Dienstag, 21. März 2017

Hạnh phúc là gì...




Auf der Suche nach dem Glück
" Wenn Sie eine Million verdienen, wollen Sie zehn Millionen, und wenn Sie zehn haben, wollen Sie hundert Millionen. Sofern wir nicht lernen zu sagen "das genügt mir jetzt", können wir niemals wahrhaft zufrieden sein. Es ist wie ein Spiel. Bei dem Sie niemals die Chance haben zu treffen."
Aus Glücksregeln für den Alltag, Herder-Verlag, Dalai Lama, Howard C. Cutler.
http://www.sylvana-pollehn.de/…/spr%C3%BCche-zitate-weishe…/
Đi tìm hạnh phúc.
" Nếu bạn đã có 1 triệu, bạn sẽ muốn 10 triệu, và bạn đã có 10 triệu, bạn lại muốn có 100 triệu. Trong trường hợp này chúng ta phải học hỏi và dứt khóat với câu nói không " Tôi đã đầy đủ". chúng ta có thể không bao giờ tìm thấy sự đầy đủ của hạnh phúc. "Có một câu thí dụ như thế này. Với sự đầy đủ hạnh phúc bạn sẽ không bao giờ gặp được."
Hạnh phúc của mỗi ngày trong ta, Dalai Lama
Stimmt! Niemand hat das Glück im wahrhaft finden haben. Ausser mir sich selbs sagen "Mir ist genug". Dann finde ich das Glück.
Đúng vậy! Không ai có thể nói tìm thấy hạnh phúc. Ngoại trừ chính ta "Tôi đã đầy đủ" Là bạn đã tìm thấy hạnh phúc.
Was ist Glück "Glück ist nicht so glücklich mit dem neuen Geld. Wenn wir sehen, Ungerechtigkeit im sozialen Leben um uns herum geschieht. Wir sprechen sie in einer glücklichen wir wir tun.
Hạnh phúc là gì" Hạnh phúc không phải là vì tiền mới có hạnh phúc. khi chúng ta thấy những sự bất công xã hội trong đời sống đang xảy ra chung quanh ta. Chúng ta lên tiếng nói đó là trong một cái hạnh phúc chúng ta đang làm.






Hạnh phúc là gì...

Hạnh phúc này khi ta tìm thấy
Con đường tiếng nói chúng ta đi
Phá tan nỗi sợ của độc tài
Thờ ơ vô cảm bấy lâu nay
Hạnh phúc làm người dám hiên ngang
Cất lên tiếng nói của con người
Độc lập tự do ta phải có
Môi trường sinh sống của dân ta

KN

Montag, 20. März 2017

Quyết Thắng đến bao giờ?


Quyết Thắng đến bao giờ?


Chào thân ái và quyết thắng...
      Còn nhớ ngày trước, đài phát thanh thường hay phát lời chúc mừng của các lãnh đạo đảng Cộng sản nhân dịp năm mới hay đại hội nào đó. Lời lẽ của các vị sang sảng, hùng hồn, và kết thúc bao giờ cũng có câu: “Chào thân ái và quyết thắng”. Vì tôi còn nhỏ nên những lời lẽ hào sảng kia cũng có tác động đáng kể, nó khiến tâm hồn người ta rạo rực, như quyết tâm tiêu diệt một cái gì đó. Từ “thân ái” thì rõ rồi, còn “quyết thắng” thì trí óc tuổi thơ của tôi lúc đó không thể hiểu nổi là thắng ai và thắng cái gì?
Thế hệ chúng tôi lớn lên không còn chiến tranh, không có tiếng súng hận thù. Đó là giai đoạn cả nước cùng bắt tay "xây dựng và đi lên chủ nghĩa xã hội". Thế hệ đi trước, những người lớn tuổi thì có thể hiểu và thấm thía được cái giá của hai từ “quyết thắng” kia. Nó nhất định phải dành cho một đối tượng cụ thể nào đó, và đối tượng đó phải thực sự hiện hữu trên cõi đời này.
Khi đất nước còn chia cắt, cuộc chiến hai miền Nam Bắc đã lấy đi sinh mạng hàng triệu người con của dân tộc. Không nói thì ai cũng rõ, đó là sự đối đầu giữa Miền Bắc Cộng Sản và Miền Nam tự do. Nó làm cho đất nước bị tàn phá, bao khổ đau chồng chất lên dân tộc Việt Nam. Giờ đây người ta đã thấy rõ sự vô nghĩa của sự hy sinh đó, nó là kết quả của kích động hận thù vì sự phân biệt ý thức hệ xuẩn ngốc. Nhưng dù sao thì lúc đó đối tượng để người ta “quyết thắng” cũng được xác định rõ, đó là chế độ Miền Nam Cộng Hòa. Chế độ mà chính quyền Cộng Sản Miền Bắc gọi là bọn “ngụy quân, ngụy quyền” làm tay sai cho “đế quốc Mỹ” xâm lược.

