Montag, 30. Mai 2016

Vô ngã – chưa phải là điểm dừng


Buddha_14

"Đức Phật đã quá tuyệt vời khi Ngài đã khám phá được sự thật về cái trần gian giả tạm; mọi sự vật hiện tượng trong đời chỉ là hư ảo phù hoa. Hãy tỉnh giác để thong dong vui sống trong cuộc đời giả tạm này. Nhờ giác ngộ được Vô Ngã, nhận ra lẽ thật phũ phàng, chúng ta mới can đảm nói rằng: “Sống chết như đi về, ái ân là trò dâu bể”. Nhận thức rõ thân xác được kết hợp bằng thân Năm Uẩn, nó không thể nào tồn tại vĩnh cửu, nhưng con người không còn chỗ nào để bám trụ thì phải chấp nó, bám vào nó để có cái Tôi cái Ta tạm thời mà tồn tại.
Thực tế, do con người không giác ngộ, nên mượn cái giả làm chơn, rồi chấp chặt vào nó, cho nó là thật nên bị khổ đau hoài.
Kinh Niết Bàn nêu về chữ Ngã hay lời tuyên ngôn đản sanh của Phật là thuyết minh cho cái vô ngôn, để chỉ cho cái tuyệt đối, để chỉ cho cái bất sanh bất diệt bằng từ Ngã, là từ then chốt nhất, là mục đích tối thượng mà bao nhiêu ngàn năm con người đang tìm cầu nó, giải mã nó (chơn ngã).
Cũng vậy, thân xác tứ đại này đâu phải là thân xác thật, nó tạm có trong vô thường. Phải giác ngộ về điều này để thấy rằng vô ngã là đường cùng của nhận thức về sự sống. Nhận ra được đường cùng này chúng ta sẽ hiển lộ được cái bất tử tức Niết Bàn, chân như. Chân như không phải do tìm mà có, chân như là cái bất sinh bất diệt ngay trong sanh diệt, nhưng phải từ bỏ cái sinh diệt rồi thì bất diệt hiện tiền."

"chân như là cái bất sinh bất diệt ngay trong sanh diệt, nhưng phải từ bỏ cái sinh diệt rồi thì bất diệt hiện tiền."

Theo sự suy luận của mình để đúc kết: Chỉ có sự thật sẽ dẫn dắt con người chúng ta tới sự giác ngộ bản thân để mà đạt tới Niết Bàn. Niết Bàn không ở đâu xa nó nằm ở ngay trong tâm của chúng ta. "Ta là phật đã thành chúng sanh là Phật sẽ thành". Đó là cái bất tử " Chân ngã".

 http://quangduc.com/a53390/vo-nga-chua-phai-la-diem-dung#.U4bqtHKrWkY.facebook

Yêu nước là gì... ?


Yêu Nưóc- Anh Hùng Dân Tộc.
Yêu nưóc thì ai cũng có thể yêu nưóc, nói yêu nưóc, và thể hiện lòng yêu nưóc của mình nhiều cách, nhiều trưòng hợp. Nhưng trở thành anh hùng dân tộc thì không phải ai cũng trở thành được. Nó đòi hỏi một bưóc thật dài, cũng có thể rất ngắn, nhưng phải thật lớn từ chính bản thân, để trở thành “Anh Hùng” trước, nghĩa làm đưọc nhiều chuyện hơn người bình thường, và ảnh hưởng hành trạng phi thường của ngưòi “anh hùng” phải khởi đi từ lòng đại nghĩa vì dân vì nưóc, có giá trị tích cực và phải thật rộng bao quát ảnh huởng lên cả dân tộc! Như thế mới được gọi là anh hùng Dân Tộc (anh hùng của cả dân tộc, chứ không phải anh hùng của một phe nhóm định kiến chính trị, hay của một thành phần nào đó của dân tộc). Tào Tháo (của Tầu), Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Nhạc (của Ta), là những tay “anh hùng kiệt xuất” của thời đại họ- nhưng chắc chắn không phải là anh hùng dân tộc của Tầu, của Ta! Cho nên một ngưòi yêunưóc, và một ngưòi là anh hùng, và một người trở thành anh hùng dân tộc khác xa nhau lắm! Ông đội Cấn, từng là Việt gian, tay sai thầy đội cho Pháp. Nhưng khi ông gặp được nhà ái quốc Lương Ngọc Quyến lúc ở nhà tù, do đội Cấn cai quản, chỉ cho con đường sáng vì đại nghĩa dân tộc, ông đội Cấn đã vượt một bưóc thật dài để làm chuyện phi thưòng: vất bỏ quyển lợi an nguy bản thân, gia đình vì lòng yêu nưóc, yêu dân tộc, nổi lên đánh lại Pháp- sau 3 tháng cầm cự, thế yếu ông tuẫn tiết-[5][1] Hành trạng “anh hùng” của ông ngắn ngủi nhưng giá trị tích cực lan khắp cả chiều dài, chiều ngang của lịch sử Việt Nam, nhân dân không ai không mến phục (Trừ Hồ ChíMinh và cha con nhà Ngô Đình Diệm.)
Đấy! Chúng ta thấy yêu nước chưa chắc đã là anh hùng dân tộc! Nhưng anh hùng dân tộc thì chắc chắn là đã yêu nưóc trước rồi! Vì vậy, muốn xét một ngưòi anh hùng nào có phải là anh hùng dân tộc hay không, trưóc tiên hãy cứ xét kẻ “anh hùng” đó có yêu nưóc, yêu dân không đã! Nếu đã không yêu nưóc yêu dân thì chẳng thể nào trở thành anh hùng dân tộc được nữa!
Vậy yêu nưóc là gì? Làm sao biết một ngưòi yêu nưóc? Bởi vì ai cũng nói yêu nưóc! Và chúng ta thưòng nghe những tranh luận biện minh rằng : “Tôi yêu nưóc cái cách của tôi! Anh, Chị yêu nước theo cách của anh chị, chớ gì mà cứ phê phán nhau!” Có thật sự lòng yêu nước khó biết đến vậy chăng?
Thật ra muốn biết ai yêu nưóc dễ ợt! Nhưng phải hiểu cái chữ "nước" này nó ở đâu ra trước đã!
Dĩ nhiên, Nước có nghĩa là Đất Nưóc, Quốc Gia, nhỏ thì đi từ trong ý niệm làng nước ra đến ngoài là cái quốc gia có lãnh thổ và chính quyền, nhưng khi nói yêu nưóc, “ái quốc” thì ý niệm Nưóc hay Quốc không ngưng lại ở chỗ này? Cụ Nguyễn Trãi dạy "lật thuyền mới thấy dân như nước"! Dẫu cụ có ý nói “sức tràn của nưóc” nhưng rõ chính "nước" là dân vậy.
Theo lý thuyết cổ đại của Việt Nam ta, xã tắc, hay quốc gia, không chỉ là một thực thể chính trị, nhà nưóc , lãnh thổ, mà nó bao gồm nhân dân, những cái gần cận sát da , sát thịt của “con ngưòi” là cái mái nhà của mỗi ngưòi. Mà khi nói “nhà” thì người Việt ta nói đến mình, nói đến những ngưòi thân yêu của mình sống dưói mái nhà ấy. Chứ không phải cái “nhà” bằng ngói, gạch xây đưọc, phá được hoặc bán được. Cho nên các cụ mình, vợ chồng mới gọi nhau là “mình ơi” và khi đề cập đến vợ hay chồng mình với ai thì nói “nhà tôi”.
Chính vì quan niệm nhân chủ như vậy, coi trọng con ngưòi như vậy mà trong Nho Giáo, Mạnh tử cũng nhấn mạnh “Dân vi quí, xã tác thứ chì quân vi khinh.” Dân quí trọng nhất, sau đó mới đến lãnh thổ, còn nhà nưóc, chế độ chính trị, thì xếp hạng bét! Mà ngay hiện nay trong quan niệm về dân chủ cũng như thế. Tất cả phải do dân, từ dân, và vì dân! Cho nên mới gọi chính quyền (legitimate authority), còn đã không phải do, từ dân, vì dân thì không chính đáng (illegitimate authority) chỉ là ngụy quyền! Vì thế chữ Nước,(quốc) là tổng hợp ba thành tố, chính quyền, lãnh thổ, nhân dân, mà trong đó nhân dân đứng hàng đầu!
“Cho nên yêu nước tức là phải yêu dân trưóc, yêu nưóc và yêu dân không thể tách rời. Cũng như khi nói tôi yêu mái nhà của tôi tức là tôi yêu những ngưòi cùng sống với tôi trong đó, là vợ chồng con cái, hay cha mẹ anh chị em của tôi. Chứ không phải yêu cái mái nhà lá, nhà ngói, tưòng gạch tưòng vôi v.v cái nhà vật thể có thể bỏ đi, bán đi hoặc cho thuê! Cái giới hạn của ngôn ngữ cụ thể, cũng như cái bao quát của ngôn ngữ trừu tượng, đặc biệt của Việt Nam ở chỗ này. Yêu nước, ái quốc, chữ nước, chữ quốc không còn chỉ mảnh giang sơn, lãnh thổ mà trên hết là người dân. Yêu nước tự nhiên, tự nó đã là yêu dân. Hay phải nói đúng hơn rằng phải yêu dân rồi mới yêu nước được. Như thế, không thể nói yêu nước nhưng không yêu dân được. Nếu không yêu dân mà nói yêu nước thì chỉ là cái yêu quyền, yêu lợi! Nói thẳng ra là bốc phét!!!
Đất và nước là vật hữu hình, nhưng khi chữ “nước” nằm trong "lòng yêu", nó bao gồm tính trừu tượng tinh thần tổng hợp nhân, thần, và vật: nhân dân, quần chúng đứng hàng đầu. Sau đó mới là thần, thần nhân, thần vật, thần khí, ta gọi là hồn thiêng sông núi, sau cuối mới đến cơ chế chính quyền nhà cửa đất đai, vườn tược của mình. Nó mang theo những hành động cụ thể bắt buộc, vì "lòng yêu nước" không chỉ nói, phát ra từ phổi, mà bằng quả tim, khối óc. Có người nào yêu nước mà không bất bình khi thấy đồng bào mình bị ngoại nhân hành hạ khinh bỉ, đọa đầy. Có ai yêu nước lại có thể dửng dưng trước thảm cảnh khốn cùng của đồng bào mình? Trong Bình Ngô Đại Cáo, cụ Nguyễn Trãi đã diễn tả những cảnh khốn cùng của nhân dân từ lòng bất bình của một người yêu nước. Yêu nước tự nó đã có yêu dân, như dân chủ tự nó đã là đa đảng. Không thể nói yêu nước mà không yêu dân, cũng như không thể nói dân chủ mà độc đảng vậy. Cho nên hễ độc đảng tức là phi dân chủ, không tự do. Và hễ không yêu dân, ức hiếp dân, khinh dân, để dân đói khổ, lạc hậu tức là không yêu nước.”[6][2] Có ai đánh vợ mắng con, bỏ bê vợ con, ngoại tình, mèo mả gà đồng, hoặc bán vợ đợ con rồi mở miệng nói tôi yêu quí gia đình vợ chồng con cái tôi tôi không? Đấy chữ Gia trong Quốc Gia là Gia đình, là những ngưòi cùng với mình sống dưói cái mái nhà đó! Tức là “Con Người”. Không hiểu đưọc lý lẽ cơ bản này thì chui đầu vào nhà xí mà chết đi. Sống chật đất làm phí giờ ngưòi khác!!!
Hiểu những ý niệm cơ bản về Quốc Gia như vậy ta mới thấy rất là dễ dàng nhận định một ngưòi có yêu nưóc hay không! Cứ xét xem có yêu dân hay không?
Mà xét đến lãnh đạo và một chế độ có yêu dân hay không thì lại càng dễ hơn nữa!
Không thể nói yêu nước khi sẵn sàng dâng đất cho người ngoại bang và càng không thể nói yêu nước khi sẵn sàng đưa đàn bà con gái cho ngoại bang làm quà hay cùng vui chơi hưởng lạc với đồng minh, đồng chí trên thân xác nhân dân mình. Như cả hai chế độ Nam Bắc đều đã phạm. Đặc biệt anh em Diệm đã đưa cả "đoàn phụ nữ liên đới" của vợ Nhu đem làm quà cho khách ngoại quốc! Càng không thể đem xuất khẩu đồng bào mình để lấy vàng lấy ngoại tệ, như đám đầu lãnh CSVN đã tổ chức “vượt biên” hợp pháp! Rồi bây giờ xuất khẩu lao động kiểu đem con bỏ chợ!
Cũng không thể nói yêu nước khi thẳng tay cắt cổ, hành hạ đồng bào mình, đem đồng bào mình, những người nuôi nấng mình giúp đỡ mình ra đấu tố- Xúi dục tuổi trẻ chửi cha mắng mẹ chà đạp đạo lý Việt Nam; hoặc cùng ngoại nhân hay để mặc ngoại nhân hành hạ bắn giết đồng bào mình, bỏ bom đồng bào mình rồi vỗ tay ăn mừng chiến công chiến thắng. Yêu nước thì không thể đàn áp nhân dân vì niềm tin tôn giáo của họ được. Yêu nước thì không thể gian trá coi thường niềm tin linh thiêng của dân tộc, bất chấp ngày Tết, gây chiến tranh biến đêm giao thừa linh thiêng văn hiến thành ngày giỗ tang của hàng ngàn đồng bào mình như Mậu Thân được. Yêu nước lại không thể bắt bớ nhân sĩ khi người ta lên tiếng nói phê bình bất bạo động được.
Những cái "yêu nước" bệnh hoạn ấy nhân dân bẩn tai không muốn nghe, dơ mắt không muốn nhìn. Đấy có ai còn muốn hô hào “cụ Diệm” hay “bác Hồ” yêu nưóc nữa không?
Posted by Kunieda Aoi Huynh

