Donnerstag, 17. Mai 2018

Môi sinh môi trường...

Việt Nam
"Chẳng thà tôi thành một con Ma để mở cánh cửa muôn màu, còn hơn là tôi đóng cửa trong một niềm tin tâm tối."
Nghĩa là : Vì Tự do ngôn luận và dân chủ đa nguyên của người dân, tôi sẵn sàng chết trong tù đày cho một cuộc sống mới, hơn là chấp nhận sống trong sự im lặng của độc tài dối trá
-Bedeutet: Da die Freiheit der Meinungsäußerung und die pluralistischen Demokratie des Volkes, bin ich bereit, im Gefängnis für ein neues Leben zu sterben, anstatt das Leben in der Stille der totalitären Lügen zu akzeptieren.


Môi sinh môi trường...
Ngư trường cuộc sống dân ta
Môi sinh biển chết dân ta khốn cùng
Độc tài cướp đất tứ bề
Kỳ Anh Vũng Áng dọn đường cho Hoa...
Sông Hồng thủy điện ngăn đê
Vân Nam hưởng lợi nước ta tiêu điều
Nông trường cầy cấy dân ta
Đồng bằng nứt nẻ cạn đường nước vô
Còn đâu châu thổ sông Hồng
Đồng xanh lúa tốt nuôi mầm sống ta
Độc tài đảng trị vinh hoa
Nhân dân đói khổ lầm than mặc tình
Làm giàu trên xác dân ta
Bằng công nghiệp hóa bàn giao cho Tàu
Môi trường khoáng sản nước ta
Tài nguyên phá nát doanh nhân Bắc triều
Nước ta biển rộng rừng xanh
Nay còn đâu nữa bởi loài tham ô!
Du lịch Trung Quốc ngông nghênh
Lưởi bò chín đọan đi vào Việt Nam
Dân ta mặc áo No U
Độc tài đàn áp đánh dân bể đầu

KN

Sonntag, 13. Mai 2018

Hành trình Việt Nam cho tương lai...

Hành trình Việt Nam cho tương lai...
Việt Nam trong tôi chỉ còn là một ký ức thôi, vì ngày hôm qua tôi đi uống nước với những bạn... và nghe nhạc tùy theo môn Âm nhạc đó mình có thích hay không đó là sự "Tự do Dân chủ Đa nguyên..." của mỗi người. Đó cũng là một cách trao đốỉ kiến thức của sự nhận thức và ý thức "Tranh luận" thu thập kiến thức của sự Tự do ngôn luận v.v... Chứ đâu có phải là để Ngày hôm qua nó đã qua rồi mà cứ làm đề tài "Tranh cãi thắng thua" thì làm sao có một nước Việt Nam "Tự do Dân chủ Độc lập" của người dân thật sự.
- Phát huy sự Tự do ngôn luận của người dân, về mọi sự việc trên mọi sự bình đẳng của Quốc gia mà Pháp luật cho phép " Đó là quyền của mỗi người dân. được phép".
-Còn người dân không được phép đó chỉ là một nền "Độc tài trị, độc đảng, độc trị" nắm hết tất cả mọi quyền sinh hoạt của người dân về sự thật thông tin. "Báo chí, nghệ thuật v.v..." về sự thật của hiện tình đất nước Việt Nam của ngày hôm nay.
-Người dân lên tiếng nói được phép của mình, mà nhà nước bắt " Bỏ tù và đàn áp đánh đập người dân " vì tiếng nói chính kiến của nhân dân. Trên mọi sự thật hiển nhiên của đất nước Việt Nam ngày hôm nay. Thì đó là một nhà nước hay chính quyền gì...? chỉ có một câu để trả lời " Độc tài đảng trị " thao túng hết tất cả mọi sự quyền hành của một Quốc gia như thời "Phong kiến, Vua chúa".
-Nhân dân là một "Nô lệ" kiểu mới chỉ biết phục vụ cho nhà nước độc đảng chứ không được tự do phát huy sáng kiến " Tự do Dân chủ Đa nguyên xã hội..." Đó là quyền Tự do ngôn luận chính kiến của mình "Tranh luận" trên mọi sự thật vấn đề tình trạng hiện tại của một Quốc gia "Tự do, Dân chủ, Độc lập" có chủ quyền thật sự của mỗi người dân .
Tôi chỉ là một trong những người Việt tỵ nạn độc tài cộng sản sống trong một Quốc gia "Tự do Dân chủ Đa nguyên đảng phái" tại Cộng hòa liên bang Đức. Chỉ mong rằng người dân Việt Nam của ngày hôm nay bắt đầu làm cuộc hành trình cho chính mình. Cho Việt Nam tương lai như là Quốc gia tôi đang sinh sống.
KN

Số kiếp con người Việt Nam
Long đong số kiếp con người
Tự do không có còn gì nơi đây
Ngôn quyền chính kiến của mình
Đảng ta bịt hết bằng đòn du côn
Hay thật dân chủ nước ta
Người dân không có đảng quyền hưởng thay
Xã hội độc đảng độc quyền
Từ trên xuống dưới độc tài độc nguyên " Nắm hết quyền của người dân"
Con người số kiếp chờ mong
Như chờ sung rụng mong thay đổi đời
Làm gì có đợi có chờ
Chẳng ai ban phát cho mình tự do
Đổi thay số kiếp con người
Là ta phải đứng làm người đổi thay
Tiếng nói lẻ phải chính ta
Là thay số kiếp con người Việt Nam
KN

Donnerstag, 3. Mai 2018

Kinh nghiệm từ một chuyến thực tập tại Việt Nam

Bài học lớn nhất là sự khác biệt giữa đời sống trong xã hội dân chủ và đời sống dưới chính quyền độc tài. Dù Việt Nam cố gắng tự do hóa nền kinh tế, nó vẫn là một xứ công an trị.
Trong tư tưởng chính trị và kiến thức: 
chỉ có hai hình thức: "Tự do hay Độc tài"

Trong kiến thức chính trị: 
"Phát triển sự tự do, dân chủ hóa xã hội , đa nguyên bình đẳng của công dân trong tất cả mọi vấn đề." 
"Hay đàn áp công dân vì tiếng nói đòi bình quyền, về thay đổi hiến pháp. Mà tất cả mọi công dân được quyền hưởng sống chung trong một đất nước."

