Sonntag, 8. Oktober 2017

Căn bệnh bạo ngược của sự sợ hãi



Căn bệnh bạo ngược của sự sợ hãi

Bán khai bạo ngược là căn bệnh, là bản chất của thú vật chưa thành ngưòi, Nó không phải là căn bệnh hay bản chất của riêng Cộng sản, CSVN hay CS Cuba, CS Trung Quốc; hay của ngưòi Hồi, ngưòi Á Châu, hay ngưòi da trắng v.v nó là của bất cứ ai, trắng đỏ vàng đen; hồi giáo, thiên chúa giáo, phật giáo khổng giáo, do thái giáo; cộng sản, tư bản, cộng hòa dân chủ, phát xít, tập quyền v,v và v.v khi còn nằm ở mức bán khai thì cũng man rợ và sinh bạo ngược như nhau. Nhưng người viết vẫn cứ hy vọng. Hy vọng cho nên mới viết bài này. Vì dù như vậy chúng ta cũng đã có những chỉ dấu tốt của sự vượt thoát lối mòn tư duy. Và như chúng ta cũng đã thấy, vấn đề không phải là cộng sản hay không cộng sản, Cộng hòa hay không Cộng Hòa, mà chính là dân chủ hay không dân chủ. Vì khi dân chủ được quần chúng ý thức và thiết lập và hoạt động làm nền tảng, tức là dân trí khai mở, thì xã hội đó dã bước qua được mức độ bán khai đi đi lên trạng thái tòan khai hay mãn khai của nhân bản. Nếu được như thế, bất kỳ một chủ thuyết nào, khuynh hướng nào, cũng ít có cơ hội độc đóan áp đặt tính bạo ngược của nó: như trường hợp chủ thuyết cộng sản, xã hội, hay ngay cả các nhóm cực đoan thủ bản (fundamentalism) và cực đoan bảo căn (radicalism) của bất kỳ khuynh hướng nào trong tôn giáo, kinh tế, xã hội, chính trị v.v...Một khi dân trí của sự sợ hãi được khai mở nó chỉ làm sáng thêm cái ưu việt của đa nguyên đa dạng dung chứa và hòa chuyển của nền dân chủ tự do mãn khai mà thôi. Đó chính là hình ảnh các xã hội như Mã Lai, Hàn, Nhật, Âu Châu nơi đa nguyên, đa tôn giáo, đa văn hóa, cạnh tranh và hợp tác chung sống theo nguyên lý và phong thái dân chủ tự do. Khi chúng ta có cơ hội đi đến một xã hội nào đó, cái chỉ dấu căn bản đầu tiên cho chúng ta nhận ra tính dân chủ, dân trí của xã hội đó chính là thái độ bình thường hóa chính trị, coi bình thường vị trí nhà nước, như phê bình diễu cợt nhà nưóc, nhân vật chính trị công khai từ mức độ cá nhân đến tập thể, và thấy nó ở cách thể hiện quyền tự do tư duy và ngôn luận. Họ phê bình nhau bình thường và đón nhận bình phê cũng bình thường. Họ tranh luận bảo vệ lập luận gay gắt, nhưng thẳng thắn đổi khuynh huớng niềm tin khi có đủ bằng chứng xác nhận một cách rất bình thường. Họ bình thường hóa được hành xử chính trị. Vì thế họ rất bình thường chấp nhận một niềm tin là sai lạc mà họ từng cho là đúng đắn, và cũng rất bình thuờng chấp nhận một niềm tin là đúng đắn mà họ đã từng cho là sai lạc... khi đã có hội đủ bằng chứng và lập luận hợp lý. Nói tóm lại, khi dân trí thấp, thì dân chủ thiếu vắng; khi dân chủ thiếu vắng, thì bất kỳ chủ nghĩa nào, lý thuyết nào cũng đều trở thành bán khai độc tài, đều tác hại cho xã hội và con người. Chúng ta đã có minh chứng qua lịch sử và ngay trưóc mắt, quân chủ, công hòa, cộng sản, đại nghị, tôn giáo v.v khi không có dân chủ, đã và đang tác hại tàn bạo như thế nào. Đúng như ông Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã nói với dân biểu Edward Carrington.
“Nếu quần chúng nhân dân không còn lưu tâm đến công việc chính trị xã hội, thì các Ông và Tôi, và Quốc Hội, Lập Pháp, Chánh Án, Thống Đốc, tất cả sẽ trở thành những con Chó Sói. Điều này dường như là luật tự nhiên thuộc bản chất tổng quát của chúng ta, cho dù có vài ngoại lệ cá nhân.” (nguyên văn : If once [the people] become inattentive to the public affairs, you and I, and Congress and Assemblies, Judges and Governors, shall all become wolves. It seems to be the law of our general nature, in spite of individual exceptions.” : Thomas Jefferson to Edward Carrington, 1787)
Nhưng khi có dân chủ, những khác biệt lại biến thành sự ưu việt của đa nguyên đa dạng, đồng cộng hưởng tích cực và giảm thiểu tiêu cực, như chúng ta đang thấy ở những xã hội dân chủ có khuynh hướng tòan khai. (Khai triển mọi mặt, tòan diện, tương quan và đối trọng nhau)
Dù như thế nào đi chăng nũa, Chúng ta hy vọng giới trẻ Việt Nam hôm nay sẽ vuợt thắng, sẽ bước qua được lằn ranh dơ bẩn sai lạc của thế hệ cha anh đã ngu xuẩn vạch ra. Đã có một số chỉ dấu tốt cho thấy là giới trẻ Việt Nam đang dần dần bình thường hóa được chính trị., dù thưa thớt và chưa vũ bão . Số it này đã nhìn thẳng được hơn con đường trước mặt là dân chủ tự do, một mô thức dân chủ tự do của Việt Nam, từ Việt Nam và cho Việt Nam. Và họ cũng khẳng định trên con đưòng dân chủ, tự do đó là quyền lợi tối thượng của Việt nam nó sẽ chẳng có đồng minh thân cận vĩnh viễn hay kẻ thù truyền kiếp. Nghĩa là chẳng có ai , dân tộc nào vì Việt Nam hơn ngưòi Việt Nam. Họ cương quyết không đi vào lối mòn của cha anh để lại.
Mà nếu có cơ hội và ý muốn để viết, thì đó sẽ là những hồi ký viết về những kinh nghiệm thành công và thất bại của những đối sách tòan cầu trong mục tiêu bảo vệ và phát triển quyền lợi tối thượng của dân tộc và đất nước Việt Nam, mà trong đó sự chuẩn bị sức dân, nội lực quốc gia, kinh tế, quân sự, văn hóa, trong tư thế với bất kỳ quốc gia nào, luôn luôn là kế sách nền tảng.
Con đường nào chẳng khởi đầu bằng những bước chân đơn lẻ. Khi có nhiều người cùng hướng bước đi, nó sẽ khai quang và thênh thang, và rồi sẽ tráng lệ huy hoàng. Phải tin con người có lương năng , mà lương năng là nền tảng của dân trí, nó hướng tới chân, thiện, mỹ để dung chứa nhân bản khai phóng toàn diện (tòan khai.) Viễn ảnh dân chủ Việt Nam rõ rệt hay mờ nhạt, đều tuỳ thuộc vào dân trí khai mở nhanh hay chậm.
Nguyên Khả Phạm Thanh Chương

CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA.
+++++++
Ngày 6-10-2017.
Công an huyện Xuân Lộc đã công bố kết quả điều tra vụ án gây rối trật tự an ninh tại giáo xứ Thọ Hòa ngày 4/9/2017 .
Có sự chứng kiến của cha quản hạt , cha văn phòng Tòa Giám Mục .
Với kết quả như sau:
1-Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 VNĐ.
2-Đồng chí Trần Hiếu Nghĩa : tội mang theo súng “đồ chơi”: phạt 8 200 000 VNĐ.
3-Đồng chí Lê Thị Mỹ Hạnh : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
4-Đ/c Phạm Thị Hiền : : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
5-Đ/c Hồ Thị Thanh Bình : : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
6-đ/c Trần Văn Phước : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
7-đ/c Phạm Minh Quân : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
8-đ/c Trần Quốc Hùng : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
9-đ/c Nguyễn Văn Dũng : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
…-Tất cả 11 đ/c đều bị phạt 750 000 đ .

Cha quản hạt phát biểu yêu cầu phải cung cấp kết quả điều tra bằng văn bản giấy tờ . Nhưng công an huyện Xuân Lộc họ từ chối .
………………

.
NB: +Kết quả này chỉ được đọc bằng miệng , chứ không gửi văn bản cho giáo xứ , cũng như cho Tòa Giám Mục Xuân Lộc .
-Cấm quay phim , ghi âm , chụp hình .
Bild könnte enthalten: 2 Personen


Đã gọi gây rối trật tự là người của đảng chỉ dạy cũng phải đi tù như bao nhiêu công dân khác, vì chính kiến môi trường hay giặc chiếm biển đảo nước mình lên tiếng nói thì bị gọi nhà nước gọi là gây rối trật tự bắt đi tù. Sao lại có thể bao che độc tài cho giặc Tàu như thế được nhỉ.

Ngẫm nghĩ...

Hết thưc dân Pháp tới nô lệ cho Tàu. Từ thời phong kiến cho đến thời nay. Vua Chúa nước ta hay Độc tài xã hội chủ nghĩa đều sẵn sàng dâng cơ đồ nước Việt... để độc quyền nắm quyền hành thống trị cho ngoại bang trên đầu cổ dân tộc Việt.

Kein automatischer Alternativtext verfügbar.

