Donnerstag, 5. Januar 2017

KẺ THÙ CỦA CHÂN LÝ
Nguyên Cẩn
Uốn lưỡi bao nhiêu lần cho đủ?
Từ ngàn xưa, một trong những nơi thử thách ỡ bản lĩnh và trình độ của chính khách là nghị trường. Ở đó, những người đại diện cho hàng triệu cử tri đứng ra chất vấn các quan chức đứng đầu các cơ quan của chính phủ. Đây là tấm gương soi của nền dân chủ. Khi các cuộc tranh luận của nghị trường được thực hiện một cách thẳng thắn, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa những người tham gia tranh luận; khi vấn đề được nêu ra chính xác cô đọng được trả lời bằng những lập luận trong sáng nói đúng trọng tâm, thì dù kết quả tranh luận như thế nào, người dân cũng thấy thỏa mãn; vì họ biết người đại diện cho họ phản ảnh đúng tâm tư nguyện vọng, băn khoăn của mình; và người điều hành công việc của chính phủ cũng làm hết chức trách của viên chức nhà nước. Thế nhưng, gần đây, khi theo dõi những cuộc chất vấn thành viên Chính phủ tại Quốc hội được truyền hình trực tiếp, cử tri đã thấy có những luận cứ được đưa ra với lối lý luận khập khiểng và thiếu thuyết phục, hay nói cách khác, đã có hiện tượng “hỏi môt đường, trả lời một nẻo”.
Chúng ta hãy thử xem lại cách đặt vấn đề và cách xử lý. Về nguyên tắc tranh luận, người xử lý phải luôn giữ được nhất quán trong quá trình chứng minh. Nếu không người ấy sẽ dễ rơi vào trường hợp ‘đánh tráo’ khái niệm. Dưới đây là những sai lệch thường gặp:
Thứ nhất: Thay đổi hay đưa ra những điều kiện khác để tránh né luận điểm ban đầu.
Ví dụ: Với luận đề: “Có nên vay tiền làm đường sắt cao tốc hay không? Tổng nợ quốc gia đã chiếm 42 % GDP; nhu cầu vốn cho ngành giao thông vận tải đã là 160 tỷ USD, chi phí chho đường sắt cao tốc lên đến 35, 6 triệu USD/ km. Vay thêm tiền làm đường sắt cao tốc sẽ làm tăng tổng nợ quốc gia”. Đã có câu trả lời: “Không tăng nợ, vì không chỉ vay nước ngoài, mà còn vay trong nước, vay doanh nghiệp, vay trong nhiều năm…”Trả lời như thế không đáp ứng được trọng tâm luận điểm của người đặt câu hỏi. Vì vay kiểu nào cũng là vay, không phân biệt trong hay ngoài nước. Trả lời như thế chỉ chấp nhận được nếu vay mà không phải trả!
Thứ hai: Lẫn lộn luận điểm đưa ra với người có liên quan đến luận điểm.
Ví dụ: để trả lời câu hỏi “Làm sao đảm bảo tính minh bạch và nâng cao trách nhiệm quản lý ngân sách trong thu chi tài chính công”, một quan chức đã trả lời: “Chúng tôi không sờ mó đồng nào ở đây cả” Người ta không hỏi ông có dính dấp gì không đến chuyện tiền nong mà muốn hỏi quý ông quản lý như thế nào trong việc thu chi ngân sách cả nước.
Thứ ba: Đặt luận điểm người chất vấn dưới lăng kính hệ quả suy diễn ý định của người hỏi, đánh tráo nguyên nhân và kết quả.
Ví dụ: trả lời câu hỏi “Làm sao gìn giữ tính nghiêm minh của pháp luật, xây dựng đội ngũ công chức đề cao kỷ luật hành chính; kỷ cương phép nước, cần kiệm liêm chính…” một vị có trách nhiệm trả lời: “Nếu cách chức hết lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo lý,cứ dẹp đi là bầu không kịp” Rồi vị quan ấy lại cho rằng trong mười việc thì có thể sai hai, ba việc…
Nếu chỉ “bầu không kịp” thì…còn nhớ có lần, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trả lời phỏng vấn tại hành lang Quốc hội sau khi dự một phiên chất vấn mà báo chí dạo ấy đã đưa tin: “Bộ trưởng tốt, nhưng bên dưới tan nát thì ‘nghỉ đi’.
Nếu chỉ vì có thể ‘sai vài việc’ thì ,,,Thủ tướng Nhật gần đây không phải từ chức chỉ vì một lời hứa là “chuyển căn cứ quân sự Mỹ” đi, đã không làm được. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cũng không từ chức vì câu nói: “Việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki là cách không thể tránh khỏi để kết thúc chiến tranh”. Trước khi từ nhiệm ông đã tuyên bố rằng: “Tôi đã làm người dân Nagasaki phiền lòng…Tôi xin từ chức để nhận trách nhiệm này”. Và còn nhiều ví dụ nữa như trường hợp của Tồng thống Đức hoặc Chủ tịch World Bank là những người chỉ làm sai MỘT việc hay chỉ sơ sẩy một câu nói.
Thứ tư: Cố ý vận dụng tam đoạn luận (syllogims).
