Freitag, 25. August 2017

Bi kịch của tư duy Việt Nam

Bi kịch của tư duy Việt Nam

http://i.imgur.com/W18pNtP.jpg

NKPTC

“Cả nước ngủ mê, tiếng thở như sấm, mà bác đứng ngoài muôn dặm, kêu gào hò hét, có được công hiệu là bao nhiêu, tất phải có người ở trong gõ trán xách tai người ta mà đánh thức dậy, thì họa chăng lòng người mới không đến nổi chết hết. Nay tôi về trong nước đóng vai Mã Chí Nê. Còn Bác ở ngoài làm Gia Lý Ba Đích, chia ra làm hai đường mà đều đi tới, chúng ta lấy cái chết thề cùng nhau cho có thủy có chung”.
"Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi." (Phan Chu Trinh-1920)
“Nếu một khi quần chúng nhân dân không còn lưu tâm đến công việc chính trị xã hội, thì các Ông và Tôi, và Quốc Hội, Lập Pháp, Chánh Án, Thống Đốc, tất cả sẽ trở thành những con Chó Sói. Điều này dường như là luật tự nhiên thuộc bản chất tổng quát của chúng ta, cho dù có vài ngoại lệ cá nhân.” Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson nói với dân biểu Edward Carrington.(If once [the people] become inattentive to the public affairs, you and I, and Congress and Assemblies, Judges and Governors, shall all become wolves. It seems to be the law of our general nature, in spite of individual exceptions." : Thomas Jefferson to Edward Carrington, 1787)
-Bán khai là do tầm nhận thức thấp, kém cỏi chưa vượt đến mức độ căn bản của nhân bản;
-Băng hoại là do quan niệm bất chính gian manh lừa đảo..
-Nỗi băn khoăn và buồn phiền của chúng ta là dù đã đi vào thế kỷ tứ 21, chúng ta vẫn phải lập đi lập lại nhiều lần những ý niệm giá trị căn bản về con ngưòi, về xã hội và chính trị với đồng bào của mình, những ý niệm đã trở thành bình thường đơn giản trong những xã hội dân chủ tiến bộ hơn trăm năm nay. -Chúng ta cũng vẫn phải lập lại những ý niệm căn bản về con ngưòi, về con đường truy tìm tự do hạnh phúc cho Con Ngưòi của Khổng Tử, Mạnh Tử, Thomas Paine, Jefferson, Phan Chu Trinh v.v.. tất cả cách đây đã lâu lắm rồi. Nhưng hôm nay, ngưòi Việt cẫn cứ chưa hiểu, chưa tiếp nhận vào làm giá trị nền tảng để hành xử, dù hàng ngày, trên đài báo, từ văn phòng công sở cho đến cá nhân, tất cả vẫn nói bằng sáo ngữ, rỗng tuếch như những con vẹt.
- Xã hội, cộng đồng và con ngưòi Việt Nam (trong và ngoài) giống như những kẻ mê ngủ, ngủ vùi, rồi khi bị náo nhiệt của chung quanh đánh thức, họ loạng choạng bước ra đưòng ngỡ ngàng với những sự kiện đổi thay, hoảng hốt với những giá trị “mới”, nhìn sự vật, sự việc “mới”, tần ngần bán tín bán nghi những ý niệm “mới” quá khác lạ với lúc mình đi ngủ- mà thật ra đã trở thành việc hôm qua của mọi ngưòi chung quanh. Nhưng thay vì can đảm thành tín với lương năng, ước muốn cầu tiến tiếp nhận để c ó nhận thức cao hơn, hăng hái hòa nhập giòng đời hiện tại, thì ngưòi Việt Nam vẫn ngái ngủ sợ sệt chối bỏ thực tại trước mắt như kẻ bán khai trên núi, trong rừng bưóc xuống xã hội tiến bộ, điệu bộ hung hăng nhưng co rút mặc cảm ;chính từ nỗ lực hung hăng chối bỏ thực tại biến đổi chỉ để bảo vệ c ái “ giá trị hôm qua” vẫn còn mơ màng trong giấc mộng, chưa dứt bỏ được, đã khiến nó trở thành tính dị ứng với hiện tại và mất khả năng tiếp nhận và dự phóng khai phá tương lai, một đặc tính, phẩm tính cần thiết của văn minh tiến bộ- Khi dị ứng trở thành tuyệt vọng chống trả, vô vọng lưu giữ, tinh thần và nếp tư duy trở thành tính ngoan cố của gian manh trí trá và biến dạng thành nếp tư duy băng hoại.
Sự kiện hôm nay, sau hơn 40 năm, vẫn chưa đủ nghị lực để lương thiện nhìn lại chính mình, để nhìn ra tính ngụy trá của cả chế độ lẫn nhân cách hành xử của nhóm họ; vẫn tiếp tục gian manh vô liêm sỉ tuyên truyền hư cấu lá cờ là chính thống linh thiêng v.v Họ bất chấp bằng chứng lý lẽ, vẫn cứ tuyên truyền len lỏi và càn bậy gieo vào đầu ngưòi Việt, thế hệ nối tiếp, dân trí vốn còn thấp, những hư cấu cờ quạt, hư cấu lãnh tụ, hư cấu về quá khứ. Họ lợi dụng dân trí thấp của ngưòi Việt trong ngoài, theo đúng chủ trương đưòng lối tuyên truyền mà Đức Quốc Xã, Cộng Sản đã và đang tiến hành, đó là mưa dầm thấm đất, dù hư cấu sai lầm nhưng cứ nói, cứ len lỏi tuyên truyền thì ngưòi ta sẽ coi như sự thật. .. Họ vẫn nỗ lực bênh vực vá víu chế độ chính trị mà họ từng sống từng phục vụ, tâng bốc đánh bóng, gỡ tội cho các nhân vật độc tài chính trị của phe họ. Sự man trá vô liêm sỉ này đều đang được cả hai phe, phe phỉ CSVN đang cầm quyền và phe chống cộng thi hành và hành xử như nhau. Một thủ đoạn xí xóa tội ác cho Hồ cho Diệm, cho các chế độ chính trị bất nhân, và nhất là dã tâm tuân phục hóa, đồng hóa ngưòi dân, đồng hóa đất nước vào với đảng phái, chế độ chính trị.) Muốn nói gì thì nói, vẫn cứ tìm đủ mọi cách để bênh vực nhân vật chính trị , chế độ chính trị của phe mình.. Vô liêm sỉ trơ trẽn đến cực độ như Lữ Phương, nói qua nói lại để rồi kết luận Hồ Chí Minh là “Anh Hùng Dân Tộc”.. Cũng như vậy, những kẻ có gốc tích ăn ở miền Nam, tự nhận đấu tranh cho lẽ phải, sự thật, cho dân chủ tự do v.v cũng lập luận qua lại, nới đến nói lui, nói xa nói gần rồi cũng chỉ để kết luận là Diệm có công, có đức tài ba v.v và thậm chí cũng là “Anh Hùng Dân Tộc”bất chấp sử liệu bằng chứng quốc nội, quốc tế, bất chấp nhân chứng lịch sử trong ngoài.