Ngày 31 tháng 8 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Hải quân Pháp do Genoully (phía Pháp) và Palnanca (phía Tây Ban Nha) chỉ huy tấn công cảng Đà Nẵng bằng thuyền chiến và tập kết quân ở Sơn Trà.
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Genoully gửi tối hậu thư buộc trấn thủ Trần Hoàng đang giữ Đà Nẵng trong hai giờ phải giao nộp cho quân Pháp tỉnh này. Nhưng chưa tới hạn, Genoully ra lệnh bắn phá đồn Điện Hải, An Hải. Triều đình Huế nghe tin căng thẳng ở Đà Nẵng, Tự Đức cử ngay Nguyễn Tri Phương tổng chỉ huy mặt trận đem quân giải quyết căng thẳng. Nguyễn Tri Phương cho quân đào hào, sơ tán dân, lập một hàng rào vây ở mé biển để quân Pháp ở Sơn Trà bí ở Sơn trà. Suốt 5 tháng vây hãm, cái đói và nóng nực đã khiến quân Pháp mệt mỏi, Pellerin khuyên Genoully đưa quân ra Bắc sẽ có giáo dân giúp nhưng luận điệu giáo dân giúp chỉ làm Genoully bực bội.
Ngày 2 tháng 2 năm 1859, Genoully để lại một số tiểu đoàn chống cự quân Nguyễn Tri Phương ở Đà Nẵng còn lại theo đường biển từ Vũng Tàu ven theo tiến vào Gia Định.
Gia Định
Vũng Tàu: Ngày 9 tháng 2 năm 1859, quân Pháp tiến vào Vũng Tàu. Sáng ngày 10 tháng 2, quân Pháp nổ súng, công phá các đồn ven biển và dùng quân bộ có trợ giúp tàu chiến tấn công đồ Phúc Thắng, Lương Thiện, Phúc Mĩ, Danh Nghĩa có nhiệm vụ bảo vệ đường sông hướng vào Gia Định. Sau đó, các tàu chiến Pháp đi một cách chậm chạp men theo sông Cần Giờ tiến vào cửa thủy Gia Định
Nhà Bè: Cửa thủy Gia Định có chặng sông Nhà Bè với 12 đồn ven sông chặn đánh với tàu chiến Pháp suốt 6 ngày đêm. Đặc biệt, các lính thủy đồn Giao Khẩu và Hữu Bình đột kích đánh đắm hai thuyền La Dragon va Avalanche của Pháp. Sáng ngày 16, quân Pháp chậm rãi vào đậu sát sông Bến Nghé.
Gia Định: Ngày 17 tháng 2 năm 1859, tàu chiến Pháp tập trung hỏa lực bắn phá cửa thành Gia Định rồi đem quân đánh mạnh vào mặt thành tới trưa. Tàu chiến Pháp sau đó chuyển hướng bắn nát các lỗ châu mai quân trong thành khiến thế bị vỡ, trấn thủ Võ Duy Ninh xấu hổ tự sát.
Tháng 3 năm 1859, Genoully cho phá thành rồi cùng quân vào tàu tiến vào tiếp tế Đà Nẵng.
Ngày 8 tháng 5 năm 1859, quân Pháp đánh phá các đồn Điện Hải, Phúc Ninh, Thạch Giản khiến Nguyễn Tri Phương phải rút quân cố thủ phía sau nhưng Genoully cũng thiệt hại nặng phải rút về Gia Định không dám tiến sâu thêm.
Pháp đánh với Áo ở Ý, Genoully được triệu về nước và thay ông là Page. Page táo bạo cho quân đánh dọc phía bắc Đà Nẵng và làm chủ đèo Hải Vân, rồi đánh thẳng vào Huế. Nhưng Page thất bại, quân Pháp thiệt hại tới 300 quân. Năm 1860, Page đành cho quân Pháp rút hoàn toàn vào Gia Định.
Quân Pháp dành thế chủ động ở Trung Quốc và cử Page đánh Hoa Bắc. Quân Pháp ở Gia Định chỉ có 1000 quân phải trải dài chiến tuyến 10 km lúc này Channer được thay tới. Nguyễn Tri Phương từ Đà Nẵng tiến vào phía Nam lập đồn Chí Hòa để quân Pháp không thể tiến ra ngoài Gia Định.
