Mittwoch, 4. Juli 2018

Thức dậy đi...Việt Nam ơi...

Thức dậy đi...Việt Nam ơi...

Khi chế độ độc tài toàn trị đảng cộng sản Việt Nam, đang cố tình lường gạt nhân dân Việt Nam để thành lập luật đặc khu cho Trung quốc 99 năm. Thì nhà nước Việt Nam đã chấp nhận bỏ Hoàng Sa và 1 phần Trường Sa cho Trung Quốc chiếm đóng làm bàn đạp xâm chiếm Việt Nam.

Quy luật điều 2 theo định ước Bá Linh "Berlin" nói rất rỏ
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc chiếm hữu thật sự trong luật pháp quốc tế bao gồm:
1. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành;
2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một vùng lãnh thổ vô chủ (res nullius) hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị từ bỏ bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó (derelicto). Việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp;
3. Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó;
4. Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình.
Một học giả Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền
cho các "bằng chứng lịch sử" về "chủ quyền
với toàn bộ Biển Đông" từ thời Tần, Hán, trên đài truyền hình
trung ương Trung Quốc CCTV, bản tiếng Anh ngày 1/7.
Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này nên mặc dù Công ước Saint Germain ngày 10/8/1919 đã hủy bỏ Định ước Berlin 1885 vì lý do thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa, các luật gia và các cơ quan tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo.

"Mỗi cuộc sống có một mức độ của một nỗi khổ riêng. Đôi khi chính nó là nguyên nhân của sự đánh thức trổi dậy trong chúng ta."