Một số vị lại ưa dùng “món” này, vì nghe có vẻ …trí tuệ: Những nước có IQ cao đều có đường sắt cao tốc. Chúng ta chắc là có IQ cao. Chúng ta phải có đường sắt cao tốc.
Hoặc lý luận ngược lại:
Chúng ta sắp có đường sắt cao tốc, nên IQ chúng ta …sắp cao
Hay có ngài còn liều lĩnh ví von:
Việc khó nhất là đánh thắng đế quốc. Chúng ta đã đánh thắng chúng.Chúng ta chắc chắn phải làm được đường cao tốc.
Với lối suy diễn này, thì chúng ta làm gì chẳng được.Từ vô địch World Cup đến phóng hỏa tiển vào không gian hoặc lên sao hỏa trong nay mai. Với lối suy luận ấy, như người ta thường nói, chúng ta có thể nhét cả Paris vào trong một cái hũ, hoặc hơn thế nữa, còn có thể cứu cả thế giới này khỏi thiên tai, dịch bệnh.
Thứ năm: Dự báo không cần cơ sở, chỉ cần ..đại ngôn
Có những vị phát biểu không cần chứng minh, vì những điều nói ra đều là …định đề, xem như tất yếu. Có vị mạnh dạn phán: Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam hiện nay là 1.200 USD nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD và lần lượt tăng đến 6.000 USD, lên 1,200 và đạt 20.000 USD vào năm 2050 (?). Ai có thể biết được kinh tế thế giới còn khủng hoảng cho đến bao giờ? Ai có thể biết được rằng mất bao nhiêu năm mà Nam Hàn vẫn chưa đạt tới 20.000 USD/ đầu người, và còn bao nhiêu nước phát triển ở châu Âu đang trầy trật đối phó với nợ nần khủng hoảng tài chính. Trên cơ sở nào để một nước có GDP hàng năm chỉ phát triển xấp xỉ 7%, có thể tăng thu nhập 20 lần trong vòng 40 năm tới có lẻ chưa một nhà kinh tế nào có thể chỉ ra được. Đó là chưa kể tác động bên ngoài như tài nguyên suy giảm, thiên tai, dịch bệnh…
Là những người mang tâm niệm “bình sinh đạo bão tiên ưu niệm” (suốt đời ôm mãi lòng lo trước, Nguyễn Trải trong Bão Kinh Cảnh Giới), các nghị sĩ lấy công việc quốc gia làm trọng, lấy điều lo của muôn dân làm nỗi lo của mình, lẻ ra không thể thỏa mãn trước kiểu trả lời…lấy được, thiếu thẳng thắng và nghiêm túc với trách nhiệm trước muôn dân, trước vấn đề hệ trọng của đất nước, quý vị chỉ cần lên mạng, dùng Google tìm thì sẽ được cơ man tư liệu về nỗi khó khăn mà các cường quốc đang gặp phải như trường hợp Nhật Bản với hệ thống xe lửa cao tốc Shinkansen hay trường hợp Pháp với hệ thống xe lửa TGV.
Thất diệt tránh pháp
Vào mùa hạ thứ chín sau khi thành đạo, khi đang ở vương quốc Vamsa, nhân chuyện tranh luận giữa chư Tăng thuộc hai nhóm Kinh sư và Luật sư. Phật đã dạy: “Hai bên phải bình tâm lắng nghe, đừng có thành kiến, đừng nghe một chiều, phải trầm tĩnh xét đoán”. Sau đó người truyền dạy bảy phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó chúng ta có thể kể đến Ức niệm tỳ-ni nghĩa là phải trình bày đầu đuôi câu chuyện với những bằng chứng cụ thể. Và Tự ngôn tỳ-ni nghĩa là phải nhận biết rằng ý kiến của mình dù cố gắng vô tư vẫn là chủ quan do đó chưa thể hiện được sự chính xác vô tư, nói cách khác chính tự mình phải công nhận sự vụng về khiếm khuyết của mình.
Biện luận là công cụ của một xã hội dân chủ và quan trọng hơn, nó giúp cho người lãnh đạo có những quyết sách đúng. Nếu không có sự biện luận đúng nghĩa, tương lai và tiền đồ đất nước có thể bị tổn hại với những quyết sách vội vã chưa kiểm nghiệm bởi lòng dân. Quyết nghị (resolution) hay đề nghị (proposition) đầu cần phải được tranh luận. Không thể dung dưỡng tình trạng lạm dụng quyền lực, bất chấp dư luận.Như Einstein đã từng cảnh báo “Kẻ thù lớn nhất của chân lý là sự ngạo mạn của quyền uy”. Nhưng luận lý nào cũng phải xuất từ trái tim trong sáng của người tham gia tranh luận.Vì dân phải là điểm quy chiếu cho mọi tranh biện và được lòng dân phải biết điều kiện tiên quyết muôn đời của một nền chính trị và dân sinh, là nguyên lý sống và hành động của từng chính sách dù thuộc hành pháp hay lập pháp. Tranh luận, nếu chỉ là một trò chơi quyền lực trả giá bằng tài nguyên đất nước hay xương máu của nhân dân, sẽ chỉ làm tốn thời gian và công sức của những người tham dự mà quyết định đưa ra sẽ có những hậu quả khôn lường.
TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO SỐ 112 | NGUYÊN CẨN

