Yêu Nưóc- Anh Hùng Dân Tộc.
Yêu nưóc thì ai cũng có thể yêu nưóc, nói yêu nưóc, và thể hiện lòng yêu nưóc của mình nhiều cách, nhiều trưòng hợp. Nhưng trở thành anh hùng dân tộc thì không phải ai cũng trở thành được. Nó đòi hỏi một bưóc thật dài, cũng có thể rất ngắn, nhưng phải thật lớn từ chính bản thân, để trở thành “Anh Hùng” trước, nghĩa làm đưọc nhiều chuyện hơn người bình thường, và ảnh hưởng hành trạng phi thường của ngưòi “anh hùng” phải khởi đi từ lòng đại nghĩa vì dân vì nưóc, có giá trị tích cực và phải thật rộng bao quát ảnh huởng lên cả dân tộc! Như thế mới được gọi là anh hùng Dân Tộc (anh hùng của cả dân tộc, chứ không phải anh hùng của một phe nhóm định kiến chính trị, hay của một thành phần nào đó của dân tộc). Tào Tháo (của Tầu), Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Nhạc (của Ta), là những tay “anh hùng kiệt xuất” của thời đại họ- nhưng chắc chắn không phải là anh hùng dân tộc của Tầu, của Ta! Cho nên một ngưòi yêunưóc, và một ngưòi là anh hùng, và một người trở thành anh hùng dân tộc khác xa nhau lắm! Ông đội Cấn, từng là Việt gian, tay sai thầy đội cho Pháp. Nhưng khi ông gặp được nhà ái quốc Lương Ngọc Quyến lúc ở nhà tù, do đội Cấn cai quản, chỉ cho con đường sáng vì đại nghĩa dân tộc, ông đội Cấn đã vượt một bưóc thật dài để làm chuyện phi thưòng: vất bỏ quyển lợi an nguy bản thân, gia đình vì lòng yêu nưóc, yêu dân tộc, nổi lên đánh lại Pháp- sau 3 tháng cầm cự, thế yếu ông tuẫn tiết-[5][1] Hành trạng “anh hùng” của ông ngắn ngủi nhưng giá trị tích cực lan khắp cả chiều dài, chiều ngang của lịch sử Việt Nam, nhân dân không ai không mến phục (Trừ Hồ ChíMinh và cha con nhà Ngô Đình Diệm.)
Đấy! Chúng ta thấy yêu nước chưa chắc đã là anh hùng dân tộc! Nhưng anh hùng dân tộc thì chắc chắn là đã yêu nưóc trước rồi! Vì vậy, muốn xét một ngưòi anh hùng nào có phải là anh hùng dân tộc hay không, trưóc tiên hãy cứ xét kẻ “anh hùng” đó có yêu nưóc, yêu dân không đã! Nếu đã không yêu nưóc yêu dân thì chẳng thể nào trở thành anh hùng dân tộc được nữa!
Vậy yêu nưóc là gì? Làm sao biết một ngưòi yêu nưóc? Bởi vì ai cũng nói yêu nưóc! Và chúng ta thưòng nghe những tranh luận biện minh rằng : “Tôi yêu nưóc cái cách của tôi! Anh, Chị yêu nước theo cách của anh chị, chớ gì mà cứ phê phán nhau!” Có thật sự lòng yêu nước khó biết đến vậy chăng?
Thật ra muốn biết ai yêu nưóc dễ ợt! Nhưng phải hiểu cái chữ "nước" này nó ở đâu ra trước đã!
Dĩ nhiên, Nước có nghĩa là Đất Nưóc, Quốc Gia, nhỏ thì đi từ trong ý niệm làng nước ra đến ngoài là cái quốc gia có lãnh thổ và chính quyền, nhưng khi nói yêu nưóc, “ái quốc” thì ý niệm Nưóc hay Quốc không ngưng lại ở chỗ này? Cụ Nguyễn Trãi dạy "lật thuyền mới thấy dân như nước"! Dẫu cụ có ý nói “sức tràn của nưóc” nhưng rõ chính "nước" là dân vậy.
