Samstag, 24. November 2018

Thiên tai... Thiên tài...

Kein automatischer Alternativtext verfügbar.
"Bạn muốn biết bạn là ai, bạn hãy coi bản thân của bạn.

Bạn muốn biết bạn sẽ là ai, bạn hãy coi bạn đã làm việc gì.?

Phật dạy


Phật đạo trong ta

Đạo Phật là đạo cội nguồn
Tìm về nguồn cội trong ta với người
Xã đi nguồn gốc si mê
Gây ra sân hận tham quyền trong ta
Đạo không bóng bẩy đầu môi
Là ngọn đuốc sáng dẫn đường ta đi
Nhân gian dương thế trong đời
Cùng chung nguồn gốc mọi loài thương yêu
Phật đạo chẳng ở đâu xa
Nằm trong nguồn gốc tâm ta với đời
Xã đi mọi thứ chuyên quyền
Đem nguồn sống mới vào đời chính ta
Từ bao tiền kiếp con người
Sinh bao tranh chấp gây ra hận thù
Thân người khó lắm ai ơi!
Làm thân quỹ dữ hay nhân với người
Phật đạo thoáng chốc trong ta
Như vầng trăng sáng tỏa nguồn thương yêu
Đất mẹ rạng rở sáng ngời
Cùng nhau xây đắp suối nguồn Việt Nam.
Cội nguồn nước mẹ Âu Cơ
Là con một giống nước nhà Lạc Long
Khác xa dòng giống độc tài
Buôn dân bán nước cho nhà Trung Hoa
Sẵn sàng đàn áp dân ta
Búa liềm đảng cộng giống nhà Mác - Lê...
Lập lên tư tưởng Mao - Hồ...
Màu cờ sắc máu đỏ lòm vàng sao

KN

Thiên tai... Thiên tài...

Thấy ông giông bảo thiên tai
Quét qua rồi hết mây trời bình yên
Để lại vật chất tan hoang
Con người làm lại đàng hoàng như xưa
Thấy ông bảo tố con người
Môi trường phá hủy hơn là thiên tai
Môi sinh cuộc sống con người
Độc tài phá nát còn gì đất đai
Truy cùng không phải thiên tai
Phá nền đạo đức thiên tài đảng ta
Phá rừng phá nát giang sơn
Độc quyền tàn phá nhượng luôn đất nhà


KN

Với đất nước độc tài cộng sản Trung Hoa chúng ta không thể nào nói là phải buôn bán thương mại với sự công bằng được khi mà độc tài Trung hoa xâm chiếm Tây Tạng và Tân Cương cùng với sự đàn áp người dân Tây Tạng và Tân Cương đòi độc lập chủ quyền. Khi mà hàng hóa từ đồ ăn đầy chất độc gây thiệt hại cho con người từ Trung Hoa làm ra và tất cả các loại hàng hóa giả tạo tung ra thị trường thế giới với giá rẻ mạt với sự bóc lột công nhân của giới chủ nhân cộng sảnTrung Hoa. Làm thiệt hại công ăn việc làm của đất nước chúng ta. Cũng như độc tài cộng sản Việt Nam là cánh tay phụ thuộc của Trung Hoa tung hàng hóa giả tạo của Trung Hoa qua nhãn hiệu Việt Nam.

Mit Chinas diktatorischem kommunistischem Land können wir nicht sagen, dass wir fair handeln als chinesische Diktatoren in Tibet und Xinjiang zusammen mit der Verfolgung von Tibetern und Xinjiang aus Unabhängigkeit und Souveränität einmarschierten. Während Lebensmittel aus giftigen Lebensmitteln Menschen aus China schädigen, werden gefälschte Waren jeder Art zu einem günstigen Preis auf den Weltmarkt gebracht, wobei die Arbeitnehmer von Arbeitgebern ausgebeutet werden von Kommunistisches China. Schäden an den Arbeitsplätzen unseres Landes. So wie die vietnamesische kommunistische Diktatur Chinas verlässlicher Arm ist, der chinesische Artefakte durch das vietnamesische Label herausbringt

Freitag, 23. November 2018

Lương tâm là gì?



Vợ...

Vợ là bộ trưởng trong nhà
Tài chánh nắm giữ chi tiêu hàng ngày
Gia đình kinh tế vợ lo
Đi chợ bếp núc đưa con tới trường
Dạy con từ thưở còn thơ
Kính trên nhường dưới hòa thông với đời
Lớn lên con sẽ thành người
Tự do ngôn luận chu toàn nha con
Trách nhiệm con gánh trên vai
Nam thanh nữ tú bình quyền như nhau
Bổn phận làm người chớ quên
Quốc gia hưng thịnh nhờ người đa nguyên...
Hỏi ai thấy mà không thương
Là người bạc nhược suốt ngày bê tha
Ra đường tụ tập áp phe
Kiếm tiền gian dối hại người hại con
Hại luôn ngay chính gia đình
Mầm xanh đất nước cho đời xinh tươi
Hại luôn ngay chính bản thân
Đua đòi trác táng bán luôn thân mình
Quốc gia tan nát cho người...
Độc tài tham nhũng phá mầm tuổi thơ
Môi trường ô nhiễm bao che
Độc quyền nhượng đất bắt giam con người

KN

An buồn thấy sắc không không
Tình người gian dối chỉ mong an mình
Ngày nay thấy rỏ sắc không
Tình người chỉ biết độc quyền bản thân
Hiểu ra cát bụi quanh mình
Toàn là giả dối xây đời vinh quang
Xây lăng xây tẩm cho mình
Thì ra cát bụi xây đời lầm than

KN

Lương tâm là gì? là hành động... "Gewissen"

Lương tâm là mình nhìn thấy tận mắt do trí não, do sự suy nghĩ của mình gây ra sự hành động đúng hay sai? Khi mình thấy sai mà cứ gây ra khổ đau cho người khác thì lương tâm của mình sẽ cắn rứt  mãi theo mình đến khi chết. Gọi là " Gieo nghiệp" xấu gây ra, cũng như mình thấy sai mà không nói ra, để cho có sự thay đổi trong cách hành động của con người. Cũng được gọi là "Gieo nghiệp" đồng lỏa sẽ ray rứt mãi trong cái lương tâm gian dối xấu của mình.
Khi lương tâm "hành động" thấy đúng cái sai mà dám nói ra, thì được gọi là " Gieo duyên " để khởi lên cái hành động tốt của một con người có trách nhiệm, và bổn phận làm người để chống lại cái ác của sự độc tài trong độc quyền trị

KN

Donnerstag, 22. November 2018

Vừa hợp tác vừa đấu tranh với Trung Quốc ở biển Đông ?



Lên tiếng nói: sự tự do ngôn luận, dân chủ, đa nguyên của công dân Việt Nam ngày nay. Để thay đổi chế độ độc tài toàn trị.  Bằng tự do, dân chủ, đa nguyên xã hội trị.
Ông Cha của chúng ta đổ máu để chống thực dân Pháp giành sự tự do, dân chủ, độc lập chủ quyền cho toàn dân Việt Nam. Chứ không phải giành tự do, dân chủ cho chế độ độc tài toàn trị cộng sản tham nhũng, cướp đất công dân Việt Nam, nhượng đất biên giới và chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cùng biển Đông giàu tài nguyên Việt Nam cho Trung Quốc. Để Trung Quốc bảo vệ chế độ độc tài toàn trị cai trị công dân Việt Nam của chúng ta bằng máu và nước mắt.