Ngày 25 tháng 10 năm 1860, Pháp tiếp viện cùng sự giúp sức của hải quân ngoài Thái Bình Dương tập trung ngoài đồn Chí Hòa.
Ngày 7 tháng 2 năm 1861, cùng 4000 quân và 50 thuyền chiến tập trung đông đủ được chính phủ Pháp giao quyền Đô đốc Channer cho tập dợt, bắn pháo thị uy đồn.
Ngày 24 tháng 2 năm 1861, hơn 8000 quân Pháp nổ súng cả pháo bắn tới tấp vào đồn, quân bộ được yểm trợ bằng súng cối chạy vào đồn đánh xáp lá cà với quân trong đồn. Thế yếu, quân Nguyễn Tri Phương chống cự tới kiệt sức đành tháo chạy, lỗ châu mai trong đồn bắn vào quân Pháp đủ để quân rút lui an toàn. Đồn Chí Hòa chỉ trong phút chốt thất bại nặng nề. Nguyễn Tri Phương đem quân trú đồn Thuận Kiều.
Ngày 28 tháng 2 năm 1861, quân Pháp công kích đồn Thuận Kiều, Nguyễn Tri Phương rút về Biên Hòa. Pháp thừa thằng xông tới đánh tan quân Huế, chiếm được Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long
Hiệp ước Nhâm Tuất
Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.
Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp (khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng - khoản 8 Hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình Huế phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (khoản 11 Hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình coi thường dân chúng).
Tấn công Hà Nội lần thứ nhất
Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré ở Nam Kì lấy cái cớ loạn Jean Dupuis ở Hà Nội nên sai đại úy hải quân Françis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó và nhịn ăn đến chết. Trong 20 ngày, Bắc Kỳ mất 4 tỉnh.
Khi ấy có Lưu Vĩnh Phúc là đầu đảng của giặc Cờ Đen về hàng triều đình Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh thành Hà Nội. Françis Garnier đem quân ra nghênh thì bị phục kích chết ở cầu Giấy. Paris biết chuyện nên triệu thiếu tướng Dupré về Pháp. Dupré tìm cách đỡ tội, sai đại úy hải quân Paul-Louis-Félix Philastre ra Hà Nội để trả lại thành và 4 tỉnh bị chiếm. Hai bên ký hoà ước năm Giáp Tuất 1874, trong đó triều đình Huế công nhận cả miền Nam là thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam bằng tàu bè và súng ống.
Tấn công Hà Nội lần thứ hai
Năm 1882, thống đốc Le Myre de Vilers gởi thư cho triều đình Huế nói rằng vua ngu tối, bất lực, đất nước loạn ly, Pháp phải trấn an miền Bắc để bảo vệ quyền lợi của dân Pháp. Một mặt Le Myre de Vilers gửi đại tá hải quân Henri Rivière ra Hà Nội, đưa tối hậu thư cho quan Tổng đốc Hoàng Diệu bắt phải hàng. Đúng 8 giờ sáng thì quân Pháp tấn công, 11 giờ thành đổ, ông Hoàng Diệu treo cổ tự tử.
Khâm sai Pháp ở Huế là Rheinart sang thương thuyết, trong đó đòi nước Việt Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và nhường thành thị Hà Nội cho Pháp. Triều đình cho người sang cầu cứu Trung Quốc. Triều đình nhà Thanh được dịp bèn gởi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây. Quân Pháp và quân Trung Quốc giao tranh. Đại tá Henri Rivière bị quân Cờ Đen giết tại cầu Giấy.


