Es ging Vergangenheit lange vorbei, nur die unmittelbare Gegenwart geändert werden soll. Zur Vorbereitung selbst einen Weg zu Freiheit und Demokratie für die Zukunft des Pluralismus.
-Quá khứ nó đã đi qua lâu rồi, chỉ có hiện tại ngay trước mắt là phải thay đổi. Để dọn cho mình một con đường tự do dân chủ đa nguyên cho tương lai.
KN
Seinen Stolz herunterzuschlucken und über den eigenen Schatten zu springen ist nicht einfach, aber manchmal einfach das Richtige.
LG Birgit :*
- Đôi lúc bạn cần phải nuốt đi cái lòng kiêu hãnh "Tự ái" để bước qua cái hình bóng của mình thì không thể đơn giãn, nhưng mà thông thường việc làm đó rất dễ dàng và đúng nhất.
_Chuyện đó nó tùy thuộc vào sự can đảm của bạn, để mà thay đổi sự suy nghĩ, hơn là bạn trung thành với sự ở lại.
Không ai ngoài người dân
Theo 5 điều trên thì người dân chẳng còn được cái quyền Tự do gì hết. Ngoài ra chỉ còn Tự do ăn uống đi lại và phục tùng như một bầy cừu
Khoảnh khắc...
Chỉ cần một khoảnh khắc
Cuộc sống sẽ đổi thay
Ta lưu lại cuộc đời
Bằng tiếng nói lương tri
Của con người thế hệ
Dân trí của chúng ta
Giữa độc tài bạo ngược
Đàn áp tiếng nói dân
Chỉ cần một khoảnh khắc
Ta thay đổi cuộc đời
Nếp sống của bản thân
Ăn sâu vào tâm khảm
Hàng mấy chục năm qua
Tôn sùng một hình bóng
Của cuộc đời nô lệ
Áp đặt lên dân ta
Chỉ cần một khoảnh khắc
Ta làm lại cuộc đời
Không sợ hãi cường quyền
Hay ích kỹ bản thân
Thay đổi cuộc sống này
Bằng tình người nhân thế
Tiếng nói của tự do...
Đa nguyên... thắng cường quyền
KN
Chỉ cần một khoảnh khắc
Cuộc sống sẽ đổi thay
Ta lưu lại cuộc đời
Bằng tiếng nói lương tri
Của con người thế hệ
Dân trí của chúng ta
Giữa độc tài bạo ngược
Đàn áp tiếng nói dân
Chỉ cần một khoảnh khắc
Ta thay đổi cuộc đời
Nếp sống của bản thân
Ăn sâu vào tâm khảm
Hàng mấy chục năm qua
Tôn sùng một hình bóng
Của cuộc đời nô lệ
Áp đặt lên dân ta
Chỉ cần một khoảnh khắc
Ta làm lại cuộc đời
Không sợ hãi cường quyền
Hay ích kỹ bản thân
Thay đổi cuộc sống này
Bằng tình người nhân thế
Tiếng nói của tự do...
Đa nguyên... thắng cường quyền
KN
Luật sư TrầnVũ Hải
1. Những vụ bắt giữmột số bloger (Phạm Viết Đào, Trương Duy Nhất, Đinh Nguyên Kha) gần đây theođiều 258 Bộ luật Hình sự (“BLHS”), và sắp tới là phiên xét xử Đinh Nhật Uy(ngày 29/10/2013) đã khiến nhiều người quan tâm đến điều 258 BLHS. Đã có nhóm bloger tuyên bố phản đối điều 258, có nhóm bloger khác ủng hộ điều luật này.
2. Điều 258 BLHSquy định như sau:
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
1, Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báochí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2, Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Ít ai biết được Điều 258 BLHS xuất phát từ một vụ án khoảng 20 năm trước, nhà báo MD đã viết về một vụ được cho là không có thật về một sỹ quan quân đội. Viện kiểm sát Quân khu X truy tố nhà báo MD về tội vu khống nhưng người bị vu khống lại không có thật (không xác định được) nên Tòa án không thể khép tội này đối với nhà báo MD, mặc dù xác định nhà báo MD gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của quân đội. Nói một cách nôm na, trong một vụ án về tội vu khống, muốn truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải có người bị hại, và người bị hại phải có đơn yêu cầu cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vu khống mình, nhưng trong vụ án này không có người bị hại, không có đơn yêu cầu của người bị hại nên nhà báo MD thoát tội. Cho rằng nhà báo MD thoát tội là do sơ hở của BLHS, nên nhiều người đề xuất điều luật như nội dung điều 258 của BLHS hiện hành và Quốc hội đã chấp nhận điều luật này.
4. Theo diễn giải nhiều cơ quan pháp luật, việc khởi tố vụ án theo điều 258 BLHS không cần có yêu cầu của người bị hại (như tội vu khống), thậm chí trên thực tế những cơ quan này không cần quan tâm có người bị hại hay không, hoặc ý kiến của họ (nếu có).
