Dienstag, 31. Oktober 2017

Việt Nam
Đôi lúc mình cũng suy nghĩ hoài mà không hiểu tại sao? Con người tin "cóTrời có Đất" mà lại đi phá họai Môi sinh..., Môi trường... cuộc sống con người của mình ngay tại chính Quốc gia của mình. Không cho con người có cuộc sống được quyền phát biểu sự "Tự do ngôn luận, Dân chủ quyền của con người trong cuộc sống xã hội Đa nguyên..." Để bảo vệ sự sống còn Quốc gia của mình đang trên đà bị Hán hóa..." Trung quốc "
KN

Vietnam
Manchmal denke ich auch über die Vergangenheit nach, ohne zu verstehen warum. Die Leute glauben, dass "es gibt der Gott und die Erde", aber gehen, um die Umwelt ... Menschenleben in seinem eigenen Land zu zerstören. Den Menschen nicht das Recht zu gewähren, die "Redefreiheit, die Demokratie des Menschen im sozialen Leben Plural ..." auszudrücken, wird im Schutz des Lebens des Landes respektiert. ist auf dem Schwung von Han Dynastie ... "China"

KN
Ta như một cánh chim trời
Mang theo tiếng nói con người tự do
Xây dựng dân chủ trong ta
Cất lên tiếng nói những lời phải chăng
Đa nguyên xã hội nước nhà
Quốc gia vững mạnh như là Tây phương...

Huu Dang
“Trong xã hội dân chủ không phải mọi người đều hoàn hảo. Tương tự, qua giao thiệp với đồng loại con người phát triển quan điểm niềm tin về nghiệp báo. Chính quan điểm này, Phật giáo cho rằng: một người có thể và phải hoàn hảo qua thể hiện thiện nghiệp (hành vi tốt) của anh ta… Bất kỳ xã hội nào tôn thờ tín ngưỡng về học thuyết định mệnh thì kết quả sẽ nhốt kín con người vào một thế giới tư tưởng và hành động ở đó con người không còn hoạt động tự do nữa, và tự do không thể thực hiện bằng nỗ lực của mỗi cá nhân. Vị trí của Phật giáo được xác định chắc chắn ở đó. Phật giáo ắt hẳn cống hiến lớn cho tình thương và tự do, được thực hành một cách dân chủ ở các quốc gia và còn là niềm tự hào của họ”.
Tinh thần dân chủ theo nhà Phật
Hầu hết, các nhà tư tưởng đều cho rằng hành trạng và giáo lý của Đức Phật luôn thể hiện tinh thần dân chủ. Mặc dù Đức Phật được biết đến như người đầu tiên sáng tạo ra triết lý hay đạo mà chúng ta gọi là Phật giáo và đã trực tiếp truyền giảng giáo lý đó, Ngài không bao giờ tự đặt mình vào vị trí nổi bật này. Ngài không ép buộc mọi người phải theo mình. Đối với mọi vấn đề, Ngài đều khuyên mọi người nên suy xét trước rồi mới chấp nhận qua sự thấu hiểu và tu chứng bản thân. Ngài không có ý định thay đổi cá tính của đệ tử. Vì vậy trong Phật giáo, cá tính của con người luôn được tôn trọng. Giáo pháp của Đức Phật được Ngài giảng dạy theo đường lối lý tưởng nhất, không giáo điều, không ép buộc. Nếu đệ tử muốn trình bày điều gì, vị ấy được đề nghị phải giữ tâm mình trong trạng thái hoàn toàn trung thực. Đây là lối giáo dục mà người Việt Nam chúng ta đã tiếp thu từ lâu.
Đức Phật là bậc chiến thắng, không phải chiến thắng kẻ thù mà đã chiến thắng cái gọi là các yếu tố nền tảng để hình thành bản chất con người, từ đó mà đạo Phật đã thu hút nhiều người quy ngưỡng Tam bảo. Các yếu tố dẫn đến một đời sống có trí tuệ và một tâm hồn bình an đều là những nhận thức về bản chất con người của Đức Phật. Nhờ những giáo pháp này mà những người Phật tử có thể cống hiến khả năng của mình vào việc xây dựng một nhân sinh quan và lối sống dân chủ.
Đức Thế Tôn xem tất cả mọi người đều bình đẳng, Ngài tôn trọng ngay cả những người bị xã hội Ấn Độ cổ coi là hạ đẳng và Ngài không hề hối tiếc về việc từ bỏ giai cấp quí tộc của mình. Ngài phê bình “giai cấp” là biểu hiện của sự phân chia nguồn gốc xuất thân của con người trong xã hội. Ngài đồng ý có vua, có giáo sĩ Bà-la-môn trong quốc gia Ấn Độ cổ đại. Ngài thừa nhận có sự bất công trong xã hội vì Ngài biết rằng sự công bằng chân thật không bao giờ có mặt ở thế giới hiện tượng này. Nhưng Ngài cho rằng một người Bà-la-môn chân chính hoặc một vị minh quân không xuất phát từ giai cấp hay dựa trên những biểu hiện bề ngoài mà phải có giá trị thực sự từ bên trong; đó là tư tưởng nhân ái và tính cách cao thượng.
Giáo pháp của Đức Phật đã khéo biện minh để hóa giải những xung đột giai cấp trong xã hội. Một trong những nền tảng được chấp nhận trong một xã hội dân chủ là nó phải được thiết lập và nên được thiết lập qua tính đa dạng của các cá nhân; đồng thời, tính cách của mỗi cá nhân đều phải được bảo vệ. Đây là giáo lý về nghiệp, giáo lý này đã được phổ biến rộng rãi trong tư tưởng Ấn Độ. Một người trở nên tốt qua việc làm tốt và trở nên xấu do việc làm xấu. Người phương Tây bảo đây là giáo lý về trách nhiệm cá nhân.
Theo GS. Kurt F. Leiderker “Trong xã hội dân chủ không phải mọi người đều hoàn hảo. Tương tự, qua giao thiệp với đồng loại con người phát triển quan điểm niềm tin về nghiệp báo. Chính quan điểm này, Phật giáo cho rằng: một người có thể và phải hoàn hảo qua thể hiện thiện nghiệp (hành vi tốt) của anh ta… Bất kỳ xã hội nào tôn thờ tín ngưỡng về học thuyết định mệnh thì kết quả sẽ nhốt kín con người vào một thế giới tư tưởng và hành động ở đó con người không còn hoạt động tự do nữa, và tự do không thể thực hiện bằng nỗ lực của mỗi cá nhân. Vị trí của Phật giáo được xác định chắc chắn ở đó. Phật giáo ắt hẳn cống hiến lớn cho tình thương và tự do, được thực hành một cách dân chủ ở các quốc gia và còn là niềm tự hào của họ”.
Nguyên Cẩn

