Mittwoch, 31. Januar 2018

Khi một xã hội mà chỉ còn dựa trên tính thực dụng.


Thực trạng xã hội Việt Nam hôm nay, chuyện người ta có thể vì một con chó mà giết nhau, con cái có thể sẵn sàng giêt cha mẹ chỉ vì chia tài sản không như ý; hoặc trong nhiều trường hợp, người ta đã nhẫn tâm làm ngơ cho đồng loại nằm chết bên lề đường khi họ bị tai nạn giao thông... hầu như không còn một sự tệ hại xã hội nào mà không là “bình thường” với người Việt Nam.
Tính tham lam, ích kỷ chỉ muốn tích lũy là bản năng sẵn có của sinh vật “người” đã biến chúng ta thành nhưng động vật bất nhân dã man với đồng loại hơn mọi sinh vật trên quả điạ cầu này, vì chúng ta có thể giết nhau chỉ để thoả mãn lòng tham vô đáy, chỉ vì chạy theo những ham muốn vật vật chất không giới hạn.
Khi một xã hội mà chỉ còn dựa trên tính thực dụng.
“Mặc kệ nó” là đặc điểm nổi bật của một xã hội kém nhận thức, tại những xã hội như vậy con người sẽ chỉ sống theo bản năng của họ. Một trong những nguyên nhân tạo ra tệ nạn này đó là vì xã hội chúng ta thiếu vắng hầu như hoàn toàn những người tiên phong giám dấn thân vận động để nâng cao nhận thức của con người. Để rồi cho tới ngày hôm nay những cái sai từ ngàn xưa vẫn tồn đọng rõ nét trong “văn hoá Việt Nam” ngay hôm nay, song song đó con người luôn bị các thế lực như tôn giao – chính quyền tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển về mặt nhận thức của con người để bọn chúng dễ cai trị.
Lối sống vị kỷ
Cứ nhìn xã hội Việt Nam ngày hôm nay thì chúng ta có câu trả lời trung thực nhất: một “xã hội” không có tính xã hội, thiếu vắng hẳn tinh thần cố kết, chỉ còn lại một “bầy thú” có cái tên gọi là “người”. Vì xã hội loài người có nghiã là chúng ta phải có trách nhiệm với cộng đồng mình sống, chúng ta không chỉ phải lo cho chính chúng ta mà còn có nghiã vụ san sẻ, bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau. Vì thế nên chúng ta mới có những viện mồ côi, những hội từ thiện, và con người đặt ra những điều luân lý,giá trị đạo lý và ngay cả luật pháp, để lên án hay trừng phạt những ai nhẫn tâm nhìn đồng loại mình vật lộn trong khó khăn, gian nguy hoặc đang chết mà không cưu….
Thực trạng xã hội Việt Nam hôm nay, chuyện người ta có thể vì một con chó mà giết nhau, con cái có thể sẵn sàng giêt cha mẹ chỉ vì chia tài sản không như ý; hoặc trong nhiều trường hợp, người ta đã nhẫn tâm làm ngơ cho đồng loại nằm chết bên lề đường khi họ bị tai nạn giao thông... hầu như không còn một sự tệ hại xã hội nào mà không là “bình thường” với người Việt Nam.
Từ đó đưa đến một thực trạng nếu một ai trong gia đình có “ý định” làm việc gì đó có tính cách xã hội thì sẽ bị chính những người thân của họ là những ngưòi đầu tiên dèm pha, chế diễu,... họ không chỉ bị đánh giá là làm việc vô bổ, không mang lại “lợi ích” mà hơn thế nữa họ còn bị xếp vào nhóm những người điên rồ sống “cõi trên”. Tại công sở thì nếu một ai đó đứng ra đấu tranh bảo vệ cho người bạn đồng nghiệp thì sẽ bị coi là những người chẳng biết lượng sức mình, kẻ không thức thời,...Nhưng nghịch lý hơn hết là chính những kẻ xếp hạng những người “muốn” làm việc xã hội vào nhóm những kẻ mất trí, chẳng biết lượng sức mình, không thức thời ...lại chính là những kẻ luôn lớn tiếng kêu gào, than phiền và lên án rằng: Xã hội hiện nay quá băng hoại. Họ khác nào những người than vãn nguyền rủa bóng đêm, nhưng lại không muốn đưa tay mình ra để đốt ngọn đuốc, thậm chí không dám bật một que diêm. Và nếu ai ai cũng chờ người khác đốt đưốc thì vĩnh viễn bóng đêm sẽ vẫn bao trùm trên tất cả.
Sống theo Bản Năng:
Tôn thờ quyền lực - sức mạnh là bản năng sẵn có của mọi sinh vật, và tại các xã hôi như xã hội Việt Nam. Nó được hun đúc trong hầu hết mọi con người, trong từng gia đình Việt Nam. Vì họ hoàn toàn không hề biết tới giá những giá trị căn bẳn như giá trị tự thân, giá trị nhân bản, dân quyền và nhân quyền. Trong gia đình cha mẹ là những tên độc tài đầu tiên bắt con cái phải tôn thờ quyền lực của mình. Ngoài xã hội thì “luồn lách len lỏi lại lên lương” là một phương châm sống. Một xã hội như vậy làm sao có chỗ cho những cái mầm của công bằng, bác ái, lẽ phải đâm chồi. Từ sự tôn thờ quyền lực này dẫn đến con người bất chấp mọi luân thường đạo lý sẵn sàng vâng phục cấp trên để giết hại lẫn nhau, hoặc sẵng sàng làm ngơ trước tội ác chỉ vì kẻ làm ra tội ác là người có quyền lực hơn mình. Lẽ phải, công bằng không có được nhờ quyền lực mà ngược lại công bằng, lẽ phải, công lỹ sẽ bị giết trong tay những kẻ có quyền lực và bọn thuôc hạ của chúng.
Tính tham lam, ích kỷ chỉ muốn tích lũy là bản năng sẵn có của sinh vật “người” đã biến chúng ta thành nhưng động vật bất nhân dã man với đồng loại hơn mọi sinh vật trên quả điạ cầu này, vì chúng ta có thể giết nhau chỉ để thoả mãn lòng tham vô đáy, chỉ vì chạy theo những ham muốn vật vật chất không giới hạn.
"còn tiếp"
Thiên Chương


Việt Nam
Khi những con quỹ chúa "Độc tài" đã bỏ thế giới này ra đi vào địa ngục lửa đỏ, chúng đã gieo lại mầm mống sinh sôi những con quỹ người khác. Bằng cách bắt học tập tư tưởng giết người khác chính kiến để bảo vệ chúng và đạo đức yếu hèn, nhu nhược nhượng đất đai, biển đảo của chúng, để lại cho nhân dân bắt phải thuần phục nghe theo lời bọn chúng.


https://lh5.googleusercontent.com/-hqETU6SbDr4/Vq3FeRYNLaI/AAAAAAABPbU/vUwLIrD89lg/w702-h491-no/rueckert11.png

"Con quỹ chúa " Độc tài " đã rời bỏ thế giới, bởi nó biết, rằng chính những con người sẽ tự tạo ra  những cảnh địa ngục tự giết nhau bằng những cách nóng bỏng khác."

Sonntag, 28. Januar 2018


Một chính quyền thật sự vì lợi ích dân tộc và Quốc gia. Sẽ không bao giờ để một đảng độc tài, độc trị cầm quyền.
Trong một Quốc gia, ai còn tin vào miệng lưỡi của đảng độc tài cầm quyền. Thì người đó phải lú hơn đảng của ông ta rất nhiều.

-Eine wahre Regierung zum Wohle der Nation und der Nation. Wird niemals eine Diktatur, herrschende Diktatur verlassen.
In einem Land glaubt man immer noch an die Sprache der herrschenden Diktatur. Er muss dümmer sein als seine Partei.

" Một cái Tự do thật sự là phải có Dân chủ, Muốn có một cái Dân chủ thật sự trong xã hội, thì phải thực hành cái sự Tự do của mình"
-Đó là Tự do ngôn luận nền tảng của sự Tự do Dân chủ cho một xã hôi trị.

Es ist die grundlegende Redefreiheit für Freiheit und Demokratie für eine politische Mehrparteiengemeinschaft.



"Khi người dân lẫn tránh sợ hãi chính tri, điều đó không thể làm cho người dân có cuộc sống tốt đẹp dễ dàng hơn bất kỳ nguyên tắc nào."
Bildergebnis für simone de beauvoir zitate
Cuộc sống của con người là đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Đa nguyên xã hội đảng phái. Thì không bao giờ phải ngừng nghĩ, cho một môi trường của xã hội có một đời sống tốt đẹp. Đó là quyền của mỗi con người được quyền bày tỏ chính kiến lẻ phải của mình, không ai có quyền ngăn cấm, ngoại trừ chính quyền độc tài toàn trị như Việt Nam.

KN

Das menschliche Leben ist der Kampf für Freiheit, Demokratie, sozialen Pluralismus. Höre nie auf zu denken, denn ein soziales Umfeld hat ein gutes Leben. Es ist das Recht jedes Menschen, seine oder ihre rechte Sicht auszudrücken, niemand hat das Recht, sie zu stoppen, außer der autoritären totalitären Regierung wie Vietnam.