Tồi bại hơn những kẻ chủ động những trò bịp bợm này, chính lại là những kẻ “hiểu biết” đang câm miệng làm lơ trưóc những đồi bại này. Dĩ nhiên do nhiều lý do, nhưng lý do chúng ta thường được nghe một cách trịnh trọng là “Có những sự thật chưa nên nói” .. Đồi bại ở chỗ Sự thật thì chưa nên nói, nhưng hư cấu bịp bợm dối trá, lừa đảo ... thì cứ vỗ tay để cho tiến hành!!!Tôi lên án những kẻ gian manh lừa bịp do kém cỏi trí tuệ nhận thức, thì Tôi lại càng khinh bỉ những kẻ trịnh trọng đồng lõa bằng im lặng. Trong phòng kín trao đổi riêng tư họ đều thở dài chép miệng khi phải đọc những “sử liệu khoa học hùng hồn”.Nhưng bước ra công chúng, họ im lặng đồng lõa, mặc nhiên để những thế hệ đi sau coi những bịp bợm gian trá hư cấu này là “chứng sử” với luận cứ rất đểu cáng tồi bại là “có những sự thật chưa nên nói”... “Nói dối nhưng có lợi cho đại cuộc dân tộc” (sic). Hồ Chí Minh, Mao, Stalin, những tên gian hùng, bạo chúa đều cũng từng lập luận như vậy.

Mà thật ra, việc chính là phải làm sao bênh vực bảo vệ vị thế DÂN CHỦ của NGƯÒI DÂN VIỆT NAM, vị thế làm chủ và nhân phẩm của họ. Vì vậy, câu hỏi then chốt của những kẻ nếu thật sự có tính thần dân chủ tự do độc lập tư duy, phải hỏi là -những chế độ chính trị, cá nhân chính trị, đảng phái chính trị mà họ đang “nỗ lực” bênh vực, đã thực hiện những tiêu chí tự do dân chủ, xây dựng chính nghĩa “độc lập tự do dân chủ” đến đâu và như thế nào; thực tâm của họ, động lực của họ có thật sự là vì tiêu chí Tự Do Dân Chủ hay không? Cái tiêu chí đó đã có được thực hiện chưa? Ngưòi dân Việt đã có được tôn trọng đúng với vị thế dân chủ và nhân phẩm dân quyền của họ trong suốt nửa thế kỷ qua hay không? Đó mới chính là câu hỏi của những ngưòi Việt Nam phải hỏi, chứ không phải là đến bây giờ vẫn xoay vần những câu hỏi, cùng với những lý cớ viện dẫn... để bênh vực chống đỡ cho một hai cá nhân chính trí, hay thể chế chính trị của phe mình.
Tất cả chúng ta nếu thật sự có liêm sỉ và thật sự lương thiện, thì phải bênh vực và chống đỡ cho giá trị Tự do dân chủ của chúng ta, của cả xã hội và dân tộc Việt Nam chúng ta, của nhân loại đang xây dựng. Bởi đây mới đích thực là khát vọng của tất cả chúng ta, là mục tiêu giá trị đuờng dài của nhân loại và của chúng ta, giá trị đích thực đã khiến chúng ta, bao thế hệ trưóc, đã tin vào lý tưởng này, đã bị lừa bịp qua cửa miệng của Hồ, của Diệm, để rồi hy sinh thân xác, hạnh phúc cá nhân, khiến hàng triệu ngưòi Việt Nam đã nằm xuống, hơn nửa thế kỷ biết bao hy sinh mất mát, nhưng mục tiêu dân chủ tự do, dân quyền nhân quyền vẫn xa vời mù mờ- vận nưóc vẫn cheo leo vô định. Và chính vì bị lừa bịp như vậy mà hôm nay chúng ta vẫn phải đang miệt mài vì mục tiêu tự do dân chủ, dân quyền nhân quyền này, chứ không phải tất cả những hy sinh mất mát hơn nửa thế kỷ qua là vì một hai cá nhân lãnh tụ, hay vì một đảng phái hay chế độ chính trị nào của hiện tại hay quá khứ. Tất cả những nhân vật, đảng phái, chế độ v.v chỉ là phương tiện của chúng ta, của xã hội con ngưòi, không phải mục tiêu cứu cánh của chúng ta, của xã hội dân tộc chúng ta.
Hơn nửa thế kỷ qua, trên dưói 5 triệu ngưòi đã chết. Những ai trách nhiệm về những cái chết này? Khát vọng tự do dân chủ hạnh phúc của cả dân tộc, của 5 triệu ngưòi này, đứa nào trách nhiệm? Chế độ chính trị, những thằng lãnh tụ đảng phái đã tôn trọng Dân Chủ và thực thi tự do dân chủ hay không?

Vậy cần phải lương thiện và công chính với giá trị độc lập tự do dân chủ, với mục tiêu của dân tộc theo đuổi, của nhân loại đã mở ra. Đừng dùng những ý niệm và giá trị này, mục tiêu này của cả dân tộc làm phương tiện tranh đoạt quyền lực bè phái, bênh vực đánh bóng bè phái.. Đó chỉ là những hành xử bán khai, đi từ não trạng băng hoại, bất lương vô liêm sỉ và bất nhân mà thôi...Không còn gì nghịch lý và man rợ cho bằng những kẻ đang nhân danh mục tiêu (cứu cánh) DÂN CHỦ TỰ DO DÂN QUYỀN NHÂN QUYỀN, nhưng KHÔNG HỀ THỂ HIỆN, CHỨNG TỎ HÀNH XỬ TỰ DO DÂN CHỦ - TÔN TRỌNG DÂN CHỦ DÂN QUYỀN, NHÂN QUYỀN, mà ngược lại khăng khăng bảo vệ phương tiện là chế độ, đảng phái, nhân sự chính trị đã hoặc đang vi phạm TỰ DO DÂN CHỦ, vi phạm DÂN QUYỀN và NHÂN QUYỀN. Cứu cánh (mục tiêu tư do, dân chủ) biến thành phương tiện, phương tiện(đảng phái chính trị, chế độ chính trị) trở thành cứu cánh.

Thế mà ở thế kỷ 20 và 21, một bọn khoa bảng, nhưng tối dạ lạc hậu, chỉ tập trung xu phụ trung thành với hệ thống chế độ chính trị, lãnh tụ chính trị, coi trọng chế độ, lãnh tụ, và khinh thường an nguy hạnh phúc, sinh mạng ngưòi dân.
-Bi kịch của chúng ta là khi nhân loại đã chuyển hưóng hơn trăm năm qua, nhận thức về giá trị Con Ngưòi cao hơn, ngưòi ta đã kiến tạo một mô thức xã hội hàng ngang để sinh hoạt từ căn bản cá nhân đến cộng đồng tập thể, hàng ngang (bình đẳng) trong tư duy, trong hành xử giữa cá nhân, trong nguyên lý nguyên tắc điều hành các định chế xã hội; căn bản mô thức hàng ngang trong định vị giá trị, và thể hiện quyền cai trị của con người, của vị thế công dân trên hệ thống tổ chức định chế chính trị, đó là dân chủ, dân trí. Ngược lại ngưòi Việt Nam chúng ta, từ trong ra ngoài, trong não trạng của họ vẫn đặt nền tảng tư duy hàng dọc, hình chóp nón hay tự tháp. Giá trị hàng dọc này vẫn bao phủ kềm chặt não trạng trí tuệ của họ. Trong tương quan cá nhân thì hành xử thượng đội hạ đạp, xu nịnh kẻ quyền thế chức vị, khinh khi ngưòi bất hạnh hay kém vị thế. Đối trọng xã hội thì đầy tính gia trưởng phong kiến, trọng quyển lực áp chế, thượng tôn định chế quyền lực chính trị, nhân vật chính trị. Lúc nào cũng nghĩ đến giải pháp cường lực, áp chế.