Mittwoch, 18. Oktober 2017


Bản tin 2 năm về trước

Phát ngôn ấn tượng của tân Bí thư Thành ủy trẻ nhất nước

"Chức vụ là do Đảng phân công, người lãnh đạo phải nghĩ đây không phải quyền lực mà mình được hưởng thụ cho cá nhân hoặc cho gia đình mà tùy tiện muốn làm gì thì làm" là phát ngôn ấn tượng đầu tiên của tân bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. 
Như tin đã đưa, ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng vừa được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 thay ông Trần Thọ. Theo ghi nhận của báo chí, nhậm chức ở tuổi 39, ông là Bí thư Thành ủy trẻ nhất cả nước cho đến thời điểm hiện nay. 
Hình ảnh Phát ngôn ấn tượng của tân Bí thư Thành ủy trẻ nhất nước số 1

Tân Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: báo Đà Nẵng

Trong phiên bế mạc vào chiều qua, ông Nguyễn Xuân Anh đã có bài phát biểu đầu tiên sau khi nhậm chức dài 13 phút. 
Tân Bí thư thành ủy Đà Nẵng cảm ơn sự tín nhiệm của đảng bộ, nhân dân Đà Nẵng dành cho ông và cho rằng đây "mênh lệnh không điều kiện, đòi hỏi bản thân tôi phải đem hết trí tuệ và tâm sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân".
Sau khi thẳng thắn nhận xét việc quản lý thành phố thời gian qua, trong đó có cả những khuyết điểm, ông Xuân Anh cho rằng "chúng ta phải biết sửa sai vì một bộ phận nhân dân vẫn còn nghèo khó". Thành phố cần phải sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực - đây là nguồn tài nguyên quý giá nhất hiện nay của thành phố để phát triển. 
Đề cập đến vấn đề chống tham nhũng, lãng phí, tân Bí thư thành ủy Xuân Anh cho rằng "lãng phí là xúc phạm đến lòng tin của dân, tham nhũng là có tội với nhân dân". Ông khẳng định sẽ kiên quyết chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực, không khoan nhượng với nạn "chạy chức, chạy quyền", kiên quyết chống "thị trường ngầm và thương mại hàng hóa công tác tổ chức cán bộ" và mong muốn "làm sao để phòng chống tham nhũng trở thành trào lưu mới của thành phố".
"Chức vụ là do Đảng phân công, người lãnh đạo phải nghĩ đây không phải quyền lực mà mình được hưởng thụ cho cá nhân hoặc cho gia đình mà tùy tiện muốn làm gì thì làm", ông nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Xuân Anh (39 tuổi, quê Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng khóa XX (nhiệm kỳ 2010-2015); Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng; Bí thư Quận ủy Liên Chiểu; Phó Bí thư Quận ủy Liên Chiểu; Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Liên Chiểu; Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng và từng làm việc tại báo Thanh Niên.
Tháng 2/2014, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng thống nhất giới thiệu ông Nguyễn Xuân Anh vào chức vụ Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 - 2015 và được Bộ Chính trị, Ban Bí thư phê chuẩn.
Được biết, ông Nguyễn Xuân Anh là con trai của ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
H.Minh (tổng hợp Nguồn : Người đưa tin



Còn độc tài độc quyền đảng trị dù ông này có xuống, ông khác lên thay thì đâu vẫn hoàn lại đó không thể nào thay đổi được. Quốc gia lại cứ xới tung lên cho nhóm tham nhũng, lợi ích phá hoại mới và biển đảo cùng môi trường cứ càng ngày càng xa vời khỏi tầm tay nhân dân Việt Nam.

Một câu nói nằm lòng của những đảng viên trong chế độ tự do đa đảng phái "Đức". Đảng phái là do dân thành lập và tham gia vào chính quyền để chống sự lạm dụng bất công. Người được dân bầu chọn là người sẽ thực hành theo chỉ tiêu ý nguyện của nhân dân cũng như các đảng phái khác đồng ý trên một quan điểm chung. Chống lại sự lạm dụng quyền lực như trong chế độ độc đảng trị.
Còn Việt Nam nằm trong chế độ độc tài độc đảng. lời nói có được thực hành hay không? Đó là một vấn nạn ngay trước mặt. Chủ quyền biển đảo chỉ là những lời tuyên bố suông không dám thực hành.