Mittwoch, 4. Januar 2017

TƯ DUY: NGHĨ và SUY



Nhưng với sinh vật hai chân chúng ta, đã tự cách mạng (Revolution) để có Ý NIỆM "Con Người" hay Nhân Bản (Humanity), nó là Giá Trị được tư duy đặt ra! Và từ đó nó liên tục CÁCH MẠNG thay đổi. theo ƯỚC MUỐN TỰ DO
TƯ DUY: NGHĨ và SUY
http://www.wakasmir.com/wp-conte…/uploads/…/12/thinker21.jpg
3 Điều Căn Bản Về "Con Người" và "Xã Hội"
1- Lịch Sử không dừng lại ở thời điểm nào với bất cứ định chế mô thức nào- Loài Hai Chân đã có mặt hàng triệu năm- nhưng nhận thức Xã hội tương quan "loài người chính trị" chỉ trên dưới 10,000 năm; Và nỗ lực VƯỢT THOÁT của CON NGƯỜI khỏi gông cùm QUYỀN LỰC BẠO NGƯỢC và hình thành cơ cấu trong ý thức dân chủ bình đẳng chỉ mở khởi đầu vài trăm năm.
2-"Con Ngưòi" căn bản là sinh vật như bao nhiêu sinh vật khác, với bản năng tự nhiên giống nhau với những "nhu cầu tự nhiên" (basic survival instinct) - tất đều theo sức ép của môi trường thiên nhiên ngoại cảnh mà tiến hoá (evolution)- Nhưng với sinh vật hai chân chúng ta, đã tự cách mạng (Revolution) để có Ý NIỆM "Con Người" hay Nhân Bản (Humanity), nó là Giá Trị được tư duy đặt ra! Và từ đó nó liên tục CÁCH MẠNG thay đổi. theo ƯỚC MUỐN TỰ DO (ontological & volitional needs) chứ không còn phải chỉ là Tiến Hoá với nhu cầu và bản năng sinh tồn và di truyền giống nữa. Thí dụ như ý niệm Luân Lý, Tự Do, Bình Đẳng, Tín Ngưỡng, Nghệ Thuật, Cộng hưởng, cộng tồn v.v
3- Cho nên Con Người là một thực thể động (dynamic beings) bao gồm Tiến Hóa và Cách Mạng (evolution & revolution) nghĩa là Con Người không chỉ tiến hóa, mà còn có khả năng cưỡng chống lại những áp lực và định hưóng cho Tiến Hóa (evolve-evolution) của mình, gọi là cách mạng (revolt--revolution).. Thí dụ để chống lạnh, Con Ngưòi không mọc lông dầy hơn, mà chế tạo quần áo ấm, máy móc lò sưởi v.v ĐỂ ĐI NHANH, Con Người không tiến hóa làm cho đôi Chân dài ra hay mạnh hơn, mà dùng Con Vật khác kéo mình, rồi chế tạo ra xe, máy bay v.v Về Xã hội con ngưòi không theo tiến hóa của áp lực mà DỰ PHÓNG, KHAI PHÁ, để SÁNG TẠO những mô thức lý thuyết về cấu trúc xã hội chính trị cho chính mình, rồi thực nghiệm những mô hình này- qua các cuộc CÁCH MẠNG...với CÚU CÁNH không chỉ còn là TỒN TẠI như một sinh vật mà TỒN TẠI với nềnTỰ DO và NHÂN BẢN mà nó đặt ra. Nỗ lực cách mạng để đến mục tiệu TỤ DO và NHÂN BẢN vẫn nằm trong nguyên tắc sai thử! Và nỗ lực kiện toàn và cách mạng không bao giờ dừng lại.
Xác định 3 dữ kiện này, thì sẽ không sa bẫy và không đi vào khoảng không lý luận.(nkptc)


Con người và xã hội là một sự tiến hóa không ngừng, của sự tư duy và sự suy nghĩ của con người. Chứ không phải cho một thiểu số thống trị, và chà đạp lên quyền suy nghĩ của con người đó là một nền thống trị của độc tài trị, ngăn cản bước tiến của con người hay một Quốc gia đòi hỏi quyền làm một con người của sự "Tự do... Dân chủ... Đa nguyên..." KN