Bild könnte enthalten: Baum, Nacht, Himmel, Pflanze, Text und im Freien

Ts. TRẦN CÔNG TRỤC
Trong đấu tranh với Trung Quốc để tránh bị mắc lừa, chúng ta phải tự vũ trang cho mình khả năng và hiểu biết về luật pháp, thông lệ quốc tế trước.
LTS: Trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12/7, Trung Quốc vẫn ra sức tuyên truyền ào ạt về cái gọi là chủ quyền của họ trên Biển Đông với "bằng chứng lịch sử" và tiếp tục bác bỏ thẩm quyền, phán quyết của Tòa.
Tiến sĩ Trần Công Trục, chuyên gia về biên giới lãnh thổ và luật biển quốc tế gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này.
Ngày 1/7 kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tập trung khá nhiều vào chính sách đối ngoại, những vấn đề liên quan đến Biển Đông trong bài diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm này. Ông nhắc lại, Trung Quốc không thỏa hiệp về "chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích trên biển".
Trợ chiến cho ông, truyền thông nhà nước Trung Quốc ồ ạt đăng tải các bài phỏng vấn, những thông tin, những bằng chứng lịch sử để cố chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền không tranh cãi" của Trung Quốc với các đảo ở Biển Đông, thậm chí là toàn bộ Biển Đông.
Đây là một mũi tên truyền thông nguy hiểm nhằm vào hai đích, một là tiếp tục đánh lạc hướng dư luận quốc tế về bản chất vụ kiện của Philippines và phán quyết của PCA hòng lôi kéo sự ủng hộ của dư luận. Hai là sẵn dịp này đẩy mạnh tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với đường lưỡi bò, cũng như 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Trước những thủ đoạn tuyên truyền này của Trung Quốc, chúng ta với tư cách là bên liên quan trực tiếp có chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc xâm phạm, có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp bị Trung Quốc xâm hại cần phản ứng ra sao để tránh rơi vào bẫy Trung Quốc thiết nghĩ là điều hết sức quan trọng.
Trung Quốc đánh đồng các tranh chấp, chúng ta càng phải phân biệt rạch ròi các tranh chấp
Đến giờ này khi PCA sắp ra phán quyết, Trung Quốc vẫn tiếp tục thủ đoạn "ông nói gà, bà nói vịt", đã trót phóng lao thì phải theo lao. Tuy nhiên Bắc Kinh đang vấp phải phản ứng quyết liệt từ chính dư luận các học giả, nhà nghiên cứu chân chính trong nước, cũng như dư luận khu vực và các nước liên quan.
Điển hình như việc Ngoại trưởng Indonesia mới đây tuyên bố dõng dạc, Indonesia không có bất kỳ cái gọi là "vùng chồng lấn" nào với Trung Quốc ở Biển Đông khu vực phía Bắc quần đảo Natuna. Mặt khác, Jakarta không thừa nhận đường lưỡi bò, cũng không thừa nhận cái gọi là "vùng đánh cá truyền thống" mà Trung Quốc đưa ra.
Không dừng lại ở lời nói, chính phủ Tổng thống Joko Widodo đã triển khai một loạt chính sách, hành động bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của họ, điều mà chúng ta đã làm trong khủng hoảng giàn khoan 981 năm 2014 do Trung Quốc gây ra và nhiều lần khác Trung Quốc xâm phạm.
Về mặt pháp lý, vụ kiện của Philippines và phán quyết của PCA sắp có ngày 12/7 tới đây nếu Tòa tuyên đường lưỡi bò Trung Quốc không có căn cứ pháp lý sẽ là một đòn bẩy quan trọng để các bên liên quan tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc chống lại các hành vi leo thang, bành trướng, vi phạm luật pháp quốc tế và xâm phạm quyền lợi của các nước liên quan.
Trên Biển Đông có nhiều tranh chấp phức tạp, đan xen nhau, trong đó nổi bật hơn cả là tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tranh chấp ứng dụng, giải thích và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Đường lưỡi bò Trung Quốc là sản phẩm của việc giải thích và áp dụng sai ,vi phạm trắng trợn UNCLOS 1982.
Còn với các tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ với các đảo, các thực thể ở Hoàng Sa, Trường Sa cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình thông qua hệ thống luật pháp và thực tiễn quốc tế về thụ đắc lãnh thổ mà chúng tôi xin nhắc lại dưới đây.
UNCLOS 1982 và phán quyết của PCA tới đây không giải quyết tranh chấp lãnh thổ / chủ quyền như Trung Quốc đang tuyên truyền. UNCLOS 1982 và DOC cũng không phải căn cứ để đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông như cách hiểu của Nga hiện nay.
Căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ ở Biển Đông
Trong lịch sử phát triển lâu dài của pháp luật quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được hình thành trên cơ sở thực tiễn quốc tế, trong đó có các phương thức thụ đắc lãnh thổ.
Từ thế kỷ XVI, tình trạng tranh chấp về khu vực ảnh hưởng giữa các nước mới phát triển và lớn mạnh như Hà Lan, Anh, Pháp... với các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trở nên quyết liệt.
Bởi vậy nên Giáo hoàng Alexandre VI đã ký Sắc lệnh ngày 04/5/1493 phân chia khu vực ảnh hưởng cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở phạm vi nằm ngoài châu Âu.
Trước thực trạng đó, các cường quốc hàng hải đã tìm ra nguyên tắc pháp lý áp dụng cho việc thụ đắc lãnh thổ đối với những vùng lãnh thổ mà họ mới phát hiện. Đó là nguyên tắc "quyền ưu tiên chiếm hữu ", hay còn được gọi là nguyên tắc "quyền phát hiện ".
Nguyên tắc này dành quyền ưu tiên chiếm hữu một vùng lãnh thổ cho quốc gia nào đã phát hiện vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc "quyền phát hiện" chưa bao giờ tự nó đem lại chủ quyền quốc gia cho quốc gia đã phát hiện ra vùng lãnh thổ mới đó.
Bởi vì, người ta không thể xác định được thế nào là phát hiện? Giá trị pháp lý của việc phát hiện? Ai là người phát hiện trước? Lấy gì để ghi dấu hành vi phát hiện đó?...
Vì thế, việc phát hiện đã nhanh chóng được bổ sung bằng việc chiếm hữu trên danh nghĩa, nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ phải để lại dấu tích trên vùng lãnh thổ mới phát hiện ra đó.
Mặc dù vậy, nguyên tắc "chiếm hữu danh nghĩa" không những không thể giải quyết được một cách cơ bản những tranh chấp phức tạp giữa các cường quốc đối với các vùng "đất hứa", đặc biệt là những vùng lãnh thổ thuộc châu Phi và các hải đảo nằm cách xa đất liền hàng ngàn, hàng vạn hải lý.
Chẳng những thế, nguyên tắc này còn ngày càng dẫn đến những đối đầu quyết liệt hơn giữa các cường quốc vì người ta không thể lý giải được cụ thể cái "danh nghĩa" đã được lập ra bao giờ và tồn tại như thế nào.
Vì vậy, sau Hội nghị về châu Phi năm 1885 của 13 nước châu Âu và Hoa Kỳ và sau khóa họp của Viện Pháp luật quốc tế ở Lausanne (Thụy Sĩ) năm 1888, người ta đã thống nhất áp dụng một nguyên tắc thụ đắc mới. Đó là nguyên tắc "chiếm hữu thật sự".
Điều 3, Điều 34 và Điều 35 của Định ước Berlin ký ngày 26/6/1885 đã xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và các điều kiện chủ yếu để có việc chiếm hữu thật sự như sau:
- "Phải có thông báo về việc chiếm hữu cho các quốc gia ký Định ước nói trên";
- "Phải duy trì trên vùng lãnh thổ mà nước đã thực hiện hành vi chiếm hữu trên vùng lãnh thổ ấy một quyền lực đủ để khiến cho các quyền của nước chiếm hữu được tôn trọng... ".
Tuyên bố của Viện Pháp luật quốc tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh: "...mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên danh nghĩa chủ quyền... thì phải là thật sự, tức là thực tế, không phải là danh nghĩa".
Chính Tuyên bố này đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thực sự của Định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế để xem xét giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia trên thế giới.
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc chiếm hữu thật sự trong luật pháp quốc tế bao gồm:
1. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành;
2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một vùng lãnh thổ vô chủ (res nullius) hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị từ bỏ bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó (derelicto). Việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp;
3. Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó;
4. Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình.
Một học giả Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền
cho các "bằng chứng lịch sử" về "chủ quyền
với toàn bộ Biển Đông" từ thời Tần, Hán, trên đài truyền hình
trung ương Trung Quốc CCTV, bản tiếng Anh ngày 1/7.
Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này nên mặc dù Công ước Saint Germain ngày 10/8/1919 đã hủy bỏ Định ước Berlin 1885 vì lý do thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa, các luật gia và các cơ quan tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo.
Chẳng hạn, Tòa Trọng tài Thường trực vào tháng 04/1928 đã vận dụng nguyên tắc này để xử vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan hay phán quyết của Tòa án Quốc tế vì Công lý (ICJ) của Liên Hợp Quốc tháng 11/1953 đối với vụ tranh chấp chủ quyền giữa Anh và Pháp về các đảo Minquiers và Ecrchous...
Gần đây hơn, ICJ đã ra phán quyết Malaysia thắng trong vụ kiện với Indonesia vào tháng 12/2002 về chủ quyền đối với Pulau Ligitan và Pulau Sipadan vì Tòa nhận thấy rằng, Malaysia đã thực hiện một cách thường xuyên một loạt các hoạt động của nhà nước.
Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý nói trên, đối chiếu với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do các bên tranh chấp nêu ra, chúng ta chắc chắn sẽ có được những nhận xét khách quan và khoa học về quyền "thụ đắc lãnh thổ " đối với hai quần đảo này.
Cái bẫy nguy hiểm mang tên "bằng chứng lịch sử" Trung Quốc đang giăng ra, không cảnh giác chúng ta dễ mắc
Mỗi khi phía Trung Quốc tung ra các tài liệu lịch sử, bằng chứng lịch sử như thư tịch, bản đồ như cái gọi là "cuốn sách 600 tuổi về chủ quyền Trung Quốc với Hoàng Sa, Trường Sa" mà truyền thông vừa nêu trong thời gian qua, xu hướng chung của dư luận phản bác lại Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở bản thân tài liệu đó như nội dung, tính xác thực...mà quên mất một điểm tối quan trọng.
Đó là trước hết phải xác định được bản chất tranh chấp, đối tượng tranh chấp và khung pháp lý, hoặc nói nôm na là hệ quy chiếu giải quyết vấn đề tranh chấp đó trước, sau đó mới đến bản thân các tài liệu.
Bản đồ, thư tịch về chủ quyền lãnh thổ có rất nhiều, nhưng nó chỉ có giá trị trong đấu tranh pháp lý khi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cùng các quyết định hành chính thể hiện ý chí nhà nước trong việc xác lập, tuyên bố và thực thi chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế.
Không phải bản đồ nào, thư tịch nào cũng có giá trị khẳng định chủ quyền của một nhà nước đối với vùng lãnh thổ. Nếu chúng ta không xác định trước một "hệ quy chiếu" pháp lý chuẩn mực về tranh chấp lãnh thổ, mà lập tức nhảy vào phản bác, tranh cãi với Trung Quốc trên các "bằng chứng lịch sử" cụ thể họ đưa ra, chúng ta sẽ mắc bẫy.
Bởi lẽ việc đầu tiên là phải sàng lọc trong số những "bằng chứng" mà Trung Quốc đưa ra, cái nào có giá trị pháp lý để chứng minh cho yêu sách của họ, cái nào phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế về thụ đắc lãnh thổ. Việc thứ hai mới là xem xét nội dung của các bằng chứng lịch sử là thư tịch, bản đồ.
Nhận xét, đánh giá về những “bằng chứng” mà Trung Quốc đã và đang khai thác để bảo vệ cho những yêu sách phi lý của họ, Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu kết luận:
"Người Trung Quốc cách đây khá lâu đã biết ở Biển Đông có nhiều đảo mọc rải rác, nhưng điều đó không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khám phá, khai thác và quản lý hai quần đảo này”.
Nhận xét này không phải chỉ từ các học giả quốc tế mà ngay cả những học giả Trung Quốc cũng đã có những nhận xét chuẩn xác và khách quan trước tình hình Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách sưu tầm, viện dẫn nghiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa”: “Nhưng chứng cứ đó có ý nghĩa ngày càng nhỏ trong luật quốc tế hiện đại…, chứng cứ thật sự có sức thuyết phục chính là sự kiểm soát thực sự. Anh nói chỗ đó của anh, vậy anh đã từng quản lý nó chưa, người ở đó có phục tùng sự quản lý của anh không, có phải người khác không có ý kiến gì không? Nếu đáp án của những câu hỏi này đều là “có” thì anh thắng là điều chắc. Ở Nam Sa, chúng ta không có được điều đó.” Giáo sư Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc, người viết nhiều bài phê phán những quan điểm sai trái của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đăng trên mạng xã hội Weibo và diễn đàn mạng Sina. Chính trong quá trình đàm phán hoạch định biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc, chúng ta đã tiến hành theo nguyên tắc, trình tự này nên tránh được không ít rắc rối do "mê hồn trận" bằng chứng lịch sử mà Trung Quốc giăng ra. Ngoài ra còn chưa kể đến những tài liệu lịch sử, ngoại giao không có giá trị pháp lý vẫn đang được Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền gây bất lợi cho ta, như tài liệu Trung Quốc nộp lên Liên Hợp Quốc năm 2009.
Nếu cứ lập luận dựa vào "bằng chứng lịch sử" mà thiếu một hệ quy chiếu pháp lý quốc tế như cách Trung Quốc đang làm hiện nay, Việt Nam chúng ta có thể căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thư cũng có thể đòi chủ quyền lãnh thổ đến tận phía Nam sông Dương Tử! Như vậy thế giới này loạn mất.
Tóm lại, trước các thủ đoạn tuyên truyền dựa vào tài liệu lịch sử, địa lý, khảo cổ mà Trung Quốc đưa ra về Biển Đông, chúng ta cần tiếp cận một cách thận trọng, nghiên cứu và phản biện trên tinh thần luật pháp quốc tế mà theo tôi gồm có 3 bước:
Một là xác định vấn đề và khoanh vùng phạm vi tranh chấp, đối tượng tranh chấp, thời gian nảy sinh tranh chấp: Nếu là tài liệu về đường lưỡi bò, hoặc đòi "chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông" thì việc đầu tiên là phải xác định, đây là vấn đề giải thích, áp dụng UNCLOS 1982 về các vùng biển chứ không phải tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ như đối với các thực thể ở Hoàng Sa hay Trường Sa.
Hai là xác định hệ quy chiếu pháp lý, căn cứ pháp lý quốc tế để xác định tài liệu đó, "bằng chứng lịch sử" đó có giá trị đàm phán hoặc tranh tụng trước tòa hay không.
Thông thường những thư tịch không mang tính nhà nước, tác phẩm văn học, gia phả, ghi chép cá nhân, sử sách thuần túy chỉ mang tính chất tham khảo nghiên cứu. Những thư tịch mang tính chất văn bản nhà nước thể hiện ý chí nhà nước trong việc xác lập, tuyên bố và thực thi chủ quyền mới có giá trị đấu tranh.
Giống như khi đàm phán phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì Công ước Pháp - Thanh 1887 và Công ước Pháp - Thanh 1895 làm căn cứ hoạch định đàm phán, thì mọi bằng chứng lịch sử chỉ có giá trị khi nó phù hợp với nội dung Công ước này. Ngoài ra các tài liệu khác không có giá trị pháp lý mà chỉ để tham khảo.
Bước thứ 3 mới bắt đầu đi vào xem xét các bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý theo nguyên tắc pháp lý các bên đã thỏa thuận, theo luật pháp và thông lệ quốc tế để tìm hiểu chúng có giá trị đến đâu.
Như vậy, trong đấu tranh với Trung Quốc để tránh bị mắc lừa, chúng ta phải tự vũ trang cho mình khả năng và hiểu biết về luật pháp, thông lệ quốc tế trước, sau đó mới triển khai các vấn đề tiếp theo về tài liệu, bằng chứng.
Nếu không, chúng ta bỏ cả đống tiền tìm mua bản đồ, tài liệu về trưng bày, triển lãm...rồi cuối cùng “tiền mất, tật mang”, thậm chí là đã vô tình “ủng hộ” cho quan điểm “chủ quyền lịch sử” mà hiện nay đang bị những thế lực theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi lợi dụng để phục vụ cho tham vọng chính trị của họ…
Ts Trần Công Trục/Giáoduc.net