KN


" Bạn có thể nói, rằng bạn đang đi đúng con đường; cũng có thể khác đi một chút, nếu bạn nói, chỉ có một con đường để đi. "

Đó là một con đường mà mỗi con người đều mong muốn có một sự tự do trong ngôn luận, dân chủ và đa nguyên xã hội trị để bảo vệ Quốc gia, thoát nạn ô nhiễm và sự độc tài toàn trị.

Auf diese Weise wünscht sich jeder Mensch Redefreiheit, Demokratie und Pluralismus, um die Nation vor Verschmutzung und Totalitäre Herrschaft

Bild könnte enthalten: Text und im Freien

"Nhưng đó vẫn chỉ là tạm thời. Điều cần thiết là VN phải thay đổi chế độ, phải dân chủ hóa chế độ, chia sẻ những giá trị chung vơi Hoa Kỳ về dân chủ, về các quyền con người. Từ đó VN mới có thể trở thành đồng minh của HK, ký kết những kết ước an ninh hỗ tương với nước này. Việc dựa vào kẻ mạnh để tự vệ là điều mà các nước thường làm. Trong khu vực, chỉ có VN là không làm việc này."
Vừa hợp tác vừa đấu tranh với Trung Quốc ở biển Đông ?
Tranh chấp Biển Đông để càng lâu càng khó. Câu « để càng lâu càng khó » này nguyên của một viên chức ngoại giao trong nước trả lời báo chí về tình trạng biên giới Việt-Trung trước đây. Khó ở đây dĩ nhiên là khó cho VN. Thời gian là kẻ thù của VN. Sự phát triển về kinh tế của TQ cho phép họ có đầy đủ phương tiện về quân sự cũng như ngoại giao, để áp đảo các nước có tranh chấp với họ ở Biển Đông, trong đó VN đứng đầu.
Khó là vì thái độ của TQ ngày càng thêm cứng rắn về các yêu sách chủ quyền ở hai quần đảo HS và TS, cũng như hải phận theo đường chín đoạn chữ U.
Thử nhìn lại vụ giàn khoan Hải dương Thạch du 981 của TQ cắm trên thềm lục địa của VN, gần đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa, đầu tháng năm năm nay. Ta thấy, trên phương diện thực thi chủ quyền, tức là khả năng thi hành quyền tài phán, VN bất lực trước sự áp đảo của các lực lượng cảnh sát, kiểm ngư và hải giám của TQ. Trên phương diện ngoại giao, khi phía TQ đưa những bằng chứng củng cố chủ quyền của họ tại HS và TS trước diễn đàn LHQ, thì VN không đưa ra được các lý lẽ thuyết phục nào để bác bỏ. TQ rút giàn khoan đi, có thể do trở ngại kỹ thuật, có thể vì tốn kém, có thể do áp lực quốc tế, nhưng cũng có thể đã hoàn thành xong công tác thăm dò. Họ rút đi không hề do bất kỳ một áp lực nào từ phía VN.
Còn về các bãi đá thuộc Trường Sa mà TQ chiếm của VN từ năm 1988 như các đá Gạc Ma, đá Chữ Thập v.v... TQ đã nỗ lực từ nhiều năm nay để xây dựng các bãi đá này trở thành các đảo nhân tạo. VN bất lực, hoặc là vì không biết các việc làm của TQ trên lãnh thổ của mình, hoặc là biết nhưng không dám phản đối. Bộ ngoại giao VN chỉ mới lên tiếng phản đối hồi đầu tháng này, vì không thể giữ im lặng được nữa, khi mà phía Phi tung những hình ảnh vệ tinh cho thấy tình trạng của các đảo.
Rõ ràng VN không có một đối sách nào hữu hiệu để đối phó với sự việc gia tăng áp lực của TQ.
Về kinh tế VN vẫn phát triển một cách èo uột, không lành mạnh. Về quân sự, VN vẫn lệ thuộc từ các nguồn nước ngoài, nhất là từ Nga. Về an ninh và phòng thủ hỗ tương, VN là nước hiếm hoi trong khu vực không ký hiệp định an ninh hỗ tương với một cường quốc. Điều này cho thấy, nếu có đụng chạm xảy ra, VN sẽ đối phó một mình.
Thời gian tới chắc chắn TQ sẽ có những bước đi chiến lược. Các đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở Trường Sa sẽ lắp đặt các giàn ra đa, các hệ thống kiểm soát không lưu. TQ sẽ tuyên bố « Vùng nhận diện phòng không » trên vùng biển phía bắc Trường Sa. Khi họ tuyên bố vùng nhận diện phòng không, TQ đã chiếm được ½ Biển Đông rồi. Biển Đông để lâu càng khó là vậy.
Vừa rồi TT Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố VN sẽ « vừa hợp tác vừa tranh đấu » với TQ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vấn đề là VN « hợp tác » với TQ về cái gì ở biển Đông ?
Theo các tài liệu loan truyền từ trong nước thì lãnh đạo CSVN đã nhìn nhận với TQ là có ba vùng biển tranh chấp. Ba vùng biển này dĩ nhiên là các vùng biển Vịnh Bắc Việt, biển Hoàng Sa và Biển Trường Sa. Vùng vịnh Bắc Việt thì đã phân định xong. VN có khai thác chung với TQ ở một số lô dầu khí ở đây.
Hoàng Sa thì từ lâu nay TQ tuyên bố rằng nó thuộc chủ quyền bất khả tranh nghị của TQ. Yêu sách của TQ về hải phận « EEZ - kinh tế độc quyền » các đảo Hoàng Sa là xem các đảo này có hiệu lực như đất liền. Vị trí đặt giàn khoan 981 hồi tháng năm vừa rồi, ở cách đảo Tri Tôn 24 hải lý, cũng có mục đích thăm dò thái độ của VN về yêu sách hải phận của họ. Ý nghĩa của việc « vừa hợp tác vừa tranh đấu » ở vùng biển này có nghĩa là, hai bên « hợp tác » khai thác vùng biển ở khoảng giữa các đảo HS và bờ biển VN. Tức là vùng khai thác chung 100% trên thềm lục địa và hải phận kinh tế độc quyền của VN. Còn « tranh đấu » với TQ ở đây là cố gắng thuyết phục TQ không lấn quá xa về phía VN.
« Vừa hợp tác vừa đấu tranh » với TQ ở khu vực Hoàng Sa có nghĩa là VN mất nhiều hay mất ít mà thôi.
Còn vùng biển Trường Sa, đáng lẽ TQ không có lý do nào để đưa ra yêu sách ở đây. Vấn đề là lãnh đạo VN đã nhìn nhận rằng TQ và VN có tranh chấp ở khu vực này. Khi nhìn nhận đây là vùng biển là « có tranh chấp », theo tập quán quốc tế, khu vực này sẽ chia đôi, hay là cộng đồng khai thác.
« Vừa hợp tác vừa đấu tranh » với TQ ở khu vực biển Trường Sa chỉ có nghĩa là hai bên « hợp tác » khai thác trên thềm lục địa của VN, nhưng VN cố gắng « tranh đấu » để hưởng nhiều hơn TQ một chút.
Còn trong trường hợp khi TQ đã tuyên bố « vùng nhận diện phòng không » trên khu vực bắc quần đảo Trường Sa, dĩ nhiên VN không thể « hợp tác » được với TQ rồi, mà tranh đấu thế nào, thật tình là nan giải.
« Vừa hợp tác vừa tranh đấu » của TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ khả thi, nhưng cho thấy đây là một bước lùi chiến lược, một nhượng bộ lớn lao của VN đối với các yêu sách của TQ.
Giải pháp nào ?
Giải pháp tốt nhất vẫn là đưa vấn đề tranh chấp ra trước một trọng tài quốc tế. Gần đây tôi có đề nghị một phương án pháp lý, VN đơn phương đệ đơn ra tòa Công lý quốc tế, yêu cầu Tòa giải thích về hiệu lực ở một số điều trong các công ước quốc tế nền tảng, gồm ba điểm.
Thứ nhất, yêu cầu trọng tài quốc tế tuyên bố rằng Việc chiếm hữu một lãnh thổ bằng phương pháp vũ lực là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của LHQ.
Thứ hai, Việc TQ chiếm hữu các đảo ở Trường Sa năm 1988 bằng vũ lực không đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa chủ quyền.
Thứ ba, Việc chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa tháng giêng năm 1974 bằng vũ lực không đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa chủ quyền.
Các điều yêu cầu Tòa tuyên bố hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Tòa Công lý Quốc tế, cũng không hề dính dáng đến những bảo lưu của TQ về việc phân giải tranh chấp chủ quyền bằng trọng tài quốc tế.
Làm các việc này, thứ nhất, là ta đưa vùng biển Hoàng Sa, là vùng mà TQ nói là không có tranh chấp, trở thành vùng biển có tranh chấp. Thứ hai, sẽ ngăn chặn hành vi tuyên bố « vùng nhận diện phòng không » của TQ ở vùng bắc quần đảo Trường Sa.
Theo tôi thì việc kiên tụng này không tốn kém nhiều, cũng không có rủi ro VN bị thất kiện sẽ mất chủ quyền ở HS và TS. Theo tôi thấy, giải pháp này của tôi hiện nay vẫn là một giải pháp tốt nhất, tạo cho VN một lối thoát tránh những áp lực của TQ hiện nay.
Nhưng đó vẫn chỉ là tạm thời. Điều cần thiết là VN phải thay đổi chế độ, phải dân chủ hóa chế độ, chia sẻ những giá trị chung vơi Hoa Kỳ về dân chủ, về các quyền con người. Từ đó VN mới có thể trở thành đồng minh của HK, ký kết những kết ước an ninh hỗ tương với nước này. Việc dựa vào kẻ mạnh để tự vệ là điều mà các nước thường làm. Trong khu vực, chỉ có VN là không làm việc này.
Publié par Nhan Tuan Truong