Khi độc tài độc quyền đảng trị
Một nhà độc tài trị thì sẽ có người cố bênh vực là không độc tài dù chứng cớ rành rẻ. Cũng giống như bây giờ chế độ cộng sản độc tài trị bênh vực Hồ Chí MInh là một nhà yêu nước có tầm vóc mặc dù có chứng cớ của những cựu đảng viên hay người thân bị nạn trong vụ cải cách ruộng đất hay nhân văn giai phẩm ngoài Bắc. Và công hàm Phạm Văn Đồng 1958 công nhận 12 Hãi Lý của Trung Quốc trên vùng đảo Nam Sa "Hoàng Sa và Trường Sa" trong thời đại Hồ Chí Minh cầm quyền. để lấy vũ khí xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực cho Trung Quốc.
Trong chế độ độc tài họ chỉ học qua ban tuyên giáo của độc đảng trị, để giữ mọi quyền hành tuyệt đối của nhân dân trong mọi vấn đề của xã hội. Mà nhân dân không được phép lên tiếng nói "Tự do ngôn luận" của mình trong tất cả mọi vấn đề cùa Quốc gia đều bị ngăn cấm. Những ai lên tiếng nói đều bị đe dọa và bắt bỏ tù.
Những ai muốn làm chính trị thì bắt buộc phải qua khóa học " Wirtschaftspolitik". Chính trị xã hội học mới có thể hướng dẫn người dân, hay các đồng nghiệp chung một đảng phái về tất cả mọi mặt của xã hội trị, mà các Quốc gia Đa đảng phái thực hiện như " Môi trường, môi sinh, hối lộ, tham nhũng v.v..." Mới chống được quyền lực độc tài tham nhũng của độc đảng quyền trị. Đại học chính trị xã hội học là dành cho tất cả mọi công dân mong muốn phục vụ cho một Quốc gia được vững mạnh trên tất cả mọi nghành như trước 1975 "Đại học Vạn Hạnh" tại Sàigòn. Sau 1975 đã bị Chính quyền độc tài cộng sản giãi tán.

KN

https://www.studium.uni-kiel.de/de/studienangebot/studienfaecher/wirtschaft-politik-ba-lehramt

Sonntag, 15. Oktober 2017

Trên tất cả đỉnh cao là lặng im


Trên tất cả đỉnh cao là lặng im (*)


Chứng kiến nhiều trận lũ lụt tang thương nơi xứ Việt, tôi vẫn hay tự nhắc mình phải viết một bài hát nào đó về những điều đã thấy, về những sinh linh đã tận. Ca hát thì chẳng để làm gì. Nhưng tôi mong mình cất lên được tiếng lòng như bài văn tế nhỏ cho những người cùng màu da, tiếng nói trên quê hương mình hôm nay, sao vẫn mang đầy khổ nạn. Có thể tôi chỉ hát khe khẽ thôi, vừa đủ cho những linh hồn oan khiên về quanh được chút ấm lòng.
Thế nhưng, nhiều năm trôi qua. Lũ lụt hết lần này đến lần khác. Mạng người lại vẫn chìm sâu. Tôi lại chất chồng trong ký ức của mình về ruộng vườn tan hoang, những tiếng khóc trôi dạt buồn tủi, và biết rằng mình sẽ không viết nổi một bài hát như vậy, mà chỉ còn im lặng. Sự im lặng khó tả nằm hoài trên trang giấy và suy nghĩ, như khoảng vô thanh điên loạn giữa rầm rộ ngôn từ.
Thống kê tạm của đài VOV trong ngày 15/10/2017, nói rằng đã có 60 người chết, 37 người mất tích và 31 người bị thương. Bên cạnh đó còn 189 nhà bị sập, 30.827 nhà bị ngập, 1.948 nhà phải di dời khẩn cấp, hàng chục ngàn gia súc, gia cầm chết ngập. Tháng trước, bão số 10 cũng làm 125 người chết và mất tích, thiệt hại tài vật cũng vô số.
Những con số thì vô hồn. Những nếu chỉ một lần nhìn thấy hình ảnh đứa trẻ co ro trần truồng chìm trong nước, bà cụ với đôi tay giơ lên như muốn níu lại phút giây sau cùng, bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận khoảng lặng trong lòng mình. Khoảng lặng nhắc chúng ta cũng là con người, và phải biết xót xa cho đồng loại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng “Rừng là vàng, chặt 1 cây gỗ cũng phải thắp hương lạy cây”.  Nghe mà rưng rưng cho phận làm người Việt. Phải thắp bao nhiêu nén hương cho những người vừa chết đêm qua? Bao nhiêu hương thì mới ấm lại thịt da đã xanh tím của đứa bé giữa rong rêu? Bao nhiêu hương thì tiễn được nỗi niềm của cụ già khỏi dòng tức tưởi? Lời thủ tướng Phúc nói, vào ngày 14/10, cũng là những ngày tìm thấy từng xác người lây lất. Không nghe ông nghe nói gì về nạn nhân thiên tai và nhân tai, chỉ nghe ông nói bái lạy và vàng.
Ngày 13/10, đáp lại lời hò reo xúc động của cử tri về sức khỏe của mình, ông Trần Đại Quang cũng không nói gì về thảm nạn đang diễn ra suốt nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung, mà chỉ nhấn mạnh về thông tin xấu độc trên mạng. Không biết có liên quan gì, mà đến 15/10, các trang facebook đưa hình ảnh và thông tin đáng lưu ý về thiên tai lũ và nhân tai lụt đột nhiên đồng loạt khóa bài, ẩn các hình ảnh đã đăng, đồng bộ với các bản tin báo nhà nước hết sức chừng mực và tiết kiệm hình ảnh thực tế.
Nơi của ông thủ tướng và chủ tịch thật náo nhiệt. Điều đó thật tương phản khi tôi nhìn vào tấm hình người phụ nữ ngồi thắp một nén nhang vào hư vô. Gương mặt của chị ẩn trong đó ngàn bài ca mà tôi không viết nổi thành lời. Nén hương ân cần gửi vào gió, hát vào khốn cùng mà chỉ có những trái tim Việt Nam còn đủ nhân tính mới chia sớt cùng những số phận Việt Nam.
Cuộc sống hôm nay như một sân khấu hai mặt. Một mặt trình diễn những dị thường và một mặt giới thiệu từng giờ phút của đời thường. Mà phần dị thường, có cả tiếng các quan chức thời tiết, thủy điện… luôn phủi tay và nói mọi thứ đã đúng quy trình, đẩy phần còn lại là may rủi của nhân dân. Loại quy trình thô bỉ ấy vẫn diễn ra hết năm này qua năm khác không hề có kế hoạch đổi thay nào tốt hơn cho đời sống dân lành. Nhưng phần các quan chức thì luôn biết cách dời xa, dời cao để không cùng chung số phận với nhân dân.
Cứ sau những thảm họa, nghe các ngôn từ chải chuốt ngụy biện và lẩn tránh trách nhiệm của họ, không khỏi buồn nôn. Loại ngôn từ trá ngụy mà W. Shakespeare từng mô tả “khi cần thì bọn ác quỷ có thể dùng cả kinh thánh để biện minh cho hành động của chúng”.
Thật khó biết còn bao nhiêu người phải chết trong nước lũ từ đây về sau. Và cũng thật nhục nhã cho một quốc gia luôn huênh hoang về bước đại phát triển 4.0 nhưng hàng năm vẫn phải tế sống dân mình cho nước dữ như thời man rợ.
Tôi xếp trang giấy trắng, xếp lại bài hát mà mình ôm ấp. Tôi cũng không nói gì được về những gì mình đã thấy, đã nghe. Không gian đã quá chật chội với những âm thanh chúc tụng và ca ngợi. Tôi chỉ còn đủ sức giữ lại cho mình sự im lặng. Loại im lặng như M. Heidegger từng mô tả rằng “Sự im lặng như sấm sét còn gây nên chấn động cho tâm thức còn hơn cả tiếng sấm sét trong cõi im lặng”.
Một ngày nào đó, nếu bạn cũng cùng im lặng với tôi trong ít phút giây, có thể chúng ta sẽ cùng nhận ra đất nước và con người Việt Nam đang huyên náo trên những nỗi đau như thế nào.
(*) tựa một tác phẩm của Phạm Công Thiện.
https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2017/10/15/tren-tat-ca-dinh-cao-la-lang-im/