Freitag, 29. Juni 2018

Phật Học...

Phật Học...

Theo mình chỉ hiểu đại khái trong nền Phật Học, mà theo kinh sách do người nghe viết lại của đức Phật giãng dạy khi còn tại thế. Theo Kinh điển thì hầu như đức Phật dạy con người 2 điều chủ yếu theo cách cùa mình là: Thiên nhiên... Muôn loài...Tự do...  trong tự do ngôn luận có Dân chủ... của một Xã hội đa nguyên đảng phái để bảo tồn... Đó là sự chân thật của một từ bi trong một cuộc sống làm người phải bảo tồn...trong 2 điều chính. Khi mình đã nắm được 2 điều này thì những điều chính phụ khác như luật Nhân Quả sẽ không có xuất hiện ở trong mình nữa
- Thiên nhiên là bảo vệ tất cả mầm sống không tận diệt vô tội vạ v.v...
- Muôn loài là tất cả những sinh vật đủ giống nòi, chủng loại, chứ không phải chỉ có Một loài người độc quyền... Đó là quyền tự do ngôn luận để bảo vệ chính mình và cho muôn loài...


- Khi con người hiểu được để bảo vệ nó khỏi bị sự áp bức của sư độc quyền ... Tất nhiên con người phải đứng lên chống lại sự lạm dụng phá nát mầm sống của giống nòi tự do của muôn loài được quyền sống trong sự Tự do ngôn luận để bảo vệ cho có một cuộc sống dân chủ, của sự đa nguyên đảng phái... Một xã hội do mình bầu lên trong một đảng phái của sự đa nguyên, đại diện tiếng nói cho nình để chống lại sự độc quyền của đảng trị trong công cuộc bảo vệ giống nòi, đang bị nạn diệt vong do đảng cộng sản độc tài Việt Nam gây ra và ngăn chặn tiếng nói của công dân. Không được quyền xữ dụng tiếng nói "Dân ý.Nguyện vọng" của nhân dân, mà nhà nước đã ghi trong hiến pháp là nhân dân có quyền được " " "Trưng cầu dân ý" bắt đầu từ ngày 1.7.2016 có hiệu lực.


Tòa án công khai ở Việt Nam xữ người đòi tự do ngôn luận như nhà cầu công cộng chỉ có đảng độc tài và công an được vào tham dự. Còn người dân thì không được tham dự phiên tòa.
Offenes Gericht in Vietnam Werkzeugen für die Menschen fordert Redefreiheit als eine öffentliche Toilette nur diktatorische Partei und Polizei ist anwesend. Menschen werden auch nicht an der Anhörung teilnehmen.

Buồn...

Ngồi buồn nghịch đất cho vui
Lấy tay mình vẽ bản đồ Việt nam
Như hình chữ S lượn cong
Từ Nam chí Bắc theo vòng biển Đông
Hoàng Trường hãi đảo xa xôi
Lắm tôm nhiều cá ngư trường biển ta
Ngày nay hãi đảo không còn
Lưỡi bò chín đoạn đâm chìm ngư dân
Nhìn đời ảm đạm thê lương
Môi trường biển chết ngư dân còn gì
Vũng án tự trị nước ngoài
Bảy mươi năm chẳn còn gì nước ta
Trên cao Bô Xít Tây nguyên
Nước Tàu khai thác phá tan nước nhà
Trên cao biên giới Bắc phần
Nước lạ khai thác phá tan núi rừng
Trăm năm rừng rú cho thuê
Món lời vô giá cho loài Bắc phương
Đảng ta lãnh đạo tài tình
Phá tan đất nước chờ ngày bàn giao
Độc tài đảng trị người ơi
Độc quyền ăn nói bịt mồm nhân dân
Độc lập tự chủ là đây
Đời ta đen tối chờ ngày diệt vong
Nước nhà cần những bàn tay
Đứng lên tự chủ là quyền nhân dân
Độc tài đảng trị xa xôi
Mua quan bán chức một thời phù du
Tự do dân chủ nước nhà
Đa nguyên đảng phái làm nền nước Nam
KN

Donnerstag, 21. Juni 2018

Cộng sản đảng...




https://hoquanghcm.files.wordpress.com/2015/09/13.jpg?w=672&h=372&crop=1

Cộng sản đảng...

Đảng cộng là đảng Hán gian
Quang vinh cho đảng là Hồ Chí Minh
Cha già dân tộc hiện hình
Làm Lê Chiêu Thống cho triều Mãn Thanh
Đảng ta vô địch muôn năm
Đày dân cướp đất cho người Bắc phương
Bắt dân nô lệ năm nào
Phong trào cải cách giết người nước ta
Công ơn của đảng thật to
Luật an ninh mạng chống người dân Nam
Quốc hội quyền lợi công dân
Chỉ trên giấy trắng mực đen không lời
Nghị trường quốc hội đảng nhà
Nghị viên toàn thấy độc quyền đảng ta
Chủ trương nhà nước đưa ra
Độc tài quốc hội thay quyền công dân
Đặc khu Tô giới tạm thời
Hoãn binh bày trận rước người Bắc phương
Mượn danh tôn giáo bao che
Làm liều thuốc ngủ mưu cầu đảng ta
Nhìn xem quốc hội thầy tu
Toàn mang tuổi đảng độc tài đảng ta
Đồng thuận bấm nút thông qua
Ra luật bịt miệng công dân nước nhà
Độc tài độc trị tham tiền
Độc quyền bán nước lưu đày Việt Nam