Montag, 19. November 2018

Tiếng nói hôm nay

Khi nhà nước độc tài cộng sảnViệt Nam chủ trương gia nhập qua luật đặc khu và luật an ninh mạng, để gia nhập kinh tế thị trường Quốc gia thứ hai "2" trên Thế giới. Nước Việt Nam của chúng ta mất tất cả và người công dân Việt Nam sẽ sống lưu vong trên toàn Thế giới không Quốc gia như dân Do Thái ngày xưa và dân tộc Kurden ngày nay. Sống trên mảnh đất của tổ tiên nhưng trực thuộc vào các quốc gia khác. Lưu vong ngay trên xứ sở của mình.

Đất nước Việt Nam đến ngày tận mạt...

Nguyễn Huệ "Quang Trung" chưa kịp đòi Quảng Tây và Quảng Đông thuộc Việt Nam bị nhà Hán chiếm thì đã mất. Ngày nay đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị thành lập luật đặc khu dâng cho Tàu thuộc khu vực Quảng Tây.

Tiếng nói hôm nay

Champagre khai vị
Cùng người cùng ta
Tụ hợp thảo luận
Tự do bàn thảo
Dân chủ giữa người
Xã hội ngày nay
Đa nguyên được quyền
Tham gia tiếng nói...
Tiếng mở nút chai
Thay lời khai vị
Đấu tranh hôm nay
Đa nguyên... mọi người.
Xuống đường nắm tay
Cùng nhau bước tới 
Quyết chí không sờn
Sá gì mạng vong
Tương lai đất nước 
Con cháu chúng ta
Phải được làm người
Tự do dân chủ
Xây dựng nước nhà
Trách nhiệm công dân
Bổn phận giữ nước
Thoát nạn Hán hóa 
Qua luật đặc khu
Là của mọi người
Không phải độc đảng


KN

Chỉ cần câu này là biết đảng độc tài cộng sản bán biển đảo của Việt Nam cùng nhượng đất biên giới... Còn những câu nói khác chỉ làm cho người dân lùng bùng trong đầu khó hiểu của ban tuyên giáo viết ra cho người đọc tưởng nhà nước ta lo cho đất nước, dân tộc.
"Chúng ta chân thành làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên tất cả lĩnh vực."

Khi đặc khu thành hình Quảng Ninh, Vân Đồn.Tương lai thuộc Quảng Tây Trung Quốc...
Bao gồm hết những khu vực này lưu hành tiền nhân dân tệ thành khu tự trị thuộc Choang của đảng cộnf sản Trung Quốc. 13. Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Đảng Cộng sản Việt Nam và Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tập đoàn Sun Group là của ai...? Cuả Tàu thì họ không cần lợi nhuận vì các tỉnh của miền Bắc dọc biên giới sẽ thuộc Tàu trong tương lai
Phó Chủ tịch Sun Group Đặng Minh Trường: Chúng tôi đầu tư sân bay không nhằm khai thác lợi nhuận!


Phó Chủ tịch Sun Group Đặng Minh Trường: Chúng tôi đầu tư sân bay không nhằm khai thác lợi nhuận!
http://cafef.vn/pho-chu-tich-sun-group-dang-minh-truong-mo-hinh-san-bay-van-don-se-giong-voi-cang-hang-khong-quoc-te-bao-an-tham-quyen-20171206145154972.chn



Sonntag, 18. November 2018

Hạnh phúc là gì...?



Hạnh phúc là gì...?
Một con người thật sự có hạnh phúc không phải chỉ có ăn ngon, mặc đẹp, tiền bạc dư dả và vợ đẹp con ngoan. Đó chỉ là một phạm vi ích kỷ cho bản thân trong một tiểu gia đình thu nhỏ trong một xã hội Quốc gia.
Mà thật sự của hạnh phúc là cả một xã hội, đại gia đình là phải dám nói ra những điều suy nghĩ đúng hay sai. Đó là sự tự do, dân chủ, đa nguyên, quyền của mỗi con người phải được công nhận trong một Quốc gia lèo lái cả một đại gia đình. Có cuộc sống hoàn thiện của mỗi bản thân. Còn không dám nói vì sợ tù đày, áp bức thì chẳng có ý nghĩa gì của một sự hạnh phúc cả. Nhất là về mặt tôn giáo.

