Dienstag, 31. Juli 2018

Độc tài trị...


So sánh thói quen của những người dân sống trong chế độ khác nhau, dân chủ khác với độc tài, chúng ta phải tự hỏi, sau khi thể chế thay đổi thực rồi, cần phải mất bao nhiêu năm thì những người sống trong một nước độc tài chuyên chế mới tập được thói quen suy nghĩ, tập được những hành vi của người dân sống trong xã hội tự do dân chủ?
Nếu người dân một nước vẫn sợ công chức như hùm, như sói; đến công sở thì nhút nhát như con rệp trong khe giường, thì dù có ban hành một bản hiến pháp “dân chủ tuyệt vời” chăng nữa, làm sao quốc gia đó gọi là sống dân chủ được?
(REPOST) Tập sống tự do dân chủ mất bao lâu?
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt

Ðầu thế kỷ trước, Phan Bội Châu đang ở Ðông Kinh viết thư cho Phan Châu Trinh ở Quảng Nam trong nước để khuyên không nên đề xướng các học thuyết tự do dân chủ, “Dân chi bất tồn, chủ ư hà hữu?” Phan Bội Châu cho rằng người dân Việt Nam chưa đủ khả năng sống theo lối tự do dân chủ. Cụ ví “quốc dân ta còn đang măng sữa” như đứa trẻ con răng chưa chắc mà cho ăn xương thì sẽ bị hóc, chân chưa vững mạnh mà bắt chạy thì sẽ ngã, què chân. Các học thuyết của Montesquieu và Rousseau thì ngay cả các nhà Nho nước ta cũng chưa biết đến. Ðem những học thuyết dân chủ ra cổ động, người ta không hiểu đầu đuôi gì thì sẽ không được mấy người tán thành!
Quốc dân chúng ta quá quen với chính thể chuyên chế nô lệ, coi quốc gia là tài sản riêng của vua chúa, không phải của hạng chúng mình.
» Lương Khải Siêu
Cụ Phan Hà Tĩnh có lý do riêng để phản đối cụ Phan Quảng Nam: Ông đang phò tá Cường Ðể, hy vọng sẽ lập lên làm vua sau này, khi đuổi được người Pháp. Lập một người hoàng tộc làm minh chủ thì dễ vận động dân chúng hơn. Ngoài ra, muốn cầu viện Nhật Bản thì chọn thể chế quân chủ lập hiến giống như họ.
Lá thư của cụ Sào Nam viết năm 1907. Bốn năm sau, cách mạng bùng lên ở Trung Hoa, lật đổ ông vua, thiết lập “dân quốc.” Rồi cụ Sào Nam không được phép ở lại Nhật Bản nữa. Và tư tưởng cụ cũng biến đổi, năm 1912 lập Việt Nam Quang Phục hội, chuyển sang tư tưởng tự do dân chủ.
Khi can ngăn Phan Tây Hồ đừng vận động dân chủ, Phan Sào Nam chỉ muốn xin hoãn lại công việc đó thôi chứ không phải muốn bác bỏ hoàn toàn. Cụ viết: “Rồi đây, mươi, mười lăm năm nữa, huynh ông sẽ đưa cái thuyết đó ra, thì người đầu tiên đứng cạnh huynh ông mà vỗ tay hoan hô sẽ là tôi vậy. Huynh ông nghĩ xem, mặt tôi có thể đi làm tôi đòi, làm chó săn đâu!”
Nếu lấy con số 15 năm mà Phan Bội Châu đưa ra mà tính từ năm 1907, thì cụ tin rằng tới năm 1922 người Việt Nam đã đuổi được người Pháp, giành được độc lập rồi. Mà chắc cụ cũng tin rằng đến năm đó dân Việt Nam sẽ đủ trưởng thành để học hỏi các lý thuyết về thể chế dân chủ. Phan Bội Châu là người tánh sôi nổi, quả quyết, nóng nẩy, rất bi quan khi nói đến tinh thần nô lệ còn trong đầu đồng bào nhưng lại rất lạc quan về triển vọng sẽ thay đổi được tinh thần hủ lậu bằng tư tưởng tự do dân chủ. Năm 1907 cụ đã tin rằng trong 10 đến 15 năm dân Việt Nam có đủ khả năng hấp thụ các học thuyết dân chủ.
Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21. Nhưng ở Việt Nam có nhiều người bị bắt giam, chỉ vì muốn truyền bá các tư tưởng tự do dân chủ. Có người chỉ dịch một tài liệu “Dân Chủ là gì?” mà cũng bị chính quyền cộng sản kết tội. Ông Hà Sĩ Phu mới bị công an Ðà Lạt cắt điện thoại, để cắt đứt liên lạc qua internet. Họ nêu ra “sự cố kỹ thuật” nhưng ai cũng biết Hà Sĩ Phu bị “bịt tai, bịt miệng” chỉ vì ông cổ động cho tự do dân chủ; không những thế, nhóm ông còn phổ biến tư tưởng Dân Chủ Xã Hội nữa.
Nghĩa là gần một trăm năm sau khi Phan Bội Châu tiên đoán dân Việt Nam có đủ khả năng học tập về tinh thần dân chủ và thể chế tự do thì Ðảng Cộng Sản vẫn chưa cho phép các nhà trí thức Việt Nam được tự do tìm hiểu và không được tự do phổ biến cho đồng bào hiểu chế độ tự do dân chủ là thế nào!
Cứ như vậy, thì biết đến bao giờ người Việt Nam mới thấm nhuần tinh thần tự do dân chủ?
Bởi vì tự do dân chủ không phải chỉ là những tư tưởng, những học thuyết để học thuộc rồi đem ra bàn cãi, thảo luận với nhau trước khi dùng, như các lý thuyết về kinh tế hay lý thuyết vật lý học. Dân Chủ là một nếp sống. Một quốc gia chỉ đáng gọi là có lối sống tự do dân chủ khi nào người dân đã “thấm nhuần” tinh thần đó. Người dân thấm rồi, sẽ thể hiện tự do dân chủ một cách tự nhiên, trong nếp sống, nếp suy nghĩ, trong cách ăn ở, cách đối xử của mình với mọi người, với từng cá nhân một hay là với cả tập thể xã hội chung quanh.
Muốn tập nếp sống đó, cần thời gian rất lâu dài. Thời Phan Bội Châu theo chủ nghĩa Tam Dân chắc cụ cũng theo con tính ước đoán của Tôn Trung Sơn, cho là thời gian “giáo dục dân chủ” cho quốc dân phải mất một thế hệ. Nhưng trong một thế hệ, chắc cũng chỉ tập cho dân quen sử dụng các thủ tục dân chủ thôi. Như người dân tập sống cho quen để dám tự do bỏ phiếu chọn người đại biểu, dám ra ứng cử, dám nói, dám làm theo ước vọng của mình, dám phê phán người cầm quyền, vân vân. Còn tập cho người dân một nước cách suy nghĩ tự nhiên theo tinh thần dân chủ, tự do, ngay trong đời sống hàng ngày, thì có thể cần thời gian lâu hơn nữa.