Khi nhân dân Việt Nam cứ sống trong nỗi sợ của sự "Nhẫn nhục", mà không dám nói lên tiếng nói thay đổi cuộc sống đường đời của mình. 

Tâm niệm: 

Đời người ai cũng phải chết
Chết sao cho đúng làm người công dân
Không sợ không hãi không than
Mang thân tù tội một phen với đời
Đời này là của chúng ta
Không thuộc đảng trị độc quyền hại dân
Một lần tỏ mặt anh hào
Một lần lên tiếng đòi quyền công dân
Vượt qua nỗi sợ oan khiên
Là ta thắng lợi ngay trong tâm mình...


KN

Freitag, 13. Oktober 2017

Sự đời...


Sự đời... Ở đời không trách không chê Làm sao biết được người gian bán hàng Độc tài không trách không chê Làm sao lấy được công bằng người dân Kiếp này đã trót làm người Làm người chính trực quang minh cho đời Làm người dối trá gian hùng Kiếp này vinh hiển kiếp sau nợ đời Đừng tưởng chỉ có trăm năm Chết xong là hết thấy gì kiếp sau Kiếp sau quả báo nhãn tiền Ăn xin bệnh tật... là do kiếp này Ờ đời có trách có chê Là mong xây dựng cho đời yên vui Độc tài độc trị đảng quyền Không chê không trách phải chăng là người...? KN Bạn đừng tưởng chỉ có mình bạn giữa những sự im lặng của Rừng Người như bãi cát "Sa Mạc". Cũng có những cơn gió bảo ập tới cuốn bay đi tất cả những dấu chân bạn để lại. Nhưng cái bóng "Tốt và Xấu" của bạn luôn để lại trong cuộc sống của bạn. "Hãy Thay Đổi" KN Sư Ông Làng Mai và những lời dạy Này các bạn tu, nếu nắm được cái then chốt này thì nên áp dụng ngay vào đời sống hàng ngày. Đừng nên vướng vào danh tự. Tôi gọi đó là huyền chỉ (nguyên tắc mầu nhiệm). https://scontent-frt3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/11219064_922079417872849_2684189477434501496_n.jpg?oh=7a92a5dc2ce25ad72e76d936226f6cf8&oe=5A6F7094

