ nhân.
Campuchia tháng 6/2015
Thai Hong an Dinh Ngoc Diep

Tiếng thét...
Lất phất mưa bay trời chạng vạng
Mây mù giăng phủ khắp núi non
Biển cả thét gào theo triền sóng
Một cảnh điêu linh quá bạo tàn
Phố nhỏ lên đèn theo tiếng khóc
Đất nước của tôi quá đọa đày
Tham quan ô lại đầy vô số
Độc tài đảng trị cứ làm ngơ
KN