Samstag, 28. Mai 2016

Sống không phải chỉ tồn tại...

 Sống không phải chỉ tồn tại...
" Tựa đề là của Trương Kim Hanh mình mượn "


SỐNG để đợi ngày ta  nằm xuống
Không còn gì vướng bụi trần gian
Ta mĩm cười khi ta đã biết
Cuộc sống này là cuộc trả vay
Ngày nào đó ta sang kiếp khác
Không hận thù suy nghĩ viễn vông
Và gặp lại những người cùng trí...
Xây dựng đời bằng tiếng thương nhau
KHÔNG có vượt biên sao trưởng thành
Lao tù lăn lóc  lớn lên thôi
Nằm đường ngủ bụi đợi chuyến đò
Lường gạt dối trá mất tình thân
Sang đây học lại từ tiếng nói
Cố gắng vươn lên để thành người
Tự do ngôn luận làm chính kiến
Trên môi luôn điểm một nụ cười
PHẢI nếm mùi đời vị đắng cay
Bụng đói cồn cào  cơm không đủ
Nằm gai trãi mật ngước nhìn trời
Đời là bể khổ kiếp nhân sinh
Làm sao đây thoát ra nghiệp chướng
Để cho đời thoát kiếp lầm than
Hận cho ta không làm nên việc
Giúp cho đời bỏ thói bon chen...
CHỈ có ngự trị ở trong tâm
Ganh ganh ghét ghét chế nhạo đời
Cuộc sống này đâu phải riêng ai
Cớ sao lại bắt dân thần phục
Cái gì cho đi đâu phải mất
Để lại cho người tiếng lưu danh
Cái gì có được là của người
Cớ sao giành giựt bắt nguời tuân...
TỒN ở trong ta những ngã đường
Ngã đường tươi đẹp  mộng đường xanh
Ngã đường gồ ghề nhiều ngõ hẹp...
Ngã đường trí tuệ chỉ lối ra
Ngã đường tham lam gây oán nghiệp
Ngã đường sân hận ngã  đắng cay
Ngã đường si mê ngã đau khổ
Tồn ở trong ta ba chữ thôi
TẠI là ta tham đâm sân hận
Chồng chéo đời nhau tưởng mua vui
Trò chơi dày xéo đầy hoang tưởng
Đất mất nhà tan cũng chính ta
Hãy thôi đi nhé quên tất cả
Bỏ chữ tham ...mưu cầu hạnh phúc
Dẹp sân hận nối lại tình người
Xua si mê độc tài dẫn lối

KN

Kết luận sẽ còn chữ Mà...



Đừng nên chạy theo quá khứ và đừng đánh mất tương lai.
Quá khứ đã không còn.
Tương lai thì chưa tới
Đời sống là ở đây ngay hiện tại.