KN

“Bài học lớn nhất cho các sinh viên từ chuyến đi này là sự quan trọng của tự do, tự do báo chí, tự do xã hội.” Ông Jeffrey Broody kết luận.
Sinh viên báo chí Mỹ bị 'sốc' với chính quyền CSVN
Kinh nghiệm từ một chuyến thực tập tại Việt Nam
Thiên An/Người Việt
FULLERTON (NV) - Một số sinh viên báo chí trường Cal State Fullerton vừa phát hành tập san đặc biệt ghi lại những điều nghe, thấy được trong chuyến đi đến Việt Nam do giáo sư Jeffrey Brody dẫn đầu. Phim, hình ảnh, bài báo từ tập san này vừa được triển lãm tại trường vào Thứ Ba, 23 Tháng Tư.
Chuyến đi của các sinh viên trên thuộc chương trình Vietnam Project, do giáo sư Jeffrey Brody mở ra nhằm giúp các em tập làm quen với môi trường thực tế bên ngoài nước Mỹ, cụ thể là các vùng đất nghèo ở Việt Nam. Sinh viên theo chân nhóm tình nguyện viên Project Vietnam của Bác sĩ Quỳnh Kiều đến các trạm y tế, hoặc len lỏi trong các con hẻm Sài Gòn để lấy tin.
Tập san Vietnam Special Report 2013 ghi lại rõ nét việc chính phủ Việt Nam làm khó nhóm y tế tình nguyện Project Vietnam, không để họ tự do dù là làm việc thiện nguyện. Bản thân các sinh viên cũng bị chính quyền địa phương làm áp lực phải ngưng quay phim, phần tin này sẽ được đăng tải trên trang mạng riêng của nhóm trong thời gian sắp tới.
Trở lại với cuốn tập san, dù là dưới dạng bút ký trong bài “A First-hand Experience” hay một bài tường thuật như “Bracing for the Pain,” các em đều đề cập đến tâm trạng của các tình nguyện viên trong nhóm Project Vietnam, cũng là của chính các em, khi phải đối diện với sự khó dễ của nhà cầm quyền tại Việt Nam. Với nhiều em, lần đầu tiên thấy cách chính phủ Việt Nam xử lý với các hội đoàn nước ngoài, nói là “bị sốc”, “không hiểu nổi họ.”
“Mọi người bắt đầu mất bình tĩnh. Tôi có thể thấy sự hoài nghi trong mắt họ,” Vanessa Martinez ghi lại từng chi tiết mình trải qua vào ngày Thứ Ba của tuần đầu tiên theo chân Project Vietnam, trong bài A First-hand Experience (Kinh nghiệm lần đầu). Cô Vanessa viết:
“Sáng sớm Thứ Ba, các tình nguyện viên, trong đồng phục áo thun polo xanh da trời, lại tụ tập ở phòng ăn của khách sạn.
Bà Kiều, và ông Tom Trần, một thành viên quản trị, đứng đầu nhóm nha sĩ, thông báo rằng họ và một số người nữa sẽ gặp mặt chính quyền địa phương để hoàn tất thủ tục.
*
Hai giờ sau, vẫn chưa thấy bà Kiều, ông Trần, hay bất kỳ ai về. Mọi người bắt đầu mất bình tĩnh...
*
Tới giờ trưa, bà Kiều và ông Trần xuất hiện trước nhóm tình nguyện viên. Tôi nhìn quanh và thấy nhiều tình nguyện viên không mặc áo đồng phục nữa.
Tin cuối cùng cũng được xác nhận: nhóm không làm việc vào hôm nay.
Bằng một giọng nói căng thẳng, ông Trần nói với tình nguyện viên là chính quyền địa phương từ chối đơn của nhóm xin được làm y tế thiện nguyện ở Nha Trang.
Im lặng bao trùm. Mọi cặp mắt hướng về hai con người kia.
Bà Kiều và ông Trần đưa ra 'phương án B.' Phương án này là mọi người sẽ làm thiện nguyện tại các chùa, mỗi nhóm một vài người, đi riêng lẻ từng nhóm một.
Hai người nói xong, đám đông còn lại bắt đầu thì thào với nhau, ồn dần khắp căn phòng.
Một số tình nguyện viên biểu lộ sự thất vọng và giận dữ với chính quyền. Một số khác, những người Việt Nam lớn tuổi hơn, có vẻ bị tổn thương. Tôi thấy nước mắt họ chảy ra.
Một số khác nữa, trong đó có tôi, không nói gì cả. Tôi chỉ biết ngồi ra đó. Tôi thấy sốc.
Nguyên ngày hôm đó, tôi ngồi dọc hành lang với bạn bè và các tình nguyện viên. Ai cũng buồn vì cái tin kia. Không ai nói, cười, hay đùa giỡn. Mọi người lặng im.
Ông Trần nói sự can thiệp của chính quyền trong chuyến đi này là tệ nhất trong tám năm ông đi tình nguyện theo bà Kiều.
'Đã chuẩn bị mọi thứ, vậy mà đến phút cuối họ đổi ý.' Ông nói.
Dù mọi người trở nên bi quan, bà Kiều vẫn giữ nụ cười. Bà chưa bỏ cuộc. Bà nói đây không phải lần đầu tiên Project Vietnam bị chính quyền đẩy đi...”- trích A First-hand Experience.
Đó là một đoạn trong phần bút ký Vanessa ghi lại vào Thứ Ba, hai ngày sau khi nhóm Project Vietnam xin phép tiến hành công việc thiện nguyện, nhưng bất thành.
Andrea Ayala, tác giả một bài báo khác có tên Bracing for the Pain, viết về tâm trạng của nhóm nha sĩ của Project Vietnam khi chờ đợi sự chấp thuận của chính quyền địa phương cho hoạt động của họ: “Sự căng thẳng bao trùm hành lang khách sạn. Chiến dịch thiện nguyện bị hủy bỏ hôm qua. Nếu bị hủy nữa thì là một tin thật xấu. Các thành viên ngồi trên các băng ghế dọc hành lang, vặn vẹo ngón tay, tự hỏi có nên lạc quan một lần nữa không...”- trích Bracing for the Pain.
Vào hôm sau, Thứ Tư, Project Vietnam cuối cùng “được cho phép” hoạt động ở trạm xá Cẩm Lai. Từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều hôm đó, khoảng 500 người được khám và phát thuốc. “Khi chúng tôi đến bệnh viện vào hôm sau (Thứ Năm), một hàng dài với 500 người đã đợi sẵn. Có người chờ từ 7 giờ sáng.” Vanessa viết. “Họ cười, vẫy tay, chào chúng tôi, bằng tiếng Việt nên tôi không thể đáp lại.”
Giáo sư Jeffrey Brody, người sáng lập chương trình thực tập Vietnam Project, cho biết: “Sinh viên chúng tôi học được nhiều bài học trong chuyến đi. Bài học lớn nhất là sự khác biệt giữa đời sống trong xã hội dân chủ và đời sống dưới chính quyền độc tài. Dù Việt Nam cố gắng tự do hóa nền kinh tế, nó vẫn là một xứ công an trị.”
Các sinh viên - phóng viên ảnh David Le, Madeleine Skains, và Sima Sarraf cũng gặp phải sự trở ngại lớn khi muốn thu hình, chụp ảnh về đời sống của một người dân thường.
Theo lời Giáo sư Jeffrey Broody kể trong lá thư chủ nhiệm, các em này muốn ghi lại hình ảnh đời thường của một gia đình nghèo ở Sài Gòn. Các em làm quen với một bà ngoại bán hàng rong. Bà sống chung với các cháu trong một con hẻm nhỏ, nhiều cháu phải ngủ ở ngoài cửa vì nhà quá nhỏ. Khi các em bắt đầu lôi đạo cụ để chụp, quay hình, công an lập tức đến đòi xem tên tuổi, giấy tờ. Không muốn bị bắt và tịch thu tác phẩm, các em cố làm thật nhanh rồi rời đi.
“Bài học lớn nhất cho các sinh viên từ chuyến đi này là sự quan trọng của tự do, tự do báo chí, tự do xã hội.” Ông Jeffrey Broody kết luận.
Duc Nguyen