 Còn bây giờ chiến tranh đã kết thúc, mà người ta vẫn “chào thân ái và quyết thắng”, vậy thì quyết thắng ai đây nhỉ?
Theo tôi hiểu thì cũng có thể giải thích điều đó như thế này, cho dù là hơi khiên cưỡng. Lúc này chế độ Miền Nam đã không còn, vậy thì vẫn còn có thể quyết thắng “hệ thống các nước tư bản đế quốc”, theo như cách nói của những người Cộng sản. Vậy thì ai quyết thắng? Đó là hệ thống các nước Cộng sản do Liên Xô đứng đầu, trong đó có đất nước Việt Nam chúng ta. Người dân thì quanh năm đầu tắt mặt tối làm lụng để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên chẳng có thời gian đâu để mà tìm hiểu và thắc mắc. Có điều họ thấy cái từ “quyết thắng” nghe cũng ngồ ngộ, mỗi lần như thế cũng lên dây cót tinh thần được chút đỉnh, có thêm quyết tâm để mà vượt qua cái đói giáp hạt và thiếu thốn thời bao cấp. Tuy cái đối tượng đáng thương bị đảng ta chiến thắng kia ở tít đâu đâu, nghe có vẻ mơ hồ, nhưng dù sao lúc đó Liên Xô còn tồn tại, vẫn còn chỗ dựa để mà “quyết thắng. Vì thế mà cả dân tộc vẫn phải kéo cày để mà nuôi cái tham vọng to lớn kia của đảng.
Nói thật là người dân sợ cái “quyết thắng” kia của Đảng ghê lắm. Vì Đảng quyết tâm càng lớn bao nhiêu thì người dân càng khổ bấy nhiêu, càng phải lao động bằng năm bằng mười hơn xưa. Vì thế mà họ cứ thầm mong là mỗi dịp tết đến xuân về, các vị lãnh đạo đảng đừng có đọc cái từ “Chào thân ái và quyết thắng” kia nữa. Nghe mà cứ rờn rợn cả người. Các vị lãnh đạo thì đâu có hiểu nổi khổ đó của dân, họ vẫn cất lời sang sảng với một vẻ khoan khoái tột độ, như là để sơn phết và đánh bóng vị thế cá nhân.
Và người dân lại tự hỏi: - Không biết đảng ta “quyết thắng” đến bao giờ?
Nhưng rồi một sự kiện động trời xẩy ra, giáng một đòn cực mạnh vào cái niềm tin “quyết thắng” của đảng ta. Ấy là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu vào các năm 1989 – 1991. Đảng ta lúc đó hụt hẫng vô biên, tiền đồn Xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, biết dựa vào đâu để mà “quyết thắng” bây giờ đây?
Từ đó không ai còn phải nghe cái từ “quyết thắng” trên đài phát thanh nữa. Ai cũng khấp khởi mừng thầm, chắc mẫm lần này đảng ta sẽ hết đường huênh hoang.
Ngày nay, mỗi lần có dịp đọc trên đài phát thanh hay truyền hình, người ta chỉ nghe thấy các vị lãnh đạo đảng kết thúc với câu “Chào thân ái”, nghe cứ cụt lủn thế nào ấy.
Còn người dân thì vẫn thầm cầu mong rằng, sẽ đến lúc cả cái từ “thân ái” kia cũng không còn. Vì không ai có tình thân ái với những kẻ đang tâm cướp đi các quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Liệu ai có thể “thân ái” với những kẻ độc tài đã lừa dối và đè đầu cưỡi cổ nhân dân mình?
Được đăng bởi 