Lời Phật
http://meinpapasagt.de/wp-content/uploads/2014/03/beitrag-laufe-nicht-der-vergangenheit.jpg

Mittwoch, 25. Mai 2016

...Tài -Đức



...Tài -Đức

Người tài khó kiếm ai ơi!
Không hình không ảnh Độc tài đã qua
Người đức một tấm chân tình
Mong cho đất nước tự do rạng ngời
Chọn phải đúng chổ đúng nơi
Không nên chọn ẩu phí hoài công ta
Việt Nam dân chủ xa vời...
Bất tài trôi nổi như bèo trôi sông
Xã hội chủ nghĩa tận cùng
Đua dân đưa nước vào vòng điêu linh
Độc tài đảng trị nước ta
Tự do ngôn luận người dân chẳng còn
Dòng đời tiến hóa không ngừng
Tự do dân chủ thóat vòng lầm than
Người dân phê phán chính quyền
Đa nguyên xã hội nước nhà bình yên.


KN

 Bạn không phải chỉ là một con người. Nếu bạn đi vào tỉnh thức "Thiền định",  Bạn sẽ tìm thấy toàn thể Vũ Trụ Quan ở trong bạn.

 

Lãnh đạo độc tài Việt Nam




Der Sozialismus ist auf die marxistische Theorie gegründet , die alle der allgemeinen keine gesonderten Mittel . Aber in der Tat das Gegenteil : Eine kommunistische Diktatur ist die Alleinherrschaft der kommunistischen Partei. Sie lässt keine anderen Parteien bei Wahlen zu und die Organisationen der Zivilgesellschaft unabhängige
und verhindert mit Gewalt, dass Bürger das Land fordert Menschensrecht und National interesse können.

Chủ nghĩa xã hội được thành lập trên lý thuyết của Mác, tất cả đều của chung không có sự chiếm hữu riêng. Nhưng trên thực tế thì ngược lại: Đảng cộng sản là một chế độ độc tài trên nguyên tắc duy nhất của đảng cộng sản, là không cho quyền tiếng nói người dân được thành lập các đảng phái khác tham gia bầu cử và các tổ chức xã hội dân sự độc lập. Và ngăn chặn người dân bằng vũ lực khi mà người dân đòi hỏi quyền làm người của mình trên quyền lợi Quốc gia.

 https://scontent-frt3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/13240516_621239431359227_4120844893692912576_n.jpg?oh=0fca63ade9d730ea18bf35992fb7751f&oe=57D593E6

 Die Regierung Diktatur von Vietnam
Lãnh đạo độc tài Việt Nam
Nhiều người chỉ có nhìn, nghe và nói...
Nhưng rất tiếc, họ có cái nhìn quá xấu, Nghe thì ít nhưng nói thì rất nhiều!