"Tất cả những việc chúng ta làm, nó sẽ lan rộng ra Thế giới"

Đường trần còn lắm gian truân
Mặc cho nhân thế đường trần ai lo
Lở mang một kiếp phong trần
Chưa xong chưa thể an nhiên với đời
Đời là bảo táp thương đau
Làm người phải biết xây đời yêu thương
Chứ đâu quyền quý thân mình
Độc quyền độc đoán độc tài trị dân
Mặc nhiên an phận thủ thường
Khác chi bầy sói chờ giờ gặm xương
Xương này xương đất ông cha
Máu xương đã đổ cho người Việt Nam
Tự do dân chủ dân mình
Đa nguyên xã hội xây đời Việt Nam
Đâu phải đảng phái độc hành
Gian tham vơ vét giết người dân Nam
KN


Mittwoch, 2. Mai 2018

Tầm nhìn Xã hội chính trị của tôi?



Tầm nhìn Xã hội chính trị của tôi?


"Trên nguyên tắc tôi phản đối tất cả những con người, giết Thú vật và phá hũy môi trường sống của chúng ta trên quả Địa cầu này."

Đời sống của tôi do những người Đức theo dõi trên trang mạng, tôi đã học được rất nhiều về tư tưởng và kiến thức trong đời sống của xã hội đa nguyên trong dân chủ và tự do trong ngôn luận.
Mein Leben wird von den Deutschen auf der Website überwacht, und ich habe viel über politisches Denken und Wissen gelernt. Im Leben einer pluralistischen Gesellschaft in Demokratie und Redefreiheit.

Tôi không bao giờ hối hận của thời quá khứ, tuy nhiên tôi đã làm mất đi thời gian của tôi vì đã làm môt kẽ bị lường gạt cho mục đích khác.
Bạn biết chứ, cái gì mà khó có thể tìm lại được, vì sự mất mát đó là lòng tin tưởng.
Một người bạn lý tưởng là không thể nào dùng tiền bạc, hay địa vị mà mua anh ta được.
Cái già không phải tính theo tuổi hay tóc bạc mà bạn sẽ già. Chỉ sợ rằng bạn không còn sự can đảm và thú vị để mà thay đổi tiếp tục.
Xã hội và đời sống gia đình phải nắm tay chung với nhau, Không phải lo nghĩ tới cái sợ ở đâu đâu.
Đời sống của bạn như là cái Bummerang " mà thổ dân Úc hay dùng để săn bắn" làm những điều tốt đẹp cho xã hội mà bạn cho đi. Nó sẽ quay trở lại trả những cái tốt đẹp lại cho bạn.

Bild könnte enthalten: 1 Person

Mình thì đã yêu rồi

Cuộc tình trên mạng ảo

Là sự thật đời thường

Của độc tài dối trá

Lường gạt và gian tham

Phê bình trong sự thật

Là tiếng nói tư do

Trong ngôn luận dân chủ

Đa nguyên của con người

Chống độc tài độc trị

Của xã hội ngày nay

Đà tiến hóa nhân loại

Bổn phận sự làm người

Trách nhiệm của bản thân

Bảo tồn sự môi sinh

Danh dự của con người



KN

Giấc mơ làm người Việt Nam



Việt Nam tiếng nói làm người tự do
Đó là sự quyết định của mỗi con người, mong muốn một quyền được sống Tự do trong ngôn luận của thế giới Dân chủ đa nguyên ngày nay. Không còn bị sự sợ hãi của nền độc tài trị ràng buộc.
Vietnam als liberale Stimme
Das ist die Entscheidung jedes einzelnen Menschen, will ein Recht auf Leben Redefreiheit in der Welt der heutigen pluralistischen Demokratie. Nicht mehr die Angst vor der Diktatur zu binden.
" Sự can đảm không phải là sự giãi thích, không còn sợ hãi nữa.
Mà sự can đảm là sự quyết định, rằng đó là phần quan trọng hơn cả sự sợ hãi "

Bild könnte enthalten: Vogel und Text

Giấc mơ làm người Việt Nam
Tôi yêu tổ quốc dân tôi
Không vàng không đỏ làm người Việt Nam
Vàng đỏ xanh trắng lợn lòng
Sao vàng năm cánh là nguồn giết dân
Giết dân ta chết lần mòn
Trong nền kinh tế tham ô quan quyền
Độc hại quả thật không lường
Là viên thuốc độc giết mầm... dân ta
Độc trị quyền quý cao sang
Làm giàu phi pháp xác người Việt Nam
Độc quyền tiếng nói trị dân
Bằng liềm bằng búa độc quyền đảng ta
Độc tài độc trị độc quyền
Là cơn ác mộng phá nguồn tự do...
Tự do tiếng nói dân ta
Là quyền biển đảo của người Việt Nam
Suối nguồn... tiếng nói dân ta
Tự do dân chủ làm người nước Nam
Những ai nhớ cội nhớ nguồn
Độc tài buông bỏ xây đời đa nguyên
Đa nguyên... xã hội tuyệt vời
Là quyền chính đáng của người công dân
Độc tài nhượng đất chạy xa
Nước Nam ta ở dựng xây muôn đời.
KN


Montag, 23. April 2018

Con đường Tự do...

Đánh rơi một thoáng men say
Say trong chiến thắng say trong hoang đường
Tìm lại một chút trong lòng
Cho đời tươi đẹp với người với ta 

Việt Nam
Cái chúng ta muốn biết đó là quyền con người, được quyền lên tiếng nói. Dù chỉ là giọt nước sẽ thành một đại dương, cũng như nền dân chủ tự do của đa nguyên chống nền độc tài trị của tham nhũng lạm quyền đàn áp người dân tôi.