Bildergebnis für đã làm được gì cho đất nước chưa

Chưa gây ra kinh hoàng cho đất nước, nhưng độc tài toàn trị đảng cộng sản của bà đã gây ra kinh hoàng của sự bóc lột, đàn áp công dân. Để đưa đất nước vào vòng nô lệ Trung Hoa. 


Có có không không...
Có có không không đời vô ảo
Sống nay chết đó đời vô thường
Uy quyền bạo lực cũng như không
Vinh hoa phú quý dành để lại
Chúng sanh muôn kiếp là nợ nần...
Đã hết duyên thì hãy nên buông
Níu kéo giữ lại thêm phiền não
Hãy xả thôi cho đời tươi đẹp
Chiến đấu tự thân thắng chính mình
Hơn là dối gạt mảnh phù du
Sống sao cho xứng đời đáng sống
Tiếng nói chân thật phát từ tâm
Tự do dân chủ nước nhà Việt Nam
KN

Theo mình dich chữ này "Rule of Law." qua tiếng Đức thì là như vậy "Rechtsstaatlichkeit." Có nghĩa rằng "Một nhà nước hay chính quyền thượng tôn pháp luật= tôn trọng pháp luật do hiến pháp đưa ra của dân và vì dân..."
Nhưng sống trong một chế độ độc tài trị thì cái gì cũng của nhân dân, nhưng quyền hành và quyền lực là của đảng độc tôn. Do đó không thể gọi là "hiến pháp" mà gọi là "hiếp pháp". Pháp luật đã bị nhà nước độc tài bóp méo sự thật hòng để cai trị người dân bằng chính sách độc tôn = sự tàn ác của mình.