Dienstag, 24. Mai 2016

Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama

nghiên cứu lịch sử
Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama
Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho chúng tôi sự chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Xin cảm ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay, những người Việt Nam đến từ khắp đất nước, trong đó có những người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng của người dân Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của các bạn đã chạm tới trái tim của chúng tôi. Nhiều người vẫy tay chào tôi bên đường, làm tôi cảm thấy được tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Hôm qua tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được ăn bún chả rất ngon, uống bia Hà Nội. Đường phố thật đông đúc, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy trong đời. Tôi chưa thử qua đường, nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.
Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi là người đầu tiên - cũng như các bạn - trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam.
Khi lực lượng quân sự Mỹ rời Việt Nam, lúc đó tôi 13 tuổi. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Việt Nam là ở Hawaii, nơi có một cộng đồng người Việt tự hào. Nhiều người trẻ Việt Nam, cũng như hai con gái tôi, khi sinh ra chỉ biết đến tình hòa bình và bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đất nước các bạn có nhiều người trẻ hơn tôi. Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai. Sự thịnh vượng, an ninh và ổn định là những điều chúng ta hướng tới.
Tôi trân trọng quá khứ lịch sử rất huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã trồng cấy ở những mảnh đất này. Lịch sử được viết lên những chiếc trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững trên dòng sông Hồng hơn một nghìn năm. Thế giới đều biết đến lụa và những bức tranh của Việt Nam và Văn Miếu là bằng chứng kiến thức của Việt Nam.
Tuy nhiên cũng có nhiều thế kỷ, vận mệnh của các bạn lại bị quyết định bởi người khác, đất nước thân yêu của các bạn có lúc không trong tay các bạn. Nhưng cũng như những cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành đã định tại sách trời.
Hôm nay chúng ta cũng nhớ tới lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà chúng ta có thể bỏ quên. 200 năm trước, khi một trong những bạc tiền bối của người Mỹ Thomas Jefferson đi tìm lúa gạo và ông đã đến Việt Nam, tìm thấy giống gạo trắng, ngon, năng suất rất cao. Tiếp đó, những con thuyền đã đến Việt Nam buôn bán.
Trong thế chiến II, người Mỹ đã tới hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam. Khi những phi công Mỹ bị bắn hạ, người Việt Nam đã giúp đỡ họ. Vào ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, nói rằng mọi người sinh ra bình đẳng, tạo hóa cho họ các quyền không thể xâm phạm trong đó có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
Vào một thời điểm khác, lý tưởng chung và lịch sử chống thực dân có thể đã đưa chúng ta xích lại gần nhau, thế nhưng Chiến tranh lạnh và nỗi lo sợ với chủ nghĩa cộng sản đã đẩy chúng ta tới một cuộc chiến. Chúng ta đã nhận thức được sự thật đau đớn rằng: chiến tranh dù cho thế nào đi nữa đều mang lại sự đau đớn và bi kịch cho người dân của chúng ta.
Trong các nghĩa trang liệt sĩ, trên bàn thờ của các gia đình Việt Nam chứa đựng đầy những nỗi đau. Có khoảng 3 triệu người Việt Nam, dân thường và binh sĩ ở cả hai phía, đã mất đi. Trên bức tường tưởng niệm ở đất nước chúng tôi, người ta có thể chạm vào tên của 58.315 binh sĩ vĩnh viễn không trở về. Hôm nay chúng ta cùng với nhau, người Việt và người Mỹ, cùng nhận thức nỗi đau và mất mát mà chiến tranh đem đến.
Chúng ta đã hàn gắn với nhau: tìm kiếm người mất tích, đưa họ về nước, gỡ bỏ những bãi mìn còn chưa nổ. Trẻ con không thể nào bị mất chân bởi những bãi mìn này. Trẻ em khuyết tật và chất độc màu da cam sẽ được chúng tôi hỗ trợ nhiều hơn. Chúng tôi tự hào vì những công việc chúng ta đã phối hợp với nhau tại Đà Nẵng và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ ở sân bay Biên Hòa.
Xin hãy không quên rằng quá trình hòa giải của hai nước chúng ta được dẫn dắt bởi các cựu chiến binh từng đối đầu. Thượng nghị sĩ John McCain, người từng bị giam giữ nhiều năm trong chiến tranh, đã đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông nói rằng “hai nước chúng ta không nên là kẻ thù, nên làm bạn”.
Nhiều người Mỹ, Việt đã nỗ lực hàn gắn những vết thương và cũng đã đem lại những lợi ích cho hai nước, như trung úy Hải quân giờ là ngoại trưởng John Kerry. Xin cảm ơn ngoại trưởng. Chính bởi những người cựu chiến binh đã cho chúng ta thấy con đường đi, bởi những người lính có đủ dũng khí để mưu cầu hòa bình, chúng ta giờ đây trở nên gần gũi nhau hơn bao giờ hết.
Thương mại tự do ngày càng tăng lên, các sinh viên, học giả nghiên cứu với nhau nhiều hơn. Chúng tôi đã đón nhiều sinh viên Việt Nam hơn bất kỳ nước nào khác ở Đông Nam Á. Rất nhiều khách du lịch đã đến thăm Việt Nam, 36 phố phường cổ Hà Nội, các cửa hàng ở Hội An, cố đô Huế. Là những người Việt và người Mỹ, chúng ta cách nào đó có liên quan nhau, như câu hát của Văn Cao “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người”.
Với vai trò là tổng thống, tôi muốn tiếp tục những sự tiến bộ này của quan hệ hai nước và với quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta ngày càng gần gũi hơn, chúng ta đang ngày càng hợp tác.
Mục tiêu của tôi trong chuyến thăm này là chúng ta xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc hơn cho quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ tới.. Chúng ta đã mất rất nhiều năm để nỗ lực hàn gắn quan hệ. Chúng tôi muốn nói một điều mà chúng tôi không thể tưởng tượng được trước đây: ngày hôm nay, hai nước đã trở thành bạn bè, đối tác của nhau.
Tôi tin tưởng rằng những bài học trong chiến tranh sẽ là những bài học cho cả thế giới. Có những cuộc xung đột tưởng như không thể kết thúc, không giải quyết được thì giờ đây quan hệ của chúng ta đã cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn. Hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh. Với sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy chứ không phải là chiến tranh hay xung đột. Đây là điều mà hai nước đã chỉ ra cho thế giới thấy.
Quan hệ đối tác giữa Mỹ với Việt Nam dựa trên những điều căn bản: Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam.
Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Tôi không còn nhiều thời gian nữa trong nhiệm kỳ của mình nhưng tôi mong muốn mình có thể đóng góp nhiều hơn cho quan hệ hai nước.
Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn để tạo ra và đem lại những cơ hội thịnh vượngthực sự cho người dân hai nước. Tôi hiểu những giá trị mới của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21. Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục.
Do vậy, bên cạnh phát triển kinh tế cần đầu tư vào nguồn lực con người. Đó là những kỹ năng đào tạo và đầu tư vào những con người có tài năng, thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là những thế mạnh mà Mỹ có thể hợp tác với Việt Nam.
Ngày hôm qua như tôi đã thông báo, đội hòa bình (Peace Corps) sẽ đến Việt Nam. Thế hệ trước của người Mỹ đến đây để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của người Mỹ đã đến đây đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước. Các công ty hàng đầu, đại học danh tiếng Mỹ đã đến Việt Nam để hợp tác, đào tạo về khoa học công nghệ, toán học, y tế… vì khi chúng tôi muốn chào đón nhiều công dân, thanh niên Việt Nam sang Mỹ thì chúng tôi cũng muốn thế hệ trẻ Việt Nam được hưởng những giá trị giáo dục tốt hơn.
Do vậy, tôi rất vui mừng thông báo với các bạn, mùa thu năm nay đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt động tại TPHCM. Đại học này phi lợi nhuận, chất lượng cao sẽ cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam và đóng góp cho hợp tác giáo dục giữa hai nước. Các sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu hai nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực như chính sách công, quản trị doanh nghiệp, hợp tác trong các lĩnh vực máy tính, từ thơ của Nguyễn Du, triết học của Phan Chu Trinh tới lĩnh vực toán của GS Ngô Bảo Châu…
Chúng tôi mong muốn sẽ kết nối những doanh nghiệp trẻ Việt - Mỹ. Nếu có thể tiếp cận với công nghệ, kỹ năng mà người Việt cần thì sẽ không có gì là trở ngại với các bạn.
Chúng tôi mong muốn khuyến khích cả phụ nữ Việt Nam, những người có tài năng để đảm bảo về bình đẳng giới ở Việt Nam. Từ thời đại Hai Bà Trưng đến nay, người phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, tự cường và giúp cho đất nước Viêt Nam tiến lên phía trước. Khi chúng ta có một gia đình tốt, sự đóng góp của người phụ nữ, phụ nữ được đi học và có vị trí xứng đáng ở trường học, chính phủ, trong giới lãnh đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này luôn đúng kể cả ở Mỹ cũng như Việt Nam.
Với tư cách là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP, bởi vì điều đó sẽ giúp các bạn dễ dàng trao đổi thương mại với chúng tôi. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam không phải phụ thuộc thương mại với quốc gia nào duy nhất.
TPP cũng sẽ giúp thúc đẩy hợp tác vùng, giúp các bạn giải quyết các vấn đề bình đẳng kinh tế, thúc đẩy nhân quyền, giúp cho người lao động có điều kiện lao động an toàn hơn. Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường. Đây là tương lai, hy vọng mà TPP mang lại cho chúng ta. Tất cả các quốc gia thành viên phải cam kết thực hiện các mục tiêu mà TPP đặt ra.
Tất cả chúng ta phải nỗ lực đảm bảo an ninh chung, hợp tác với nhau trong chương trình đào tạo an ninh chung. Trong chuyến thăm này của tôi hai bên đã nhất trí xây dựng niềm tin, tiếp tục công tác đào tạo, cung cấp thiết bị cho cảnh sát biển, năng lực bảo vệ hàng hải cũng như cứu trợ nhân đạo trong thiên tai.
Hôm qua, tôi đã tuyên bố Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh hoàn toàn cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đảm bảo Việt Nam có thể có vũ khí cần thiết để đảm bảo an ninh. Chúng tôi mong muốn thể hiện rõ Hoa Kỳ bình thường hóa toàn bộ quan hệ với Việt Nam.
Thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả chúng ta, không chỉ Việt Nam một trật tự quốc tế và an ninh chung phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta xây dựng thông lệ chung tất cả quốc gia đều là quốc gia có chủ quyền, dù lớn hay nhỏ phải được tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ. Các nước lớn không được bắt nạt các nước nhỏ hơn, việc giải quyết các tranh chấp cần tiến hành hòa bình. Các thể chế như ASEAN và cấp cao Đông Á cần được củng cố. Đó là điều mà chúng tôi tin tưởng và ủng hộ.
Các biện pháp hòa bình và liên kết vùng như ASEAN cần được tiếp tục củng cố như niềm tin của tôi, niềm tin của Hoa Kỳ. Đây là điều chúng tôi tuyên bố khi đến thăm Lào đầu năm nay.
Ở Biển Đông, chúng tôi không phải là một bên tranh chấp, nhưng chúng tôi khẳng định và đề cao quyền tự do hàng hải và hàng không; tự do thương mại không bị ngăn trở; giải quyết các tranh chấp thông qua pháp lý và luật pháp quốc tế. Nước Mỹ sẽ đưa tàu và máy bay di chuyển ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác hành động như vậy.
Một trong các điểm trong quan hệ đối tác của chúng ta là giải quyết sự khác biệt về nhân quyền. Tôi nói điều này bởi không có quốc gia nào hoàn hảo. Sau hai thế kỷ lập nước, chúng tôi vẫn đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập quốc, như kinh tế ngày càng gia tăng, định chế tư pháp, hình sự. Tất nhiên chúng tôi vẫn nhận được sự phê bình. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình, tôi và Chính phủ, nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo.
Việc mọi người có quyền đưa ra lời phê phán thì chính là điều giúp xã hội tiến bộ hơn. Hoa Kỳ không muốn áp đặt cho Việt Nam, chúng tôi tin rằng giá trị Hoa Kỳ mà chúng tôi nói là giá trị tổng quát được nêu trong Hiến pháp Việt Nam như người dân có quyền tự do ngôn luận, lập hội. Đây là những điều đã được nêu trong hiến pháp Việt Nam.
Tôi xin chia sẻ một số điểm theo quan điểm của mình, chúng ta tiếp cận Internet vì thúc đẩy sáng tạo mà nền kinh tế cần có để phát triển, như facebook. Các công ty lớn đã có ý tưởng đưa ra và chia sẻ.
Người Việt Nam quyết định tương lai của người Việt. Tôi xin chia sẻ một số điểm của bản thân Trong đất nước tự do, người dân sẽ lựa chọn lãnh đạo tốt nhất cho họ, mọi người có quyền bày tỏ sự nhân ái và chúng ta cần tăng cường hơn nữa tiếp cận hỗ trợ cho người nghèo để đời sống của họ được cải thiện. Các quyền bình đẳng người dân Việt Nam sẽ mang đến nền tẳng cho sự thịnh vượng và lợi ích cho tất cả người dân Việt Nam. Suốt 8 năm qua tôi suy nghĩ nhiều về việc cải tiến hệ thống chính quyền Mỹ.
Về thách thức toàn cầu, Việt Nam cần bảo vệ các nơi như Vịnh Hạ Long, Sơn Đòng vì tương lai con cháu chúng ta. Nước biển tăng sẽ làm ảnh hưởng đến các vùng ven biển và Việt Nam cần thực hiện cam kết chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chống lại ảnh hưởng vùng ngập mặn như đồng bằng sông Cửu Long - nơi cung cấp thực phẩm lớn cho thế giới. Chúng ta cũng phải giúp đỡ cho các nước để xây dựng năng lực về nhiều vấn đề như cải thiện y tế. Mỹ vui mừng khi đã giúp đỡ Việt Nam tham gia hơn nữa nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Đặc biệt hai nước trước đây tham gia trận chiến, nhưng giờ cùng hợp tác bảo vệ hòa bình. Việt Nam và Mỹ cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng cường đối thoại hai bên. Nhìn vào lịch sử, thách thức mà chúng ta vượt qua, tôi lạc quan vào tương lai của quan hệ hai nước chúng ta. Niềm tin tôi là nhờ nền tảng dựa trên tình hữu nghị. Như Trịnh Công Sơn viết, “nối vòng tay lớn” là mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình.
Tương lai nằm trong tay các bạn. Mỹ luôn là đối tác và người bạn của các bạn.
Mai này, khi người Mỹ Việt Nam học cùng nhau, cùng phối hợp sáng tạo với nhau, các bạn hãy nhớ khoảnh khắc tôi đứng ở đây trước các bạn, như Nguyễn Du đã nói: "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”.

