Freitag, 9. Dezember 2016

Ông Cầm Quyền



Thị xã Lạng Sơn bị Trung quốc tàn phá năm 1979

Ông Cầm Quyền
Khi mà cái sai, cái ác đã lan tràn tới đỉnh điểm thì đó là mối hiểm họa khôn lường cho xã hội. Cũng đồng nghĩa với việc xã hội đó sắp thoát thai để mà bước qua một thời kỳ mới, đón nhận những biến đổi lớn lao của thời đại. Để rồi phá bỏ cái tàn ác xấu xa, mang lại những giá trị nhân bản tốt đẹp và cuộc sống hạnh phúc cho con người.
Ở nước ta ngày nay có một ông gọi là “Ông Cầm Quyền”. Ông này thâu tóm mọi quyền lực trong tay nên người ta gọi là độc tài toàn trị. Cả nước không ai dám chống lại hắn, những ai bạo gan nói thật đều bị bỏ tù hoặc quản thúc tại địa phương. Khắp nơi trong nước đều là lính tráng và tay chân của “Ông Cầm Quyền” cả. Vì thế mà dù biết mình bị bóc lột, xã hội bất công nhưng người dân không ai dám phản đối chê bai.
Lâu dần người dân hình thành một thói quen, ấy là thấy những bất công sai trái thì không dám nói, còn cái gì đụng đến “Ông Cầm Quyền” thì cứ thế mà ca ngợi. Do đó mà “Ông Cầm Quyền” mặc sức tung hoành, tha hồ bóc lột nhân dân. Tiền làm đường của dân ông nhận nhưng vẫn không làm, mặc cho bụi bặm và ổ gà làm khổ người qua lại. Ông thu tiền ủng hộ người nghèo của dân nhưng lại đút túi hết. Dân đã khổ mà làm gì cũng phải nộp thuế, tiền thuế cũng vào túi “Ông Cầm Quyền” hết thảy. Người dân biết vậy nhưng không ai dám ho he, vì không ai muốn đi tù và bị mang tiếng “Phản động”.
Biết dân đã sợ và phục tùng mình, nhưng để thử xem trong thiên hạ còn ai dám chống đối không, “Ông Cầm Quyền” liền nghĩ ra một kế. Ấy là một hôm ông ngồi trước ba quân thiên hạ, ỉa ra một bãi to tướng. Xong rồi ông sai lính lấy phân bôi hết lên mũi khắp lượt dân chúng, kế đó hỏi rằng:
- Thế nào, dân chúng thấy phân của ta có thơm không?
Như một phản xạ tự nhiên, dân chúng nhất loạt quỳ xuống tâu:
- Dạ, phân của ngài thơm lừng muôn thủa ạ. Ngài vĩ đại anh minh, dành lại độc lập tự do cho tổ quốc, công đức đó như trời biển. Vì vậy mà cái gì của ngài cũng thơm ạ!...
Chỉ có số ít người nói thật, chê phân của “Ông Cầm Quyền” vì ăn mặn nên thối không chịu nổi. Những người này sau đó liền bị quy cho tội danh “Phản động” và lập tức bị tống giam vào ngục.
Ông Triệu Cao xưa và “Ông Cầm Quyền” ngày nay quả thực không khác gì nhau. Vì thế mà chắc chắn là cái ngày “Ông Cầm Quyền” bị sụp đổ sẽ không còn xa. Xã hội Việt Nam ta sắp có những biến động lớn lao để mà bước sang một trang sử mới tốt đẹp, huy hoàng.
Được đăng bởi Minh Văn



Ông cầm quyền, ông là ai Sao ông lại bắt dân ta im mồm Ông là cờ đỏ búa liềm Ông mang từ thưở hồng quân mang về Giết người cướp của tù đày Hại dân hại nước cho vừa lòng ông Hồng quân nay cũng chẳng còn Gor -bi cởi mở tháo còng Đông Âu Sao ông chưa chịu mở còng Cho dân cho nước thoát vòng suy vong Hay là ông vẫn giữ còng Bắt dân cúi đầu "ăn cức" cho vòng Trung Hoa KN

PHẬT TÂM

http://pttpgqt.org/2016/12/09/dai-phat-giao-viet-nam-ngay-9-12-2016/
http://pttpgqt.org/2016/12/09/dai-phat-giao-viet-nam-ngay-9-12-2016/