KN

Was wollen wir wissen, dass die Menschenrechte das Recht zu sprechen sind. Trotz eine tropfe wasser wird der Ozean werden, sowie Demokratie, Pluralismus, Freiheit der Diktatur gegen die Korruption von Machtmissbrauch ich Menschen unterdrückt .



"Cái chúng ta được biết, chỉ là một giọt nước; cái chúng ta không biết đó là một đại dương"

Nhà Ngô hay nhà Hồ
Độc tài giống như nhau
Tôi chỉ có một nhà
Việt Nam trong tim tôi
Tự do và dân chủ
Đa nguyên quyền con người
Trong công cuộc kiếm tìm
Xây con người Việt Nam

KN


Con đường Tự do...
Làm người phải nhớ câu này
Đấu tranh lẻ phải là thân con người
Đừng theo bè phái kết bè
Học theo tư tưởng... giết người không tha
Độc tài độc đảng không theo
Con đường áp bức của bầy quan tham
Chuyên đi cướp đất dân ta
Cúng cho chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh
Làm người tự chủ chính mình
Kết đoàn hòa hợp con đường tự do
Tự do dân chủ ta đi
Đa nguyên xã hội thoát đời lặng câm
Xuống đường bày tỏ dân ta
Độc tài độc trị hết đường bao che
Chính kiến là của toàn dân
Tự do ngôn luận chống bầy Sâu tham...
Tham ăn tham nói tham quyền
Làm quyền độc đoán bắt người công dân
Tự do ngôn luận không cho
Dân chủ chính kiến công bằng công dân
Đa nguyên tự chủ nước nhà
Độc tài bắt hết nhân quyền công dân
KN

Mittwoch, 4. April 2018

Sự thật đằng sau lý luận: "không liên minh để chống lại nước thứ ba" và "kiên trì hòa bình, ổn định để phát triển đất nước"