Chấm... Phá...
Anh chỉ chấm những nơi nào đáng chấm
Trên thân thể mềm mại của đường cong
Là sống lưng vẫy vùng của em đó
Đường còn dài cứ đâu phải ngày mai
Anh chỉ phá những nơi nào đáng phá
Đang nuốt dần từng cơ thể mẹ cha
Giữ độc quyền bàn giao từng hơi thở
Đường dân tộc không thể tạm biệt em ơi...
KN

Dienstag, 3. Oktober 2017

TRƯỚC SỰ NÔ LỆ CỦA CON NGƯỜI CON ĐƯỜNG THỬ THÁCH CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM



 TRƯỚC SỰ NÔ LỆ CỦA CON NGƯỜI CON ĐƯỜNG THỬ THÁCH CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM TT THÍCH MINH CHÂU

thichminhchau-001
TỰA
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luậnquan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính.
Đây cũng là lộ trình của Viện Đại Học Vạn Hạnh trước bao nhiêu thử thách cam go của thời đạiChúng tôi ước mong rằng tập sách này sẽ gợi lại một niềm tin nào đó trong lòng người thanh niên Việt Namhiện nay, một niềm tin quyết liệt vào vận mệnh thiêng liêng của dân tộc trong ý thức thể hiện và vượt qua nỗi phân ly bi đát của bản tính con người để mà có thể chịu đựng và bước tới một cách can đảmtrên con đường của chân lý và sáng tạo.
Chiến tranh nay mai sẽ chấm dứt, nhưng sự nô lệ của con người không hẳn là mất đi, khi hoà bình đến, sự nô lệ này càng hiện lên rõ rệt hơn nữa, vì chỉ có một sự nô lệ đáng sợ là sự nô lệ của tinh thần và tư tưởng, còn tất cả sự nô lệ khác chỉ có tính cách phụ thuộc.
Giải toả sự nô lệ của con người thì phải giải toả toàn diện, tận căn để, có nghĩa là phải giải toả sự nô lệcủa ý thức, của tư tưởng và tâm thức. Đó mới là con đường khả dĩ mang đến sự tự do của nhân tínhtrên lộ trình dẫn tới chân lýChân lýTự do và Nhân Tính, ba lý tưởng mà Viện Đại Học Vạn Hạnh đang đeo đuổi, vẫn tiếp tục theo đuổi vẫn bất chấp mọi trở ngại, nghịch cảnh, bất chấp mọi đảo điên của thời cuộc. Dù ở hoàn cảnh nào, tâm huyết của chúng tôi vẫn không lay chuyển. Chúng tôi mong rằng tập sách này sẽ đưa tới sự thể hiện cụ thể ý chí sắt đá của Việt Nam và đưa tới một môi trường cho sự hiện diện của những giá trị cao quí nhất trong truyền thống nhân loại.
T.T. Thích Minh Châu

Tự do...
Tình người là trên hết
Hơn tất cả giáo điều
Phá tan cuộc sống ta
Bằng những lời hoa mỹ "đánh bóng"
Đánh bóng từng tên tuổi
Của những kẽ giết người
Bằng bạo lực uy quyền
Ban cho mình được sống
Đời sống là chúng ta
Không ai có quyền phát
Tự do một tiếng nói
Dân chủ của con người
Đa nguyên là tất cả
Đoàn kết chúng ta sống
Rời rạc chúng ta tàn
Quốc gia là của chung
Mọi người được quyền nói
Những điều hay lẽ phải
Chống luận điệu dối lừa
Của độc tài toàn trị
Đó là quyền chúng ta
Của tự do ngôn luận
KN

Sonntag, 1. Oktober 2017

... Bồ đề trong ta


Việt Nam
Tự do dân chủ là quyền trách nhiệm của mỗi con người, là bổn phận và danh dự của con người ngày hôm nay sống trong một đất nước. Cho một xã hội đa nguyên chống lại sự tham nhũng của chế độ độc tài.