Cho đến nay, điều258 BLHS chủ yếu được áp dụng để xử lý đối với những hành vi được coi là lợi dụng quyền tự do ngôn luận (nhưng không truy cứu theo tội danh vu khống), chưa thấy kết tội theo điều luật này về việc lợi dụng quyền tự do, dân chủ khác (ngoài tự do ngôn luận). Ngay trong vụ nhà báo Nguyễn Việt Chiến, lúc đầu bị cáo buộc theo điều 258 BLHS nhưng khi xét xử lại kết tội theo điều luật khác.
Nhiều người cho rằng Điều 258 là một cái bẫy để chính quyền tùy tiện kết tội công dân, đặc biệt là các bloger, khi họ thực thi quyền tự do dân chủ (đặc biệt quyền tự do ngôn luận), phê phán Nhà nước, cơ quan Nhà nước hoặc lãnh đạo của Nhà nước. Vậy điều 258 BLHS có đúng là một cái bẫy hay không, và đối với ai?
5. Theo điều 258, chỉ truy cứu đối với người “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”. Từ “các”ở đây rõ ràng để chỉ số nhiều, tức là từ hai quyền trở lên, và những quyền tự do dân chủ này đã được liệt kê ngay trong điều 258 BLHS. Theo đúng lời văn và nội dung của điều 258, nếu Tòa án muốn kết tội bị cáo về tội này, Tòa án phải chứng minh bị cáo đã lợi dụng các quyền, tức đã lợi dụng ít nhất từ hai quyền tự do dân chủ trở lên. Thậm chí, theo cách hiểu đúng tiếng Việt, Tòa án phải chứng minh bị cáo phải lợi dụng tất cả cácquyền được liệt kê trong điều 258 BLHS gồm “ các quyền (i) tự do ngôn luận, (ii) tự do báo chí, (iii) tự do tín ngưỡng, tôn giáo, (iv) tự do hội họp, lập hội và (v) các quyền tự do dân chủ khác…”. Trong mọi cách hiểu, người nào được coi chỉ lợi dụng một quyền trong các quyền tự do dân chủ được liệt kê trên không thể bị cáo buộc, truy tố, kết tội theo điều 258 BLHS. Nếu hiểu đúng như vậy (mọi cách hiểu khác đều trái lời văn và nội dung của điều258), khi kết tội theo điều 258 BLHS, Tòa án phải chứng minh ngoài việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận, bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ khác, điều mà trong thực tế Tòa án khó có bằng chứng và Viện kiểm sát cũng không cáo buộc và các bị cáo cũng không “lợi dụng” nhiều quyền như vậy.
Nói cách khác, nếu thượng tôn pháp luật, Tòa án phải tuyên bị cáo không phạm tội theo điều 258 BLHS vì không chứng minh được bị cáo lợi dụng từ hai quyền tự do dân chủ trở lên.
6. Để làm rõ hơn cách hiểu về từ “các” trong BLHS, chúng tôi xin lấy ví dụ 2 điều ngay sát trên và dưới của điều 258 BLHS là các điều 257 (tội chống người thi hành công vụ) và259 ( tội trốn nghĩa vụ quân sự):
Khoản 2 điều 257 quy định về tội chống người thi hành công vụ: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai nămđến bảy năm:
a)Có tổ chức;
b)Phạm tội nhiều lần;
c)Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d)Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ)Tái phạm nguy hiểm.
Khoản 2 điều 259 về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a)Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
b)Phạm tội trong thời chiến;
c)Lôi kéo người khác phạm tội.”
Những điều khoản trích dẫn trên cho thấy khi BLHS khẳng định chỉ cần một trong các yếu tố được liệt kê xuất hiện đủ để có thể xác định tội danh, hình phạt, mức phạt, BLHS sẽ ghi rõ cụm từ một trong các trong điều luật. Nếu điều 258 BLHS xác định chỉ cần lợi dụng một quyền tự do dân chủ trong các quyền tự do dân chủ được liệt kê trong điều luật này, là có căn cứ truy cứu theo tội danh này, điều 258 BLHS khoản 1 cần phải viết (như những trường hợp nêu trên - điều 257 khoản 2 và điều 259 khoản 2) theo cách ví dụ như sau:
Người nào lợi dụng một trong các quyền sau đây nhằm xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a. Tự do ngôn luận
b. Tự do báochí,
c. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
d. tự do hội họp, lập hội
e. Hoặc một quyền tự do dân chủ khác
Nhưng điều 258 BLHS thực tế đã không được viết theo cách thức trên, và do đó phải được hiểu chỉ có thể kết tội theo điều này nếu chứng minh bị cáo lợi dụng ít nhất hai quyền tự do dân chủ trở lên – một điều bất khả thi cho Tòa án.
Vậy điều 258 BLHS là cái bẫy cho ai, nếu thượng tôn pháp luật?
Hà Nội, ngày 28/10/2013