Dienstag, 27. Dezember 2016

"Một quốc gia có tài nguyên dồi dào mà không biết sử dụng và phân phối hợp lý thì cũng không thể đạt tới sự giàu có văn minh. Nếu tiến hành chiến tranh cướp bóc thì dù có thắng trong cuộc chiến, phần thưởng cũng chỉ là vật chất có được, nhưng phải đổi bằng xương máu và sự bình yên của cuộc sống con người. Vậy thì bí quyết của văn minh hạnh phúc nằm ở đâu? Xin thưa rằng, nó chỉ đơn giản gói gọn trong hai từ: Dân Chủ."
Như vậy " Dân chủ " là gì?. Có phải là sự đòi hỏi quyền con người của mỗi công dân "Tự do và bình quyền". Mỗi người dân có một ý nghĩ riêng biệt cho cuộc sống của họ. Từ ý nghĩ riêng này họ sẽ thành lập một thể chế "Chính trị đa đảng phái". Để đưa đất nước tới " Độc lập, tự chủ và tự cường" chứ không phải như chế độ độc đảng, độc tài của cộng sản Việt Nam đang cầm quyền. Một chế độ tham nhũng và hèn mạt bóp nghẹt tiếng nói " Sự thật" của người dân. Mà trong một chế độ độc tài nào cũng sợ " Sự thật " được đưa ra "Ánh sáng". Một xã hội thật sự tốt đẹp thì sẽ không sợ miệng lưỡi dư luận và tòa án lương tâm.
Chỉ có một chế độ thối nát mới trấn áp dư luận bằng tất cả mọi hình thức, bắt bớ, đàn áp, tù đày ngay cả giết người để hòng bịt miệng người dân trong sợ hãi. "Dân chủ là tiếng nói của sự thật"
Muốn có một chế độ thật sự dân chủ... Điều tiên quyết đó là người dân được quyền phê phán chọn lựa, đó là " Tự do ngôn luận ". Chứ không giống như ông Tổng bí thư Trọng nói: "Đảng ta dân chủ đến thế là cùng..." Khi độc đảng tuyên bố thì chỉ có độc đảng cầm quyền được hưởng sự dân chủ bóc lột, thẳng tay, đàn áp, nguời dân vì tiếng nói lẻ phải mà chế độ cầm quyền che giấu cho nhau.

KN

Về một Chế độ Chính Trị tốt đẹp


Mọi Dân tộc sống trên trái đất này đều mong muốn xây dựng cho mình một chế độ chính trị tốt đẹp, từ đó con người được hưởng những giá trị hạnh phúc và tiến bộ nhất. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, dân tộc nào cũng hướng tới mục tiêu đó, vì đây là ước muốn chính đáng và hợp quy luật. Nhiều dân tộc đã làm chuyện này tốt hơn những dân tộc khác, và họ đã trở nên văn minh tiến bộ. Không phải vì họ giàu có tài nguyên hay thuận lợi về vị trí địa lý, cũng không phải nhờ chiến tranh cướp bóc. Một quốc gia có tài nguyên dồi dào mà không biết sử dụng và phân phối hợp lý thì cũng không thể đạt tới sự giàu có văn minh. Nếu tiến hành chiến tranh cướp bóc thì dù có thắng trong cuộc chiến, phần thưởng cũng chỉ là vật chất có được, nhưng phải đổi bằng xương máu và sự bình yên của cuộc sống con người. Vậy thì bí quyết của văn minh hạnh phúc nằm ở đâu? Xin thưa rằng, nó  chỉ đơn giản gói gọn trong hai từ: Dân Chủ.



Sống trong một chế độ độc tài phi nhân như Cộng Sản, đã từ lâu tôi mong ước cho đất nước Việt Nam có được một chế độ chính trị tốt đẹp. Mà ở đó, con người được hưởng thụ một cách đầy đủ các giá trị của tự do, dân chủ và nhân quyền. Muốn được như vậy thì phải chấm dứt chế độ độc tài Cộng Sản đang hiện hữu trên đất nước ta hiện nay. Ở đây chúng ta không bàn tới phương thức đấu tranh để xóa bỏ độc tài, mà chỉ hướng tới một chế độ chính trị tốt đẹp trong tương lai.




Điều kiện đầu tiên của dân chủ là người dân phải có được tiếng nói. Muốn tiếng nói người dân được lắng nghe và có hiệu lực, thì chúng ta phải xây dựng cho được một chế độ dân chủ đa đảng. Chỉ khi đó thì người dân mới dựa trên nền tảng một nhà nước pháp quyền, một xã hội dân sự lành mạnh đúng nghĩa để mà thực thi quyền lực vốn có của mình.



 Chế độ dân chủ đa đảng và nhà nước pháp quyền là nền móng của quyền lực nhân dân và tiến bộ xã hội.



Khi mà người dân thực sự làm chủ đất nước và vận mệnh của chính mình, lúc đó chúng ta mới có thể bàn đến vấn đề sống thế nào cho hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Trên cơ sở đó, quyền con người và các giá trị tự do mới ngày càng tăng trưởng.



Việc lựa chọn đường hướng phát triển quốc gia phụ thuộc vào ý nguyện của toàn dân. Điều đó được thông qua một Quốc Hội dân chủ đại diện, do người dân thực sự bầu chọn (chứ không phải do đảng Cộng sản như hiện nay). Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế dựa trên nền kinh tế thị trường lành mạnh là một yếu tố mang lại ổn định xã hội và cuộc sống phồn vinh. Tuy nhiên, không hẳn cứ quốc gia nào có nền kinh tế phát triển (mức sống cao) là có cuộc sống hạnh phúc. Vì rằng, hạnh phúc của con người được cấu thành bởi nhiều yếu tố chính trị - xã hội. Đó là nền tảng kinh tế, sự đảm bảo của các quyền con người, nhu cầu hưởng thụ văn hoá, sự ổn định cuộc sống và đảm bảo an ninh, các chế độ trợ cấp khác...; tựu trung lại, hạnh phúc của con người được đảm bảo hài hoà bởi yếu tố vật chất và tinh thần.