Theo lý thuyết cổ đại của Việt Nam ta, xã tắc, hay quốc gia, không chỉ là một thực thể chính trị, nhà nưóc , lãnh thổ, mà nó bao gồm nhân dân, những cái gần cận sát da , sát thịt của “con ngưòi” là cái mái nhà của mỗi ngưòi. Mà khi nói “nhà” thì người Việt ta nói đến mình, nói đến những ngưòi thân yêu của mình sống dưói mái nhà ấy. Chứ không phải cái “nhà” bằng ngói, gạch xây đưọc, phá được hoặc bán được. Cho nên các cụ mình, vợ chồng mới gọi nhau là “mình ơi” và khi đề cập đến vợ hay chồng mình với ai thì nói “nhà tôi”.
Chính vì quan niệm nhân chủ như vậy, coi trọng con ngưòi như vậy mà trong Nho Giáo, Mạnh tử cũng nhấn mạnh “Dân vi quí, xã tác thứ chì quân vi khinh.” Dân quí trọng nhất, sau đó mới đến lãnh thổ, còn nhà nưóc, chế độ chính trị, thì xếp hạng bét! Mà ngay hiện nay trong quan niệm về dân chủ cũng như thế. Tất cả phải do dân, từ dân, và vì dân! Cho nên mới gọi chính quyền (legitimate authority), còn đã không phải do, từ dân, vì dân thì không chính đáng (illegitimate authority) chỉ là ngụy quyền! Vì thế chữ Nước,(quốc) là tổng hợp ba thành tố, chính quyền, lãnh thổ, nhân dân, mà trong đó nhân dân đứng hàng đầu!
“Cho nên yêu nước tức là phải yêu dân trưóc, yêu nưóc và yêu dân không thể tách rời. Cũng như khi nói tôi yêu mái nhà của tôi tức là tôi yêu những ngưòi cùng sống với tôi trong đó, là vợ chồng con cái, hay cha mẹ anh chị em của tôi. Chứ không phải yêu cái mái nhà lá, nhà ngói, tưòng gạch tưòng vôi v.v cái nhà vật thể có thể bỏ đi, bán đi hoặc cho thuê! Cái giới hạn của ngôn ngữ cụ thể, cũng như cái bao quát của ngôn ngữ trừu tượng, đặc biệt của Việt Nam ở chỗ này. Yêu nước, ái quốc, chữ nước, chữ quốc không còn chỉ mảnh giang sơn, lãnh thổ mà trên hết là người dân. Yêu nước tự nhiên, tự nó đã là yêu dân. Hay phải nói đúng hơn rằng phải yêu dân rồi mới yêu nước được. Như thế, không thể nói yêu nước nhưng không yêu dân được. Nếu không yêu dân mà nói yêu nước thì chỉ là cái yêu quyền, yêu lợi! Nói thẳng ra là bốc phét!!!
Đất và nước là vật hữu hình, nhưng khi chữ “nước” nằm trong "lòng yêu", nó bao gồm tính trừu tượng tinh thần tổng hợp nhân, thần, và vật: nhân dân, quần chúng đứng hàng đầu. Sau đó mới là thần, thần nhân, thần vật, thần khí, ta gọi là hồn thiêng sông núi, sau cuối mới đến cơ chế chính quyền nhà cửa đất đai, vườn tược của mình. Nó mang theo những hành động cụ thể bắt buộc, vì "lòng yêu nước" không chỉ nói, phát ra từ phổi, mà bằng quả tim, khối óc. Có người nào yêu nước mà không bất bình khi thấy đồng bào mình bị ngoại nhân hành hạ khinh bỉ, đọa đầy. Có ai yêu nước lại có thể dửng dưng trước thảm cảnh khốn cùng của đồng bào mình? Trong Bình Ngô Đại Cáo, cụ Nguyễn Trãi đã diễn tả những cảnh khốn cùng của nhân dân từ lòng bất bình của một người yêu nước. Yêu nước tự nó đã có yêu dân, như dân chủ tự nó đã là đa đảng. Không thể nói yêu nước mà không yêu dân, cũng như không thể nói dân chủ mà độc đảng vậy. Cho nên hễ độc đảng tức là phi dân chủ, không tự do. Và hễ không yêu dân, ức hiếp dân, khinh dân, để dân đói khổ, lạc hậu tức là không yêu nước.”[6][2] Có ai đánh vợ mắng con, bỏ bê vợ con, ngoại tình, mèo mả gà đồng, hoặc bán vợ đợ con rồi mở miệng nói tôi yêu quí gia đình vợ chồng con cái tôi tôi không? Đấy chữ Gia trong Quốc Gia là Gia đình, là những ngưòi cùng với mình sống dưói cái mái nhà đó! Tức là “Con Người”. Không hiểu đưọc lý lẽ cơ bản này thì chui đầu vào nhà xí mà chết đi. Sống chật đất làm phí giờ ngưòi khác!!!