Kẻ chưa có thực quyền, thực lực, thì đánh lén, bôi nhọ , chụp mũ, thủ đoạn vặt vãnh hù dọa để áp chế lấn át trong đối trọng tương quan, chứ không phát huy tranh luận thuyết phục bằng sức mạnh trí tuệ bằng chứng. Kẻ có quyền lực rồi thì đương nhiên không bao giờ ngưng nghỉ ra oai, lúc nào cũng dùng bạo quyền trấn áp khủng bố. Bất cứ ai, từ kẻ trong giói quyền lực chính trị, giới tài lực, giới khoa bảng, cho đến giới công nhân, bình dân dại chúng v.v ai ai cũng chực chờ cơ hội, nhỏ hay to, để khệnh khạng có dịp bưóc lên trên “đè” ngưòi khác mới thỏa mãn, thoả chí. Cái hình chóp nón hàng dọc của kỷ nguyên khi nhân loại còn bán khai nó vẫn là nền tảng giá trị hành xử trong nội tâm của ngưòi Việt Nam hôm nay, dù ở trong hay ngoài nưóc, dù đang sống trong mội trưòng hàng ngang ở phương Tây, hay hàng dọc ở Việt Nam... cũng chưa thay đổi!!!
Cho nên khi cùng khổ, gặp vấn nạn, thay vì đi tìm giải pháp từ mình, đi từ xác định giá trị nhân phẩm, dân quyền của mình, của đồng loại bình đẳng chung quanh, để hợp lại giải quyết, thì ngưòi Việt Nam hôm nay vẫn cứ thì thụp, ẩn náu với cái ước mơ ngàn năm trước, là vẫn khát khao một “minh quân thánh chúa” ở đâu đó, giáng trần và có vị thế “chính thống” đến cứu vớt, ban phát giải thoát cho họ. Họ thụt lùi trí tuệ đến nỗi mở ra những câu than thở cửa miệng nghe thật thảm hại như “giá bác Hồ còn sống”.. “giá như cụ Diệm đừng bị lật đổ”... hoặc kinh hoàng hơn nữa là “chúng ta cần có một Quang Trung của thế kỷ 21” ..”một Hưng Đạo của thời đại“... và khốn nạn thay, chính bọn có ăn học khoa bảng lại hướng dẫn ngưòi dân ước mơ “chúng ta cần một Gọc Ba Chép, một Ha Ven, một Den Xin” v.v.. Những giấc mơ “vong thân” nô lệ này, dù bao phủ ước vọng về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc được ban phát trao tặng, đợi chờ nhờ gửi, chứ không phải một hạnh phúc của chính mình, đi từ tự chủ kiến tạo của bản lãnh chủ động tự tin vào chính mình, từ giá trị quyền lực trách nhiệm cá nhân của mình và của mọi người chung quanh.
Tất cả phản ảnh một não trạng không chỉ không phát triển mà tụt hậu đến thảm hại. Tư duy Việt Nam hôm nay thật sự là một bi kịch. Một bi kịch của cả một dân tộc chỉ hướng ngoại trông chờ; và từ thành phần khoa bảng đến bình dân đại chúng chỉ dạy nhau một “triết lý an phận” như “khôn cũng chết dại cũng chết, biết mới sống”.. Họ dạy nhau an phận nhẫn nhịn, dạy nhau thủ đoạn vặt vãnh ích kỷ đoạt lợi vô tâm.. và gọi đó là “biết”, gọi đó là sống!!! Giấc mơ của cả dân tộc chỉ được gói vào “cơm no áo ấm” và “cơm áo gạo tiền”..cả một xã hội sống trong nền "văn hóa xin cho, chờ đợi ban phát" và dưói một thể chế tham nhũng, tham nhũng từ thượng tầng cai trị đảng CSVN đến các ban ngành bộ sở và giữa quần chúng với nhau.. "Phi Tham Nhũng Bất Thành Sự" ... và thủ đoạn mánh lới trở thành phẩm chất của con ngưòi xã hội Việt nam.
Trong khi những xã hội từng lạc hậu, từng bị nô lệ thực dân khác, như Hàn, Nhật, Mã Lai, Đài Loan v.v sau thời điểm 1945 của cao trào thế giới giải-thực (giải phóng khỏi thực dân) ..tất cả đã thức tỉnh giấc ngủ ngu muội say sưa trong tự ái chủ nghĩa dân tộc quốc gia, cơm no áo ấm.. và đã vượt qua và đi lên.. Chỉ còn những xã hội lạc hậu ngủ vùi trong đó có Việt Nam, tiếp tục dạy nhau ngu ngục “cơm no áo ấm”, “quốc gia dân tộc” dù cả dân tộc hai miền Nam Bắc đã liên tục là nạn nhân của chiêu bài. Để hóa giải bi kịch này, chỉ có một giải pháp duy nhất là nâng cao tầm nhận thức của ngưòi dân. Đó chính là Dân Trí.
Dân Trí là tất cà sự hiểu biết nhận thức của ngưòi dân về mọi mặt trong sự tương quan đối trọng giữa bản thân cá nhân và xã hội. Nhưng nền tảng chính vẫn là đi từ lương năng con người, lương năng nhận thức và định vị giá trị cá nhân của mình trong bình đẳng tương quan, đối trọng với xã hội - và biết sử dụng giá trị của mình để điều hành và đối kháng định chế nhà nưóc. Trong đó bao gồm tầm nhận định chính xác các định chế chính trị. Nhà nưóc chính trị chỉ là phương tiện của xã hội, được con ngưòi (công dân) chọn lựa để phục vụ cho mục tiêu (cứu cánh) nâng cao phẩm giá, hạnh phúc Con Ngưòi. Khi có dân trí, Con Ngưòi trong vị thế Công Dân, tự nhiên xác định được vị trí bình đẳng của mình với mọi cá nhân, tập thể trong một mô thức xã hội hàng ngang, để tương quan hành xử cộng hưởng, cạnh tranh, đối trọng và cùng nhau sinh tồn (cộng tồn) thăng tiến.
Một cao trào VẬN ĐỘNG DÂN TRÍ phải được tiến hành từ mỗi một ngưòi dân, tận dụng tất cả mọi phương tiện còn lại không bị khống chế bởi nhà nưóc độc tài đảng trị cộng sản, để thúc đẩy nhau suy nghĩ và trưởng thành trong nhận thức giá trị tự thân. Thí dụ như thực hiện thông tin quần chúng qua mạng liên-tín (internet). Tất cả đều nằm trong khả năng bén nhậy sáng tạo của mỗi con ngưòi Việt Nam, và khả năng sáng tạo giải pháp dân chủ chỉ có khi cá nhân có nhận thức giá trị tự thân.. Khi trân quí nhân quyền dân quyền, ngưòi ta sẽ có đủ năng lực sáng tạo để phát huy và gìn giữ nó.

Posted by Kunieda Aoi Huynh


Duyên... nợ...
Trưởng thành không khó đâu em
Chỉ cần rộng mở tâm... tư... của mình
Mai này rộng mở đường hoa
Chờ ngày mở cửa tự do tâm mình
Duyên tình nghĩa rộng tâm giao
Tự do tư tưởng là do chính mình
Nợ tình đất nước trong tâm
Đa nguyên dân chủ còn hơn độc tài
KN



Đảng cô hồn...