Mỗi mô hình nhà nước Dân Chủ đều có những lợi điểm và yếu điểm riêng. Việc lựa chọn mô hình Dân Chủ nào đều phải do người dân quyết định, và phải luôn luôn như vậy. Tuỳ vào từng giai đoạn và thời kỳ lịch sử, nhân dân sẽ là người quyết định vận mệnh đất nước và hạnh phúc của bản thân.



Chế độ Dân Chủ sẽ tạo nên một bộ máy nhà nước Dân Chủ. Người dân làm chủ bộ máy đó, và ngày càng hoàn thiện hơn để phục vụ lợi ích con người, phát triển đất nước. Bộ máy nhà nước dân chủ sẽ ngày càng hạn chế và loại bỏ dần những tiêu cực phát sinh, làm lợi cho xã hội. Ví như vấn đề tham nhũng, dân chủ sẽ là yếu tố tiên quyết tự động loại bỏ vấn nạn này vì sự tham gia quyền lực của nhân dân. Từ đó mà tiền thuế của dân không bị lấy đi, mà để phục vụ cho những mục tiêu phát triển lợi ích xã hội. Hay là bộ máy công lực sẽ là lực lượng bảo vệ và làm thuê cho người dân, chứ không phải là để bóc lột và hành dân như trong chế độ độc tài Cộng sản hiện nay.



Tóm lại, trong một thể chế chính trị Dân Chủ thì ánh sáng sẽ ngự trị và đẩy lùi dần bóng tối. Những gì là sai trái và đi ngược lại lợi ích của con người (bóng tối) sẽ bị thu hẹp dần để nhường chỗ cho sự đúng đắn văn minh (ánh sáng). Những tội ác sẽ bị loại bỏ và trừng trị, các giá trị nhân văn nhờ đó mà ngày một hiện hữu. Điều đó trái ngược với việc bóng tối ngự trị ánh sáng như hiện nay, dưới chế độ Cộng Sản thì các giá trị tự do dân chủ bị bỏ tù và đàn áp bởi thế lực độc tài phản dân chủ.



Dân Chủ mang lại ánh sáng văn minh, cùng các giá trị tự do nhân bản. Dân chủ cho chúng ta quyền làm người, quyền thiết lập cuộc sống hạnh phúc, đẩy lùi những tàn dư độc tài Cộng Sản xấu xa. Đó là nền tảng của một xã hội Dân Chủ tốt đẹp mà Dân tộc Việt Nam ta đang hướng tới và tất yếu phải dựng xây.



Việc lựa chọn một mô hình Dân Chủ như thế nào là quyền của người dân Việt Nam, bởi đó là cuộc sống của chính họ, của các thế hệ tương lai.

Montag, 19. Dezember 2016

70 năm quân đội - mấy mươi năm sợ Tàu?



70 năm quân đội - mấy mươi năm sợ Tàu? Hành động của ông Trọng đã tái khẳng cam kết của Đại tướng Phùng Quang Thanh ở Bắc Kinh hồi giữa tháng 10/2014 với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Hoa Thường Vạn Toàn rằng Quân đội phải bảo vệ “vị thế cầm quyền của đảng Cộng sản hai nước”! Do đó không còn ngạc nhiên khi thấy ông Trọng bảo Quân đội là: “Lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.” Tại sao Quân đội của nhà nước Việt Nam độc lập có chủ quyền, không phải là một Tỉnh hay Huyện của Trung Hoa mà phải đồng ý với Tướng Thường Vạn Toàn để bảo vệ “vị thế cầm quyền của đảng Cộng sản hai nước”? Nói cách khác, nếu Quân đội Trung Hoa chưa thay đổi nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối Đảng phải cầm quyền, dù phải chống lại đòi dân chủ hóa chế độ của nhân dân, thì Quân đội Việt Nam cũng không dám làm trái ý phương Bắc? Hèn chi mà Bộ Quốc phòng Việt Nam đã không dám tổ chức hàng năm để tưởng nhớ khoảng 45 ngàn đồng đội và đồng bào đã gục ngã trong chiến tranh chống quân Tầu xâm lược ở biên giới từ năm 1979 đến 1989. Ông Trọng ca ngợi sai lầm rằng Quân đội Nhân dân: “Đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược quân sự quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; đánh giá, dự báo, xử lý đúng đắn các tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.” Nếu nhìn vào thực trạng ở Hoàng Sa và Trường Sa thì Quân đội Nhân dân chưa có bất cứ hành động cụ thể nào để chận đứng các hoạt động bành trướng lãnh thổ và chủ quyền biển của Bắc Kinh, nói chi đến giấc mơ chiếm lại Hoàng Sa và 8 đảo và bãi đá ở Trường Sa? Tổng Bí thư đảng CSVN còn không ngần ngại đe dọa: “Phải đẩy mạnh đấu tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình" nói chung và "phi chính trị hóa" quân đội nói riêng của các thế lực thù địch. Thực chất, "phi chính trị hóa" quân đội là thủ đoạn cực kỳ nham hiểm của thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nước ta, tách rời quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho quân đội không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Bài học từ Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta.” 70 năm quân đội - mấy mươi năm sợ Tàu? - Dân Làm Báo DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.DE
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEghVHU6Ak4esUb_8dORYh2LApyAmt0ZNUI3JdknIAVqIXypYsTNEiRcPQDTj4n58YWM5sEg8YR3YwMC1EknPWVLtpwWpjTwVsFkb31Gz_XqtILelD4iPEnCkwMvAoPEmh4KPWwrLQ76MYI/s1600/phungquangthanh-qdnd-danlambao.jpg