Sonntag, 19. März 2017

TRÍ THỨC PHẢI NÓI

TRÍ THỨC PHẢI NÓI
Kính thưa quí vị,
Hân hạnh gửi đến quý vị một vài ý nghĩa phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với sự cộng tác của quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành cho tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những người tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm. Tiếp theo, sự can thiệp đã khiến cho Nhà Nước Cộng Sản Việt nam phải tuyên bố trả tự do cho tôi, nhưng nhiều người bạn tù của tôi vẫn còn bị khổ trong các trại tù. Trong số đó có nhiều người bị giam cầm gần 25 năm, vượt quá thời hạn mà luật Hình sự của Nhà nướcViệt Nam quy định đối với việc thi hành các bản án giam giữ có thời hạn.
Ở đây, tôi cũng xin bầy tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam trong sáng và tự do. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ Hòa Lan, trong tình cảm nhân loại đã trực tiếp can thiệp với chính phủ Việt Nam cho tôi được sang thăm viếng đất nước Hòa Lan, để có thể có điều kiện tự do hơn nói lên tiếng nói thầm lặng mà đã một phần tư thế kỷ bị bóp nghẹt.
Trong những năm gần đây, trước cả khi tôi được lịnh phải rời khỏi nhà tù để trở về chùa, có rất nhiều đồng bào ta từ nước ngoài về thăm và càng ngày càng chứng kiến những đổi thay được nói là đáng khích lệ. Khích lệ theo chiều hướng nào, còn tùy theo cách nhìn mỗi người. Riêng tôi, tôi không có được may mắn là chứng nhân trực tiếp trước những thay đổi của đất nước, mặc dù tôi đang sống trong lòng quê Cha đất Tổ. Đó là điều tốt hay xấu, cũng còn tùy cách nhìn của mỗi người.
Mặc dù không có cái may như nhiều đồng bào sau khi sống tự do 15, 20 năm ở nước ngoài về thăm quê, thấy được những đổi thay từ trên thượng tầng, thấy được sự giầu sang của đất nước qua những tiện nghi vật chất từ các khách sạn năm sao dành cho cán bộ cao cấp và khách nước ngoài, từ những tiếp đón niềm nở và linh đình của những nhân vật thuộc thượng tầng xã hội, với những đặc quyền xã hội mà điều kiện chính trị dành cho, nhưng tôi có cái “may mắn” khác – nếu cho đó là may mắn – được sống chung trong một thời gian rất dài với thành phần được xem là “cặn bã” của xã hội. Chính từ xã hội gọi là cặn bã ấy tôi đã chứng kiến những đổi thay trong nhà tù như là ảnh chiếu của những “đổi thay to lớn” của đất nước. Sự chứng kiến đơn giản và dễ hiểu thôi
Cũng như người ta chỉ cần nhìn vào rác rưởi phế thải được dồn ra sân sau mà có thể biết những thứ đã được tiêu thụ ở sân trước. Chúng tôi, một số người từ lâu đã được học tập để thành thói quen suy nghĩ số phận dân tộc từ những đống rác, đã tự mình đặt thành nhiều câu hỏi cho lương tâm nhân loại, cho ý nghĩa tiến bộ của xã hội loài người, và trên tất cả là một câu hỏi lịch sử: “Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác như thế, những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp”.
Việt Nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây không phải là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc: Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, bỗng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh? Nguyên nhân từ đâu và do ai?
Trong gần mười lăm năm trong tù, điệp khúc tôi phải thường xuyên học tập để ca ngợi tính can đảm của đảng Cộng Sản Việt Nam: “Cán bộ làm sai, đảng tri… Đảng làm sai, đảng sửa.“ Tôi cũng thường xuyên trả lời: Đó không phải là sự can đảm, mà là thái độ cai trị khinh dân; xem dân như là vật thí nghiệm cho những tư duy không tưởng, học thuyết viễn vông của mình.
Tôi cũng thường xuyên bị học tập rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho “dân tin đảng và đảng tin dân.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: làm cho dân tin đảng; đó là điều tất nhiên và dễ hiểu thôi vì có đáng tin thì người ta mới tin được; vì đảng cần được dân tin tưởng để tồn tại, dù chỉ là tin tưởng giả tạo. Nhưng “dân tin đảng” có nghĩa là thế nào? Nếu đảng không tin dân thì đảng xử lý dân như thế nào? Câu trả lời thực tế: Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại.
Ngày nay, khi không còn ở trong nhà tù nhỏ như mười lăm năm trước nữa, tôi không còn có điều kiện để được lên lớp chính tri. Tôi hy vọng đảng Cộng Sản Việt Nam không còn có cái can đảm như xưa, để thử nghiệm học thuyết của mình thêm nhiều lần nữa; và cũng không thi hành chính sách “đại đoàn kết” như xưa, để dân có thể sống tự tại mà không bị đảng nghi ngờ.
Mặc dù có những thay đổi lớn nhìn từ góc độ nào đó, nhưng thực tế tôi biết chắc rằng có một điều không thay đổi. Đó là: “đảng Cộng Sản vẫn tự coi mình là ân nhân của dân tộc và do đó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc”(mà là ân nhân hay tội đồ gì thì quần chúng và lịch sử trước mặt sẽ phán xét). Đó là điểm khác biệt với các chế độ chuyên chính lừng danh trong lịch sử.
Đây cũng chính là nguyên nhân của một trong những điều mà các đảng viên bảo thủ cho là “rác rưới tư bản”. Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt Nam hiện nay.
Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định.
Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho, nên chẳng nhận được gì, vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn nhân tham nhũng ở Việt Nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với “thần dân” dưới sự cai trị của mình.
Tham nhũng ở Việt Nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tủy của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiền đóng thuế.
Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức bao che và nuôi dưỡng chung. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.
Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, là tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khốc liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm.
Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua.
Tại xã Hương Thọ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi cảnh chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ.
Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do:không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá, phải sống “vô gia cư” phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400,000 đồng VN để hối lộ. Khi các thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật sự việc để các thầy giúp đỡ. Các thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải giấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác.
Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. Làm ơn cho nhiều người, nhưng không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau?
Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hợp như vậy. Đó là những cuộc sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn? Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói “lén lút qua mặt chính quyền.” Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nước.
Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu.
Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gẫy.
Nhưng tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.
Trân trọng kính chào quí vị.
Tu Viện Quảng Hương, Sài Gòn, VN
TUỆ SỸ

Khi trí thức sợ hãi và ngậm miệng chỉ lo làm giàu là dân tộc ta đến ngày suy vong. Môi trường sinh hoạt và Môi sinh của đất nước sắp đến ngày diệt vong. Bởi nhà độc tài đảng trị cộng sản Việt Nam bóp chết tiếng nói dân ta cho lãnh đạo Bắc kinh. KN


Samstag, 18. März 2017

Chiến trường ta bước đi...