http://pttpgqt.org/wp-content/uploads/2016/12/DPGVN-2016-1209-2a.jpg

dpgvn-2016-1209-2a

Xuân Mới

PHẬT TÂM
NAM sinh hữu tận cùng, một đời không tiếc nuối,
Gốc của giống Rồng Tiên, muôn thuở giữ niềm tin.
Sống ở chốn nhân gian, thanh thản đường dấn bước,
Mưu lấy phước muôn đời, màng chi đến lợi danh.
MÔ cửa chính để vào, tìm đến với tâm thanh,
Bước thong dong vững chãi, dù đúng sai còn lắm.
Mặc sóng gió thét gào, chi ái ngại đời trai,
Khi đã biết chân tâm, nền móng bền hạnh phúc.
A tiếng hát cất cao, vòm trời vang câu chúc,
Khắp hồng trần ánh mắt, tỏa ngời sắc hào quang.
Âm điệu đến mênh mang, thiết tha tình cuộc sống,
Sao trời thêm tiếng lóng, đệm dệt áng thơ lòng.
DI biết rõ đường đi, thoát hết thảy xích còng,
Chiếu lấy tâm soi rọi, mọi ước mong nhường lối.
Để chân lý trong tim, lấp lánh ánh sáng hồng,
Tài đức rễ bắt sâu, mỗi ý lời thơm nức.
ĐÀ vững bền tâm trí, theo khả năng định mức,
Gắng lấy được quả phần, bước lên đến thang mây.
Thành bất tử không sai, chẳng một nỗi niềm tây,
Thì lời ca tiếng hát, Trơi mây cùng ban thưởng.
PHẬT thị hiện tánh linh, ngàn đời Phước được hưởng,
Ngày hái quả đến rồi, gắng lên và dốc sức.
Thông hiểu hết nhân gian, ánh mắt lời khảng khái:
"Nghĩa - Lễ" mãi muôn thuở, khắp trần đời hoa nở.
VÔ của đấng thiêng liêng, tất cả trong nhịp thở,
Đều đều thường trăn trở, chọn cách sống trở về.
Khi xưa xuống nhân gian, có còn nhớ lời thề:
Thắp niềm tin hi vọng, đẹp tuyệt vời son sắt?
VI đến lúc dự thi, niềm vui mà ngây ngất,
Mẹ Cha hằng công chấm, đón nhận lắm tình thương.
Tìm đến với bồ đề, tầm vươn xa bất tận,
Đã cố gắng vượt qua, những khoảnh khắc bài ca.
PHÁP tâm tánh sáng ngời, lời luôn mãi thiết tha,
Nung trái tim lửa đỏ, đặng ngọn nguồn sáng tỏ.
Gạn lọc hết bụi dơ, đến ngẩn ngơ sáng chói,
Lời châu ngọc thốt ra, khiến tất cả hòa ca.
LƯƠNG sống với yêu thương, muôn bài học vị tha,
Từng lá cây ngọn cỏ, hiểu rằng không phải nhỏ.
Luật vay trả nào sai, phải không đời nhân thế?
Kíp sửa ngay tức thì, mới sống tốt đẹp hay!
Sĩ ngẫm cho thật kỹ, mọi lời nói thẳng ngay,
Dẫu thấm đổ mồ hôi, còn tin tưởng đôi tay.
Nắm chắc niềm tin ấy, nhìn đời thấy quá khổ,
Một chút xíu niềm vui, chịu gông cổ vô cùng!
HẰNG hà sa vô số, kiếp sống cảnh hãi hùng,
Đua danh lợi bon chen, chà đạp lên đạo lý.
Bọt bèo đâu đáng kể, để tâm trí che mờ,
Ôi lối sống thê thương còn đâu nữa tựa nương!?
HIỀN chọn ngay ngọc quý, quyết tầm lấy một chương,
Tranh đấu để nêu gương, đời về sau nối bước.
Lấy thân mình làm thước, nói sau trước một lời,
Chân lý ở trong tâm, phát hào quang dẫn lối.
TA dốc lòng một hướng, tháo nghiệp sầu dây trói,
Những ràng buộc khổ đau, đến được với vì sao.
Thoảng hư không tiếng gọi, Mẹ Cha bảo con về,
Nay tâm ý tràn trề, ước mơ nào hơn nữa?!



Nhân quyền... Nguyện lòng không sờn quyết mang chí hướng Tháo nghiệp đời mở trói những khổ đau Sự tận cùng khổ cực kiếp con người Trong ngục tù chỉ vì mang tiếng nói... Chí không mòn trong kiếp tù chung thân Hướng ta đi đến những vì sao lạ Của tình người nếp sống vũ trụ quan Xây dựng đời trong tình yêu dân chủ Sự tự do muôn đời tổ tiên ta Chống độc tài tham ô mộng bành trướng Giết dân ta trong lý tưởng độc tài Quyền chúng ta là quyền đất nước Mang tiếng nói của tự do con người Một xã hội tốt đẹp của đa nguyên... Chờ gì nữa mà không đòi không hỏi Đất nước ta là đất nước của chung Của dân ta không bầy đàn thiểu số Bắt dân ta vì tiếng nói trái chiều... KN