Độc tài đảng trị Mác lê...
Độc quyền tư tưởng giết người dân Nam
Cứ như vỏ ốc mượn hồn
Trăm năm cưỡng bức nhu cầu người dân
Tự do dân chủ không màng
Văn minh tiến bộ làm người Việt Nam
Thấy người hoảng sợ thu mình
Đa phương thể chế không chui ra ngoài
Học tập tư tưởng ông Hồ
Thò tay đạo đức bắt người dân ta
Đảng ta là đảng cô hồn
Bắt dân khiếp nhược bá quyền Bắc phương

KN

Mittwoch, 23. August 2017

Khi nào không còn chế độ nô lệ..

 Khi nào không còn chế độ nô lệ...

Heute auf dem Radionachrichten der Bundesrepublik Deutschland gekündigt hat . Der Sklavenhandel Wirkung der Botschaft und Konsulat von China, durch die chinesische Begrüßung für die Botschaft zu arbeiten nur eher zu essen bezahlen . Es ist eine Form des Sklavenhandels und der Ausbeutung der menschlichen Arbeit .
-Ngày hôm nay trên tin tức đài phát thanh nước Cộng Hòa Liên Bang Đức đã tố cáo. Hành động mua bán Nô lệ của tòa Đại sứ quán và Lãnh sự quán của Trung Hoa, qua sự việc đón người Hoa vào làm việc cho các sứ quán chỉ cho ăn chứ không trả lương. Đó là hình thức mua bán Nô lệ và bóc lột sức lao động của con người.
Khi nào là ngày tưởng niệm bỏ chế độ Nô lệ,
Ngày hôm nay 23.08.2016
Wann ist Tag zur Erinnerung an den Sklavenhandel und seine Abschaffung
am 23.08.2016 - HEUTE!
Tag zur Erinnerung an den Sklavenhandel und seine Abschaffung am 23.08.2017
- Ngày tưởng niệm bỏ chế độ mua bán Nô lệ
Tag zur Erinnerung an den Sklavenhandel und seine Abschaffung am 23.08.2018



Totalitäre Regime sind das Regime der menschlichen Ungleichheit: ein System der menschlichen Sklaverei des 21. Jahrhunderts.
Chế độ độc tài toàn trị là chế độ của sự bất bình đẳng của con người: Là một chế độ của sự nô lệ con người của thế kỹ 21.