Thí dụ như thói quen sợ hãi trước những người nắm quyền hành, đó là tinh thần nô lệ đã bám rễ trong tâm lý người Việt cũng như người Trung Hoa trong bao nhiêu thế kỷ trước. Trong Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (viết năm 1903), Phan Bội Châu mô tả những người “bình dân, bách tính” nước ta thấy bọn lại thuộc (công chức) thì sợ như hùm sói; “đến chốn nha môn khiếp sợ hơn cả con rệp ở khe giường!” Trong cùng thời gian đó, Lương Khải Siêu ở bên Tàu cũng than, “Quốc dân chúng ta quá quen với chính thể chuyên chế nô lệ, coi quốc gia là tài sản riêng của vua chúa, không phải của hạng chúng mình.”
Một thói quen của người dân những nước tự do dân chủ là họ coi cả guồng máy nhà nước là dụng cụ chung để phục vụ cho mình. Dân đến công sở làm giấy tờ có quyền yêu cầu nhân viên nhà nước làm cho mình, chỉ dẫn cho mình cách làm cho đúng luật lệ. Ngược lại, những công chức trong một nước tự do dân chủ thì tự nhiễm thói quen coi mình có bổn phận phục vụ cho người dân khi họ đến công sở; có bổn phận giúp dân làm đúng thủ tục, luật lệ. Không bao giờ một nhân viên nhà nước nhìn người dân đến sở mình như là họ đến xin ân huệ, nhờ vả mình. Guồng máy nhà nước là một nơi làm dịch vụ hành chánh giúp dân làm đúng luật lệ, công chức được trả lương để làm dịch vụ đó; chứ không được làm khó dễ dân khi họ không biết rõ luật lệ.
Người dân sống trong chế độ chuyên chế thì có những thói quen khác hẳn. Họ đến công sở mà rụt rè, lo sợ. Sợ, vì các công chức là những “chuyên gia” về thủ tục hành chánh, độc quyền sử dụng các thủ tục đó, giống như các pháp sư Ai Cập thời Thượng cổ độc quyền biết các bùa, chú, đóng vai trung gian giữa thế giới loài người với các thần thánh ở trên cao! Người dân trong chế độ chuyên chế muốn biết các bùa phép hành chánh thì phải xin các quan lại dậy bảo, giống như xin ân huệ các thần linh. Sợ sệt như con rệp nép trong khe giường, Phan Bội Châu ví không ngoa!
Xin kể một câu chuyện có thật. Một người Việt ở nước ngoài về thăm Hà Nội vào khoảng năm 1995, thời điện thoại di động chưa thịnh hành. Cô ở nhà người cháu, gia đình thuộc loại có chức vị, trong nhà có máy điện thoại. Cô muốn gọi ra ngoại quốc, nên quay số nhà Bưu Ðiện, đổi mấy số rồi cũng có người trả lời. Cô xin cho biết số của bộ phận phụ trách điện thoại ra nước ngoài, nhờ một người tìm được nhân viên phụ trách có thể hỏi về cước phí. Gặp được nhân viên đó rồi mới hỏi giờ nào được hưởng giá rẻ nhất, vân vân. Sau cuộc điện đàm kéo dài, mấy người cháu trầm trồ nói: “Cô hách quá!”
Bà cô ngạc nhiên:
_“Hách cái gì?”
_“Cô nói chuyện với mấy nhân viên Bưu Ðiện, bắt họ phải đi tìm người có thể trả lời cô, thế mà họ cũng phải chiều! Rồi giọng cô nói cũng thản nhiên y như cô nói với chúng cháu vậy!”
Bà cô lại ngạc nhiên! Bà đã thưa, hỏi rất lễ độ, lúc nào cũng nói “xin làm ơn, xin cảm ơn,” vân vân. Cái gì đã khiến cho mấy người cháu, tuổi từ 40 đến 50, nghe mà nghĩ rằng bà cô “hách?” Tất cả chỉ vì bà cô đã quen coi nhân viên công sở cũng là người cung cấp dịch vụ cho mình, mình không biết thì có quyền hỏi, họ tất nhiên sẽ lễ phép trả lời! Bà không có thói quen nhìn nhân viên nhà nước như các đấng bề trên nắm quyền ban phát ân huệ khi trả lời câu hỏi của dân chúng.
So sánh thói quen của những người dân sống trong chế độ khác nhau, dân chủ khác với độc tài, chúng ta phải tự hỏi, sau khi thể chế thay đổi thực rồi, cần phải mất bao nhiêu năm thì những người sống trong một nước độc tài chuyên chế mới tập được thói quen suy nghĩ, tập được những hành vi của người dân sống trong xã hội tự do dân chủ?
Nếu người dân một nước vẫn sợ công chức như hùm, như sói; đến công sở thì nhút nhát như con rệp trong khe giường, thì dù có ban hành một bản hiến pháp “dân chủ tuyệt vời” chăng nữa, làm sao quốc gia đó gọi là sống dân chủ được?
Một cách tập thói quen sống tự do dân chủ, là tập sinh hoạt tập thể. Vào những năm 1964 đến 1968 ở miền Nam Việt Nam có những phong trào thanh niên rất sống động. Phong trào sinh hoạt học đường đã tạo cơ hội cho các học sinh tập sống tập thể. Các hội đoàn thanh niên được tự do thành lập đã phát triển rất nhanh, trong đó phần lớn nhắm mục đích phục vụ xã hội, sinh hoạt văn nghệ, tôn giáo, vân vân. Nhưng chính khi tập họp lại để hoạt động với nhau, các thanh niên, học sinh thời đó đã tập sống các quy tắc dân chủ ngay trong tập hợp của mình. Ðó là những hạt giống gieo rắc tinh thần tự do dân chủ, nếu tiếp tục trong một thế hệ sẽ đào tạo được một xã hội công dân sống động. Chính xã hội công dân là nền tảng của chế độ dân chủ. Bởi vì chỉ khi nào người công dân trong nước tự mình tập quản trị những tổ chức, tập thể của mình, bên ngoài lãnh vực do guồng máy nhà nước lo, thì lúc đó dân mới tập sống theo tinh thần dân chủ. Chỉ khi nào xã hội công dân phát triển thì dần dần cả xã hội mới bắt đầu thấm nhuần tinh thần dân chủ tự do!
Phan Bội Châu tin rằng năm 1922 dân Việt Nam đủ trưởng thành để bắt đầu học nếp sống tự do dân chủ. Nếu bây giờ dân tộc Việt Nam mới bắt đầu, thì trong một vài thế hệ, nếp sống đó mới hy vọng thành hình. Muốn người dân tập nếp sống, nếp suy nghĩ tự do dân chủ thì phải phát triển xã hội công dân. Muốn vậy, phải trả lại ngay cho người dân các quyền như hội họp tự do, phát biểu tự do. Ðể chậm ngày nào là mang tội với tổ tiên ngày đó.
Chú thích: Bản dịch lá thư Phan Bội Châu “gửi Hy Mã tiên sinh” in trong Phan Bội Châu Toàn Tập, tập 2, nhà xuất bản Thuận Hóa, 1990, trang 22. Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư in trong Tập 1, trang 143-149.