Táo quân Mậu Tuất

Sau trận bóng đá
Thế nước đang mạnh
Vận nước đăng lên
Tiếng nói con người
Nhà nước tăng thuế
Bóc lột dân ta
Đặt bao trạm BOT
Vắt kiệt mồ hôi
Nông dân lam lủ
Thay sức trâu cày
Đảng ta cướp đất
Khác gì thực dân
Công nhân bương trải
Quần quật suốt ngày
Tăng ca liên tục
Lương không đủ sống
Cờ đỏ búa liềm
Đại diện công nông
Bóc lột nhân dân
Vinh quang cho đảng
Cờ đỏ vàng sao
Làm theo tư tưởng
Đạo đức con người
Giết chết dân ta
Du sinh du học
Kiến thức để đâu?
Sao không dám nói
Đảng ta độc tài
Độc quyền toàn trị
Cai trị dân ta
Cho nhà nước Trung
Thống lảnh toàn cỏi
Việt Nam nước ta
Bằng đường doanh nghiệp
Đầu độc dân ta
Kinh tế bị trị
Đưa dân lao động
Làm việc xứ người
Bao điều khổ cực
Chỉ vì mưu sinh
Đại sứ nước ta
Toàn tay buôn lậu
Tê giác ngà voi
Vi cá hãi sản
Phá hủy môi trường
Cuộc sống luân lưu
Bảo vệ thế giới
Môi sinh muôn loài
Đưa người nhập xứ
Xứ người tự do
Ăn cơm dân chủ
Thờ ma độc tài
Phá hoại cuộc sống
Xã hội đa nguyên
Xứ người hưng thịnh
Quyền của con người
Chiêu bài đảng ta
Gom về một mối
Trung Hoa vĩ đại
Xứng danh ông Hồ


KN


Sonntag, 21. Januar 2018

Đảng cộng sản là ai?



"Sự ích kĩ "ganh tị" là một thói quen, thay vì chỉ cho mình có hạnh phúc mà hãy san sẽ cho những người khác đều được như mình."

- Giống như đảng cộng sản Việt Nam, thay vì cho người dân được quyền tự do chọn lựa cho mình có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng họ đã vì ganh tị mà họ đã độc chiếm cưởng đoạt hết tất cả những sự tự do dân chủ của người dân

- Als kommunistische Vietnam, anstatt den Menschen das Recht, frei zu wählen ihre eigenen glückliches Leben. Aber sie so egoistisch, dass sie monopolisiert hatte erpressen alle demokratischen Freiheiten des Volkes






Đảng cộng sản là ai?
Là phường chuyên bán nước
Tay sai của ngoại bang
Giết người chung một giống
Khi nhà nước độc đảng
Xữ dụng chữ pháp quyền
Luôn cứ ghép nhân dân
Để độc quyền độc trị
Trong tham vọng mưu cầu
Việt Trung chung một nước
Hút hết máu nhân dân
Bằng độc tài đảng trị
Cho tập đoàn Hán hóa
Phá non sông nước Việt
Diệt tư tưởng dân ta
Tự do trong Dân chủ
Cuộc sống được làm người
Đa nguyên của đảng phái
Sống chung trong xã hội
Không phân biệt tôn giáo