Donnerstag, 12. Oktober 2017

..Lò bán nước

..Lò bán nước

Bác Trọng nhà ta tay đốt lò
Làm bộ làm tịch ta dân chủ
Đánh dẹp tham nhũng vẫn nương tay
Kỹ luật hình thức cho phải đạo
Ta đây cũng chung một giống lò
Từ độc tài tham nhũng mà ra
Quyền cao chức trọng văn bằng giả
Nhờ vào công sức của đảng ta
Học tập tư tưởng Hồ vĩ đại
Đạo đức gia phong phải bao che
Trừng trị răn đe dân mở miệng
Dám nói đảng ta phường nhượng đất
Cho bạn vàng bốn tốt đảng ta
Đảng ta đảng bạn một giống đảng
Láng giềng hữu nghị... tới tương lai       
Văn hóa tương đồng... hợp toàn diện                                                                                 
Khác gì bên kia biên giới là nhà                                                               
Bên đây biên giới cùng nhà nước ta
Biển Đông hãi đảo xa xăm
Cùng chung một nước một nhà Trung Hoa


KN

Bốn tốt của anh bạn vàng ban cho đảng ta 1991, khi Đông Âu gia nhập "Tự do Dân chủ Đa đảng phái" cho người dân và đất nước. Vì độc trị đảng quyền "cộng sản" độc tài tham nhũng Việt Nam đã giành bán rẻ sinh mạng nhân dân ta qua sự kiện xóa mờ dấu vết cuộc chiến biên giới Việt Trung1979 kéo dài cho tới 1989 và đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa 1988 không cho nhân dân được biết và tưởng niệm. Chấp nhận mất đất trên vùng biên giới Việt Bắc, Thác Bản Giốc, một phần vịnh Bắc Bộ và HS- TS để giấu diếm công hàm Phạm Văn Đồng công nhận 1958 trong thời Hồ Chí Minh lảnh đạo.
 
" Sơn thủy tương liên,
    Lý tưởng tương thông,
    Văn hóa tương đồng,
    Vận mệnh tương quan" 



"Điều gì nó gây ra sự cản trở cho bạn chống lại?
Nếu tôi ngừng sự đấu tranh, tôi sẽ mang theo để tiến hành. Đó là định luật bản năng sinh tồn của con người. "Tự do..."
Một con người thật sự của Tự do... không bao giờ ngừng nghĩ trong công việc đòi hỏi Dân chủ đa nguyên... cho đất nước để thoát khỏi nền móng bị trị của độc tài
KN
Ein wahres menschliches Wesen der Freiheit ... hört nie auf, in der Arbeit des anspruchsvollen Pluralismus zu denken ... für das Land, um der diktatorischen Herrschaft der Diktatur zu entkommen

Bildergebnis für seelen begegnen einander niemals zufällig

Dienstag, 10. Oktober 2017

Tổ quốc gọi tên...

Việt Nam
Vì bản năng sinh tồn tự do dân chủ của con người, chúng ta phải nói ra cái sai trái của chế độ độc tài trị chuyên đàn áp người dân vì tiếng nói. Để độc quyền nhượng đất, biển cho Trung Hoa.
Vietnam
-Wegen der instinktiven Existenz der demokratischen Freiheit müssen wir das Fehlverhalten des autoritären Regimes der Unterdrückung der Menschen wegen ihrer Stimme sagen. Land und Meer für China zu monopolisieren.
"Chúng ta sợ trước cái chết, chúng ta sợ trước sự chia cắt "tách rời", chúng ta không phải sợ cái gì hết."
-Wir haben Angst vor dem Tod, wir haben Angst vor der Trennung,
wir haben Angst vor dem Nichts.
"Nếu chúng ta có cái nhìn thẳng thắn vào sự thật, chúng ta thấy rằng những đồ vật cũng thay đổi thì chúng ta không phải sợ cái gì hết."
-Wenn wir aber tief schauen, erkennen wir den unaufhörlichen Wandel der Dinge und verlieren allmählich unsere Angst.  Thich Nhat Hanh

Tổ quốc gọi tên...
Tổ quốc tôi tiếng gọi từ biển cả
Của Mẹ hiền theo tiếng sóng kêu vang
Những oan hồn vất vưỡng theo triều sóng
Mong bám giữ lại mảnh đất quê hương
Trên cao nguyên tiếng rên hờn oán trách
Của núi rừng theo làn gió đong đưa
Phá rừng nhượng đất loài tư tưởng...
Đất tổ tiên ta mất từng phần...
Tổ quốc tôi cùng chung một tiếng nói
Bằng tình thương tiếng nói của dân tôi
Học làm người đứng thẳng ngẫng cao đầu
Cho niềm tin nước nhà sẽ tự do...