Khi Trong lú cho người bắt cóc TXT tại Đức, đem về Việt nam để chống tham nhũng. Khi mà Việt nam vẫn còn là một Quốc gia độc tài độc quyền độc đang, thì con đường của Trung quốc soạn thảo cho Việt nam một Quốc gia hai thể chế đang được độc tài CS Việt nam độc quyền đang hình thành 




Độc tài trị...

Hà Nội bức tử dân ta
Đặc khu nghiên cứu cho nhà nước Trung...
Ngập lụt đày đọa dân tình
Sống trong cơn lũ thiên tài đảng ta
Thành Hồ... mưa lũ thành sông
Chỉ lo cướp đất bán nhà nước Trung...
Dân ta lên tiếng phân minh
Đảng ta bắt hết cho ngay vào tù
Quốc hội nhà nước nhân dân
Độc quyền đảng nắm ra luật an ninh...
Ngăn chặn tiếng nói dân ta
Quyền hành thao túng ra luật đặc khu
Bán dân bán nước dân mình
Làm giàu mau chóng xong rồi dọt vong
Mặc tình đất nước bao năm
Đảng ta phá nát dân tình nước ta
Mai đây thống nhất một nhà
Việt Trung một nước con đường đảng Ta
Học theo chủ nghĩa Mác- Lê
Con đường chỉ đạo bạo hành nhân dân
Học theo tư tưởng bác Hồ...
Dạy dân đạo đức tôn thờ ông Mao...
Bạn vàng bốn tốt nước ta
Bành trướng chủ nghĩa chiếm luôn nước mình


KN


Chiều sóng biển đông
Anh như làn sóng biển
Em là bãi cát vàng
Ôm ấp tình quê hương
Trong một buổi chiều tà
Biển đông từng réo gọi
Đây đất nước ông cha
Với hình hài chữ S
Phải giữ lấy cơ đồ
Biển đông mang tiếng khóc
Của những người bất khuất
Bảo vệ đảo quê hương
Bởi giặc Tàu xâm lược
Quê mẹ đang rên xiết
Dưới chũ nghĩa ngoại lai
Mang thế giới đại đồng
Của lũ người bán nước
KN