Dienstag, 22. August 2017


« không theo đường « bá quyền thực dân » của Bồ Đào Nha hay Hòa Lan ở thế kỷ thứ 16 và 17. Con đường của Trung Quốc cũng không theo bá quyền lãnh đạo tự do kiểu Mỹ hay bá quyền xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, đặc biệt là sự thống nhất bá quyền quân sự với bá quyền hình thái ý thức ».
"đặc biệt là sự thống nhất bá quyền quân sự với bá quyền hình thái ý thức ».
Trước hết xây dựng quân sự cho sự cần thiết vững chắc trong sự đe dọa... sau đó mua chuộc nước nhỏ qua ý thức hệ để mà phát triển thôn tính. Cùng một bài học của Mao
Nhân 110 năm ngày sinh nhật Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình có thể là một thiên tài, một kiến trúc sư lớn, xây dựng thành công mô hình « xã hội chủ nghĩa theo bản sắc Trung Hoa », giúp đất nước này thoát cảnh nghèo đói và chậm tiến. Nhưng trên quan điểm chiến lược quân sự, họ Đặng có nhiều khuyết điểm. Ông không phải là một nhà chiến lược quân sự có tài. Thất bại liên tục hai cuộc chiến biên giới 1979 và 1984 trước một nước nhỏ là Việt Nam đã chứng minh điều này.
1/ Thất bại về chiến lược quân sự của Đặng Tiểu Bình :
Lịch sử nhân loại cho ta thấy đường biên giới giữa hai quốc gia được thành hình do kết quả của « tương quan lực lượng » giữa hai bên. Đối với nhiều học giả Trung Quốc, đường biên giới miền bắc VN, do Pháp và nhà Thanh hoạch định theo các công ước 1887 và 1895, là một đường biên giới « bất bình đẳng », gây thiệt hại cho TQ. Những người này cho rằng công ước được ký kết trong lúc nhà Thanh bị uy hiếp, nhà Thanh phải « nhượng » VN lại cho Pháp mà không có sự trao đổi (về đất đai) nào. Trước chiến tranh (Pháp-Trung 1884) xảy ra, hai bên Pháp và nhà Thanh đã có thương lượng về số phận của Việt Nam. Năm 1883, theo tinh thần một kết ước giữa Lý Hồng Chương và viên Đặc sứ Toàn quyền Pháp tại Bắc Kinh là ông Bourée, Pháp nhìn nhận đường biên giới hai bên là một đường vẽ ở khoảng vĩ tuyến 20 (từ Lào Cai ra biển), trong khi phía nhà Thanh đòi hỏi biên giới đi qua tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, sau khi chính phủ Ferry lên nhậm chức ở Paris, kết ước này bị hủy bỏ, ông Bourée (cho là bị Lý Hồng Chương mua chuộc) bị bãi chức và triệu hồi.
Cuộc chiến 1979 cho thấy « mục tiêu quân sự » của họ Đặng có thể là xác lập lại đường biên giới Việt-Trung, theo tinh thần của kết ước Bourée – Lý Hồng Chương. « Mục tiêu quân sự » của họ Đặng là chiếm các vùng đất đã hoạch định : từ Lào Cai ra biển. (Tại vùng Lạng Sơn, biên giới theo sông Kỳ Cùng). Các « mũi nhọn » chiến lược của các đạo quân TQ trên vùng biên giới cho ta thấy điều này.
Thất bại cuộc chiến 1979, cũng là thất bại chua cay của Đặng Tiểu Bình. Chua cay vì VN bị tấn công cùng lúc trên hai mặt trận : phía bắc và phía tây nam. Toàn bộ lực lượng của VN đã dồn về biên giới Kampuchia, biên giới phía bắc hầu như bỏ ngỏ. Quân TQ (với gần 300.000 quân cùng xe tăng đại pháo), vậy mà không hoàn tất được mục tiêu quân sự. Quân TQ chịu tổn thất lớn và đã mất quá nhiều thời gian (gần một tháng) để chiếm Lạng Sơn, lúc Liên Xô đã quyết định vào cuộc. TQ không thể ở lại các vùng đất đã chiếm, vì lo ngại Liên Xô can thiệp, trong khi quân VN vẫn còn ở lại Kampuchia (cho đến cuối thập niên 80).
Lý do thất bại, họ Đặng đã không nghe lời các tham mưu, có kinh nghiệm trên thực địa. Những người này khuyên nên chiếm một vùng đất giới hạn mà VN không thể chiếm lại được (như huyện Trùng Khánh) hay khu vực biên giới Thanh Thủy.
Thất bại lần thứ hai, chiến dịch biên giới Vị Xuyên năm 1984. Cuộc chiến này cũng khốc liệt, dài dẵn cho đến cuối năm 1989, nhưng trong dân chúng (cũng như trước quốc tế), sự xung đột này bị hai bên dấu nhẹm.
Mục tiêu quân sự của phía TQ có thể là thiết lập lại đường biên giới khu vực Hà Giang (xã Thanh Thủy) theo đúng như tinh thần công ước 1887 và công ước bổ túc 1895.
Nội dung hai công ước này, biên giới trong khu vực là con suối Thanh Thủy (chứ không phải là đường phân thủy, qua các đỉnh núi (gồm Lão Sơn...) như trên bản đồ hiện nay. Có thể tham khảo sơ lược tại http://nhantuantruong.blogspot.fr/…/nhan-120-nam-chien-tran… ).
Sau nhiều năm xung đột, phía TQ vẫn thua. Thua vì không đạt được mục tiêu quân sự. Đường biên giới hiện nay (có thay đổi chút đỉnh) nhưng vẫn không phải là con suối Thanh Thủy, như mong muốn của họ Đặng.
(Tác giả sẽ trở lại vài dịp khác để trình bày vì sao biên giới khu vực xã Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà giang) không phải là con suối Thanh Thủy như đã qui định của các công ước Pháp Thanh 1887 và 1895.)
2/ Về di sản « lý thuyết và thực tiễn » của Đặng Tiểu Bình trong vấn đề phát triển Trung Quốc :
Theo cuốn « Từ lý luận đến thực tiễn » của tác giả Trần Tiên Khuê, các định hướng chính của họ Đặng là xây dựng quốc gia Trung quốc thành « một nước phát triển toàn diện », một quốc gia « sáng lập tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa », với các tiêu chí như sau :
« Mục tiêu của Trung Quốc là trở thành một nước nêu gương phát triển toàn diện, một nước sáng lập tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa.
« Thứ nhất, làm một nước hòa bình và phát triển, không bành trướng xâm lược, không cướp đoạt đối với bên ngoài, dựa vào sức mình và lớn mạnh.
« Thứ hai, sáng lập tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa, sáng tạo văn hóa, sáng tạo văn minh nước lớn xã hội chủ nghĩa kiểu mới.
« Thứ ba, không yêu cầu người khác tuân theo y nguyên mô hình phát triển của mình …
« Thứ tư, Trung Quốc cần có cống hiến đáng kể đối với nhân loại, nhất là cần chủ trì công bằng, chủ trì chính nghĩa, ra sức giúp đỡ các nước vừa và nhỏ phát triển, không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì. »
Hiển nhiên cái gọi là « xã hội chủ nghĩa theo bản sắc Trung Quốc » hiện nay, nguyên thủy bắt nguồn từ ý kiến « tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa » của Đặng Tiểu Bình. Các tư tưởng « nền tảng » của họ Đặng, như về « miêu luận », về « dò đá qua sông »… tựu trung ở việc giải thích thuần túy lý thuyết, sao cho việc xây dựng Trung Quốc (bằng thể thức cũng như vốn liếng, khoa học kỹ thuật của tư bản) hài hòa, không bị mâu thuẩn với chủ thuyết nền tảng lập quốc « xã hội chủ nghĩa » của Mao Trạch Đông.
Họ Đặng đưa ra những khẩu hiệu « phát triển », « hòa bình »… nhằm để trấn an các nước (giúp đỡ Trung Quốc như Mỹ, Nhật, Nam Hàn…) cũng như các nước lân bang để được sự trợ giúp về tư bản và kiến thức khoa học lỹ thuật. Việc này họ Đặng đã thành công. Trung Quốc hiện nay phát triển vượt mức, trở thành cường quốc thứ hai về kinh tế trên thế giới. Trao đổi hàng hóa giữa Trung quốc với Hoa Kỳ, Nhật, Nam Hàn, các nước Tây Âu... chiếm phần lớn lưu lượng hàng hóa trên thế giới. Trung Quốc trở thành « đầu tàu » lôi kéo sự phát triển kinh tế của cả thế giới.
Tuy nhiên trong nội bộ của Trung Quốc, các khẩu hiệu « Trung Quốc hòa bình quang phục », « Trung Quốc hòa bình quật khởi »… được loan truyền. Dĩ nhiên, việc « quang phục », tức lấy lại (một cách vinh quang) những gì đã mất, thì không thể thực hiện bằng phương thức « hòa bình ».
Chi phí lớn nhất của Trung Quốc hiện nay là quân sự. Ngân sách dành cho quốc phòng của nước này đứng thứ nhì trên thế giới, (gần hai trăm tỉ đô la), chỉ sau Hoa Kỳ. Lãnh đạo Bắc Kinh không giải thích được lý do vì sao phải chi tiêu lớn lao cho quân sự (trong thời bình), như Mỹ phải đối phó với các chiến trường Trung Đông, về các đe dọa khác trên thế giới. Trung Quốc không bị đe dọa bởi thế lực nào.
Nỗ lực của Trung Quốc dành cho « quốc phòng » chỉ có hai ý nghĩa : một là chuẩn bị cho chiến tranh, hai là răn đe không cho chiến tranh xảy ra. Ngoài ra là vấn đề Đài Loan.
Vấn đề « thống nhất đất nước », đối với đảng lãnh đạo, là thánh thức lớn. Đảng Cộng sản Trung quốc có trách nhiệm thống nhất đất nước, nhằm khẳng định tính chính thống (là một đảng lãnh đạo chứ không phải là đảng cách mạng).
Đài Loan có vai trò quan trọng cho TQ về kinh tế. Nếu không nói quá, Đài Loan là động cơ của phát triển kinh tế của TQ ngay từ những ngày đầu mở cửa. Đầu tư ở các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến phần lớn đến từ tài phiệt Đài Loan. Về địa lý chiến lược, Đài Loan giữ vai trò cửa ngõ để hải quân TQ đi ra « biển xanh » (để có thể « đối đầu » với hải quân các cường quốc Mỹ, Tây Âu...)