Đất nước hèn...
Trên đời sợ nhất chữ hèn...
Giàu nghèo phân biệt sang hèn hơn ai...
Dân nghèo không kể làm chi...
Chỉ vì nghiệp báo đời này trả thôi...
Dân gian thường nói câu này...
Nghèo mà trong sạch hơn là giàu sang
Giàu mà tâm dạ bất minh...
Nghiệp nước suy sụp cơ đồ nước ta...
Trời cao ngó xuống mà xem...
Lãnh đạo ăn nói toàn ra cái hèn...
Ngày nay biển đảo đất liền...
Tàu cộng chiếm giữ vẫn quỳ lạy xin...
Đất nước là của toàn dân...
Không thuộc độc đảng hay phe phái nào...
Quân đội là của nhân dân...
Giữ gìn lẻ phải chống bầy nội "ngoại" xâm...
Xây dựng đất nước tương lai
Cùng dân xây cất Nước nhà đẹp tươi...
Tự do Dân chủ Nhân quyền...
Đa nguyên tươi thắm hoa khoe sắc màu...
KN

Sonntag, 11. Dezember 2016

TRUNG QUỐC KHÔNG NGU, AI DỐT?





TRUNG QUỐC KHÔNG NGU, AI DỐT? > Nhị thập tứ "nhờ": Nhẹ nhàng, nhũn nhặn, nhịn nhường Nhu nhược, nhục nhã, nhiễu nhương, nhập nhèm! * * * Trung Quốc không ngu Nếu ngu – không là Trung Quốc!? Xưa nói 'thâm Nho' còn nhẹ Nay phải nói “thâm hiểm như Tàu’! Trung Quốc không ngu như cả mấy nghìn năm lăm le Biển Đông hung hăng lồng lộn lăm le Đông Nam Á... Trung Nam Hải bề thế Vạn Lý Trường Thành đáng nể Hơn 1, 3 tỉ dân Trên 9,5 triệu cây số vuông lãnh thổ Rộng đến thế, đông như thế bởi ham bành trướng Chiếm đất láng giềng Thu gom thiên hạ Chinh phạt yếu hèn... Đời nào cũng lấy uy quyền áp đảo Vua nào cũng nghênh ngang đi triệt phá Xó rừng, góc đảo khát thèm Lưỡi tham liếm lia muốn cả thiên hạ Trung Quốc không ngu!? Ngu là xun xoe ngợi khen Trung Quốc Nén nhục gọi oán ra ơn Như con chuột bị mèo vờn: - Chưa nhai ngấu mình là nó “tốt”... Trăm cái bắt tay như một Sợ ĐỐI KHÁNG, hoảng ĐỐI ĐẦU Chỉ biết "Chúng tôi yêu cầu..." Không dám ngửng cao đầu ĐỐI TRÍ… Nghe lời ngọt ngào lừa mị "16 chữ vàng", "4 tốt" Đừng tưởng nhầm Trung Quốc dốt Đẩy đưa hề…hề…hữu hảo, đệ-huynh… Nhưng trong bụng nó rất coi khinh: “- Hề…hề…mày nói dối Khen tao ư? Bụng mày như tơ rối Biết rồi, mày ba xạo nịnh xàm Biết bụng mày chửi tao như chó Hề..hề.. mày đợi đó Mỗ còn vờn, chưa nuốt chửng mày đâu Nhưng chớ vội nghênh cái đầu Chưa đến ngày tận số…!”. Bắt tay lắc lắc Được đấy- Việt Nam Giỏi lắm – Việt Nam Kiên trì nhịn nhục-Việt Nam!... Thuộc lòng “16 chữ vàng”, “4 tốt” Thế là chưa hết mức ngu dốt Còn biết 16+4 thành 20 Hát: "Thế kỷ 20 một ngôi sao ra đời..." - "Ngôi sao thứ 5 chầu lá cờ đại quốc"...?! Thế kỷ 20 chưa nuốt trọn Việt Nam mày Nay thế thời đã đổi Nay cơ hội đến tay Kỳ hụi này - Mỗ hốt! Mỗ đây chỉ cần cộng 1 Chỉ 1 cuộc ra tay 21 - thế kỷ này ra tay hốt Thấy cái lưỡi bò chưa? Hãy đợi đấy, đang mào đầu Thế kỷ 21! Đồ dốt? Đỏ tươi củ cà rốt Giấu phía sau cái gậy lăm lăm Nay cứ việc ôm chầm Hôn thắm thiết! Miệng hô "môi răng Trung -Việt" muôn năm! Dân chỉ còn cách: Bó tay, muốn nằm! BVB