Mittwoch, 25. Juli 2018

Tự do dân chủ, đa đảng là mệnh lệnh của thời đại


Người cs thường lấy an ninh và độc lập quốc gia để biện hộ cho sự nhu nhược và quan hệ mật thiết với Bắc kinh hiện nay. Thực tế bên dưới đó chính là quyền lợi ích kỷ của cá nhân và tập đoàn.
Tự do dân chủ, đa đảng là mệnh lệnh của thời đại
Nguyễn Xuân Liệu, Đức Thọ
Người ta khống chế ong chúa, tức thì cả đàn phải đi theo. Pháp cũng đã áp dụng chính sách này với vn xưa kia. Để cho triều Nguyễn đôi chút quyền hành và quyền lợi, rắn mềm khác nhau, cuối cùng họ Nguyễn đã biến thành ... bù nhìn. Liệu lịch sử có đang lập lại? Liệu quân đội và công an Việt Nam có nhìn ra bản chất của giới cầm quyền, khi họ đang dần biến tướng hy sinh quyền lợi của quốc gia và nhân dân cho hạnh phúc của riêng mình?
Không dễ thấy đâu, bởi bộ máy tuyên truyền tinh vi. Nhưng bạn có thể nhận ra những điều cơ bản này như là những dấu hiệu ... đầu. Bỏ bê chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải dưới nhiều hình thức. Những nơi khó nhận ra, không có ranh giới rõ ràng, họ có thể làm ngơ cho luôn. Những nơi nằm sâu trong lãnh thổ, họ chuyển nhượng cho thuê dài hạn, hợp tác làm ăn chung nhưng quản lý an ninh yếu kém... Có nhiều từ hoa mỹ để nói lắm. Không bảo vệ nhân dân ngay trên vùng đất hay vùng biển của chính mình. Không bảo vệ an toàn sức khỏe cũng như quan tâm đến hiệu suất đầu tư cho dân tộc; số tiền bỏ ra liệu có đem lại vật chất tốt đa cho dân tộc, hay là mua hàng dỏm về xài, tiền mất tật mang. Các bạn có thấy nghe quen chăng?
Khi nước ở thế yếu ta phải nhượng bộ là điều không thể tránh khỏi. Các bộ lạc người Lào trong thời tranh chấp Việt Thái đã gió chiều nào ngã theo chiều đó để tránh chiến tranh khi họ không có chọn lựa nào khác. Người cs thường lấy an ninh và độc lập quốc gia để biện hộ cho sự nhu nhược và quan hệ mật thiết với Bắc kinh hiện nay. Thực tế bên dưới đó chính là quyền lợi ích kỷ của cá nhân và tập đoàn. Họ vẫn có chọn lựa chứ không phải đã cùng đường. Chỉ có điều chọn lựa đó là viên thuốc đắng. Tự do dân chủ, đa đảng có nghĩa là con đường độc quyền thống trị sẽ bị đe dọa, và từ đó tiền bạc quyền hành cũng biến đi luôn.
Tự đức là ông vua yếu hèn của nước ta, nhưng khi thoái trào đã để lại một câu nói lịch sử: Trẫm thà làm dân của một nước độc lập, còn hơn làm vua của một quốc gia nô lệ. Những kẻ tự xưng là yêu nước thương nòi của hậu thế có hiểu điều này chăng?
Nguyễn Xuân Liệu, Đức Thọ


Quang minh... vĩ đại...
Soi gương qua dép cô hồn...
Thấy ta xinh xắn tiêu điều thảm thương
Trường sơn từ Bắc vô Nam
Theo quân khai phóng thân ta thế này
Đảng ta quả thật quang minh
Anh hùng xin xỏ nhất danh nước mình
Đảng ta thật lắm anh tài
Tham ô vĩ đại tận tình nước ta
KN

Sao ngày đó ta ngu đến thế
Hiến máu đào cho lũ Hán gian
Mang thân mình lao ra trận chiến
Giết dân mình cho đảng quang vinh

Sonntag, 22. Juli 2018

Sống...

Sống...

Không để ý xã hội
người là kẻ ngu đần
Chỉ chăm chú xùm xụp
Kiếm cho đầy bao tử
Sống mà cứ như thế
Khác gì nô lệ đâu
Cứ đóng thuế thì thụp
Đóng tiền nuôi Hán gian
Người để ý xã hội
Mới là người có trí
Lên tiếng bảo vệ chung
Tự do của ngôn luận
Chống bất công phi pháp
Độc tài trị gây ra
Tước đoạt quyền làm người
Xã hội cho đất nước


KN



Việt Nam, Chính quyền đổ tội chống phá nhà nước độc tài là nhân dân
Vietnam, Die Regierung von Diktatur sagt, der Feind sind das Volks

Đấu tranh , khi mà Chính quyền của bạn nói với bạn , ai là kẽ thù.

Cách mạng , đó là nhiêm vụ của bạn phải tìm cho ra nguyên nhân để thay đổi


Bác mang danh kẻ sĩ
Học hàm vị này kia
Lại sĩ phu Bắc hà
Chẳng lẻ bác không biết
Dân chủ nghĩa là gì?
Bác cứ lừa dân đen
Chơi trong từng câu chữ
Dân chủ của đảng ta
Thành lập đội nhà nước
Chính quyền của nhân dân
Do dân và vì dân
Dân đâu tôi chẳng thấy
Toàn thấy sự bất công
Nền dân chủ của Bác
Sự độc tài toàn trị
Nay tôi nói bác biết
Dân chủ là của dân
Trong cá nhân tập thể
Góp ý kiến lẫn nhau
Xây dựng lên cuộc sống
Dân chủ là quyền lực
Của tập thể công dân
Sống trong một xã hội
Tự do và dân chủ
Đa đảng phái làm người
Qua sân chơi bầu cử
Là quyền lợi toàn dân
Để bảo vệ đất nước
Trước giặc nạn ngoại xâm
KN

Giống Việt Nam giúp cho Trung Quốc không...Khi hảng xưởng của Đức làm ăn với Tàu phải học 5 điều này:
Vừa rồi học xong 5 điểm quan trọng cho một xã hội hay hảng xưởng.
- Chống tham nhũng " Gegen Korruption"
-Chống hối lộ "Gegen Bestechung"
- Chống bao che, nâng đở "Gegen Schutzhülle"
- Chống sự lạm quyền của cấp trên "Gegen den Missbraucht von oben" muss Korrekt verhaten = Trên hay dưới cũng là một con người có đầy đủ sự bình quyền của một xã hội.
- Chống sự quảng cáo kinh tế, nguy cơ của phá hoại. "Đặc khu"
KN

