Tôi sẽ đi sâu vào bài quốc ca “kép” nói trên, sau khi giải quyết xong thắc mắc do Dũng Vũ nêu lên về nhận định của nhà viết sử họ Tạ.
Theo Tạ Chí Đại Trường, người từng sống dưới chế độ Ngô Đình Diệm, đồng bào Công giáo từ Bắc di cư vào Nam thời đó là một khối kiêu dân. Sau đây là toàn bộ văn cảnh của nhận định nói trên nơi trang 457 trong cuốn Sử Việt, đọc vài quyển, được Văn Mới xuất bản tại California năm 2004. Khi bàn về mối hiểm họa của Cộng sản miền Bắc đối với Miền Nam, Tạ Chí Đại Trường tự hỏi:
“Làm cách nào mà một chính quyền Sài Gòn lộn xộn với giáo phái sứ quân, với giang hồ đạo tặc, với Công giáo di cư ít nhiều gì cũng là kiêu dân, với cả người Pháp còn tham vọng giữ phần đất thuộc địa cuối cùng… có thể đương cự với cả một nền tảng đe doạ trùng trùng như thế? Lịch sử ổn định bước đầu của chính quyền đó là một phối hợp tuyệt vọng của những người Việt chống cộng (một tập-hợp-từ tiêu cực đúng với thực chất hổ-lốn của nó) chỉ còn một mảnh đất nương thân, và của người Mĩ đứng nhìn trong bình diện chiến lược quốc tế thấy mình phải chen chân vào.”
Vì họ Tạ là một sử gia có uy tín, nên sau khi đọc câu văn mười hai chữ được nhấn mạnh ở trên vào khoảng cuối năm 2004, tôi lập tức tìm cách kiểm chứng nó và tôi đã tìm được sự xác nhận đầu tiên trong hai bài nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh, “L’engagement politique du Bouddhisme au Sud-Viêt-Nam dans les années 1960” trong Alain Forest et al (dir.), Bouddhismes et Sociétés Asiatiques: Clergés, Sociétés et Pouvoirs, L’Harmattan, Paris, 1990, tr. 111-124, và “Le Sangha bouddhiste et la société vietnamienne d’aujourd’hui”, được đăng trên trang VIET NAM Infos.
Giáo sư Nguyễn Thế Anh là một học giả có tầm vóc quốc tế, được đồng nghiệp Á Âu Mỹ công nhận là một trong những người có thẩm quyền nhất về lịch sử Việt Nam thời cận đại. Thế nhưng, tôi cũng ý thức được rằng tôi không thể chỉ dựa vào uy tín của ông để lượng định mức khả tín của câu văn mười hai chữ nói trên. Hai bài nghiên cứu của vị cựu viện trưởng viện đại học Huế và nguyên Trưởng ban sử học Đại học Văn khoa Sài Gòn này chỉ là những sử liệu hạng hai. Muốn kiểm chứng một cách thấu đáo nhận định của Tạ Chí Đại Trường về “kiêu dân Công giáo” thời Ngô Đình Diệm, tôi phải cố gắng tìm cho ra sử liệu hạng nhất về vấn đề này. Hai loại sử liệu mà tôi phân chia ra thành hạng nhất và hạng hai được Nguyễn Kỳ Phong, tác giả cuốn Vũng lầy của Bạch Ốc: Người Mỹ Và chiến tranh Việt nam 1945- 1975, định nghĩa một cách tương tự như sau:
“Sử liệu có hai loại: primary và secondary documents (tài liệu chánh và tài liệu phụ). Hồi ký, văn kiện chính thức, lời phỏng vấn từ nhân chứng, được xếp vào loại tài liệu chánh. Trích dẫn, nghe nói lại, hay sách biên khảo của người thứ ba, là tài liệu phụ. Hai loại tài liệu đó đều được công nhận khi dùng làm sử liệu viết sách.”
Vốn là mọt sách tu lâu năm trong Tàng Kinh Các ở Tây Phương, nên qua phần ghi chú trong hai quyển sách viết về chiến tranh Việt Nam, tôi đã tìm thấy hai tài liệu được hình thành trước ngày 8 tháng 5 năm 1963. Chính vì được viết ra trước khi biến cố Phật giáo 1963 bùng nổ, nên nội dung của hai tài liệu này không bị chi phối bởi cuộc tranh chấp giữa phong trào Phật giáo và chế độ Ngô Đình Diệm. Do đó, chúng có một mức độ khả tín rất cao. Hai tài liệu nói trên gồm 1) “The Buddhist Movement in Vietnam and its Difficulties with the Present Government”, một tài liệu do các nhà biên khảo Hoa Kỳ hoàn tất vào tháng Tư năm 1961 và hiện đang được lưu trữ tại Văn khố Chiến tranh Việt Nam ở Lubbock bên Texas, và 2) “L’Église au Sud-Vietnam”, một phóng sự được đăng trên tạp chí Informations Catholiques Internationales vào ngày 15 Mars 1963, từ trang 17 đến trang 26.