KN

Từ « thần linh pháp quyền » đến « nhà nước pháp quyền ».
1. Pháp quyền hay pháp trị ?
Hội nghị Trung ương đảng Cộng Sản TQ kỳ tám, lần thứ tư đã được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 10 năm 2014. Theo tin dẫn từ Tân hoa xã (trang tiếng Hoa), Hội nghị đã bàn luận chung quanh các mục tiêu : « ỷ pháp trị quốc », « kiến thiết trung quốc đặc sắc xã hội chủ nghĩa pháp trị », « kiến thiết xã hội chủ nghĩa pháp trị quốc gia », « hoàn thiện hiến pháp »…
Không cần biết chữ Hán ta cũng có thể hiểu mục tiêu của Hội nghị là : « dựa vào pháp luật trị nước », « xây dựng xã hội chủ nghĩa pháp trị mang màu sắc Trung quốc », « xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa », « hoàn thiện hiến pháp »…
Tức là, chủ đề trung tâm của hội nghị này nói về những điều liên quan đến luật pháp Trung Quốc, về « nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa » cũng như về « hiến pháp ».
Tân hoa xã ở các trang tiếng Anh và tiếng Pháp cũng có tường thuật diễn tiến và nội dung hội nghị này. Trang tiếng Anh viết :
« The general target is to form a system serving "the socialist rule of law with Chinese characteristics" and build a country under "the socialist rule of law"… China will ensure the leadership of CPC in "the socialist rule of law with Chinese characteristics"… improve team building and to sharpen the CPC's leadership in pushing forward rule of law… To realize the rule of law, the country should be ruled in line with the Constitution…
Tân hoa xã tiếng Pháp cũng tường thuật với nội dung tương tự, theo đó thuật ngữ “rule of law” được dịch là “état de droit”.
Tức là, đối chiếu ngược lại, các thuật ngữ “rule of law” trong tiếng Anh hay “etat de droit” trong tiếng Pháp, chuyển sang Hán văn là “pháp trị”.
Nếu ta tra từ điển Anh-Trung hay Pháp-Trung, các thuật ngữ này được dịch là “pháp trị”.
Tuy vậy, báo chí VN, trong nước cũng như hải ngoại, đã không viết “pháp trị” mà viết là “pháp quyền”.
Một vài thí dụ:
Tờ Quân đội Nhân dân viết :
« Hội nghị đã thông qua Nghị quyết trong đó đề ra các đường hướng chỉ đạo quan trọng liên quan đến thúc đẩy pháp quyền ở Trung Quốc. Trong đó xác định rõ mục tiêu tổng thể của việc thúc đẩy pháp quyền là thiết lập một hệ thống “các quy tắc xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc” và xây dựng đất nước theo quy tắc “pháp quyền xã hội chủ nghĩa »
Theo báo này thì mục tiêu của Hội nghị là « thúc đẩy pháp quyền », thiết lập « các qui tắc xã hội chủ nghĩa đặc sắc TQ », xây dựng đất nước theo « pháp quyền xã hội chủ nghĩa ».
Không thấy báo này trích dẫn tin tức trên từ nguồn nào.
Tờ Thanh Niên thì có bài viết về chủ đề này, có tựa « Trung quốc và đường đến pháp quyền ». Bài viết có dẫn nguồn phong phú : Tân hoa xã, Hoàn cầu Thời báo, The Traits Times (Singapour), The Diplomat...
Bài báo phân tích nhiều chi tiết trong nội dung của Hội nghị. Điểm đáng chú ý, bài báo viết :
« Giới quan sát trong và ngoài Trung Quốc ghi nhận đây là lần đầu tiên một hội nghị toàn thể của Ban Chấp hành trung ương lấy pháp quyền làm chủ đề trung tâm.... “, « Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 với nhiều giải pháp nữa nhằm tiến tới một nền pháp quyền »... « để thực hành pháp quyền, đất nước phải được lãnh đạo dựa theo Hiến pháp »...
Báo chí ở hải ngoại, BBC Việt ngữ có bài tường thuật tựa đề : « TQ cam kết tạo 'xã hội pháp quyền' ». Bài báo viết :
« Hội nghị Trung ương IV vừa kết thúc ở Bắc Kinh đã ra thông cáo tập trung vào vấn đề "pháp trị" »... « Truyền thông Trung Quốc hoan nghênh việc Đảng Cộng sản trong hội nghị trung ương vào tuần này đã cam kết tạo dựng một xã hội pháp quyền. »
Rốt cục không biết là nói về « pháp trị » hay về « pháp quyền » ?
Trang RFI có hai bài viết. Một bài có dẫn nguồn Tân hoa xã :
« Tân Hoa Xã loan báo, kể từ nay các viên chức Trung Quốc phải tuyên thệ tuân theo Hiến pháp. Hãng tin này công bố một văn kiện mang tên « Quyết định về các vấn đề chủ yếu liên quan đến các bước tiến của Nhà nước pháp quyền », được Hội nghị trung ương IV thông qua tuần trước. »
Bài kia dẫn từ Reuters, mang tựa đề « Đảng cộng sản Trung Quốc xúc tiến chính sách "Nhà nước pháp quyền" »
Vấn đề là, Hội nghị của đảng CS Trung quốc hoàn toàn không có chữ nào nói về « pháp quyền ».
Đã đành tự điển VN (và các học giả VN) dịch các thuật ngữ « rule of law – etat de droit » là « pháp quyền ». VN dịch như vậy là đúng hay sai, câu trả lời sẽ đề cập phần dưới. Điều đáng nói là báo chí VN khi viết tin tức chỉ tham khảo nguồn « thứ cấp », tức nguồn đã được người ta « xào nấu » rồi (ở đây là nguồn tiếng Anh), chứ không tham khảo nguồn nguyên thủy (tiếng Hoa). Vì nếu có tham khảo nguồn tiếng Hoa thì sẽ viết là « pháp trị » chứ không phải « pháp quyền ».
Điều này sẽ không ai phàn nàn nếu tiếng Việt không có liên hệ gì đến tiếng Hoa (như tiếng Thái, tiếng Khmer…). Một số lượng rất lớn chữ Việt bắt nguồn từ chữ Hán (từ Hán Việt). Hai từ « pháp trị » và « pháp quyền » đều là từ Hán Việt. Tức có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nguyên tắc về dịch thuật không đòi hỏi người ta phải phiên dịch đúng nguyên bản theo lối « mot à mot », một chữ đối với một chữ, mà người ta chỉ yêu cầu dịch đúng nội dung.
Hai từ « pháp quyền » và « pháp trị » trong tiếng Hoa có ý nghĩa rất khác nhau.
Pháp quyền có ý nghĩa là quyền được xét xử trong lãnh thổ của mình (quản hạt quyền - juridiction).
Pháp trị dùng để chuyển ngữ và nghĩa « Rule of Law » trong tiếng Anh hay « Etat de Droit » trong tiếng Pháp. Đây là các từ ngữ thuộc về « khái niệm ». Không thể hiểu « pháp trị » theo nghĩa đen của từ ngữ (pháp = pháp luật ; trị = cai trị) mà phải hiểu là một cách thức tổ chức nhà nước theo đó quyền lực nhà nước bị giới hạn bởi luật pháp. « Rule of Law » phải hiểu là « sự ưu việt (hay sự ưu đẳng) của pháp luật » (prééminent de droit – primauté de droit). “Etat de Droit” phải hiểu là “nhà nước xây dựng trên sự tôn trọng pháp luật” (État fondé sur le respect de la loi).
2. Từ « thần linh pháp quyền »…
Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng trong bài « Hiến pháp 1946 và tư tưởng pháp quyền » :
Năm 1919, trong Bản yêu sách được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecxây, yêu sách thứ 7 là pháp quyền. Sau này, yêu sách đó được Bác thể hiện thành lời ca: “Bảy xin Hiến pháp ban hành. Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” (Yêu cầu ca, Báo Nhân dân, ngày 30/1/77).
Theo TS Nguyễn Đình Lộc trong bài : « Hồ chí minh : Trăm điều phải có thần linh pháp quyền và việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam » :
Cho đến nay, qua các tư­ liệu lịch sử có đ­ược, có thể nói, đây là lần đầu tiên trong văn học sử Việt Nam xuất hiện khái niệm “pháp quyền” và “pháp quyền” ở đây lại được nâng lên thành “thần linh” - một khái niệm linh thiêng, làm nổi bật ý nghĩa tính chất “pháp quyền”, nổi bật ý nghĩa, vai trò của pháp luật, của Hiến pháp trong đời sống xã hội.
Như vậy từ ngữ « pháp quyền », theo các học giả trên, là của ông Hồ.
Bài vè lục bát tựa đề « Việt Nam yêu cầu ca », thực ra là bản “phóng tác” của bản yêu sách 7 điểm viết bằng tiếng Pháp « Revendications du peuple Annamite – Yêu sách của nhân dân An Nam » (mà các sử gia VN cho là của ông Hồ), viết năm 1919 nhân dịp Hội nghị các đại cường thắng trận Đệ Nhất thế chiến tổ chức tại Versaille. Bài vè có câu :
« Bảy xin Hiến pháp ban hành
Trăm điều phải có thần linh pháp quyền »