Tự nhiên khóe mắt nồng cay
Nhìn cơn dâu bể lòng cay đắng hoài
Tự nhiên cảm thấy không mơ
Như lời đảng dạy thiên đường đảng ta
Tự nhiên trong dạ bồn chồn
Bao giờ nước mất trò hề đặc khu
Tự nhiên nhận thấy trò hề
Nhổ ra liếm lại thiên đàng Việt Nam
Tự nhiên lòng thấy nóng bừng
Không còn sợ hãi cường quyền quan tham
Tự nhiên xuất phát xuống đường
Đấu tranh giai cấp làm người dân Nam
Tự nhiên yêu nước nồng nàn
Nắm tay đoàn kết xây đời tự do...
KN

Ngày xưa học Địa Lý gọi biển Đông là biển Nam Hải của Thái Bình Dương là của Việt Nam chứ không gọi theo tên bản đồ hiện giờ là biển Nam Trung Hoa.

Ai nói...
Ai nói chính quyền hèn...
Nó chỉ nuốt nhục cúi đầu lặng thinh
Mặc cho dân tình rên la
Bạn vàng bốn tốt là người đảng ta
Học theo chủ nghĩa bác Hồ...
Danh xưng một cõi quy về Trung Hoa
Còn gì phú quý vinh hoa
Ta đây Thái Thú một trời nước Nam
KN

Bild könnte enthalten: eine oder mehrere Personen und Text

Mittwoch, 11. Juli 2018

Thứ sáu 01.07.2016 đi tham dự lễ tuyên thệ tại Thành phố Mainz. Và cũng là ngày đầu tiên nhập học, lời tuyên thệ như sau;
"Tôi xin thề chống lãng phí tiêu cực và bè phái... " Tham nhũng, hối lộ, độc tài..."và tin tưởng phục vụ cho Chính quyền Cộng Hòa Liên Bang Đức Tự do Dân chủ và đa đảng phái. Sau đó nhận "Urkunde" giấy chứng nhận nhập học công chức cao cấp của Chính quyền "Gehobener Dienst".


Chính kiến dân...

Xuống đường tiếng nói dân ta
Hoàng Trường hải đảo là nhà Việt Nam
Dân ta ở khắp năm Châu
Không cùng chí hướng độc tài Việt Nam
Ý dân đảng bóp từ lâu
Trươc ngày thống nhất nước nhà Việt Nam
Dựa dân tham nhũng bao che
Bàn tay Quốc hội độc quyền đảng ta
An ninh ru ngủ dân mình
Toàn trò mê tín thánh thần mị dân
Xã hội mạng lưới toàn cầu
Dạy dân tiếng nói làm người Việt Nam
Mở mang dân trí con người
Tự do đa đảng là quyền công dân
Độc tài ra luật an ninh...
Ngăn chặn tiếng nói làm người công dân
Lường gạt kinh tế đặc khu
Độc tài bán nước từng phần nước Nam
Mượn tay kinh tế giặc Tàu
Độc tài giúp sức giặc Tàu xâm lăng
Giống như triều Nguyễn xưa kia "Gia Long"
Mượn Tây tiếp sức giết dân nước mình
Trăm năm nô lệ thực dân
Đặc khu 99 còn gì nước Nam
Xuống đường biểu quyết ý dân
Toàn dân cương quyết không làm đặc khu
Giặc Tàu xâm chiếm nước ta
Ngàn năm nô lệ nhớ hoài không quên
Xuống đường chính nghĩa dân Nam
Tự do dân chủ đa nguyên nước nhà



KN

Sứ thần du hí nước Nam
Thiện Nhân giấu nhẹm bản đồ Việt Nam
Hoàng Trường hải đảo nước Nam
Giặc Tàu đánh chiếm cơ đồ Việt Nam
Độc tài sợ hãi mất quyền
Hợp tác hữu nghị qua luật đặc khu
Cầu hòa bốn tốt bạn vàng
Dâng luôn đất nước chiều dài biển Đông


KN
http://netnews.vn/Thu-tuong-Xin-y-kien-rong-rai-nha-khoa-hoc-nhan-dan-ve-dac-khu-kinh-te-toan-canh-su-kien-194-1839-1636829.html

Bildergebnis für rosa rubiginosa

Mittwoch, 4. Juli 2018

Thức dậy đi...Việt Nam ơi...

Thức dậy đi...Việt Nam ơi...

Khi chế độ độc tài toàn trị đảng cộng sản Việt Nam, đang cố tình lường gạt nhân dân Việt Nam để thành lập luật đặc khu cho Trung quốc 99 năm. Thì nhà nước Việt Nam đã chấp nhận bỏ Hoàng Sa và 1 phần Trường Sa cho Trung Quốc chiếm đóng làm bàn đạp xâm chiếm Việt Nam.

Quy luật điều 2 theo định ước Bá Linh "Berlin" nói rất rỏ
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc chiếm hữu thật sự trong luật pháp quốc tế bao gồm:
1. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành;
2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một vùng lãnh thổ vô chủ (res nullius) hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị từ bỏ bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó (derelicto). Việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp;
3. Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó;
4. Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình.
Một học giả Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền
cho các "bằng chứng lịch sử" về "chủ quyền
với toàn bộ Biển Đông" từ thời Tần, Hán, trên đài truyền hình
trung ương Trung Quốc CCTV, bản tiếng Anh ngày 1/7.
Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này nên mặc dù Công ước Saint Germain ngày 10/8/1919 đã hủy bỏ Định ước Berlin 1885 vì lý do thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa, các luật gia và các cơ quan tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo.

"Mỗi cuộc sống có một mức độ của một nỗi khổ riêng. Đôi khi chính nó là nguyên nhân của sự đánh thức trổi dậy trong chúng ta."