KN



Freitag, 19. Januar 2018

Tưởng niệm 44 năm ngày mất Hoàng Sa

Tưởng niệm 44 năm ngày mất Hoàng Sa


Bây giờ, nước đến chân, qua các vụ chèn ép của Trung quốc, mọi người thấy đề nghị « kế thừa VNCH » là đúng.
Những nỗ lực vinh danh các chiến sĩ VNCH hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa nhằm tạo thế « kế thừa VNCH » đều đáng khen, nhưng chưa đủ. Bởi vì VN hôm nay còn phải đoạn tuyệt với di sản của VNDCCH. Việc này chỉ có thể thực hiện bằng cách thức « hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ ».
Từ lâu tôi cũng nói rằng việc tranh đấu khẳng định chủ quyền biển đảo cũng là tranh đấu dân chủ hóa chế độ. Tôi xem rằng những người ý thức được việc cần thiết « kế thừa VNCH » như những kẻ « tri âm ». Thật vui mừng biết bao nhiêu ! Tìm được một người hiểu được mình không dễ.
Hy vọng kỹ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa mọi người cùng suy nghĩ thêm. Công cuộc giữ nước, giữ vẹn toàn bờ cõi, biển đảo cũng là công cuộc tranh đấu dân chủ hóa chế độ.
Nhân 40 năm ngày Việt Nam mất Hoàng Sa : Thử xét ảnh hưởng việc mất Hoàng Sa trong vấn đề phân định hải phận ngoài cửa vịnh Bắc Việt.
Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa chỉ mới được nhà cầm quyền CSVN thực sự quan tâm khi hai bên Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu bước vào đàm phán để phân định biên giới biển khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Việt.
Ranh giới hai nước Việt-Trung trong vịnh Bắc Việt được phân định theo Hiệp ước ký kết ngày 30 tháng 12 năm 2000. Các thuơng thuyết để phân định vùng cửa vịnh có lẽ bắt đầu từ những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba. Yếu tố quan trọng nhất trong việc phân chia vùng cửa vịnh Bắc Việt, giữa bờ biển miền Trung Việt Nam và bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc, là hiệu lực các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Lập trường của TQ từ nhiều thập niên nay là không nhìn nhận hiện hữu một tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. TQ đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý từ ngày 17-1-1974.
Theo tinh thần Luật quốc tế về Biển hiện nay, nền tảng của việc phân định biển là sự công bằng. Theo các Công ước về Biển năm 1958, đường ranh giới trên biển là đường trung tuyến phân chia hai bờ của hai quốc gia đối diện. Sau này, các trường hợp do hình thái địa lý bờ biển lồi lõm, việc phân chia theo đường trung tuyến có thể đem lại bất lợi cho một bên. Do vậy qui ước về đường trung tuyến điều chỉnh được nhìn nhận, sao cho việc phân định có được hai vùng biển tương đồng diện tích.
Luật Biển Quốc tế 1982, điều 121, nhìn nhận hiệu lực của một đảo về lãnh hải (12 hải lý), hải phận kinh tế độc quyền (ZEE, 200 hải lý), tương tự như hiệu lực lãnh thổ trên lục địa, ngoại trừ các đảo đá không thể tạo điều kiện cho người sinh sống và không có nền kinh tế tự tại.
Một số các đảo thuộc HS và TS hội đủ kiều kiện « đảo » của Luật Quốc tế về Biển 1982.
Giá trị thật sự của các đảo Hoàng Sa (và Trường Sa) như thế không phải là lãnh thổ, mà là vùng biển kinh tế độc quyền và thềm lục địa (dĩ nhiên bao gồm tài nguyên trong cột nước như tôm cá, hải sản, và các mỏ dầu khí dưới thềm lục địa).
Như thế, tầm quan trọng của việc phân định vùng cửa vịnh Bắc Việt là hàng trăm ngàn cây số vuông biển và thềm lục địa do hiệu lực có thể có của các đảo Hoàng Sa (hàng triệu km² nếu tính hiệu lực cái gọi là quần đảo Trung Sa và đá Hoàng Nham theo yêu sách của Trung Quốc). Vùng thềm lục địa và biển khổng lồ này sẽ phải phân chia như thế nào ?
Gần 15 năm thuơng thuyết chưa thấy nhà nước VN công bố một chi tiết nào về tiến trình đàm phán. Nếu không lầm thì vấn đề « càng để lâu càng khó » (sic !) .
Trên thực tế những năm qua, ngư dân Việt Nam trong vùng biển này thường xuyên bị tàu hải giám TQ đuổi bắt, tịch thu tàu bè, phá hoại dụng cụ hành nghề, bắt đóng tiền phạt… Ngoài ra còn các động thái khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của phía TQ, như cho phép khai thác dầu khí, cho thuyền bè ngư dân đánh bắt, cho đấu thầu các lô khai thác dầu khí… tại các vùng biển và thềm lục địa mà phía VN cho là của mình, hay thuộc những vùng tranh chấp.
Phía Trung Quốc đơn phương vạch rõ đâu là giới hạn biển thuộc thẩm quyền của nước mình. Giới hạn này lần hồi hiện rõ nét : đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa với bờ biển của Việt Nam.
Điều cần nói thêm, phía Trung Quốc, ngoài chủ trương các đảo Hoàng Sa có đầy đủ hiệu lực « đảo » theo qui định điều 121 của Luật Biển 1982, còn có quan điểm về đường chữ U 9 đoạn. Ở khu vực cửa vịnh Bắc Việt, ranh giới của đường chữ U gần như trùng hợp với đường trung tuyến giữa các đảo Hoàng Sa (tính từ đảo Tri Tôn, đảo ở phía cực tây Hoàng Sa), với bờ biển Việt Nam.
Phía Việt Nam thì không nhất quán về quan điểm chủ quyền lãnh thổ cũng như hiệu lực biển của các vùng lãnh thổ trên biển. Theo thời gian, lập trường của Việt Nam thay đổi theo từng trường hợp.
Về chủ quyền, qua những tài liệu lịch sử và pháp lý của nhà nước tiền nhiệm VN Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Việt Nam đã (mặc nhiên) nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa liên tục trong hai thập niên, từ năm 1958 cho đến năm 1978. Chỉ đến năm 1979, bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam mới ra tuyên bố gồm 6 điểm nhằm giải thích lại các dữ kiện lịch sử và pháp lý này. Điểm 1 Tuyên bố khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm 2 phủ nhận nội dung Công hàm 1958 theo cách diễn giải của Trung Quốc. Tuyên bố cho rằng Việt Nam chỉ nhìn nhận hiệu lực 12 hải lý lãnh hải chứ không nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Điểm 6 tố cáo TQ « chiếm Hoàng Sa bất hợp pháp bằng quân sự ».
Về hiệu lực các đảo, theo Tuyên bố của Việt Nam trong thập niên 80 thì các đảo của VN có hiệu lực như trên đất liền, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, lập trường này thay đổi, nếu xét đến trường hợp Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000, các đảo Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ có hiệu lực không đáng kể.
Việc thay đổi lập trường của Việt Nam, qua việc giảm thiểu tối đa hiệu lực các đảo, có mục đích (mặc định) nhằm hạn chế hiệu lực các đảo Hoàng Sa. Việt Nam thu hẹp hiệu lực các đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ trong vịnh Bắc Việt với hy vọng được Trung Quốc đáp ứng lại, sẽ phân định vùng cửa vịnh Bắc Việt bằng đường trung tuyến ở giữa đảo Hải Nam và bờ biển của Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với nội dung công hàm 1958 công nhận lãnh hải 12 hải lý (ở các đảo Hoàng Sa). Lý do là Trung Quốc hiện kiểm soát Hoàng Sa và nước này có đầy đủ chứng cớ chứng minh các đảo này thuộc chủ quyền của họ.
Việc này không dễ dàng được sự đồng thuận của Trung Quốc.
Bởi vì Trung Quốc, một cường quốc đang lên, đang củng cố thế mạnh để mặc cả với Hoa Kỳ để phân chia các vùng ảnh hưởng ở Châu Á cũng như trên thế giới. Trung Quốc không gặp một trở ngại nào đáng kể khi tuyên bố vùng biển tại Hoàng Sa, từ Hoa Kỳ, Nhật, hoặc các nước ASEAN. Một bài nhận định mới đây của học giả Carlyle Thayer cho ta thấy thực tế này. Theo học giả, quyết định ban bố « luật quản lý biển » của Trung Quốc về hải phận tỉnh Hải Nam và các đảo Hoàng Sa là « hợp pháp ».
Tức là, ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng cửa vịnh Bắc Việt sẽ là đường trung tuyến giữa đảo Tri Tôn (thuộc hoàng Sa) và bờ biển Việt Nam. Điều này nếu xảy ra sẽ khiến cho VN thiệt hại vài trăm ngàn cây số vuông biển và thềm lục địa.
Đã từ rất lâu, hàng chục năm trước, người viết đã thấy việc này và báo động rằng trọng tâm việc phân định hải phận ở biển Đông là chủ quyền các đảo chứ không phải là hiệu lực các đảo.
Đến hôm nay mọi người phải nhìn nhận điều này đúng. Việt Nam không thể yêu cầu Trung Quốc giảm yêu sách về hiệu lực các đảo Hoàng Sa (như VN đã thể hiện tại các đảo Bạch Long Vĩ và cồn Cỏ) vì chính Việt Nam cũng đã từng chủ trương các đảo Hoàng Sa có hiệu lực như vậy. Anh không thể cấm người khác làm cái việc mà anh đang làm. Điều quan trọng khác, yêu sách này không trái với Luật Quốc tế về Biển 1982. Mặt khác, Trung Quốc còn có chủ trương đường chữ U 9 đoạn, là vùng « biển lịch sử ». Ý nghĩa biển lịch sử của Trung Quốc có nhiều người bàn đến. Muốn hóa giải hiệu lực của vùng « biển lịch sử » này, VN không cách nào hữu hiệu bằng việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển. Hiệu lực của các đảo sẽ hóa giải yêu sách của Trung Quốc qua bản đồ chữ U 9 đoạn.
Như thế, chìa khóa để hóa giải mọi yêu sách của Trung Quốc, VN phải khẳng định chủ quyền các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.
Phía Việt Nam tin tưởng vào các học giả của mình, lập luận rằng « người ta không thể cho cái mà người ta không có thẩm quyền » để phủ nhận hiệu lực công hàm 1958 nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Nhiều người cố gắng chứng minh Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa là hai « quốc gia ». Lại còn lên tiếng yêu cầu nhà nước VN hôm nay cần phải « nhìn nhận » Việt Nam Cộng Hòa « đã từng là một quốc gia ».
Mục đích của các « học giả » này là muốn hóa giải hiệu lực công hàm 1958. Hoàng Sa do quốc gia VNCH quản lý, thì tuyên bố của VNDCCH đâu có ăn nhập gì ?
Nhưng nếu xem VNCH và VNDCCH là hai « quốc gia » thì vấn đề tranh chấp Hoàng Sa xem như khóa sổ. Trên thực tế Trung Quốc chiếm HS từ tay « quốc gia » VNCH. Việc này được sự đồng thuận của quốc gia VNDCCH. Hai « quốc gia » VNCH và VNDCCH là hai « quốc gia » độc lập, có chủ quyền. Trung quốc chiếm Hoàng Sa là chiếm của « quốc gia » Việt Nam Cộng Hòa. « Quốc gia » Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là bên thứ ba, không có quan hệ gì đến « Hoàng Sa ».
Nhưng may mắn là trên thực tế và theo pháp lý, VNDCCH và VNCH là hai vùng lãnh thổ thuộc về một quốc gia duy nhất chứ không phải là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Các học giả khác cho rằng nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thụ đắc danh nghĩa chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là « kế thừa » Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Vấn đề là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã kế thừa Hoàng Sa và Trường Sa bằng thể thức nào ?
Mọi người quên mất một điều quan trọng là Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm từ tay VNCH năm 1974. Bỏ qua chuyện kế thừa Trường Sa qua một bên. CHMNVN kế thừa Hoàng Sa từ VNCH bằng cách nào ? Làm sao kế thừa một vật đã không còn nữa ?
Có học giả thì cho rằng tuyên bố của CPCMLT CHMNVN năm 1974 khi TQ xâm lăng Hoàng Sa là đủ lý lẽ để khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa. Nên biết là Tuyên bố này không hề nói đến chủ quyền của VN tại Hoàng Sa mà chỉ nói các tranh chấp lãnh thổ nên giải quyết bằng thương lượng hòa bình.
Một điều cũng rất quan trọng khác, các học giả VN thường quên, là nhà nước CHXHCNVN là nhà nước tiếp nối nhà nước VNDCCH đồng thời kế thừa CPCMLT CHMNVN. Mọi người đã nói (một cách không ổn) rằng VN kế thừa CHMNVN. Nhưng họ lại quên đi CHXHCNVN cũng kế thừa VNDCCH. Một nhà nước không thể cùng lúc kế thừa hai lập trường đối nghịch : Hoàng Sa thuộc Trung quốc (lập trường VNDCCH) và Hoàng Sa thuộc Việt Nam (lập trường VNCH).
Lý lẽ học giả Việt Nam chỉ nhằm che dấu một sự thật về tình trạng pháp lý và lịch sử, hy vọng làm « nhẹ tội » cho lãnh đạo CSVN qua công hàm 1958, hay những động thái nhìn nhận chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa trong quá khứ. Các sản phẩm nghiên cứu của họ phần lớn bóp méo lịch sử, diễn giải sai các dữ kiện pháp lý trong các văn bản quốc tế.
Như thế làm sao thuyết phục ?
Điều đến phải đến, phía Trung Quốc vừa có sức mạnh cứng quân sự, vừa có sức mạnh mềm kinh tế, lại được thế mạnh pháp lý, do đó ngày càng lấn tới.
Tuyên bố của họ về vùng biển Hoàng Sa, theo dư luận quốc tế, là « hợp pháp ».
Hôm nay mọi người đều thấy kế thừa Việt Nam Cộng Hòa là điều cần thiết, mặc dầu chỉ để có danh nghĩa lý thuyết « de jure » chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa. Chỉ có vậy mới có thể cứu vãn hàng trăm ngàn km² biển và thềm lục địa của việt Nam không bị mất cho Trung Quốc.
Sau cuộc chiến Hoàng Sa 40 năm, nhà cầm quyền CSVN mới bắt đầu cho phép một số báo chí tường thuật lại trận chiến giữ nước bi hùng của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa nhằm chống lại một kẻ thù xâm lăng có lực lượng mạnh hơn nhiều lần là Trung Cộng. Một vài nhân sĩ đáng kính tổ chức các buổi lễ tưởng niệm. Có người hô hào quyên góp để giúp đỡ các quả phụ của các chiến sĩ đã hy sinh. Tất cả các việc làm này đều đáng được trân trọng và hưởng ứng.
Một số người khác « viết thư gởi Liên Hiệp Quốc » mục đích yêu cầu Trung quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đưa tranh chấp Hoàng Sa ra tòa án quốc tế. Tôi cho rằng đây là việc phiêu lưu. Trong tình trạng hiện nay, nếu vấn đề đưa ra tòa án quốc tế, VN không nhiều hy vọng thắng kiện. Mà thua kiện là không chỉ mất Hoàng Sa mà còn mất Trường Sa. Có nghĩa là hiến trọn biển Đông cho Trung Quốc. Điều may là lá thư này không có hy vọng đến LHQ và các định chế trực thuộc vì vấn đề thủ tục.
Tất cả các động thái này nhằm chứng minh việc kế thừa Hoàng Sa.
Đã trễ 40 năm nhưng không là quá trễ.
Cách đây khá lâu, khoảng 10 năm chi đó, người viết có đề nghị một phương pháp khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa bằng phương pháp kế thừa VNCH thông qua một bộ luật hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ.
Trong và ngoài nước, không một ai hưởng ứng.
Bây giờ, nước đến chân, qua các vụ chèn ép của Trung quốc, mọi người thấy đề nghị « kế thừa VNCH » là đúng.
Những nỗ lực vinh danh các chiến sĩ VNCH hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa nhằm tạo thế « kế thừa VNCH » đều đáng khen, nhưng chưa đủ. Bởi vì VN hôm nay còn phải đoạn tuyệt với di sản của VNDCCH. Việc này chỉ có thể thực hiện bằng cách thức « hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ ».
Từ lâu tôi cũng nói rằng việc tranh đấu khẳng định chủ quyền biển đảo cũng là tranh đấu dân chủ hóa chế độ. Tôi xem rằng những người ý thức được việc cần thiết « kế thừa VNCH » như những kẻ « tri âm ». Thật vui mừng biết bao nhiêu ! Tìm được một người hiểu được mình không dễ.
Hy vọng kỹ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa mọi người cùng suy nghĩ thêm. Công cuộc giữ nước, giữ vẹn toàn bờ cõi, biển đảo cũng là công cuộc tranh đấu dân chủ hóa chế độ.
Publié par Nhan Tuan Truong