Về địa lý chiến lược, phía Đông, Trung Quốc bị kềm hãm trong vùng nước cạn của Đông Hải, bởi bức trường thành thiên nhiên là quần đảo Nansei (Nam Tây) của Nhật, chạy dài từ cực Nam của đảo Kyushu cho đến phía Bắc đảo Đài Loan. Phía Đông và Đông Nam, Trung Quốc bị ngăn chận bởi Đài Loan và Phi. Phía Nam, tức biển Đông theo tên gọi của Việt Nam, cũng là vùng biển cạn, trong đó còn có khoảng 130 đảo san hô rải rác trong một vùng 100km chiều ngang và 200km chiều dài, bao bọc bởi các nước Việt Nam, Phi, Nam Dương, Mã Lai và Brunei. Trong các vùng biển cạn, cận bờ và có nơi đầy cạm bẫy đá và san hô, tàu ngầm không thể hoạt động hữu hiệu.
Trung Quốc chỉ có thể trở thành « đại quốc » nếu tàu ngầm chiến lược của Trung Quốc ra vào an toàn vùng biển sâu và rộng của Thái Bình Dương. Việc này chỉ có thể thực hiện nếu Đài Loan và Biển Đông nằm dưới kiểm soát của Trung Quốc.
Trong khi đó, đà phát triển của TQ khiến TQ trở thành một nước « đói » năng lượng. Vùng biển Đông, các vùng trầm tích chạy dọc theo bờ biển VN, các bãi Tư Chính, Vũng Mây, Phúc Tần, Phúc Nguyên… trên thềm lục địa VN, hay vùng bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo TS, hay là vùng thềm lục địa chung quanh quần đảo Điếu Ngư, là những vùng có thể có trữ lượng dầu khí. Mặt khác, các nơi đó đều là các ngư trường quan trọng trên thế giới. Trước đây, Tưởng Giới Thạch (khi vạch bản đồ chữ U) đã xem đó là « không gian sinh tồn – espace vitale » của Trung Quốc.
Tiêu chí họ Đặng, « hòa bình và phát triển, không bành trướng xâm lược, không cướp đoạt đối với bên ngoài, dựa vào sức mình và lớn mạnh », có thể thực hiện được, nhưng không thể bằng các phương pháp (diều hâu) của các thế hệ kế thừa, mà nạn nhân là Việt Nam và Phi, như đã thấy hiện nay.
Hành động cho đấu thầu 9 lô trên thềm lục địa VN năm ngoái, cho đặt giàn khoan 981 mới đây, hay các việc cắt cáp tàu nghiên cứu của VN, trong hải phận của VN, hay việc chiếm bãi cạn Scarborough của Phi...
Hiện nay Trung Quốc đã ra mặt tranh chấp (một cách gay gắt) với Nhật về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư, đơn phương tuyên bố thành lập « vùng nhận diện phòng không » (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Trong Biển Đông, lãnh đạo Bắc Kinh đã thể hiện những hành vi bành trướng về lãnh thổ (và hải phận), gây hấn đối với láng giềng chung quanh (Việt Nam, Phi, Mã Lai…) làm đảo lộn trật tự đã thiết lập từ Thế chiến II đến nay.
Như thế mục tiêu của việc gia tăng lớn lao ngân sách quốc phòng của Trung Quốc nhiều sác xuất là chuẩn bị cho chiến tranh (chứ không nhằm giải phóng Đài Loan). Lãnh đạo Bắc Kinh không thể phục hồi những gì (lãnh thổ) đã mất (một cách vinh quang) bằng phương pháp hòa bình.
Các việc này cho thấy hậu duệ của họ Đặng đã không xây dựng Trung Quốc thành một « đại quốc » theo tiêu chí « hòa bình » của Đặng Tiểu Bình, mà theo tư tưởng xâm lược Đại Hán.
Đặng Tiểu Bình cũng nói nhiều về « nước lớn - đại quốc », mà Trung quốc hướng tới : « nước lớn xã hội chủ nghĩa kiểu mới ». « Xã hội chủ nghĩa kiểu mới » tức là « tự do dân chủ xã hội chủ nghĩa », nay gọi là « xã hội chủ nghĩa theo bản sắc Trung Quốc » đã nói ở trên.
Các thế hệ hâu duệ của học Đặng đã xây dựng đất nước đến đâu rồi ?
Quan niệm về « nước lớn – đại quốc » theo Đặng Tiểu Bình là :
« Một đại quốc phải hội đủ các điều kiện : Thứ nhất, kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Thứ hai, chiến lược quân sự ở địa vị tiên phong. Thứ ba, tuyên truyền tư tưởng văn hóa có thể ảnh hưởng đến toàn cầu. Thứ tư, có ảnh hưởng chính trị lớn nhất thế giới. »
Có thể trong chừng mực Trung Quốc hiện nay đã trở thành một « đại quốc » về kinh tế và quân sự. Nhưng hai tiêu chí về văn hóa và chính trị vẫn còn là thánh đố.
Từ thời Giang Trạch Dân, người kế thừa trực tiếp từ Đặng Tiểu Bình, ta đã biết đến các khẩu hiệu xây dựng Trung quốc : « hòa bình phát triển » và xây dựng « nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa » (đề xướng năm 1997). Ở Hồ Cẩm Đào ta biết đến khẩu hiệu « xã hội hài hòa ».
Nguyên nhân của khẩu hiệu « xã hội hài hòa » do từ những khuyết tật xã hội Trung Quốc. Phát triển ở đây không đồng đều (hài hòa). Chỉ một phần nhỏ dân chúng hưởng thành quả của việc phát triển thần kỳ về kinh tế, trong khi phần lớn dân chúng còn lại sống trong cảnh bất công và nghèo khó.
Thời kỳ của Giang và Hồ đã không làm được gì để thay đổi hình ảnh (xấu) của TQ trên thế giới. Tức là phương diện văn hóa và chính trị vẫn là con số âm. Mặc dầu lãnh đạo Bắc Kinh cố gắng xây dựng những học viện Khổng Tử ở các nước nhằm loan truyền văn hóa Trung Hoa, nhưng thành quả vẫn chưa thấy.
Hiện nay Tập Cận Bình, người tự xưng là « hậu duệ » của Đặng Tiểu Bình, « kế thừa » di sản của ông này, đưa đề cương « Trung Hoa Mộng – giấc mơ Trung Hoa » (như để cạnh tranh với « giấc mơ Hoa Kỳ » của những người muốn đến Mỹ quốc để tìm cơ hội). Nhưng điều mà là họ Tập cố gắng thực hiện (trong lúc này) là xây dựng « nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa », qua các việc bài trừ tham nhũng trong hàng ngũ lãnh đạo, nhằm chấn chỉnh lại xã hội Trung Quốc.
Tập Cận bình đã nhìn thấy yếu điểm của Trung Quốc và muốn sửa chữa. Hiện nay nỗ lực xây dựng « nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa » của họ Tập bị đồng hóa với việc thanh trừng. Điều này cho thấy, « giấc mơ Trung Hoa » của họ Tập, có thể trở thành ác mộng cho chính ông, nếu việc cải cách thất bại.
Tiêu chí của Đặng Tiểu Bình về « nước lớn » chỉ có thể thực hiện, nếu văn hóa và chính trị Trung Quốc, tức là kiểu mẫu phát triển của Trung Quốc, « quyến rũ » được các nước khác. Mà việc này chỉ có thể hiện thực nếu nhà nước Trung Quốc là một nhà nước pháp trị (thật sự), đảng lãnh đạo là một đảng « cầm quyền » chứ không phải là một đảng « cách mạng ». Việc phát triển phải hài hòa, đem lại phúc lợi cho toàn thể người dân trong nước mà không loại trừ bất kỳ thành phần dân chúng nào.
Lúc đó Trung Quốc mới có thể « cống hiến cho nhân loại, chủ trì công bằng, chủ trì chính nghĩa, ra sức giúp đỡ các nước vừa và nhỏ phát triển... » như là nước Mỹ hiện nay.
Con đường đi lên « đại quốc » của Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình khẳng định :
« không theo đường « bá quyền thực dân » của Bồ Đào Nha hay Hòa Lan ở thế kỷ thứ 16 và 17. Con đường của Trung Quốc cũng không theo bá quyền lãnh đạo tự do kiểu Mỹ hay bá quyền xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, đặc biệt là sự thống nhất bá quyền quân sự với bá quyền hình thái ý thức ».
Nhưng hành vi của các hậu duệ của họ Đặng lại phủ nhận tiêu chí của Đặng tiểu Bình.
Trường hợp Dương Khiết Trì trong một buổi họp hồi năm ngoái giữa các lãnh đạo ASEAN và bà ngoại trưởng Clinton, thực sự là thái độ « bá quyền thực dân ». Việc dọa nạt các nước khác (ASEAN) là « các tiểu quốc – nước nhỏ » là hành vi của một « thái thú », bất chấp nguyên tắc cơ bản của LHQ là sự bình đẳng giữa các nước. Ngoài ra, gần đây, cũng ông này, sang VN nhân vụ giàn khoan 981. Thái độ của ông này đối với VN rõ ràng là thái độ hách dịch giữa « thượng quốc » với « chư hầu » chứ không phải là sự giao thiệp giữa hai quốc gia bằng hữu. (Tuy vậy việc này là do phía VN, vì đồng hóa quan hệ quốc gia với « việc gia đình », hơn là từ phía TQ).
Trong khi họ Đặng (cũng như các lãnh đạo khác của TQ) ảnh hưởng sâu đậm lý thuyết « Địa Chiến lược – Không gian sinh tồn » của Friedrich Ratzel (sách gối đầu của Hitler). Mục tiêu đi tới « đại quốc » của họ Đặng (và hậu duệ) vì thế cũng dựa trên lý thuyết này. (Xem lại ở đây : http://nhantuantruong.blogspot.fr/2014/06/thoat-trung.html )
Nếu như thế, ta cần phải hiểu tư tưởng của họ Đặng « ở giữa hai hàng chữ », tức nói vậy mà không phải vậy. Tức là tiêu chí « nước lớn » : « một nước hòa bình và phát triển, không bành trướng xâm lược, không cướp đoạt đối với bên ngoài, dựa vào sức mình và lớn mạnh » chỉ là chót lưỡi đầu môi.
Publié par Nhan Tuan Truong