KN



Đơn âm và đa âm



Đơn âm và đa âm
Loài người làm ra âm nhạc là để thỏa mãn thú vui tinh thần của mình. Các nhạc cụ được sử dụng để mô phỏng âm thanh ở trong trời đất, từ đó mà tạo thành âm luật và những cung bậc khác nhau. Cung bậc càng nhiều thì sự mô phỏng âm thanh càng đầy đủ và trung thực. Vì vậy mà người ta tập hợp nhiều loại nhạc cụ, rồi tạo thành dàn nhạc để âm thanh được giao hưởng mà đến tai người nghe vậy. Một cây đàn có nhiều giây thì âm thanh mô phỏng càng nhiều, ngược lại đàn một dây thì bị hạn chế trong việc diễn đạt âm thanh, vì thế mà trở nên đơn điệu.
Trong đời sống con người, việc chỉ tiếp nhận thông tin một chiều khiến cho sự việc thiếu đi tính trung thực và khách quan. Xã hội ngày nay gọi đó là tính Dân chủ. Thiếu đi môi trường dân chủ trong sinh hoạt chính trị hay bất cứ công việc nào khác cũng sẽ dẫn đến một kết quả là sự việc bị che lấp và mê hoặc. Việc người nghe chỉ tiếp nhận thông tin qua một chiều hướng duy nhất khiến cho sự thật bị bưng bít, vì thế mà không thể đạt đến sự dân chủ và tiến bộ. Điều đó cũng như việc nghe đánh đàn một dây vậy.
Xưa, Án Anh đi sứ sang nước Lỗ. Lỗ Ai Công hỏi:
- Tục ngữ có câu: Không hỏi ba người thì bị mê hoặc. Nay quả nhân bàn việc với mọi người trong cả nước, nhưng nước Lỗ vẫn loạn là tại làm sao?
Án tử trả lời:
- Sử dĩ ngày xưa nói không hỏi ba người thì bị mê hoặc là vì một người nói sai thì có hai người nói đúng. Vì thế mà ba người đủ làm thành nhiều người. Cho nên không hỏi ba người thì bị mê hoặc. Nay bề tôi nước Lỗ có hàng trăm hàng ngàn mà tất cả đều theo cái lợi riêng của họ Quý (Quý Thúc Tôn là đại thần chuyên quyền). Như vậy số người không phải không đông, nhưng lời nói là lời nói của một người. Làm gì có ba người? Vì vậy, dù bệ hạ có hỏi tất cả những người trong nước, nhưng nước cũng vẫn không khỏi loạn!
Nay, ở tại Việt Nam ta. Chính trị thì có đủ các Bộ, Ban, Ngành. Thông tin đại chúng thì có những mấy trăm báo đài cùng truyền hình góp mặt. Các tổ chức chính trị - xã hội có đầy đủ cả, cớ làm sao mà mọi sự rối ren không thể kiểm soát? Đất nước trở nên rối loạn, mọi người đối xử với nhau theo kiểu luật rừng: mạnh được yếu thua. Kinh tế thì tụt hậu so với các nước khu vực, với một nền sản xuất lạc hậu. Dân thì bị thất nghiệp và nạn quan tham sâu mọt hoành hành. Xã hội đầy rẫy những bất công chồng chất, ấy là tại làm sao?
Tại sao có những mấy trăm tờ báo cùng phát thanh truyền hình mà những ý kiến trung thực của người dân không được đề cập? Ngược lại chỉ một mực ca ngợi sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với những thành tích lẫy lừng năm châu bốn biển? Tại sao chỉ thấy các báo đài tuyên truyền về đường lối, chủ trương của đảng mà không nêu ý kiến của người dân, không nói lên thực trạng bất công xã hội? Xin thưa, đó là vì các báo đài này đều thuộc sự kiểm soát của nhà nước, do đảng nắm giữ. Các tổ chức chính trị - xã hội có đầy đủ cả, sao lại không đấu tranh cho quyền lợi của con người, không bảo vệ người dân? Xin thưa, nguyên nhân là vì các tổ chức này đều trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, do đảng lãnh đạo. Vì thế cho nên, tuy có mấy trăm báo đài và đầy đủ các tổ chức xã hội nhưng tất cả đều nói và làm theo sự chỉ đạo của một đảng. Đó là nguyên nhân mà sự thật bị che dấu, dân chủ và nhân quyền bị mất đi.
Trong một đất nước mà không có tự do thông tin thì không có chỗ cho những tiếng nói và quan điểm khác nhau. Trong chính trị thì gọi là mất dân chủ, là chuyên chế, là độc tài. Công việc của một đất nước, một xã hội thì mọi người dân đều được bàn thảo, mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền và trách nhiệm được tham gia. Nay những người tham gia góp ý đều bị quy cho tội danh phản động và thành phần bất mãn thì thử hỏi ai còn dám lên tiếng? Đất nước vì thế mà ngày càng rối loạn vì mất dân chủ, những kẻ có quyền hành làm theo ý riêng mình với mục đích mưu lợi cho cá nhân và phe nhóm.
Một xã hội mà chỉ có một đảng cai trị thì sẽ mất dân chủ, những tiếng nói khác nhau để xây dựng đất nước bị bưng bít và cấm đoán. Mọi thông tin đều bị kiểm duyệt và phải nói theo sự chỉ đạo của nhà nước độc tài. Những tiếng nói dân chủ và khách quan vì thế mà không được cất lên. Điều đó giống như việc nghe âm thanh của cây đàn một giây vậy, đơn điệu và nhàm chán. Nó không thể đại diện được hết những âm thanh khác mà chúng ta cần phải nghe. Âm thanh của một cây đàn sẽ trở nên hay và đa dạng hơn nếu nó được những nhạc cụ khác hỗ trợ. Nói cách khác là khi nghe nhạc hòa tấu thì sẽ hay hơn rất nhiều khi nghe độc tấu.
Con đường duy nhất để có dân chủ là phải có đa đảng trong một đất nước. Có nhiều đảng thì mới thể hiện được hết những trí tuệ và tài năng của mọi người trong xã hội. Chỉ có dân chủ thì thông tin mới không bị bưng bít, sự thật mới có thể đến được với người dân. Khi ấy thì chúng ta sẽ được tiếp nhận thông tin đa chiều và khách quan, điều vẫn diễn ra như cuộc sống vốn có vậy. Chúng ta không còn phải nghe một luận điệu cũ rích và nhàm chán được phát ra từ cây đàn một dây cổ lỗ sĩ nữa, thay vào đó là cả một dàn nhạc với đầy đủ những nhạc cụ khác nhau. Âm thanh vì thế mà trở nên đa dạng, trung thực và khách quan hơn. Giúp thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của người nghe, cuộc sống vì thế mà trở nên tự do và tươi đẹp!
Cây đàn một dây không thể đại diện cho tất cả mọi loại nhạc cụ được. Âm thanh của nó vốn không phải là tất cả, mà chỉ là một trong những âm thanh mà thôi. Vì vậy không thể nói rằng cây đàn một dây là tất cả âm nhạc, là ưu việt nhất được. Tất cả mọi người dân Việt Nam cũng như tôi đều muốn được nghe âm thanh giao hưởng của một dàn nhạc, chứ không phải thứ âm thanh đơn điệu của cây đàn một dây kia.
Đăng bởi Minh Văn



Khi tám trăm báo đảng
Chỉ gãy đàn một dây
Theo nhịp điệu luồn cúi
Chỉ thị đảng đưa ra...
...

Xã hội...
Ngày nhà báo Việt Nam
Nhà văn hay nhà báo
Con người của tự do
Không bao giờ biết sợ
Một tiếng nói chân chính
Trong con người của mình
Xã hội là ác mộng
Khi gặp những nhà báo
Chỉ biết theo luồn cúi
Như đom đóm ăn tàn
Theo ý đảng độc tài
Xã hội thật tốt đẹp
Khi gặp những phóng viên
Dám nói lên sự thật
Của ý thức con người
Không sợ nạn cường quyền
Một xã hội thối nát
Khi gặp những nhà văn
Chỉ biết nhậu xay xỉn
Đưa tin theo định hướng
Cho dân trí ngu đần...
Một đất nước tan nát
Khi báo chí im lặng
Không dám quyền làm người
Sự tự do ngôn luận
Dân chủ của nhân dân
Của phóng viên báo chí
Về hiện tình đất nước
Trong sắt máu hận thù
Của độc tài đảng trị
KN

Mittwoch, 20. Juni 2018

Động cơ...

Động cơ...