Hoàng sa lưu chiến sử... "19.01.1974"

Hôm nay ngày tưởng niệm
Hoàng Sa lưu chiến tích
Những anh hùng tử sĩ
Bảo vệ đất nước nhà
Bời công hàm ... năm tám   "1958"
Bán biển đảo tổ tiên
Cho giặc Tàu xâm chiếm
Trong triều đại nhà Hồ...
Dù sức cùng lực kiệt
Chết vinh hơn nuốt nhục
Lưu truyền danh hậu thế
Của giống nòi Việt Nam

KN

Không như là tử sĩ              14.03.1988
Trấn giữ đảo Gạc Ma
Mang nỗi hờn uất hận
Vùi thây trong biển cả
Không một lần chống trả
Giữ biển đảo quê hương
Việt Nam non nước mình
Chìm trong cơn bảo lửa
Của bạo quyền nước ta
Học theo loài tư tưởng
Đạo Đức Hồ Chí Minh
Đảng ta bán cho Tàu

KN

Freitag, 12. Januar 2018

Hồ Chí Minh và Ðảng CSVN đã bán nước cho Trung Quốc như thế nào?

"- Tinh thần dân chúng bây giờ không phải như dân chúng hồi 1540. Trình độ dân chủ, phương tiện thông tin của đảng viên, của dân chúng vượt xa hồi 1958. Uy tín của Tổng Bí-thư Lê Khả-Phiêu không thể so sánh với Chủ-tịch Hồ Chí-Minh năm 1958. Mỗi vị trong Bộ Chính-trị bây giờ là một mảng, chứ không thể là một khối như Bộ Chính-trị hồi 1958. Các vị trong Bộ Chính-trị thời Lê Khả-Phiêu đều biết trước rằng: Ký hiệp ước nhượng lãnh thổ trong lúc này không thể bịt miệng, dấu diếm đảng viên cũng như dân chúng. Thế nhưng các ông ấy vẫn làm! Vì vậy phải có nguyên do gì trọng đại lắm. Liệu các ông có thể công bố cho quốc dân biết không?"

Cũng có thể so sánh TBT Lê Khả Phiêu hay với các TBT khác cũng như Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đồng ý cho Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Ký Công Hàm công nhận Tam Sa 12 Hãi lý của Trung Quốc là bao gồm luôn Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Luôn Nhượng đất vùng biên giới Việt_ Trung hiệp định 1999-2000 và Vịnh Bắc Bộ hiệp định ký 21016. bây giờ là mọt mảng chứ không thể nào giấu diếm sự thật được nữa. Phải trả quyền "Tự do, Dân chủ xã hội Đa phương" cho công dân. Đó là Trách nhiệm, Bổn phận của sự làm người Tự do, Dân chủ để bảo vệ đất nước.




Cái cây số không đó là cây số 5 cũ đấỵ Cột cây số Zéro bây giờ ở phía Nam cột Zéro cũ 5 cây sộ Từ cây số Zéro đến cây số 5 nay thuộc Trung-quốc.
Sát cây cầu Nam-quan, phía bên Trung-quốc cũng như Việt-Nam, đều có nhiều cơ sở:
Ai chịu trách nhiệm khi ký hai hiệp định trên? Cá nhân thì tôi không biết, nhưng có một điều tập thể thì ai cũng khẳng định là Bộ Chính-trị của đảng Cộng-sản Việt-Nam.
 Việt-Nam nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ ra trong nươc), thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn.
Trong khu vực này dân chúng, gia đình liệt sĩ đã ghi dấu tưởng niệm thân nhân ho Nay trao cho Trung-quốc, dĩ nhiên các di tích này bị phá hủỵ Dân chúng đang là lực lượng chóng mặt với kẻ thù, bảo vệ lãnh thổ, nay họ bỗng trở thành những người Trung-quốc bất đắc dị Các vòng đai phòng thủ bị mất. Dân tộc Việt-Nam mất mát về an ninh quá nhiềụ

Hồ Chí Minh và Ðảng CSVN đã bán nước cho Trung Quốc như thế nào?

Tiếp theo

Kính thưa Quý-vị,

Bây giờ tôi xin điều trần sang phần thứ nhì, đó là:

4. Vụ nhượng lãnh thổ mới đâỵ

* Hiệp định về biên giới trên đất liền Việt-Nam, Trung-quốc ngày 30-12-1999.

* Hiệp định phân định lãnh hải Việt-Nam, Trung-quốc ngày 25-12-2000.

4.1 - Ai chịu trách nhiệm về hai hiệp định.

Hai hiệp định này đều ký trong thời gian 1999-2000. Vào thời kỳ này tại Việt-Nam thì:

- Ông Lê Khả-Phiêu làm Tổng Bí-thư đảng Cộng-sản ViệtNam,

- Ông TrầnÐức-Lương làm Chủ-tịch nhà nước,

- Ông NôngÐức-Mạnh làm Chủ-tịch Quốc-hội,

- Ông Phan Văn-Khải làm Thủ-tướng.

- Ông NguyễN Mạnh Cầm làm Bộ trương Ngoại-giaọ

Ai chịu trách nhiệm khi ký hai hiệp định trên? Cá nhân thì tôi không biết, nhưng có một điều tập thể thì ai cũng khẳng định là Bộ Chính-trị của đảng Cộng-sản Việt-Nam. Không cần biết người ký là Chủ-tịch TrầnÐức-Lương, Thủ-tướng Phan Văn-Khải hay Bộ-trương Ngoại-giao Nguyễn Mạnh-Cầm. Tôi xin khẳng định: Ai ký cũng chỉ là người tuân lệnh Bộ Chính-trị đảng Cộng-sản Việt-Nam.

Nhưng người quyết định là aỉ ?!?

Ông Phan Văn-Khải, Nguyễn Mạnh-Cầm - Hai ông này không có quyền, dù có quyền các ông ấy cũng không dám quyết định. Ông Lê Khả-Phiêu quá yếu, không thể quyết định một mình. Ông TrầnÐức-Lương, NôngÐức-Mạnh càng không có quyền gị Vì vậy tôi mới quyết đoán rằng vụ này do Bộ Chính-tri đảng Cộng-sản chủ trương. Hiện tất cả các ông trong Bộ Chính-trị thời Lê Khả-Phiêu vẫn còn sống, rất khỏe mạnh. Khi quyết định nhượng đất, biển cho Trung-quốc các ông ấy đều biết rất rõ rằng:

- Tinh thần dân chúng bây giờ không phải như dân chúng hồi 1540. Trình độ dân chủ, phương tiện thông tin của đảng viên, của dân chúng vượt xa hồi 1958. Uy tín của Tổng Bí-thư Lê Khả-Phiêu không thể so sánh với Chủ-tịch Hồ Chí-Minh năm 1958. Mỗi vị trong Bộ Chính-trị bây giờ là một mảng, chứ không thể là một khối như Bộ Chính-trị hồi 1958. Các vị trong Bộ Chính-trị thời Lê Khả-Phiêu đều biết trước rằng: Ký hiệp ước nhượng lãnh thổ trong lúc này không thể bịt miệng, dấu diếm đảng viên cũng như dân chúng. Thế nhưng các ông ấy vẫn làm! Vì vậy phải có nguyên do gì trọng đại lắm. Liệu các ông có thể công bố cho quốc dân biết không?