KN

Bild könnte enthalten: 1 Person, im Freien

Sonntag, 8. Oktober 2017

Căn bệnh bạo ngược của sự sợ hãi



Căn bệnh bạo ngược của sự sợ hãi

Bán khai bạo ngược là căn bệnh, là bản chất của thú vật chưa thành ngưòi, Nó không phải là căn bệnh hay bản chất của riêng Cộng sản, CSVN hay CS Cuba, CS Trung Quốc; hay của ngưòi Hồi, ngưòi Á Châu, hay ngưòi da trắng v.v nó là của bất cứ ai, trắng đỏ vàng đen; hồi giáo, thiên chúa giáo, phật giáo khổng giáo, do thái giáo; cộng sản, tư bản, cộng hòa dân chủ, phát xít, tập quyền v,v và v.v khi còn nằm ở mức bán khai thì cũng man rợ và sinh bạo ngược như nhau. Nhưng người viết vẫn cứ hy vọng. Hy vọng cho nên mới viết bài này. Vì dù như vậy chúng ta cũng đã có những chỉ dấu tốt của sự vượt thoát lối mòn tư duy. Và như chúng ta cũng đã thấy, vấn đề không phải là cộng sản hay không cộng sản, Cộng hòa hay không Cộng Hòa, mà chính là dân chủ hay không dân chủ. Vì khi dân chủ được quần chúng ý thức và thiết lập và hoạt động làm nền tảng, tức là dân trí khai mở, thì xã hội đó dã bước qua được mức độ bán khai đi đi lên trạng thái tòan khai hay mãn khai của nhân bản. Nếu được như thế, bất kỳ một chủ thuyết nào, khuynh hướng nào, cũng ít có cơ hội độc đóan áp đặt tính bạo ngược của nó: như trường hợp chủ thuyết cộng sản, xã hội, hay ngay cả các nhóm cực đoan thủ bản (fundamentalism) và cực đoan bảo căn (radicalism) của bất kỳ khuynh hướng nào trong tôn giáo, kinh tế, xã hội, chính trị v.v...Một khi dân trí của sự sợ hãi được khai mở nó chỉ làm sáng thêm cái ưu việt của đa nguyên đa dạng dung chứa và hòa chuyển của nền dân chủ tự do mãn khai mà thôi. Đó chính là hình ảnh các xã hội như Mã Lai, Hàn, Nhật, Âu Châu nơi đa nguyên, đa tôn giáo, đa văn hóa, cạnh tranh và hợp tác chung sống theo nguyên lý và phong thái dân chủ tự do. Khi chúng ta có cơ hội đi đến một xã hội nào đó, cái chỉ dấu căn bản đầu tiên cho chúng ta nhận ra tính dân chủ, dân trí của xã hội đó chính là thái độ bình thường hóa chính trị, coi bình thường vị trí nhà nước, như phê bình diễu cợt nhà nưóc, nhân vật chính trị công khai từ mức độ cá nhân đến tập thể, và thấy nó ở cách thể hiện quyền tự do tư duy và ngôn luận. Họ phê bình nhau bình thường và đón nhận bình phê cũng bình thường. Họ tranh luận bảo vệ lập luận gay gắt, nhưng thẳng thắn đổi khuynh huớng niềm tin khi có đủ bằng chứng xác nhận một cách rất bình thường. Họ bình thường hóa được hành xử chính trị. Vì thế họ rất bình thường chấp nhận một niềm tin là sai lạc mà họ từng cho là đúng đắn, và cũng rất bình thuờng chấp nhận một niềm tin là đúng đắn mà họ đã từng cho là sai lạc... khi đã có hội đủ bằng chứng và lập luận hợp lý. Nói tóm lại, khi dân trí thấp, thì dân chủ thiếu vắng; khi dân chủ thiếu vắng, thì bất kỳ chủ nghĩa nào, lý thuyết nào cũng đều trở thành bán khai độc tài, đều tác hại cho xã hội và con người. Chúng ta đã có minh chứng qua lịch sử và ngay trưóc mắt, quân chủ, công hòa, cộng sản, đại nghị, tôn giáo v.v khi không có dân chủ, đã và đang tác hại tàn bạo như thế nào. Đúng như ông Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã nói với dân biểu Edward Carrington.
“Nếu quần chúng nhân dân không còn lưu tâm đến công việc chính trị xã hội, thì các Ông và Tôi, và Quốc Hội, Lập Pháp, Chánh Án, Thống Đốc, tất cả sẽ trở thành những con Chó Sói. Điều này dường như là luật tự nhiên thuộc bản chất tổng quát của chúng ta, cho dù có vài ngoại lệ cá nhân.” (nguyên văn : If once [the people] become inattentive to the public affairs, you and I, and Congress and Assemblies, Judges and Governors, shall all become wolves. It seems to be the law of our general nature, in spite of individual exceptions.” : Thomas Jefferson to Edward Carrington, 1787)
Nhưng khi có dân chủ, những khác biệt lại biến thành sự ưu việt của đa nguyên đa dạng, đồng cộng hưởng tích cực và giảm thiểu tiêu cực, như chúng ta đang thấy ở những xã hội dân chủ có khuynh hướng tòan khai. (Khai triển mọi mặt, tòan diện, tương quan và đối trọng nhau)
Dù như thế nào đi chăng nũa, Chúng ta hy vọng giới trẻ Việt Nam hôm nay sẽ vuợt thắng, sẽ bước qua được lằn ranh dơ bẩn sai lạc của thế hệ cha anh đã ngu xuẩn vạch ra. Đã có một số chỉ dấu tốt cho thấy là giới trẻ Việt Nam đang dần dần bình thường hóa được chính trị., dù thưa thớt và chưa vũ bão . Số it này đã nhìn thẳng được hơn con đường trước mặt là dân chủ tự do, một mô thức dân chủ tự do của Việt Nam, từ Việt Nam và cho Việt Nam. Và họ cũng khẳng định trên con đưòng dân chủ, tự do đó là quyền lợi tối thượng của Việt nam nó sẽ chẳng có đồng minh thân cận vĩnh viễn hay kẻ thù truyền kiếp. Nghĩa là chẳng có ai , dân tộc nào vì Việt Nam hơn ngưòi Việt Nam. Họ cương quyết không đi vào lối mòn của cha anh để lại.
Mà nếu có cơ hội và ý muốn để viết, thì đó sẽ là những hồi ký viết về những kinh nghiệm thành công và thất bại của những đối sách tòan cầu trong mục tiêu bảo vệ và phát triển quyền lợi tối thượng của dân tộc và đất nước Việt Nam, mà trong đó sự chuẩn bị sức dân, nội lực quốc gia, kinh tế, quân sự, văn hóa, trong tư thế với bất kỳ quốc gia nào, luôn luôn là kế sách nền tảng.
Con đường nào chẳng khởi đầu bằng những bước chân đơn lẻ. Khi có nhiều người cùng hướng bước đi, nó sẽ khai quang và thênh thang, và rồi sẽ tráng lệ huy hoàng. Phải tin con người có lương năng , mà lương năng là nền tảng của dân trí, nó hướng tới chân, thiện, mỹ để dung chứa nhân bản khai phóng toàn diện (tòan khai.) Viễn ảnh dân chủ Việt Nam rõ rệt hay mờ nhạt, đều tuỳ thuộc vào dân trí khai mở nhanh hay chậm.
Nguyên Khả Phạm Thanh Chương

CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA.
+++++++
Ngày 6-10-2017.
Công an huyện Xuân Lộc đã công bố kết quả điều tra vụ án gây rối trật tự an ninh tại giáo xứ Thọ Hòa ngày 4/9/2017 .
Có sự chứng kiến của cha quản hạt , cha văn phòng Tòa Giám Mục .
Với kết quả như sau:
1-Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 VNĐ.
2-Đồng chí Trần Hiếu Nghĩa : tội mang theo súng “đồ chơi”: phạt 8 200 000 VNĐ.
3-Đồng chí Lê Thị Mỹ Hạnh : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
4-Đ/c Phạm Thị Hiền : : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
5-Đ/c Hồ Thị Thanh Bình : : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
6-đ/c Trần Văn Phước : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
7-đ/c Phạm Minh Quân : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
8-đ/c Trần Quốc Hùng : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
9-đ/c Nguyễn Văn Dũng : tội gây rối trật tự : phạt 750 000 đ.
…-Tất cả 11 đ/c đều bị phạt 750 000 đ .

Cha quản hạt phát biểu yêu cầu phải cung cấp kết quả điều tra bằng văn bản giấy tờ . Nhưng công an huyện Xuân Lộc họ từ chối .
………………

.
NB: +Kết quả này chỉ được đọc bằng miệng , chứ không gửi văn bản cho giáo xứ , cũng như cho Tòa Giám Mục Xuân Lộc .
-Cấm quay phim , ghi âm , chụp hình .
Bild könnte enthalten: 2 Personen


Đã gọi gây rối trật tự là người của đảng chỉ dạy cũng phải đi tù như bao nhiêu công dân khác, vì chính kiến môi trường hay giặc chiếm biển đảo nước mình lên tiếng nói thì bị gọi nhà nước gọi là gây rối trật tự bắt đi tù. Sao lại có thể bao che độc tài cho giặc Tàu như thế được nhỉ.

Ngẫm nghĩ...

Hết thưc dân Pháp tới nô lệ cho Tàu. Từ thời phong kiến cho đến thời nay. Vua Chúa nước ta hay Độc tài xã hội chủ nghĩa đều sẵn sàng dâng cơ đồ nước Việt... để độc quyền nắm quyền hành thống trị cho ngoại bang trên đầu cổ dân tộc Việt.

Kein automatischer Alternativtext verfügbar.