Màu trời quê ta
Biết anh thích ngắm màu trời
Em liền mặc áo màu trời quê ta
Màu này biển rộng trời xanh
Đồng xanh ruộng lúa núi rừng xanh tươi
Quê ta sao lắm điêu linh
Khi nào trông thấy biển trời của ta
Ra khơi dõi mắt ngóng trông
Người đi kẻ ở mõi mòn van xin
Núi rừng che chở dân ta
Giúp ta nguồn sống khí trời tự do
Đất đai biển cả ngàn xưa
Nay lại tàn phá biển rừng cho thuê
Dân ta sao quá nhọc nhằn
Quan tham hiếp đáp đất cày nông dân
Công an một lũ bội tình
Giúp quan cướp đất đọa đày nhân dân
Hòa bình hữu nghị từ đâu
Không ngoài mục đích Việt-Trung một nhà
Quan tham mong muốn điều này
Hầu còn giữ ghế độc tài Việt-Trung
Khi nào đất biển thuộc ta
Quê nhà rực rở tung khoe sắc màu
Sắc màu cuộc sống dân ta
Tự do bình đẳng đa nguyên... đón chào

KN
Khánh thành cơ quan hành chính Tam Sa của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

TRỜI CÒN ĐỂ CÓ HÔM NAY !

TRỜI CÒN ĐỂ CÓ HÔM NAY !
(Nhắn gửi TBT đảng CS VN- Nguyễn Phú Trọng)
“Trời còn để có hôm nay (*)
“Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
Phó tổng thống Mỹ mỉm cười:
Tưởng ông cũng thấu hiểu lời Nguyễn Du?

Thuở còn Vạn Thọ, Đại Từ
Ông từng nghiền ngẫm Tố Như những ngày
Truyện Kiều xưa của ta nay
Sao ông không thấu để Tây họ cười?

Biên cương giặc bủa vây rồi
Lại thằng bạn cũ của “Người” ngày xưa
Giờ ông đã tỉnh giấc chưa?
Sương giăng lạnh lẽo che mờ núi sông!

Giặc Tàu xâm phạm Biển Đông
Ông sợ líu lưỡi sao không nói gì?
Trước khi du ngoạn Hoa Kỳ
Tàu gọi sang để dạy gì vậy ông?

Độc tài toàn trị tổ tông
Cộng Tàu chỉ đạo bắt ông điều hành
Phận đàn em phải nghe anh
Bảy mươi năm trải đã thành thói quen!

Khiến dân mình mãi chịu hèn
Bởi mây che phủ bóng đen trên trời
Ngờ đâu nay gặp được người
Giúp xua sương lạnh, mây trời vén quang!

Mà ông lại thấy hoang mang
Biết về tâu với thượng hoàng sao đây?
Nhỡ thiên triều lại rung cây
Khỉ ông biết chạy lay hoay đường nào?

Sao ông lại sợ giặc Tàu?
Mà không biết dựa đồng bào, hỡi ông!
Cùng nhau khai hội DIÊN HỒNG
Hỏi muôn dân: “Giữ Biển Đông, hay đừng?”

Dân thề: “SÁT THÁT!” Biển Đông
Hoa Kỳ hợp sức, Việt Nam đổi đời!
Độc tài toàn trị ông ơi
Là mây đen phủ bầu trời Việt Nam

Vén mây, đầu ngõ sương tan
Lưu danh, đừng để thế gian chê cười?!

Hà Nội, 22/8/2015
TS. Đặng Huy Văn (Tác giả gửi BVB)
https://lh6.googleusercontent.com/TnewTalMHW4-VLXUMDq2BzY7Sv7-rF_SDbUSN47fKB-sTEfwHPcqZzkbOtnIt8wzMiE4-RpeIZ4BWCRbkw7grUyfnOz5aVWHqi8BAdN-juELmVtsiu9kxQyq9bfnSqYgmQ


“Trời còn để có hôm nay (*)
“Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
Tưởng ông mở mắt ai ngờ dè đâu...
Chén thù chén tạc hôm nay
Tan sương không thấy, phong vần nước ta
Lú ơi lú đến bao giờ
Giặc trên phương Bắc ngắm nhìn nước Nam
Độc quyền hữu nghị Việt- Trung
Bạn vàng bốn tốt giao luôn nước nhà

KN



Sonntag, 20. August 2017

Làm người...

Làm người...

Làm người phải biết chu toàn
Việc nhà việc nước phân minh rỏ ràng
Tự do dân chủ cho người
Đa phương xã hôi nước nhà bình yên
Làm người không biết lo toan
Thăm ăn việc nước sân si việc nhà
Độc quyền tự quyết cho người
Nước nhà mất hết tài nguyên dân mình


KN


"Một con người thiếu nhận thức, giống như một con bò kéo xe phi nước đại chạy qua cuộc sống! Chỉ biết sống để mà ăn chứ trong tâm hồn thì trống rổng " không nhận thức".
Lời Phật

"Ein Mensch, der wenig lernt, trottet wie ein Ochse durchs Leben; an Fleisch nimmt er zu, an Geist nicht."
- Gautama Buddha



Bild könnte enthalten: 1 Person, sitzt und Kind

Mittwoch, 16. August 2017

Thiên tài đảng ta...

Thiên tài đảng ta...


Đảng ta là lũ bội tình...
Tính nhà tình nước tình người nước Nam
Đất đai biển đảo chẳng màng
Tham danh hám lợi độc quyền trị dân
Đảng ta dân chủ khoe khoang
Tự do đàn áp bịt mồm nhân dân
Công bằng chân lý sáng ngời
Học tập tư tưởng... văn minh giết người
Thiên đường dối trá Mác Lê...
Đem vào cướp bóc nhân dân nước mình
Bạn vàng bốn tốt anh em
Ông Mao vĩ đại thiên tài đảng ta
Đảng ta trồng trái... ông Hồ
Độc quyền nhượng đất núi rừng nước Nam
Gây nhân kết quả dân mình
Việt Nam mất hết chủ quyền công dân
Độc lập tự chủ tự quyền
Mua danh bán chức chủ quyền biển "đảo" ta
Khác gì phong kiến thực dân
Chia nhau xé nát giang sơn nước mình.


KN

Đối chiếu 5 lời đảng dạy
Độc đảng
Là độc tài
Là độc đoán
Là đàn áp
Là quyền lực
Là nô lệ...

Kein automatischer Alternativtext verfügbar.