Bild könnte enthalten: Baum, Nacht, Himmel, Pflanze, Text und im Freien

Ts. TRẦN CÔNG TRỤC
Trong đấu tranh với Trung Quốc để tránh bị mắc lừa, chúng ta phải tự vũ trang cho mình khả năng và hiểu biết về luật pháp, thông lệ quốc tế trước.
LTS: Trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12/7, Trung Quốc vẫn ra sức tuyên truyền ào ạt về cái gọi là chủ quyền của họ trên Biển Đông với "bằng chứng lịch sử" và tiếp tục bác bỏ thẩm quyền, phán quyết của Tòa.
Tiến sĩ Trần Công Trục, chuyên gia về biên giới lãnh thổ và luật biển quốc tế gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này.
Ngày 1/7 kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tập trung khá nhiều vào chính sách đối ngoại, những vấn đề liên quan đến Biển Đông trong bài diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm này. Ông nhắc lại, Trung Quốc không thỏa hiệp về "chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích trên biển".
Trợ chiến cho ông, truyền thông nhà nước Trung Quốc ồ ạt đăng tải các bài phỏng vấn, những thông tin, những bằng chứng lịch sử để cố chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền không tranh cãi" của Trung Quốc với các đảo ở Biển Đông, thậm chí là toàn bộ Biển Đông.
Đây là một mũi tên truyền thông nguy hiểm nhằm vào hai đích, một là tiếp tục đánh lạc hướng dư luận quốc tế về bản chất vụ kiện của Philippines và phán quyết của PCA hòng lôi kéo sự ủng hộ của dư luận. Hai là sẵn dịp này đẩy mạnh tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với đường lưỡi bò, cũng như 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Trước những thủ đoạn tuyên truyền này của Trung Quốc, chúng ta với tư cách là bên liên quan trực tiếp có chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc xâm phạm, có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp bị Trung Quốc xâm hại cần phản ứng ra sao để tránh rơi vào bẫy Trung Quốc thiết nghĩ là điều hết sức quan trọng.
Trung Quốc đánh đồng các tranh chấp, chúng ta càng phải phân biệt rạch ròi các tranh chấp
Đến giờ này khi PCA sắp ra phán quyết, Trung Quốc vẫn tiếp tục thủ đoạn "ông nói gà, bà nói vịt", đã trót phóng lao thì phải theo lao. Tuy nhiên Bắc Kinh đang vấp phải phản ứng quyết liệt từ chính dư luận các học giả, nhà nghiên cứu chân chính trong nước, cũng như dư luận khu vực và các nước liên quan.
Điển hình như việc Ngoại trưởng Indonesia mới đây tuyên bố dõng dạc, Indonesia không có bất kỳ cái gọi là "vùng chồng lấn" nào với Trung Quốc ở Biển Đông khu vực phía Bắc quần đảo Natuna. Mặt khác, Jakarta không thừa nhận đường lưỡi bò, cũng không thừa nhận cái gọi là "vùng đánh cá truyền thống" mà Trung Quốc đưa ra.
Không dừng lại ở lời nói, chính phủ Tổng thống Joko Widodo đã triển khai một loạt chính sách, hành động bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của họ, điều mà chúng ta đã làm trong khủng hoảng giàn khoan 981 năm 2014 do Trung Quốc gây ra và nhiều lần khác Trung Quốc xâm phạm.
Về mặt pháp lý, vụ kiện của Philippines và phán quyết của PCA sắp có ngày 12/7 tới đây nếu Tòa tuyên đường lưỡi bò Trung Quốc không có căn cứ pháp lý sẽ là một đòn bẩy quan trọng để các bên liên quan tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc chống lại các hành vi leo thang, bành trướng, vi phạm luật pháp quốc tế và xâm phạm quyền lợi của các nước liên quan.
Trên Biển Đông có nhiều tranh chấp phức tạp, đan xen nhau, trong đó nổi bật hơn cả là tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tranh chấp ứng dụng, giải thích và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Đường lưỡi bò Trung Quốc là sản phẩm của việc giải thích và áp dụng sai ,vi phạm trắng trợn UNCLOS 1982.
Còn với các tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ với các đảo, các thực thể ở Hoàng Sa, Trường Sa cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình thông qua hệ thống luật pháp và thực tiễn quốc tế về thụ đắc lãnh thổ mà chúng tôi xin nhắc lại dưới đây.
UNCLOS 1982 và phán quyết của PCA tới đây không giải quyết tranh chấp lãnh thổ / chủ quyền như Trung Quốc đang tuyên truyền. UNCLOS 1982 và DOC cũng không phải căn cứ để đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông như cách hiểu của Nga hiện nay.
Căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ ở Biển Đông
Trong lịch sử phát triển lâu dài của pháp luật quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được hình thành trên cơ sở thực tiễn quốc tế, trong đó có các phương thức thụ đắc lãnh thổ.
Từ thế kỷ XVI, tình trạng tranh chấp về khu vực ảnh hưởng giữa các nước mới phát triển và lớn mạnh như Hà Lan, Anh, Pháp... với các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trở nên quyết liệt.
Bởi vậy nên Giáo hoàng Alexandre VI đã ký Sắc lệnh ngày 04/5/1493 phân chia khu vực ảnh hưởng cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở phạm vi nằm ngoài châu Âu.
Trước thực trạng đó, các cường quốc hàng hải đã tìm ra nguyên tắc pháp lý áp dụng cho việc thụ đắc lãnh thổ đối với những vùng lãnh thổ mà họ mới phát hiện. Đó là nguyên tắc "quyền ưu tiên chiếm hữu ", hay còn được gọi là nguyên tắc "quyền phát hiện ".