Donnerstag, 8. Dezember 2016

Điều 78. Tội phản bội Tổ quốc

Điều 78. Tội phản bội Tổ quốc
1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Nếu ta áp dụng điều này lên thực tế, một số không ít lãnh đạo nhà nước CSVN đã phạm tội “phản bội tổ quốc”.
Thật vậy, các công trình xây dựng của TQ trong thời gian qua tại các đảo đá (mà họ chiếm của VN từ năm 1988) đã trực tiếp xâm phạm chủ quyền đồng thời đe dọa an ninh tổ quốc VN. Việc xây dựng này bắt đầu từ năm 1988, ráo riết hơn vào những năm 2010. Các đảo đá (chìm, nửa chìm nửa nổi…) hiện nay đã trở thành những đảo lớn, có cái phù hợp cho đời sống con người, có cái được xây dựng những sân bay, trạm ra đa, hệ thống phòng không… trở thành những hàng không mẫu hạm.
Lãnh đạo đảng CSVN đã cam kết với lãnh đạo đảng CSTQ “bỏ qua quá khứ” đầu thập niên 1990, trong dịp hội nghị Thành Đô. Điều này mặc nhiên nhìn nhận những gì TQ chiếm được của VN (trước năm 1990) thì sẽ không bàn tới.
Những vị lãnh đạo CSVN này đã “cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”. Họ đã phạm tội “phản bội tổ quốc”, chiếu theo điều 78.
Ngoài ra, nếu xét Điều 251: “Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có”.
Thử kiểm kê tài sản đồng thời xét nguồn gốc tài sản này, tất cả cán bộ CSVN đều bị tù. Của cải này nếu không do tham nhũng, hối mại quyền thế, lạm dụng chức vụ… thì do đâu mà có?
Kết luận:
Khi có những mâu thuẩn (nội tại) trầm trọng từ nền tảng xây dựng quốc gia, việc áp dụng luật sẽ “duy ý chí”, cách diễn giải luật sẽ tùy tiện mà mục đích là bảo vệ chế độ, thực chất là bảo vệ tầng lớp đảng viên hủ bại.
Muốn xây dựng một nhà nước pháp trị, một xã hội trọng luật, hoặc là phải xóa bỏ đảng lãnh đạo (hay lý thuyết đảng), hoặc xóa bỏ luật lệ, từ hiến pháp cho đến bộ Luật HS.
Điều 258 Bộ Luật Hình Sự.
Thời gian gần đây nhiều nhà hoạt động dân chủ, một số Bloggers Việt Nam đã bị nhà nước CSVN bắt và bỏ tù, với tội danh được qui định theo điều 258 của bộ Luật Hình sự.
Các tội được qui định theo điều 258 BLHS có nội dung như thế nào ? Nguyên văn điều 258 dẫn như sau:
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Tức là, một người có thể bị vi phạm điều 258 khi đã thể hiện hành vi sử dụng các quyền tự do dân chủ để : 1/ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, 2/ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Xét lại một số các trường hợp (án Phạm Viết Đào, án Trương Duy Nhất…), không thấy nguyên đơn là “tổ chức” hay “công dân”. Các bị cáo bị buộc phạm tội 1 : xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
Vấn đề ở đây là: về thể nhân, “nhà nước” là ai ? về pháp nhân, ai đại diện cho “lợi ích” của nhà nước ?
Nhà nước, theo các định nghĩa phổ cập hiện nay, do ba thành tố “lãnh thổ”, “dân chúng” và “một chính phủ” cấu thành. “Nhà nước” là một “pháp nhân”, đại diện của “nhà nước” là “chính phủ”.
Như vậy “lợi ích” của “nhà nước” ở dây là lợi ích của ai ?
Là “dân chúng” ?
Là “lãnh thổ” ?
Hay là « chính phủ » ?
Theo kết luận của các bản án, « nhà nước » ở đây là « chính phủ ».
“Nhà nước” là “nhà nước”, “chính phủ” là “chính phủ”. Chính phủ đại diện cho nhà nước, theo qui định của hiến pháp. Chính phủ không phải là nhà nước.
Lợi ích của « nhà nước » là « lợi ích » cùng lúc của dân chúng, của lãnh thổ và chính phủ.
Trong các trường hợp kết án dẫn trên, không có kết luận nào phân biệt được « nhà nước » với các thành tố cấu thành nó, vì vậy không chứng minh được « nhà nước » đã bị thiệt hại như thế nào.
Các quyền « tự do dân chủ » của các bị cáo là quyền được hiến định. Các bộ Luật đặt ra nhằm diễn giải quyền và trách nhiệm của công dân ở các điều đã được hiến pháp qui định.
Điều 258 của bộ LHS đã không diễn giải chính xác quyền và trách nhiệm của công dân trong việc sử dụng « quyền tự do dân chủ ».
Như thế việc kết án theo điều 258 BLHS, như trường hợp các bản án trên là vi hiến.
Cũng vậy, việc sử dụng điều 258 để bắt bớ ông Hồng Lê Thọ vào tuần rồi, hay ông Nguyễn Quang Lập hôm nay, đều vi hiến.
Một số vấn đề cần nói thêm về một số điều trong BLHS.
Điều 78. Tội phản bội Tổ quốc