Bây giờ người Cộng sản dùng chiêu bài kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là hình thức kinh tế mơ hồ, nhưng thực tế là cố bám víu để cho đảng Cộng sản được tồn tại, với một thể chế độc tài toàn trị, làm nẩy sinh nạn tham nhũng. Họ chỉ là một nhóm đặc quyền đặc lợi, bán nước, bán tài nguyên của dân tộc cho ngoại bang.
Riêng trường hợp Phật Giáo, thì sự thống nhất của Giáo hội đã có từ thời nhà Đinh, trải qua bao thời đại lưu truyền cho đến năm 1951 thì Phật Giáo Việt Nam tại ba miền Bắc, Trung Nam, đã họp Hội nghị tại Chùa Từ Đàm, Huế, để thống nhất toàn quốc dưới danh xưng “Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam”.
Năm 1954 Hiệp định Geneve chia đôi đất nước, với chủ nghĩa vô thần, Phật Giáo ở Miền Bắc chỉ còn trên danh nghĩa, không có tổ chức và sinh hoạt. Phật Giáo tại Miền Nam thì bị chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm kỳ thị, nên Phật giáo đồ phải đứng lên phản đối chính sách bất bình đẳng tôn giáo. Sau đó triều đại nhà Ngô sụp đổ. Để đáp ứng tình thế mới, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, kế thừa Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, trong số này có đông đảo Phật giáo đồ Miền Bắc di cư năm 1954.
Đến năm 1975, Cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, Đảng muốn tất cả mọi tôn giáo trở thành công cụ của Đảng, nên áp dụng chính sách chia để trị, ai theo tôn giáo do Đảng thành lập thì được sống, ai không theo thì chịu bao cảnh đàn áp nghiệt ngã. Đối với Thiên chúa giáo thì nhờ có Tòa Thánh Vatican can thiệp, còn Giáo Hội Thống Nhất chúng tôi cũng như các tôn giáo khác như Cao đài, Hòa hảo, Tin lành không theo Đảng đều bị xem là phản động.
Hôm nay gặp Bà Tổng Lãnh Sự, chúng tôi khẳng định lập trường của Giáo hội chúng tôi không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị của Cộng sản. Dân tộc Việt Nam cần được hưởng một thể chế dân chủ đa nguyên.
Chúng tôi nhận định rằng, dù được các nước tiến bộ hỗ trợ nhân dân Việt Nam, nhưng vai trò của Hoa Kỳ quan trọng nhất trong việc chuyển hoá chế độ Cộng sản độc tài thành một chính thể dân chủ tự do.
Vì vậy tôi yêu cầu bà Tổng Lãnh Sự quan tâm cho sự kiện, nếu nhà cầm quyền Hà Nội muốn được hưởng sự ưu đãi của Hoa Kỳ, thì họ phải chịu đánh đổi bằng sự tôn trọng nhân quyền và tự do dân chủ. Dân tộc chúng tôi muốn được hưởng nền tự do dân chủ như các nước văn minh trên thế giới. Dù là một tôn giáo, GHPGVNTN cần có tự do dân chủ thì mới có thể phát triển, hành đạo và tồn tại. Không có tự do dân chủ đa nguyên, thì cái Giáo Hội Phật giáo nhà nước kia sẽ thực hiện âm mưu Đảng làm biến tướng Phật Giáo. Khi những nhà sư không còn giữ giới luật Phật chế, mà lại còn được học tập chủ nghĩa Mác – Lênin thì giáo lý từ bi, khoan dung và cứu khổ chúng sinh còn lại gì ?!


Lấy theo lời vài đọạn nhạc "Con đường xưa em đi" mà hiện nay nhà cầm quyền độc tài trị cộng sản cấm đoán. Thật là buồn cười khi thấy những nhà bình luận nhạc của chế độ độc tài trị " Nguyễn Lưu " nói . Ngay như cả một chế độ Tự do như Mỹ cũng cấm những bài nhạc kích động. Mà ngay như ông ta cũng chẳng hiểu gì về âm nhạc cả. Nên nhớ rằng trong chế độ "Tự do dân chủ đa nguyên..." Họ chỉ cấm những bài hát dùng sự kích động nhân dân gây" Hận thù, chia rẻ bắn giết nhau của sự độc tài trị..." với nhau. Chứ không cấm đoán những bài hát " Tình yêu, cuộc sống tự do dân chủ của con người không bị sự áp bức của Chính quyền, ngăn cản tiếng nói của người dân khi nước nhà đang bị sự xâm lăng của nước khác. Nước Việt Nam là một sự điển hình của độc tài trị cộng sản, sẵn sàng nhượng hết tất cả Quốc gia cho Bắc Kinh trị, bằng đủ mọi hình thức... Ngay cả nhượng đất đai, biển đảo và kinh tế trị phá hoại môi trường, môi sinh của đời sống dân ta. Để Chính quyền cộng sản củng cố sự độc tài trị của độc đảng quyền tự phong cho mình là một chính danh có quyền lãnh đạo đất nước. "

Chiến trường ta bước đi...