Đảng dốt dân hèn lãnh đạo ngu Một lòng tận tụy trước Thiên triều Cung cúc quỳ lạy hưởng áo gấm Ban phước cho dân chế độ hèn Đàn áp dân ta vì tiếng nói Môi trường thảm họa đất nước ta Ngư trường biển đảo bị xâm chiếm Trí thức dân ta vẫn ngủ khò Kiếm tiền cho nhanh rồi đào thoát Còn gì đâu nữa Việt bốn ngàn... Đất ta ta giữ của ông cha Ngàn năm văn hiến cùng giữ nước Chỉ vài thập niên đảng búa liềm Độc quyền dâng đất cho hậu Thanh Xây dựng tàn phá khắp mọi miền Giết dân ta bằng khẩu hiệu khôi hài Xây tình đắp nghĩa với Trung Hoa Giao lưu tình nghĩa cùng tư tưởng Khác nào tru diệt đất nước ta Thống nhất một nhà cho Trung Quốc KN

Freitag, 9. Dezember 2016

Ông Cầm Quyền



Thị xã Lạng Sơn bị Trung quốc tàn phá năm 1979

Ông Cầm Quyền
Khi mà cái sai, cái ác đã lan tràn tới đỉnh điểm thì đó là mối hiểm họa khôn lường cho xã hội. Cũng đồng nghĩa với việc xã hội đó sắp thoát thai để mà bước qua một thời kỳ mới, đón nhận những biến đổi lớn lao của thời đại. Để rồi phá bỏ cái tàn ác xấu xa, mang lại những giá trị nhân bản tốt đẹp và cuộc sống hạnh phúc cho con người.
Ở nước ta ngày nay có một ông gọi là “Ông Cầm Quyền”. Ông này thâu tóm mọi quyền lực trong tay nên người ta gọi là độc tài toàn trị. Cả nước không ai dám chống lại hắn, những ai bạo gan nói thật đều bị bỏ tù hoặc quản thúc tại địa phương. Khắp nơi trong nước đều là lính tráng và tay chân của “Ông Cầm Quyền” cả. Vì thế mà dù biết mình bị bóc lột, xã hội bất công nhưng người dân không ai dám phản đối chê bai.
Lâu dần người dân hình thành một thói quen, ấy là thấy những bất công sai trái thì không dám nói, còn cái gì đụng đến “Ông Cầm Quyền” thì cứ thế mà ca ngợi. Do đó mà “Ông Cầm Quyền” mặc sức tung hoành, tha hồ bóc lột nhân dân. Tiền làm đường của dân ông nhận nhưng vẫn không làm, mặc cho bụi bặm và ổ gà làm khổ người qua lại. Ông thu tiền ủng hộ người nghèo của dân nhưng lại đút túi hết. Dân đã khổ mà làm gì cũng phải nộp thuế, tiền thuế cũng vào túi “Ông Cầm Quyền” hết thảy. Người dân biết vậy nhưng không ai dám ho he, vì không ai muốn đi tù và bị mang tiếng “Phản động”.
Biết dân đã sợ và phục tùng mình, nhưng để thử xem trong thiên hạ còn ai dám chống đối không, “Ông Cầm Quyền” liền nghĩ ra một kế. Ấy là một hôm ông ngồi trước ba quân thiên hạ, ỉa ra một bãi to tướng. Xong rồi ông sai lính lấy phân bôi hết lên mũi khắp lượt dân chúng, kế đó hỏi rằng:
- Thế nào, dân chúng thấy phân của ta có thơm không?
Như một phản xạ tự nhiên, dân chúng nhất loạt quỳ xuống tâu:
- Dạ, phân của ngài thơm lừng muôn thủa ạ. Ngài vĩ đại anh minh, dành lại độc lập tự do cho tổ quốc, công đức đó như trời biển. Vì vậy mà cái gì của ngài cũng thơm ạ!...
Chỉ có số ít người nói thật, chê phân của “Ông Cầm Quyền” vì ăn mặn nên thối không chịu nổi. Những người này sau đó liền bị quy cho tội danh “Phản động” và lập tức bị tống giam vào ngục.
Ông Triệu Cao xưa và “Ông Cầm Quyền” ngày nay quả thực không khác gì nhau. Vì thế mà chắc chắn là cái ngày “Ông Cầm Quyền” bị sụp đổ sẽ không còn xa. Xã hội Việt Nam ta sắp có những biến động lớn lao để mà bước sang một trang sử mới tốt đẹp, huy hoàng.
Được đăng bởi Minh Văn



Ông cầm quyền, ông là ai Sao ông lại bắt dân ta im mồm Ông là cờ đỏ búa liềm Ông mang từ thưở hồng quân mang về Giết người cướp của tù đày Hại dân hại nước cho vừa lòng ông Hồng quân nay cũng chẳng còn Gor -bi cởi mở tháo còng Đông Âu Sao ông chưa chịu mở còng Cho dân cho nước thoát vòng suy vong Hay là ông vẫn giữ còng Bắt dân cúi đầu "ăn cức" cho vòng Trung Hoa KN