1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Nếu ta áp dụng điều này lên thực tế, một số không ít lãnh đạo nhà nước CSVN đã phạm tội “phản bội tổ quốc”.
Thật vậy, các công trình xây dựng của TQ trong thời gian qua tại các đảo đá (mà họ chiếm của VN từ năm 1988) đã trực tiếp xâm phạm chủ quyền đồng thời đe dọa an ninh tổ quốc VN. Việc xây dựng này bắt đầu từ năm 1988, ráo riết hơn vào những năm 2010. Các đảo đá (chìm, nửa chìm nửa nổi…) hiện nay đã trở thành những đảo lớn, có cái phù hợp cho đời sống con người, có cái được xây dựng những sân bay, trạm ra đa, hệ thống phòng không… trở thành những hàng không mẫu hạm.
Lãnh đạo đảng CSVN đã cam kết với lãnh đạo đảng CSTQ “bỏ qua quá khứ” đầu thập niên 1990, trong dịp hội nghị Thành Đô. Điều này mặc nhiên nhìn nhận những gì TQ chiếm được của VN (trước năm 1990) thì sẽ không bàn tới.
Những vị lãnh đạo CSVN này đã “cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”. Họ đã phạm tội “phản bội tổ quốc”, chiếu theo điều 78.
Nếu ta xét điều 81:
Điều 81. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Những vị lãnh đạo VN hiện nay trong chừng mực đã vi phạm điều 81 BLHS.
Các hành vi của TQ hiện nay tại các đảo TS đã làm “thay đổi đường biên giới, đe doạn an ninh lãnh thổ của VN”. Lãnh đạo CSVN không thể không có trách nhiệm trong vấn đề này.
Nếu ta xét điều 87, nhiều lãnh đạo CSVN đã vi phạm trầm trọng các điều 1 khoản b và 1 khoản c.
Điều 87. Tội phá hoại chính sách đoàn kết
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
Các sự việc xảy ra trong cộng đồng nguời Việt như mâu thuẩn chủng tộc (Việt và Việt gốc Miên, các dân tộc Tây nguyên, Tây bắc…) là do chính sách áp bức, truất hữu ruộng đất không minh bạch trong chính sách của nhà nước cũng như những lạm dụng của nhà cầm quyền địa phương.
Mâu thuẩn và đàn áp giai cấp (giai cấp vô sản, giai cấp bóc lột…), mâu thuẩn và đàn áp tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa, tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo…)… tất cả đều do chủ trương "vô thần", "duy vật" của lý thuyết nền tảng của chế độ là thuyết cộng sản.
Hiến pháp và luật lệ quốc gia không thể mâu thuẩn (đến mức đối nghịch) với lý thuyết nền tảng của đảng cầm quyền. Nhất là khi đảng cầm quyền “độc quyền” lãnh đạo nhà nước, theo qui định (điều 4) hiến pháp.
Ta có thể xét tương tự ở các điều 88 Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 144 Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước. Các công ty làm thiệt hại đến tài sản nhà nước đều do cán bộ đảng CSVN phụ trách. Nếu truy tội, có lẽ toàn bộ nhân sự đảng phải vào tù.
Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Hàng giả ở đây là treo đầu heo “xã hội chủ nghĩa” lại bán thịt chó “tư bản hoang dã”.
Các điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí,
Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước,
Điều 184. Tội gây ô nhiễm đất,
Điều 229. Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
v.v…
Nếu xét lại, hâu như tất cả các xí nghiệp do nhà nước quản lý đều vi phạm ít nhất một trong các điều luật trên. Các xí nghiệp này đều do các đảng viên CSVN quản lý. Việc cho khái thác Bô Xít bừa bãi cũng là một thí dụ.
Ngoài ra, nếu xét Điều 251: “Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có”.
Thử kiểm kê tài sản đồng thời xét nguồn gốc tài sản này, tất cả cán bộ CSVN đều bị tù. Của cải này nếu không do tham nhũng, hối mại quyền thế, lạm dụng chức vụ… thì do đâu mà có?
Kết luận:
Khi có những mâu thuẩn (nội tại) trầm trọng từ nền tảng xây dựng quốc gia, việc áp dụng luật sẽ “duy ý chí”, cách diễn giải luật sẽ tùy tiện mà mục đích là bảo vệ chế độ, thực chất là bảo vệ tầng lớp đảng viên hủ bại.
Muốn xây dựng một nhà nước pháp trị, một xã hội trọng luật, hoặc là phải xóa bỏ đảng lãnh đạo (hay lý thuyết đảng), hoặc xóa bỏ luật lệ, từ hiến pháp cho đến bộ Luật HS.
Mọi cách diễn giải luật, hay diễn giải cách áp dụng luật, đều không thuyết phục. Mọi bản án ban hành vì vậy cũng không thật sự thuyết phục.
Publié par Nhan Tuan Truong