Con đường xưa ta đi
Vang lên mãi câu thề
Chiến trường ta bước đi
Tự do mãi trong lòng
Không hề phai trong ta
Con đường đi hôm nay
Cùng với những con người
Hát lên những bài ca
Tự do của dân mình
Con đường tuy chông gai
Lòng ta vẫn không mòn
Tình người theo thế gian
Dân chủ của mọi người
Chiến trường ta bước theo
Vang lên mãi lời ca
Tự do của con người
Trói buộc ta bấy lâu
Chiến trường đây tiếng nói
Tự do chống bạo tàn
Xây dựng tình dân chủ
Truyền thống của đa nguyên
Chiến trường vang tiếng hát
Tự do của mọi loài
Cùng chung một trái dất
Thế kỹ "21" hai mươi... này


KN

Mittwoch, 15. März 2017

Trí nô ký sinh

Trí nô ký sinh


Nhờ có chuyện góp ý cho Hiến pháp 1992 chúng ta mới nhìn rõ hơn trình độ của các giáo sư, tiến  sĩ như thế nào. Nói thẳng cho dễ hiểu: dốt. Dốt đến mức khó tưởng tượng nổi. Nhưng tại sao họ dốt như thế? Tôi cho rằng vì nền giáo dục tồi. Chỉ có một nền giáo dục tồi mới sản xuất ra những con người vừa dốt vừa trơ tráo như chúng ta thấy trong thời gian vừa qua.
Chúng ta đã thấy qua “Bên thắng cuộc” của Huy Đức các chính khách Việt Nam dốt như thế nào. Nhưng phải đợi đến vụ góp ý cho Hiến pháp chúng ta mới thưởng lãm được sự dốt nát của thành phần giáo sư, tiến sĩ, tướng tá. Cái dốt của họ được bộc lộ qua những lập luận ấu trĩ, những lý giải nguỵ biện, và những quan điểm mang tính xu nịnh. Xu nịnh rất trắng trợn. Tôi gọi họ là những “trí nô ký sinh”. Tức là những kẻ có chút học thức nhưng là thứ học thức nô lệ. Họ là ký sinh vì phải sống bám vào một thứ chủ nghĩa đã bị cả thế giới ruồng bỏ và lên án.
Nhưng để biết loại trí nô ký sinh này ra sao, chúng ta cũng cần phải biết họ nói những gì. Bối cảnh của câu chuyện là bản dự thảo Hiến Pháp. Hai điểm mấu chốt trong bản dự thảo và vai trò của Đảng CSVN và quân đội. Điều 4 Hiến Pháp ghi là Đảng CSVN là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước. Bản dự thảo Hiến Pháp còn ghi thêm rằng quân đội phải trung thành với Đảng CSVN.
Một nhóm nhân sĩ trí thức đưa ra một bản dự thảo khác, mang tính phản biện. Bản dự thảo của nhóm nhân sĩ được hàng ngàn người đủ thành phần xã hội ký tên ủng hộ. Sự ủng hộ của người dân làm cho những người cầm quyền thấy lo ngại. Những lãnh đạo cao cấp nhất lên tivi tố cáo những người góp ý là “cơ hội”, là “thế lực thù địch”. Thật ra, đó là những phát biểu được sao chép từ sách của Trung Quốc mà Việt Nam đã chuyển ngữ. Đó là những luận điệu Trung Quốc đã dùng 20 năm trước đây. Có thể nói rằng các lãnh đạo ta chẳng có sáng kiến gì mà chỉ lập lại những gì Trung Quốc sáng chế ra. Có thể xem đó là một sự rập khuôn tư tưởng.
Nhà nước lo ngại còn vì lý do khác. Bởi vì khi so sánh hai bản dự thảo, bất cứ ai có chút lương tri cũng có thể nhận ra sự kém cỏi của nhóm soạn thảo ăn lương Nhà nước. Thật ra, phải nói là quá kém cỏi. Kém cỏi từ cách sử dụng từ đến tính hợp lý. Thế là Nhà nước huy động một lực lượng giáo sư, tiến sĩ, tướng tá ra quân phản biện lại những phản biện.
Thế là chúng ta chứng kiến một cảnh phản phản biện.
Khởi đầu là một nhà văn, trung tá, phó giáo sư, tiến sĩ tên là Nguyễn Thanh Tú đăng đàn phát biểu. Ông lý giải rằng “việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình. Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh” và ông hồn nhiên kết luận rằng bỏ điều 4 Hiến Pháp là đồng nghĩa với “đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc!
Chỉ tiếc một điều là ông nhà văn – trung tá – phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú không thuộc sử. Dân tộc Việt đã tồn tại trên 2000 năm nay mà có cần đến Đảng CSVN đâu. Dân tộc Nga và các dân tộc Đông Âu có bị diệt vong khi đảng cộng sản ở những nước đó bị truất phế?
Phải nói ngay rằng chính sự thống trị của Đảng CSVN đã dẫn đất nước này và dân tộc này đến bờ nguy cơ mất căn cước tính. Đảng CSVN đã du nhập một chủ nghĩa ngoại lai và dựng nên một chế độ công an trị để phá nát nền văn hoá dân tộc. Chính Đảng CSVN đã ký công hàm dâng đảo cho Trung Cộng. Chính Đảng CSVN đã để mất đất trên vùng biên giới phía Bắc. Chính Đảng CSVN đã cho bọn Tàu cộng vào quậy phá đất nước này. Đến đây thì chúng ta đã thấy ông nhà văn – trung tá – phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú dốt như thế nào.
Tiếp theo lập luận của Nguyễn Thanh Tú là “GSTS” Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương. Tôi phải để GSTS trong ngoặc kép vì tôi nghĩ trình độ lý luận của ông này chưa qua khỏi tú tài. Ông Hoàng Chí Bảo nói: “Tuy nhiên, Đảng với nhân dân là thống nhất, với nhà nước là thống nhất. Phủ nhận vai trò của Đảng tức là phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phương hại đến nền độc lập tự do của Tổ quốc. Phương hại đến quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân dân. Vì bảo vệ dân mà phải bảo vệ Đảng. Vì bảo vệ dân mà phải hiến định nó”.  Tôi phải thốt lên: wow! Ông lập luận theo kiểu tam đoạn luận:
  • A với B là một,
  • A với C là một,
  • Bỏ A tức là bỏ B và C,
  • Bảo vệ B và C thì phải bảo vệ A.
Vấn đề ở đây là ông đã sai be bét ngay từ định đề đầu tiên. Đảng CSVN với người dân Việt Nam không phải là một, không thống nhất được. Đảng CSVN chỉ có 3 triệu người, nhưng Việt Nam có đến 91 triệu dân. Đảng CSVN cướp chính quyền, chứ người dân đâu có bầu cho Đảng. Nếu ông thành thật tin rằng Đảng CSVN thật sự được sự ủng hộ của người dân, thì tại sao không cho người dân tự do lập đảng và tranh cử nghiêm minh?
Đến lượt ông Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tấn Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu thì chúng ta mới thấy sự thảm hại của tư duy. Ông vẫn khẳng định điều 4 trong Hiến pháp là “yêu cầu tất yếu của lịch sử đương đại Việt Nam”, nhưng đề nghị viết lại cho … hay hơn. Hay như thế nào? Ông muốn sửa thành: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong đồng thời là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam hành động, lãnh đạo đất nước dựa trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức”. Nếu các bạn hiểu được ý của ông này tôi nghĩ các bạn không thành thật. Đây là kiểu nói của một con vẹt. Con vẹt nói chỉ nói chứ nó không hiểu nó nói gì.
Thật ra, đây là một sự đạo văn. Câu “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam hành động” là lấy từ trong tài liệu của Đại hội Đảng lần thứ 7.
Nhưng đó là một kiểu nói nhập nhằng. Đã đại diện mà còn đội tiên phong? Lãnh đạo dựa trên “nền tảng liên minh công nhân, nông dân, và đội ngũ trí thức” là cái gì? Cái chủ nghĩa Mác-Lênin đó đã bị cả thế giới ghê tởm và phỉ nhổ. Chính đất nước khai sinh ra cái chủ nghĩa đó cũng đã vứt nó vào thùng rác. Thật ra, cái chủ nghĩa gọi là Mác-Lê đó không có thật, nó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của tên đồ tể Stalin để triệt hạ những ai chống đối hay tranh giành quyền lực với hắn. Nay các đồ đệ của Stalin ở Việt Nam lại làm sống cái chủ nghĩa đó để trấn áp người dân Việt. Thật là trớ trêu!
Ông Hồ Chí Minh không hề có tư tưởng gì cả. Chính ông nói như thế. Xin trích một đoạn trong hồi ký của ông Nguyễn Văn Trấn như sau:
“Trong tư cách T trưởng Đi biu Đng CSVN năm 1951, lúc y va tái công khai dưới cái tên Đng Lao đng VN, ông đã gp ông HCM. Tôi báo cáo tình hình, anh em trong t nói b hết duyên ri sao mà ly tư tưởng Mao Trch Đông làm kim ch đo cho Đng ta. Nhưng anh em giao  là nói trong t cho nhau nghe thôi ch không phát bi hi trường. Và đã l ming nói  đây mt điu như vy, trong quan h quc tế này thì ngm ming đng nói là hơn.
HCM nhm hí mt như Stalin khi gp vđề khó nghĩ, vì tìm ch. Tôi thưa tiếp‘Có đng chí nói hay là ta viết ‘tư tưởng Mao Trch Đông và tư tưởng H Chí Minh’ có phi hay không!’
Câu nói ca tôi làm cho mt ông già rng lên theo lđáp cp k: Không, tôi không có tư tưởng gì khác ngoài tư tưởng ch nghĩa Mác-Lênin. […] Ch còn tư tung là quan nim v vũ tr, v thế gii xã hi con người thì tôi là hc trò ca Mác, Anghen, Lê-nin, ch làm gì tôi có tư tưởng ngoài triết hc Mác”.
Đấy, chính ông cụ Hồ nói ông không có tư tưởng gì cả. Ông chỉ là học trò của mấy ông râu xồm kia mà thôi. Mà chưa chắc là học trò giỏi vì tiếng Pháp của ông còn khá hạn chế, như có lần được biểu hiện qua một bài phỏng vấn (www.youtube.com/watch?v=LsNJ28qM0vU). Những bài viết và phát biểu của ông có thể nói là nhỏ nhặt, linh tinh, có khi chẳng đâu vào đâu. Cách ông trả lời cũng có khi khá buồn cười. Ví dụ như khi được hỏi thế nào là dân chủ tập trung, ông nói một cách hồn nhiên: “Như các cô, các chú có đ đc tài sn gì đó thì các cô chú là ch, đó là dân ch. Các cô chú không biết gi, tôi gi dùm cho. Tôi tp trung b vào rương. Tôi khóa li, b chìa khoá vào túi tôi đây. Đó là dân ch tp trung”! Một tư tưởng gia mà lý luận ngô nghê như thế hay sao? Ấy thế mà các đàn em của ông lại gán ghép và nâng tầm những câu nói của ông thành “tư tưởng”! Tất cả chỉ là một sự giả tạo.
Nếu xem những giáo huấn của ông là tư tưởng và đáng học tập thì tại sao không làm theo câu sau đây:“Nếu chính ph làm hi dân thì dân có quyn đui chính ph. Chính phủ hiện nay đã làm cho người dân hết đau khổ này đến đau khổ khác. Cải cách ruộng đất. Nhân văn giai phẩm. Mậu thân 68. Cải tạo. Vượt biên. Buôn bán người qua biên giới. Cướp nhà, cướp đất. Đó là vài “sản phẩm” tiêu biểu của Đảng CSVN. Chính phủ do Đảng CSVN điều khiển đã làm cho Việt Nam nghèo nàn và tụt hậu cả trăm năm so với Tân Gia Ba và Đại Hàn, đi sau 50 năm so với Thái Lan và Mã Lai Á. Đó là một nỗi nhục. Ấy thế mà Đảng lại không biết nhục mà còn đòi quyền lãnh đạo!