KN

Vietnam
Freiheit der Demokratie ist die Verantwortung jedes Menschen, die Pflicht und die Ehre des heutigen Volkes in einem Land. Für eine pluralistische Gesellschaft gegen die Korruption der Diktatur.

... Bồ đề trong ta
Lá rơi như đổ muôn chiều
Đem theo u uất nỗi niềm không nguôi
Lá rơi chốn cảnh tịch liêu
Tiếng chuông ai oán nỗi buồn nước Nam
Lá rơi lá rụng cỏi trần
Mang mầm sống mới cho màu xanh tươi
Lá ơi lá hãy ngừng rơi
Cứu nhân độ thế bồ đề trong ta
Lá theo cơn gió bay cao
Tình như chiếc lá dặm trường yêu thương
Lá bay khắp nẽo muôn đường
Mang theo hương sắc cỏi lòng tha nhân
Lá bay bay mãi không ngừng
Theo cơn gió cuốn tự do đa chiều
Lá bay theo gió đổi thay
Không gian rộng mở đa nguyên cỏi trần
KN
"Không ai cứu chúng ta ngoài chúng ta.
Không ai có quyền hay có thể ngăn chận được con đường chúng ta đi."

Các bạn thử nghĩ sao về hai câu nói này.? Có phải là như vậy không?
Bên trái thì quyết tâm đòi tự do..."HK"
Bên phải thì quyết tâm nhường đất... "VN"

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgB3TtXZ3er2RKcsOxfcCDmACXLyMk-t0kcix5ysRN80k2ZfgTUDmKg2PAoBultoSSm3SN-TMw91h-f5tXVkGTr-e8lB37vy3WVTV73SkVUphtGxY4BEMEdt4kSC3YiN6J2pQ5KLQ3vaBL3/s1600/image002.jpg

Bildergebnis für hong kong thuộc địa của anh


Việt Nam
Nhân quyền là gì? Là một cuộc cách mạng chống lại những sự bất công của xã hội do chế độ độc tài toàn trị gây ra. Là cách mạng khai phóng con người của thế kỹ 21, được quyền đòi hỏi của mỗi công dân là có sự tự do ngôn luận, dân chủ của con người và đa nguyên đảng phái để chống lại sự độc quyền tham nhũng vơ vét tài nguyên của đất nước.

KN

Vietnam
Was sind Menschenrechte? Es ist eine Revolution gegen die Ungerechtigkeiten der Gesellschaft, die durch die totalitäre Diktatur verursacht wird. Die liberale Revolution des 21. Jahrhunderts ist das Recht jedes Bürgers, die Freiheit der Rede, der menschlichen Demokratie und des partisanischen Pluralismus zur Bekämpfung der Korruption zu haben, kratzen die Ressourcen des Landes.