Hiểu những ý niệm cơ bản về Quốc Gia như vậy ta mới thấy rất là dễ dàng nhận định một ngưòi có yêu nưóc hay không! Cứ xét xem có yêu dân hay không?
Mà xét đến lãnh đạo và một chế độ có yêu dân hay không thì lại càng dễ hơn nữa!
Không thể nói yêu nước khi sẵn sàng dâng đất cho người ngoại bang và càng không thể nói yêu nước khi sẵn sàng đưa đàn bà con gái cho ngoại bang làm quà hay cùng vui chơi hưởng lạc với đồng minh, đồng chí trên thân xác nhân dân mình. Như cả hai chế độ Nam Bắc đều đã phạm. Đặc biệt anh em Diệm đã đưa cả "đoàn phụ nữ liên đới" của vợ Nhu đem làm quà cho khách ngoại quốc! Càng không thể đem xuất khẩu đồng bào mình để lấy vàng lấy ngoại tệ, như đám đầu lãnh CSVN đã tổ chức “vượt biên” hợp pháp! Rồi bây giờ xuất khẩu lao động kiểu đem con bỏ chợ!
Cũng không thể nói yêu nước khi thẳng tay cắt cổ, hành hạ đồng bào mình, đem đồng bào mình, những người nuôi nấng mình giúp đỡ mình ra đấu tố- Xúi dục tuổi trẻ chửi cha mắng mẹ chà đạp đạo lý Việt Nam; hoặc cùng ngoại nhân hay để mặc ngoại nhân hành hạ bắn giết đồng bào mình, bỏ bom đồng bào mình rồi vỗ tay ăn mừng chiến công chiến thắng. Yêu nước thì không thể đàn áp nhân dân vì niềm tin tôn giáo của họ được. Yêu nước thì không thể gian trá coi thường niềm tin linh thiêng của dân tộc, bất chấp ngày Tết, gây chiến tranh biến đêm giao thừa linh thiêng văn hiến thành ngày giỗ tang của hàng ngàn đồng bào mình như Mậu Thân được. Yêu nước lại không thể bắt bớ nhân sĩ khi người ta lên tiếng nói phê bình bất bạo động được.
Những cái "yêu nước" bệnh hoạn ấy nhân dân bẩn tai không muốn nghe, dơ mắt không muốn nhìn. Đấy có ai còn muốn hô hào “cụ Diệm” hay “bác Hồ” yêu nưóc nữa không?
Posted by Kunieda Aoi Huynh
"Một kiếm sĩ dành cả một đời sống của mình tận tụy những điều gì mình đã học để hành cho cuộc sống tốt đẹp.
Khi bạn nhìn lại những việc làm của bạn có sự tác động lợi ích cho tất cả, Bạn là một kiếm sĩ?
Với cái gì để phục vụ cho đời sống của bạn?"
Khi bạn nhìn lại những việc làm của bạn có sự tác động lợi ích cho tất cả, Bạn là một kiếm sĩ?
Với cái gì để phục vụ cho đời sống của bạn?"
Leben ohne Angst, ohne die Wahrheit zu verbergen . Durch sein eigenes Gewissen , die eine bekannte Lebensunterhalt für sich selbst und für die Menschen ist, Mit Kraft und Mut das Vertrauen auf ein besseres Leben und mehr sinnvoll?
Sống không sợ hãi,không giấu diếm sự thật. Bằng chính lương tri của mình, đó là một người biết sống cho mình và cho người
Với sức mạnh lòng can đảm và tự tin của bạn cho một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn?
Với sức mạnh lòng can đảm và tự tin của bạn cho một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn?
Yêu nước là gì...
Yêu nước là yêu tiếng nói tự do ngôn luận, trong sự dân chủ, của một xạ hội đa nguyên của mình và của người. Để bảo vệ đất nước và xây dựng con người của lẻ phải. Chứ không phải yêu nước là yêu đảng, cho sự độc tài trị của lòng tham để tiêu diệt và phá hoại đất nước cùng con người.