Như vậy, câu văn mười hai chữ của Tạ Chí Đại Trường chẳng những được một chuyên gia hàng đầu trong ngành sử Việt xác nhận (confirmed), mà còn được tăng bổ (corroborated) bởi hai tài liệu chánh (sử liệu hạng nhất) mà chúng ta có quyền cho là rất khả tín. Nhờ vậy nên tôi đã có đầy đủ căn cứ để chấp nhận rằng nhận định ngắn gọn mà Tạ sử gia đã đưa ra về khối kiêu dân Công giáo thời Ngô Đình Diệm cầm quyền tại miền Nam Việt Nam là một nhận định rất khả tín, có thể giúp chúng ta hiểu được tại sao Ngô triều đã đánh mất sự ủng hộ của người Lương và cuối cùng bị lật đổ.
Sau khi công bố những điều vừa mới được viết bên trên trong mục phản hồi ở diễn đàn talawas, tôi hân hạnh nhận được sự lưu tâm và câu hỏi dưới đây của độc giả Dũng Vũ:
‘Thưa ông Trần Lâm,
Ông viết: “Tôi hoàn toàn không vô tình khi dùng 2 chữ “kiêu dân”, vì những sử liệu do tôi đưa lên mạng cho phép tôi suy luận rằng khái niệm “kiêu dân Công giáo” là một khái niệm có thể giúp chúng ta hiểu được tại sao chế độ Diệm đã đánh mất sự ủng hộ của người Lương tại miền Nam Việt Nam, đưa đến sự sụp đổ của chế độ này… Tôi nói chuyện có bằng chứng hẳn hoi, thì tại sao tôi phải sợ ai?”
Xin phép được hỏi ông: “Kiêu dân” có nghĩa là gì?
Cảm ơn ông…’
Đây là một câu hỏi rất chính đáng, cần được một sự hồi đáp tường tận. Nếu chúng ta trả lời được câu hỏi này một cách thỏa đáng thì có lẽ chúng ta sẽ có thể tìm được nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm. Như đã nói qua ở trên, chế độ này còn được gọi là Ngô triều hay Ngô trào.
Ngô Trào
Trải qua một cuộc bể dâu
Trông vời cố quận biết đâu là nhà
Khéo oan gia, của phá gia
Này là em ruột, này là em dâu!
Cửa nhà dù tính về sau
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào!
(Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, Chơi Chữ)
Tôi không rành chuyện văn chương, nên chỉ dám đoán mò rằng câu Cửa nhà dù tính về sau trong bài thơ nói trên ám chỉ việc Ngô Đình Cẩn đã cho xây một ngôi biệt thự rất nguy nga tráng lệ ở ngoài Huế. Tôi còn nhớ cách đây khoảng 20 năm tôi có đọc trong Nhật Ký Đỗ Thọ rằng người ta đã phải đập đồ bát vỡ ra từng mảnh để lát nền (cho một phần) trong ngôi biệt thự này. Trong những dòng chữ dưới đây, tôi sẽ không đập vỡ bất cứ vật gì, mà chỉ cố gắng đi lượm lặt những mảnh sử liệu vụn vặt, rồi sắp xếp chúng lại thành một bức khảm mosaic, để Dũng Vũ nói riêng và bạn đọc bốn phương nói chung ít nhiều gì cũng thấy được bộ mặt của kiêu dân Công giáo thời Ngô Đình Diệm.
Kiêu dân, ngươi là ai?
Thời dòng họ Ngô Đình “dĩ đức vi chính” tại miền Nam Việt Nam, kiêu dân thường là những tín đồ Công giáo (di cư) dựa vào sự dung túng của kẻ có thế, có quyền để hống hách ngang ngược, xem thường luật pháp, vi phạm một cách trắng trợn nhân và dân quyền của người khác, thường là những Lương dân vô tội.
Sau đây là vài ví dụ điển hình.