- Thời gian ấy (1999-2000) đảng Cộng-sản lấn át Chủ-tịch Nhà-nước, cũng như Thủ-tướng nhất.Ðến nỗi Chánh-văn phòng Thủ-tướng chỉ vì nói một câu không mấy lịch sự với người đàn bà có thế lực trong đảng, mà bị bắt giam không lý do, Thủ-tướng không thể can thiệp cho ông ta tại ngoạị.

- Quyền gần như nằm trong tay ba ông Cố-vấn là cựu Tổng Bí-thưÐỗ Mười, cựu Chủ-tịch nhà nước LêÐức-Anh và cựu Thủ-tướng Võ Văn-Kiệt. Ba ông này như ba Thái-thượng hoàng thời Trần. Tuy mang danh Cố-vấn, nhưng ba ông vẫn còn uy quyền tuyệt đốị

- cũng trong thời gian ấy, cả thế giới (trừ Trung-quốc) đều có chính sách ngoại giao rất đẹp với Việt-Nam: Hoa-kỳ (Tổng-thống Bill Clinton), Liên-Âu, các nước ASEAN đang theo đuổi chính sách ngoại giao rất mềm dẻo với Việt-Nam. Nhất là Tổng-thống Clinton ký sắc lệnh bỏ cấm vận Việt-Nam, mở cửa cho sinh viên Việt-Nam sang du học Hoa-kỳ, mở cửa cho hàng Việt-Nam được nhập vào Hoa-kỵ Nói tóm lại thời gian từ nửa năm 1999 cho đến cuối năm 2000, Việt-Nam không bị một áp lực quốc tế nguy hiểm nào, đến độ phải nhượng đất, nhượng biển cho Trung-quốc để được viện trợ vũ khí, để được che chở.

- cũng thời gian trên, Trung-quốc, Việt-Nam không có tranh chấp lãnh thổ, không có đụng chạm biên giới, không có căng thẳng chính trị, không có chiến tranh. Vậy vì lý do nào mà các ông ấy cắt đất, cắt biển cho Trung-quốc? 4.2 - Chi tiết vụ cắt đất.

Vụ cắt đất ký ngày 30-12-1999, thì tôi được biết tin chi tiết, do hai ký giả Trung-quốc là bạn với tôi thông vào ngày 9-1-2000. Nghĩa là 10 ngày saụ Hai anh thuật, theo tinh thần bản hiệp định thì:

- Việt-Nam nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông (chứ không phải 720 như tin lộ ra trong nươc), thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn.

- Có mấy hiệp định thư (Photocol) đính kèm về việc thi hành. Quan trọng nhất là :

- Nhượng vùng Cao-bằng, sát tới hang Pak-bó, nơi Chủ-tịch Hồ Chí Minh ẩn thân lãnh đạo cuộc kháng chiến. Hang này trở thánh địa của đảng Cộng-sản Việt-Nam. Trước kia nằm rất xa biên giới (khoảng 50 km), nay nằm sát biên giớị

- Nhượng vùng đất bằng phẳng thuộc tỉnh Lạng-sơn nơi có cửa ải Nam-quan.

Thưa Qúy-vị,

4.3 - Ảnh hưởng vụ cắt đất.

4.3.1 - Mất biểu tượng năm nghìn năm của tộc Việt.

Khu Ải Nam-quan này là vùng đất thiêng, là Thánh địa trong mấy nghìn năm của người Việt. Bất cứ người Việt nào từ 6 tuổi trở lên đều biết rằng Ải Nam-quan là vùng đất tượng trưng biên giới phía Bắc, tượng trưng cho lãnh thổ, cho tinh thần tự chủ, cho niềm niềm tự hào của hoÐây là vùng đất đi sâu vào lịch-sử, văn-học và tâm tư toàn thể người Việt. Trở về quá khứ, trong lần mạn đàm giữa Chủ-tịch Mao TrạchÐông và Chủ-tịch Hồ Chí Minh. Chủ-tịch Mao Trạch Ðông đã nói:

"Cái tên Ải Nam-quan, nhắc nhở đến cuộc chiến do bọn phong kiến Hoa, Việt làm xấu tình hữu nghị nhân dân. Tôi xin đổi thành Mục Nam-quan. Mục là mắt, coi như nhân dân Trung-quốc luôn hướng mắt nhìn về nhân dân Việt ở phương Nam. Ngược lại coi như mắt của nhân dân Việt luôn nhìn về Bắc với tình hữu nghị".

Chủ-tịch Hồ Chí-Minh vui vẻ chấp thuận. Nhưng trên thực tế, chỉ có phía Trung-quốc in trên bản đồ địa danh Mục Nam-quan mà thôị Còn phía Việt-Nam trên bản đồ hành chính, trên báo chí, văn học, vẫn dùng từ Ải Nam-quan hay cửa Hữu-nghị.

4.3.2 - Mất cửa ngõ giao thông lịch sử giữa tộc Hoa, tộc Việt.

Tôi đã nhiều lần từ Việt-Nam sang Trung-quốc bằng cửa ải này và ngược lạị lãnh thổ Hoa-Việt được phân chia bởi một con sông nhọÐây là cửa họng giao thông của Trung-quốc, Việt-Nam bằng đường bô Suốt hơn mấy nghìn năm qua, dân Hoa-Việt giao thương đều qua đâỵ Chính vì vậy mà con đường quốc lộ xuyên Việt mang tên Quốc-lộ 1, được đánh số cây số Zéro từ đầu cây cầu Nam-quan. Tất cả thư tịch Việt-Nam đều chép rằng:

"Con đường Bắc-Nam khởi từ ải Nam-quan".

Hoặc : "lãnh thổ Việt-Nam Bắc giáp Trung-hoa, khởi từ ải Nam-quan đến mũi Cà-mâu, theo hình chữ S".

Bây giờ nếu Quý-vị vào Website của Bộ Ngoại-giao Việt-Nam, Quý-vị sẽ không thấy hàng chữ trên, mà chỉ thấy câu: "lãnh thổ Việt-Nam khởi từ cây số không ở phía Bắc".

Thưa Quý-vị,

Cái cây số không đó là cây số 5 cũ đấỵ Cột cây số Zéro bây giờ ở phía Nam cột Zéro cũ 5 cây sộ Từ cây số Zéro đến cây số 5 nay thuộc Trung-quốc.

Sát cây cầu Nam-quan, phía bên Trung-quốc cũng như Việt-Nam, đều có nhiều cơ sở:

- Cơ sở Hải-quan.

- Bai đậu cho hằng trăm xe tải, để chờ kiểm soát, chờ làm thủ tục nộp thuế.

- Cơ sở di trú của Công-an để kiểm soát Passeport.

-Ðồn của quân đội để tuần phòng, bảo vệ lãnh thộ

- Hằng chục cơ quan, khác như Bưu điện, Ngân-hàng, công ty điện, nước.

- Về phía dân chúng, hằng trăm cửa hàng ăn, nhà ngủ, khách sạn.

Các cơ sở phía Nam thuộc Việt-Nam, trong chiến tranh Hoa-Việt 1978, quân đội Trung-quốc đã san bằng hết. Kể cả cây cột biên giớị Tuy vậy sau chiến tranh, đã xây dựng lại hoàn toàn. Từ khi có phong trào mở cửa, đổi mới chính trị, dân chúng cả hai bên đã xây dựng lại khang trang hơn cũ, rộng lớn hơn cũ, và hiện đại hơn cụ Nhưng từ khi hiệp định 30-12-1999 ký thì toàn bộ khu này thuộc Trung-quốc. những cơ sở đó bây giờ được thay bằng một tòa nhà duy nhất.

4.3.3, Mất dân, mất di tích lịch sử

Ði sâu vào khu vực phía Nam của Nam-quan ít cây số nữa là quận lỵÐồng đăng, rồi tới tỉnh lỵ Lạng-sơn.Ðây cũng là đất thiêng, khu có di tích văn hóa lịch sử của tộc Việt:Ðộng Tam-thanh, tượng núi Tô-thị, thành của bọn giặc Mạc trên núị Vùng Lạng-sơn xưa là Thủ-đô của con cháu giặc MạcÐăngÐung, mà năm 1540 đã dâng đất cho Trung-quốc, để được bao che cát cứ quân phiệt một thời gian. Trong chiến tranh Hoa-Việt 1978, hầu như toàn bộ các cơ sở kỹ nghệ, cầu cống, dinh thự, di tích tôn giáo, lịch sử, cơ sở hành chính, thương mại, kể cả nhà cửa của dân chúng bị san bằng. Chắc Quý-vị cho rằng tôi dùng từ Coventry có đôi chút quá đáng. Thưa Quý-vị từ Coventry cũng chưa đủ để chỉ việc quân đội Trung-quốc đã làm ở Lạng-sơn. Kinh khiếp nhất là động Nhất-thanh, Nhị-thanh, Tam-thanh, họ cũng dùng đại bác bắn vào làm hư hại rất nhiềụ

Ði sâu về phía Nam ít cây số nữa là Ải Chi-lăng, nơi mà quân Trung-quốc vượt qua không biết bao nhiêu lần để tiến về thủ đô Thăng-long của Việt-Nam xưạ Tại đây đã diễn ra những trận chiến ác liệt, khiến ít nhất 73 vạn quân của các triều đại Tống, Mông-cổ, Minh, Thanh bị giết. Và cũng tại đây, có không biết bao nhiều tướng của các triều đại trên bị tử trận. Khi quân Việt giết những tướng, dù vào thời kỳ nào chăng nữa thì đầu vẫn bêu tại một mỏm núi, gọi là núiÐầu-quỵ Tại ải Chi-lăng, núi Ðầu-quỷ đều khắc bia đá ghi lại di tích lịch sự Hồi chiến tranh Hoa-Việt 1978, khi các tướng Hồng-quân cho quân tiến đến đây, nghe nhắc chuyện cũ thì họ toát mồ hôi lạnh, phải ngừng lạị May mắn thay khu này vẫn còn thuộc lãnh thổ Việt.