Sự thật đằng sau lý luận: "không liên minh để chống lại nước thứ ba" và "kiên trì hòa bình, ổn định để phát triển đất nước"
Nguyễn Trung Chính
Tháng tư/2015
Chúng ta đòi những người tại chức, đang có lời nói tiến bộ hãy làm đi, hãy để lời nói đi đôi với việc làm.
Nhưng những đòi hỏi đó cũng lại là những đòi hỏi cho chính chúng ta :
Không thể đòi quần chúng, hoặc những thành phần chống cộng trong nước hay ngoài nước, tin tưởng rằng "trong đảng có người tốt người xấu, không nên vơ đũa cả nắm ", vì rằng những việc làm của những đảng viên tiến bộ còn trong đảng hay đã ra khỏi, của những trí thức, cho đến nay chưa được bao nhiêu về cường độ cũng như về số lượng.
Điều này chúng ta phải tự đặt câu hỏi ngày đêm cho chính chúng ta nếu có lòng muốn vực dân tộc mình dậy.
Ở những nước dân chủ tiền tiến, người dân, nếu không phải là đảng viên của một đảng, ít ai quan tâm đến chuyện nội bộ của đảng đó. Nhưng ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa do đảng cộng sản độc quyền thống trị này, hể ra ngõ là đụng đầu với đủ loại công an chìm nổi, có quyền hoạnh họe bất cứ ai, bất cứ lúc nào, đôi khi còn nói huỵch toẹt "Pháp luật là tao".
Lại nữa, các tổ dân phố, xã, phường kết hợp với an ninh liên tục dòm ngó vào đời sống riêng tư của bất cứ ai để tìm ra những người không chịu cúi đầu trước đảng cộng sản, chứ không phải để ngăn ngừa tội phạm, vì hiện nay tội phạm đang diễn ra hằng ngày trên toàn xã hội.
Trong điều kiện đó, nói đến đảng cộng sản không còn là nói chuyện nội bộ riêng tư vì nó đã và đang toàn trị trên cuộc sống của chúng ta.
Nói đến cuộc sống, chúng ta buộc lòng phải nói đến đảng cầm quyền, không thể né tránh.
Vì vậy, thiết nghĩ phải nhìn rõ hai khẩu hiệu đang được đảng cộng sản tuyên truyền để biện bạch rằng họ đang bảo vệ biển đảo chứ không nghiêng về bọn bá quyền Trung Quốc như dư luận đang ngờ. Đó là "không liên minh để chống lại nước thứ ba" và "kiên trì hòa bình, ổn định để phát triển đất nước"
"Không liên minh để chống nước thứ ba": đặt sai vấn đề.
Trước thực trạng mất dần biển đảo đang xảy ra hiện nay, chúng ta cần nhận rõ ai là bạn bè, ai là quân cướp. Đối với quân cướp, chỉ có thể nói hoặc là lệ thuộc, hoặc là kháng cự chứ không thể mập mờ với cụm từ "đối tác".
Nghị quyết Trung ương 8 Khóa 9 năm 2003 về "bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" đến nay vẫn còn giá trị, có ghi:
1 - "Những ai ủng hộ chúng ta, hợp tác với chúng ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, không xâm phạm độc lập chủ quyền của ta là đối tác.
2 - Những ai xâm phạm độc lập chủ quyền, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng là đối tượng đấu tranh của ta."
Phải khẳng định ngay rằng khi đề cập đến việc bảo vệ tổ quốc thì không thể dùng cụm từ "đối tác" thay cho " đồng minh, bạn bè ". Tổ quốc đâu phải món hàng để thương lượng mà dùng chữ " đối tác". Cũng như khi nói về xâm phạm chủ quyền thì không thể dùng cụm từ "đấu tranh" mà phải là "kháng cự".
Khi dùng sai từ ngữ, không phải nhóm lãnh đạo bảo thủ trong đảng bị giới hạn về chữ nghĩa, mà là cố tình giảm nhẹ tính nghiêm trọng của việc bảo vệ tổ quốc. Nhóm lãnh đạo bảo thủ cố tình giảm nhẹ hơn nữa tội ác của bọn bành trướng khi mang "vai trò lãnh đạo của đảng" nhập với "độc lập chủ quyền", cố tình làm rối việc bảo vệ tổ quốc, là việc của 90 triệu dân, chứ không phải của riêng đảng, với mấy triệu đảng viên, như một thời đã vênh vang rằng "Đã có đảng lo".
Ở điểm 1 nói trên, rõ ràng không cần chứng minh: Trung Quốc không phải là đối tác, nó cũng không phải là bạn bè mà là xâm lược. Thế nhưng nhóm lãnh đạo bảo thủ trong đảng luôn ca ngợi 16 chữ vàng, 4 tốt của phương Bắc.
Ở điểm 2, Khi nhóm lãnh đạo bảo thủ tuyên truyền rằng "đi với Mỹ là mất đảng", thì rõ ràng họ tìm cách kháng cự với Mỹ, cho dù không có bằng chứng nào hiện nay chứng minh Mỹ đang "xâm phạm độc lập chủ quyền" của Việt Nam. Mỹ luôn khuyến khích Việt Nam tôn trọng nhân quyền, nhưng nhân quyền là một khái niệm văn minh, có tính phổ cập. Bằng chứng là Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Khi nhóm lãnh đạo bảo thủ nói rằng "Đi với Mỹ thì mất Đảng" thì phải hiểu chữ "Mất" là thế nào:
hoặc đảng đổi tên cho hợp với tình hình mới của đất nước và hội nhập, thí dụ đảng Lao Động Việt Nam, thì không thể gọi là mất đảng; Ở một số nước tiền tiến, có nhiều đảng đổi tên như thay áo để phù hợp với tình hình vẫn được dân bầu lãnh đạo đất nước.
hoặc bằng câu nói của Nguyễn Trãi "Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân". Nếu đảng bị lật là vì đảng đã xơ cứng, đi ngược lại lòng dân. Nên nhớ rằng không có nền độc tài nào là vĩnh viễn. Khi ấy, điều chắc chắn là nhóm lãnh đạo bảo thủ trong đảng sẽ mất, như chưa chắc gì đã mất đảng.
Dù "mất Đảng" dưới hình thức nào cũng là chuyện nội bộ của đảng với dân, sao lại đổ vấy cho Mỹ được.
Ở kỳ họp thứ 7 của Quốc hội để nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình biển Đông (mật), cho ý kiến về vấn đề này với "tinh thần bằng mọi biện pháp bảo vệ" một kiên quyết và hai kiên trì, một trong hai kiên trì đó là "bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam– Trung Quốc. Còn một kiên quyết "bảo vệ tổ Quốc" chỉ có vai trò trang sức cho sự kiên trì này.
Các nước cộng sản luôn đồng hóa nhân dân và đảng, vậy thì đã rõ: nhóm lãnh đạo bảo thủ trong đảng luôn tìm mọi cách bám vào bọn xâm lược Trung Quốc để duy trì địa vị cho dù phải chấp nhận làm tay sai.
Trong một bài báo do TS Bắc Hà viết đăng trên báo QĐND, một tờ báo của Quân ủy Trung Ương, tiếng nói của TBT Nguyễn Phú Trọng, đầu đàn nhóm bảo thủ trong đảng, viết:
Không phải ngẫu nhiên mà trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2011, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ký văn kiện "Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển", trong đó hai bên nhất trí: "Kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực".
Văn kiện này dửng dưng chà đạp tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 Khóa 9 năm 2003 nói trên.
Đến nay, 2015, chúng ta đã thấy kết quả quá rõ của văn kiện nói trên được người đứng đầu nhóm bảo thủ trong đảng ký với Trung Quốc: Nó chỉ trói tay Việt Nam.
Việt Nam ký kết phân vùng Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc: vùng này liền trở thành ao nhà của chúng. Trong vùng "khai thác chung", tất cả tàu cá ngư dân ta đi vào liền bị TQ khủng bố như đâm chìm tàu, cướp ngư cụ, bắt cóc đòi tiền chuộc…. Lãnh đạo quân sự đảng đành khuyên ngư dân tránh những vùng "nhạy cảm". Thế là mất vùng lãnh hải này trên thực tế!
Ở vùng biển Hoàng sa,Trường sa: Ngư dân vẫn bị đâm tàu, hoặc chìm, hoặc hư hại đều đều, thậm chí ngư dân thoát chìm tàu lênh bênh trên thuyền thúng, bọn bành trướng phương Bắc chẳng những không cứu hộ mà còn ngăn cản tàu cứu hộ Việt Nam bằng tàu cảnh sát biển, máy bay…
Chúng ngang nhiên đem giàn khoan HD891 vào hải phận Việt Nam và hiếp đáp lực lượng cảnh sát biển ta vì biết chắc rằng Việt Nam không dám manh động.
Ở Trường Sa, TQ đang mở rộng các đảo đã chiếm của Việt Nam, biến các đảo này thành căn cứ quân sự bao vây trước hết là Việt Nam. Hành động tiếp theo sẽ là đặt "vùng nhận diện hàng không" bao trùm các đảo đó.
Đến nay Việt Nam không có động thái gì ngoài những tuyên bố miệng của Bộ ngoại giao để yên lòng dân chúng. Những tuyên bố này không có giá trị gì trên những hành động của bọn bành trướng phương Bắc đang tiến hành để gặm nhấm toàn bộ biển đảo của chúng ta.