Donnerstag, 28. September 2017

Con tự do "buồi" của Việt Nam




Bài báo cách đây 1 năm

Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Công an Trung Quốc
(Bọn độc tài toàn trị độc quyền Việt Nam sáp nhập Việt Trung một nhà.)
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ hai nước tạo điều kiện thuận lợi để Bộ Công an hai nước hợp tác ngày càng hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
"Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị hai bên nghiêm túc thực hiện những nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như các thỏa thuận hợp tác mà hai Bộ đã thống nhất.
Tăng cường gặp gỡ định kỳ 3 cấp, từ Trung ương, tỉnh, huyện và thị xã của các địa phương có chung biên giới hai nước nhằm phối hợp giải quyết tốt các vụ việc nảy sinh ở khu vực biên giới. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, trong đó có tội phạm công nghệ cao, tội phạm lợi dụng dân chủ, nhân quyền để phá hoại an ninh nội địa của mỗi nước."
- Nếu nói về lợi dụng dân chủ, nhân quyền =Quyền của con người. Như vậy nhà nước đã chính thức thông báo người dân Việt nam không có Dân chủ và Nhân quyền đừng nên đòi hỏi mà phá hoại an ninh độc tài độc trị của mỗi nước...
-Và phần này là phần quan trọng nhất sẽ không có mỗi nước Việt- Trung mà chỉ có một nước Trung Hoa mới, hiện đại. Thống nhất chung một Quốc gia. Bọn độc tài toàn trị độc quyền sáp nhập Việt Trung một nhà.
“Ngành công an hai nước cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên tinh thần “4 tốt” và phương châm “16 chữ” mà lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã thống nhất”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng, giữ gìn an ninh, ổn định đất nước để phục vụ phát triển kinh tế.
Nhận định quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng phát triển thời gian qua, Thủ tướng đề nghị hai bên cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực này.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, làm ăn tại Việt Nam và mong muốn công nghệ, thiết bị của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam thể hiện một nước Trung Quốc mới, hiện đại."
http://news.zing.vn/thu-tuong-tiep-bo-truong-cong-an-trung-…


Châm ngôn cuộc sống của bạn là gì?
Châm ngôn cuộc sống của mình lấy theo lời đức Phật dạy. Cái gì tốt đẹp mà bạn cho đi cứ không phải là cho tiền bạc, mà chỉ cần tấm lòng bố thí bằng lời ái ngữ "Tốt đẹp" hay những hành động khác để cứu muôn loài. Chắc chắn bạn sẽ nhận được trở lại những cái gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời bạn. Mặc dù có thể không có ngay trong hiện tại nhưng trong tương lai bạn sẽ nhận được trở lại.

Con tự do "buồi" của Việt Nam

Đảng ta là đảng cầm quyền
Đảng ta chính nghĩa lột quần nhân dân
Nhân dân lên tiếng sống còn...
Đảng ta lôi xuống cho ngay vào tù
Bên trong tham nhũng tứ bề
Bên ngoài giặc Hán hăm he nước nhà
Nhân dân chẳng khác con buồi
Lắc lư lắc lẻo cả trong lẫn ngoài
Thiên đàng chủ nghĩa đảng ta
Văn phong đạo đức xây bằng máu dân
Học tập tư tưởng ông Hồ
Đảng ta dân chủ xem dân như buồi


KN

Mittwoch, 27. September 2017

Luận án xin tha...



Bạn đừng bao giờ đi trên con đường đã có dấu chân. Mà hãy đi trên con đường chưa có dấu chân và để lại dấu chân bạn trên con đường mới.


Luận án xin tha...

Người ơi hãy viết đề tài
Luận án tiến sĩ đề tài xin tha...
Dân tình ta thán đã lâu
Làm ơn buông xã từ bi cho đời
Độc tài độc đảng cầm quyền
Cha truyền con nối luôn tông họ hàng
Chia nhau tước trọng quyền cao
Độc quyền ăn nói buôn dân cho người...
Thời nay đâu phải thời xưa
Như thời phong kiến vua quan là trời
Con người khôn hết muôn loài
Đầu óc rộng mở con đường thênh thang
Đường đi cho đúng người ơi
Đừng đi vào dấu chân mòn ngày qua
Ngày nay thế giới vươn mình
Sao ta không thể buông tha nước mình
Hãy tha dân có tội gì?
Ngôn luận dân chủ đa nguyên... tâm mình
Người dân ứng cử bình bầu
Tự do chọn lựa bẩm sinh con người

KN


"Bạn đừng bao giờ đi trên con đường đã có dấu chân. Mà hãy đi trên con đường chưa có dấu chân và để lại dấu chân bạn trên con đường mới."


Con đường mới là đường khai phóng
Ngay cho ta tất cả mọi người
Nâng cao kiến thức tầm hiểu biết
Phá giấc ngu si bởi độc tài
Con đường củ là đường lưu dấu
Những vết đau thương của bạo tàn
Đày ải dân ta thời lưu sử
Cướp đất giết dân bởi độc quyền


KN