Nếu làm theo lời dạy của cụ Hồ thì tại sao không nhớ câu này của ông cụ: Quân đội ta trung với Nước, hiếu với dân”. Ấy thế mà có ông tiến sĩ nọ dám sửa lời ông cụ rằng “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân”! Ngoài miệng họ nói làm theo lời ông cụ, nhưng khi viết xuống thì họ chỉ lợi dụng ông cụ cho những toan tính cá nhân.  
Tôi nghĩ nếu họ là trí thức thật sự và có tự trọng, họ không thể nào ăn nói trơ tráo như thế. Chỉ có thể kết luận đây là một đám xu nịnh và sống vì cái “chủ nghĩa sổ hưu” của Trần Đăng Thanh, chứ chẳng trí thức gì cả. Đúng là ăn cơm chúa, múa tối ngày. Quả là một loại trí nô ký sinh.
Nhưng tất cả những trò gọi là góp ý Hiến pháp chỉ là một màn kịch. Đó là một màn kịch vụng về. Cái gọi là Hiến pháp chỉ là một cách hiến định hoạt động của Đảng CSVN mà thôi. Chính vì thế mà những trí nô ký sinh phải gân cổ lên biện minh cho điều 4. Tôi thấy thiếu tướng tiến sĩ Nguyễn Xuân Mười thành nhận nhất khi ông nói “Hiến pháp và pháp luật nước ta chính là sự thể chế hóa Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng; thực chất của việc tuân thủ nghiêm minh Hiến pháp, pháp luật chính là sự thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng trong mọi hoạt động của Nhà nước, trong đời sống xã hội và như vậy mới bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng”. Thế là đã quá rõ: vì sự tồn vong của Đảng chứ đâu phải tồn vong của dân tộc. Nhưng sự tồn vong của Đảng lại là một đe doạ đến sự tồn vong của dân tộc. Đó mới chính là bi kịch.
Tôi tự hỏi tại sao có những con người trí nô ký sinh như thế? Tại sao có những người mang danh giáo sư, tiến sĩ mà phát biểu chẳng có một chút hàm lượng tri thức nào cả. Tôi nghĩ có thể tìm câu trả lời trong cái hệ thống giáo dục hiện nay. Trong một nền giáo dục mà văn bằng tiến sĩ là một thứ đồ trang sức (xem Vietnamnet) thì chúng ta biết hệ quả như thế nào. Yếu tố làm nên những đồ trang sức đó là những luận án mà đọc lên chúng ta chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Luận án về tắm giặt cho quân nhân. Lấy nghị quyết của Đảng làm luận án tiến sĩ. Hay thử đọc vài tựa đề luận án tiến sĩ:
  • Quan điểm của C. Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay.
  • Hoàn thiện chính sách tài chính đối với ngành công an Việt Nam.
  • Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.
  • Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế – xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam.
  • Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
  • Vân vân.
Với những “nghiên cứu” như thế thì hẳn nhiên chúng ta không thể nào đòi hỏi tri thức từ những “tiến sĩ”. Nhưng những con người đó, những tiến sĩ đó sẽ trở thành giáo sư, phó giáo sư. Họ sẽ đóng vai thầy để đào tạo thêm một thế hệ “tiến sĩ” khác. Thế hệ “tiến sĩ” mới sẽ trở thành “giáo sư”, thành tướng, thành tá. Và cứ thế, đất nước này sẽ có nhiều thế hệ tiến sĩ giấy và giáo sư dỏm. Chính họ vừa là sản phẩm vừa là tác nhân làm cho nền giáo dục nước nhà suy thoái. Một đất nước có truyền thống giáo dục cả ngàn năm mà bây giờ phải bị ô nhiễm bởi những kẻ dỏm như thế thì quả là một nỗi nhục với tiền nhân.
Nếu những kẻ dỏm này ngồi yên một góc xó nào đó thì sẽ không có gì để nói. Nhưng ở đây, họ lại cất tiếng nói về những chuyện quốc gia đại sự và đó là điều đáng quan ngại. Quan ngại vì với danh xưng hoa mỹ họ có thể thuyết phục vài người nghe theo. Và đó là một điều nguy hiểm. Càng nguy hiểm hơn khi những kẻ dỏm đó dùng quyền lực trong hệ thống quân đội và công an để trấn áp những tiếng nói của những nhà trí thức chân chính. Nhưng trên hết, sự có mặt của họ là một nỗi nhục cho nền học thuật của nước ta.
Trong một xã hội hưng thịnh, giới trí thức là những tinh hoa của xã hội. Xin hiểu ở đây “trí thức” không có nghĩa là những người có bằng cấp cao mà là những người có khả năng sáng tạo tri thức mới và dấn thân vì xã hội. Nói như GS Cao Huy Thuần, trí thức là những người không để cho xã hội ngủ. Hiểu như thế mới thấy những người chủ trương trang bauxitevn là trí thức. Và nếu hiểu trí thức như vừa nói thì có lẽ những người mang danh giáo sư, tiến sĩ của Chính Phủ đang ra rả trên đài, trên báo không phải là trí thức mà chỉ là những trí nô ký sinh.