TS Nguyễn Sĩ Dũng nâng « pháp quyền » lên hàng « tư tưởng »:
“tư tưởng pháp quyền đã xuất hiện trong các tác phẩm của Bác Hồ. Năm 1919, trong Bản yêu sách được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vecxây, yêu sách thứ 7 là pháp quyền”.
TS Nguyễn Đình Lộc nâng “pháp quyền” lên thành « khái niệm ».
Vậy thì cái « tư tưởng » (và khái niệm về) « pháp quyền » của ông Hồ là như thế nào ?
TS Nguyễn Sĩ Dũng (không biết đã tìm đâu trong tư tưởng của ông Hồ) viết ra rằng:
“…pháp quyền là những nguyên tắc và phương thức tổ chức quyền lực sao cho lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự do, dân chủ của nhân dân được bảo vệ”
Còn TS Nguyễn Đình Lộc chưa chứng minh « pháp quyền » là một « Khái niệm – concept ”, thì đã viết:
Nguyễn Ái Quốc đã tìm đ­ược cách thức bình dân, gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, để thể hiện một cách thật đặc sắc cái cốt lõi, tinh túy của một NNPQ: đó là tinh thần thượng tôn pháp luật mà trước hết là thượng tôn Hiến pháp. Điều này chứng tỏ, ngay từ ngày đó, tinh thần pháp quyền đã trở thành điều tâm niệm, trăn trở của t­ư duy sáng tạo Hồ Chí Minh.
Có thật vậy hay không ?
Nguyên văn yêu sách số 7, bản tiếng Pháp : « 7/ Remplacement du régime des décrets par les régimes des lois. » (Nguồn : Les décolonisations au XXe siècle: La fin des empires européens et japonais, Par Pierre Brocheux, Annex 1.)
Tạm dịch ra tiếng Việt là : thay thế chế độ pháp lệnh bằng chế độ luật lệ.
Bài vè phỏng lại, thành ra « Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm điều phải có thần linh pháp quyền ».
“Xin” ở đây là “xin ai”, ai xin ? Hiến pháp này là hiến pháp nào?
Bản “yêu sách” gởi Hội nghị Versaille, nơi các cường quốc thắng trận đang hội họp. Dĩ nhiên là “xin” lãnh đạo các đại cường thắng trận, trong đó có Pháp quốc. Người xin dĩ nhiên là ông Hồ (để quí vị TS Nguyễn Sĩ dũng và TS Nguyễn Đình Lộc hài lòng).
VN lúc đó vẫn còn là “thuộc địa” của Pháp, được Pháp cai trị dưới “chế độ pháp lệnh” (của Bộ Thuộc địa và quan Toàn quyền), chứ không theo luật lệ (Hiến pháp) của mẫu quốc. Hiến pháp ở đây phải là hiến pháp của mẫu quốc.
Điều này sẽ rõ rệt nếu ta xét lại yêu sách thứ 2:
« 2/ Réforme de la justice indochinoise par l’octroi aux Indigènes des mêmes garanties judiciaires qu’aux Européens, et la suppression complète et définitive des Tribunaux d’exception qui sont des instruments de terrorisation et d’oppression contre la partie la plus honnête du peuple Annamite. » (Nguồn : Les décolonisations au XXe siècle: La fin des empires européens et japonais, Par Pierre Brocheux, Annexe 1.)
Tạm dịch : cải cách lại pháp lý Đông dương bằng cách ban bố cho người bản địa được bảo đảm về tư pháp (tài phán) như là người Châu Âu đồng thời bãi bỏ vĩnh viễn tất cả những loại Tòa án đặc biệt mà thực chất chỉ là những công cụ khủng bố và đàn áp thành phần những người An Nam lương thiện nhất.
Chữ « l’octroi » trong tiếng Pháp có nghĩa là « ban bố, ban phát ».
« Xin » để được « ban phát » : quyền được bình đẳng về tài phán như người Châu Âu.
« Bảy xin hiến pháp ban hành » ở đây có nghĩa là xin hiến pháp của mẫu quốc ban hành những điều « luật » để bảo đảm « quyền » của người « bản địa ».
VN lúc đó chưa lấy lại « độc lập – souveraineté » thì không thể nói « hiến pháp » trong câu này là « hiến pháp » của VN được.
Còn ý nghĩa của « thần linh pháp quyền » trong câu « trăm điều phải có thần linh pháp quyền » ?
Trước hết nói về chữ « quyền ». Từ yêu sách thứ 2 ta có thể khẳng định rằng chữ quyền ở đây là quyền của « quyền lợi – right, droit » chứ không phải của « quyền lực – power, pouvoir ».
Tóm lại, ý nghĩa của « bảy xin hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền » :
Ông Hồ xin xỏ (mẫu quốc) cải cách nền pháp lý Đông dương, (ban bố hiến pháp), ra các điều luật để bảo đảm « quyền » của dân bản địa (như là người Châu Âu).
« Pháp quyền » ở đây phải được hiểu là quyền của (dân bản địa) được (hiến pháp) bảo đảm bình đẳng (với dân Châu Âu) trước pháp luật.
Không ai phê bình lời yêu cầu của ông Hồ trên đây là tốt hay xấu. Điều muốn nói là TS Nguyền Đình Lộc và TS Nguyễn Sĩ Dũng, trong hai bài tiêu biểu dẫn trên, đã diễn giải không phù hợp với thực tế « khái niệm » và « tư tưởng » ông Hồ về « pháp quyền ».
TS Nguyễn Đình Lộc viết :
“Nguyễn Ái Quốc đòi ban hành Hiếp pháp. Hiến pháp cũng là luật, nhưng là Luật cơ bản của một nước tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho toàn bộ tổ chức và hoạt động của nhà nước, và cũng không chỉ cho nhà nước mà cho cả toàn xã hội, định hình chế định cơ bản quyền con người, quyền công dân của mỗi thành viên trong xã hội.”
Nguyên văn viết là « hiếp pháp » chứ không phải « hiến pháp », nhưng ai cũng hiểu đó là “hiến” chứ không phải “hiếp”.
Ông Hồ “đòi ban hành hiến pháp”, mà hiến pháp này đâu phải là hiến pháp của Việt Nam ? Xem điều 2 bản yêu sách ta thấy rõ rệt yêu cầu “cải cách pháp lý Đông dương”, cai trị dân bản địa bằng “luật” chứ không bằng pháp lệnh.
Giả sử rằng Tây thực dân “ừ” một cái, thay đổi hiến pháp, cho phép toàn dân Đông dương được quyền “ngang hàng” với dân Tây mẫu quốc. VN (và Khmer, Lào) đã trở thành một “lãnh thổ hải ngoại” của Pháp rồi !
Ông Hồ đã mất từ lâu. Nhân chứng thì mất nhưng chứng tích thì còn.
TS Nguyễn Đình Lộc khẳng định:
“Như vậy, ý tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh được thể hiện thật rõ ràng, kiên định.”
Ông Hồ không hề có ý tưởng “lập hiến” nào cả. Ông chỉ có tinh thần “Pháp Việt đề huề”, kiên định dưới ánh sáng của bản Yêu sách. Tư tưởng này thật là đậm sâu phải không ?.
Đến nhà nước pháp quyền.
3.1 Thế nào là “nhà nước pháp quyền” ?
Chữ “quyền” ở đây là lấy từ “quyền lực – pouvoir, power” hay “quyền lợi – droit, right” ? Ngoài ra chữ “quyền” còn có ý nghĩa khác về pháp lý.
TS Nguyễn Sĩ Dũng trong bài “Nguồn cội của pháp quyền” viết:
Vấn đề cốt lõi của pháp quyền là pháp luật về quyền. Pháp luật phân định và bảo vệ các quyền: quyền của các công dân và quyền của Nhà nước, quyền của các nhánh quyền lực Nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp.
“Quyền” theo TS Nguyễn Sĩ Dũng là “quyền lợi – droit, right”. Điều này không đúng. Ta xét lại ở dưới.
Trong bài dẫn trên, TS Nguyễn sĩ Dũng viết:
Trong tiếng Pháp khái niệm Nhà nước pháp quyền còn được thể hiện rõ hơn thành "Nhà nước của quyền".
Khoan nói đến việc “Etat de Droit” có thể dịch thành “nhà nước pháp quyền” hay không. Chữ “droit” trong “Etat de Droit” không thể dịch là “quyền”.
Ông Cao Huy Thuần trong bài “Nhà nước pháp quyền” , viết “Etat de Droit” là “nhà nước pháp luật”.
Ông Cao Huy Thuần dịch như thế là dịch “mot à mot”, chứ không dịch theo ý nghĩa của khái niệm “Etat de Droit”. Dịch lối này là chỉ nói về phần “xác” chứ không diễn tả được cái “hồn” trong khái niệm. Mà phần “hồn”, tức ý nghĩa của “Etat de Droit” là gì mới là điều cần biết.
Nhưng điều này cho thấy rằng cách dịch của TS Nguyễn Sĩ Dũng là sai. Chữ “droit” ở đây là “pháp luật” chứ không phải là “quyền”. Một thí dụ, người ta dịch “Faculté de Droit” thành “Luật khoa đại học đường”, hay “phân khoa Luật” (chứ không phải là “Quyền khoa đại học đường” hay “phân khoa Quyền”).
TS Nguyễn Sĩ Dũng cũng viết:
“Trong tiếng Anh, không có khái niệm "Nhà nước pháp quyền". Thay vào đó, các nước theo truyền thống Anh - Mỹ chỉ nói đến pháp quyền mà thôi. Hai từ "Nhà nước" thậm chí không được nhắc tới trong thuật ngữ này. Chính vì vậy, khi dịch khái niệm "Nhà nước pháp quyền" của ta sang tiếng Anh, bạn buộc lòng phải biến nó thành một thứ dài lê thê như sau: "Nhà nước bị điều chỉnh bới pháp quyền". Vấn đề cốt lõi của pháp quyền là pháp luật về quyền.”