Ngu đần là lẻ sống Trong cơ chế độc tài Tay nắm hết quyền binh Tha hồ mà tàn phá Từ biển cả rừng sâu Đến đất liền hãi đảo Nhân dân là giẽ rách Bọn cùng đinh mạt hạng Của cơ chế chúng ta Hãy cho chúng ăn chơi Đừng nên vực chúng dậy Phá nát chế độ ta Động cơ là thế đấy...
Khi độc tài chơi chữ
Lợi dụng sự dân chủ
Bảo v đất nước nhà
Tiếng nói của công dân
Yêu nước là phản động
Phá hoại độc tài trị
Cơ chế của đảng ta
Sang đất đai nhượng biển
Cho giặc Tàu xâm lấn
Chiếm lảnh thổ Việt Nam
Nhà nước ta câm lặng
Cho phong trào Thành Đô
Yêu nước là tự do
Công dân được quyền hưởng
Tiếng nói của làm người
Chống độc tài bán nước


KN


Khi đảng cộng sản của bà Ngân chủ tịch Quốc hội độc tài chơi chữ: Sẽ không cho thuê đất 99 năm hay đặc khu mà theo luật đất đai. hiện hành để xoay ngược lòng yêu nước của nhân dân qua sự phá hoại của đảng cộng sản độc tài nhượng đất đai biển đảo cho Trung Quốc

- Luật đất đai hiện hành cũng như bạn xây căn nhà trên miếng đất đó của người chủ đất cho thuê, thời hạn lúc nào cũng 100 năm và được quyền gia hạn thêm. Đó chỉ là một căn nhà,và nhiều căn nhà thì như thế nào khi người thuê đất đó là trung Hoa, chứ không phải người Việt Nam. còn hảng, xưởng để kinh doanh thì để lâu mất đất và đồng hóa. Đó là một Tô giới của Hoa kiều... " Luật đất đai hiện hành = Erbpacht Grundstücke " là đặc khu đất cho thuê. Đảng cộng sản độc tài Việt Nam dám đuổi người dân Việt Nam khỏi khu đất cho thuê. Chứ không dám đuổi người dân của anh bạn vàng bốn tốt Trung Quốc.

"Chủ tịch QH nói và cho biết, QH đã quyết định tạm lùi thời gian thông qua luật và quyết định không quy định trường hợp đặc biệt cho thuê đất 99 năm mà áp dụng theo Luật Đất đai hiện hành."

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/chu-tich-qh-dung-de-long-yeu-nuoc-bi-loi-dung-457785.html


Dienstag, 19. Juni 2018

Nhớ nhà...


Tôi thích...
Tôi thích những người phân biệt rỏ trắng đen
Tôi không thích những người nhập nhằng đen pha trắng
Những người biết đen pha trắng là sai trái
Nhưng lòng họ vẫn quyết đen pha trắng vẫn là đen
Độc tài trị vị chủ độc đảng
Đàn áp dân ta bất kể gì
Giết người cướp của vì tiếng nói...
Dân chủ tự do của con người...
KN


Bốn mươi hai " ba " năm chưa đủ lớn chống chế độ độc tài, chỉ chuyên môn chạy theo hình ảnh lãnh tụ ảo của độc tài trị.

Nhớ nhà...

Nhớ người bên đó bên đây 
Quê hương ta đó sao mà chông chênh
Nhớ tình non nước trên vai
Quê hương ta đó giờ xa mịt mù...
Ngày nào dứt bỏ tình ta
Xuống tàu vượt biển tìm trời tự do...
Ngày nay dứt khoát không theo
Độc tài đảng trị có gì tự do...
Nhớ nhà nhớ mãi người ơi
Quê hương đất nước nơi mình sinh ra
Xứ người dân chủ tự do
Nơi đây ta học con đường quang minh
Tự do dân chủ con người
Đa nguyên xã hội con đường vinh quang
Đâu như đảng trị nước nhà
Toàn người luồn cúi tham quan độc tài
Đày dân tiếng nói con người
Tự do ngôn luận như mành treo chuông
Làm giàu phi pháp khắp miền
Giết người cùng nước cho đời... vinh quang


KN


Bildergebnis für lily: a collection of poems and reflections



Bạn suy nghĩ và nói những gì về câu thành ngữ này!
"Tôi không thay đổi trong khi tôi đang có một sự thử thách thay đổi chút ít trong tôi.
Tôi thay đổi vì tôi đã nhận thấy, bây giờ tôi là ai."

Trưởng thành trong cuộc sống
Dối trá và man rợ
Tôi có sự nhận thức
Phải thay đổi trong tôi
Vinh quang và dối trá
Là ảo tưởng thiên đường
Của con người thù hận
Trong lòng tham vô đáy
Của độc quyền man rợ
Giết người khác chính kiến
Cùng dân tộc nước mình
Xây thành trì tội ác
KN