Posted by: bsngoc

Thế giới Tự do dân chủ thì cởi mở đa nguyên xã hội.
-Frei Welt ist eine offene demokratische pluralistische Gesellschaft.

Những người cai trị trong Thế giới độc tài, thì toàn là những kẽ mua bằng cấp giả tạo để lừa bịp nhân dân
-Die Herrscher der Diktatoren der Welt, alle kaufen interstitielle gefälschte Zertifikate, die Menschen hinters Licht zu führen.

Có người đã hỏi ông Hồ Chí Minh dân chủ tập trung là gì?
Giống như ông Hồ Chí Minh đã giãi thích chữ dân chủ tập trung là gì, Là tất cả mọi quyền hành dân chủ của người dân đều tập trung tất cả vào tay độc đảng. Kiễm soát nhân dân từ hang cùng cho đến ngõ hẻm. Đó là tư tưởng của Hồ Chí Minh mà ngày nay ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nói Đảng ta dân chủ đến thế là cùng với điều 4 hiến pháp. Cấm tất cả mọi người dân không được quyền tự do ngôn luận và thực hiện quyền dân chủ của mình.

Jemand fragte ihn HCM konzentrieren Was ist Demokratie?
-Wie Ho-Chi-Minh erklärt, was Demokratie konzentriert ist, ist alle demokratischen Rechte der Menschen alle in den Händen einer Partei konzentriert sind. Menschen aus der Höhle Kontrolle, bis die Gasse. Es war der Gedanke von Ho Chi Minh, dass er heute Generalsekretär Nguyen Phu Trong sagte Demokratischen Partei, so dass in Verbindung mit Artikel 4 der Verfassung. Verbieten alle Menschen keinen Anspruch auf freie Meinungsäußerung und führen ihre demokratischen Rechte.

KN