Samstag, 21. Mai 2016

Tầm nhìn Xã hội chính trị của tôi?




Tầm nhìn Xã hội chính trị của tôi?
Trên nguyên tắc tôi phản đối tất cả những con người, giết Thú vật và phá hũy môi trường sống của chúng ta trên quả Địa cầu này.


 Đường trần còn lắm gian truân
Mặc cho nhân thế đường trần ai lo
Lở mang một kiếp phong trần
Chưa xong chưa thể an nhiên với đời

Freitag, 20. Mai 2016

Vấn đề là VN cần có thái độ như thế nào trước tham vọng của TQ ?.

 Tất cả những việc chúng ta làm, nó sẽ lan rộng ra Thế giới

 

Vấn đề là VN cần có thái độ như thế nào trước tham vọng của TQ ?.
Nếu VN theo TQ để đứng trong « trục chiến lược » của TQ, (như đã thấy qua chuyến đi TQ của Nguyễn Phú Trọng), gồm các nước Nga-TQ-VN-Mã Lai v.v… VN sẽ không có lợi lộc gì.
Miếng bánh « con đường tơ lụa trên biển » trị giá 40 tỉ đô. Miếng bánh « ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở » còn lớn hơn, đến 50 tỉ. Nhưng VN sẽ không được một mảnh vụn của hai cái bánh này. Cảng Hải Phòng, nếu có xây dựng, đường xe lửa Vân Nam, Hải Phòng nếu được thiết lập lại, thì VN sẽ không thu được một kết quả kinh tế nào. Kinh nghiệm của nhà nước bảo hộ Pháp ngày xưa cho phép ta kết luận như vậy. Trong khi, vì nhu cầu xây dựng chiến lược, TQ phải chiếm các đảo TS cũng như phần lớn Biển Đông. VN đứng chung với TQ cũng không ngăn được TQ chiếm đảo, chiếm biển của mình.
Trong khi nếu VN đứng trong « trục » của Mỹ, không cần phải nói đến những lợi lộc về kinh tế đem lại cho VN trong kết ước kinh tế « xuyên Thái bình dương » (TPP), thì với quan niệm về an ninh của Mỹ ở Biển Đông cũng đã giúp VN bảo vệ quyền lợi của mình. Hoa Kỳ, qua các tuyên bố mới đây, không muốn TQ xây dựng các đảo nhằm thay đổi hiện trạng. Tức là về an ninh, VN và Hoa Kỳ có chung quan điểm.
Vì vậy, quyết định đi với TQ đồng nghĩa với việc đưa đất nước và dân tộc VN vào vòng lệ thuộc, mà tương lai cháu con không có hy vọng gỡ ra được.

Lợi ích gì khi VN tham gia vào dự án « Con đường tơ lụa trên biển » của Trung Quốc ?
Theo tin tức báo chí, VN vừa tham gia dự án « Con đường tơ lụa trên biển » của TQ. Câu hỏi đặt ra Việt Nam có lợi hay không khi tham gia dự án này ?

Dự án « Con đường tơ lụa trên biển » được Tập Cận Bình đề cập một cách sơ lược vào năm 2013. Dự án này chỉ mới bắt đầu thực hiện vài tháng nay, dự trù một ngân sách 40 tỉ đô la. Mục tiêu dự án là xây dựng hạ tầng cơ sở các hải cảng từ Biển Đông, qua Ấn Độ dương, thông qua biển Đỏ, kinh đào Suez, vào Địa Trung hải để tiếp cận các hải cảng của các nước Châu Âu.

Việt Nam tham gia dự án với hải cảng Hải Phòng là điểm nối đầu tiên. Mã Lai vừa thỏa thuận với TQ để tham gia. Theo dự tính, trong khối ASEAN sẽ còn có mặt của Nam Dương.

Dự án « Con đường tơ lụa trên biển » của TQ không thể tách rời dự án với các dự án đã thực hiện từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, là dự án « Con đường tơ lụa trên bộ » cũng như dự án « Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở » vừa mới được thành hình vào tháng 3 vừa rồi.

Dự án « Con đường tơ lụa trên bộ » đã được thành hình từ khoảng thập niên 90 của thế kỷ trước, mục đích nối liền TQ với các nước Trung Á, Trung Đông để đến Châu Âu. Tức là mở lại con đường mà các doanh nhân Ả Rập ngày xưa đã mở ra để buôn bán tơ lụa giữa các nước Ả Rập với TQ, bao hệ thống đường sắt, gọi là « Bắc Kinh Express », nối liền các thành phố lớn TQ xuyên qua Tân Cương, để đến các thành phố lớn các nước Châu Âu. Ngoài ra còn có các dự án xây dựng hệ thống đường xa lộ. Đồng thời ta không thể quên dự án quan trọng khác là các ống dẫn dầu và khí đốt cũng được đặt trong cùng thời kỳ, từ khu vực biển Caspienne thuộc các nước Trung Á, dẫn năng lượng về đến Thuợng Hải.

Về « Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở » thì TQ đề xướng vào tháng 10 năm 2014, với số vốn là 50 tỉ đô la, được sự chấp thuận gia nhập hợp tác của nhiều nước trong G 7 như Anh, Pháp… vào tháng 3 vừa rồi. Ngân hàng này ra đời nhằm để hỗ trợ cho dự án « Con đường tơ lụa trên biển ». Việc xây dựng hạ tầng cơ sở các cảng biển cho đúng tiêu chuẩn quốc tế sẽ rất tốn kém.

Về mục đích, dự án « Con đường tơ lụa trên bộ » của TQ trước hết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng chứ không nhằm xây dựng « trục kinh tế Âu-Á ». Sau đó mở các hệ thống đường xá, xa lộ và đường xe lửa, nối tỉnh lục địa như Vân Nam, Quí Châu, Tân cương, (và Tây Tạng)… ra biển. Các tỉnh này rộng lớn gần bằng ½ lãnh thổ TQ nhưng rất kém phát triển. Hệ thống hạ tầng cơ sở này gồm hai mặt : đường xe lửa và đường xa lộ xuyên qua Miến Điện để ra Ấn Độ Dương ; mặt khác là mở lại đường xe lửa nối Côn Minh (thuộc tỉnh Vân Nam) với hải cảng Hải Phòng.

Về hệ thống đường sắt và đường xa lộ nối các tỉnh Hoa Nam thông qua hải cảng Hải Phòng để ra biển xúc tiến từ năm 2009, gọi là dự án « hai hành lang, một vành đai ». Hành lang thứ nhứt là Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải phòng. Hành lang thứ hai là Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội và Hải Phòng. Vành đai là vịnh Bắc Việt.

Tuyến đường Côn Minh – Hải phòng vốn đã được nhà nước bảo hộ Pháp mở ra từ đầu thế kỷ 20 mà một trong những công trình của nó vẫn còn được dân Hà Nội sử dụng đến nay là cầu Long Biên.

Đến nay thì ta thấy dự án « hai hành lang, một vành đai » đã được sáp nhập vào dự án « Con đường tơ lụa trên biển ».

Như vậy, bề mặt thì mục tiêu các dự án « con đường tơ lụa » trên bộ và trên biển của TQ chỉ thuần túy kinh tế. Nhưng bên trong lại hàm chứa một sách lược hướng ngoại đầy tham vọng của TQ mà điều này đang làm cho nhiều quốc gia lo ngại.

Ta sẽ thấy các dự án con đường tơ lụa của TQ là một bộ phận trong sách lược hóa giải kế hoạch chuyển trục sang Châu Á của Hoa Kỳ. Dĩ nhiên nó cũng nhằm chống lại thỏa ước kinh tế « xuyên Thái bình dương » mà Hoa Kỳ khởi xướng vài năm nay.
Trục chiến lược của Mỹ, tạm gọi là « trục ngang », tức « trục hoành », liên kết giữa Hoa Kỳ với các đồng minh cũ, mà lần này HK cố gắng lôi kéo VN vào phe mình. Lo ngại của Hoa Kỳ là TQ càng phát triển thì sẽ dành mất ảnh hưởng truyền thống của họ ở vùng Đông Á.