1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Nếu ta áp dụng điều này lên thực tế, một số không ít lãnh đạo nhà nước CSVN đã phạm tội “phản bội tổ quốc”.
Thật vậy, các công trình xây dựng của TQ trong thời gian qua tại các đảo đá (mà họ chiếm của VN từ năm 1988) đã trực tiếp xâm phạm chủ quyền đồng thời đe dọa an ninh tổ quốc VN. Việc xây dựng này bắt đầu từ năm 1988, ráo riết hơn vào những năm 2010. Các đảo đá (chìm, nửa chìm nửa nổi…) hiện nay đã trở thành những đảo lớn, có cái phù hợp cho đời sống con người, có cái được xây dựng những sân bay, trạm ra đa, hệ thống phòng không… trở thành những hàng không mẫu hạm.
Lãnh đạo đảng CSVN đã cam kết với lãnh đạo đảng CSTQ “bỏ qua quá khứ” đầu thập niên 1990, trong dịp hội nghị Thành Đô. Điều này mặc nhiên nhìn nhận những gì TQ chiếm được của VN (trước năm 1990) thì sẽ không bàn tới.
Những vị lãnh đạo CSVN này đã “cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”. Họ đã phạm tội “phản bội tổ quốc”, chiếu theo điều 78.
Ngoài ra, nếu xét Điều 251: “Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có”.
Thử kiểm kê tài sản đồng thời xét nguồn gốc tài sản này, tất cả cán bộ CSVN đều bị tù. Của cải này nếu không do tham nhũng, hối mại quyền thế, lạm dụng chức vụ… thì do đâu mà có?
Kết luận:
Khi có những mâu thuẩn (nội tại) trầm trọng từ nền tảng xây dựng quốc gia, việc áp dụng luật sẽ “duy ý chí”, cách diễn giải luật sẽ tùy tiện mà mục đích là bảo vệ chế độ, thực chất là bảo vệ tầng lớp đảng viên hủ bại.
Muốn xây dựng một nhà nước pháp trị, một xã hội trọng luật, hoặc là phải xóa bỏ đảng lãnh đạo (hay lý thuyết đảng), hoặc xóa bỏ luật lệ, từ hiến pháp cho đến bộ Luật HS.
Điều 258 Bộ Luật Hình Sự.
Thời gian gần đây nhiều nhà hoạt động dân chủ, một số Bloggers Việt Nam đã bị nhà nước CSVN bắt và bỏ tù, với tội danh được qui định theo điều 258 của bộ Luật Hình sự.
Các tội được qui định theo điều 258 BLHS có nội dung như thế nào ? Nguyên văn điều 258 dẫn như sau:
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Tức là, một người có thể bị vi phạm điều 258 khi đã thể hiện hành vi sử dụng các quyền tự do dân chủ để : 1/ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, 2/ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Xét lại một số các trường hợp (án Phạm Viết Đào, án Trương Duy Nhất…), không thấy nguyên đơn là “tổ chức” hay “công dân”. Các bị cáo bị buộc phạm tội 1 : xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
Vấn đề ở đây là: về thể nhân, “nhà nước” là ai ? về pháp nhân, ai đại diện cho “lợi ích” của nhà nước ?
Nhà nước, theo các định nghĩa phổ cập hiện nay, do ba thành tố “lãnh thổ”, “dân chúng” và “một chính phủ” cấu thành. “Nhà nước” là một “pháp nhân”, đại diện của “nhà nước” là “chính phủ”.
Như vậy “lợi ích” của “nhà nước” ở dây là lợi ích của ai ?
Là “dân chúng” ?
Là “lãnh thổ” ?
Hay là « chính phủ » ?
Theo kết luận của các bản án, « nhà nước » ở đây là « chính phủ ».
“Nhà nước” là “nhà nước”, “chính phủ” là “chính phủ”. Chính phủ đại diện cho nhà nước, theo qui định của hiến pháp. Chính phủ không phải là nhà nước.
Lợi ích của « nhà nước » là « lợi ích » cùng lúc của dân chúng, của lãnh thổ và chính phủ.
Trong các trường hợp kết án dẫn trên, không có kết luận nào phân biệt được « nhà nước » với các thành tố cấu thành nó, vì vậy không chứng minh được « nhà nước » đã bị thiệt hại như thế nào.
Các quyền « tự do dân chủ » của các bị cáo là quyền được hiến định. Các bộ Luật đặt ra nhằm diễn giải quyền và trách nhiệm của công dân ở các điều đã được hiến pháp qui định.
Điều 258 của bộ LHS đã không diễn giải chính xác quyền và trách nhiệm của công dân trong việc sử dụng « quyền tự do dân chủ ».
Như thế việc kết án theo điều 258 BLHS, như trường hợp các bản án trên là vi hiến.
Cũng vậy, việc sử dụng điều 258 để bắt bớ ông Hồng Lê Thọ vào tuần rồi, hay ông Nguyễn Quang Lập hôm nay, đều vi hiến.
Một số vấn đề cần nói thêm về một số điều trong BLHS.
Điều 78. Tội phản bội Tổ quốc
1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Nếu ta áp dụng điều này lên thực tế, một số không ít lãnh đạo nhà nước CSVN đã phạm tội “phản bội tổ quốc”.
Thật vậy, các công trình xây dựng của TQ trong thời gian qua tại các đảo đá (mà họ chiếm của VN từ năm 1988) đã trực tiếp xâm phạm chủ quyền đồng thời đe dọa an ninh tổ quốc VN. Việc xây dựng này bắt đầu từ năm 1988, ráo riết hơn vào những năm 2010. Các đảo đá (chìm, nửa chìm nửa nổi…) hiện nay đã trở thành những đảo lớn, có cái phù hợp cho đời sống con người, có cái được xây dựng những sân bay, trạm ra đa, hệ thống phòng không… trở thành những hàng không mẫu hạm.
Lãnh đạo đảng CSVN đã cam kết với lãnh đạo đảng CSTQ “bỏ qua quá khứ” đầu thập niên 1990, trong dịp hội nghị Thành Đô. Điều này mặc nhiên nhìn nhận những gì TQ chiếm được của VN (trước năm 1990) thì sẽ không bàn tới.
Những vị lãnh đạo CSVN này đã “cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…”. Họ đã phạm tội “phản bội tổ quốc”, chiếu theo điều 78.
Nếu ta xét điều 81:
Điều 81. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân;
2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Những vị lãnh đạo VN hiện nay trong chừng mực đã vi phạm điều 81 BLHS.
Các hành vi của TQ hiện nay tại các đảo TS đã làm “thay đổi đường biên giới, đe doạn an ninh lãnh thổ của VN”. Lãnh đạo CSVN không thể không có trách nhiệm trong vấn đề này.
Nếu ta xét điều 87, nhiều lãnh đạo CSVN đã vi phạm trầm trọng các điều 1 khoản b và 1 khoản c.
Điều 87. Tội phá hoại chính sách đoàn kết
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;
Các sự việc xảy ra trong cộng đồng nguời Việt như mâu thuẩn chủng tộc (Việt và Việt gốc Miên, các dân tộc Tây nguyên, Tây bắc…) là do chính sách áp bức, truất hữu ruộng đất không minh bạch trong chính sách của nhà nước cũng như những lạm dụng của nhà cầm quyền địa phương.
Mâu thuẩn và đàn áp giai cấp (giai cấp vô sản, giai cấp bóc lột…), mâu thuẩn và đàn áp tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa, tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo…)… tất cả đều do chủ trương "vô thần", "duy vật" của lý thuyết nền tảng của chế độ là thuyết cộng sản.
Hiến pháp và luật lệ quốc gia không thể mâu thuẩn (đến mức đối nghịch) với lý thuyết nền tảng của đảng cầm quyền. Nhất là khi đảng cầm quyền “độc quyền” lãnh đạo nhà nước, theo qui định (điều 4) hiến pháp.
Ta có thể xét tương tự ở các điều 88 Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 144 Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước. Các công ty làm thiệt hại đến tài sản nhà nước đều do cán bộ đảng CSVN phụ trách. Nếu truy tội, có lẽ toàn bộ nhân sự đảng phải vào tù.
Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Hàng giả ở đây là treo đầu heo “xã hội chủ nghĩa” lại bán thịt chó “tư bản hoang dã”.
Các điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí,
Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước,
Điều 184. Tội gây ô nhiễm đất,
Điều 229. Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
v.v…
Nếu xét lại, hâu như tất cả các xí nghiệp do nhà nước quản lý đều vi phạm ít nhất một trong các điều luật trên. Các xí nghiệp này đều do các đảng viên CSVN quản lý. Việc cho khái thác Bô Xít bừa bãi cũng là một thí dụ.
Ngoài ra, nếu xét Điều 251: “Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có”.
Thử kiểm kê tài sản đồng thời xét nguồn gốc tài sản này, tất cả cán bộ CSVN đều bị tù. Của cải này nếu không do tham nhũng, hối mại quyền thế, lạm dụng chức vụ… thì do đâu mà có?
Kết luận:
Khi có những mâu thuẩn (nội tại) trầm trọng từ nền tảng xây dựng quốc gia, việc áp dụng luật sẽ “duy ý chí”, cách diễn giải luật sẽ tùy tiện mà mục đích là bảo vệ chế độ, thực chất là bảo vệ tầng lớp đảng viên hủ bại.
Muốn xây dựng một nhà nước pháp trị, một xã hội trọng luật, hoặc là phải xóa bỏ đảng lãnh đạo (hay lý thuyết đảng), hoặc xóa bỏ luật lệ, từ hiến pháp cho đến bộ Luật HS.
Mọi cách diễn giải luật, hay diễn giải cách áp dụng luật, đều không thuyết phục. Mọi bản án ban hành vì vậy cũng không thật sự thuyết phục.
Publié par Nhan Tuan Truong