Xây dựng Cộng Sản Chủ nghĩa

Xây dựng Cộng Sản Chủ nghĩa
Nếu như họ hứa vài trăm năm hay một ngàn năm nữa xây dựng thành công Chủ nghĩa Cộng sản thì còn có chút hy vọng, đằng này cứ đằng đẵng một cách vô thời hạn như thế. Thử hỏi làm sao người dân có thể chịu đựng nổi? Trong khi đó những bất công và sai trái luôn hiện hữu hằng ngày hằng giờ? Cuộc sống của con người thì có giới hạn, ai có thể chờ đợi để xây dựng thành công cái chủ nghĩa quái đản đó chứ? Đã hơn 60 năm kể từ khi đảng Cộng sản cướp chính quyền, cho đến bây giờ họ vẫn loanh quanh “quá độ” để đưa đất nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội. Tốt nhất là họ hãy thú nhận trước lịch sử và nhân dân rằng: Chủ nghĩa Cộng sản là hoang tưởng, và con đường họ đang đi là sai lầm. Họ nên tự giải thể chế độ độc tài sai trái để tránh thêm những đổ vỡ và mất mát cho dân tộc Việt Nam.
Mặt Trăng hay Sao Hoả thì loài người cũng đã biết được hình dạng và thành phần cấu tạo, còn chủ nghĩa Cộng sản thì không ai biết mặt ngang mũi dọc thế nào cả. Chính vì thế mà nhà cầm quyền bảo nó hình thù thế nào thì người dân cũng phải nghe. Cấm cãi, vì chỉ có bọn “phản động” mới đi ngược lại những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Trong quá trình “xây dựng chủ nghĩa Cộng sản” đó, biết bao người dân Việt Nam đã phải ngồi tù do phản đối hoặc kêu oan.
Chủ nghĩa Cộng sản là cái gì vậy, mà khi chính quyền làm sai những chuyện tày trời rồi đổ lỗi cho nó thì mọi chuyện lại êm xuôi? Có lẽ đầu óc người dân Việt Nam đã bị đóng đinh vào mấy cái từ quái ác này rồi. Hay nó có ma lực gì thu hút con người, khiến cho họ không thể thoát ra? Ma lực thì không, nhưng ma thuật thì chắc chắn là có. Đó là sự bưng bít sự thật, kìm kẹp và đàn áp người dân của Đảng Cộng Sản. Vì vậy mà Chủ nghĩa Cộng sản vẫn là một bức màn đen, mà người Việt Nam chưa thể xé toang nó để bước qua.
Cải cách ruộng đất, gây bao sai lầm và mất mát đau thương ư? Không sao, vì là để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản. Cải tạo tư bản sai trái ư? Không hề gì, vì quá độ đi lên chủ nghĩa Cộng sản mà. Giết hại và bỏ tù những người yêu nước ư? Không có vấn đề gì, vì đó là để bảo vệ chế độ Cộng sản tươi đẹp. Làm cho đất nước tụt hậu so với thế giới hàng nửa thế kỷ ư? Có sao đâu, chịu khổ một chút để rồi sẽ xây dựng thành công thiên đường Cộng sản.
Nhà nước làm một con đường dân sinh đã mấy năm mà không xong, bụi bay mù mịt cả vào người đi đường. Rồi họ chỉ vào đó và nói rằng: “Đấy, xây dựng chủ nghĩa cộng sản đấy!". Ai dám cãi nào? Kẻ nào không muốn trở thành “phản động” thì chớ có phản đối và tố cáo chính quyền nhé. Những chiếc cầu xây chưa được bao lâu thì bị sập ư? Đất nước ta đang quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội nên còn nghèo, ít vật liệu thì cầu sập cũng đúng thôi. Cấm nói là cán bộ tham nhũng đấy nhé, vì chỉ có bọn “phản động” mới nói như vậy.
Chính quyền tham nhũng hàng ngàn tỉ đồng? Ấy là sự thường, vì nước ta đang “quá độ” đi lên chủ nghĩa xã hội nên kinh nghiệm chống tham nhũng còn kém. Nhà nước bán biển đảo cho Trung Quốc ư? Dễ hiểu thôi, vì nước ta là cộng sản đàn em nên nhường cho ông anh giữ hộ, còn hơn để cho bọn đế quốc nó chiếm. Đàn áp người dân yêu nước phản đối Trung Quốc xâm lược? Vì để giữ vững an ninh chính trị, không để bọn phản động lợi dụng người dân. Mà an ninh chính trị không được giữ vững thì sẽ ảnh hưởng đến tiến trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của đảng và nhà nước ta.
Công an đánh chết người ư? Không sao, xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản thì phải vậy. Mà công an cũng chỉ “vô ý làm chết người trong khi thi hành công vụ” thôi mà. Họ làm vậy cũng để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản đó thôi. Có gì mà phải thắc mắc, đau thương? Nhà nước phân biệt và đàn áp các tôn giáo? Ấy cũng sự thường, nếu không thì các tôn giáo lại nhảy lên ngồi trên đầu Đảng Cộng sản à? Vậy thì còn gì là đảng quang vinh và vĩ đại nữa, làm sao có thể đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện đối với mọi thành phần? Quân đội và công an đàn áp dân oan ư? Vì họ là quân đội và công an nhân dân mà, không đàn áp thì làm sao dân còn sợ nữa? Vả lại còn phải đảm bảo an ninh chính trị để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản chứ.
Ôi! chủ nghĩa Cộng sản là cái gì vậy? Là cái gì mà người dân sợ hơn cả sợ cọp nữa. Nó gây bao mất mát đau thương cho dân tộc mà vẫn điềm nhiên và hãnh diện. Chủ nghĩa Cộng sản là cái gì mà nó ôm ấp và chở che cho tất cả những tội ác và sai trái mà không ai dám phản đối?
Tại sao lại phải đi xây dựng một thứ chủ nghĩa như vậy? Tại sao?
Cái chủ nghĩa đó chỉ gây nên ngang trái và đau thương cho con người, điều đó đã rõ rồi. Nhưng bao giờ thì xây dựng xong để nổi khổ đau chấm dứt? Một ngàn năm hay một vạn năm? Xin nhà cầm quyền hãy trả lời cho người dân được biết. Đảng Cộng sản nên nhớ rằng cuộc đời con người chỉ có mấy chục năm, họ không thể chờ đợi để sống trong một xã hội Cộng sản như đảng đã hứa được.
Và câu trả lời của đảng Cộng sản là gì? Đó là sự im lặng.
Một sự im lặng đáng sợ hãi hùng. Vì chính họ cũng không có câu trả lời. Họ hiểu rằng con đường đó là vô định, nó chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng con người. Ấy nhưng trong khoảng im lặng đó, những người yêu nước vẫn phải ngồi tù vì các tội danh chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa. Người dân vẫn phải sống trong một xã hội đầy bất công, độc tài và phi nhân.
Một lần nữa, toàn thể nhân dân Việt Nam hỏi Đảng Cộng sản rằng : " Xây dựng chủ nghĩa Cộng Sản để làm gì, và bao giờ thì xong ?"
Đăng bởi Minh Văn



Kommunismus sagen, Revolutionäre , um freie Menschen aus der Ausbeutung des Kapitalismus. So erfolgreich, wie sie die entgegengesetzten Modus mittelalterlichen Königen getan haben.
Chủ nghĩa cộng sản nói làm cách mạng để giãi thoát nhân dân khỏi bị sự bóc lột của tư bản chủ nghĩa. Khi thành công họ đã làm ngược lại như chế độ vua chúa thời trung cổ đã làm.

KN