Ngày 31 tháng 8 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Hải quân Pháp do Genoully (phía Pháp) và Palnanca (phía Tây Ban Nha) chỉ huy tấn công cảng Đà Nẵng bằng thuyền chiến và tập kết quân ở Sơn Trà.
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Genoully gửi tối hậu thư buộc trấn thủ Trần Hoàng đang giữ Đà Nẵng trong hai giờ phải giao nộp cho quân Pháp tỉnh này. Nhưng chưa tới hạn, Genoully ra lệnh bắn phá đồn Điện Hải, An Hải. Triều đình Huế nghe tin căng thẳng ở Đà Nẵng, Tự Đức cử ngay Nguyễn Tri Phương tổng chỉ huy mặt trận đem quân giải quyết căng thẳng. Nguyễn Tri Phương cho quân đào hào, sơ tán dân, lập một hàng rào vây ở mé biển để quân Pháp ở Sơn Trà bí ở Sơn trà. Suốt 5 tháng vây hãm, cái đói và nóng nực đã khiến quân Pháp mệt mỏi, Pellerin khuyên Genoully đưa quân ra Bắc sẽ có giáo dân giúp nhưng luận điệu giáo dân giúp chỉ làm Genoully bực bội.
Ngày 2 tháng 2 năm 1859, Genoully để lại một số tiểu đoàn chống cự quân Nguyễn Tri Phương ở Đà Nẵng còn lại theo đường biển từ Vũng Tàu ven theo tiến vào Gia Định.
Gia Định
Vũng Tàu: Ngày 9 tháng 2 năm 1859, quân Pháp tiến vào Vũng Tàu. Sáng ngày 10 tháng 2, quân Pháp nổ súng, công phá các đồn ven biển và dùng quân bộ có trợ giúp tàu chiến tấn công đồ Phúc Thắng, Lương Thiện, Phúc Mĩ, Danh Nghĩa có nhiệm vụ bảo vệ đường sông hướng vào Gia Định. Sau đó, các tàu chiến Pháp đi một cách chậm chạp men theo sông Cần Giờ tiến vào cửa thủy Gia Định
Nhà Bè: Cửa thủy Gia Định có chặng sông Nhà Bè với 12 đồn ven sông chặn đánh với tàu chiến Pháp suốt 6 ngày đêm. Đặc biệt, các lính thủy đồn Giao Khẩu và Hữu Bình đột kích đánh đắm hai thuyền La Dragon va Avalanche của Pháp. Sáng ngày 16, quân Pháp chậm rãi vào đậu sát sông Bến Nghé.
Gia Định: Ngày 17 tháng 2 năm 1859, tàu chiến Pháp tập trung hỏa lực bắn phá cửa thành Gia Định rồi đem quân đánh mạnh vào mặt thành tới trưa. Tàu chiến Pháp sau đó chuyển hướng bắn nát các lỗ châu mai quân trong thành khiến thế bị vỡ, trấn thủ Võ Duy Ninh xấu hổ tự sát.
Tháng 3 năm 1859, Genoully cho phá thành rồi cùng quân vào tàu tiến vào tiếp tế Đà Nẵng.
Ngày 8 tháng 5 năm 1859, quân Pháp đánh phá các đồn Điện Hải, Phúc Ninh, Thạch Giản khiến Nguyễn Tri Phương phải rút quân cố thủ phía sau nhưng Genoully cũng thiệt hại nặng phải rút về Gia Định không dám tiến sâu thêm.
Pháp đánh với Áo ở Ý, Genoully được triệu về nước và thay ông là Page. Page táo bạo cho quân đánh dọc phía bắc Đà Nẵng và làm chủ đèo Hải Vân, rồi đánh thẳng vào Huế. Nhưng Page thất bại, quân Pháp thiệt hại tới 300 quân. Năm 1860, Page đành cho quân Pháp rút hoàn toàn vào Gia Định.
Quân Pháp dành thế chủ động ở Trung Quốc và cử Page đánh Hoa Bắc. Quân Pháp ở Gia Định chỉ có 1000 quân phải trải dài chiến tuyến 10 km lúc này Channer được thay tới. Nguyễn Tri Phương từ Đà Nẵng tiến vào phía Nam lập đồn Chí Hòa để quân Pháp không thể tiến ra ngoài Gia Định.
Ngày 25 tháng 10 năm 1860, Pháp tiếp viện cùng sự giúp sức của hải quân ngoài Thái Bình Dương tập trung ngoài đồn Chí Hòa.
Ngày 7 tháng 2 năm 1861, cùng 4000 quân và 50 thuyền chiến tập trung đông đủ được chính phủ Pháp giao quyền Đô đốc Channer cho tập dợt, bắn pháo thị uy đồn.
Ngày 24 tháng 2 năm 1861, hơn 8000 quân Pháp nổ súng cả pháo bắn tới tấp vào đồn, quân bộ được yểm trợ bằng súng cối chạy vào đồn đánh xáp lá cà với quân trong đồn. Thế yếu, quân Nguyễn Tri Phương chống cự tới kiệt sức đành tháo chạy, lỗ châu mai trong đồn bắn vào quân Pháp đủ để quân rút lui an toàn. Đồn Chí Hòa chỉ trong phút chốt thất bại nặng nề. Nguyễn Tri Phương đem quân trú đồn Thuận Kiều.
Ngày 28 tháng 2 năm 1861, quân Pháp công kích đồn Thuận Kiều, Nguyễn Tri Phương rút về Biên Hòa. Pháp thừa thằng xông tới đánh tan quân Huế, chiếm được Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long
Hiệp ước Nhâm Tuất
Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.
Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp (khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng - khoản 8 Hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình Huế phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (khoản 11 Hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình coi thường dân chúng).
Tấn công Hà Nội lần thứ nhất
Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré ở Nam Kì lấy cái cớ loạn Jean Dupuis ở Hà Nội nên sai đại úy hải quân Françis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó và nhịn ăn đến chết. Trong 20 ngày, Bắc Kỳ mất 4 tỉnh.
Khi ấy có Lưu Vĩnh Phúc là đầu đảng của giặc Cờ Đen về hàng triều đình Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh thành Hà Nội. Françis Garnier đem quân ra nghênh thì bị phục kích chết ở cầu Giấy. Paris biết chuyện nên triệu thiếu tướng Dupré về Pháp. Dupré tìm cách đỡ tội, sai đại úy hải quân Paul-Louis-Félix Philastre ra Hà Nội để trả lại thành và 4 tỉnh bị chiếm. Hai bên ký hoà ước năm Giáp Tuất 1874, trong đó triều đình Huế công nhận cả miền Nam là thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam bằng tàu bè và súng ống.
Tấn công Hà Nội lần thứ hai
Năm 1882, thống đốc Le Myre de Vilers gởi thư cho triều đình Huế nói rằng vua ngu tối, bất lực, đất nước loạn ly, Pháp phải trấn an miền Bắc để bảo vệ quyền lợi của dân Pháp. Một mặt Le Myre de Vilers gửi đại tá hải quân Henri Rivière ra Hà Nội, đưa tối hậu thư cho quan Tổng đốc Hoàng Diệu bắt phải hàng. Đúng 8 giờ sáng thì quân Pháp tấn công, 11 giờ thành đổ, ông Hoàng Diệu treo cổ tự tử.
Khâm sai Pháp ở Huế là Rheinart sang thương thuyết, trong đó đòi nước Việt Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và nhường thành thị Hà Nội cho Pháp. Triều đình cho người sang cầu cứu Trung Quốc. Triều đình nhà Thanh được dịp bèn gởi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây. Quân Pháp và quân Trung Quốc giao tranh. Đại tá Henri Rivière bị quân Cờ Đen giết tại cầu Giấy.


Chấm... Phá...
Anh chỉ chấm những nơi nào đáng chấm
Trên thân thể mềm mại của đường cong
Là sống lưng vẫy vùng của em đó
Đường còn dài cứ đâu phải ngày mai
Anh chỉ phá những nơi nào đáng phá
Đang nuốt dần từng cơ thể mẹ cha
Giữ độc quyền bàn giao từng hơi thở
Đường dân tộc không thể tạm biệt em ơi...
KN