Pháp trị= Độc tài trị Pháp quyền= Đa nguyên xã hội trị Khi nhà nước xữ dụng Pháp trị thay vì Pháp quyền, thì tất cả mọi quyền tối thiểu của người dân là "Tự do ngôn luận" đều bị cấm đoán chỉ trích nhà nước làm sai. Sự việc mới đây nhất là nhà nước đã dung túng công ty Formosa xã chất độc thãi ra biển ,giết hết tất cả môi trường biển là nguồn sống còn của ngư dân là nhân dân Việt của chúng ta. Đàn áp bắt người vì dám lên tiếng nói để bảo vệ môi trường " Nguyễn Thị Như Quỳnh ". Chỉ có một nhà nước độc tài hèn mọn vì túi tham " Thái thú " mới đi đàn áp tiếng nói lẽ phải của nhân dân mình. KN

Mittwoch, 7. Dezember 2016

Trăm năm



Trăm năm
Đời người cứ tưởng trăm năm
Ít ai hưởng được trăm năm kiếp người
Kiếp người vô thỉ vô không
Mưu cầu tranh đoạt cho vào túi tham...
Mai đây hơi thở không còn
Thiên đường không thấy chỉ toàn quỷ ma
Buông dao đồ tể quanh mình
Kiếp sau ta hưởng trăm năm vững vàng.
KN

Sự tự do dân chủ đa nguyên là một trách nhiệm đó là một nền tảng của con người. Tại sao lại có nhiều người sợ hãi như thế.
Die pluralistische liberale Demokratie ist eine Verantwortung, die ein Eckpfeiler der Mensch ist. Warum gibt es so viele Menschen fürchten.
Sợ để trốn trách nhiệm làm người tự do... ?
Angst , die Verantwortung der menschlichen Freiheit zu entkommen...?

Giữ độc lập chủ quyền, giữ cho được chế độ'

Thà làm một nước Chư hầu có độc lập chủ quyền còn hơn là mất đảng và chế độ. Hết ý kiến với bác Trọng biệt danh "Lú" nhà ta

"Tôi đã nhiều lần nói ta với TQ là láng giềng, phải ăn đời ở kiếp với nhau, xúc đất đổ đi được không? Ta giữ được độc lập chủ quyền, nhưng cũng phải giữ cho được chế độ, bảo đảm cho được Đảng lãnh đạo, môi trường hòa bình ổn định để xây dựng, phát triển đất nước, giữ cho được quan hệ hòa hiếu với các nước, trong đó có TQ", Tổng bí thư nói.
Giữ độc lập chủ quyền, giữ cho được chế độ'
- Ta giữ được độc lập chủ quyền, nhưng cũng phải giữ cho được chế độ, bảo đảm cho được Đảng lãnh đạo, môi trường hòa bình ổn định... - Tổng bí thư nói với cử tri Hà Nội.
Thủ tướng: Tình hình Biển Đông tiếp tục phức tạp
Đảo chìm ở Trường Sa thành đảo nổi trong tay TQ thế nào
Tiếp xúc với Tổng bí thư và các ĐBQH Hà Nội hôm nay, cử tri Nguyễn Minh Chung (Ba Đình) đồng tình với phương châm "vừa hợp tác vừa đấu tranh" với TQ mà Thủ tướng nói ở phiên chất vấn của QH. Nhưng ông bày tỏ: "TQ luôn tạo ra chuyện đã rồi, lấy đó làm cơ sở để đàm phán. Sau khi rút giàn khoan, họ gấp rút hút cát, đổ bê tông để xây sân bay trên các đảo Gạc Ma, Chữ Thập đã chiếm của VN. QH cần có những hình thức đấu tranh cao hơn, đưa TQ ra tòa án quốc tế, có thế mới ngăn chặn được hành động của TQ với vùng biển nước ta"
Biển Đông, Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, chủ quyền
Cử tri Nguyễn Văn Hiệp
Ông Nguyễn Văn Hiệp (Hoàn Kiếm) thì rất lo ngại về vụ việc Thừa Thiên - Huế cho thuê đất đến 50 năm đối với một công ty TQ tại đèo Hải Vân.
"Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã khẳng định vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng như vậy không thể cho nước ngoài thuê và Chính phủ đã ra chỉ thị dừng cấp phép. Nhưng nếu Đà Nẵng không khiếu nại và không được báo chí đưa lên cho công chúng biết thì liệu sự việc có được giải quyết? Đây có phải là lần đầu tiên có chuyện vô tình vì lợi ích cục bộ và địa phương mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia"?
Cử tri kiến nghị: TQ sau khi rút giàn khoan đã có nhiều động thái ngày càng khẳng định ý đồ, dã tâm đẩy nhanh tiến độ cướp vĩnh viễn Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa. Đảng, QH và Chính phủ cần có giải pháp thực sự mang tính chiến lược đối với lãnh thổ, biển đảo, đồng thời kiên quyết xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức làm sai quy định của Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng an ninh, chủ quyền quốc gia.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Biển Đông là vấn đề rất lớn, Bộ Chính trị, Trung ương chỉ đạo rất chặt chẽ. Riêng trong thời gian TQ hạ đặt giàn khoan, Bộ Chính trị liên tục họp cho ý kiến, phối hợp nhiều biện pháp tổng hợp từ chính trị, trên thực địa, báo chí, tuyên truyền, ngoại giao... để đấu tranh. Kết quả TQ rút giàn khoan sớm.
Biển Đông, Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, chủ quyền
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cử tri Hà Nội
"Tôi đã nhiều lần nói ta với TQ là láng giềng, phải ăn đời ở kiếp với nhau, xúc đất đổ đi được không? Ta giữ được độc lập chủ quyền, nhưng cũng phải giữ cho được chế độ, bảo đảm cho được Đảng lãnh đạo, môi trường hòa bình ổn định để xây dựng, phát triển đất nước, giữ cho được quan hệ hòa hiếu với các nước, trong đó có TQ", Tổng bí thư nói.
"Hay nói cứng chỉ một vế thôi? Việc lợi dụng kích động biểu tình đập phá, hình ảnh VN còn tốt được không? May mà ta đã xử lý kiên quyết. Phải rất bình tĩnh, tỉnh táo, khôn khéo, có hiệu quả, nóng mắt lên là nguy hiểm. Thực tế vừa rồi các nước cũng đánh giá cao cách xử lý của ta, mềm dẻo, khôn khéo, vẫn giữ được quan hệ, và còn phải lâu dài chứ không phải chỉ một trận là xong", ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh "yêu nước nhưng phải đúng mức".
Tổng bí thư cũng lưu ý rằng các đối tượng xấu rất muốn kích động tình hình trong nước ta, đặc biệt là tư tưởng bài nước này, chống nước kia.
Chung Hoàng - Ảnh: Lê Anh Dũng