Như thế khái niệm của TS Nguyẽn Sĩ Dũng về “nhà nước pháp quyền” hoàn toàn khác với các khái niệm “Rule of Law” hay “Etat de Droit”. Theo nghĩa nguyên thủy, các khái niệm này nói về “luật”, về sự tương quan (về cai trị) giữa nhà nước và người dân trong quốc gia như thế nào.
Ý kiến của ông Cao Huy Thuần trong bài đã dẫn, đã nói về chữ “quyền” trong “pháp quyền”:
“Trong ngôn ngữ của thế giới, sau Rechtsstaat, Etat de droit, Rule of Law, Việt Nam có "Nhà nước pháp quyền". Tên gọi thật hay. Vừa "pháp", nghĩa là luật pháp; vừa "quyền", nghĩa là... quyền. Chưa biết quyền của ai, nhưng chắc chắn không phải là quyền của Nhà nước, vì Nhà nước cần gì phải đòi quyền - đòi một cái đã có.”
“Quyền nghĩa là… quyền” ! Nhưng quyền có đến (ít nhất) ba ý nghĩa khác nhau: Quyền lợi (droit, right), quyền lực (pouvoir, power) và “quyền” của pháp luật.
Thật tình : nghe qua thì thật là hay, nhưng rồi không biết đường đâu mà mò !
Ông Nguyễn Hưng Quốc, trong bài đăng trên VOA, viết:
“Sự khác biệt giữa một chế độ dân chủ và một chế độ độc tài không phải ở những cái có mà ở những cách thức thực thi những cái có ấy. Ví dụ, liên quan đến luật pháp. Một, ở các nước dân chủ, luật pháp là tối thượng. Không có ai ở trên và/hoặc ở ngoài luật pháp. Hai, ở các nước độc tài, ngược lại, luật pháp được sử dụng như một công cụ để hợp thức hóa các hành động độc quyền và trấn áp của họ: những người hoặc nguyên cả tầng lớp lãnh đạo đều ở trên và/hoặc nằm ngoài luật pháp. Trường hợp trên được gọi là pháp quyền (rule of law); trường hợp dưới gọi là pháp trị (rule by law).”
Ở đây ông Nguyễn Hưng Quốc dịch “rule of law” là pháp quyền, “rule by law” là pháp trị .
Cách dịch này cũng là cách dịch “mot à mot”, chữ đối chữ, chỉ nói lên phần “xác” mà không diễn tả được phần “hồn” của khái niệm luật học “Rule of Law”.
Điều thú vị trong ba trường hợp dẫn trên là không ông nào giảng giải được ý nghĩa của chữ “Quyền” trong pháp quyền là gì ? Đồng thời ba ông không ông nào đồng ý với ông nào về cách dịch “Rule of Law”.
Điều này dễ hiểu. Các học giả VN trong nước đã lấy từ “pháp quyền” của ông Hồ chí minh sử dụng trong bản “yêu sách 7 điểm”, mục đích xin xỏ (mẫu quốc) cải cách nền pháp lý Đông dương, (ban bố hiến pháp), ra các điều luật để bảo đảm « quyền » của dân bản địa (như là người Châu Âu).
TS Nguyễn Sĩ Dũng diễn giải đúng nội dung chữ “quyền” theo tinh thần “xin xỏ” của ông Hồ trong bản yêu sách 1919. Nhưng không thể đúng với tinh thần của “Rule of Law” hay “Etat de Droit” ở các mô hình xây dựng nhà nước ở các xứ Ây, Mỹ được.
Ông Cao Huy Thuần chỉ nói “quyền là… quyền”.
Ông Nguyễn Hưng Quốc không nói “quyền” là gì mà chỉ dịch theo lối ”coup par coup”, “rule by law” thành pháp trị.
Vấn đề là nhà nước nào lại không cai trị (dân chúng) bằng pháp luật ?
Ngay từ cuốn “kinh thánh” về Luật của Anh (Rule of Law) cũng viết :
Englishmen are ruled by the law, and by the law alone; a man may with us be punished for a breach of law, but he can be punished for nothing else. (Dicey, Introduction to the Study of the Law of the Constitution, 202)
Tạm dịch: mọi người bị cai trị bằng pháp luật, và chỉ bằng pháp luật mà thôi. Một người có thể bị (chúng ta) trừng phạt vì hành vi vi phạm luật pháp, nhưng không thể trừng phạt hắn vì lý do bất kỳ khác.
Tức là, tự thân “Rule of Law” cũng đã hàm ý nghĩa “cai trị” bằng pháp luật rồi. Vấn đề là quan hệ giữa người cầm quyền (đại diện chức năng nhà nước) với “pháp luật” là như thế nào ?
Vì vậy muốn dịch các khái niệm “Rule of Law” hay “Etat de Droit” thế nào cho chính xác, hợp lý thì ta tìm xem những nhà làm luật các xứ đó đã hiểu các khái niệm này như thế nào ?
Thí dụ lấy từ văn bản của Nghị viện Châu âu. Ở đây sử dụng hai ngôn ngữ chính : Anh và Pháp. Nền tảng pháp luật ở đây cũng chia sẻ hai khái niệm “Rule of Law” và “Etat de Droit”.
« Rule of Law » trong tiếng Anh được đối chiếu sang tiếng Pháp là « prééminence du droit ». Nghĩa tiếng Việt là « sự ưu việt của luật pháp ». (Tuy vậy, tiếng Pháp khu vực Canada thì dịch là « primauté du droit », tức là « sự ưu đẳng của luật pháp »). Ý nghĩa của hai cách dịch như vậy là tương đương với nhau.
Nghị viện cũng nhìn nhận rằng hai khái niệm « Rule of Law » và « Etat de droit » được sử dụng trên các văn bản của các nước (trong cộng đồng) có sự tương đương với nhau.
Thuật ngữ « Etat de droit » trong tiếng Pháp, được xem là dịch từ Rechtsstaat của tiếng Đức, thì được hiểu « État fondé sur (le respect de) la loi ». Nghĩa tiếng Việt « quốc gia thiết lập trên nền tảng tôn trọng luật lệ ».
Trong bài viết trước đây tôi đã trình bày về các cách dịch các thuật ngữ trên của các bên miền Nam, miền Bắc và TQ. Bài viết ở đây.
Tại miền Nam trước 1975, thuật ngữ « pháp quyền » được dịch từ « juridiction ». Các tự điển Pháp-Hoa trong cùng thời kỳ cũng đều dịch tương tự.
Còn « Etat de Droit » được dịch là « nhà nước pháp trị ». Trung Quốc hiện nay cũng dịch như vậy.
Tuy nhiên, nếu xét về ý nghĩa, dĩ nhiên « Etat de droit », « Quốc gia thiết lập trên nền tảng tôn trọng luật lệ », gọi là « pháp trị » thì thiếu hẵn ý nghĩa. Nhưng chắc chắn không thể dịch là « pháp quyền ». Không hề có bóng dáng chữ « quyền » (quyền lực, quyền lợi) nào trong khái niệm này để mà dịch như vậy.
Để dễ hiểu, theo tôi, ta có thể dịch là « nhà nước trọng pháp ».
Về khái niệm « Rule of Law », tức « préeminent de droit - sự ưu việt của pháp luật ». Quốc gia xây dựng lên nền tảng này thì cũng là « quốc gia thiết lập trên nền tảng tôn trọng luật lệ ». Dịch thành « pháp quyền » như ông Nguyễn Hưng Quốc rõ là không ổn. Vì ở đây nói về luật pháp và sự cai trị.
Theo tôi, để dễ hiểu, cũng có thể dịch là « trọng pháp ». Nhà nước xây dựng trên nguyên tắc đó là nhà nước trọng pháp.
3.2 Vì nhu cầu hội nhập với thế giới (vào WTO), VN cần phải cải tổ hệ thống luật XHCN (luật rừng) sao cho phù hợp với luật lệ phổ cập của thế giới. Từ ngữ « pháp quyền » của ông Hồ sử dụng từ năm 1923 được Đại hội đảng VII sử dụng lại.
Vấn đề là Hội nghị này yêu cầu Quốc hội « nghiên cứu » để xây dựng « nhà nước pháp quyền ».
Từ đó, các « học giả » VN cố gắng đưa những khái niệm phổ cập của thế giới về nhà nước trọng pháp (nhà nước pháp trị) - Rule of Law của Anh, Mỹ, hay Etat de Droit của các nước Châu Âu – vào từ ngữ « pháp quyền ».
Đào sâu vào ý nghĩa thuật ngữ luật học, Etat de Droit hay Rule of Law, đều gắn liền với « souveraineté – chủ quyền, quyền lực chủ tế ». Vấn đề là « quyền chủ tể » này thuộc về ai ? (Theo Anh, Mỹ, quyền chủ tế thuộc về Quốc hội ; theo Pháp thì thuộc về toàn dân).
« Pháp quyền » là một đặc ngữ, sinh ra từ một yêu sách (của người bản địa) lên quyền lực chủ tể (mẫu quốc Pháp), xin được bình đẳng với dân Châu Âu về pháp lý.
Nhiều bài viết (như các bài đã dẫn) của các học giả VN, cố gắng xây dựng khái niệm về “nhà nước pháp quyền”, tất cả đều không thuyết phục.
Đó là việc làm đưa hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt.
Sai lầm từ cái cơ bản thì không có gì tồn tại. Có hai thái độ: 1/ cãi lý đến chết, cùng lắm thì xem đó là “biệt lệ văn hóa VN”. 2/ Phải xây dựng lại từ cái cơ bản nhất.
Xem ra “biệt lệ văn hóa”, văn hóa pháp quyền cũng như văn hóa thịt chó, ai nói thì nói, xơi thì ta cứ xơi.
Publié par Nhan Tuan Truong