1. Trong suốt ba năm liền, kiêu dân đã hằng đêm ném gạch, đá vào nhà thân nhân vô tội của một chính trị phạm, mà (hình như) không hề bị cơ quan công lực trừng phạt. Xem chứng từ của Phan Lạc Giang Đông, một cựu sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa và cũng là bào đệ của Phạm Lạc Tuyên, một viên sĩ quan tham gia vào cuộc đảo chính hụt ngày 11 tháng 11 năm 1960:
“Gia đình tôi kể từ ngày này hoàn toàn không còn được yên nữa. Khu xứ đạo Thái Hòa (xứ đạo của đồng bào Bắc di cư vào Nam), mọi người ở lối xóm dã có thái độ khác trước. Mỗi tối, khoảng từ bảy, tám giờ thì một số người, không biết từ nhà nào đã ném gạch, đá lên mái nhà (bằng tole) của gia đình, ông cụ thân sinh tôi rất buồn và gặp thẳng Linh mục xứ đạo để nói việc này, song không giải quyết được. Việc họ ném như thế kéo dài cho đến khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ mới chấm dứt.”[1]
Xin thêm: Xứ đạo Thái Hòa, theo lời của Phan Lạc Giang Đông, nằm ở Ngã Ba Ông Tạ. Là một người sinh ra và sống những năm đầu đời tại một thị xã hẻo lánh ngoài Vùng II Chiến Thuật trước khi theo cha mẹ vượt biên tỵ nạn Cộng sản, tôi thật tình không biết cái ngã ba này nằm ở đâu. Nhưng vì chúng ta đang bàn về câu văn mười hai chữ của vị sử gia họ Tạ, nên xin ghi luôn chi tiết vui vui bên lề này vào bài.
2. Tại tỉnh Quảng Ngãi, một vị linh mục đã thông đồng với viên tỉnh trưởng trong mưu toan cướp đất của một ngôi chùa tại một làng trong tỉnh này để xây tượng đài cho Đức Mẹ, đưa đến sự xung đột giữa Phật tử ở ngôi làng nói trên và chính quyền địa phương. Xem trang 4 trong tài liệu “The Buddhist Movement in Vietnam and its Difficulties with the Present Government” đã được đề cập đến ở phần đầu của bài. Xin nhắc lại, vì tài liệu này được hình thành trước khi cuộc xung đột giữa Phật giáo và chế độ Diệm bùng nổ, nên nội dung của nó rất đáng tin.
3. Dưới thời Ngô Đình Diệm, tín đồ Công giáo thường được quân đội và cơ quan Thông tin tiếp tay để tổ chức trên đường phố Sài Gòn hay Huế những cuộc rước lễ [?] linh đình, gây ra sự tắc nghẽn giao thông trầm trọng, khiến cho người Lương phải gặp nhiều phiên phức trong việc đi lại. Việc này đã khiến cho Giáo sư Nguyễn Văn Trung lúc đó phải thốt lên rằng những người tổ chức các cuộc rước lễ [?] nói trên nghĩ đường phố là của riêng của Giáo hội Công giáo hay sao.[2] Tuy nhiên, có người vẫn chưa hài lòng. Khi Phật tử tiến hành nghi lễ tại chùa thì sinh hoạt tôn giáo của họ, theo chứng từ của một tín đồ Công giáo Việt Nam, lại bị các công xa của sở Thông tin có mang loa phóng thanh đậu ở gần chùa phá rối.[3]
Chứng từ nói trên được đăng trong tạp chí Informations Catholiques Internationales, phát hành vào tháng Ba năm 1963, cho nên nội dung của nó không thể bị ảnh hưởng bởi biến cố Phật giáo xảy ra sau đó. Vì vậy chứng từ này cũng là một sử liệu rất đáng tin.
4. Kiêu dân gây áp lực không cho sách của Nguyễn Hiến Lê được dùng tại các trường ngoài miền Trung, tuy sách này đã được Bộ Thông tin cho phép phát hành. Sau đây là lời tường thuật của chính vị cố học giả họ Nguyễn:
“Đầu niên khóa 1954-1955, trong chương trình Trung học đệ nhất cấp có thêm môn Lịch sử thế giới dạy trong bốn năm. Ông Thiên Giang lúc đó dạy sử các lớp đệ lục, đệ ngũ. Tôi bàn với ông soạn chung bộ sử thế giới càng sớm càng tốt cho học sinh có sách học, khỏi phải chép “cua” (cours). Ông đồng ý. Chúng tôi phân công: tôi viết cuốn đầu và cuốn cuối cho lớp đệ thất và đệ tứ, ông viết hai cuốn giữa cho đệ lục và đệ ngũ. Chúng tôi bỏ hết công việc khác, viết trong 6 tháng xong; tôi bỏ vốn ra in, năm 1955 in xong trước kì tựu trường tháng chín. (…)
Sau một linh mục ở Trung yêu cầu bộ Giáo dục cấm bán và tịch thu hết bộ sử đó vì trong cuốn II viết về thời Trung cổ, chúng tôi có nói đến sự bê bối của một vài Giáo hoàng. Bộ phái một viên bí thư có bằng cử nhân lại tiếp xúc với tôi. Ông này nhã nhặn, khen tôi viết sử có nhiệt tâm, cho nên đọc hấp dẫn như bộ sử Pháp của Michelet; rồi nhận rằng sách tôi được Bộ Thông tin cho phép in, lại nạp bản rồi thì không có lí gì tịch thu, cấm bán được, chỉ có thể ra thông báo cho các trường đừng dùng thôi; cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên hai bản để ông ta đem về nộp bộ, bộ sẽ trả lời linh mục nào đó, còn bán thì tôi cứ bán, không ngại gì cả. Tôi chiều lòng ông. ( ….)