Freitag, 15. Juni 2018

Mất chủ quyền và nhục Quốc thể

Mất chủ quyền và nhục Quốc thể
Bằng chứng Lịch sử và xương máu của tiền nhân
Khi không thể che dấu thái độ hèn hạ được mãi vì những hành vi xâm lấn công khai từ phía người đồng chí láng giềng thì chính quyền mới cho phát ngôn viên lên tiếng phản đối mạnh mẽ hơn. Nhưng đến nước này thì đã muộn, hơn 80% diện tích biển Đông đã thuộc về Trung cộng bao gồm phần lớn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lãnh thổ mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu và công sức để gây dựng bổng chốc mất về tay Trung cộng chỉ vì thái độ hèn hạ của nhà cầm quyền.
Đó là hành vi bán nước và làm nhục quốc thể
Mất chủ quyền và nhục Quốc thể
Vào giữa thế kỷ 16 (năm 1558), chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá và dần mở mang bờ cõi về phương Nam. Trãi qua các đời chúa Nguyễn thì cương vực và lãnh thổ biên giới quốc gia đã được định hình và xác lập. Lãnh thổ đó bao gồm đất liền và biển đảo.
Các hoạt động khẳng định chủ quyền lãnh hải và khai thác kinh tế biển, trong đó có khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các chúa Nguyễn chú trọng thực hiện từ những năm đầu thế kỷ 17, với sự hiện diện của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải. Hai đội tàu này có nhiệm vụ hàng năm ra đảo khai thác hải sản, tìm vớt cổ vật và hàng hoá của những chiếc tàu bị đắm.
Trong Phủ biên tạp lục, nhà bác học Lê Quý Đôn cho biết: "Biên chế đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vinh (vùng Sa Kỳ, Cù Lao Ré – Quãng Ngãi) bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau ra biển, bắt đầu từ tháng giêng. Ra đảo tự bắt chim, cá làm thức ăn…đến tháng 8 đội Hoàng Sa trở về cửa Eo (cửa Thuận An) rồi lên thành Phú Xuân trình nộp các sản vật đã khai thác được".
Về sau các chúa Nguyễn còn thiết lập thêm đội Bắc Hải, cũng do viên cai đội Hoàng Sa chỉ huy. Đội này hoạt động ở phía Nam quần đảo Trường Sa, vùng đảo Côn Lôn, Hà Tiên. Cũng Phủ biên tạp lục viết: “Ở ngoài núi Cù Lao Ré (tức huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi này nay) có đảo đại Trường Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) ngày trước, nơi đây thường sản xuất nhiều hải vật chở đi các nơi, nên nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa để thu nhận hải vật.. Người ta phải đi 3 ngày mới tới được đảo Đại Trường Sa”.
Các công trình sử học: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, bộ biên niên sử của triều Nguyễn là Đại Nam thực lục chính biên và tiền biên, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí ..cũng đều có ghi chép về Hoàng Sa với nội dung rõ ràng và cụ thể về việc xác lập chủ quyền. Theo đó nhà Nguyễn đã cho tiến hành đo đạc hải trình và vẽ bản đồ, dựng bia đá cùng miếu thờ những người lính đã hy sinh trên đảo. Hoạt động xuất nhập khẩu thông qua đường biển cũng được chú trọng, vừa để phát triển kinh tế vừa vươn ra khẳng định chủ quyền. Nhiều thương cảng lớn được xây dựng, mà phát triển mạnh mẽ và rực rỡ nhất là thương cảng Hội An.
Việc hoạt động khai thác tài nguyên liên tục, có tổ chức chặt chẽ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong gần 3 thế kỷ chứng tỏ triều đình nhà Nguyễn đã làm chủ hai quần đảo này mà không hề có sự đụng độ hay tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào. Đến thời Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ đã cho xây dựng đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa và chính thức hoạt động từ năm 1938. Trong thế chiến thứ hai, ngày 09/3/1945 quân Nhật đã đảo chính và tước vũ khí quân đội Lê dương tại đây trong nổ lực thiết lập một vùng “Đại Đông Á” cho tham vọng Phát xít của họ.
Các sử liệu và những di tích còn lại về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy tầm nhìn chiến lược cũng như ý chí kiên cường và khát vọng của cha ông ta trong công cuộc khám phá và thực thi chủ quyền lãnh hải ở biển Đông. Nơi đây đã in dấu những hoạt động và sự hy sinh xương máu của tiền nhân để có được chủ quyền lãnh thổ cho đất nước và những thế hệ mai sau. Ngày nay, chúng ta có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý cho việc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa yêu dấu của quê hương.
Những hành động xâm lược và gây hấn của Trung cộng
Nhằm thực hiện tham vọng bá quyền và bành trướng lãnh thổ, Trung cộng đã thực hiện việc xâm lấn dần biển đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Thái độ hèn yếu của nhà cầm quyền cộng sản đã tiếp tay cho sự bành trướng lãnh hải ngày càng gia tăng của Trung cộng.
Năm 1974, sau khi quân Mỹ đã rút về nước, Việt Nam Cộng Hoà đơn thương độc mã trong việc bảo vệ chính thể tự do và chủ quyền lãnh thổ. Thời điểm này chính quyền Bắc Cộng đã đồng ý thoả thuận cho hải quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc ấy đang được sự bảo vệ của Hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Dù lực lượng chênh lệch nhưng để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, một trận hải chiến đã xảy ra. Mặc dù gần 50 chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà đã hy sinh nhưng Hải quân Việt Nam cũng đã gây cho Trung cộng những tổn thất nặng nề bằng việc bắn cháy hai tàu chiến địch. Trung cộng điên cuồng tăng viện thêm 14 tàu chiến và cả không quân để có thể nhanh chóng chiếm đảo. Chỉ 3 tàu chiến mà phải đối đầu với cả hạm đội tàu chiến địch và bao gồm cả Không quân, Hải quân Việt Nam đã phải để cho Trung cộng giành quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Nhưng điều đó cũng nói lên tinh thần bất khuất của người Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc, cho dù có phải chịu sự mất mát, hy sinh. Đến năm 1988, hải quân Trung cộng tiếp tục gây hấn và chiếm trọn toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và hầu hết các đảo trên quần đảo Trường Sa. Chính quyền Việt Nam đã không dám chống cự và để mặc cho Trung quốc xâm chiếm lãnh thổ của mình. Người Trung Quốc đã chiếm đóng và thực hiện các hoạt động khai thác kinh tế biển tại các quần đảo trước kia là lãnh thổ của Việt Nam do tiền nhân để lại. Và năm 2007 họ tuyên bố thành lập đơn vị hành chính là Thành phố Tam Sa bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
Tàu Bình Minh 2
Cùng với việc chiếm hai quần đảo nói trên, hải quân Trung Quốc không ngừng tiến hành các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Họ hoạt động và hiện diện ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam, cấm ngư dân Việt đánh bắt cá tại các khu vực này. Hải quân Trung cộng đã tiến hành hàng loạt vụ bắn giết, bắt bớ và đòi tiền chuộc đối với ngư dân Việt nam khi họ đánh bắt thuỷ sản trên vùng biển thuộc chủ quyền đất nước mình. Số lượng các vụ bắt bớ ngang ngược và vi phạm luật quốc tế này đặc biệt gia tăng trong các năm 2010 và 2011 khi mà hải quân Trung Cộng đã phát triển lớn mạnh cùng với sự vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới.
Vào ngày 26/5/2011 khi chiếc tàu thăm dò dầu khí “Bình Minh 2” của Việt Nam đang tiến hành công việc trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình thì bị 3 tàu chiến Trung Quốc xông thẳng vào và ngang nhiên thực hiện việc cắt cáp thăm dò của chiếc tàu này. Và chỉ nửa tháng sau họ lại lặp lại sự việc tương tự đối với chiếc tàu thăm dò dầu khí “Viking2” của Việt Nam. Như vậy Trung cộng đã coi lãnh hải của Việt Nam là thuộc chủ quyền của họ, công khai ngăn cấm các hoạt động khai thác kinh tế biển của Việt Nam tại những vùng biển này.
Nhà cầm quyền phản ứng như thế nào?
Trước việc chủ quyền lãnh hải bị xâm phạm, ngư dân của mình bị bắn giết và bắt bớ, chính quyền Hà Nội vẫn làm thinh và coi như không hề hay biết. Họ vẫn hết lời ca ngợi mối quan hệ thắm thiết và gắn bó Việt – Trung, họ đội lên đầu 16 chữ vàng và nội dung “Bốn tốt” mà Trung cộng đã ban phát cho. Dư luận quốc tế đã nhiều lần đưa các vụ việc gây hấn của Trung cộng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngư dân Việt Nam thì gánh chịu những mất mát hy sinh và không dám đánh bắt xa bờ vì không được sự bảo vệ của lực lượng hải quân mà họ đã đóng thuế để nuôi dưỡng. Mặc dù vậy, chính quyền vẫn im lặng mà không dám lên tiếng phản đối Trung Quốc chứ đừng nói đến có những hành động quân sự kịp thời và quyết liệt để bảo vệ chủ quyền. Mãi cho đến khi những hành động vi phạm và gây hấn của Trung cộng đã diễn ra thường xuyên và dư luận quốc tế liên tục đề cập thì chính quyền mới tiến hành những phản đối ngoại giao mang tính chiếu lệ hoặc chỉ để năn nỉ đàn anh Trung cộng. Khi không thể che dấu thái độ hèn hạ được mãi vì những hành vi xâm lấn công khai từ phía người đồng chí láng giềng thì chính quyền mới cho phát ngôn viên lên tiếng phản đối mạnh mẽ hơn. Nhưng đến nước này thì đã muộn, hơn 80% diện tích biển Đông đã thuộc về Trung cộng bao gồm phần lớn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lãnh thổ mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu và công sức để gây dựng bổng chốc mất về tay Trung cộng chỉ vì thái độ hèn hạ của nhà cầm quyền.
Đó là hành vi bán nước và làm nhục quốc thể
Nếu như nhà cầm quyền không có thái độ luồn cúi và sợ hãi đối với quan thầy Trung cộng thì chủ quyền biển đảo của đất nước đã không bị cướp mất. Nếu chính quyền không đặt lợi ích của đảng cộng sản lên trên lợi ích của đất nước và dân tộc thì lãnh thổ của tiền nhân để lại không bị mất về tay Trung cộng. Nếu nhà nước thực hiện sự phản đối quyết liệt hành vi xâm lấn của Trung cộng ngay từ đầu và kiện ra toà án quốc tế theo đúng trình tự quy định giải quyết tranh chấp quốc tế thì Trung cộng đã không xâm chiếm được lãnh thổ của Việt Nam. Vì thế chúng ta có thể khẳng định rằng: Đó là hành vi bán nước của tập đoàn lãnh đạo để đổi lấy sự đảm bảo quyền lực từ phía Trung cộng.
Việc đặt lợi ích của một nhóm lợi ích cầm quyền lên trên lợi ích của dân tộc là hành vi mà lịch sử không thể tha thứ, là vết nhơ muôn đời không thể gột rửa của tập đoàn lãnh đạo hiện nay. Biết đến bao giờ những thế hệ mai sau mới có thể đòi lại chủ quyền lãnh thổ mà cha ông để lại?
Một quốc gia có chủ quyền mà không có biện pháp mạnh mẽ bằng cả đường lối ngoại giao và hành động quân sự để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là một hành động làm nhục quốc thể. Chúng ta có thể lấy hành động bảo vệ lãnh hải của hai nước Indonesia và Philippines trước sự vi phạm của tàu Trung cộng để ví dụ: Khi tàu chiến của Trung cộng vi phạm chủ quyền lãnh hải của họ, hai quốc gia này lập tức cho tàu chiến của mình ngăn chặn, đồng thời máy bay chiến đấu tiếp ứng trong khi các chiến sĩ hải quân của họ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Trước hành động quyết liệt bảo vệ chủ quyền lãnh hải đó của hải quân hai nước, tàu chiến Trung cộng đã lủi thủi tháo lui mà không dám tiếp tục vi phạm chủ quyền. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam do cho ông để lại, từ thời nhà Nguyễn đã khẳng định chủ quyền và không có tranh chấp với nước khác. Ngày nay, tập đoàn lãnh đạo đã để toàn bộ quần đảo Hoàng Sa mất vào tay Trung cộng, quần đảo Trường sa thì rơi vào vòng xoáy tranh chấp của các quốc gia: Trung cộng (chiếm phần lớn các đảo), Đài Loan (chiếm đảo lớn nhất, họ đã xây sân bay trên đảo và các công trình quân sự khác), Philippines, Bruney. Thật là một chế độ bán nước và làm nhục quốc thể.
Lời kêu gọi và những cuộc biểu tình
Một khi không còn trông mong được ở chính quyền trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước, bảo vệ lòng tự tôn dân tộc thì chính nhân dân phải làm điều ấy. Họ làm điều ấy nhân danh lịch sử và dân tộc, vì lòng tự hào của dòng máu Việt anh hùng vẫn hằng chảy trong huyết quản của mỗi người. Sự hèn nhát của chính quyền đã gây lên làn sóng căm phẫn và phản đối từ những người dân yêu nước, trên các trang mạng Internet đã xuất hiện rất nhiều những lời kêu gọi người dân xuống đường biểu tình phản đối Trung cộng xâm lược và thái độ nhu nhược của nhà cầm quyền.
Chính người dân Việt Nam lúc này đây phải đứng lên bảo vệ chủ quyền đất nước và xác lập tương lai cho dân tộc.
Đăng bởi Minh Văn