Tham vọng của TQ là xây dựng một « trục dọc, tức trục tung » chiến lược, bao gồm Nga, TQ và có thể các nước Đông Nam Á như VN, Mã Lai và Nam Dương… đồng thời các nước Trung Đông, Châu Phi.

TQ đang ráo riết xây dựng các căn cứ quân sự trên các bãi đá ngầm đã chiếm của VN vào năm 1988 như đá Chữ Thập, đá Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa v.v… Việc này dĩ nhiên nhằm thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông. Mục tiêu của việc này nhằm ngăn cản lực lượng không quân, hải quân Hoa Kỳ tiếp cận.

Trong khu vực, vừa khi dự án « con đường tơ lụa trên biển » của TQ ra đời, thì đã có những động thái của các nước khác nhằm đối phó với các kế hoạch của TQ.

Ta thấy Ấn Độ rục rịch với dự án « Gió mùa », mục đích là nhằm liên kết và giao thuơng kinh tế với các nước Đông nam Á. Tức cũng là « con đường tơ lụa trên biển », nhưng đi ngược lại, từ Ấn độ dương đến Biển Đông. Ta cũng thấy Nhật rục rịch cùng lúc với hai trục Nhật - Ấn Độ và Nhật - Úc. Trong khi Hoa Kỳ thì đang gây áp lực để Nam Hàn cho phép đặt hệ thống phòng vệ hỏa tiễn.

Các quốc gia bị ảnh hưởng an ninh quốc phòng hoặc đe dọa chủ quyền lãnh thổ, trước hết có thể là VN, sau đó Phi và Singapour.

Ta thấy cảng Hải Phòng của VN là trạm đầu tiên của « con đường tơ lụa trên biển ». Nhưng vai trò của cảng Hải Phòng chỉ là trạm trung chuyển cho hàng hóa các tỉnh Hoa Nam như Vân Nam, Quí Châu… mà thôi. Nhận thức này lấy từ kinh nghiệm của nhà nước bảo hộ Pháp sau năm 1911.

Thời đó, công ty quản trị tuyến đường Hải Phòng – Côn Minh của Pháp bị lỗ nặng, trong khi thuế quan lại không thu nhiều. Lý do là vì hầu hết hàng hóa chỉ « quá cảnh » qua Hải Phòng, sau đó chuyển đến Hồng Kông, hoặc ngược lại, hàng hóa từ Hồng Kông chuyển qua Hải Phòng để đi Vân Nam. Hàng hóa từ VN không hề « xuất qua » Vân Nam theo tuyến đường xe lửa này.

Các sử gia cho rằng công trình xây dựng đường xe lửa Hải Phòng – Côn Minh là một thất bại lớn lao về kinh tế cho người Pháp.

Thì bây giờ cũng vậy, hàng hóa TQ vốn đã tràn ngập VN, thì nay cũng vô phương cạnh tranh với các tỉnh trong nội địa của TQ. Cảng Hải Phòng cũng sẽ chỉ là trạm trung chuyển mà thôi. Tức là nó chỉ giúp cho các tỉnh Vân Nam, Quí Châu… nối với thế giới bên ngoài. Tức là giúp cho nền kinh tế tại các nơi này phát triển mà thôi.

Trong khi vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hải phận trên Biển Đông vẫn còn nguyên, nếu không nói là càng trầm trọng thêm. Việc TQ đang ráo riết xây dựng các đảo hiện nay cho thấy tham vọng của nước này về chủ quyền lãnh thổ. Khi mà các đảo này xây dựng xong, TQ có thể tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông. Việc này là một phần không thể tách rời trong sách lược hướng ngoại của TQ mà dự án « con đường tơ lụa trên biển » là một bộ phận.

Singapour lo lắng vì Mã Lai (và có thể Nam Dương) đã đồng ý gia nhập dự án « Con đường tơ lụa trên biển » của TQ. Các hải cảng của Mã Lai cũng như khu vực chung quanh Kuala Lumpour nếu được xây dựng thì dĩ nhiên sẽ cạnh tranh với Singapour. Cảng Djakarta của Nam Dương cũng vậy. Nơi đây án ngữ eo biển Sonda, là nơi các tàu chở dầu cực lớn đi vào biển Đông (vì không đi qua được eo biển Malacca). Tầm quan trọng chiến lược của eo biển Malacca vì vậy sẽ giảm thiểu.

Mặt khác, theo một thỏa ước mà Singapour đã ký với Anh từ khi mới độc lập, thì hải quân Anh có quyền có mặt thường trực ở hải cảng Changi. Nhưng Anh lại nhượng quyền để hải quân Hoa Kỳ sử dụng hải cảng này. Đồng thời, từ sau Thế chiến II, Anh cũng cho hải quân Hoa Kỳ mướn đảo Diego Garcia trong Ấn Độ dương để xây dựng căn cứ. Bây giờ Anh lại là một thành viên của Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở do TQ đề xướng. Hoa Kỳ lo ngại là điều dĩ nhiên.

Vì vậy, mặc dầu dự án « con đường tơ lụa trên biển » thuần túy về kinh tế, nhưng dự án này lại nằm trong sách lược hướng ngoại của TQ nhằm đối kháng với kế hoạch chuyển trục của Hoa Kỳ.

Từ bao thế hệ nay, tất cả các tranh chấp của con người, Thế chiến thứ I, Thế chiến thứ II, tất cả đều đến từ lý do « kinh tế ». Các tranh chấp giữa các đại cường, từ chuyển trục sang Châu Á hay các dự án « con đường tơ lụa trên bộ » hay « trên biển », đều nhằm mục tiêu chinh phục hay bảo vệ thị trường.

Dĩ nhiên hệ quả của tham vọng đại cường, hay sự đụng độ vì tranh giành ảnh hưởng giữa các đại cường, sẽ đe dọa an ninh và chủ quyền lãnh thổ cho các nước nhỏ chung quanh.

Vấn đề là VN cần có thái độ như thế nào trước tham vọng của TQ ?.

Nếu VN theo TQ để đứng trong « trục chiến lược » của TQ, (như đã thấy qua chuyến đi TQ của Nguyễn Phú Trọng), gồm các nước Nga-TQ-VN-Mã Lai v.v… VN sẽ không có lợi lộc gì.

Miếng bánh « con đường tơ lụa trên biển » trị giá 40 tỉ đô. Miếng bánh « ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở » còn lớn hơn, đến 50 tỉ. Nhưng VN sẽ không được một mảnh vụn của hai cái bánh này. Cảng Hải Phòng, nếu có xây dựng, đường xe lửa Vân Nam, Hải Phòng nếu được thiết lập lại, thì VN sẽ không thu được một kết quả kinh tế nào. Kinh nghiệm của nhà nước bảo hộ Pháp ngày xưa cho phép ta kết luận như vậy. Trong khi, vì nhu cầu xây dựng chiến lược, TQ phải chiếm các đảo TS cũng như phần lớn Biển Đông. VN đứng chung với TQ cũng không ngăn được TQ chiếm đảo, chiếm biển của mình.

Trong khi nếu VN đứng trong « trục » của Mỹ, không cần phải nói đến những lợi lộc về kinh tế đem lại cho VN trong kết ước kinh tế « xuyên Thái bình dương » (TPP), thì với quan niệm về an ninh của Mỹ ở Biển Đông cũng đã giúp VN bảo vệ quyền lợi của mình. Hoa Kỳ, qua các tuyên bố mới đây, không muốn TQ xây dựng các đảo nhằm thay đổi hiện trạng. Tức là về an ninh, VN và Hoa Kỳ có chung quan điểm.

Vì vậy, quyết định đi với TQ đồng nghĩa với việc đưa đất nước và dân tộc VN vào vòng lệ thuộc, mà tương lai cháu con không có hy vọng gỡ ra được.

Publié par Nhan Tuan Truong




Việt Nam
Người Việt suy nghĩ gì về một Quốc gia Việt Nam, được tự chủ trong Tự do... Dân chủ...Nhân quy2ên... của tiếng nói chính Mình quyết định. Hay để một Chính quyền độc tài độc đoán quyết định cho Mình về Hiện tình Quốc gia của Mình.

Tự do...




Tự do...