Trở lại vùng đất mà đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng cho Trung-quốc, dĩ nhiên họ nhượng cả dân chúng nữạ Trong năm nghìn năm lịch sử chiến tranh Hoa-Việt, dân chúng, chiến sĩ tại vùng này là lực lượng đầu tiên chống quân Trung-quốc. Họ phải hy sinh tính mạng, tài sản đầu tiên, khi quân Trung-quốc đánh sang. Có không biết bao nhiêu di tích, huyền sử về núi non, về sông ngòi về cuộc chiến, về gương anh hùng. Chính quyền các triều đại đều tuyên dương công lao của họ, họ từng hãnh diện đời nọ sang đời kiạ Bây giờ vùng này trao cho Trung-quốc, kẻ thù năm nghìn năm của họ- Họ bị mất mát quá nhiều về tinh thần. Họ phải cúi mặt chịu sự cai trị của kẻ thụ Bao nhiêu di tích lịch sử, huyền sử phải phá bỏ, không được nhắc tớị Thương tổn tinh thần quá lớn Gần đây nhất, trong chiến tranh 1978, phía Việt cũng như Trung-quốc, chôn trên lãnh thổ mình, dọc theo biên giới mấy chục vạn quả mìn. Sau chiến tranh mới đào lên. Phía Việt lập rất nhiều đồn, hầm, công-sự chiến đấu dọc biên giới thành 4 vòng đaị Mấy chục nghìn chiến sĩ Việt tử trận tại đâỵ Hiện những cơ sở đó vẫn còn. Trong khu vực này dân chúng, gia đình liệt sĩ đã ghi dấu tưởng niệm thân nhân ho Nay trao cho Trung-quốc, dĩ nhiên các di tích này bị phá hủỵ Dân chúng đang là lực lượng chóng mặt với kẻ thù, bảo vệ lãnh thổ, nay họ bỗng trở thành những người Trung-quốc bất đắc dị Các vòng đai phòng thủ bị mất. Dân tộc Việt-Nam mất mát về an ninh quá nhiềụ

Còn phần chót Lãnh Hãi

Posted by Kunieda Aoi Huynh

http://www.nguyenkhapnoi.com/files/2012/06/225.jpg

PHẬT GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ

Điều thứ tư: Phải biết rỏ ràng luật lệ để thi hành là: Luật pháp là cho mọi người được quyền Tự do trong ngôn luận, để chống tham nhũng và tệ nạn bất công của xã hội, môi trường, mất đất đai, biển đảo v.v... Đó là quyền Dân chủ của công dân có quyền kiễm soát Chính quyền về vấn đề tham nhũng, hối lộ v.v... Đó là quyền xây dựng một chính trị đa nguyên, bình đẳng, cho tất cả mọi Tôn giáo cũng như công dân; được quyền thành lập một xã hội đa đảng phái bảo vệ tiếng nói chánh kiến của công dân. Đó là luật Nhân quyền.

-Chứ không phải nhà cầm quyền thi hành pháp luật không Hợp Lý với sự Tự do, Dân chủ, bình đẳng Tôn giáo và Đa phương xã hội chính kiến của công dân. Là nhà cầm quyền thi hành pháp luật ngăn cấm, bắt giam tù đày hay đàn áp đánh đập công dân là không Hợp lý. Đó là chủ nghĩa độc tài toàn trị chuyên đàn áp khống chế tiếng nói Tự do, Dân chủ, xã hội Đa phương... của công dân là không được.

KN

https://www.youtube.com/watch?v=I949uD3-au0&feature=push-u&attr_tag=ffj0FprcGmIkHtPf-6

Về tư cách của người lãnh đạo, Ngài khuyên thêm:

1. Người cầm quyền tốt hành động vô tư, không thành kiến và không kỳ thị giữa nhóm này với nhóm khác.

2. Người cầm quyền tốt không ấp ủ bất cứ loại sân hận nào với bất cứ ai.

3. Người cầm quyền tốt phải tỏ ra không sợ hãi bất cứ điều gì khi thi hành luật pháp, nếu luật pháp ấy đúng.

4. Người cầm quyền tốt phải có sự hiểu biết rõ ràng luật lệ thi hành. Không phải là luật lệ phải thi hành chỉ vì người cầm quyền có quyền hành để thi hành luật ấy. Luật pháp phải được thi hành một cách hợp lý và hợp với lẽ phải thông thường.-(Kinh Cakkavatti Sihananda)


Đường lối Phật Giáo đến với quyền uy chính trị là đạo đức hóa và sự sử dụng có trách nhiệm về quyền lực của đại chúng. Đức Phật thuyết giảng về bất bạo động và hòa bình như một thông điệp cho toàn thể vũ trụ. Ngài không chấp nhận bạo động hay sự phá hoại đời sống. Ngài tuyên bố, không có một cuộc chiến tranh nào được gọi là "chính đáng".
Học thuyết của Đức Phật giảng dạy không căn cứ trên "Triết Lý Chính Trị". Học thuyết này cũng chẳng phải để khuyến khích con người thụ hưởng lạc thú thế gian mà để chỉ rõ cho thấy con đường đạt Niết Bàn. Nói một cách khác, mục đích rốt ráo là chấm dứt ái dục trói buộc con người trong thế giới này. Câu kệ trong Kinh Pháp Cú đã khéo tóm tắt sự xác định ấy như sau: "Con đường dẫn đến lợi lạc trần gian là một, và dẫn đến Niết Bàn bằng cách sống một cuộc đời đạo hạnh lại là một con đường khác". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người Phật Tử không thể, hay không nên tham gia vào hoạt động chính trị vốn là một thực thể trong xã hội.

PHẬT GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ
Thùy Linh

Đức Phật là người chinh phục vĩ đại nhất. Ngài chinh phục thế giới bằng vũ khí của tình thương và chân lý. Giáo lý của Ngài soi sáng Con đường cho nhân loại để vượt qua thế giới tối tăm, hận thù và đau khổ, để đến thế giới của ánh sáng, tình thương và hạnh phúc. Đó là cuộc chinh phục vĩ đại nhất mà loài người được biết cho đến nay. Theo Phật Giáo, phép màu nhiệm nhất chính là giúp một kẻ độc ác trở thành một người thánh thiện. Ngài là thái tử nhưng đã từ bỏ ngai vàng để xuất gia cầu tìm chân lý giúp nhân loại thoát khỏi khổ não. Tuy không còn dính đến quyền thế, nhưng giáo lý của Ngài lại rất gần gũi với con người, kể cả các chính trị gia. Nhân Nội các mới của đất nước được thành lập, Quốc hội mới đang nhóm họp kỳ đầu tiên, tiện ngày nghỉ cuối tuần, TL mời bạn bè đọc trích đăng phần nói về Đạo Phật và Chính trị của hòa thượng K.Sri Dhammnanda do Thích Tâm Quang dịch.

Rất mong các quan chức bớt chút thời gian ghé mắt đến khi có thể, hoặc Thùy Linh nhờ ai đó in ra cho các vị ấy đọc để soi lại mình để tu tâm, tu tính…Tất nhiên từ không đọc đến đọc đã là một chặng đường dài. Từ đọc đến thực hành còn dài tít tắp nữa…Nhưng với thiện tâm là một Phật tử, Thùy Linh cứ post lên đây và hy vọng, hy vọng…
Hòa thượng K.Sri Dhammnanda do Thích Tâm Quang dịch.