Nguyên tắc này dành quyền ưu tiên chiếm hữu một vùng lãnh thổ cho quốc gia nào đã phát hiện vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc "quyền phát hiện" chưa bao giờ tự nó đem lại chủ quyền quốc gia cho quốc gia đã phát hiện ra vùng lãnh thổ mới đó.
Bởi vì, người ta không thể xác định được thế nào là phát hiện? Giá trị pháp lý của việc phát hiện? Ai là người phát hiện trước? Lấy gì để ghi dấu hành vi phát hiện đó?...
Vì thế, việc phát hiện đã nhanh chóng được bổ sung bằng việc chiếm hữu trên danh nghĩa, nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ phải để lại dấu tích trên vùng lãnh thổ mới phát hiện ra đó.
Mặc dù vậy, nguyên tắc "chiếm hữu danh nghĩa" không những không thể giải quyết được một cách cơ bản những tranh chấp phức tạp giữa các cường quốc đối với các vùng "đất hứa", đặc biệt là những vùng lãnh thổ thuộc châu Phi và các hải đảo nằm cách xa đất liền hàng ngàn, hàng vạn hải lý.
Chẳng những thế, nguyên tắc này còn ngày càng dẫn đến những đối đầu quyết liệt hơn giữa các cường quốc vì người ta không thể lý giải được cụ thể cái "danh nghĩa" đã được lập ra bao giờ và tồn tại như thế nào.
Vì vậy, sau Hội nghị về châu Phi năm 1885 của 13 nước châu Âu và Hoa Kỳ và sau khóa họp của Viện Pháp luật quốc tế ở Lausanne (Thụy Sĩ) năm 1888, người ta đã thống nhất áp dụng một nguyên tắc thụ đắc mới. Đó là nguyên tắc "chiếm hữu thật sự".
Điều 3, Điều 34 và Điều 35 của Định ước Berlin ký ngày 26/6/1885 đã xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và các điều kiện chủ yếu để có việc chiếm hữu thật sự như sau:
- "Phải có thông báo về việc chiếm hữu cho các quốc gia ký Định ước nói trên";
- "Phải duy trì trên vùng lãnh thổ mà nước đã thực hiện hành vi chiếm hữu trên vùng lãnh thổ ấy một quyền lực đủ để khiến cho các quyền của nước chiếm hữu được tôn trọng... ".
Tuyên bố của Viện Pháp luật quốc tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh: "...mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên danh nghĩa chủ quyền... thì phải là thật sự, tức là thực tế, không phải là danh nghĩa".
Chính Tuyên bố này đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thực sự của Định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế để xem xét giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia trên thế giới.
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc chiếm hữu thật sự trong luật pháp quốc tế bao gồm:
1. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành;
2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một vùng lãnh thổ vô chủ (res nullius) hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị từ bỏ bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó (derelicto). Việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành động phi pháp;
3. Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó;
4. Việc thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình.
Một học giả Trung Quốc đang ra sức tuyên truyền
cho các "bằng chứng lịch sử" về "chủ quyền
với toàn bộ Biển Đông" từ thời Tần, Hán, trên đài truyền hình
trung ương Trung Quốc CCTV, bản tiếng Anh ngày 1/7.
Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này nên mặc dù Công ước Saint Germain ngày 10/8/1919 đã hủy bỏ Định ước Berlin 1885 vì lý do thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa, các luật gia và các cơ quan tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo.
Chẳng hạn, Tòa Trọng tài Thường trực vào tháng 04/1928 đã vận dụng nguyên tắc này để xử vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan hay phán quyết của Tòa án Quốc tế vì Công lý (ICJ) của Liên Hợp Quốc tháng 11/1953 đối với vụ tranh chấp chủ quyền giữa Anh và Pháp về các đảo Minquiers và Ecrchous...
Gần đây hơn, ICJ đã ra phán quyết Malaysia thắng trong vụ kiện với Indonesia vào tháng 12/2002 về chủ quyền đối với Pulau Ligitan và Pulau Sipadan vì Tòa nhận thấy rằng, Malaysia đã thực hiện một cách thường xuyên một loạt các hoạt động của nhà nước.
Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý nói trên, đối chiếu với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do các bên tranh chấp nêu ra, chúng ta chắc chắn sẽ có được những nhận xét khách quan và khoa học về quyền "thụ đắc lãnh thổ " đối với hai quần đảo này.
Cái bẫy nguy hiểm mang tên "bằng chứng lịch sử" Trung Quốc đang giăng ra, không cảnh giác chúng ta dễ mắc
Mỗi khi phía Trung Quốc tung ra các tài liệu lịch sử, bằng chứng lịch sử như thư tịch, bản đồ như cái gọi là "cuốn sách 600 tuổi về chủ quyền Trung Quốc với Hoàng Sa, Trường Sa" mà truyền thông vừa nêu trong thời gian qua, xu hướng chung của dư luận phản bác lại Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở bản thân tài liệu đó như nội dung, tính xác thực...mà quên mất một điểm tối quan trọng.
Đó là trước hết phải xác định được bản chất tranh chấp, đối tượng tranh chấp và khung pháp lý, hoặc nói nôm na là hệ quy chiếu giải quyết vấn đề tranh chấp đó trước, sau đó mới đến bản thân các tài liệu.
Bản đồ, thư tịch về chủ quyền lãnh thổ có rất nhiều, nhưng nó chỉ có giá trị trong đấu tranh pháp lý khi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cùng các quyết định hành chính thể hiện ý chí nhà nước trong việc xác lập, tuyên bố và thực thi chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế.