Hồi đó bộ Lịch sử thế giới của tôi chỉ còn một số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trường ngoài Trung dùng nó; trong Nam thì không. Chỉ ít tháng sau bộ đó bán hết, tôi không tái bản. Công giáo thời đó lên chân như vậy.”[4]
5. Cũng theo chứng từ của người Giáo dân mà chúng ta vừa gặp ở phần trên, kiêu dân đã lạm dụng quyền thế để đả kích tín ngưỡng của các học viên người Lương phải theo học khóa học Nhân vị tại Trung tâm Nhân Vị ở Vĩnh Long. Vì sợ bị ghi danh vào sổ đen, những nạn nhân này đành phải chịu đựng trong im lặng, khiến cho các học viên Công giáo tại khóa học cũng cảm thấy hổ thẹn trước hành động hống hách nói trên.[5]
Đây là một điểm cần phải được nhấn mạnh, vì nó cho ta thấy rõ không phải tín đồ Công giáo nào tại miền Nam cũng là kiêu dân khi vùng đất đáng lẽ là tự do này phải sống dưới sự thống trị của nhà Ngô. Ngay cả trong hàng giáo phẩm Công giáo cũng đã có những bậc chân tu cố tránh xa chế độ Ngô Đình Diệm để duy trì uy tín và tính chất độc lập của Giáo hội.[6]
Cố học giả Nguyễn Hiến Lê cho biết: “Ngô Đình Thục ở Vĩnh Long… tạo ra thuyết Duy linh chống với thuyết Duy vật của Cộng sản, bắt công chức nào cũng phải học. Họ chẳng học được điều gì mới cả, chỉ phải nghe mạt sát đạo Phật và đạo Khổng. Những người theo học đại đa số thờ Phật, đau lòng mà không dám cãi.”[7]
Phải chăng thái độ kiêu căng và khiêu khích của một bộ phận quan trọng trong cộng đồng Công giáo tại Miền Nam mà chúng ta vừa thấy qua những trường hợp nêu trên đã là một trong những nguyên nhân chính khiến cho khối người Lương ở phía dưới vĩ tuyến 17 ngày càng xa cách chế độ Ngô Đình Diệm, đưa đến sự sụp đổ của nó vào cuối năm 1963?
Muốn hiểu "cưới" người bạn đời
Không bao giờ vay nợ
Làm mất tính con người
Chỉ vay nợ để sống
Mình thuộc về nguồn người Việt Nam tự do, dân chủ, đa nguyên, chứ không thuộc về cội nguồn của sự độc tài cộng sản, nô lệ, Việt Nam cho Trung Hoa. Hay các nhà độc tài khác.
Ich gehöre zur Quelle der vietnamesischen Freiheit, der Demokratie, des Pluralismus, nicht zur Quelle der kommunistischen Diktatur, der Sklaverei, Vietnam für China. Oder andere Diktatoren.
Mười năm trồng cỏ "cây", trăm năm trồng người
Tố cha, giết mẹ phải cần trăm năm
Làm giàu mau chóng gian tham
Không gì gom hết cửa quyền đảng ta
Thờ Mao chủ tịch sáng ngời
Bạn vàng, bốn tốt, chiếm nhà, nước ta
Địa đầu giới tuyến trên cao
Giặc Mao chiếm hết non cao của mình
Phá rừng phá nát giang sơn
Mười năm chiến dịch trồng cây giết người
Ngoài khơi biển cả réo gào
Hoàng -Trường biển đảo thuộc nhà nước Trung...
Ngư trường biển cả nước ta
Lưởi bò liếm hết giang sơn nước mình
Giặc Hồ tận tụy chư hầu
Mở toang cửa khẩu đón mời Mao vô
Xây đường cao tốc Vin Bahn "Xây dựng đường xá"
Tập đoàn Vin Chệt tay sai Hán triều
Ba miền gấm vóc giang sơn
Chia ra ba khúc làm miền đặc khu
Ba đời cho đủ trăm năm "99"
Trồng người Trung Quốc hợp thông nước mình...
Một Quốc gia dân chủ là phải có sự tự do ngôn luận của người dân để phản đối chính quyền làm sai. Là chính kiến của đa đảng phái đại diện cho người dân qua phiếu bầu cử. Còn không có là độc tài dân chủ. Như Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.
...Đó là sự tôn sùng thần tượng độc tài tri.
"Những ai có sự mong muốn thật sự cho sự công bằng và lễ phải thì họ sẽ có một hướng đi dứt khoát. Còn không thì lúc nào họ cũng đều có lý do để không thực hiện"