Để yên ổn thực hiện từng bước mưu đồ thôn tính của mình, Trung Quốc mớm cho lãnh đạo đàng Việt Nam một số khẩu hiệu tưởng chừng êm tai: Bên ngoài thì không liên minh với một nước nào để chống nước thứ ba, bên trong thì duy trì hòa bình để phát triển. Thế là, một mặt chúng ta bị cô lập, không ai giúp đỡ, mặt khác, thú thật trước với địch rằng ta sợ chiến tranh không dám bảo vệ đất nước như cha ông ta đã làm: Thế cũng quá đủ cho chúng thực hiện âm mưu xâm chiếm, lũng đoạn đất nước chúng ta một cách yên bình. Giàn khoan HD981 thực hiện xâm nhập, khoan dò tài nguyên của chúng ta rồi tự động rút đi không mất một cái nút áo, là nằm trong bối cảnh đó.
Liên minh để tự vệ
Khi một đất nước bị lâm nguy như thế, thì trong thế yếu, chúng ta cần liên minh quân sự với bất cứ ai để tự vệ. Và nếu Trung Quốc cứ lăm le thì nên cho họ biết rõ rằng chúng ta đang tự trang bị cho mình nhiều đồng minh để chống lại sự lăm le đó.
Hãy nhìn Đài Loan, Trung Quốc đã từng hăm he bằng tàu bay đại bác nhưng Đài Loan vẫn bình chân như vại và còn phát triển rất cao.
Hãy nhìn Philippine, một nước nhỏ bị Trung Quốc tìm cách bắt nạt nhưng thái độ hiên ngang của chính quyền đã không làm cho dân Phi mất mặt.
Hãy nhìn Nam Hàn ở sát nách Trung Quốc như ta, lại có cả Triều Tiên hiếu chiến luôn dọa nạt, họ không ra tay trước nhưng không để cho ai làm họ chùn.
Hãy nhìn Nhật, họ bảo vệ biển đảo đến cùng, Trung Quốc lăm le đưa máy bay tàu chiến đến gần dọa nạt nhưng lại bỏ chạy chứ có dám nổ súng đâu.
Không uy hiếp được Nhật, Hàn Quốc, trong tháng ba 2015 Trung Quốc từ bỏ lập trường thương lượng tay đôi, chấp nhận đến Séoul thương lượng tay ba: Nhật, Nam Hàn, Trung Quốc.
Nếu để cho Trung Quốc khinh bỉ thì làm gì có chuyện thương lượng chứ đừng nói gì tay đôi hay tay ba.
Những nước nói trên đang đối đầu trước thái độ bành trướng của Trung Quốc đều là những nước dân không đông, quân đội cũng không đông bằng Trung Quốc. Nhưng họ hiên ngang không để bị bắt chẹt là vì họ biết dựa vào cái bóng của Mỹ. Họ biết chọn đồng minh để tự vệ.
Cái gì ngăn chặn chúng ta liên minh với Mỹ và thế giới tự do để tự vệ trước bành trướng Trung Quốc đang hằng ngày lấn chiếm Biển Đông?
Trung Quốc thừa biết rằng những căn cứ quân sự họ đang xây dựng ở Trường Sa chỉ nhằm lấn dần và đe dọa Việt Nam. Với kỹ thuật chiến tranh hiện nay, những căn cứ đó là những mục tiêu dễ diệt nhất vì nhỏ bé và cố định trên biển chứ không có chút gì là "hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm" như Trung Quốc tuyên truyền.
Trung Quốc cũng thừa biết rằng chỉ có thể bảo vệ gián tiếp các căn cứ này bằng cái bóng của Trung Quốc, và nhờ vào cái bóng của nó mà những nước nhỏ không dám tiến công.
Nếu chúng ta không biết dựa vào cái bóng của Mỹ và các nước tự do để tự vệ thì chúng ta chấp nhận thua!
Sau Thế chiến thứ hai, Mỹ trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới tự do. Mỹ viện trợ cho Đức và Nhật hàn gắn vết thương, hơn thế nữa, đã giúp hai nước này trở thành hai nước hùng mạnh về mọi mặt. Cái giá phải trả duy nhất là hai nước này là phải từ bỏ tư tưởng Nazi, Phát xít để thiết lập thể chế tự do cho người dân.
Với Việt Nam, sau 10 năm tham chiến chống cộng sản, Mỹ đã biết rút ra khỏi vũng lầy và sau khi bỏ cấm vận, càng ngày càng thấy rõ rằng Mỹ đang tìm mọi cách để giúp Việt Nam như đã từng giúp Đức, Nhật, cũng với điều kiện duy nhất là người Việt Nam phải được hưởng tự do.
Đầu tiên, Mỹ giúp đào tạo sinh viên Việt Nam, theo nhiều nguồn tin, có thể nói phần lớn con lãnh đạo đảng đều đua nhau qua học bên Mỹ. Tiếp đến khuyến khích Việt Nam mở cửa với thế giới, giúp vào mậu dịch toàn cầu và đang giúp vào TPP. Họ rất kiên nhẫn, kể cả trước những thái độ khiêu khích nhục mạ như trường hợp của cựu ứng cử viên Tổng Thống Mc Cain được nhóm bảo thủ trong đảng ta "tặng" hình ông bị bắn rơi và cầm tù trong chiến tranh trước kia.
Sự kiện Ngoại trưởng Kerry mời Nguyễn Phú Trọng qua thăm Mỹ chứng tỏ họ kiên nhẫn ngay cả đối với một ông TBT bảo thủ, theo Tàu ra mặt của đảng. Khi biết rằng nhân dân Mỹ rất ghét cộng sản, một người khai là đảng viên cộng sản cũng không được nhập Mỹ, huống gì đến việc mời mọc. Thế nhưng, để giúp một đất nước mà Mỹ đã tàn phá nhiều vì bổn phận chống làn sóng đỏ trong chiến tranh lạnh, Mỹ tỏ ra không từ bất cứ việc gì để giúp Việt Nam như từng giúp Đức, Nhật trước kia.
Trong chiến tranh với cộng sản thông qua chiến trường Việt Nam, biết bao nhiêu người Mỹ đả biểu tình phản đối chính phủ mình, Một số người đó đang cầm quyền hiện nay ở Hoa Thịnh Đốn. Điều này chỉ có ở Mỹ, chứng tỏ lòng bác ái của nhân dân Mỹ, chứ không thể nào có ở các nước cộng sản.
Đừng nói ngoa rằng "mình phải như thế nào đó người ta mới mời" mà phải hiểu rằng Mỹ thực tâm rất muốn giúp đỡ Việt Nam thoát ra khỏi gọng kìm của nghèo nàn, lạc hậu.
Từ các cuộc trao đổi thân tình riêng tư với bạn bè Mỹ, tôi tự đặt câu hỏi phải chăng người Mỹ có ý nghĩ chuộc lại những gì đã gây ra cho đất nước Việt Nam trong chiến tranh lạnh, vì bị cộng sản đô hộ mà dân chúng Việt Nam bị thiệt lây, cũng như họ đã từng ném bom tàn phá Đức, Nhật trong thế chiến thứ hai?
Cơ hội liên minh để tự vệ đã có khi Mỹ đã đi bước trước, chìa tay chờ đón Việt Nam. Cái gì ngăn cản chúng ta có đồng minh để tự vệ nếu không phải là tư tưởng đồng chí đàn em của Trung Quốc đang ngự trị trong đầu những lãnh đạo bảo thủ hiện nay ?
Đừng bao giờ mơ ước bạn bè, đồng minh sẽ đánh địch thay mình, chỉ khi nào mình dám đánh địch thì bạn bè, đồng minh mới góp phần vào hỗ trợ. Cũng như đừng bao giờ mơ ước thế hệ con cháu sẽ thay mình lấy lại biển đảo nếu ngay từ thế hệ chúng ta không đặt nền móng để cha ông con cháu tiếp nội cùng làm. Cứ dùn cho thế hệ mai sau là tự mình nối dáo cho giặc. 
Sự thật của "kiên trì hòa bình, ổn định để phát triển đất nước"
Vì quyền lợi của TQ, hiện nay rõ ràng họ cần duy trì một nước Việt Nam yếu, nghèo, tụt hậu để có muốn cũng không thể ảnh hưởng gì đến sự bành trướng lãnh hải của họ.
4 năm sau hòa bình 1975, đảng cộng sản lại buộc dân tộc lao vào cuộc chiến 10 năm với Khmer đỏ được Trung Quốc xúi dục, chống lưng. Chính quyền Hun Sen nhờ đó được ta dựng lên . Cả thế giới lên án Việt Nam xâm lược.
Việt Nam đã không có lợi lộc gì để lao vào cuộc chiến này, một lần nữa lại mắc mưu Trung Quốc.
Trung tuần tháng 3 năm nay, Hun Sen đã ra mặt tuyên bố ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu phải chọn liên minh giữa một anh nhà nghèo và một anh nhà giàu, Hun Sen đã chọn anh nhà giàu, còn tình nghĩa với đảng cộng sản Việt Nam, người đã dựng Hun Sen lên, chỉ là con số không so với quyền lợi đất nước Campuchia. Tôi không thích Hun Sen, nhưng phải nhận ông ta làm đúng vì quyền lợi riêng của đất nước ông ta. Khi đụng đến quyền lợi đất nước, Hun Sen biết đặt qua một bên tình đồng chí riêng tư.
Ý chí thần phục Trung Quốc của nhóm lãnh đạo bảo thủ đảng còn gói gọn trong khẩu hiệu thứ hai: "ưu tiên giữ hòa bình để phát triển" .
Mỗi lần thắng ngoại xâm, cha ông ta luôn giữ quan hệ trên thế thắng bằng việc cống sứ để mong có hòa bình thịnh trị, tránh voi chẳng xấu mặt nào, nhưng sẵn sàng chống cự nếu Trung Quốc xâm lược. Đường lối ngoại giao này thời đó đã ngăn chặn bớt chiến tranh, và đồng thời cho phương Bắc nếm mùi châu chấu đá voi để đừng manh động.
Ngày nay, trong khi Trung Quốc đã và đang lấn chiếm ở Biển Đông, chiêu bài ưu tiên giữ hòa bình của nhóm lãnh đạo bảo thủ trong đảng chỉ mớm cho khách biết rằng các ông cứ bóp cò, chúng tôi sẵn sàng chạy chứ không bắn trả vì chúng tôi ưu tiên hoà bình ổn định để phát triển, chúng tôi không còn quyết tâm giử biển đảo của cha ông chúng tôi nữa đâu. Thế mới hiểu tại sao Trung Quốc và ngư dân của chúng hùng hổ vào ra lãnh hải của chúng ta như chỗ không người.