PHẬT GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ

Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…Có một vấn đề cố hữu là người ta hay đem trộn lẫn tôn giáo vào chính trị. Căn bản của tôn giáo là đạo đức, thanh tịnh và đức tin, trong khi căn bản của chính trị là quyền thế. Khi tôn giáo được sử dụng để thỏa mãn ý đồ chính trị, tôn giáo phải đi trước những lý tưởng đạo đức cao cả và trở nên mất giá trị bởi những yêu cầu chính trị trần tục. Sức đẩy của Phật Pháp không phải nhằm vào việc tạo lập các thể chế chính trị mới và các cuộc cải tổ chính trị. Phật Pháp căn bản tìm cách giải quyết các khó khăn của xã hội bằng cách cải tạo chính những con người thành lập xã hội ấy, bằng cách đề nghị một số nguyên tắc tổng quát để xã hội được hướng dẫn tới tinh thần nhân cao cả hơn, để cải tiến phúc lợi cho các thành viên và chia sẻ tài nguyên công bằng hơn. Thể chế chính trị chỉ có một giới hạn nào đó trong việc bảo toàn hạnh phúc và sự thịnh vượng của người dân. Không có một hệ thống chính trị nào, dù lý tưởng đến đâu đi nữa, có có thể mang lại thực sự hòa bình và hạnh phúc chừng nào con người còn bị chi phối bởi tham, sân và si. Dù một hệ thống chính trị tốt và công bằng, bảo đảm nhân quyền căn bản, bao hàm sự hạn chế và quân bình trong việc sử dụng quyền lực là một điều kiện quan trọng cho đời sống hạnh phúc trong xã hội, người ta cũng không nên lãng phí thì giờ vào sự tìm kiếm bất tận một hệ thống chính trị chủ yếu mà con người có thể hoàn toàn được tự do. Vì tự do hoàn toàn không thể tìm trong bất cứ một hệ thống nào mà chỉ tìm thấy trong những tâm đã được tự do mà thôi. Muốn được tự do, con người phải nhìn trở vào nội tâm mình và hành hoạt làm sao để giải thoát chính mình khỏi xiềng xích của vô minh và tham dục. Tự do trong ý nghĩa đúng nhất của nó chỉ có thể đạt được khi một người biết sử dụng Pháp để phát triển cá tính qua lời nói và hành động chính đáng và rèn luyện tâm ý để phát triển tiềm năng tinh thần và hoàn tất mục tiêu giác ngộ tối hậu.

Trong khi công nhận sự ích lợi của việc tách rời tôn giáo với chính trị và những giới hạn của hệ thống chính trị trong việc mang hòa bình và hạnh phúc, có nhiều khía cạnh của lời Phật dạy tương đồng gần gũi với sự cải biến chính trị hiện tại.

- Trước tiên, Đức Phật đã nói về sự bình đẳng của tất cả mọi người, trước cả Abraham Lincoln. Ngài còn nói những giai tầng và đẳng cấp xã hội là những chướng ngại nhân tạo dựng nên bởi xã hội. Theo Ngài chỉ có sự phân chia thứ hạng con người được căn cứ trên phẩm cách, đạo đức.

- Thứ hai, Đức Phật khuyến khích tinh thần hợp tác xã hội và sự tham gia tích cực vào xã hội. Tinh thần này được tích cực đẩy mạnh trong tiến trình chính trị của xã hội tiên tiến.

- Thứ ba, vì Đức Phật không chỉ định ai là người thừa kế Ngài nên thành viên của Tăng Đoàn được hướng dẫn bởi Giáo Pháp và Luật, hay nói tóm lại bởi Giới Luật. Cho đến ngày nay, thành viên của Đoàn Thể Tăng Già đều phải tuân theo Giới Luật. Giới Luật chi phối và hướng dẫn tư cách đạo đức họ.

- Thứ tư, Đức Phật khuyến khích tinh thần trao đổi ý kiến và tiến trình dân chủ. Điều này được thể hiện trong phạm vi Đoàn Thể Tăng Già mà tất cả thành viên đều có quyền quyết định những công việc chung. Khi nêu lên một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi sự chú ý, những cách giải quyết được đưa ra giữa các tỳ kheo để bàn luận giống như trong hệ thống nghị trường dân chủ hiện tại. Thủ tục theo chế độ tự quản này đã làm cho nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng trong các hội trường Phật Giáo tại Ấn Độ cách đây hơn 2500 năm đã thấy có những nguyên tắc sơ đẳng của thể thức áp dụng tại nghị trường ngày nay. Một giới chức đặc biệt giống như vị Chủ Tịch Viện được chỉ định để bảo quản phẩm cách của hội nghị. Một giới chức thứ hai được chỉ định giống như vai trò của Nghị Viên phụ trách tổ chức (Chief Whip) để kiểm soát túc số (tức số đại biểu qui định). Những vấn đề được đưa ra thảo luận dưới hình thức đề nghị. Trong một số trường hợp, vấn đề chỉ cần biểu quyết một lần, có trường hợp phải đến ba lần. Thủ tục này đã đi trước Nghị Viện ngày nay đòi hỏi một dự án phải được đọc lần thứ ba truớc khi thành luật. Nếu cuộc thảo luận có những ý kiến dị biệt, vấn đề phải được quyết định bằng đa số tuyệt đối trong một cuộc đầu phiếu kín.

Đường lối Phật Giáo đến với quyền uy chính trị là đạo đức hóa và sự sử dụng có trách nhiệm về quyền lực của đại chúng. Đức Phật thuyết giảng về bất bạo động và hòa bình như một thông điệp cho toàn thể vũ trụ. Ngài không chấp nhận bạo động hay sự phá hoại đời sống. Ngài tuyên bố, không có một cuộc chiến tranh nào được gọi là "chính đáng".

Ngài dạy: "Kẻ chiến thắng gieo hận thù, kẻ chiến bại sống đời lầm than. Ai là kẻ từ bỏ cả thắng lẫn bại, kẻ đó hạnh phúc và an lạc". Không những Đức Phật dạy bất bạo động và hòa bình, Ngài là vị Đạo Sư Tôn Giáo duy nhất thân hành đến chiến trường để ngăn cản chiến tranh. Ngài đã hóa giải sự căng thẳng giữa hai dòng họ Thích Ca và Koliyas sắp sửa khởi chiến trên dòng sông Rohini. Ngài đã thuyết phục được Hoàng Đế A-Xà-Thế dừng binh đi đánh Vương Quốc Vajjis. Đức Phật thảo luận sự quan trọng về điều kiện tiên quyết của một chính quyền tốt. Ngài trình bầy cho thấy một đất nước đi đến thối nát, suy đồi, bất hạnh như thế nào khi người cầm đầu chính phủ nhũng lạm và bất công. Ngài chống lại sự tham nhũng và cho biết chính quyền cần hành động ra sao căn cứ trên nguyên tắc nhân đạo. Đức Phật có lần nói: "Khi người cầm quyền quốc gia công bằng và đức hạnh, các bộ trưởng (đại thần) cũng trở nên công bằng và đạo hạnh; khi các bộ trưởng công bằng và đạo hạnh, những giới chức cao cấp trở nên công bằng và đạo hạnh; khi các giới chức cao cấp công bằng và đạo hạnh, đội ngữ và đoàn sinh trở nên công bằng và đạo hạnh; khi đội ngữ và đoàn sinh trở nên công bằng và đạo hạnh, người dân trở nên công bằng và đạo hạnh". (Tăng Chi Bộ Kinh). Trong kinh Cakkavatti Sihananda, Đức Phật dạy vô luân và tội ác, như trộm cắp, lừa dối, bạo động, sân hận, độc ác, có thể phát xuất vì nghèo khổ. Các vua chúa và chính quyền có thể cố gắng ngăn chận tội ác bằng hình phạt, nhưng chỉ dùng võ lực để triệt tiêu tội ác thì vô ích. Trong kinh Kutadanta, Đức Phật khuyến dụ nên phát triển kinh tế thay vì võ lực để giảm thiểu tội ác. Chính quyền nên sử dụng tài nguyên quốc gia để cải tiến điều kiện kinh tế trong nước. Có thể bắt tay vào việc phát triển nông nghiệp và mở mang nông thôn, hỗ trợ tài chánh cho các nhà thầu và người kinh doanh, trả lương xứng đáng cho công nhân để duy trì cuộc sống tươm tất có nhân cách. Trong kinh Jataka, Đức Phật dạy mười điều cần thiết cho một chính quyền tốt được gọi là "Dasa Raja Dharma". Mười điều này có thể áp dụng cả đến ngay nay cho bất cứ một chính quyền muốn trị nước hòa bình. Những nguyên tắc đó là:

1. Không thành kiến và tránh ích kỷ.

2. Duy trì đặc tính luân lý cao.

3. Sẵn sàng hy sinh lạc thú riêng tư cho hạnh phúc của người dân

4. Chân thật và hết sức liêm chính.

5. Sống cuộc đời thanh bạch cho người dân tích cực noi gương.

6. Không bị bất cứ hình thức sân hận nào.

7. Bất bạo động.

8. Thực hành hạnh kiên nhẫn.

9. Tôn trọng ý kiến quần chúng để động viên hòa bình và hòa hợp.

Về tư cách của người lãnh đạo, Ngài khuyên thêm:

1. Người cầm quyền tốt hành động vô tư, không thành kiến và không kỳ thị giữa nhóm này với nhóm khác.

2. Người cầm quyền tốt không ấp ủ bất cứ loại sân hận nào với bất cứ ai.

3. Người cầm quyền tốt phải tỏ ra không sợ hãi bất cứ điều gì khi thi hành luật pháp, nếu luật pháp ấy đúng.

4. Người cầm quyền tốt phải có sự hiểu biết rõ ràng luật lệ thi hành. Không phải là luật lệ phải thi hành chỉ vì người cầm quyền có quyền hành để thi hành luật ấy. Luật pháp phải được thi hành một cách hợp lý và hợp với lẽ phải thông thường.-(Kinh Cakkavatti Sihananda)