Không phải bản đồ nào, thư tịch nào cũng có giá trị khẳng định chủ quyền của một nhà nước đối với vùng lãnh thổ. Nếu chúng ta không xác định trước một "hệ quy chiếu" pháp lý chuẩn mực về tranh chấp lãnh thổ, mà lập tức nhảy vào phản bác, tranh cãi với Trung Quốc trên các "bằng chứng lịch sử" cụ thể họ đưa ra, chúng ta sẽ mắc bẫy.
Bởi lẽ việc đầu tiên là phải sàng lọc trong số những "bằng chứng" mà Trung Quốc đưa ra, cái nào có giá trị pháp lý để chứng minh cho yêu sách của họ, cái nào phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế về thụ đắc lãnh thổ. Việc thứ hai mới là xem xét nội dung của các bằng chứng lịch sử là thư tịch, bản đồ.
Nhận xét, đánh giá về những “bằng chứng” mà Trung Quốc đã và đang khai thác để bảo vệ cho những yêu sách phi lý của họ, Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu kết luận:
"Người Trung Quốc cách đây khá lâu đã biết ở Biển Đông có nhiều đảo mọc rải rác, nhưng điều đó không đủ làm cơ sở pháp lý để bảo vệ cho lập luận rằng, Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khám phá, khai thác và quản lý hai quần đảo này”.
Nhận xét này không phải chỉ từ các học giả quốc tế mà ngay cả những học giả Trung Quốc cũng đã có những nhận xét chuẩn xác và khách quan trước tình hình Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách sưu tầm, viện dẫn nghiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa”: “Nhưng chứng cứ đó có ý nghĩa ngày càng nhỏ trong luật quốc tế hiện đại…, chứng cứ thật sự có sức thuyết phục chính là sự kiểm soát thực sự. Anh nói chỗ đó của anh, vậy anh đã từng quản lý nó chưa, người ở đó có phục tùng sự quản lý của anh không, có phải người khác không có ý kiến gì không? Nếu đáp án của những câu hỏi này đều là “có” thì anh thắng là điều chắc. Ở Nam Sa, chúng ta không có được điều đó.” Giáo sư Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc, người viết nhiều bài phê phán những quan điểm sai trái của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đăng trên mạng xã hội Weibo và diễn đàn mạng Sina. Chính trong quá trình đàm phán hoạch định biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc, chúng ta đã tiến hành theo nguyên tắc, trình tự này nên tránh được không ít rắc rối do "mê hồn trận" bằng chứng lịch sử mà Trung Quốc giăng ra. Ngoài ra còn chưa kể đến những tài liệu lịch sử, ngoại giao không có giá trị pháp lý vẫn đang được Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền gây bất lợi cho ta, như tài liệu Trung Quốc nộp lên Liên Hợp Quốc năm 2009.
Nếu cứ lập luận dựa vào "bằng chứng lịch sử" mà thiếu một hệ quy chiếu pháp lý quốc tế như cách Trung Quốc đang làm hiện nay, Việt Nam chúng ta có thể căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thư cũng có thể đòi chủ quyền lãnh thổ đến tận phía Nam sông Dương Tử! Như vậy thế giới này loạn mất.
Tóm lại, trước các thủ đoạn tuyên truyền dựa vào tài liệu lịch sử, địa lý, khảo cổ mà Trung Quốc đưa ra về Biển Đông, chúng ta cần tiếp cận một cách thận trọng, nghiên cứu và phản biện trên tinh thần luật pháp quốc tế mà theo tôi gồm có 3 bước:
Một là xác định vấn đề và khoanh vùng phạm vi tranh chấp, đối tượng tranh chấp, thời gian nảy sinh tranh chấp: Nếu là tài liệu về đường lưỡi bò, hoặc đòi "chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông" thì việc đầu tiên là phải xác định, đây là vấn đề giải thích, áp dụng UNCLOS 1982 về các vùng biển chứ không phải tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ như đối với các thực thể ở Hoàng Sa hay Trường Sa.
Hai là xác định hệ quy chiếu pháp lý, căn cứ pháp lý quốc tế để xác định tài liệu đó, "bằng chứng lịch sử" đó có giá trị đàm phán hoặc tranh tụng trước tòa hay không.
Thông thường những thư tịch không mang tính nhà nước, tác phẩm văn học, gia phả, ghi chép cá nhân, sử sách thuần túy chỉ mang tính chất tham khảo nghiên cứu. Những thư tịch mang tính chất văn bản nhà nước thể hiện ý chí nhà nước trong việc xác lập, tuyên bố và thực thi chủ quyền mới có giá trị đấu tranh.
Giống như khi đàm phán phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì Công ước Pháp - Thanh 1887 và Công ước Pháp - Thanh 1895 làm căn cứ hoạch định đàm phán, thì mọi bằng chứng lịch sử chỉ có giá trị khi nó phù hợp với nội dung Công ước này. Ngoài ra các tài liệu khác không có giá trị pháp lý mà chỉ để tham khảo.
Bước thứ 3 mới bắt đầu đi vào xem xét các bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý theo nguyên tắc pháp lý các bên đã thỏa thuận, theo luật pháp và thông lệ quốc tế để tìm hiểu chúng có giá trị đến đâu.
Như vậy, trong đấu tranh với Trung Quốc để tránh bị mắc lừa, chúng ta phải tự vũ trang cho mình khả năng và hiểu biết về luật pháp, thông lệ quốc tế trước, sau đó mới triển khai các vấn đề tiếp theo về tài liệu, bằng chứng.
Nếu không, chúng ta bỏ cả đống tiền tìm mua bản đồ, tài liệu về trưng bày, triển lãm...rồi cuối cùng “tiền mất, tật mang”, thậm chí là đã vô tình “ủng hộ” cho quan điểm “chủ quyền lịch sử” mà hiện nay đang bị những thế lực theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi lợi dụng để phục vụ cho tham vọng chính trị của họ…
Ts Trần Công Trục/Giáoduc.net