Được hòa bình ở Biển Đông để phát triển căn cứ và gặm nhấm, Trung Quốc rảnh tay, dùng cái đuôi định hướng Mác-Lê của nhóm lãnh đạo bảo thủ trong đảng làm đồng minh, bóp nghẹt nền kinh tế, làm cho Việt Nam mãi chậm tiến, lạc hậu.
1965, Singapore bắt đầu tách khỏi Mã Lai với dân số dưới 5 triệu người, không tài nguyên, không cùng tiếng nói. Vậy mà sau khi loại được khuynh hướng cộng sản theo TQ ra khỏi đảng PAP, Thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ cần 40 năm để đưa một đất nước lên vị trí hàng đầu mà chúng ta nằm mơ cũng không thể có.
1975 đến nay là được 40 năm, trừ vài tháng chiến tranh chống quân đội Đặng Tiểu Bình ở biên giới, trên đất nước chúng ta không có chiến tranh, tức là có hòa bình ổn định với sự độc quyền cai trị của đảng cộng sản. Nếu trừ đi 10 năm đánh nhau ở Campuchia mà dân tộc Việt Nam không hưởng lợi lộc gì, ngược lại bị mang tiếng là xâm lược, thì cũng còn 30 năm hòa bình. Chúng ta đã không phát triển được đúng mức nếu không muốn nói chỉ phát triển lòe loẹt nhằm mục đích tuyên truyền.
Có một hình ảnh để chứng minh rõ ràng điều này vào năm 2015: Chúng ta không làm nổi một cái đinh ốc cho ra hồn, không có nền kinh tế phụ trợ xứng đáng để lợi dụng thành quả đầu tư nước ngoài ( thí dụ với Samsung), không làm nổi một chiếc xe hơi như Campuchia đã làm được…Trong khi đó thì đi vay nước ngoài, bán tài nguyên thô để nhờ nước ngoài xây những thứ chóa mắt, trong bối cảnh xã hội còn nghèo, đạo đức xã hội đang tuột dốc với hình ảnh những đàn dê, đàn gà cứu đói nghiễm nhiên lọt vào tay cán bộ đảng chứ không phải đối tượng nghèo, cây xanh Hà Nội từng đứng vững với bão tố cũng bị cán bộ tìm cách cưa đi lấy gỗ, đó là chưa kể nhóm lợi ích đang lấp sông Đồng Nai để kiếm lợi nhuận…
Cái điểm mạnh duy nhất hiện nay là giá công nhân rẻ. Giá rẻ như bèo thế mà vẫn trắng trợn nói rằng giai cấp công nhân lãnh đạo đất nước!
Rõ ràng với khẩu hiệu mị dân "kiên trì hòa bình, ổn định để phát triển đất nước" nhóm lãnh đạo bảo thủ trong đảng cố tình đặt sai vấn đề lần nữa để cho bọn bành trướng hiểu rằng các đồng chí cứ yên tâm ở Biển Đông.
Kinh nghiệm Trung Quốc, Brésil, Mỹ và các nước Âu châu cho thấy rằng muốn phát triển đất nước phải có đường lối kinh tế đứng đắn, phải chấp nhận kinh tế thị trường cạnh tranh bình đẳng.
Không phải ngẫu nhiên mà Đặng Tiểu Bình tuyên bố "Mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột" và sau đó kinh tế Trung Quốc cất cánh. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam cứ trì trệ vì định hướng Mác-Lê. Hòa bình, ổn định có vai trò của nó nhưng bản thân nó không quyết định trong việc phát triển kinh tế. Do Thái có hòa bình ổn định đâu mà vẫn phát triển đều đều đó thôi. Thái Lan, trong thời gian qua, biểu tình dài dài nhưng có tụt hậu đâu. Brésil trước kia hoà bình ởn định là thế mà chỉ phát triển được từ 10 năm nay khi đã thay đổi đường lối kinh tế.
Liệu có vực dân tộc mình dậy được không?
Từ một năm nay, nhà văn Phạm Đình Trọng gần như bị công an quấy nhiễu mỗi khi ông rời nhà. Lúc nào cũng có một số công an mặc thường phục ngồi xa xa, bên phải, bên trái trước cửa ra vào nhà ông, không đường nào thoát. Khi thấy ông ra khỏi nhà, công an chạy đến quát "đi đâu?", rồi sau đó điện thoại cho xếp, ông Trọng được tiếp tục đi hay không còn tùy xếp. Khi xếp buồn bực thì công an quát "đi về!". Ông Trọng chỉ có cái "trọng tội" là đã tuyên bố ra khỏi cái đảng mà thời trẻ đã từng là lý tưởng của ông, vì lúc đó đảng của ông không phải là cái đảng hiện nay.
Tương tự, cách đây không lâu, để đi tham dự Hội thảo bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền, TS Nguyễn Quang A vừa ra khỏi nhà đã bị công an ngăn chận, không cho tiếp tục lái xe đi. Ông Quang A liền gọi taxi thì công an ra lệnh không taxi nào được phép chở ông. Cuối cùng ông quyết tâm đi bộ hơn 10 cây số để đến nơi họp.
Hai vị này là những công dân chưa bao giờ bị pháp luật xét xử, đáng lẽ họ phải được Hiến pháp bảo vệ. Hơn 800 cơ quan truyền thông bị nhóm bảo thủ trong đảng bóp hầu, không ai dám hé tiếng bảo vệ Hiến Pháp.
Một đảng "quản lý" người dân đến độ như thế, nhìn đâu cũng thấy địch, thì còn sức đâu mà phát triển đất nước. Nội tiền bỏ ra trả lương cho công an làm những chuyện trời ơi đất hỡi, hoặc đám Dư luận viên chuyên đi quấy phá những người yêu nước trong các buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma thì ngân quỹ đã bị tiêu ngốn một phần, đáng lẽ tiền đó để xóa đói giảm nghèo, hoặc tăng lương cho các giáo viên, công chức thì tốt hơn biết bao nhiêu.
Tôi còn nhớ có lần Trung tướng về hưu Nguyễn Quốc Thước sau khi than phiền về tình trạng xã hội hiện nay, đòi phải trừng trị tới nơi tới chốn bọn tham nhũng, nhưng cuối cùng ông phán rằng: "không được đụng đến Đảng". Đảng đối với Tư?ng Thước không khác Giáo chủ (Prophet) Muhammad của bọn quá khích hồi giáo và nhân danh Giáo chủ, chúng đã giết bao nhiêu thường dân vô tội qua các cuộc đánh bom mù quáng.
Phải phân biệt cái đảng hiện nay, trong đó một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa đang đại diện đảng nắm mọi quyền lực, với cái đảng của nhà văn Phạm Đình Trọng trước kia. Cứ xem Đảng là thần thánh thì Tướng Thước sẽ vẫn cứ than phiền dài dài vì ông không dám đụng đến nguyên nhân gốc đã làm ông than phiền. Tướng Thước đã lớn tuổi, một ngày không xa ông sẽ không còn bị phiền não vì cái đảng ấy, nhưng chúng tôi còn trẻ hơn, chúng tôi phải mang cái khối u ung thư đó đến bao giờ? Sao lại cấm không cho chúng tôi "đụng" đến đảng hiện nay của Tướng Thước.
Tưởng rằng đảng chắc như bàn thạch, nhưng nhìn kỹ thì đang có nhiều biến chuyển từ một năm nay. Cho đến nay không ít những đảng viên còn tâm, còn tầm đã lên tiếng kêu gọi đảng của họ đi vào con đường lấy dân làm gốc. Nhưng các vị này đều đã nghỉ hưu, họ bức xúc rất đáng quý, rất đáng ngả mũ chào, nhưng lại hơi muộn dù biết rằng muộn còn hơn không.
Bây giờ nhiều tiếng nói từ một số người trong chính quyền, trong đảng, họ là những người đương chức, mà tôi nghĩ rằng những tiếng nói của họ đang đi theo chiều hướng tốt cần khuyến khích, cần chấp nhận. Tin hay không lại là chuyện khác.
Có thể kể ra nào là "Biển của chúng ta, đâu có phải ao nhà của Trung Quốc", "không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó", "Không thể có bạn kiểu nhà tôi là nhà anh, của tôi là của anh", "Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó (định hướng XHCN), mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm"."kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại", "Chúng ta phải khẳng định là Việt Nam phải đi theo kinh tế thị trường", "thông tin trên mạng: chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí"."40 năm đất nước thống nhất nhưng một phần đất máu thịt của Tổ quốc Hoàng Sa vẫn nằm trong tay ngoại bang. Đó là nỗi đau mất mát lớn của dân tộc"…
Thời điểm hiện nay, tin vào những lời nói trên hay không tin, còn rất phức tạp. Cũng như nhân dân có tin hay không vào chúng ta, những đảng viên, trí thức có tâm huyết đã từng kiến nghị, thư ngỏ, có người đang bị bắt giam, có người chờ ngày xét xử.
Chúng ta đòi những người tại chức, đang có lời nói tiến bộ hãy làm đi, hãy để lời nói đi đôi với việc làm.
Nhưng những đòi hỏi đó cũng lại là những đòi hỏi cho chính chúng ta :
Không thể đòi quần chúng, hoặc những thành phần chống cộng trong nước hay ngoài nước, tin tưởng rằng "trong đảng có người tốt người xấu, không nên vơ đũa cả nắm ", vì rằng những việc làm của những đảng viên tiến bộ còn trong đảng hay đã ra khỏi, của những trí thức, cho đến nay chưa được bao nhiêu về cường độ cũng như về số lượng.
Điều này chúng ta phải tự đặt câu hỏi ngày đêm cho chính chúng ta nếu có lòng muốn vực dân tộc mình dậy.
Nguyễn Trung Chính