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/-giu-doc-lap-chu-quyen--giu-cho-duoc-che-do--210571.html

Links đã bị xóa rồi sao hèn thế báo chí nhà nước Việt Nam

Tiền rừng bạc biển nước ta
Là tiền là bạc của nhà nước Trung...
Đảng ta nắm hết độc quyền
Chư hầu phải biết tiền Trung... thế nào
"Bên đây biên giới là nhà
Bên kia biên giới cũng là quê hương"
Rừng vàng bạc biển nước ta
Đảng ta cùng nắm cho người nước Hoa
Mai đây nở rộ hoa đào
Đảng ta đảng bạn cùng nhà nước Trung...
Biển Đông biển đảo vẫn còn
Cùng nhau ca hát một nhà Trung Hoa
Nước ta vang mãi một thời
Bình Nguyên dẹp Tống phá nhà Mãn Thanh
Ngày nay đảng lú lên ngôi
Bán dân bán nước cho nhà hậu Thanh

KN

PHẢI CHĂNG TS. NGUYỄN BÁ HẢI CÓ NHẦM LẪN ?


PHẢI CHĂNG TS. NGUYỄN BÁ HẢI CÓ NHẦM LẪN ?
* NGUYỄN ĐÌNH CỐNG
Qua VTV1, tôi đã theo dõi bài tham luận của TS Nguyễn Bá Hải tại ĐH thi đua toàn quốc sáng ngày 7 tháng 12. Ngoài sự cảm phục hết lòng tôi muốn trao đổi vài ý kiến với TS Hải và các bạn đã hoặc sẽ tiếp nhận bài tham luận đó.
TS Nguyễn Bá Hải vừa qua đã thể hiện là một trí thức trẻ có nhiều sáng tạo xuất sắc như chế tạo kính mắt thần, rôbôt, nâng cao chất lượng nông sản, thật sự xứng đáng thay mặt cho trí thức báo cáo thành tích trước toàn dân, nhưng trong bài tham luận có chỗ tôi hơi băn khoăn.
TS Hải đã thể hiện một tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, một tinh thần và hoạt động say mê sáng tạo cao, xứng đáng là gương sáng về thái độ sống, học tập và làm việc. Bài tham luận của TS Hải đã nêu được nhiều vấn đề quan trọng đối với thế hệ trẻ như sự đam mê sáng tạo, tinh thần khắc phục, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên, biết biến ước mơ thành hiện thực, đề cao tình yêu thương con người, làm việc với tình yêu khoa học, nhằm phụng sự đất nước, xã hội, vì lợi ích nước nhà, để xây dựng một đất nước Việt Nam tươi đẹp. Những điều đó được nói ra từ tấm lòng chân thành, từ suy nghĩ sâu sắc, từ kinh nghiệm và bài học của bản thân, chúng thật xứng đáng để các bạn trẻ học tập, tham khảo.
>> Hiền tài đi dễ khó về
Ts. Nguyễn Bá Hải
Điều làm tôi băn khoăn, đó là lời khuyên, khi tương tác với cộng đồng, thấy những tiêu cực thì … “ bớt than thở và quy kết vào lỗi hệ thống, là do hoàn cảnh khách quan hay do sự bất công nào đó”. Lời này TS Hải nói ra, có thể do nhận thức chưa đủ sâu sắc về xã hội hoặc cũng có thể do vô tình được người khác mớm cho.
Trước khi phân tích tôi xin viết 2 điều liên quan:
1-Khi chính quyền phát hiện thấy sai lầm lớn làm ảnh hưởng đến địa vị thống trị họ thường đánh lừa và mê hoặc nhân dân. Một số thủ đoạn như là :
+ Ngụy tạo ra kẻ thù cụ thể hay vô hình ở trong nước hoặc ngoài nước để hướng tinh thần nhân dân vào việc chống lại;
+ Tạo ra những khó khăn, đói kém để nhân dân chỉ lo việc kiếm ăn đã mất hết công sức;
+ Tạo ra những công việc hoặc trò chơi có sức lôi cuốn để thu hút tinh thần , sức lực người dân;
+ Bịa đặt ra những ảo tưởng tốt đẹp để nhân dân mơ mộng mà quên đi thực tại v.v…
2-Để có được sự lao động sáng tạo với chất lượng cao thì cần đồng thời điều kiện chủ quan và khách quan. Điều kiện chủ quan là tinh thần và khả năng sáng tạo của mỗi người. Điều kiện khách quan cơ bản nhất là môi trường tự do (mà quan trọng nhất là tự do tư tưởng), là xã hội minh bạch ( không bị sách nhiễu, tham nhũng ). Khi mà điều kiện khách quan không thuận lợi thì nhiều khi những nổ lực của cá nhân dễ trở thành công cốc.
TS Hải chỉ mới đề cập đến một phần điều kiện chủ quan của lao động sáng tạo. Soi vào xã hội VN hiện nay thì sự thành công như của TS Hải là điều hiếm hoi, đáng mơ ước. Và TS Hải cũng trình bày là phải vượt qua biết bao trở ngại, khó khăn. Đã có nhiều trí thức trẻ VN vì không tìm được điều kiện khách quan thuận lợi trong nước, buộc phải nhập vào dòng chảy máu chất xám để đi ra hoặc ở lại nước ngoài. Không ít bạn trẻ ở trong nước bị điều kiện khách quan chèn ép đã không thể biến ước mơ thành hiện thực.
Theo những nghiên cứu đáng tin cậy thì để phát triển bình thường VN phải nhanh chóng thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, phải sớm từ bỏ độc tài toàn trị. Muốn thế phải có những cải cách cơ bản về thể chế chính trị và xã hội. Tuổi trẻ phải đóng vai trò quan trọng trong công việc này. Nếu theo lời khuyên “ bớt than thở và quy kết vào lỗi hệ thống…”, toàn bộ tuổi trẻ chỉ lo lao động trong một xã hội đầy rẫy tiêu cực như hiện nay thì liệu có thể “Cùng xây dựng một đất nước VN tươi đẹp” hay không. Một số người Việt hiện đang hoạt động cho dân chủ, đang quy kết lỗi hệ thống, bị cho là phản động chính là những người đang đấu tranh để tạo dựng môi trường tự do cho lao động sáng tạo. Như vậy trong xã hội cần có những người tập trung vào lao động sáng tạo, không cần quan tâm đến các mặt tiêu cực và lỗi hệ thống của xã hội, nhưng cũng rất cần những người khác quan tâm và đấu tranh cho dân chủ, cho tiến bộ. Nếu tất cả tuổi trẻ theo lời khuyên của TS Hải thì để việc đấu tranh cho dân chủ chỉ đè lên vai các người già hay sao.
Tôi để ý và cảm phục thấy TS Hải không bị rơi vào lối sáo mòn, như một số người khác trong trường hợp tương tự là dùng câu: “Được như vậy là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt…, nhờ phong trào thi đua…”. Thế nhưng tôi chưa ưng ý câu được trích dẫn : “ Chớ hỏi Tổ quốc đã làm gì cho chúng ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Câu ấy mới nghe qua thấy hay nhưng ngẫm nghĩ kỹ thì thấy phần đầu là vô nghĩa và có thể bị lợi dụng, suy ngẫm kỹ hơn thấy nó vô duyên, lạm dụng, như khẩu hiệu hô hào nhằm né tránh những yếu kém...
Tổ quốc là một khái niệm trừu tượng, để chúng ta tôn trọng, thờ phụng. Tổ quốc không làm gì, không thể làm bất kỳ điều gì cụ thể cho bất kỳ ai cả. Vì vậy hỏi Tổ quốc làm gì là vô nghĩa. Vấn đề là Chính quyền, là người lãnh đạo đất nước. Những người đó có nghĩa vụ làm việc cho nhân dân. Chúng ta phải hỏi họ đã làm được gì cho dân cho nước. Khi những người lãnh đạo dùng câu trên thì một số kẻ muốn lợi dụng đồng hóa họ với Tổ quốc để trốn tránh trách nhiệm.
Mong ước đất nước sinh ra được nhiều người như TS Hải và những người như vậy được lao động sáng tạo trong môi trường thật sự tự do, thật sự thuận lợi.
NĐC (Tác giả gửi BVB)