 Đất nước mình trong tay sắt mắu
Áp tiếng nói tư tưởng dân ta
Đất nước mình sao lắm khổ đau
Thương dân mình chung tay đứng dậy
Mang yêu thương gởi vào trong gió
Gió thổi rì rào nỗi nhớ nhung
Gởi đến cho anh "em" niềm cảm xúc
Mối chân tình dạt dào thương yêu
Biển cả quê ta không thể chết
Anh em ta tụ bốn phương trời
Cùng tay nắm chặt giữ quê ta
Đồng lòng ca khúc suối tự do...
Mai đây nắng về trên đất Tổ
Màu hoa dân chủ máu anh em
Nở rộ khắp miền vùng quê Mẹ
Đa nguyên xoãi cánh khắp bầu trời...
Niềm vui hội ngộ đầy cảm xúc
Chung tay góp sức xây dựng đời
Tự do ngôn luận làm chính kiến
Mở mang dân trí thoát vong nô...

KN

Tiền rừng bạc biển...

http://img.v3.news.zdn.vn/w480/Uploaded/aolnpvp/2016_04_26/zing_ca_chet3jpg.jpg


Tiền rừng bạc biển...
Quê hương ta tiền rừng bạc biển...
Bốn thập niên nay đã không còn
Trên non cao rừng trơ trụi lá
Dưới biển sâu cá chết phơi thây...
Một đất nước mang danh độc lập
Dân than oán vang vọng khắp miền
Đảng độc tài dối trá điêu ngoa
Độc quyền lãnh đạo ngăn tiếng nói
Rừng ta mất không nơi giữ nước
Đất khô cằn ruộng héo dân ta
Mang oan khiên tận cùng nỗi khổ
Bả vinh hoa Thái Thú độc tài
Ngày giổ Tổ bánh nặng hàng tấn
Ru dân ta lễ lộc vui chơi
Trong hoang tưởng nước nhà độc lập
Một thuốc độc giết mòn lý trí
Còn đâu nữa đất nước bốn ngàn...
Giống Lạc Hồng văn hiến năm xưa
Bao triều đại cố công dựng nước
Để ngày nay ta chết không mồ...

KN

Die Feinde der Freiheit - Những kẻ thù của tự do

 

Welttag für freie Presse
Ngày Thế giới về Tự do ngôn luận
Die Feinde der Freiheit
In 20 Ländern sei die Lage „sehr ernst“, resümiert „Reporter ohne Grenzen“. Die schlimmsten zehn sind Laos, Somalia, Iran, Sudan, Vietnam, China, Syrien, Turkmenistan, Nordkorea und Eritrea.
Das sind die Herrscher der Länder, die das Recht auf freie Meinungsäußerung am übelsten mit Füßen treten:

Những kẻ thù của tự do
Theo lời tường thuật của phóng viên không biên giới có 20 Quốc gia nằm trong danh sách đàn áp nhân quyền của sự tự do ngôn luận rất là "Nghiêm trọng" . Điều tồi tệ nhất là mười Quốc gia gồm : Lào , Somalia , Iran , Sudan , Việt Nam , Trung Quốc , Syria , Turkmenistan , Bắc Triều Tiên và Eritrea. Đây là những nhà lãnh đạo của quốc gia vi phạm quyền tự do ngôn luận bị chà đạp :
Nguyen Phu Trong (Vietnam): In der sozialistischen Republik Vietnam gibt es laut Verfassung zwar Meinungsfreiheit, doch wird jede Kritik an der Regierung verfolgt, Themen wie Demokratie und Reformen sind tabu. Derzeit sind mehr als 30 Blogger und zwei Journalisten inhaftiert, ihnen werden Vorwürfe wie „Umsturz des Staates“ gemacht.
Nguyễn Phú Trọng ( Việt Nam ) : Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , Mặc dù trong hiến pháp có ghi được sự tự do ngôn luận của người dân , nhưng bất kỳ lời chỉ trích nào về chính quyền làm sai đều bị bắt bớ , như vấn đề về dân chủ và cải cách là điều cấm kỵ. Hiện nay , hơn 30 blogger và hai nhà báo đang bị giam giữ , họ bị ghép tội là " lật đổ nhà nước"
http://www.bild.de/…/folterpranger-tag-der-pressefreiheit-4…

Môi sinh môi trường...

Đời sống của bạn là gì-----------------------------------?
Có thể chia sẽ được không?
Đời sống của tôi không phải chỉ riêng cho mình tôi, mà tất cả muôn loài được sống chung trên quả Địa cầu này,
Das Leben ist nicht nur für mich, sondern alle Lebenwesen auf diese Planeten.


Môi sinh môi trường...
Ngư trường cuộc sống dân ta
Môi sinh biển chết dân ta khốn cùng
Độc tài cướp đất tứ bề
Kỳ Anh Vũng Áng dọn đường cho Hoa...
Sông Hồng thủy điện ngăn đê
Vân Nam hưởng lợi nước ta tiêu điều
Nông trường cầy cấy dân ta
Đồng bằng nứt nẻ cạn đường nước vô
Còn đâu châu thổ sông Hồng
Đồng xanh lúa tốt nuôi mầm sống ta
Độc tài đảng trị vinh hoa
Nhân dân đói khổ lầm than mặc tình
Làm giàu trên xác dân ta
Bằng công nghiệp hóa bàn giao cho Tàu
Môi trường khoáng sản nước ta
Tài nguyên phá nát doanh nhân Bắc triều
Nước ta biển rộng rừng xanh
Nay còn đâu nữa bởi loài tham ô!

KN

Phá vỡ bức tường


Veronica Ferres

Lasst keine Mauer zwischen Euch stehen!

You are confined only by the walls you build yourself!


 Genau; Zerstört die Mauer
 Đúng vậy; Phá vỡ bức tường
"Bức tường Đông Tây làm minh họa của đảng Dân chủ Tự do Đức
Nữ diễn viên tài tử là người sống bên Đông Đức đập phá bức tường ngăn cách"
Chúng ta không thể nào dựng bức tường ngăn cách Thế hệ giữa chúng ta. Chúng ta phải chọn lựa phá vỡ hàng rào ngăn chia. "Tự do Dân chủ...cho Việt Nam thoát ách độc tài trị.


19.05.......
Hôm nay mười chín tháng năm
Hồ Le... Mao ít đưa vào nước ta
Đảng công cờ đỏ búa liềm
Cách mạng văn hóa giết người không tha
Búa liềm đại diện công nông
Đấu tranh giai cấp giành quyền ngu dân
Công nhân không thuận không theo
Búa ta liền bổ vào đầu công nhân
Nông dân đất cáy không xung
Liềm liền cắt cổ xung vào túi tham
Búa liềm đập cắt dân ta
Sao ông tư tưởng lại mang vào nhà
Trí thức là bãi phân bò
Dẹp tan trí thức đưa người nhập Trung...
Độc tài đảng trị của ông
Giết người cướp đất theo lời Bắc phương
Trong Nam cũng lắm đau thương
Đảng ông lao động trong này cần lao
Nhân vị một lũ độc tài
Cũng như ngoài Bắc thủ tiêu con người
Nước Nam sao khổ quá chừng
Dân ta đâu có làm nên tội gì
Hết Tàu lại đến tới Tây
Giờ đây lại tới một vùng Thành Đô

KN


 https://scontent-frt3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-0/p235x350/13092108_989203634509695_2917062437632983437_n.jpg?oh=8c11e99ceb788a64e901811bb0e2a9f7&oe=579E2B33

Người Phật tử phải biết và suy nghĩ gì....


 UN-Secretary-General-Ban-Ki-moon
http://quangduc.com/a58404/thong-diep-phat-dan-vesak-2016-cua-ong-tong-thu-ky-lien-hop-quoc#.VzgwTKZwR7Q.facebook