Kinh Milanda Panha có nêu như sau: "Nếu một người thiếu tư cách, thiếu khả năng, không thích hợp, bất lực và không đáng làm vua, tự mình tôn phong làm vua hay người trị vì với uy quyền to lớn, kẻ đó sẽ bị hành hạ khổ sở...phải chịu nhiều hình phạt bởi người dân, vì thiếu tư cách và không xứng đáng, đã tự mình lên ngôi vua bất chính". Người cầm quyền, cũng như những người khác vi phạm và đi quá giới đức và nguyên tắc căn bản của tất cả luật lệ xã hội trong nhân loại, thì cũng phải chịu hình phạt. Hơn thế nữa, người cầm quyền bị khiển trách đã sử sự như một tên ăn cắp của công. Câu chuyện trong Kinh Jataka có nêu rằng, người cầm quyền mà trừng phạt người vô tội, không trừng phạt kẻ có tội thì không xứng đáng trị vì đất nước. "Nhà Vua lúc nào cũng phải tự mình thăng tiến, và cẩn thận quán chiếu hạnh kiểm của mình trong hành vi, lời nói và tư tưởng, luôn luôn cố gắng tìm tòi và lắng nghe ý kiến đại chúng xem mình có phạm lỗi lầm hay sai sót trong việc trị vì vương quốc. Nếu có sự trị vì sai quấy, họ sẽ kêu ca khi bị thiệt hại bởi sự bất lực của người cầm quyền do chính sách hình phạt, thuế má, bất công hay những áp bức kể cả sự tham nhũng dưới bất cứ hình thức nào, và người dân sẽ chống lại nhà cầm quyền bằng cách này hay cách khác. Trái lại, nếu nhà vua trị vì minh chánh, thần dân sẽ chúc phúc ngài: Hoàng Thượng Muôn Năm". (Majjhima Nikaya - Trung Bộ). Đức Phật nhấn mạnh về trọng trách của người cầm quyền biết dùng sức mạnh quần chúng để cải tiến phúc lợi cho dân như Hoàng đế Asoka đã làm vào thế kỷ III (TCN). Asoka, một tấm gương sáng chói về nguyên tắc này vì vua đã quyết định sống đúng theo Giáo Pháp và truyền bá Chánh Pháp để phục vụ dân chúng và nhân loại. Vị Hoàng Đế này tuyên bố không dùng võ lực với quốc gia lân bang, cam kết thiện chí này bằng cách gửi các sứ giả cùng với thông điệp hòa bình và không gây hấn đến những vị vua ở xa. Ngài đã động viên sự phát huy các đức hạnh xã hội như chân thật, trung thành, từ bi, nhân ái, bất bạo động, cư xử đứng đắn với mọi người, không phung phí, không hám lợi, và không làm tổn thương thú vật. Ngài khuyến khích tự do tôn giáo và sự tôn kính lẫn nhau giữa các tôn giáo. Ngài tổ chức các cuộc thuyết Pháp định kỳ cho các đồng bào tại nông thôn. Ngài phụ trách các công việc lợi ích công cộng, như thiết lập các bệnh viện cho người và vật, cung cấp thuốc men, trồng cây cối trên các đường lộ và rừng, đào giếng, xây cất các trạm tiếp tế nước và các nhà tạm trú. Ngài triệt để cấm ác độc với thú vật.

Có đôi khi Đức Phật được xem như một nhà cách mạng xã hội. Chẳng hạn như Ngài lên án hệ thống giai cấp, xác nhận sự bình đẳng giữa mọi người, lên tiếng về sự cần thiết cải tiến các điều kiện kinh tế xã hội, công nhận tầm quan trọng của việc chia sẻ hợp lý của cải giữa người giàu và người nghèo, nâng cao địa vị phụ nữ, khuyến cáo tinh thần hợp tác nhân đạo trong chính quyền và nền hành chánh, dạy rằng không nên điều hành xã hội bằng lòng tham mà phải bằng lòng tôn trọng và từ ái đối với dân chúng. Ngoài những việc như trên, sự đóng góp của Đức Phật cho nhân loại còn vĩ đại hơn nhiều vì Ngài đã phát động một điểm mà từ trước tới nay chưa có một nhà cải cách nào đã làm bằng cách đi ngược vào gốc rễ thâm sâu nhất của tính bất thiện nằm trong tâm con người. Cải cách chân chính chỉ có thể có hiệu quả khi được thực hiện ngay trong tâm con người.

Những cải cách bằng sức mạnh trên thế giới bên ngoài đều rất ngắn hạn vì không có gốc rễ. Nhưng những cải cách nẩy sanh từ kết quả của sự thay đổi tâm thức bên trong con người mới có gốc rễ lâu dài. Khi những cánh cây đâm chồi mọc nhánh, chúng sẽ rút dinh dưỡng từ một nguồn không bao giờ cạn là những thôi thúc do bản năng của dòng sống đang trôi chảy. Cho nên những cải cách chỉ hữu hiệu khi tâm con người đã chuẩn bị sẵn sàng phương cách, và chúng chỉ được duy trì được bao lâu mà con người còn biết bồi dưỡng sinh khí cho chúng bằng tình yêu thương chân lý, công bằng, và đồng loại. Học thuyết của Đức Phật giảng dạy không căn cứ trên "Triết Lý Chính Trị". Học thuyết này cũng chẳng phải để khuyến khích con người thụ hưởng lạc thú thế gian mà để chỉ rõ cho thấy con đường đạt Niết Bàn. Nói một cách khác, mục đích rốt ráo là chấm dứt ái dục trói buộc con người trong thế giới này. Câu kệ trong Kinh Pháp Cú đã khéo tóm tắt sự xác định ấy như sau: "Con đường dẫn đến lợi lạc trần gian là một, và dẫn đến Niết Bàn bằng cách sống một cuộc đời đạo hạnh lại là một con đường khác". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người Phật Tử không thể, hay không nên tham gia vào hoạt động chính trị vốn là một thực thể trong xã hội.

Cuộc sống của những thành viên trong xã hội được hình thành bởi luật lệ và quy tắc, bởi những cải cách kinh tế hợp pháp trong nước, những sự canh tân về tổ chức ảnh hưởng bởi các nguyên tắc chính trị của xã hội ấy. Tuy vậy, nếu một Phật tử muốn hoạt động chính trị, người đó không nên dùng tôn giáo để đạt uy quyền chính trị, và cũng không nên khuyến bảo những ai đã từ bỏ cuộc đời trần tục sống một cuộc đời thanh tịnh, đạo hạnh tham gia hoạt động chính trị.



Khi ông Tổ Lenin nói:

Không nên để cho cuộc sống xã hôi ("Tự do, Dân chủ, Đa nguyên xã hội") được dễ dàng đó là sự bền vững cho chế độ độc tài.

Nghĩa là
"Là đàn áp bịt miệng báo chí tiếng nói tự do dân chủ của người dân"
Unterdrückt Stimmen mundtot Pressefreiheit und Demokratie des Volkes

http://gutezitate.com/zitate-bilder/zitat-nichts-vereinfacht-das-leben-so-nachhaltig-wie-eine-diktatur-wladimir-iljitsch-lenin-249524.jpg

Làm người thế kỹ...

Làm người cho đáng làm người

Không như bầy khỉ cúi đầu lặng thinh

Dân kêu dân chết dân than

Cùng nhau tiếng nói độc tài hại dân

Độc tài phong kiến từ lâu

Quyền hành bạo lực lên đầu người dân

Gây ra nỗi sợ vô hình

Trên đầu trên cổ gông cùm nhân dân

Dân oan dân chết ngoài khơi

Ngư nghiệp mất hết không ngoài Trung Hoa

Nông dân mất đất kêu vang

Công nhân rên xiết quặn mình đau thương

Tiểu thương chợ búa rên la

Siêu cao thuế nặng giết dần tiểu thương

Doanh nghiệp nhà nước đở đầu

Đồ ăn độc hại giết mòn dân ta

Tuyên truyền giã dối mị dân

Nước nhà độc lập nhờ ơn bác Hồ "Đảng cộng sản"

Chia ly tữ biệt muôn nhà

Thành ra tự chủ cho loài Bắc phương

Công trình xây dựng nước nhà

Gói thầu Trung Quốc còn gì nước ta

Công nhân là lính trá hình

Lập khu tự trị nước ta thôi rồi

Làm người không lẻ nhẫn tâm

Như bầy quỹ đỏ lạc loài Trung Hoa

Độc tài đảng trị ai ơi

Tham quyền cố vị tôi đòi bác Mao

Làm người chính trực hôm nay

Không luồn không cúi trước bầy gian tham

Đứng ngay nói thẳng ngẫng đầu

Không sợ không hãi là người chúng ta

Làm người thế kỹ hôm nay

Trí tuệ rộng mở con đường quang vinh

Tư do dân chủ phải đòi

Không đòi không hỏi ai ban cho mình

Tự do dân chủ đa nguyên

Con đường phía trước tuy xa mà gần

Nói lên tiếng nói của mình

Cùng nhau tiếng nói nối vòng nước Nam

KN