PHẬT TÂM

http://pttpgqt.org/2016/12/09/dai-phat-giao-viet-nam-ngay-9-12-2016/
http://pttpgqt.org/2016/12/09/dai-phat-giao-viet-nam-ngay-9-12-2016/

http://pttpgqt.org/wp-content/uploads/2016/12/DPGVN-2016-1209-2a.jpg

dpgvn-2016-1209-2a

Xuân Mới

PHẬT TÂM
NAM sinh hữu tận cùng, một đời không tiếc nuối,
Gốc của giống Rồng Tiên, muôn thuở giữ niềm tin.
Sống ở chốn nhân gian, thanh thản đường dấn bước,
Mưu lấy phước muôn đời, màng chi đến lợi danh.
MÔ cửa chính để vào, tìm đến với tâm thanh,
Bước thong dong vững chãi, dù đúng sai còn lắm.
Mặc sóng gió thét gào, chi ái ngại đời trai,
Khi đã biết chân tâm, nền móng bền hạnh phúc.
A tiếng hát cất cao, vòm trời vang câu chúc,
Khắp hồng trần ánh mắt, tỏa ngời sắc hào quang.
Âm điệu đến mênh mang, thiết tha tình cuộc sống,
Sao trời thêm tiếng lóng, đệm dệt áng thơ lòng.
DI biết rõ đường đi, thoát hết thảy xích còng,
Chiếu lấy tâm soi rọi, mọi ước mong nhường lối.
Để chân lý trong tim, lấp lánh ánh sáng hồng,
Tài đức rễ bắt sâu, mỗi ý lời thơm nức.
ĐÀ vững bền tâm trí, theo khả năng định mức,
Gắng lấy được quả phần, bước lên đến thang mây.
Thành bất tử không sai, chẳng một nỗi niềm tây,
Thì lời ca tiếng hát, Trơi mây cùng ban thưởng.
PHẬT thị hiện tánh linh, ngàn đời Phước được hưởng,
Ngày hái quả đến rồi, gắng lên và dốc sức.
Thông hiểu hết nhân gian, ánh mắt lời khảng khái:
"Nghĩa - Lễ" mãi muôn thuở, khắp trần đời hoa nở.
VÔ của đấng thiêng liêng, tất cả trong nhịp thở,
Đều đều thường trăn trở, chọn cách sống trở về.
Khi xưa xuống nhân gian, có còn nhớ lời thề:
Thắp niềm tin hi vọng, đẹp tuyệt vời son sắt?
VI đến lúc dự thi, niềm vui mà ngây ngất,
Mẹ Cha hằng công chấm, đón nhận lắm tình thương.
Tìm đến với bồ đề, tầm vươn xa bất tận,
Đã cố gắng vượt qua, những khoảnh khắc bài ca.
PHÁP tâm tánh sáng ngời, lời luôn mãi thiết tha,
Nung trái tim lửa đỏ, đặng ngọn nguồn sáng tỏ.
Gạn lọc hết bụi dơ, đến ngẩn ngơ sáng chói,
Lời châu ngọc thốt ra, khiến tất cả hòa ca.
LƯƠNG sống với yêu thương, muôn bài học vị tha,
Từng lá cây ngọn cỏ, hiểu rằng không phải nhỏ.
Luật vay trả nào sai, phải không đời nhân thế?
Kíp sửa ngay tức thì, mới sống tốt đẹp hay!
Sĩ ngẫm cho thật kỹ, mọi lời nói thẳng ngay,
Dẫu thấm đổ mồ hôi, còn tin tưởng đôi tay.
Nắm chắc niềm tin ấy, nhìn đời thấy quá khổ,
Một chút xíu niềm vui, chịu gông cổ vô cùng!
HẰNG hà sa vô số, kiếp sống cảnh hãi hùng,
Đua danh lợi bon chen, chà đạp lên đạo lý.
Bọt bèo đâu đáng kể, để tâm trí che mờ,
Ôi lối sống thê thương còn đâu nữa tựa nương!?
HIỀN chọn ngay ngọc quý, quyết tầm lấy một chương,
Tranh đấu để nêu gương, đời về sau nối bước.
Lấy thân mình làm thước, nói sau trước một lời,
Chân lý ở trong tâm, phát hào quang dẫn lối.
TA dốc lòng một hướng, tháo nghiệp sầu dây trói,
Những ràng buộc khổ đau, đến được với vì sao.
Thoảng hư không tiếng gọi, Mẹ Cha bảo con về,
Nay tâm ý tràn trề, ước mơ nào hơn nữa?!



Nhân quyền... Nguyện lòng không sờn quyết mang chí hướng Tháo nghiệp đời mở trói những khổ đau Sự tận cùng khổ cực kiếp con người Trong ngục tù chỉ vì mang tiếng nói... Chí không mòn trong kiếp tù chung thân Hướng ta đi đến những vì sao lạ Của tình người nếp sống vũ trụ quan Xây dựng đời trong tình yêu dân chủ Sự tự do muôn đời tổ tiên ta Chống độc tài tham ô mộng bành trướng Giết dân ta trong lý tưởng độc tài Quyền chúng ta là quyền đất nước Mang tiếng nói của tự do con người Một xã hội tốt đẹp của đa nguyên... Chờ gì nữa mà không đòi không hỏi Đất nước ta là đất nước của chung Của dân ta không bầy đàn thiểu số Bắt dân ta vì tiếng nói trái chiều... KN