Là một Phật tử thấm nhuần vào giáo lý nhà Phật. Từ bi là tất cả cho mọi loài chúng sanh bao gồm "Môi trường,Môi sinh"là sự sống còn của các loài chúng sanh. Là một Phât tử chúng ta không có thể nhắm mắt làm ngơ trước thảm họa của "Môi trường, Môi sinh" sự sống còn của tất cả muôn loài trên Điạ cầu này. Chúng ta phải lên tiếng nói chung với tất cả những con người trên Thế giới phải bảo vệ " Môi trường" đó là đời sống "Tự do , Dân chủ và quyền được sống của tất cả mọi loài" đang do lòng tham của một số con người chỉ biết có mình được sống trên Địa cầu này mà giang tay tàn phá tiêu diệt hết tất cả mầm sống ngay như cả con người lên tiếng nói bảo vệ Địa cầu này. Thế kỹ ngày nay mọi người ai cũng đều biết: Địa cầu của chúng đang ở là có sự sống trước con mắt các nhà Khoa học hiện nay chỉ mới tìm thấy những hành tinh gần chúng ta nhất không có sự sống. Nhưng vừa qua cơ quan Khoa học NASA và ELSA đã tìm thấy thêm 1300 trái hành tinh khác cách chúng ta 39 Triệu năm ánh sáng và gần nhất của ElSA tìm thấy là có 3 hành tinh có lượng độ như Điạ cầu chúng ta đang sống có mặt trăng và mặt trời cách chúng ta 9 triệu năm ánh sáng. Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ có một cách đi nhanh nhất để di dân thế hệ sau này của chúng ta. Trong Giáo Pháp nhà Phật có sanh tất có tử, thì một ngày nào Địa cầu của chúng ta cũng vậy cũng như hàng tỷ năm trước và gần nhất cắch đây vài trăm triệu năm, Địa cầu của chúng ta đã bị hũy diệt đời sống theo chu kỳ của tuần hoàn vũ trụ quan. Nếu ngày nay chúng ta không quan tâm đến "Môi trường, Mội sinh" là chính chúng ta đang hũy diệt Địa cầu của chúng ta nhanh hơn chu kỳ của tuần hoàn vũ trụ quan, do lòng tham của con người gây ra nhất là trong Thế giới Độc tài trị theo từng Quốc gia. Mùa Phật Đản năm 2016 này có thể chúng ta cùng đồng tâm lên tiếng nói bảo vệ đời sống của chúng ta qua Giáo lý nhà Phật " Phật chính là ta, ta cũng thành Phật". Phật ở trong Tâm đó là sự hiểu biết và sự suy nghĩ "Trí Tuệ" ở trong mỗi con người chúng ta đều có. Đó là lòng "Từ Bi, Hỹ Xã". Nào cùng tiếng nói của trong Tâm chính mình. Bảo vệ " Môi trường Môi sinh " là bảo vệ chính chúng ta. Nam Mô A Di Đà Phật.
KN 



THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN VESAK (*) 2016 

CỦA ÔNG TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC

Vào thời điểm này của các phong trào quần chúng, các cuộc xung đột bạo lực, các vi phạm nhân quyền tàn bạo và những tranh luận đầy hận thù nhằm chia rẽ cộng đồng, ngày lễ Phật Đản cung ứng một cơ hội vô giá để tất cả chúng ta suy nghiệm lại những lời giảng dạy của đạo Phật trong việc giúp cộng đồng thế giới giải quyết những thách thức khẩn cấp.

Sự bình đẳng cơ bản của tất cả mọi người, sự cần thiết để mưu tìm công lý, và sự liên thuộc lẫn nhau giữa đời sống và môi trường là thật sự quan trọng hơn bất cứ một khái niệm trừu tượng nào để các học giả tranh luận; họ đang hướng dẫn cho các Phật tử và những người khác con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Trong một đoạn kinh kể về câu chuyện Thắng Man phu nhân (Srimala) (**), người phụ nữ phát nguyện giúp đỡ tất cả những ai đang khổ đau do bất công, bệnh tật, nghèo khó hoặc thiên tai. Tinh thần kiên cố này có thể đánh thức các nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, thực thi cam kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và cổ súy cho quyền con người với những giá trị phổ quát của thế giới.
Những hành động của Thắng Man phu nhân (Srimala) cũng cho thấy vai trò thiết yếu của người phụ nữ trong việc vận động hòa bình, công lý và nhân quyền. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ vẫn là những ưu tiên cấp bách sẽ thúc đẩy sự tiến bộ qua các chương trình nghị sự quốc tế.
Chỉ trong vài tuần nữa, Liên Hiệp Quốc sẽ triệu tập hội nghị Thượng đỉnh về Nhân đạo Thế giới lần đầu tiên, nơi mà các vị lãnh đạo sẽ cùng với các nhà hoạt động, và các đối tác khác đưa ra cho thế giới biết về nhu cầu cần hỗ trợ của hàng triệu nạn nhân trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Những người Phật tử và các cá nhân thuộc các niềm tin tín ngưỡng khác đang lo ngại về tương lai của nhân loại có thể giúp thúc đẩy thực thi các mục tiêu của Hội nghị thượng đỉnh để duy trì tinh thần nhân đạo, bảo vệ dân thường trong các cuộc xung đột, và cải thiện sự cấp cứu toàn cầu đối với các vấn đề khẩn cấp.

Vào ngày lễ Phật đản này, chúng ta hãy cam kết vượt ra mọi bất đồng dị biệt, xả bỏ tư tưởng chấp giữ, trang trải lòng từ bi trên quy mô toàn cầu vì lợi ích chung cho tương lai của tất cả chúng ta.

Ban Ki-moon
Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc

(Tịnh Thủy chuyển ngữ)

Nguyên tác Anh ngữ:

Secretary-General's Message for the Day of Vesak 2016

At this time of mass population movements, violent conflicts, atrocious human rights abuses and hateful rhetoric aimed at dividing communities, the sacred commemoration of the Day of Vesak offers an invaluable opportunity to reflect on how the teachings of Buddhism can help the international community tackle pressing challenges.

The fundamental equality of all people, the imperative to seek justice, and the interdependence of life and the environment are more than abstract concepts for scholars to debate; they are living guidelines for Buddhists and others navigating the path to a better future.
One Sutra tells the story of Srimala, a woman who pledged to help all those suffering from injustice, illness, poverty or disaster. This spirit of solidarity can animate our global efforts to realize the 2030 Agenda for Sustainable Development, carry out the Paris Agreement on climate change, and promote human rights while advancing human dignity worldwide.

The actions of Srimala also illustrate the primary role that women can play in advocating for peace, justice and human rights. Gender equality and the empowerment of women remain urgent priorities that will drive progress across the international agenda.

In just a few weeks, the United Nations will convene the first-ever World Humanitarian Summit, where leaders will join activists and other partners to address the needs of millions of vulnerable people in crisis.  Buddhists and individuals of all faiths who are concerned about the future of humanity can help advance the Summit’s aims to uphold humanitarian law, protect civilians in conflict, and improve the global response to emergencies.

On this Day of Vesak, let us pledge to reach out to bridge differences, foster a sense of belonging, and show compassion on a global scale for the sake of our common future.

Ban Ki-moon
http://www.un.org/en/events/vesakday/2016/sgmessage.shtml



(*) Ghi chú của Ban Biên Tập TV Hoa Sen:
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một ngày lễ hội mang tính văn hóa và nhân văn ở tầm mức quốc tế của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Quá trình hình thành của ngày đại lễ nầy bắt đầu từ năm 2000.

Ngày 15-12-1999, tại phiên họp thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau khi thảo luận Đề mục 174 (resolution 54/115) của chương trình nghị sự, Đại hội đồng đã biểu quyết chính thức thừa nhận và đứng ra tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm ba ngày đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Nhập niết-bàn, thời gian tương đương vào ngày trăng tròn tháng 5 dương lịch). Ngày nầy được gọi là Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc và được xem như ngày lễ hội văn hoá tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc. Lễ hội được tổ chức tại trụ sở trung ương Liên Hiệp Quốc (thành phố New York, Hoa Kỳ) và các trung tâm Liên Hiệp Quốc ở các khu vực trên khắp thế giới từ năm 2000 trở đi.

Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia.

(**) Srimala- Simhanada- Sutra, dịch ra tiếng Hán là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Phương Quảng kinh , thường gọi tắt là Kinh Thắng Man. Nội dung chính yếu của bộ kinh này nói về Thắng Man phu nhân, với nhân cách tượng trưng cho tinh thần tuyệt đối bình đẳng của Đại thừa, thiên chức làm mẹ của Bồ tát. Bồ tát không phải là con đường dành riêng cho hàng Thánh giả xuất thế, bậc đại trượng phu, hay một hạng người đặc biệt nào, bởi vì Phật tính vốn bình đẳng nơi tất cả chúng sinh. Chí nguyện và trách nhiệm ấy được thể hiện trọn vẹn trong cốt cách của một nữ Phật tử. Với thiên chức làm mẹ, Bồ tát ôm trọn cả thế gian vào trong lòng bao dung trời biển của mình. Thắng Man là bảng chỉ dẫn các phương pháp nuôi lớn thánh thai của Bồ tát, mở rộng tình mẹ bao la của Bồ tát, do thế không chỉ riêng biệt dành cho phụ nữ, mà con đường thực hiện của Bồ tát đạo. Như vậy nhân cách Thắng Man và nguyên lý Thắng Man đã nằm trọn trong tiêu đề kinh.

Source:http://thuvienhoasen.org/