Mộng ngày nay...



Từ khi tôi ra đời...
Đầu lòng bập bẹ tiếng Mẹ Cha
Vỡ lòng học từng trang chiến sử...
Địa lý nhân văn của nước nhà
Bao phen chống giữ nguồn giữ nước
Tay sai nước Việt Hán nước Nam
Mượn quân phương Bắc chiếm nước nhà
Ngàn năm nô lệ lẻ nào quên
Hình thành nước Việt hình chữ S
Từ Aỉ Nam Quan đến Cà Mau
Dọc đường Trường Sơn ngăn giữ nước
Nam Hải " biển Đông "nước ta dân Nam ở
Ngày nay khác gì ngày xưa đâu
Độc tài đảng trị gọi tên mới
Khác gì Vua Chúa thời xưa đâu
Bảo vệ độc quyền cai trị nước
Tay sai Hán hóa của thời này
Nhượng đất, hải đảo của tổ tiên
Uy quyền tuyệt đối làm Thái Thú... "Thú vật"
Sẵn sàng đàn áp tiếng công dân.


KN


Mộng ngày nay...
Đàn ông xây đắm mộng xưa...
Một mình một ngựa xông pha chiến trường
Mộng xưa quá khứ qua rồi
Chia đôi đất nước lòng người ly tan
Ba miền tiếng nói dân ta
Cùng chung một cỏi nước nhà Việt Nam
Cùng nhau xây đắp mộng hồng
Mộng nay chinh chiến chiến trường Tự do...
Đàn bà xây đắp giữ thành...
Dạy con tiếng nói một lời nghĩa trung
Tự do dân chủ cho người
Là lòng sức mạnh làm người hôm nay
Tự do tiếng nói hôm nay
Là lòng tự trọng con người nước Nam
Phá tan xiềng xích độc tài
Làm người chính nghĩa đa nguyên nước nhà

KN


Trong suy nghĩ tích cực và tiêu cực khác nhau ở chổ nào?
Người tích cực là dám thay đổi đời sống củ hủ lậu, để thay đổi cuộc đời mới, gọi là đấu tranh diệt tư tưởng độc trị.
Người tiêu cực là người chỉ mộng mơ với cuộc sống củ, mà nay nó đã lổi thời nhưng vẫn cứ ôm nó vào làm cuộc đấu tranh giữ tư tưởng....Trên thực tế là người vô tình hay gián tiếp thay đổi nữa vời. Gọi là thờ ơ với sự nhạy cảm của người khác về hiện tình đất nước.
Một Chính quyền tích cực là dám làm tất cả những gì mà quyền con người trong Quôc gia được hưởng. Đó là Tự do dân chủ đa nguyên đảng phái xã hội trị.
Một Chính quyền tiêu cực là bất chấp, ngăn cấm, hết tất cả tiếng nói tự do dân chủ của người công dân trong Quốc gia đó bằng sự trấn áp hăm dọa, tù đầy.
KN

Samstag, 17. November 2018

Nhân quyền cho Việt Nam


Nhân quyền cho Việt Nam
Quyền của con người không thể nào bị lợi dụng lòng tin vào sự mù quáng. Khi chế độ độc tài toàn trị Việt Nam đã ký kết vào hiệp thương mại thế giới WTO. là có bảo vệ môi trường sự sống và quyền của con người được làm người. Chứ không phải chỉ có được đi mượn tiền thế giới của IWF " International Wärung Fonds" để xây dựng một chế độ độc tài toàn trị, tham nhũng, giết tiếng nói công dân bằng sự đàn áp, tù đày.

Menschenrechte für Vietnam
Menschenrechte können nicht für den Glauben an Blindheit ausgenutzt werden. Als die totalitäre Diktatur Vietnams bei der WTO World Trade Organization unterzeichnet wurde. ist es, die Umwelt des Lebens und das Recht des Menschen auf Menschlichkeit zu schützen. Nicht nur der Internationaler Wärungsfonds der IWF kann dazu benutzt werden, ein totalitäres Regime aufzubauen, zu korrumpieren, die Stimme der Bürger durch Unterdrückung und Inhaftierung zu töten.



https://www.humanrights.ch/de/menschenrechte-themen/wto/problematik/

Ai về Bình Định mà coi
Con cháu Nguyễn Huệ múa roi đi quyền
Đại Thanh khiếp vía một thời
Tiến quân thần tốc Thăng Long đón chào
Ngày nay thật chán dân ta
Hà Nội mở cửa đón mời giặc sang
Khác gì triều đại năm xưa
Tham danh phú quý như là nhà Lê... " Lê Chiêu Thống"
Nhìn sang các nước láng giềng
Tự do rộng mở đa nguyên đón chào
Đảng ta dâng nước cho Tàu
Giang tay mở rộng đón nhà Thanh sang...
KN

Lòi ra bộ mặt thật của độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam nhượng nước và biển Đông cho Tàu. Không còn chối cãi chần chờ gì nữa mà không dậy mà đi...
Kein automatischer Alternativtext verfügbar.

Tự do là bản chất
Ước nguyện của con người
Chống lại sự dối trá
Bằng lời nói hành động

KN