Vì tương lai dân tộc...

Xuống đường tiếng nói dân ta
Làm người chính nghĩa, làm người Việt Nam
Tự do, dân chủ nước nhà
Đa nguyên xã hôi nước nhà Việt Nam
Phá tan xiềng xích, gông cùm...
Độc tài phá hoại, giang sơn nước nhà
Ngăn chặn tiếng nói dân ta
Độc quyền nhượng đất, cho người Trung Hoa
Xuống đường chính nghĩa làm người
Nước Nam ta ở muôn đời tổ tiên
Nội thù đàn áp dân ta
Đập tan đề kháng con người nước Nam
Nội xâm rước giặc Bắc phương
Ba miền kinh tế, đặc khu chia vùng
Chạy dài từ Bắc tới Nam
Theo hình chữ S, chiều dài biền Đông
Xuống đường tỏ mặt anh hào
Nữ nhi quãt khởi Triệu, Trưng năm nào...
Nam nhi chí khí hiên ngang
Quyết tâm đề kháng, nội thù Bắc phương
Việt Nam đất nước bao phen
Ngàn năm Nô lệ dân tình chớ quên
Độc tài độc trị nước nhà
Độc quyền bắt giữ, giết người dân Nam
Xuống đường chính kiến phân minh
Ôn hòa, phản đối đòi quyền nhân dân
Độc tài ra luật bịt mồm
Tự do tiếng nói con người Việt Nam
Bao che tội phạm đảng quyền
Đày dân cướp đất, con người nước ta
Giang sơn nước Việt cũng đành bán luôn



KN