Khi mà tổ quốc hay con người cứ còn nạn sùng bái cá nhân tung hô độc tài đảng trị, thì đừng bao giờ nên hỏi những câu ngớ ngẩn này, để chạy tội nạn độc tài trị đầy lúng túng của sự tham quyền độc trị.



Thế nhưng tôi chưa ưng ý câu được trích dẫn : “ Chớ hỏi Tổ quốc đã làm gì cho chúng ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”.
-Aber ich wusste nicht, wie die Frage zitiert: " Fragen Sie nicht , was das Land für uns getan hat , dass wir uns fragen, was Sie für Ihr Land tun "
Đây mới là câu thật sự mà tất cả con người trên Thế giới đều mong chờ.
-Das ist die Frage, die wirklich alle Menschen in der Welt werden erwartet.
Chúng ta đã làm gì cho tổ quốc có sự tự do dân chủ đa nguyên và nhân quyền chưa? Nếu chưa thì bắt đầu làm ngay.
-Was wir für das Land mit einer pluralistischen demokratischen Freiheiten und der Menschenrechte getan ? Wenn nicht, dann beginnen sofort mit der Arbeit.
KN

Dienstag, 6. Dezember 2016

Tha phương


Tha phương

Ta hỏi lại chính ta?
Tại sao phải tha phương
Người vượt biên đường biển
Kẻ vượt tường Ô nhục  "Bá Linh"
Ai gây ra cảnh khổ
Chồng vợ phải chia lìa
Vì mưu sinh cuộc sống
Đi lao động xứ người
Chịu bao điều sĩ nhục
Do một lũ cầm quyền
Tham quan mua bán chức
Của độc tài xã hội
Một chủ nghĩa bạo tàn
Đàn áp các tiếng nói
Chân chính của người dân
Trên tinh thần dựng nước
Nếu ai còn tha phương
Hãy nhớ về cội nguồn
Đất nước tổ tiên ta
Từng bao lần chống giặc
Ngoại xâm ngoài biên ải
Xâm lấn đất nước ta
Những ai mang hồn Việt
Hãy ngước mặt làm người
Diệt nội xâm tham nhũng
Tàn phá đất nước này
Của bầy đàn" Chuột" cống...
Gặm mòn cho nước "Lạ"...
Trên con đường thống nhất
Trung Việt chung một nhà
Như nhà thơ Tố Hữu"
Đã từng viết câu này
" Bên kia là biên giới
Bên đây cũng là nhà"
Dưới ngọn cờ cách mạng...     " 5 sao nhỏ thêm sao Việt"
Của thế giới vàng sao
Giết người bởi tính Tham
Gây Sân hận muôn đời
Của Si mê quyền lực.
Ta là con nước Việt Không lẽ sống tha phương Thấy cuộc đời dối trá Không lên tiếng dân ta Phá tan giấc mộng tưỡng Của tập đoàn ấu trĩ Đày xéo lên dân ta Cho giấc mộng sao vàng

KN