Việt Nam

Có ai như xứ ta
Miệng luôn nói Hoàng- Trường
Biển Đông thuộc nước Việt
Cho giặc Tàu nghênh ngang
Xâm phạm vùng lảnh hải
Độc chiếm biển nước ta
Độc quyền được vơ vét 
Tài nguyên dân nước nam
Quyền độc tài thống trị
Lợi ích của đảng quyền
Tham nhũng làm quốc sách
Nhượng đất cho ngoại bang
Ngăn cấm mọi tiếng nói
Quyền người của công dân
Trong tự do ngôn luận
Bảo vệ đất nước nhà
Đang bị giặc ngoại xâm
Xâm chiếm đất nước ta
Đảng ta luôn gìn giữ
Chủ nghĩa của độc quyền
Trong quan hệ hữu nghị
Mười sáu chữ hòa bình
Cùng bốn tốt anh em
Hợp tác trên toàn diện
Được đảng ta giúp sức
Bắt tiếng nói công dân
Vì chủ quyền biển đảo
Bị giặc Tàu xâm chiếm
Hay môi trường sinh sống
Đang ô nhiễm nặng nề
Do giặc tàu phá hoại
Phá sức sống dân ta
Quy tội danh phản động 
Chống nhà nước đảng quyền 
Quy hàng phục Trung Hoa
Chịu nhục hơn mất đảng


KN